Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Đánh giá và dự báo ảnh hưởng của luật thuế bảo vệ môi trường tới sự phát triển năng lượng tái tạo ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (374.86 KB, 11 trang )

Đánh giá và dự báo ảnh hưởng của Luật thuế
bảo vệ môi trường tới sự phát triển năng lượng
tái tạo ở Việt Nam

La Thị Cẩm Vân

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Luận văn Thạc sĩ ngành: Khoa học môi trường; Mã số: 60 85 02
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Hoàng Liên
Năm bảo vệ: 2011

Abstract: Tổng quan về các vấn đề liên quan đến khai thác và sử dụng nhiên liệu hóa
thạch cũng như kinh nghiệm quốc tế về các khoản thu nhằm bảo vệ môi trường. Giới
thiệu về Luật thuế bảo vệ môi trường. Nghiên cứu tác động của luật thuế bảo vệ môi
trường đến các dạng năng lượng, từ đó dự báo dự báo ảnh hưởng của luật tới năng
lượng tái tạo. Đưa ra kết quả nghiên cứu và thảo luận. Đề xuất giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả của Luật thuế bảo vệ môi trường trong phát triển năng lượng tái tạo ở
Việt Nam.

Keywords: Khoa học môi trường; Bảo vệ môi trường; Luật thuế; Năng lượng tái tạo;
Việt Nam

Content
MỞ ĐẦU
Việt Nam là một nước đang phát triển, nhu cầu năng lượng ngày càng lớn, đối mặt với
việc nguồn nguyên liệu hóa thạch, những nguồn năng lượng truyền thống đang dần cạn kiệt,
chính phủ và các ngành chức năng đã đưa ra nhiều biện pháp như tìm các nguồn năng lượng
mới, tiết kiệm năng lượng Đặc biệt là việc ban hành các quy định, các văn bản pháp luật
nhằm nâng cao hiệu quả quản lý việc khai thác và sử dụng các nguồn nguyên liệu hóa thạch
một cách bền vững.
Luật thuế bảo vệ môi trường được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông


qua ngày 15 tháng 11 năm 2010, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2012, trong đó quy
định thuế suất với các dạng nhiên liệu như xăng, dầu, than Khi Luật thuế bảo vệ môi trường
được thực thi sẽ gây ra những ảnh hưởng về mặt kinh tế, môi trường và xã hội. Vì vậy việc
đánh giá và dự báo những ảnh hưởng của Luật này là hết sức cần thiết. Đây chính là lí do
mà đề tài “Đánh giá và dự báo ảnh hưởng của Luật thuế bảo vệ môi trường tới sự phát triển
năng lượng tái tạo ở Việt Nam” được lựa chọn để tiến hành nghiên cứu. Trên cơ sở đó đề

2
xuất các biện pháp và cơ chế nhằm nâng cao hiệu quả của Luật thuế bảo vệ môi trường đến
phát triển các ngành năng lượng mới nhằm mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền
vững.
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Các vấn đề liên quan đến khai thác và sử dụng nhiên liệu hóa thạch
1.1.1. Sự cạn kiệt của các nguồn nhiên liệu hóa thạch
1.1.2. Các vấn đề môi trường do sử dụng nhiên liệu hóa thạch
1.2. Kinh nghiệm quốc tế về các khoản thu nhằm bảo vệ môi trƣờng
1.3. Xu hƣớng sử dụng năng lƣợng tái tạo để thay thế nhiên liệu hóa thạch
1.4. Giới thiệu về Luật thuế bảo vệ môi trƣờng
1.4.1. Mục tiêu, yêu cầu xây dựng Luật thuế bảo vệ môi trường
1.4.2. Bố cục của Luật thuế bảo vệ môi trường
1.4.3. Nội dung chính của Luật thuế bảo vệ môi trường
Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Luật thuế bảo vệ môi trường Việt Nam.
- Các dạng năng lượng tái tạo ở Việt Nam.
2.2. Nội dung nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu tác động của Luật thuế bảo vệ môi trường đến các dạng
năng lượng, từ đó dự báo ảnh hưởng của Luật tới năng lượng tái tạo, đề xuất các giải pháp

nhằm nâng cao hiệu quả của Luật thuế bảo vệ môi trường.
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp thu thập, tổng hợp tài liệu
Các tài liệu, số liệu, nguồn thông tin được sử dụng trong luận văn được thu thập từ
nhiều nguồn khác nhau như sách báo, tạp chí, internet… các số liệu rõ ràng và đã được công
bố.
2.3.2. Phương pháp phân tích số liệu
Các số liệu, thông tin sau khi thu thập sẽ được phân tích, đánh giá và tổng hợp phục vụ
mục đích nghiên cứu của luận văn.
2.3.3. Phương pháp chuyên gia

