Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

cơ cấu tổ chức COCA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (411.97 KB, 11 trang )

Nhóm 1: hp://prezi.com/9ntrooyx7irm/nhom-1/
Cơ cấu tổ chức Công ty Coca-Cola
1 Đậu Mạnh Cường 11120554
2 Nguyễn Thị Phương Thảo 11123583
3 Nguyễn Thị Thu Hằng 11121296
4 Trần Hồng Hạnh 11121211
5 Nguyễn Thị Thủy 11123844
6 Phạm Thành Đạt 11120840
7 Phạm Đức Minh 11122523
8 Vũ Tú Nam 11126644
1. Lịch sử
Thủa sơ khai khi mới xuất hiện, CocaCola vốn là một thứ thuốc uống do
John Pemberton, một dược sĩ bang Atlanta, Mỹ, pha chế với công dụng chữa
bệnh… đau đầu. Khi đó, ông dược sĩ rao bán cho người dân quanh vùng với giá
khá “bèo”: 5 cent 1 cốc.
Từ thuốc chữa đau đầu đến thương hiệu thế giới…
Chính Frank Robinson, nhân viên kế toán của Pemberton, là người đặt tên
cho thứ nước sirô ngòn ngọt ấy. Coca-Cola là sự kết hợp những chiết xuất tinh
túy nhất từ lá cây coca và hạt cây kola. Cho đến năm 1929, hoạt chất cocaine đã
được loại bỏ hoàn toàn khỏi công thức chế tạo, chỉ còn lại một lượng nhỏ
cafeine đủ để tạo cảm giác hưng phấn.
Pemberton không phải là nhà kinh doanh và điều tất yếu là ông đã không
nhìn thấy hết sức mạnh kì diệu của món nước uống tiềm năng này. Trong
khoảng thời gian từ 1888 đến 1891, ông lần lượt bán lại toàn bộ công ty mình
cho 1 doanh nhân tên là Asa Griggs Candler.
Sau khi trở thành vị chủ tịch đầu tiên của tập đoàn Coca-Cola, Candler bắt
đầu cuộc hành trình đi khắp nước Mỹ giới thiệu sản phẩm đến các dược sĩ và
thuyết phục họ bán lẻ tại các quầy thuốc của mình. Và để những nỗ lực quảng bá
thêm phần hiệu quả, ông còn tặng họ đủ loại lịch, đồng hồ, cân sức khỏe và vô
số vật dụng khác có in logo Coca-Cola, kèm theo phát vé uống nước miễn phí
cho khách hang.


Nhưng ngay cả Candler cũng không nhận thấy hết tiềm lực thực sự của
thương hiệu. Do không tính tới khả năng khách hàng có thể muốn chu du đây đó
cùng 1 chai nước ngọt gọn nhẹ trên tay nên năm 1899, ông chuyển nhượng bản
quyền kĩ thuật đóng chai cho 2 luật sư ở bang Tennessee với giá… 1đô la. Ngay
sau đó, 2 người này đã phát triển dây chuyền đóng chai thành một ngành kinh
doanh phát đạt và bán lại bản quyền cho các doanh nghiệp khác trên khắp nước
Mỹ.
Năm 1916, công ty Root Glass thiết kế cho Coca-Cola mẫu chai với đường
cong hình số 8, và đây chính là nét đặc trưng không thể nhầm lẫn giữa Coca-
Cola với bất kì sản phẩm nước uống bắt chước nào khác. Rút kinh nghiệm, lần
này Coca-Cola không chậm trể đăng kí ngay bản quyền cho kiểu dáng có một
không hai.
Năm 1918, Candler bán lại công ty cho Ernest Woodruff, để rồi sau đó người
con trai Robert Woodruff kế nhiệm chức chủ tịch và làm nên kì tích cho lịch sử
phát triển thương hiệu Coca-Cola. Trong suốt Chiến tranh Thế giới thứ 2,
Woodruff kiên trì thực hiện tôn chỉ: “Tất cả các quân nhân Mỹ được hưởng ưu
đãi: mua 1 chai Coca-Cola chỉ với giá 5 cent, cho dù ở bất kì đâu, và cho dù
công ty có chịu tổn thất đến mức nào”.
Nhờ đó, chai nước ngọt mang màu đỏ đặc trưng đã theo chân người Mỹ đi
khắp các chiến trường, và cái tên Coca-Cola nhanh chóng trở nên quen thuộc ở
mọi ngóc ngách của thế giới.
Không hiểu đây có phải là “chiến thuật” đã được tính toán từ trước, hay đơn
giản chỉ là tấm lòng rộng lượng của một doanh nhân nặng tình với nước nhà,
nhưng rõ ràng sau vụ này Coca-cola đã thu hoạch một khoản lợi nhuận vô hình
khổng lồ: chiến tranh kết thúc cũng là lúc hàng triệu người dân châu Âu tìm tới
thứ nước uống có ga mới lạ.
Đến năm 1960, Coca-Cola đã tăng gấp đôi số nhà máy đóng chai và thâu tóm
trên 60% thị trường nước ngọt.
2. Công ty
- Coca-Cola (còn được gọi tắt là Coke) là nhãn hiệu nước ngọt được đăng ký

