Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

7 điều cần chú ý khi viết email

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (628.64 KB, 34 trang )

7 điều cần chú ý khi viết email
Email được sử dụng để làm thông tin liên lạc và người viết email cần đảm bảo rằng người nhận
sẽ đọc và hiểu đúng thông điệp của email. Do đó, email cần được viết càng ngắn gọn và dễ hiểu
càng tốt. Sau đây là 7 điều cần phải lưu ý khi soạn thảo một email sao cho chuyên nghiệp.
1. Subject, Cc, Bcc (Tựa đề, gửi kèm)
Khi bạn viết email, trên cùng là mục "Subject" (Tiêu đề). Tiêu đề thông báo cho người nhận về phần nào nội dung của
email mà không cần thiết phải đọc hết toàn bộ email đó. Tiêu đề cũng giúp người nhận sắp xếp được email trong hộp
thư đến. Vì thế trong phần tiêu đề bạn hãy viết những từ có ý nghĩa cụ thể như "My Order No. 12345 For
Furniture"
(Đơn đặt hàng đồ gỗ số 12345)
hoặc "Homework Assignment: Present Perfect
hiện tại hoàn thành)
. Không nên viết quá chung chung như "Your Email" hay "Letter" vì những tựa đề như thế không
hữu ích lắm.
Hơn nữa, nếu bạn viết một tựa đề rõ ràng, khi người nhận trả lời thư bằng cách nhấn chuột vào ô
trước tiêu đề sẽ tự động hiện ra chữ "Re", có nghĩa là “về việc”.
Ngoài ra, ở phần đầu email còn có hai ô là "Cc:"
(carbon copy)
và "Bcc:"
(blind carbon copy).
Người nhận email đầu
tiên (người có địa chỉ email ghi ở mục “To”) sẽ nhìn thấy những địa chỉ email được ghi trong mục “Cc” và sẽ biết có bao
nhiêu người cũng được gửi kèm một bản của email này nhưng không thể nhìn thấy các địa chỉ email được ghi trong mục
“Bcc”. Vì vậy, bạn hãy cân nhắc xem nên ghi địa chỉ email vào mục nào khi phải gửi một email đến nhiều địa chỉ.
2. Chỉ sử dụng file đính kèm (Attachments) khi cần thiết
Email có thể trình bày theo 2 hình thức:
• Inline text
• Attachment
Inline text là phần văn bản được viết trong phần nội dung email. Attachment là một file từ máy tính (có thể là một file văn
bản Word hay một file ảnh) được đính kèm khi gửi email.
Với inline text, người nhận có thể đọc được phần nội dung này ngay lập tức khi mở email nhưng với attachment, họ phải


download file đính kèm, chạy file này theo đúng chương trình (chẳng hạn như Word hay PaintShop) thì mới đọc được
nội dung. Có một số điều cần lưu ý với các file đính kèm (attachment) đó là:
a. Người nhận email có thể không có chương trình để chạy file đính kèm.
b. File đính kèm có thể chứa virus.
c. Nhiều file đính kèm mất rất nhiều thời gian để download.
Nhiều người cũng không thích nhận email dưới dạng attachment vì vậy tốt hơn hết bạn nên gửi email dưới dạng inline
text. Bạn chỉ nên sử dụng email dạng attachment khi không thể gửi thông tin dưới dạng inline text và chắc chắn rằng
người nhận có thể mở được file đính kèm trong email.
3. Không viết quá nhiều ký tự trên cùng một dòng
Không phải chương trình email nào cũng có thể đọc được quá nhiều chữ cái trên cùng một dòng. 64 ký tự là con số lý
tưởng cho mỗi dòng email. Bạn hãy nhấn phím “Enter” để xuống và ngắt dòng một cách hợp lý.
4. Không dùng chữ viết hoa một cách tuỳ tiện
Đừng viết tất cả email bằng chữ viết hoa bởi vì trong tiếng Anh, việc sử dụng quá nhiều ký tự viết hoa được cho là
không lịch sự. Trong email, việc sử dụng chữ in hoa giống như việc bạn hét lên
(yelling)
.
Và trên thực tế thì những văn bản viết bằng chữ hoa thì rất khó đọc. Bạn cũng chưa từng thấy một quyển sách nào toàn
chữ in hoa phải không nào. Bạn hãy so sánh hai từ ENGLISH
(viết hoa toàn bộ)
và English
(viết thường)
không có hình dạng đặc thù, chỉ là một hình chữ nhật đơn điệu. Còn từ English lại có hình dạng đặc trưng riêng với
những nét lên và xuống. Trong khi đọc, đặc biệt khi là khi đọc nhanh, chúng ta nhận biết từ theo hình dạng của nó, điều
đó nhanh và hiệu quả hơn việc đọc từng chữ cái trong từ. Hình dạng của ENGLISH thì giống SPANISH nhưng hình dạng
English và Spanish lại hoàn toàn khác nhau.
Vì vậy khi bạn muốn nhấn mạnh một từ nào đó, hãy sử dụng những ký tự như ngoặc kép hoặc tô đậm hoặc gạch chân
từ đó thay cho việc viết hoa.
5. Thận trọng khi dùng các ký hiệu viết tắt
Một số ví dụ về các ký hiệu viết tắt như "btw"
(by the way)

