Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

tìm hiểu quy trình nhập khẩu sơn của công ty tnhh vận tải và thương mại xnk tùng cường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (284.4 KB, 29 trang )

1
LỜI MỞ ĐẦU
Xuất nhập khẩu là một hoạt động không thể thiếu đối với sự phát triển của
mỗi quốc gia. Nó đóng vai trò vô cùng quan trọng trong mỗi nền kinh tế: tác
động tích cực tới việc giải quyết công ăn việc làm, cải thiện đời sống nhân
dân, làm cơ sở để mở rộng và thúc đây các quan hệ kinh tế đối ngoại, đảm
bảo sự cân bằng của cán cân thanh toán thương mại Với các chính sách
kinh tế mở làm các công ty, xí nghiệp đã và đang đẩy mạnh tiến trình hội
nhập về thương mại đặc biệt là về buôn bán, vận chuyển, thanh toán quốc tế
đối với hàng hóa.
Gia nhập tồ chức thương mại thế giới WTO, bên cạnh cơ hội còn có
những thách thức. Nếu công ty thích nghi và có những thay đổi cho phù hợp
thì sẽ đưa lại cho công ty nhiều cơ hội kinh doanh cũng như thuận lợi trong
quá trình kinh doanh của họ.
Thị trường rộng lớn hơn nhưng môi trường cạnh tranh cũng khốc liệt hơn,
đòi hỏi doanh nghiệp phải có năng lực quản lý và điều hành hoạt động nhập
khẩu có hiệu quả, am hiểu các quy trình nghiệp vụ nhập khẩu
Quy trình nhập khẩu được diễn ra qua nhiều bước nghiệp vụ phức tạp:
giao dịch, đàm phán để ký kết hợp đồng, chuẩn bị hàng, làm thủ tục hải
quan,nghiệp vụ thuê phương tiện vận tải,thanh toán tiền hàng Trên cơ sở
nghiên cứu các hoạt động tổ chức nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá của Công ty
TNHH vận tải và thương mại XNK Tùng Cường trong thời gian qua, và sự
hướng dẫn nhiệt tình của ThS. Trần Quang Phong, tôi xin đưa ra đề tài: “Tìm
hiểu quy trình nhập khẩu sơn của công ty TNHH vận tải và thương mại
XNK Tùng Cường”.
Hy vọng đề tài tôi đưa ra phù hợp với nhu cầu thực tiễn đất nước, và dùng
một phần kiến thức hữu hạn của mình, đóng góp cho công ty ngày một phát
2
triền đi lên.
Vì kiến thức lý luận và thực tiễn còn nhiều hạn chế nên bài viết này chắc
chắn không tránh khỏi những sai sót. Mong nhận được sự đóng góp từ thầy cô


và các bạn.
Nội dung của bàỉ viết bao gồm 3 chương với nộỉ dung như sau :
Chương 1: Giới thiệu về công ty TNHH vận tải và thương mại XNK Tùng
Cường.
Chương 2: Tìm hiểu về quy trình nghiệp vụ nhập khấu sơn của công ty
TNHH vận tải và thương mại XNK Từng Cường.
Chương 3 : Một số đánh giả và nhận xét về quy trình nghiệp vụ nhập
khẩu sơn của công ty TNHH vận tải và thương mại XNK Tùng Cường.
3
/
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH VẬN TẢI
THƯƠNG MẠI XNK TÙNG CƯỜNG
1.1. Thông tin chung về công ty.
- Tên doanh nghiệp : CÔNG TY TNHH VẬN TẢI VÀ THƯƠNG MẠI
XUẤT NHẬP KHẨU TÙNG CƯỜNG.
- Tên tiếng anh: Tung Cuong logistic and trading company limited.
- Tên viết tắt: Tung Cuong logistic and trading Co.,Ltd.
- Loại hình : công ty TNHH.
- Trụ sở chính : tầng 4 tòa nhà Biển Đông, số 86, đường bao Trần Hưng
Đạo, Đông Hải, Hải An, Hải Phòng.
- Người đại diện : Phạm Trung Cường.
- Số đăng kí: 0201027019
- Ngày thành lập : 03/06/2001.
-Mã số thuế: 0309021742.
- Tel : (84.8) 62936134 Fax : (84.8) 6268008.
Hoạt động của công ty:
+ Bán buôn hóa chất (trừ hóa chất có tính độc hại mạnh và loại sử dụng
trong nông nghiệp).
+ Bán buôn máy móc , thiết bị điện, vật liệu điện (máy phát điện,động cơ
điện,dây điện và các thiết bị phụ tùng khác dùng trong mạch điện ).

+ Bán buôn phụ liệu may mặc và giầy dép.
+ Sản xuất giày dép (không hoạt động tại trụ sở). Bán buôn giày dép.
+ Sản xuất sản phẩm từ plastic, sản xuất sản phẩm khác từ gỗ, tre, nứa,
rơm rạ và vật liệu tết bện (không hoạt động tại trụ sở)
+ Tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại.
+ Hoạt động tư vấn quản lý (trừ tư vấn tài chính kế toán).
4
1.2. Quả trình hình thành và phát triển của công ty.
Năm 2001 : thành lập công ty với tên gọi là công ty TNHH vận tải và
thương mại Tùng Cường với quy mô nhỏ và chỉ có 5 nhân viên.
Năm 2008: sau một thời gian trang bị cơ sở vật chất và bản lĩnh thương
trường công ty đã dần lớn mạnh, số lượng nhân viên hiện nay lên đến 195
nhân viên đều có trình độ chuyên môn và đổi tên công ty thành CÔNG TY
TNHH VẬN TẢI VÀ THƯƠNG MẠI XUÁT NHẬP KHẨU TÙNG
CƯỜNG.
Từ đó đến nay, công ty là một công ty tư nhân, có tư cách pháp nhân, có
con dấu riêng và hạch toán độc lập. Công ty luôn lấy mục tiêu: “đảm bảo uy
tín, phục vụ nhanh chóng, an toàn chất lượng, mọi lúc mọi nơi “ làm phương
châm phục vụ khách hàng. Chính vì thế trong những năm hoạt động công ty
đã tạo cho mình một vị thế khá vững và được nhiều khách hàng lớn cả trong
và ngoài nước tin cậy và chọn lựa. Với mục tiêu xây dựng công ty phát triển
bền vững và lớn mạnh thì đến nay, công ty đã khẳng định được mình trong
lĩnh vực giao nhận, xuất nhập khẩu hàng hóa. Mặt khác cùng với sự nhiệt
tình, giàu kinh nghiệm của đội ngũ nhân viên thì công ty đã và đang cố gắng
hơn nữa để tìm được chỗ đứng trên thị trường và phát huy được năng lực của
mình.
5
1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH vận tải và thương mại xuất nhập
khẩu Tùng Cường.
1.3.1. Sơ đô cơ cấu tổ chức của công ty.