3
Bản chất của phương pháp chuyên gia là lấy ý kiến đánh giá của các chuyên gia để làm
kết quả dự báo. Phương pháp này sẽ chính xác hơn nếu sử dụng nhiều chuyên gia và tổng hợp
các ý kiến chuyên gia theo phương pháp toán học. Đây là phương pháp tương đối dễ thực
hiện. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là kết quả dự báo phụ thuộc rất nhiều vào
trình độ và ý kiến chủ quan của chuyên gia được hỏi. Việc tuyển chọn và đánh giá khả năng
của các chuyên gia cũng khá khó khăn. Tuy nhiên phương pháp này giúp bổ sung những
thông tin còn thiếu hoặc không thu thập được từ các phương pháp khác.
2.3.4. Phương pháp điều tra xã hội học
Điều tra xã hội học là phương pháp thu thập thông tin về các hiện tượng, quá trình kinh
tế xã hội trong thời gian và địa điểm cụ thể nhằm phân tích và đưa ra những kiến nghị đúng
dắn với công tác quản lý. Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này, tác giả đã sử dụng
phương pháp điều tra bằng bảng hỏi (xem phụ lục). Để đảm bảo tính đại diện và khách quan,
tác giả đã tiến hành điều tra ở nhiều tỉnh thành khác nhau (Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên,
Tuyên Quang, Hà Nội, Bắc Giang, Lạng Sơn, Hà Nam…), nhiều nhóm điều tra khác nhau bao
gồm các doanh nghiệp, công chức nhà nước, người dân thành thị, nông thôn, sinh viên. Đề tài
đã tiến hành điều tra 130 phiếu phỏng vấn tới nhóm đối tượng trên, trong đó các doanh nghiệp
chiếm 30%.
2.3.5. Phương pháp RIA (đánh giá tác động pháp luật)

Đây là phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng trong luận văn.
Khái niệm đánh giá tác động pháp luật
Đánh giá tác động pháp luật (RIA- Regulatory Impact Assesment) là một tập hợp các
bước logic hỗ trợ cho việc chuẩn bị các đề xuất chính sách. Phương pháp này bao gồm việc
nghiên cứu sâu các hoạt động đi kèm với quá trình xây dựng chính sách và chính thức hóa các
kết quả nghiên cứu bằng một bản báo cáo độc lập.
Quy trình đánh giá tác động pháp luật
Quy trình RIA có thể được thực hiện thông qua 10 bước, giải quyết 3 nội dung
Quy trình RIA thường gồm bốn yếu tố: Xác định mục tiêu và phạm vi của RIA, tham
vấn công chúng gắn với RIA, giám sát chất lượng thông qua thẩm định độc lập và các cơ chế
khác, các phương pháp thu thập dữ liệu.
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Hiện trạng sử dụng nhiên liệu hóa thạch ở Việt Nam
3.1.1. Than
3.1.2. Dầu khí

4
3.2. Các vấn đề môi trƣờng do khai thác và sử dụng nhiên liệu hóa thạch ở Việt Nam
3.2.1. Các vấn đề môi trường do khai thác và sử dụng than
3.2.2. Các vấn đề môi trường do khai thác và sử dụng xăng, dầu
3.3. Đánh giá, dự báo tác động của Luật thuế bảo vệ môi trƣờng tới việc sử dụng nhiên
liệu hóa thạch ở Việt Nam
3.3.1. Tác động về kinh tế
Theo nhận định của nhiều chuyên gia, Luật thuế sẽ góp phần gia tăng giá của các mặt
hàng như xăng, dầu, than đá. Theo kết quả điều tra cho thấy 95,5% người dân cho rằng khi
luật thuế bảo vệ môi trường được áp dụng sẽ làm tăng giá cả.
Mặc dù thuế môi trường đóng góp khoản thu lớn cho ngân sách bảo vệ môi trường
nhưng vẫn còn nhiều ý kiến đánh giá về mức thu thuế với các mặt hàng như xăng, dầu và
than.