và "damhik"
(don't ask me how I know).
biện pháp hữu hiệu để tiết kiệm thời gian đánh máy nếu như cả hai bên đều hiểu đúng và đủ những ký hiệu này. Nhưng
nếu người nhận email không hiểu được các ký hiệu viết tắt trong email của bạn thì việc liên lạc đã thất bại.
6. Nhớ ký tên
Việc viết tên bạn ở cuối email là một việc nên làm vì nó vừa hữu ích vừa thể hiện sự lịch sự. Bạn cũng có thể viết thêm
một vài thông tin khác cùng với tên như địa chỉ, điện thoại, số fax, chức danh. Những thông tin như vậy thực sự cần thiết
trong công việc. Bạn có thể tạo sẵn chữ ký mẫu để chỉ việc điền chúng vào cuối mỗi email gửi đi. Có một số dịch vụ
email cho phép tạo chữ ký tự động, mẫu chữ ký này sẽ tự động xuất hiện ở cuối mỗi email bạn gửi đi.
7. Kiểm tra lại
Bạn nên kiểm tra lại những mục sau:
• Những ký tự hay ký hiệu trong email như a, B, 1, 2, &, * , v.v
• Tên và địa chỉ người nhận
• Phông chữ xem liệu có dễ đọc không?
• Trình bày các bảng biểu hay hình vẽ minh hoạ xem có hợp lý không?
• Virus: xem có loại virus hay các chương trình ăn cắp mật khẩu hoặc phá hoại máy tính không?
Chúc bạn thành công!
6. Cách viết email
Xưng hô trong phần đầu lá thư
Rào trước đón sau như thế tưởng cũng đủ. Viết email để liên lạc những việc liên quan đến học hành hay giúp đỡ là một
dạng business communication. Do đó, người viết cần phải cẩn thận về cách viết từ đầu đến cuối. Khi các bạn bắt đầu viết
một email, thì vấn đề đầu tiên phải đối đầu với là vấn đề xưng hô (tiếng Anh gọi là salutation
hô với người đối diện như thế nào. Sau đây là vài qui ước chung.
Giả dụ như bạn liên lạc giáo sư John Smith (John là tên, Smith là họ), trong giao tiếp khoa bảng, có vài cách viết chính như
sau:
1. Dear Professor Smith,
2. Dear Dr Smith:
3. Dear John,
4. Dear John Smith:
Nếu bạn chưa biết giáo sư Smith, thì cách tốt nhất là dùng cách xưng hô số 1 hoặc 2. Theo cách xưng hô này, bạn dùng họ

chứ không phải tên. Dùng họ trịnh trọng hơn là dùng tên.
Cách xưng hô số 3 chỉ dành cho bạn bè. Nếu bạn quen biết rõ giáo sư John Smith, thì không cần dùng họ mà chỉ dùng tên là
đủ (tên ở đây là John).
Cách xưng hô số 4 thỉnh thoảng cũng xuất hiện trong vài năm gần đây, nhưng tôi và rất nhiều người không thích loại xưng
hô này. Cách xưng hô này tạo nên một ấn tượng thiếu tính trang trọng và không tôn trọng người được gửi thư.
Nên nhớ là phía sau tên có thể là dấu phẩy, nhưng dấu : cũng có thể chấp nhận được.
Những cách xưng hô dưới đây được xem là không thích hợp và mất lịch sự:
Hi Professor Smith
Chữ Hi là một văn nói, chứ không phải văn viết. Chữ đó cũng không dùng cho một người có danh xưng giáo sư (professor) vì
viết như thế là tỏ lòng bất kính với một vị có chức danh khoa bảng thuộc vào hạng cao nhất.
Dear Prof Smith
Thỉnh thoảng tôi vẫn thấy cách viết tắt danh xưng như trên. Nhưng qui ước chung là viết nguyên chữ Professor chứ không
phải Prof. Viết Prof Smith gây ấn tượng vô lễ.
Dear Smith
Đây là cách xưng hô mất lịch sự nhất. Không bao giờ dùng họ sau Dear! Phải tìm hiểu danh xưng của ông Smith là gì (chẳng
hạn như Mr, Dr, hay Professor). Nếu viết họ thì trước đó phải có một danh xưng (còn viết tên thì không cần).
Ngoài ra, cũng nên cẩn thận phân biệt một số danh xưng trước tên. Nhất là đối với nữ, cần phải phân biệt giữa Mrs, Miss, và
Ms. Sau đây là vài ví dụ cụ thể:
Mr — nếu là nam (không cần biết có gia đình hay chưa)
Ms — dùng cho nữ (không biết tình trạng hôn nhân)
Mrs — dùng cho nữ đã có gia đình
Miss — dùng cho nữ chưa có gia đình
Xưng hô trong phần cuối lá thư
Đến phần cuối lá thư, thông thường người viết có một vài chữ gọi là final salutation. Cũng tùy theo trường hợp mà viết cho
đúng.
(a) Nếu tỏ ra trang trọng:
Yours sincerely,
Yours faithfully,
With kind regards,
With best wishes,

(b) Nếu tỏ ra trung dung, có thể viết:
Best regards,
Kind regards,
Best wishes,
Regards,
Lúc nào cũng kèm theo một dấu phẩy.
(c) Nếu tỏ ra thân mật, không trang trọng:
Cheers,
All the best,
Have a nice weekend and I’ll write when we’re back.

Lá thư mẫu 1
Sau đây là một thư mẫu để các bạn tham khảo. Đây là một lá thư xin làm việc ở lab của Giáo sư Janson một thời gian ngắn.
Subject: Laboratory placement - Prof Shankar’s student
Dear Professor Janson,
My name is Beautiful Surname, I am a PhD student at the University of Heaven. I attended the ACE conference last week
and I found your seminar very interesting, the part about the finite element formulation was particularly useful to me.
I saw on your webpage is it possible to have a placement period in your lab. It would be a real pleasure for me to join your
research group and do some further research into the formulation of an efficient finite element for the adhesive layer.
My research covers almost exactly the same topics:
1. FE calculations of complex bonded structures
2. Efficient techniques to reduce d.o.f
3. Enhancing adhesive strength
The area where I think I could really add value would be in enhancing adhesive strength. I have attached a paper and some
recent results, which I hope you will find both interesting and useful. I believe my approach could work in conjunction with
yours and really improve efficiency.
Yours sincerely,
Beautiful Surname
Cách viết email hiệu quả
Thảo luận trong 'Writing (Viết)' bắt đầu bởi Newsun, 20 Tháng 4 2010. [9554]

1. Newsun
Never Set!
Bài viết: 6.508
Lượt thích: 31.156
Kinh nghiệm: 113
Trường:

HCMUS
Sử dụng thư điện tử (email) là một cách rất nhanh chóng và thuận tiện để liên
lạc, đặc biệt trong kinh doanh. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể sử dụng
thành thạo và tận dụng được tính ưu việt của email. Những mẹo nhỏ sau sẽ giúp
bạn viết email tốt hơn và nhanh hơn.
Các phần của một bức thư điện tử






Chủ đề email có vai trò quan trọng trong việc định hướng nội dung chính của
email. Do vậy, chủ đề phải ngắn gọn, súc tích và truyền tải được thông tin chính.
Chủ đề tốt
 !"#$%&#'##(!)**+
$,,-"&'$.""#'/012345"#67
$#"&'###."8(2*"
"'8 !"&'5(6" 8"."'
9,"#/#:-,-"/
.##/#-#&';2<(='/"8>2*"
?'#"'"&#"//'#8-":-#"#'"-/
Chủ đề không tốt