1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận.
a. Ban Giám Đốc.
+ Giám đốc : là chức danh do chủ tịch UBND thành phố bổ nhiệm và
chịu trách nhiệm trước Nhà Nước về mọi mặt kinh tế, chính trị, xã hội và các
vấn đề liên quan đến tình hình hoạt động của công ty. Đồng thời, Giám đốc
cũng là người lãnh đạo tổ chức kinh doanh với mục tiêu đưa công ty hoạt
động có hiệu quả, phát triển công ty ngày càng lớn mạnh hơn và có vị thế
hơn.
+ Phó Giám Đốc nội chính: có nhiệm vụ nắm sát tình hình công ty, tham
mưu cho Giám Đốc về công tác tô chức nhân sự và tổ chức cơ cấu bộ máy công
ty.
+ Phó Giám Đốc kinh doanh : là người giúp Giám Đốc nắm bắt tình
hình sản xuất kinh doanh, đề xuất tham mưu cho Giám Đốc nhằm chỉ đạo
công tác kinh doanh của công ty được tốt hơn.
Ban Giám đốc
Phòng
kinh doanh
Phòng xuất
nhập khẩu
Phòng
kế toán
Các đơn vị
trực thuộc
Phòng
kinh doanh
Phòng
xuất nhập
khẩu
b. Phòng kế toán : trong đó kế toán trưởng là người chịu trách nhiệm
trước Nhà nước và Giám Đốc công ty về điều hành tổ chức bộ máy quản lý

kinh tế, tài chính, trực tiếp nắm bắt và điều hành phòng kế toán tài vụ, làm
nhiệm vụ quản lý công tác tài chính, xác lập kế hoạch kinh doanh và theo dõi
các hợp đồng kinh tế của công ty.
c. Phòng xuất nhâp khẩu (XNK) : bao gồm bộ phận giao nhận và bộ phận
chứng từ.
Đây là phòng có vai trò quan trọng nhất trong cơ cấu tồ chức của công
ty, trực tiếp tiếp nhận các hợp đồng xuất nhập khẩu, hợp đồng ủy thác phân
công cho các nhân viên thực hiện.
+ Bộ phận giao nhận: bộ phận này trực tiếp tham gia hoạt động giao nhận,
chịu trách nhiệm hoàn toàn mọi thủ tục từ khâu mở tờ khai cho đến khâu giao
hàng. Với đội ngũ nhân viên năng động được đào tạo thành thạo nghiệp vụ
chuyên môn có thể nói bộ phận giao nhận giữ vai trò trọng yếu trong việc tạo
uy tín với khách hàng.
+ Bộ phận chứng từ: những nhân viên trong bộ phận này có nhiệm vụ
theo dõi, quản lý, lưu trữ hồ sơ chứng từ và các công văn, soạn thảo bộ hồ sơ
Hải Quan, các công văn cần thiết giúp cho bộ phận giao nhận hoàn thành tốt
công việc được giao nhận. Đồng thời thường xuyên theo dõi quá trình làm
hàng, liên lạc tiếp xúc với khách hàng để thông báo các thông tin cần thiết về
lô hàng.
d. Phòng kinh doanh :
Tổ chức và điều hành các hoạt động kinh doanh của công ty, đồng thời có
nhiệm vụ nghiên cứu, khảo sát thị trường, chủ động tìm kiếm khách hàng
mới. Phòng kinh doanh có vai trò rất quan trọng trong hoạt động của công ty,
góp phần mở rộng thị phần, đem lại nhiều hợp đồng có giá trị cho công ty. Họ
là những cán bộ trẻ, luôn nhanh nhạy nắm bắt tình hình và xu hướng biến
7
động của giá cả trên thị trường để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp, tạo lợi thế
trong cạnh tranh cho công ty.
e. Các đơn vi trưc thu ộ c của công ty :
Các đơn vị này có nhiệm vụ trục tiếp tổ chức các hoạt động kinh tế theo

chức năng, nhiệm vụ được công ty giao. Đó là các đơn vị cơ sở phục vụ trực tiếp
cho các đom vị sản xuất, xây dựng và tiêu dùng. Các hoạt động kinh doanh của
các đơn vị trực thuộc này nằm trong tổng thể nhiệm vụ của công ty.
Ngoài các bộ phận và phòng ban cơ bản đã nêu thì công ty cũng còn một
số bộ phận nhỏ lẻ khác góp phần củng cố và tạo điều kiện thuận lợi cho các
phòng ban trên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đem lại lợi nhuận cho công ty.
1.4. Đặc điểm các nguồn lực của công ty.
1.4.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật.
Cơ sở vật chất của công ty tương đối gọn nhẹ. Trụ sở làm việc chính của
công ty có diện tích 100m
2
với một kho hàng 3000m
2
và văn phòng kho nằm
trong bãi. Về phương tiện làm việc thì các phòng ban đều được trang bị đầy
đủ các thiết bị văn phòng cần thiết. Công ty có 10 xe chở Container và 4 xe
tải đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hàng hóa của công ty.
1.4.2. Tinh hình lao động.
Từ khi thành lập với chỉ 5 người thì cho đến nay, công ty đã có tổng số
công nhân viên là 195 nhân viên.
Trình độ sau đại học có 10 người. Phần lớn nhân viên có trình độ từ
trung cấp trở lên. Số nhân viên có bàng phổ thông trung học chiếm khoảng
15% tổng số nhân viên trong công ty, đa số họ là lái xe, phục vụ, nhân viên
bán hàng, bảo vệ.
Đội ngũ nhân viên của công ty rất năng động và nắm bắt thông tin khá
nhanh nhạy công thêm với sự quản lý nhiều kinh nghiệm của Ban lãnh đạo
nên công ty ngày càng phát triển mạnh, bền vững và khẳng định được vị thế
của mình trên thị trường. Có được những kết quả trên là nhờ sự cố gắng và nỗ
lực không ngừng của mọi người trong công ty và đặc biệt là chính sách đào
tạo, nâng cao kiến thức nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, nhân viên trong công