Theo điều tra có 32,3% ý kiến cho rằng với mức thuế suất đối với than từ 10.000 đến
50.000đ/ tấn là cao vì than đã chịu rất nhiều thuế và phí khác nhau như thuế tài nguyên, phí
bảo vệ môi trường do khai thác khoáng sản, thuế giá trị gia tăng, phí khí thải, nếu thêm cả
thuế bảo vệ môi trường nữa thì quá nhiều, như vậy sẽ khiến giá cả tăng cao vì than là nguyên
liệu đầu của các ngành sản suất. Trong khi 34,6% ý kiến lại cho rằng mức thuế với than như
vậy là quá thấp, vì than là sản phẩm gây ô nhiễm nặng nề, cần có một biện pháp mạnh để hạn
chế sử dụng sản phẩm này.
Tương tự đối với xăng dầu và khí đốt, nhìn chung phản ánh của người dân với Luật
thuế bảo vệ môi trường có rất nhiều ý kiến trái chiều nhau.Với mặt hàng xăng có đến 85/130
phiếu chiếm 65,4% cho rằng mức thuế như vậy là cao, có 31/130 chiếm 23,8% cho rằng như
vậy là hợp lý, chỉ có 10,7% cho rằng mức thuế như vậy là thấp. Hình 3.2 dưới đây tổng hợp ý
kiến của người dân từ các phiếu điều tra về mức thuế đối với các mặt hàng xăng, dầu và than.
85
52
42
14
20
45
31
58
43
0
10
20
30
40
50
60
70
80

90
Xăng Dầu Than
Nhiên liệu
Số lƣợng phiếu
Cao
Thấp
Hợp lý


5
Hình 3.2: Tổng hợp ý kiến về mức thuế đối với than, xăng, dầu
Như vậy có thể thấy ảnh hưởng lớn nhất của Luật thuế bảo vệ môi trường là tăng giá
cả. Đối với nhà nước thì Luật thuế bảo vệ sẽ góp phần tăng ngân sách nhà nước cho việc chi
trả cho công tác bảo vệ môi trường. Đối với người dân, đặc biệt là người tiêu dùng sẽ chịu
tác động trực tiếp, đối với các doanh nghiệp sản xuất hầu như không chịu tác động nhiều, vì
gánh nặng cuối cùng sẽ dồn lên vai người tiêu dùng.
3.3.2. Tác động về môi trường
Rõ ràng là khi áp dụng Luật thuế bảo vệ môi trường, chúng ta sẽ hạn chế được việc sử
dụng nguồn năng lượng hóa thạch, đồng nghĩa với hạn chế phát thải, điều này sẽ có lợi hơn
cho môi trường.Theo phiếu điều tra phục vụ cho luận văn cho thấy khi được hỏi Luật thuế
bảo vệ môi trường ảnh hưởng như thế nào, đa phần người được điều tra trả lời sẽ có ý thức
trong việc bảo vệ môi trường, cụ thể là có ý thức trong việc sử dụng năng lượng không tái
tạo. 129/130 người chiếm 99% đồng ý rằng Luật thuế bảo vệ môi trường là cần thiết. Tuy
nhiên khi được hỏi thông tin về Luật thuế bảo vệ môi trường vẫn có 11% chưa được biết
thông tin gì về Luật này, như vậy cho thấy tuy là Luật có ảnh hưởng tới toàn dân nhưng
không phải người dân nào cũng nắm được thông tin cũng như hiểu biết về Luật thuế bảo vệ
môi trường
Nhận thức của người dân về năng lượng tái tạo cũng như năng lượng hóa thạch cho
thấy: 99% đồng ý rằng sử dụng năng lượng hóa thạch gây ô nhiễm môi trường, cụ thể có
118/130 cho rằng rất ô nhiễm, 10/130 cho rằng ô nhiễm ở mức độ bình thường, 2/130 cho

rằng ít ô nhiễm, không ai cho rằng sử dụng năng lượng hóa thạch không gây ô nhiễm. Đối với
năng lượng tái tạo đa phần người dân nhận xét rằng không gây tác động tới môi trường
(43,4%), nếu tác động đến môi trường cũng chỉ ít ảnh hưởng (43,8%).
118
10
2
0
0
20
40
60
80
100
120
140
Rất ô nhiễm Bình thường ít ô nhiễm không ô nhiễm
Mức độ
Số lƣợng phiếu