@:-"A
B(B# (BC"'#8D
E'/-#&##"-#//"#
F'/"!GB#-,(#'#;H(I##'(E'##
Lời chào: chú ý không viết sai tên!
J#"'@KA(
B@KA(
B(
B# @KA(
B# (
=C"8#'(
Câu mở đầu:
E C',#!#'/"( "/#8L
$M"#,-#"/#N##/8'#O#/#'#"'L
 '#"'/#,,-,''"( "!#-/#:#-C#"//"
#"-#/"##:#,-##P
E'#''-"////( C--#:'8'"M##
& C//#/G
$/C#"'##(#'#C :#L
-#"/#'#/#'',',/"-&'L
 '#/,/#8'Q:,/&'."'#J'#'(,-#"/#N:#-C":'#&
!#'!#C&8/ /P "!#"-/"M"#87&'8''#!#CP
Nội dung thư: ghi cụ thể chi tiết nội dung và những yêu cầu cần thiết
B#'#/##"-#-/G
 "#"M"#"#"(,-#"/#-/-M,GRRCCCPPP=
'#/#'&'#-##!#(,-#"/#PPP
Phần kết:
 -&'C"'8''#,-8P
="8&'##8"!#"#'#!#C8""8&'#,/P
-#"/#S#/"#"#C"8O#//'#'/8"8

"!#P
="8("!"#(&'8'#P
 "C"'##,&#&'"C#///#P
-#"/#&'C"'###T"&'"P
Kính thư:
6#'#-8(
="8(
%#/I#"'/(
="/(
Chữ ký: ghi rõ tên, chức danh, công ty và thông tin liên lạc
=K
U"(KV8
WX"YZ"-
6[\]R/[E"T
WX"YF#:/#
=:##PPP
Viết email, như thế nào là “văn hóa”?
Share on facebook Share on ketnooi Share on twitter Share on email More
Sharing Services136
Ngày nay, khi Internet ngày càng được “phổ cập” rộng rãi, email trở
thành “chuyện thường ngày”, thì viết email thế nào cho “văn hóa”
cũng là một vấn đề đáng quan tâm. So với các phương tiện giao tiếp
truyền thống khác, email có nhiều điểm khác biệt và vì thế cũng đòi
hỏi những “kĩ năng” khác biệt hơn nếu muốn giao tiếp thật sự hiệu
quả. Thứ nhất, do đặc thù của email, đòi hỏi “văn viết” chứ không phải
“văn nói”, và những lỗi có thể bỏ qua khi nói chuyện có thể trở thành
“không chấp nhận được” khi thể hiện rõ ràng trên… màn hình. Thứ hai,
do không gặp mặt trực tiếp, những hiểu lầm phát sinh sẽ không được
khắc phục kịp thời, và vì vậy chúng cần được hạn chế ở mức thấp nhất.


1. Địa chỉ email thể hiện sự tôn trọng với người nhận
Đây là điều đặc biệt quan trọng nhưng lại thường ít được chú ý. Tất
nhiên, địa chỉ email như thế nào là quyền riêng tư cá nhân của mọi
người, nếu chỉ dùng để liên lạc với bạn bè, người thân hoặc các mục
đích riêng tư khác. Nhưng nếu là trong công việc, đây lại là một vấn đề
khác. Thử tưởng tượng nếu bạn gửi mail về một hợp đồng quan trọng
cho một đối tác cũng vô cùng quan trọng, với văn phong cực kì nghiêm
túc, nhưng địa chỉ email lại… hết sức “trẻ con”, kiểu như một nhân vật
cổ tích nào đó, hay một hoàng tử công chúa nào đó… vấn đề bạn gặp
phải sẽ không đơn giản chút nào. Một địa chỉ email “nghiêm túc” sẽ thể
hiện sự tôn trọng của bạn với người nhận, và hơn nữa là thể hiện nội
dung bạn gửi đi không mang tính chất “đùa cợt”, tạo một sự tin tưởng
hơn với người đọc.

2. Cách viết "tố cáo" tính cách của bạn
Như đã đề cập, viết email bạn cần “văn viết” chứ không phải “văn nói”,
và từ lâu “văn chương chính là con người”, cách bạn viết sẽ nói với
người đối diện phần nào đó về con người của bạn. Các lỗi chính tả là
điều tối kị, cho dù vì bất cứ nguyên nhân gì. Cách viết cũng cần được
xác định phù hợp với từng đối tượng người nhận. “Ai là người đọc email
của bạn?”, điều này rất quan trọng bởi vì viết cho một đồng nghiệp
cùng phòng ban sẽ khác rất nhiều so với khi viết cho cấp trên của bạn
hoặc một đối tác ngoài công ty. Sự tôn trọng là cần thiết trong mọi
trường hợp, và tùy theo đối tượng, bạn cũng cần có sự điều chỉnh để
“đạt được mục đích” của mình. Xây dựng hình ảnh tốt trong mắt người
đối diện là chuyện cần thiết, và điều nên được thực hiện từ những điều
nhỏ nhất, bao gồm cả chuyện viết email.

3. Đâu là "dàn ý" chung?
Ngoài những điều bắt buộc như tiêu đề, địa chỉ người nhận… thì sẽ

chẳng có một dàn ý nào là chung cả. Bởi vì, với những nội dung khác
nhau, sẽ có những hình thức khác nhau, thậm chí cùng một nội dung
nhưng đôi khi đòi hỏi phải có những hình thức khác nhau. Như đã đề
cập, bạn cần xác định rõ ràng đối tượng người nhận, mục đích gửi mail
là gì, nội dung bao gồm những điều nào, khi ấy “dàn ý” sẽ đơn giản
hơn rất nhiều. Đọc lại email một cách cẩn thận trước khi gửi là điều nên
làm và phải làm, bởi vì nó không mất nhiều thời gian như bạn nghĩ và
thật sự hiệu quả hơn bạn nghĩ rất nhiều. Tập để chúng trở thành một
thói quen, dần dần bạn sẽ thấy mình “chuyên nghiệp” và công việc
được giải quyết tốt hơn rất nhiều.

4. Xây dựng văn hóa viết email
Khi mà xã hội ngày càng đề cập nhiều hơn đến “văn hóa”, thì viết
email như thế nào để hình thành nên nét “văn hóa email” cũng nên
được chú ý. Có lẽ nên được bắt đầu từ chính ý thức của người gửi về
tầm quan trọng của việc viết email, và việc ý thức rằng, một bức email
“văn hóa” có thể mang lại những kết quả không ngờ đến, đặc biệt là
trong công việc.