ty.
Biểu đồ thể hiện cơ cấu lao động của công ty
9
1.5.Khải quát vê kêt quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty năm 2012
Chi tiêu Kế hoạch Thực hiện So sánh
Tuyệt đôi (+/-) Tương đôi (%)
(1)
(2) (3) (4) = 3 - 2 (5)=3/2*100
Doanh thu
3.475.000.000 3.573.046.551 + 8.046.551 102

8
Chi phí
2.960.000.000 2.650.101.639 - 309

989.361 89.5
Lợi nhuận
515.000.000 922.944.912 + 407.944.912 179.2
Nguồn : Bảo cảo kêt quả sản xuat kinh doanh năm 2012
Nhìn vào báo cáo trên ta thấy, trong năm 2012 vừa qua công ty đã hoàn
thành được mục tiêu đề ra. Doanh thu của công ty kì kế hoạch so với kì thực
hiện thăng 2,8% tương ứng với tăng 98.046.551 VND tương ứng giảm 10,%.
Chính vì doanh thu tăng mà chi phí lại giảm làm cho lợi nhuận kì thực hiện
của công ty tăng tương đối lớn và đạt mức 79,% tương ứng với mức tăng là
407.944.912 VND so với kế hoạch. Kết quả trên cho thấy một dấu hiệu đáng
mừng của công ty.
Tuy tình hình kinh tế còn gặp nhiều khó khăn cộng với sự tác động của
khủng hoảng kinh tế trên thế giới nhưng công ty vẫn đảm bảo được lợi nhuận
của mình với những chính sách đúng đắn, hợp lý đã giúp cho công ty có được

tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững như vậy. Kết quả trên chứng minh cho
ta thấy được tầm nhìn chiến lược và hoạch định của Ban lãnh đạo công ty rất
là đúng đắn. Điều này sẽ giúp cho công ty từng bước phát triển để khẳng định
vị trí của mình trong ngành.
CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU VỀ QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ
NHẬP KHẨU SƠN CỦA CÔNG TY TNHH VẬN TẢI VÀ
THƯƠNG MẠI XNK TÙNG CƯỜNG
2.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về nhập khẩu và quy trình nhập khẩu
hàng hóa.
2.1.1. Nhũng vắn đề lý luận cơ bản về hoạt động nhập khâu hàng hóa.
a . Nhâp khẩu và hơp đồng nhâp khẩu.
- Nhập khẩu.
Nhập khẩu là việc quốc gia này mua hàng hóa và dịch vụ từ quốc gia
khác. Nói cách khác đây chính là việc nhà sản xuất nước ngoài cung cấp hàng
hóa và dịch vụ cho người cư trú trong nước.
- Hợp đồng nhập khẩu.
Hợp đồng nhập khẩu là sự thỏa thuận giữa bên mua và bên bán ở 2 nước
khác nhau. Trong đó quy định, bên bán phải cung cấp hàng hóa và chuyển
giao quyền sở hữu và các chứng từ có liên quan cho bên mua và bên mua phải
thanh toán tiền hàng.
b. Nội dung cơ bản của hơp đồng nhâp khẩu hàng hóa.
Một hợp đồng nhập khẩu hàng hóa thường bao gồm 3 phần : phần mở
đầu, phần nội dung và phần kết thúc.
- Phần mở đầu: các chủ thể của hợp đồng , căn cứ pháp lý, địa điếm ngày
tháng ký kết hợp đồng và mục đích ký kết hợp đồng.
- Phần nội dung : bao gồm các điều khoản hợp đồng. Các điều khoản chủ
yếu của hợp đồng như tên hàng, số lượng, chất lượng, giá cả, thời gian và điạ
điểm giao hàng, thanh toán. Nếu thiếu một trong những điều khoản này thì
hợp đồng trở nên vô hiệu.
Các điều khoản cần thiết khác như bao bì, đóng gói, ký mã hiệu, trọng