Hình 3.3: Tổng hợp ý kiến về mức độ ô nhiễm do sử dụng nhiên liệu hóa thạch
3.3.3. Tác động về xã hội

6
Luật thuế bảo vệ môi trường ra đời nhằm góp phần thay đổi thói quen, ý thức bảo vệ môi
trường của người tiêu dùng. Thứ nhất sẽ hình thành thói quen tiết kiệm nhiên liệu. Thứ hai sẽ
hướng người tiêu dùng tới các sản phẩm thân thiện với môi trường và chi phí rẻ hơn. Khi
được hỏi rằng Luật thuế bảo vệ môi trường sẽ ảnh hưởng đến ai nhiều nhất đa phần người dân
đều trả lời ảnh hưởng đến người tiêu dùng (chiếm 44,6%). 35% người dân cho rằng ảnh
hưởng tới nhà sản xuất, một số cho rằng không biết ai là người chịu ảnh hưởng nhiều nhất
Sản xuất

35%
Tiêu dùng
44%
Không biết
10%
Ý kiến khác
11%
Sản xuất
Tiêu dùng
Không biết
Ý kiến khác

Hình 3.5: Tổng hợp ý kiến về tác động của Luật thuế bảo vệ môi trƣờng tới ngƣời sản
xuất, tiêu dùng
Thuế môi trường thu trên đơn vị sản phẩm gây ô nhiễm để buộc người tiêu dùng lựa chọn
các sản phẩm ít ô nhiễm hơn, giá cao hơn ở mức hợp lý hoặc hạn chế tiêu dùng các sản phẩm
gây ô nhiễm. Mục đích chủ yếu của việc sử dụng công cụ thuế môi trường nhằm nâng cao nhận
thức của các tầng lớp trong xã hội về ý thức bảo vệ môi trường, từ đó góp phần thay đổi hành vi
sản xuất và tiêu dùng sản phẩm gây ô nhiễm môi trường khi sử dụng.
Từ các phân tích trên ta có thể thấy Luật thuế bảo vệ môi trường thể hiện tính hợp lý và
công bằng. Công bằng ở chỗ: tất cả mọi người sử dụng sản phẩm gây ô nhiễm môi trường đều
phải nộp thuế, thuế này là thuế gián thu, tính vào giá sản phẩm. Như vậy khi đánh thuế bảo vệ
môi trường, người sử dụng sản phẩm phải thay đổi hành vi, hướng tới sử dụng sản phẩm thân
thiện môi trường.
Về mặt lý thuyết, người sử dụng sản phẩm gây ô nhiễm môi trường gồm các tổ chức, cá
nhân, trong đó có cả người sản xuất và người tiêu dùng phải chịu thuế. Trên thực tế người chịu
ảnh hưởng nặng nề nhất vẫn là người tiêu dùng, vì người sản xuất chịu thuế bao nhiêu sẽ cộng
thêm vào giá cả sản phẩm.
Luật thuế bảo vệ môi trường có vai trò thay đổi hành vi sử dụng sản phẩm, trong điều
kiện hiện nay khi nhận thức của người dân về môi trường chưa được nâng cao, công cụ thuế

mang tính chất cưỡng bức như một công cụ sắc bén buộc mọi người, mọi tổ chức phải đi vào
khuôn phép, có nghĩa vụ bảo vệ môi trường sống của mình.