Lê Hoài Phương - CareerLink.vn




10 NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG EMAIL CHUYÊN NGHIỆP

Email là phương tiện liên lạc thông dụng và hữu hiệu nhất trong kinh
doanh thời hiện đại. chúng ta sử dụng email để trao đổi thông tin, báo
cáo, điều hành, bán hàng, khiếu nại và hàng tỷ việc khác. Email được
dùng để liên lạc giữa các chi nhánh trên toàn thế giới, giữa các chi

nhánh nhận quyền và nhượng quyền, giữa các phòng ban, thậm chí là
giữa các cá nhân trong cùng một phòng ban. Trong thời buổi toàn cầu
hóa, nhiều đối tác không hề gặp mặt mà làm ăn cách nhau nửa vòng
trái đất, chỉ nhìn vào email mà tưởng tượng ra đối phương. Do đó, việc
sử dụng email một cách hữu hiệu là kỹ năng phải có đối với tất cả các
nhân viên văn phòng thời hiện đại.


Bạn đã sử dụng công cụ email một cách hiệu quả và chuyên nghiệp
chưa, hãy kiểm chứng 10 nguyên tắc sau

1. Sử dụng email đúng dịp
Hãy nhớ rằng, email không phải là phương tiện liên lạc cho mọi trường
hợp. Hãy sử dụngemail trong những trường hợp sau:

Nội dung liên lạc cần được lưu lại

Đối tượng liên lạc không tiện trao đổi qua điện thoại hoặc gặp
mặt

Nội dung trả lời không cần thiết phải tức thì

Nội dung email cần phải gửi cho nhiều người ở nhiều địa điểm
khác nhau

Nội dung không đòi hỏi việc tranh luận và trao đổi liên tiếp

2. Cài đặt email chuyên nghiệp

Để email của bạn được đón nhận tốt và có được sự tin tưởng từ cái

nhìn đầu tiên, hãy cài đặt ngay:

Background luôn luôn trắng, tuyệt đối không sử dụng
background màu mè

Chỉ dùng màu mực đen hoặc xanh đậm.

Chỉ dùng những font chữ Unicode thông dụng như Arial, Time
New Roman, Tahoma

Không dùng chức năng tô đậm (bold) và viết chữ in (ABC) cho
toàn bức thư.

Luôn cài đặt phần chữ ký (signature) với đầy đủ tên, chức vụ,
đơn vị công tác và thông tin liên lạc của bạn

Lấy email tên mình, toàn chữ và càng ngắn càng tốt. Tránh lấy
những địa chỉ email thiếu chuyên nghiệp và khó nhớ như
badboy_sg@, Alaninluv@, Tramy2005@, Tracy_love_u@

3. Quy luật chung cho nội dung email
Thông thường, người đọc email thường có xu hướng đọc rất nhanh và
nhấn “reply” ngay khi họ thấy được vấn đề và muốn phản hồi. Điều
này dễ dẫn đến việc người đọc bỏ sót thông tin. Do đó, nội
dung email phải tuân theo những quy luật sau:

Mỗi email chỉ viết về 1 vấn đề

Không spam mail, hãy enter địa chỉ email của mỗi người 1 lần.


Viết thật ngắn gọn, ngôn ngữ thật đơn giản, dễ hiểu

Tuyệt đối không viết những ngôn ngữ @ hay sai chính tả như
“2day I buy lunch 4 you”, “khách hàng là người iu thích kinh doanh”
hay “muốn mở lớp muh hông có giáo viên”

Cách hàng giữa các ý

Sử dụng nhiều gạch đầu dòng(bullets point) hoặc số
(numbering) nếu có thể

Ở cuối thư, luôn ghi rõ bạn mong đợi điều gì ở người nhận

Đọc lại một lần trước khi nhấn “send” để sửa lỗi (rất thường xảy
ra vì chúng ta luôn có xu hướng đánh máy rất nhanh khi viết email)

4. Viết Subject có ý nghĩa
Mỗi ngày nhân viên văn phòng nhận được rất nhiều email, trường hợp
của tôi, tôi phải xử lý hơn 50 email mỗi ngày, do đó, việc viết subject
của email rất quan trọng, nó là yếu tố quyết định email của bạn có
được đọc hay không, được đọc trước hay sau và đọc kỹ hay không.

Subject không được quá dài, nhưng phải đủ nghĩa và là tóm tắt cụ thể
nhất cho chủ đề của nội dung email. Ví dụ:

- Subject tồi:

Quick question (câu hỏi nhanh)

Important, read now (quan trọng, đọc ngay)

- Subject tốt:

Royal 2009 schedule announcement (Thông báo lịch học Royal
2009)

Thông tin tham quan chi nhánh CLBT thứ sáu 20/8

Đối với các email bạn gửi cho nhiều hộp mail khác nhau (yahoo, gmail,
hotmail), hoặc hộp mail có đuôi lạ, Subject nên giữ ở tình trạnh không
dấu và không có các ký tự lạ để tránh trường hợp đối phương không
đọc được

5. Trình bày rõ ràng
Cho dù email là phương tiện liên lạc không phải là trang trọng, chúng
ta luôn phải trình bày rõ ràng để người nhận có thể hiểu rõ nội dung
thông tin muốn chuyển tải. Một email tốt luôn được xây dựng trên 4
phần chính cho dù dài ngắn

Chào: “Dear …” hoặc “Hi …”

Nhắc đến vấn đề mà mình muốn trao đổi

Đưa ra ý kiến hoặc đề nghị của mình

Kết thúc thư bằng câu chào như “Regards” hoặc “Your faithfully”

Nhất là khi email cho khách hàng hoặc cho nhóm đông người thì
cần phải cẩn thận hơn với việc trình bày

6. Tránh gửi attachment

Mở attachment là một trong những điều mà đa số người nhận mail
ghét nhất, do đó, trừ những trường hợp cần thiết, hãy dán nội dung
thẳng vào email. Hoặc đối với những attachment quá phức tạp, không
thể dán, hãy tóm tắt những con số chính và nội dung emailđể người
xem có thể nắm được sơ bộ tình hình trước khi quyết định có mở
attachment ra hay không.

Điều này phải được áp dụng triệt để trong các báo cáo hàng ngày.

