Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

TLHD short version (21.10)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.17 KB, 11 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TỔNG CỤC MÔI TRƯỜNG
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do -Hạnh phúc

1
DỰ THẢO
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN
PHÂN TÍCH CHI PHÍ - LỢI ÍCH CỦA CÔNG TÁC BẢO TỒN ĐA DẠNG
SINH HỌC TẠI MỘT SỐ VƯỜN QUỐC GIA ĐẠI DIỆN TIÊU BIỂU
CHO HỆ SINH THÁI ĐẤT NGẬP NƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-TCMT
ngày tháng năm 2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường)
Phần I
QUY ĐỊNH CHUNG
1. Phạm vi điều chỉnh
Văn bản này hướng dẫn việc phân tích chi phí - lợi ích dự án bảo tồn đa
dạng sinh học tại vườn quốc gia đại diện tiêu biểu cho hệ sinh thái đất ngập
nước.
2. Đối tượng áp dụng
Hướng dẫn này áp dụng đối với các đối tượng là cán bộ quản lý nhà nước
về bảo tồn đa dạng sinh học thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn; các Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, cán bộ quản lý các vườn quốc gia, khu bảo tồn
có hệ sinh thái đất ngập nước.
3. Giải thích từ ngữ
Trong tài liệu hướng dẫn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đất ngập nước (viết tắt là ĐNN) là ĐNN tự nhiên, cụ thể là vùng đầm
lầy, than bùn hoặc vùng nước thường xuyên hoặc tạm thời, kể cả vùng
biển có độ sâu không quá 6 mét khi ngấn nước thủy triều thấp nhất.
2. Giá trị kinh tế đất ngập nước là toàn bộ các khối lợi ích có thể mang lại


cho các đối tượng sử dụng khác nhau sinh sống ở thế hệ hiện tại hay
tương lai, bao gồm giá trị sử dụng và giá trị phi sử dụng.
2
3. Giá trị sử dụng là những lợi ích thu được từ việc sử dụng hệ sinh thái
ĐNN.
4. Giá trị phi sử dụng là những giá trị bản chất, nội tại của hệ sinh thái
ĐNN xuất phát từ nhận thức của con người về sự tồn tại của các giống
loài hoặc của cả hệ sinh thái.
5. Giá trị sử dụng trực tiếp là các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trực tiếp mà
hệ sinh thái ĐNN cung cấp cho con người.
6. Giá trị sử dụng gián tiếp là những giá trị dựa trên chức năng của hệ sinh
thái ĐNN.
7. Giá trị tùy chọn là những giá trị sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp có thể
được sử dụng ở tương lai.
8. Giá trị để lại là những giá trị thu được từ sự mong muốn bảo tồn và duy
trì đa dạng sinh học của hệ sinh thái ĐNN cho thế hệ tương lai.
9. Giá trị tồn tại là giá trị của hệ sinh thái ĐNN có được từ nhận thức rằng
tài sản đó còn tồn tại ở một trạng thái nào đó.
10. Bảo tồn đa dạng sinh học ĐNN là việc bảo vệ sự phong phú của các hệ
sinh thái tự nhiên quan trọng, đặc thù hoặc đại diện; bảo vệ môi trường
sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của loài hoang dã, cảnh
quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên; nuôi, trồng, chăm sóc
loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; lưu
giữ và bảo quản lâu dài các mẫu vật di truyền tại các vùng ĐNN.
11. Dự án bảo tồn đa dạng sinh học (sau đây gọi tắt là dự án bảo tồn) là một
quá trình gồm các công tác, nhiệm vụ có liên quan với nhau, được thực
hiện nhằm đạt được mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học đã đề ra trong
điều kiện ràng buộc về thời gian và nguồn lực.
12. Lợi ích là toàn bộ sự gia tăng phúc lợi xã hội do dự án bảo tồn mang lại.
13. Chi phí là khoản phúc lợi xã hội bị mất đi khi thực hiện dự án bảo tồn.