11
tài Nếu thiếu một trong các điều khoản này thì hợp đồng chỉ vô hiệu từng
phần

- Phần kết thúc : đại diện các bên, chức vụ, ngày tháng và địa điểm ký
kết hợp đồng, chữ ký của các bên.
c. Các hình thức nhâp khẩu hàng hóa .
- Nhập khẩu trực tiếp.
Nhập khẩu trực tiếp là hình thức nhập khẩu mà người ký kết hợp đồng
nhập khẩu là người trực tiếp mua lô hàng đó và thanh toán tiền hàng.
- Nhập khẩu ủy thác.
Nhập khẩu ủy thác là hình thức nhập khẩu mà theo đó đom vị đặt hàng
gọi là bên ủy thác giao cho đơn vị ngoại thương gọi là bên nhận ủy thác tiến
hành nhập khẩu một lô hàng nhất định. Bên nhận ủy thác phải ký kết và thực
hiện hợp đồng nhập khẩu với danh nghĩa của mình nhưng bằng chi phí của
bên ủy thác.
- Nhập khẩu tái xuất.
Nhập khẩu tái xuất là hình thức nhập khẩu mà người nhập khẩu tiến hành
nhập khấu hàng hóa để phục vụ mục đích xuất khẩu của mình.
2.1.2. Nội dung quy trình nghiệp vụ nhập khẩu hàng hóa.
Quy trình nhập khẩu hàng hóa nói chung bao gồm các bước cơ bản sau:
12
a. Xin giấy phép nhâp khẩu.
Theo quy định của nhà nước , đối với những mặt hàng nhập khẩu phải xin
giấy phép thì doanh nghiệp phải xin giấy phép của Bộ Thương Mại hoặc các
Bộ quản lý chuyên nghành. Đối với những hàng hóa khác ngoài các hàng hóa
cấm nhập, tạm ngừng nhập và các hàng hóa không thuộc quy định tại các
khoản mục riêng thì chỉ phải làm thủ tục thông quan tại cửa khẩu. Đối với
hàng hóa thuộc danh mục quản lý theo hạn ngạch thì Bộ Thương Mại sẽ công
bố lượng hạn ngạch và dưới sự chỉ đạo cuả Bộ Tài Chính, phối hợp với các

Bộ và cơ quan quản lý sản xuất xác định mức thuế nhập khẩu trong và ngoài
hạn ngạch.
Thủ tục nhập khẩu:
- Đơn xin phép nhập khẩu.
- Hồ sơ xin phép nhập khẩu
b. MỞ L/C.
Thư tín dụng (L/C) là một văn bản do một ngân hàng phát hành theo yêu
cầu của người nhập khẩu (người xin mở L/C) cam kết trả tiền cho người xuất
13
khẩu (người hưởng lợi) một sổ tiền nhất định trong một thời gian nhất định
với điều kiện người này thực hiện đúng và đầy đủ những quy định trong lá
thư đó.
Hình thức thanh toán bằng thư tín dụng chứng từ - L/C là một phương
thức rất phổ biến trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu bởi tính an toàn
và chắc chắn của nó.
Đe thanh toán bằng hình thức này thì công việc đầu tiên và bắt buộc nhà
nhập khẩu phải làm đó là mở L/C. Trong thực hiện hợp đồng nhập khẩu ủy
thác, trách nhiệm mở L/C thuộc về bên nhận ủy thác.
Những giấy tờ cần thiết đế đến ngân hàng xin mở L/C:
- Đơn xin mở L/C (theo mẫu in sẵn của Ngân hàng). Cơ sở viết đơn là
hợp đồng mua bán ngoại thương đã ký kết.
- Hợp đồng ngoại thương.
- Hợp đồng ủy thác nhập khẩu.
- Quota (nếu là các hàng hóa quản lý bằng hạn ngạch).
- Phương án kinh doanh trả chậm (nếu L/C trả chậm).
Khi doanh nghiệp thực hiện mở L/C sẽ phải ký quỹ với Ngân hàng, đồng
thời trả phí mở L/C.
c. T huê tàu lưu cước.
Việc thuê phương tiện vận tải phục vụ quá trình nhập khẩu hàng hóa trước
tiên phụ thuộc vào tính chất hàng hóa. Nếu hàng hóa vận chuyển bằng đường

biển có khối lượng lớn và đe trần thì nên thuê tàu chuyến còn hàng lẻ, lặt vặt
được đóng trong bao kiện thì thuê tàu chợ. Nếu điều kiện giao hàng trong hợp
đồng là điều kiện E, F thì người mua phải tiến hành thuê phương tiện vận tải
và ngược lại nếu hợp đồng được ký kết vận chuyển theo điều kiện C, D thì
trách nhiệm thuê phương tiện vận tải thuộc về người bán.
Việc thuê phương tiện vận tải cũng khá tốn kém thời gian và chi phí đòi
14
hỏi phải nghiên cứu tình hình thị trường thuê tàu, am hiểu các điều kiện
thương mại quốc tế. Để quá trình nhập khẩu hàng đạt hiệu quả nhất thì người
thuê phương tiện vận tải thường ủy thác cho một doanh nghiệp chuyên kinh
doanh dịch vụ giao nhận.
d. Mua bảo hiểm.
Có 3 điều kiện chính là bảo hiểm mọi rủi ro, bảo hiểm tổn thất riêng và
bảo hiểm miễn tổn thất riêng. Ngoài ra còn có một số điều kiện bao hiểm phụ
như bảo hiểm rò gỉ, mất trộm, mất cắp và một số điều kiện bảo hiểm đặc
biệt như bảo hiểm chiến tranh, đình công, bạo loạn Người mua bảo hiểm
phải dựa vào điều khoản hợp đồng , tính chất hàng hóa, tính chất bao bì và
phương tiện vận tải, loại tàu chuyên chở để lựa chọn điều kiện cho phù hợp.
Trong điều kiện cơ sở giao hàng chỉ có 2 điều kiện là người bán phải có
nghĩa vụ mua bảo hiểm cho hàng hóa là CIF với hàng hóa vận chuyển bằng
đường biển và CIP với hàng hóa vận chuyển đa phương thức. Thông thường
nếu trong hợp đồng không thỏa thuận về điều kiện bảo hiểm thì người bán sẽ
mua bảo hiểm theo điều kiện c (điều kiện tối thiều để tiết kiệm chi phí).
e. Giục người bán giao hàng .
Công ty phải đôn đốc người bán giao hàng theo đúng ngày mà 2 bên đã
thỏa thuận có thể bằng thư, điện, email hay gặp trực tiếp.
f. Làm thủ tuc hải quan.
Quy trình làm thủ tục hải quan cho hàng hóa gồm 3 bước:
- Khai báo hải quan: chủ hàng sẽ kê khai chi tiết hàng hóa lên tờ khai hải
quan bao gồm các nội dung như: tên hàng, kí mã hiệu, phẩm chất, số lượng,