7. Vai trò của bạn?
Bạn có thể gửi email cho người khác bằng cách điền địa chỉ email của
họ vào 1 trong 3 phần: To, cc và Bcc. Tuy nhiên, mỗi phần phần này
đều mang 1 ý nghĩa khác nhau, do đó, hãy cẩn thận khi điền địa
chỉ email người nhận. Tương tự, hãy để ý xem địa chỉ email của mình
nằm ở đâu khi nhận được email từ người khác

To : email này gửi trực tiếp cho bạn, đương nhiên bạn đóng vai
trò chính trong việc xử lý thông tin. Người gửi mong đợi phản hồi từ
bạn

Cc : Người gửi muốn bạn biết thông tin này. Tuy nhiên, bạn
không cần thiết phải trả lời hoặc không cần thiết phải xử lý những vấn
đề được nhắc tới trong nội dung email

Bcc : Người gửi muốn bạn biết thông tin này một cách bí mật.
Trong trường hợp bạn có muốn đóng góp ý kiến hay phản hồi, bạn
cũng không nên click «Reply to all»

8. Trả lời nhanh
Hãy cố gắng trả lời ngay những email nhận được, điều này tỏ ra thiện

chí của bạn. Nếu bạn quá bận, chưa thể xử lý ngay email được, có thể
trả lời là :
«… Tôi đã nhận được email của bạn, nhưng chưa có thời gian xử lý, tôi
sẽ phản hồi nhanh nhât có thể …»

9. Giữ các thông tin liên quan và trong cùng một đầu mối
Hãy cân nhắc khi tạo một email mới, khi bạn email về một vấn đề đã
được khởi đầu, hãy emailcho đối tác bằng các «Reply» hoặc «Reply to
all» lại các thư trao đổi cũ. Nhờ vào việc này, các đối tác liên quan có
thể tham khảo, xem lại các thông tin cũ và bức tranh của cuộc trao đổi
được toàn diện hơn

Nếu bạn liên tiếp tạo các email mới, có thể bạn sẽ tiết kiệm chút thời
gian nhưng người nhận sẽ rất khó khăn để tìm lại những thông tin cũ
để xem quá trình làm việc của các bên đã đến đâu rồi. Nhất là với một
người bận rộn và có nhiều email thì việc này là hoàn toàn không dễ
dàng và thoải mái chút nào. Và một tâm trạng không thoải mái như
vậy, chắc hẳn sẽ làm giảm nhiệt tình hợp tác của họ

10. Tỏ ra Tôn Trọng và Tự Trọng
Trước khi nhấn «Reply to all» thay vì «Reply», hãy cân nhắc.

Trước khi forward email của 1 người cho người khác, hãy hỏi ý của tác
giả email đó. Nếu nội dung email yêu cầu bạn làm 1 điều mà bạn
không thể, hoặc không đúng chức năng, bạn có thể forward cho người
khác theo chức năng của họ để yêu cầu, đề nghị được thực hiện.

Những trường hợp sử dụng email như sau là TUYỆT ĐỐI CẤM KỴ tại
Doanh Nghiệp



Forward email của người/nhóm này cho người/nhóm khác với
mục đích trêu trọc hay đùa bỡn

Sử dụng email công ty để làm việc riêng, tán dóc

Sử dụng email công ty để bàn luận chính trị, nói xấu chế độ

Phát tán nội dung đồi trụy, bất hợp pháp

Gửi những thông tin rất quan trọng và cơ mật

Hy vọng 10 nguyên tắc sử dụng email trên giúp bạn thoải mái, tự tin
và thành công hơn trong công việc.
Email Marketing Online
10 nguyên tắc sử dụng email chuyên nghiệp
Email là phương tiện liên lạc thông dụng và hữu hiệu nhất trong kinh doanh thời
hiện đại. chúng ta sử dụng email để trao đổi thông tin, báo cáo, điều hành, bán
hàng, khiếu nại và hàng tỷ việc khác. Email được dùng để liên lạc giữa các chi
nhánh trên toàn thế giới, giữa các chi nhánh nhận quyền và nhượng quyền, giữa
các phòng ban, thậm chí là giữa các cá nhân trong cùng một phòng ban. Trong
thời buổi toàn cầu hóa, nhiều đối tác không hề gặp mặt mà làm ăn cách nhau
nửa vòng trái đất, chỉ nhìn vào email mà tưởng tượng ra đối phương. Do đó, việc
sử dụng email một cách hữu hiệu là kỹ năng phải có đối với tất cả các nhân viên
văn phòng thời hiện đại.
Bạn đã sử dụng công cụ email một cách hiệu quả và chuyên nghiệp chưa, hãy
kiểm chứng 10 nguyên tắc sau:
1. Sử dụng email đúng dịp:
Hãy nhớ rằng, email không phải là phương tiện liên lạc cho mọi trường hợp. Hãy
sử dụng email trong những trường hợp sau:

• Nội dung liên lạc cần được lưu lại.
• Đối tượng liên lạc không tiện trao đổi qua điện thoại hoặc gặp mặt.
• Nội dung trả lời không cần thiết phải tức thì.
• Nội dung email cần phải gửi cho nhiều người ở nhiều địa điểm khác nhau.
• Nội dung không đòi hỏi việc tranh luận và trao đổi liên tiếp.
2. Cài đặt email chuyên nghiệp:
Để email của bạn được đón nhận tốt và có được sự tin tưởng từ cái nhìn đầu
tiên, hãy cài đặt ngay:
• Background luôn luôn trắng, tuyệt đối không sử dụng background màu mè.
• Chỉ dùng màu mực đen hoặc xanh đậm.
• Chỉ dùng những font chữ Unicode thông dụng như Arial, Time New Roman,
Tahoma.
• Không dùng chức năng tô đậm (bold) và viết chữ in (ABC) cho toàn bức thư.
• Luôn cài đặt phần chữ ký (signature) với đầy đủ tên, chức vụ, đơn vị công tác
và thông tin liên lạc của bạn.
• Lấy email tên mình, toàn chữ và càng ngắn càng tốt. Tránh lấy những địa chỉ
email thiếu chuyên nghiệp và khó nhớ như badboy_sg@, Alaninluv@,
Tramy2005@, Tracy_love_u@

3. Quy luật chung cho nội dung email:
Thông thường, người đọc email thường có xu hướng đọc rất nhanh và nhấn
“reply” ngay khi họ thấy được vấn đề và muốn phản hồi. Điều này dễ dẫn đến
việc người đọc bỏ sót thông tin. Do đó, nội dung email phải tuân theo những quy
luật sau:
• Mỗi email chỉ viết về 1 vấn đề.
• Không spam mail, hãy enter địa chỉ email của mỗi người 1 lần.
• Viết thật ngắn gọn, ngôn ngữ thật đơn giản, dễ hiểu.
• Tuyệt đối không viết những ngôn ngữ @ hay sai chính tả như “2day I buy lunch
4 you”, “khách hàng là người iu thích kinh doanh” hay “muốn mở lớp muh hông
có giáo viên”.