7
Với vai trò điều tiết bằng mức thuế đánh vào các sản phẩm gây ô nhiễm môi trường, Luật
thuế bảo vệ môi trường hướng nhà sản xuất, người tiêu dùng, các cá nhân, tổ chức phải đi theo
mục tiêu bảo vệ môi trường. Luật thuế bảo vệ môi trường buộc người sản xuất và tiêu dùng đi
theo hướng sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm thân thiện với môi trường, thúc đẩy phát triển
năng lượng sạch, đánh dấu một bước ngoặt mới cho phát triển năng lượng tái tạo.
3.4. Đánh giá, dự báo ảnh hƣởng của Luật thuế bảo vệ môi trƣờng tới việc phát triển
năng lƣợng tái tạo ở Việt Nam
Như vậy có thể thấy khi áp dụng Luật thuế bảo vệ môi trường mà giá năng lượng hóa thạch
tăng đa phần sẽ có tác dụng khiến người dân tiết kiệm năng lượng hóa thạch và chuyển một phần
sang sử dụng năng lượng tái tạo, thậm chí 30% sẵn sàng sử dụng năng lượng tái tạo dù giá cao
hơn nhưng thân thiện hơn với môi trường.
Luật thuế bảo vệ môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến khai thác và sử dụng năng lượng
hóa thạch, đồng nghĩa với việc ảnh hưởng gián tiếp tới phát triển năng lượng tái tạo thông qua
việc chuyển hướng khai thác và sử dụng các nguồn năng lượng mới thay cho nguồn nguyên
liệu hóa thạch đang dần cạn kiệt và gây ô nhiễm môi trường.
Chính vì quan niệm năng lượng tái tạo đắt cho nên mặc dù có xu hướng chuyển đổi
sang năng lượng tái tạo song theo điều tra, xu hướng của người dân là chuyển dần dần, một
mặt vẫn sử dụng năng lượng hóa thạch, chuyển một phần sang sử dụng năng lượng tái tạo.
Đối với năng lượng tái tạo, đa phần người dân cho rằng không hoặc ít ảnh hưởng tới môi
trường, điều này thể hiện rõ trong hình 3.9 dưới đây. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến
người dân chấp nhận dần chuyển sang sử dụng dạng năng lượng này thay cho năng lượng hóa
thạch.

Hình 3.9: Mức độ ảnh hƣởng của năng lƣợng tái tạo tới môi trƣờng
Thuế bảo vệ môi trường có tác động làm thay đổi cả quy mô và cơ cấu của sản xuất và
tiêu dùng năng lượng. Cụ thể là chuyển dịch dần sang hướng sử dụng một phần năng lượng

tái tạo thay nguồn năng lượng truyền thống. Tương lai xa có thể sử dụng năng lượng tái tạo

8
thay cho nguồn năng lượng hóa thạch ngày càng cạn kiệt.
3.5. Đề xuất nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của Luật thuế bảo vệ môi trƣờng
trong phát triển năng lƣợng tái tạo ở Việt Nam
- Về mức thuế suất: Mức thuế suất với xăng đa phần ý kiến người dân cho rằng cao, mức
thuế tối thiểu bằng với mức phí xăng hiện nay, mức thu tối đa 4000đ/1 lít được cho là quá cao. Vì
vậy quá trình tăng mức thuế cần cân nhắc kĩ lưỡng tránh làm biến động giá cả, tăng gánh nặng cho
người tiêu dùng.
- Mức thuế với than nhiều người vẫn cho là thấp, so với các nước trong khu vực thì
mức thuế của ta cũng thấp hơn nhiều, mặt khác khi sử dụng than gây ô nhiễm nặng nề. Vì vậy
mức thuế tối thiểu cần tăng để đạt được mục tiêu hạn chế sử dụng nguyên liệu hóa thạch, góp
phần bảo vệ môi trường.
- Về công tác truyền thông: tuy Luật thuế bảo vệ môi trường có hiệu lực trên toàn quốc
nhưng vẫn có một bộ phận người dân không biết tới. Trong khi Luật thuế bảo vệ môi trường
có mục tiêu điều chỉnh hành vi, ý thức của người dân trong tiêu dùng các dạng nguyên liệu
hóa thạch. Vì vậy cần tăng cường truyền tải thông tin về Luật tới toàn dân để mang lại hiệu
quả cao nhất.
- Luật thuế bảo vệ môi trường cần đồng bộ với các luật khác, tránh hiện tượng
thuế và phí chồng lên nhau gây khó khăn trong việc thu phí, thuế môi trường.
- Để đạt được hiệu quả điều chỉnh hành vi, ý thức của người dân theo hướng bảo
vệ môi trường cần cân nhắc mức thuế, lộ trình tăng thuế hợp lý nếu không sẽ ảnh hưởng
đến sản xuất khó đạt được mục tiêu thay đổi thói quen của người tiêu dùng. Bên cạnh đó
cần có chính sách cụ thể để nhà sản xuất cũng như người tiêu dùng tiếp cận được các sản
phẩm thân thiện với môi trường.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Luật thuế bảo vệ môi trường có tác động tích cực trong việc bảo vệ môi trường.
- Về mặt kinh tế, thuế bảo vệ môi trường sẽ làm tăng ngân sách cho các hoạt động bảo