khối lượng, đơn giá, tổng giá trị và xuất xứ của hàng hóa .đồng thời nộp kèm
các chứng từ khác có liên quan (giấy phép nhập khẩu, c/o, C/I, C/Q, hóa đơn,
phiếu đóng gói, bản kê chi tiết).
- Xuất trình hàng hóa: doanh nghiệp nhận ủy thác nhập khẩu phải xuất
15
trình hàng hóa tại địa điểm quy định và tạo mọi điều kiện để cơ quan hải quan
kiểm tra hàng hóa thực tế.
- Thực hiện các quyết định của hải quan: Sau khi kiểm tra giấy tờ và
hàng hóa, Hải quan sẽ ra một trong các quyết định như: cho hàng qua biên
giới, cho hàng qua biên giới có điều kiện, không được phép nhập khẩu
Mọi quyết định của Hải quan đều có tính cường chế đối với chủ hàng.
Nếu chủ hàng có hành vi vi phạm sẽ bị truy tổ trách nhiệm hình sự.
Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày mở tờ khai hải quan, bên nhận ủy thác
phải thay mặt chủ đầu tư thực hiện nghĩa vụ thuế (thuế nhập khẩu và thuế
VAT).
g. Giao nhân vả kiểm tra hảng hóa.
- Giao nhận hàng:
+ Người nhập khẩu ký kết hợp đồng ủy thác cho cảng về việc giao nhận
hàng từ tàu ở nước ngoài về.
+ Xác nhận với cảng kế hoạch tiếp nhận hàng nhập khẩu.
+ Cung cấp các tài liệu cần thiết cho việc giao nhận hàng hóa như vận
đơn,l ệnh giao hàng
+ Theo dõi việc giao nhận, đôn đốc cảng lập những biên bản về hàng hóa
và giải quyết trong phạm vi của mình những vấn đề xảy ra trong việc giao
nhận.
- Kiểm tra hàng hóa :
+ Kiểm tra trước khi dỡ : Lập servey record nhằm ràng buộc trách nhiệm
của thuyền trưởng.
+ Trong khi dỡ cần lập : ROROC ( Report on receipt of cargo ), COR
(Cargo outtumed report), CSC ( Certiíĩcate of shortlanded cargo )

+ Sau khi dờ cần lập : S/R (survey report), I/C (Inspection certiĩicate )
Tổng hợp lại thành bộ chứng từ pháp lý ban đầu.
16
h. Thanh to án:
Sau khi nhận được bộ chứng từ do người xuất khẩu gửi tới, ngân hàng mở
L/C sẽ kiểm tra chứng từ không quá 7 ngày làm việc kể từ sau ngày nhận
chứng từ và thông báo kết quả kiểm tra cho người nhập khẩu bằng văn bản,
yêu cầu người nhập khẩu trả lời bằng trong vòng 2 ngày làm việc. Doanh
nghiệp nhập khẩu sẽ nhận bộ chứng từ giao hàng theo L/C tại trụ sở ngân
hàng.Trong trường hợp có những khác biệt giữa L/C với chứng từ thì doanh
nghiệp cần thông báo gấp cho ngân hàng đế sửa đổi trong vòng 3 ngày làm
việc.
Ngân hàng sẽ trích tiền từ tài khoản đã được chỉ định của doanh nghiệp để
thanh toán cho ngân hàng nước ngoài theo quy định của L/C khi nhận được
bộ chứng từ hoàn toàn phù hợp với các điều kiện và điều khoản của L/C.
i. Khiếu nại vả xử lý vi phạm hơp đồ ng.
Khi thực hiện hợp đồng nhập khẩu nếu chủ hàng phát hiện thấy hàng nhập
khẩu bị tổn thất, đồ vỡ, thiếu hụt, mất mát thì cần lập hồ sơ khiếu nại ngay để
khỏi bỏ lỡ thời hạn khiếu nại. Một bộ hồ sơ khiếu nại bao gồm: đơn khiếu nại,
một số bằng chứng về tổn thất hàng hóa (biên bản hàng đổ vờ, biên bản
chứng nhận hàng thiếu, thư dự kháng), hóa đơn thương mại, B/L, đơn bảo
hiểm (nếu khiếu nại công ty bảo hiểm) Nếu việc khiếu nại không được giải
quyết thỏa đáng thì hai bên có thể kiện nhau ra tòa án hoặc hội đồng trọng tài
giải quyết.
Đối tượng khiếu nại là:
- Người bán nếu hàng có chất lượng hoặc số lượng không phù hợp với
hợp đồng, bao bì không thích đáng, thời hạn giao hàng bị vi phạm, hàng giao
không đồng bộ
- Người vận tải nếu hàng bị tỏn thất trong quá trình chuyên chở hoặc sự
tổn thất đó do lỗi của người vận tải gây nên.

17
_ Công ty bảo hiểm nếu hàng hóa - đối tượng của bảo hiểm bị tổn thất do
thiên tai, tai nạn bất ngờ hoặc do lỗi của người thứ 3 gây nên khi những rủi ro
này được bảo hiểm. Đối với những trường hợp khác không thuộc rủi ro của
bảo hiểm thì doanh nghiệp phải yêu cầu công ty giám định tiến hành kiểm tra
hàng hóa và lập thư giám đinh để có thể khiếu nại người bán hoặc người
chuyên chở.
2.2. Thực trạng quy trình nhập khẩu sơn của công ty TNHH vận tải và
thương mại xuất nhập khẩu Tùng Cường
2.2.1. Tình hình nhập khẩu sơn của công ty trong những năm gần đây
Nhập khẩu nói chung cũng như nhập khẩu ủy thác nói riêng là một trong
những hoạt động kinh doanh chính của công ty đã và đang mang lại lợi nhuận
cho công ty.
Tình hình thực hiện hợp đồng nhập khẩu sơn của công ty 2011-2012
Chỉ tiêu 2012 2013
Số HĐ Tỷ trọng (%) Số HĐ Tỷ trọng (%)
HĐNK đã kí kết
40 100 42 100
HĐNK đã Thực hiện
36 90 39 92,875
HĐNK bị Hủy bỏ
4 10 3 7,413
Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện họp đồng nhập khẩu của phòng XNK
Qua bảng trên ta thấy tình hình thực hiện hợp đồng nhập khẩu sơn của
công ty giai đoạn 2011-2012 là khá cao hom 90%

Chứng tỏ khả năng giám
sát và điều hành hoạt động của Ban giám đốc công ty ,nghiệp vụ nhân viên
xuất nhập khẩu khá tốt.Khi tìm hiểu nguyên nhân hợp đồng bị hủy bỏ có thế
lấy đều là lí do khách quan nằm ngoài sự kiểm soát của công ty.