• Cách hàng giữa các ý.
• Sử dụng nhiều gạch đầu dòng(bullets point) hoặc số (numbering) nếu có thể.
• Ở cuối thư, luôn ghi rõ bạn mong đợi điều gì ở người nhận.
• Đọc lại một lần trước khi nhấn “send” để sửa lỗi (rất thường xảy ra vì chúng ta
luôn có xu hướng đánh máy rất nhanh khi viết email.
4. Viết Subject có ý nghĩa:
Mỗi ngày nhân viên văn phòng nhận được rất nhiều email, trường hợp của tôi,
tôi phải xử lý hơn 50 email mỗi ngày, do đó, việc viết subject của email rất quan
trọng, nó là yếu tố quyết định email của bạn có được đọc hay không, được đọc
trước hay sau và đọc kỹ hay không
Subject không được quá dài, nhưng phải đủ nghĩa và là tóm tắt cụ thể nhất cho
chủ đề của nội dung email. Ví dụ:
- Subject tồi:
• Quick question (câu hỏi nhanh).
• Important, read now (quan trọng, đọc ngay).
- Subject tốt:
• Royal 2009 schedule announcement (Thông báo lịch học Royal 2009).
• Thông tin tham quan chi nhánh CLBT thứ sáu 20/8.
Đối với các email bạn gửi cho nhiều hộp mail khác nhau (yahoo, gmail, hotmail),
hoặc hộp mail có đuôi lạ, Subject nên giữ ở tình trạnh không dấu và không có
các ký tự lạ để tránh trường hợp đối phương không đọc được
5. Trình bày rõ ràng:
Cho dù email là phương tiện liên lạc không phải là trang trọng, chúng ta luôn
phải trình bày rõ ràng để người nhận có thể hiểu rõ nội dung thông tin muốn
chuyển tải. Một email tốt luôn được xây dựng trên 4 phần chính cho dù dài ngắn
• Chào: “Dear …” hoặc “Hi …”.
• Nhắc đến vấn đề mà mình muốn trao đổi.
• Đưa ra ý kiến hoặc đề nghị của mình.
• Kết thúc thư bằng câu chào như “Regards” hoặc “Your faithfully”.
• Nhất là khi email cho khách hàng hoặc cho nhóm đông người thì cần phải cẩn

thận hơn với việc trình bày.

6. Tránh gửi attachment:
Mở attachment là một trong những điều mà đa số người nhận mail ghét nhất, do
đó, trừ những trường hợp cần thiết, hãy dán nội dung thẳng vào email. Hoặc đối
với những attachment quá phức tạp, không thể dán, hãy tóm tắt những con số
chính và nội dung email để người xem có thể nắm được sơ bộ tình hình trước
khi quyết định có mở attachment ra hay không.
Điều này phải được áp dụng triệt để trong các báo cáo hàng ngày.
7. Vai trò của bạn?
Bạn có thể gửi email cho người khác bằng cách điền địa chỉ email của họ vào 1
trong 3 phần: To, cc và Bcc. Tuy nhiên, mỗi phần phần này đều mang 1 ý nghĩa
khác nhau, do đó, hãy cẩn thận khi điền địa chỉ email người nhận. Tương tự, hãy
để ý xem địa chỉ email của mình nằm ở đâu khi nhận được email từ người khác.
• To : email này gửi trực tiếp cho bạn, đương nhiên bạn đóng vai trò chính trong
việc xử lý thông tin. Người gửi mong đợi phản hồi từ bạn.
• Cc : Người gửi muốn bạn biết thông tin này. Tuy nhiên, bạn không cần thiết
phải trả lời hoặc không cần thiết phải xử lý những vấn đề được nhắc tới trong
nội dung email.
• Bcc : Người gửi muốn bạn biết thông tin này một cách bí mật. Trong trường
hợp bạn có muốn đóng góp ý kiến hay phản hồi, bạn cũng không nên click
«Reply to all».

8. Trả lời nhanh:
Hãy cố gắng trả lời ngay những email nhận được, điều này tỏ ra thiện chí của
bạn. Nếu bạn quá bận, chưa thể xử lý ngay email được, có thể trả lời là:
«… Tôi đã nhận được email của bạn, nhưng chưa có thời gian xử lý, tôi sẽ phản
hồi nhanh nhât có thể …»
9. Giữ các thông tin liên quan và trong cùng một đầu mối:
Hãy cân nhắc khi tạo một email mới, khi bạn email về một vấn đề đã được khởi

đầu, hãy email cho đối tác bằng các «Reply» hoặc «Reply to all» lại các thư trao
đổi cũ. Nhờ vào việc này, các đối tác liên quan có thể tham khảo, xem lại các
thông tin cũ và bức tranh của cuộc trao đổi được toàn diện hơn
Nếu bạn liên tiếp tạo các email mới, có thể bạn sẽ tiết kiệm chút thời gian nhưng
người nhận sẽ rất khó khăn để tìm lại những thông tin cũ để xem quá trình làm
việc của các bên đã đến đâu rồi. Nhất là với một người bận rộn và có nhiều
email thì việc này là hoàn toàn không dễ dàng và thoải mái chút nào. Và một tâm
trạng không thoải mái như vậy, chắc hẳn sẽ làm giảm nhiệt tình hợp tác của họ
10. Tỏ ra Tôn Trọng và Tự Trọng:
Trước khi nhấn «Reply to all» thay vì «Reply», hãy cân nhắc.
Trước khi forward email của 1 người cho người khác, hãy hỏi ý của tác giả email
đó. Nếu nội dung email yêu cầu bạn làm 1 điều mà bạn không thể, hoặc không
đúng chức năng, bạn có thể forward cho người khác theo chức năng của họ để
yêu cầu, đề nghị được thực hiện.
Những trường hợp sử dụng email như sau là TUYỆT ĐỐI CẤM KỴ tại Doanh
Nghiệp:
• Forward email của người/nhóm này cho người/nhóm khác với mục đích trêu
trọc hay đùa bỡn.
• Sử dụng email công ty để làm việc riêng, tán dóc.
• Sử dụng email công ty để bàn luận chính trị, nói xấu chế độ.
• Phát tán nội dung đồi trụy, bất hợp pháp.
• Gửi những thông tin rất quan trọng và cơ mật.
Hy vọng 10 nguyên tắc sử dụng email trên giúp bạn thoải mái, tự tin và thành
công hơn trong công việc.
Nếu bạn cho rằng bài viết này hữu ích, hãy subscribe email RSS feed ở góc phải
cuối màn hình để nhận được những bài viết mới nhất liên quan về Quản Trị,
Marketing, Internet Marketing, và các Kỹ Năng Kinh Doanh khác.
8 quy tắc viết email
Cập nhật lúc 13h20' ngày 20/05/2010
Bản in