vệ môi trường.
- Về mặt xã hội thuế bảo vệ môi trường có tác động thay đổi thói quen, ý thức của
người tiêu dùng trong việc sử dụng năng lượng, góp phần tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên,
khuyến khích việc phát triển năng lượng tái tạo.
- Tuy nhiên qua việc phỏng vấn, lấy ý kiến của người dân, những người chịu ảnh
hưởng của Luật thuế bảo vệ môi trường, đa phần cho rằng mức thuế với xăng còn quá cao. Đa
số ý kiến cho rằng giữ mức thu 1000đ bằng với mức thu phí xăng là hợp lý tại thời điểm này.

9
Nếu tăng mức thuế với xăng cao hơn sẽ ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế, ảnh hưởng đến nhiều
ngành sản xuất, làm tăng giá cả thị trường.
- Riêng mức thuế với than nhiều người cho rằng mức tối thiểu 10.000đ/1 tấn vẫn thấp.
Tuy mức 10.000đ/1 tấn đã tăng hơn 4000đ/1 tấn so với dự thảo ban đầu nhưng than là sản
phẩm khi khai thác cũng như sử dụng ảnh hưởng lớn tới môi trường vì vậy cần tăng mức thuế
tối thiểu với than.
- Luật thuế bảo vệ môi trường được đánh giá là ảnh hưởng tích cực tới phát triển năng
lượng tái tạo ở Việt Nam. Tuy nhiên phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam vẫn gặp nhiều
rào cản về công nghệ, kỹ thuật đến tài chính, công tác quản lý.
Vì vậy để góp phần phát triển năng lượng tái tạo cần có sự quan tâm hỗ trợ từ chính
phủ, cần có một cơ chế chính sách đầy đủ cho phát triển năng lượng tái tạo, ngoài ra cũng cần
có sự phối kết hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước, cũng như cần một hệ thống giám sát
các dự án phát triển năng lượng tái tạo sao cho đạt hiệu quả nhất.
Kiến nghị
Lợi thế của năng lượng hóa thạch hiện nay so với năng lượng tái tạo là rẻ và sẵn có.
Luật thuế bảo vệ môi trường đã hạn chế "tính rẻ" của năng lượng hóa thạch, vậy muốn phát
triển năng lượng tái tạo cần tăng tính "sẵn có" để năng lượng tái tạo ngày càng phát triển
hơn nữa. Để làm được điều đó cần thực hiện một số biện pháp sau:
1. Nhà nước cần có cơ chế hỗ trợ, khuyến khích đối với các dự án phát triển năng
lượng tái tạo. Ví dụ: ưu tiên đầu tư, khuyến khích về thuế
2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức và thay đổi thói quen sử

dụng nhiên liệu truyền thống của người dân sang sử dụng các dạng năng lượng sạch.
3. Mức thuế tối thiểu với than còn thấp, cần tăng mức thuế tối thiểu với than. Mức
thuế đối với xăng từ 1000đ/lít - 4000đ/lít có mức dao động cao, khi tăng mức thuế với xăng
cần có một lộ trình nhất định tránh làm biến động giá cả quá mức.
4. Trích một phần ngân sách thu được từ thuế bảo vệ môi trường cho các dự án phát
triển năng lượng tái tạo. Tạo các nguồn năng lượng tái tạo hữu ích, phù hợp thông dụng với người
dân để tăng mức sử dụng năng lượng tái tạo.
5. Nhà nước cần dần bỏ trợ giá cho sản xuất điện từ các nguyên liệu truyền thống như
nhiệt điện để giá điện phản ánh đúng chi phí sản xuất. Có như vậy sản xuất điện từ năng
lượng tái tạo mới có khả năng cạnh tranh.