18
Do sự biến động của giá cả sơn gây thiệt hại cho bên xuất khẩu cho nên
cty xuất khảu thường chủ động hủy hợp đồng và phải chịu phạt do vi phạm
hợp đồng.Số hợp đồng bị hủy bỏ có xu hướng giảm từ 4 xuống 3 hợp đồng,
thêm vào đó là số hợp đồng kí kết ngày càng tăng. Đây là dấu hiệu cho thấy
công tác tô chức thực hiện hợp đông của công ty đã có nhiêu bước tiên khả
quan và hứa hẹn nhiều triển vọng phát triển tích cực.
a. Kim ngach nhâp khẩu sơn của công ty
Hoạt động nhập khẩu sơn là phù hợp với đặc điểm kinh doanh của công
ty. Nó giúp cho công ty tăng doanh thu và lợi nhuận trong kinh doanh và đáp
ứng kịp thời nhu cầu thị trường, góp phần bình ổn lại thị trường của ngành
công nghiệp sơn trong nước.
Kim ngạch và sản lượng nhập khâu sơn của công ty
STT Năm
Sản lượng
(thùng)
KNNK
( U S D )
Thị trường NK
1
2011 137.000 6.523.239 70% châu A, 30% châu Mỹ
2
2012 169.800 9.055.074 70% châu A, 30% châu Mỹ
3
2013 255.900 11.023.456 90% châu A, 10% châu Mỹ
Nguồn: Bảo cáo kết qủa kinh doanh XNK của công ty
Từ bảng trên cho thấy, số lượng sơn nhập khẩu của công ty tăng trong giai
đoạn 2011 - 2013, với mức tăng là đêu nhau qua các năm. Năm 2012 số lượng
nhập khẩu sơn là 137.000 thùng thi đến năm 2013 nó đã tự tăng lên gần gấp đôi
so với năm 20l2 và đạt mức 255.900 thùng. Cùng với sự tăng lên vê sô lượng thì

KNNK đối với mặt hàng này cũng tăng với mức tăng cao hơn (từ 6.523.239
USD tới 11.023.456 USD). KNNK mặt hàng này năm 2011 đến năm 2013
tăng 4.500.217 USD tương ứng với tăng 69%. Đây có thể coi là một bước
19
tăng trưởng khá lớn của hoạt động nhập khẩu sơn. Mặc dù con số này còn rất
nhỏ so với tổng KNNK của Việt Nam nhưng nó cũng góp phần bình ổn lại thị
trường đang trong tình trạng hỗn loạn cung - cầu về sơn công nghiệp chất
lượng cao. Nếu tiếp tục duy trì ở mức tăng trưởng như vậy thì việc hoàn thành
và vượt mức chỉ tiêu năm nay của công ty sẽ là tất yếu.
Từ bảng số liệu trên cũng cho ta thấy được sự thay đổi thị trường nhập
khẩu sơn của công ty trong năm 2012. Với mức 70 % nhập khẩu từ châu Á thì
đế năm 2012 con số này đã ở mức 90%. Điều đó chứng minh rằng khu vực
châu Á là một khu vực đầy tiềm năng cho việc nhập khẩu sơn chất lượng cao
của công ty. Đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực châu Á sẽ
giúp cho công ty có thể tìm kiếm được nguồn hàng mới giá rẻ, ổn định và lâu
dài cho công ty.
b. Cơ c ấ u, giá, chất lư ợ ng và thị trường nhâp khẩu sơn của công ty.
- Về cơ cấu nhập khẩu sơn: Do chính sách quản lý ngành công nghiệp
sơn của Nhà nước nên hoạt động nhập khẩu sơn của công ty có những bước
phát triển đáng kể nhằm đáp ứng thị trường về cơ cấu, chủng loại, chất lượng.
Trong số các mặt hàng được phép nhập khẩu vào Việt Nam theo quy định của
pháp luật, cơ cấu nhập khẩu của Công ty chủ yếu tập trung vào mặt hàng sơn
nước thành phẩm có màu trắng, chịu nhiệt không quá 100° với các dung tích
khác nhau : 51, 0.951, 17,81 và các code khác nhau : DPP1035C,
DPSTSPKD
- Về giá nhập khẩu : Cũng như hầu hết các doanh nghiệp khác với mục tiêu cuối
cùng là lợi nhuận thì việc xem xét và lựa chọn giá trước khi kí hợp đồng mua
bán là rất cần thiết. Đặc biệt là trong hoạt động xuất nhập khẩu, giá cả ở một số
thị trường lớn đóng vai trò quyết định và là cơ sở để người mua chấp nhận giá từ
phía chào hàng đưa ra. Đối với công ty cũng vậy: Sau khi nhận được đơn chào