Quản Trị Mạng - Trước khi trả lời một email nào đó, người nhận nên ghi nhớ: email thể hiện kỹ năng
giao tiếp của bạn. Một câu hỏi được đặt ra là liệu có phải cách thức trả lời email đang ngày càng trở nên
hiệu quả và lịch sự?
Maureen Bertolo, một nhà lập trình máy tính và đã giảng dạy về văn hóa email 10 năm nay, cho rằng
văn hóa email đang xuống dốc. Bà cho biết, có khá nhiều lời phàn nàn cũng như những thắc mắc mà các
học viên đưa ra trong các bài giảng của bà. Hầu như mọi người đều phàn nàn rằng “các email quá dài”
và “tại sao tôi lại nhận được nhiều email đến vậy?”.
Theo Bertolo, vấn đề cố hữu của các email chính là việc: mọi người quá phụ thuộc vào email và sử dụng
chúng không có hiệu quả. Email đã và đang trở thành một phần không thể thiếu trong công việc và giao
tiếp. Chúng trở nên quen thuộc đến mức người ta không còn nghĩ đến những phương thức giao tiếp thay
thế khác. Bà cho biết thêm, giờ đây, tin nhắn và Twitter đang làm giảm tính hữu ích của email hơn bao
giờ hết. “Nhắn tin dễ dàng hơn viết email rất nhiều. Bạn không cần phải lo lắng về vấn đề chính tả, lỗi
ngữ pháp hay các nghi thức chào hỏi. Vì nhắn tin được thực hiện nhanh chóng hơn nên mọi người cho
rằng các tin nhắn không cần phải có vẻ chuyên nghiệp như các email”.
Trong thời đại của nhắn tin và tweeting như hiện nay, một số người có thể cho rằng các nguyên tắc viết
email của Bertolo là không cần thiết trong giao tiếp cũng như trong kinh doanh. Nhưng những chuẩn
mực của Bertolo lại rất hữu ích với cả người nhận và người gửi email. Bà đơn giản chỉ muốn mọi người
giao tiếp hiệu quả hơn, đôi khi không nhất thiết là qua email. Bertolo cũng cho biết những email cá nhân
thể hiện kỹ năng giao tiếp của chính người đó và cách thức thể hiện bản thân mình. Biết khi nào và làm
thế nào để sử dụng email một cách hiệu quả có thể nâng tầm ảnh hưởng của một cá nhân. Trong khi xin
việc thì email gửi đến nhà tuyển dụng chính là ấn tượng đầu tiên mà nhà tuyển dụng có đối với người
xin việc.
Tóm lại, nếu bạn quan tâm đến hình ảnh cũng như thương
hiệu cá nhân của mình thì bạn nên quan tâm đến những
email mình gửi đi. Dưới đây là 8 cách Bertolo đưa ra để có
một email hoàn hảo.
1. Nghĩ trước khi viết
Trước khi bắt đầu soạn một email, hãy nghĩ kỹ về những gì
bạn định viết và liệu email ấy có thật sự hiệu quả cho mục
đích viết hay không. Ví dụ như, nếu bạn đang cố gắng giải

quyết các vấn đề của một ai đó thì hãy gọi điện trực tiếp
cho người đó. Nếu bạn muốn giải thích một quy trình nào
đó thì hãy giải thích trực tiếp, điều này sẽ hiệu quả hơn là
kể về quy trình đó qua email (bạn có thể sử dụng dịch vụ
như WebEx). Nếu muốn chỉ ra một vấn đề cấp bách với đồng nghiệp tại cơ quan thì hãy nói chuyện
riêng với họ.
2. Viết email thật đơn giản
Email sẽ hiệu quả nhất đối với các yêu cầu và thông điệp đơn giản trong 2 dòng. Ví dụ như “Bạn có thể
gặp mình lúc 4 giờ không?” hay “Bạn có dữ liệu này chưa?” Nếu email của bạn nằm trong một chuỗi
dài có từ 2 email trở nên thì người nhận thường quên mất email gốc của bạn.
3. Viết email ngắn
Mọi người ưa thích sử dụng email vì sự nhanh chóng và dễ dàng. Nếu email trở nên dài hơn hoặc phức
tạp hơn thì bạn sẽ mất nhiều thời gian viết hơn và khó thu hút người nhận hơn. Theo Bertolo, “nếu một
email dài hơn 12 dòng và có đến 2 mạch nội dung thì bạn đang làm lãng phí thời gian cũng như đang
làm nhạt dần email của mình”.
4. Sử dụng dòng Subject
Mọi người sử dụng các dòng subject như một thanh công cụ trong hòm thư đến để cho biết cần làm gì.
Để giúp người nhận phân loại tầm quan trọng của vấn đề và hiểu rõ mục đích của email, dòng Subject
cần phải rõ ràng. Theo Bertolo, “Hãy nói cho người nhận biết bạn muốn gì trên dòng subject. Sau đó,
thay vì đánh dấu email và phân loại mức độ quan trọng của email thì người sử dụng hãy đặt hạn cuối
mà người gửi muốn nhận được thư trả lời trên dòng Subject”
5. Đặt cấu trúc cho email
Theo Bertolo, “Một email theo đúng chuẩn mực cần có phần mở đầu, phần thân và phần kết thúc
email”. Mục đích của email nên rõ ràng trong phần thân, trong đó nêu rõ những việc gì cần phải làm.
Các câu nên chỉ có 15 từ hoặc ít hơn. Phần mở đầu và kết thúc không nên quá tổng cộng 7 dòng, còn
phần thân không nên quá 5 dòng.
6. Làm chủ email của mình
Bertolo cho rằng nên hỏi người nhận email của mình những câu hỏi như: “Tôi có thể giúp gì được hay
không? Tôi đã cung cấp đủ thông tin cho bạn hay chưa?”
7. Tránh những từ ngữ và cấu trúc khó hiểu.