3
14. Phân tích chi phí - lợi ích là một phương pháp được dùng để nhận dạng,
lượng hóa bằng tiền tất cả cái ‘được’ và ‘mất’ tiềm năng từ một dự án
nhất định nhằm xem xét dự án đó có đáng mong muốn hay không trên
quan điểm xã hội nói chung.
15. Lợi ích xã hội ròng là toàn bộ lợi ích của xã hội sau khi trừ các thiệt hại.
16. Giá trị hiện tại ròng (NPV) là phần chênh lệch giữa tổng lợi ích được
chiết khấu về thời điểm hiện tại với tổng chi phí được chiết khấu về thời
điểm hiện tại.
17. Tỷ số lợi ích-chi phí (BCR) là tỷ lệ giữa tổng lợi ích đã qui đổi về hiện
tại và tổng chi phí đã qui đổi về hiện tại
18. Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) là một giá trị của tỷ lệ chiết khấu làm cho
giá trị hiện tại của dự án bằng không.
4. Mục đích của phân tích chi phí - lợi ích dự án bảo tồn
- Tính toán một cách định lượng, quy đổi tất cả các chi phí và lợi ích của
dự án bảo tồn về một đơn vị đo lường thống nhất là giá trị tiền tệ.
- Giúp các nhà quản lý về bảo tồn ĐNN thấy được hiệu quả kinh tế của dự
án bảo tồn đưa ra.
- Hỗ trợ nhà quản lý về bảo tồn ĐNN trong việc ra quyết định phân bổ
nguồn lực một cách tối ưu trong điều kiện giới hạn về nguồn lực. Trong trường
hợp xem xét một dự án bảo tồn, phân tích chi phí - lợi ích hỗ trợ họ xem có nên
phân bổ nguồn lực vào dự án bảo tồn này hay không? Trong trường hợp xem xét
nhiều dự án bảo tồn được đề xuất ra cùng đạt mục tiêu bảo tồn, công cụ này hỗ
trợ họ lựa chọn một dự án bảo tồn tối ưu nhất để phân bổ nguồn lực.
- Hỗ trợ các nhà quản lý khi cân nhắc giữa vấn đề phát triển kinh tế với
vấn đề bảo tồn, ra quyết định có nên thực hiện bảo tồn hay phát triển kinh tế.
- Hỗ trợ các cơ quan quản lý trong việc đưa ra những chính sách hợp lý về
sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên khan hiếm, làm giảm hoặc loại bỏ
những tác động tiêu cực phát sinh trong các dự án, chương trình, kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội.

4
Phần II
QUY TRÌNH THỰC HIỆN PHÂN TÍCH CHI PHÍ - LỢI ÍCH DỰ ÁN
BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC
1. Nguyên tắc thực hiện phân tích chi phí - lợi ích dự án bảo tồn
Quá trình thực hiện phân tích chi phí - lợi ích phải đảm bảo các nguyên
tắc sau:
- Phải có một đơn vị đo lường chung là tiền tệ.
- Phải dựa trên đánh giá của người tiêu dùng và người sản xuất vì nó thể
hiện hành vi thực sự của họ.
- Phân tích một dự án nên so sánh giữa “có và không” có dự án.
- Tránh tính hai lần các lợi ích và chi phí.
- Xác định rõ tiêu chí lựa chọn dự án.
2. Các bước thực hiện phân tích chi phí - lợi ích dự án bảo tồn
Quy trình thực hiện phân tích chi phí - lợi ích dự án bảo tồn đa dạng sinh
học gồm 6 bước sau:
- Bước 1: Nhận dạng vấn đề.
- Bước 2: Xác định sự thay đổi trong thành phần, chức năng ĐNN khi
thực hiện dự án bảo tồn.
- Bước 3: Đo lường lợi ích và chi phí tăng thêm khi thực hiện dự án bảo
tồn.
- Bước 4: Tính toán lợi ích xã hội ròng của dự án bảo tồn.
- Bước 5: Phân tích độ nhạy.
- Bước 6: Đưa ra đề xuất kiến nghị.
3. Nhận dạng vấn đề
- Nhận dạng vấn đề: cần nhận dạng sự khác biệt giữa tình trạng hiện tại và
tình trạng mong muốn đối với công tác bảo tồn tại một vùng ĐNN.
- Mô tả dự án bảo tồn đưa ra: cần tập trung trả lời những câu hỏi thiết yếu
sau:
• Tại sao cần phải thực hiện dự án bảo tồn này?

5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×