hàng của nước ngoài chào bán, cơ sở để tính giá nhập khẩu của công ty là giá ở
20
một số thị trường xuất khẩu sơn lớn trên thế giới, hoặc có thể tham khảo giá của
bạn hàng truyền thống hay giá nhập khẩu mặt hàng này của các đối thủ cạnh
tranh. Tuy nhiên, công ty không thể không tính đến giá đầu ra cho mặt hàng này
nhằm đảm bảo thu lợi nhuận và làm ăn có hiệu quả. Đe đi đến quyết định có
chấp nhận giá của phía chào hàng đưa ra hay không, công ty phải tính toán
phần chênh lệch giữa giá nhập khẩu và giá bán lại ở thị trường trong nước,
sau khi trừ đi các khoản chi phí có liên quan thì có thu được lợi nhuận không
và khoản lợi nhuận thu được này có được coi là hiệu quả kinh doanh hay
không?
Tuy nhiên lô hàng nhập khẩu sơn này là nhập khẩu ủy thác cho nên công
ty không cần phải tính toán đến mức giá nhập khẩu mà chấp nhận mức giá
theo hợp đồng thương mại được ký kết giữa người xuất khẩu và người nhập
khẩu.
- Về chất lượng sơn nhập khẩu: Chất lượng là một trong những điều
khoản của hợp đồng nhập khẩu. Vì vậy, phải đề cập một cách chi tiết, cụ thể
về chất lượng và quy cách phẩm chất của hàng hoá để tránh xảy ra sự tranh
chấp giữa người bán và người mua. Mỗi một mặt hàng có những quy định
riêng về tiêu chuẩn phẩm chất và ở mỗi nước lại có những quy định khác
nhau về mặt hàng đó, đối với sơn nhập khẩu vào Việt Nam cũng vậy. Nhưng
khi tham gia vào buôn bán ngoại thương thì phải sử dụng những tiêu chuẩn
mang tính quốc tế.
Đối với việc nhập khẩu sơn, Nhà nước ta vẫn chưa có văn bản pháp lý cụ
thể quy định về tiêu chuẩn đối với mặt hàng này. Vì vậy khi nhập khẩu sơn
các doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn, vì họ chưa có một tiêu chuẩn nào
để dựa vào đó mà xem xét, xác định sơn do doanh nghiệp mình nhập khẩu về
có đạt tiêu chuẩn chất lượng hay không. Do đó Nhà nước cần có biện pháp
quản lý chặt chẽ đối với hoạt động nhập khẩu sơn chất lượng cao.
21

- Về thị trường nhập khẩu : Xây dựng thị trường nhập khẩu ổn định
vững chắc và lâu dài có ý nghĩa to lớn trong quá trình nhập khẩu trước mắt
cũng như lâu dài. Làm tốt phương châm này là góp phần tích cực vào sự phát
triển của công ty nói riêng và của ngành công nghiệp sơn nói chung. Do vậy
mà công ty luôn duy trì những thị trường nhập khẩu ổn định để tạo điều kiện
thuận lợi cho công việc kinh doanh của mình.
Việt Nam sau khi thực hiện cơ chế mở cửa và gia nhập các tổ chức quốc tế
WTO, ASEAN, APEC, đã làm cho thị trường nhập khẩu của các doanh
nghiệp trong nước ngày càng được mở rộng. Đối với ngành công nghiệp sơn thì
thị trường nhập khẩu chủ yếu vẫn là từ châu Á đó là các nước Malaysia, Trung
Quốc, Đài Loan, trong đó thị trường Trung Quốc chiếm tỷ trọng cao nhất
trong tất cả các thị trường nhập khẩu ( chiếm khoảng 85% ).
Các yếu tố dẫn tới việc quyết định lựa chọn thị trường của Công ty: giá
cả, chất lượng, số lượng và một vài yếu tố khác.
2.2.2. Quy trình nhập khẩu sơn của công ty.
Vì công ty đã ký hợp đồng ủy thác giao nhận với công ty TNHH Sơn
Kansai Alphanam nên quy trình nhập khẩu sơn trên thực tế được thực hiện
như sau :
a. Sơ đồ quy tr ình nhâp kh ẩu sơn của công ty.
b. Ouv trình nhâp khẩu sơn của công ty.
- Tính toán hiệu quả của hợp đồng.
22
Dự kiến lợi nhuận thu được của hợp đồng
TT Chỉ tiêu Giá trị (VNĐ)
1
Các khoản thu được 34.589.789
2
Các khoản phải chi 29.233.560
3
Lợi nhuận thu được 5.356.229

Nguồn : Phòng kỉnh doanh XNK
Từ bảng số liệu trên cho thấy công ty sẽ thực hiện hợp đồng này vì mức
lợi nhuận thu được là 5.356.229 VND. Trên thực tế mức lợi nhuận thu được
có thể khác mức lợi nhuận trên vì có thể sẽ phát sinh thêm nhiều khoản chi
phí nhưng công ty sẽ cố gắng để giảm bớt các khoản chi phí, đảm bảo mức
lợi nhuận trên.
- Giao dịch và ký hợp đồng ủy thác.
Hợp đồng ủy thác là hợp đồng thương mại quốc tế được hình thành giữa
một doanh nghiệp trong nước có vốn và ngoại tệ riêng, có nhu cầu nhập khẩu
một số loại hàng hóa dịch vụ đã ủy thác cho doanh nghiệp có kinh nghiệm và
chức năng trực tiếp giao dịch ngoại thương, tiến hành đàm phán và ký kết hợp
đồng với nước ngoài, làm thủ tục nhập hàng hóa theo yêu cầu của bên ủy thác
và được hưởng một khoản thù lao gọi là phí ủy thác.
Vì mức lợi nhuận dự kiến trên nên công ty sẽ tiến hành giao dịch đàm
phán và ký kết hợp đồng ủy thác với công ty sơn Kaisan Alphanam bàng việc
gặp gỡ trực tiếp giữa 2 bên. Hai bên cam kết phải thực hiện theo đúng nghĩa
vụ và quyền lợi của mình.
- Tiếp nhận hồ sơ của bên ủy thác: Sau khi ký hợp đồng ủy thác thì công
ty sẽ là người trực tiếp tiếp nhận lô hàng này từ phía bên bán.Vì vậy nên công
23
ty TNHH sơn Kansai Alphanam sẽ phải chuyển giao chứng từ cho công ty để
công ty làm thủ tục thông quan cho hàng hóa. Sau khi tiếp nhận hồ sơ, công
ty sẽ kiểm tra bộ hồ sơ đó xem có hợp lệ, có mâu thuẫn với nhau hay không
để tiến hành làm thủ tục giao nhận.
- Thực hiện giao nhận: Đây là một công việc rất phức tạp,nó đòi hỏi
công ty phải am hiểu luật quốc gia và quốc tế, tiết kiệm chi phí lưu thông,
nâng cao doanh thu và hiệu quả của toàn bộ nghiệp vụ giao dịch, đảm bảo uy
tín của công ty. Theo trình tự các bước nghiệp vụ giao nhận thì lẽ ra quy trình
nghiệp vụ giao nhận hàng hóa của công ty phải trải qua các bước như
trên.Tuy nhiên do đặc điểm của loại hình hàng hóa nhập khẩu nên công ty