References
Tài liệu trong nƣớc

10
1. Bộ Công nghiệp (2007), Quy hoạch phát triển dầu khí Việt Nam giai đoạn 2006 - 2015,
Định hướng đến năm 2025, Hà Nội.
2. Bộ Công thương (2007), Đề án Phát triển năng lượng sinh học đến năm 2015, tầm nhìn
2020, Hà Nội.
3. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (tháng 3 năm 2011), Báo cáo đánh
giá tác động Luật thuế bảo vệ môi trường, Hà Nội
4. Công ty tư vấn xây dựng điện I- Tổng công ty Điện lực VN (2005), Quy hoạch thuỷ điện
vừa và nhỏ toàn quốc (Báo cáo cuối cùng), Hà Nội.
5. DEVI-Renewable Energies (2011), Các dự án điện gió ở Việt Nam

(truy cập ngày 29/10/2011)
6. Nguyễn Bá Diễn (2008), Tổng quan pháp luật về phòng chống ô nhiễm dầu ở các vùng
biển, Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội Kinh tế - Luật( 24), tr 224 - 238.
7. Tạ Văn Đa (2006), Đánh giá tài nguyên và khả năng khai thác năng lượng gió trên lãnh
thổ Việt Nam, Báo cáo tổng kết đề tài ngiên cứu khoa học cấp Bộ, Hà Nội.

8. Hồ Sỹ Giao (2006), Ngành khai thác than lộ thiên của Việt Nam- phát triển và thách thức,
Tạp chí công nghệ mỏ, số 1, 2006 tr10
9. Lưu Đức Hải (2002), Cơ sở khoa học môi trường, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
10. Hội thảo khoa học “3
rd
Workshop of ODA UNESCO proiect for Promotion of Energy for
Sustainable Developmet in Aisa (Viet Nam)”, ngày 25/11/2011, Hà Nội.
11. Lê Chí Hiệp (2004), Máy lạnh hấp thụ trong kỹ thuật điều hòa không khí , NXB Đại Học
Quốc Gia Tp Hồ Chí Minh, Tp Hồ Chí Minh.
12. Nguyễn Quang Hinh (2006), "Tổng quan về một số thành tựu của ngành dầu khí Việt
Nam", Tạp chí Công nghệ mỏ, số 1, 2006 tr.6.
13. Nguyễn Quang Khải (2006), Những vấn đề phát triểnnăng lượng sinh khối ở Việt Nam,
Báo cáo tại Hội thảo Phát triển năng lượng bền vững ở Việt Nam. Hà Nội - 14/6/2006.
14. Nguyễn Khánh Linh (2011), Ảnh hưởng của Luật thuế bảo vệ môi trường đếnkhai thác và
sử dụng năng lượng, Luận văn tốt nghiệp ngành môi trường, Đại học Khoa học tự
nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.
15. Lê Tuấn Phong (2009), Chính sách phát triển năng lượng tái tạo Việt Nam, Bộ Công
thương, Hà Nội
/>vietnam/(Truy cập ngày 23/10/2011)

11
16. Mạnh Quân (2009), Khai thác than và ô nhiễm môi trường , báo Tài nguyên và ô nhiễm
môi trường, Bộ tài nguyên và môi trường.
( />4S67297 ) (Truy cập ngày 10/10/2011)
17. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010) Luật thuế bảo vệ môi trường,
Hà Nội.
18. Tổng cục thống kê (2010) Niên giám thống kê 2010, Hà Nội.
19. Bùi Cách Tuyến, Mai Thế Toán, (2009), Chuyên đề bảo vệ môi trường trong khai thác
khoáng sản. (www.vea.gov.vn) (truy cập ngày 16/9/1011)
20. Viện chiến lược chính sách Tài nguyên và Môi trường , Kinh tế hóa để tăng đóng góp của

ngành Tài nguyên và Môi trường cho nguồn thu ngân sách và GDP
(www.isponre.gov.vn/home/kinhtehoa) (truy cập ngày 15/10/2011).
Tài liệu nƣớc ngoài:
21. Lin Y., Tanaka S.(2006), Ethanol fermentation from biomass resources: Current state and
prospects, Appl. Microbiol Biotechnol, pp-69
22. International Energy Agency (2010), Wold Energy Oulook 2010, Paris.
23. Renewables 2007, Global Status Report – REN21, Renewable Energy Policy Network for
the 21
st
Century, 54p.
24. World Enerdy Council (2010), 2010 Survey of Energy Resources.

×