Cách bạn giao tiếp qua email cho thấy mức độ chuyên nghiệp của bạn như thế nào. Tránh những từ ngữ
mang tính xúc phạm và châm biếm. Ngay cả khi ai đó gửi đến bạn một bức thư khiếm nhã thì bạn vẫn
có thể trả lời thư một cách lịch sự. Bà cũng khuyến cáo nên tránh các câu hỏi mang tính phòng thủ
như “Tại sao dự án của bạn lại chậm trễ như thế?”. Cách tốt nhất để xác định những vấn đề ấy là liên
lạc qua điện thoại hoặc gặp mặt trực tiếp. Cũng nên tránh các từ ngữ “mang tính khiêu khích” như “Tại
sao bạn lại ”, “Bạn phải ”, “Tôi chắc chắn là bạn sẽ đồng ý với việc ”, và “Tôi không hiểu tại
sao bạn ”. Những câu hỏi này cho thấy sự thất bại trong giao tiếp mà chắc chắn là email không thể sửa
chữa những thất bại này được (hoặc ít nhất là nhanh chóng sửa chữa những thất bại này).
8. Cẩn thận trong việc chọn Blind Copy và Reply All
Theo Bertolo, lý do duy nhất để sử dụng Blind copy là để không làm lộ địa chỉ người nhận. Ví dụ như
bạn muốn gửi email đến toàn bộ thành viên trong một hệ thống để thông báo về một công việc mới thì
hãy để tất cả địa chỉ người nhận ở dạng Blind copy để mọi người không thể nhìn thấy địa chỉ email của
những người khác nữa. Không sử dụng Blind copy để lén lút chia sẻ thông tin mật cho những người
khác.
Nên tránh sử dụng Reply all. Ví dụ như sếp của bạn gửi yêu cầu họp hoặc đường link đến một bài báo
cho mọi người trong nhóm và bạn cần trả lời email ấy thì hãy chỉ trả lời sếp của bạn thôi. Theo Bertolo,
việc trả lời tất cả sẽ làm phiền những người khác nữa.
• 20 quy tắc viết nội dung Email Marketing B2B hiệu quả
• admin | 07/07/2011 at: 4:42 | Email marketing là gì?

Quy tắc viết nội dung email
Việc soạn thảo các bức thư email marketing loại B2B (doanh nghiệp tới doanh
nghiệp) một cách hiệu quả khác xa so với soạn thảo những bức thư điện tử loại
B2C (doanh nghiệp tới người tiêu dùng). Chắc chắn là theo kinh nghiệm của bản
thân mình, bạn cũng hiểu là tất cả những người làm công việc kinh doanh khi
nhận một email đều muốn biết ngay vấn đề một cách nhanh nhất. Họ không có
thời gian để đọc qua tất cả các email trừ phi có một điều gì đó ngay lập tức thu
hút sự quan tâm của họ. Họ không thích sự dài dòng và lan man mà muốn biết
ngay những lợi ích và thực tế. Dưới đây là 20 quy tắc để viết những email
thương mại một cách hiệu quả:

1. Chính xác. Bất cứ yêu cầu nào mà bạn đưa ra, lợi ích nào mà bạn đề
nghị, hay số liệu thống kê nào mà bạn trích dẫn, hãy chắc chắn rằng chúng
là đúng đắn và không cường điệu quá mức. Không gì tồi tệ hơn là khởi đầu
một mối quan hệ với những thông tin phóng đại hoặc thậm chí giả tạo.
2. Ngắn gọn. Vì mục đích của các bức thư điện tử B2B của bạn là thu hút
sự quan tâm, bạn cần phải xác định rõ lợi ích quan trọng nhất mà người
nhận thư có thể có được và tổng kết trong một đoạn ngắn. Tuy nhiên, bạn
cũng cần cung cấp thêm thông tin nếu được yêu cầu.
3. Rõ ràng. Hầu hết những người kinh doanh sẽ rất bực mình với những
thư điện tử sai chính tả, sai ngữ pháp và có nội dung khó hiểu.
4. Chân thật. Đừng sử dụng sự cường điệu đã áp dụng với những người
tiêu dùng trong các thư điện tử B2C. Quan hệ B2B được xây dựng dựa
trên niềm tin. Hãy chắc chắn rằng mọi điều mà bạn nói đều cho thấy bạn là
người thẳng thắn và trung thực, đang thực hiện một công việc kinh doanh
nghiêm túc và có uy tín.
5. Sử dụng ngôn ngữ của họ. Cho dù bạn định nói bất cứ điều gì, hãy dùng
những ngôn từ mà những người nhận hiểu và thấy thoải mái. Đừng viết
quá đơn giản hoặc quá khó hiểu đối với họ. Mọi người đều có xu hướng
hiểu và phản ứng tốt hơn đối với những ngôn từ mà họ thường sử dụng
trong đàm thoại hàng ngày.
6. Hiểu về công việc của họ. Cố gắng hình dung ra chuỗi công việc thường
làm hàng ngày của những người mà bạn đang liên lạc và phản ánh vào
bức thư của bạn: “Tôi biết anh rất bận, vì vậy tôi sẽ đi thẳng vào vấn đề”.
7. Chú ý đến “khoảng cách về tri thức”. Đừng cho rằng những người nhận
thư cũng có được những hiểu biết như bạn về sản phẩm hoặc dịch vụ của
bạn. Sau khi bạn đã thu hút được sự quan tâm của họ và đã chuyển sang
giai đoạn “thông tin thêm”, hãy cố gắng cung cấp một bước tiếp cận từng
bước về bất cứ thứ gì bạn đang marketing để giúp họ hiểu bạn đang định
nói cái gì.
8. Viết email thương mại như những lá thư thực thụ, không phải những quảng

cáo.Trong thế giới B2B, liên lạc trực tiếp dưới dạng thư tín thì hiệu quả hơn
nhiều so với một bức thư điện tử trông như một quảng cáo.

×