không phải trải qua bước xin giấy phép nhập khẩu, mở L/C và việc thuê tàu
lưu cước cũng do bên bán đảm nhiệm. Do đó trên thực tế nghiệp vụ giao nhận
hàng hóa ở công ty chỉ bao gồm các bước sau :
+ Làm thủ tục hải quan: Việc làm thủ tục hải quan cho lô hàng này khá
đơn giản. Sau khi nhận được bộ chứng từ của bên ủy thác, công ty tiến hành
làm thủ tục hải quan cho lô hàng nhập khẩu này. Phòng giao nhận tiến hành
làm thủ tục để ngân hàng ký hậu B/L và cử nhân viên tập hợp bộ chứng từ
hàng hóa. Thông thường nhân viên này sẽ kê khai đầy đủ nội dung của tờ
khai và tự tính thuế. Khi bộ hồ sơ đã đầy đủ, nhân viên này sẽ nộp cho cán bộ
hải quan. Cán bộ hải quan có trách nhiệm kiểm tra lại số thuế công ty tự tính
và xác nhận hàng hóa miễn kiểm tra thực tế, được thông quan

Sau đó công ty
sẽ nộp thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biêt (nếu có)
cho kho bạc nhà nước thay cho bên ủy thác.
+ Giao nhận và kiểm tra hàng hóa từ người bán: Có thể nói trong tất cả
các khâu của quá trình nghiệp vụ giao nhận nhập khẩu hàng hóa thì khâu này
là khó nhất và nhiều công việc phức tạp nhất.
Đối với lô hàng này thì nhân viên phòng giao nhận của công ty sẽ trực
24
tiếp tiếp nhận lô hàng này để tiết kiệm chi phí với các bước như sau :
* Vì hợp đồng quy định lô hàng này được giao tại cảng Hải Phòng nên
công ty sẽ ký kết hợp đồng ủy thác cho cảng Hải Phòng về việc giao nhận
hàng từ nước ngoài về.
* Xác nhận với cảng Hải Phòng về kế hoạch tiếp nhận hàng.
* Cung cấp B/L, lệnh giao hàng, ,, để giao nhận hàng hóa.
* Theo dõi việc giao nhận hàng hóa.
Công ty có thể mời tổ chức chuyên môn giám định Vinacontrol đảm
nhiệm việc kiểm tra lô hàng nếu thấy tổn thất hàng hóa. Nếu lô hàng có sai
sót hoặc thiếu hụt thì Vinacontrol sẽ lập biên bản cần thiết để khiếu nại bên

liên quan. Mọi chi phí này đều do công ty thanh toán thay cho bên ủy thác.
- Giao hàng cho bên ủy thác : sau khi nhận hàng từ cảng Hải Phòng,
công ty sẽ tiến hành vận chuyển hàng đến cho bên ủy thác tại kho của công ty
ở địa chỉ KCN Phố Nối A, Trưng Trắc, Văn Lâm, Hưng Yên. Công ty sẽ chịu
mọi rủi ro trong suốt quá trình vận chuyển kể từ khi nhận hàng tại cảng cho
đến khi giao hàng tại địa chỉ trên của bên ủy thác.
Sau khi hàng được giao đến kho của bên ủy thác thì công ty sẽ nhận được
một phần phí ủy thác (1/3 phí ủy thác) và phần còn lại sẽ nhận được khi công
ty hoàn thành các nghĩa vụ, thanh lý hợp đồng ủy thác.
- Thanh toán: do công ty TNHH sơn Kaisan Alphanam là một đối tác
làm ăn lâu năm với công ty nên hai bên thỏa thuận sẽ thanh toán bàng phương
thức TT.Việc thanh toán này rất đơn giản, không mất nhiều thời gian, chi phí
và công sức của công ty.
Sau khi nhận được hàng, bên ủy thác sẽ lập lệnh chuyển tiền cho ngân
hàng MSCB yêu cầu trả tiền. Ngân hàng này sẽ chuyển ngay tiền cho công ty
thông qua ngân hàng Vietcombank sau đó ngân hàng Vietcombank sẽ trả tiền
cho công ty.
25
Khiếu nại và xử lý vi phạm hợp đồng (nếu có): trong quá trình giao nhận
nếu thấy hàng hóa có dấu hiệu bị tổn thất thì công ty sẽ mời bên giám định để
có thể khiếu nại người có liên quan. Khi phát hiện hàng bị đổ vỡ hay hư hỏng,
công ty sẽ lập biên bản hàng đổ vỡ còn khi hàng bị thiếu so với xác nhận trên
B/L thì lập biên bản chứng nhận hàng thiếu
Thực tế, mặt hàng sơn mà công ty nhập khẩu thường được vận chuyển
bằng Container và lựa chọn hãng tàu uy tín, quãng đường vận tải ít rủi ro nên việc
khiếu nại rất ít khi xảy ra.
Đối với hợp đồng ủy thác thì việc giải quyết khiếu nại sẽ được thực hiện
theo như những quy định được thỏa thuận.

×