tại Mỹ. Thành phần quan trọng nhất chứa một tỷ lệ nhất định tinh dầu được chiết
suất từ quả và lá của cây Kola, Cái tên Coca-Cola cũng bắt nguồn từ đó.
- 8.5.1886: tại Bang Atlanta – Hoa Kỳ, một dược sỹ tên là John S. Pemberton
đã chế ra một loại sy-rô có hương thơm đặc biệt và có màu caramen sau này
được đặt tên là coca cola. Thành phần quan trọng nhất chứa một tỷ lệ nhất định
tinh dầu được chiết suất từ quả và lá của cây Kola, Cái tên Coca-Cola cũng bắt
nguồn từ đó.
- 1891: Ông Asa G. Candler một dược sĩ đồng thời là thương gia ở Atlanta đã
mua lại công thức cũng như toàn bộ quyền sở hữu Coca-Cola với giá 2,300
USD.
- 1892: Thành lập công ty coca cola
- 1893: Thương hiệu Coca-Cola lần đầu tiên được đăng ký quyền sở hữu
công nghiệp.
- 1897: Coca-Cola bắt đầu được giới thiệu đến một số thành phố ở Canada và
Honolulu.
- 31.1.1899: Một nhóm thương gia gồm Thomas & Whitehead cùng với đồng
nghiệp J.T. Lupton đã nhận được quyền xây dựng nhà máy đóng chai với mục
đích đóng chai và phân phối sản phẩm Coca-Cola đến khắp mọi nơi trên nước
Mỹ.
- 1906: nhà máy đóng chai đầu tiên được thành lập ở Havana, Cuba.
- 1919: những người thừa hưởng gia tài của Candler bán Công ty Coca-Cola
cho Ernest Woodruff, một chủ ngân hàng ở Atlanta. Bốn năm sau, Ernest
Woodfuff được bầu làm Chủ Tịch Điều Hành Công Ty, bắt đầu sáu thập kỷ lãnh
đạo và đưa Công ty Coca-Cola đến một tầm cao mới mà không một người nào
có thể mơ thấy.
- Chủ tịch kiêm CEO: Muhtar Kent.
- Từ khi được thành lập và đặt trụ sở chính tại Atlanta, bang Georgia, tập
đoàn Coca-cola hiện đang hoạt động trên 200 nước khắp thế giới. Thương hiệu
Coca-cola luôn là thương hiệu nước ngọt bán chạy hàng đầu và tất cả mọi người
trên thế giới đều yêu thích Coca-cola hoặc một trong những loại nước uống hấp

dẫn khác của tập đoàn. Ngày nay, tập đoàn Coca-cola đã thành công trong công
cuộc mở rộng thị trường với nhiều loại nước uống khác nhau ban đầu là nước có
gas, và sau đó là nước trái cây, nước tăng lực cho thể thao, nước suối, trà và một
số loại khác.
- Coca-Cola chiếm 3.1% tổng lượng sản phẩm thức uống trên toàn thế giới.
Trong 33 nhãn hiệu nước giải khát không cồn nổi tiếng trên thế giới, Coca-Cola
sở hữu tới 15 nhãn hiệu. Mỗi ngày Coca-Cola bán được hơn 1 tỷ loại nước uống,
mỗi giây lại có hơn 10.000 người dùng sản phẩm của Coca-Cola. Trung bình
một người Mỹ uống sản phẩm của công ty Coca-Cola 4 ngày 1 lần. Coca-Cola
hiện đã có mặt tại tất cả các châu lục trên thế giới và có thể được nhận ra bởi
phần lớn dân số thế giới.
- Coca-Cola trở thành hãng nước ngọt nổi tiếng thế giới với rất nhiều sản
phẩm đa dạng như Coca-Cola Light (hay Diet Coke- Coca kiêng), Coca-Cola
Cherry Hương vị: Cola, Cola Cherry, Cola Vanilla, Cola Green Tea, Cola
Lemon, Cola Lemon Lime, Cola Lime, Cola Orange và Cola Raspberry. Màu
sắc: Caramel E-150d.
3. Thống kê.
- Lợi nhuận: 48 tỉ đô doanh thu thuần ( 2012). 9 tỉ đô thu nhập thuần (2012). 9.1 tỉ
đô trả cho các cổ đông và mua lại cổ phiếu (2012). 162 tỉ đô vốn thị trường
(12/3/2012). 51 năm cổ tức liên tục tăng. Hoạt động trong các khu vực: Bắc
Mĩ(21%), Mĩ Latinh (29%), Châu Âu (14 %) Á ÂU và Châu Phi (18%), pacific
(18%)
- Hơn 700 nghìn hệ thống liên kết trên toàn thế giới. Xếp thứ tư trong số các công
ty được ngưỡng mộ nhất. Nằm trong top 20 công ty sáng tạo nhất. Top 50 công
ty đa dạng về sản phẩm nhất.
- Danh mục đầu tư: Tăng 3% tương đương với việc thêm các chi nhánh ở Đức
hoặc bằng 2 lần ở Nga. Có hơn 3500 sản phẩm trên toàn thế giới. Xếp thứ nhất
lượng like page trên facebook với 74 triệu lượt like. Đứng thứ 3 về giá trị
thương hiệu toàn cầu (2013).
- 250 đối tác đóng chai. Gần 900 chi nhánh trên toàn thế giới. 23 triệu nhà phân

phối bán lẻ. Đầu tư hơn 30 tỉ đô cho việc đóng chai trên toàn cầu trong 5 năm
tới.
- 15 triệu nhà máy phân phối và đóng chai trên thế giới. Sản xuất và tiêu thụ 81,1
triệu lít nước thông qua 468 dự án hợp tác nước cộng đồng trên 100 quốc gia và
1,8 triệu người được hưởng lợi từ nó. Quyên góp cho 40 dự án phát triển nông
nghiệp bền vững trên 25 quốc gia; 280 hoạt động thể thao, những dự án về dinh
dưỡng trên 115 quốc gia trên thế giới.
II. Cơ cấu tổ chức.
1. Mô hình.
1.1. Dạng chức năng: Các cá nhân hợp thành 1 nhóm để thực hiện cùng 1 chức năng
là lãnh đạo và quản lí tập đoàn với các phòng ban khác nhau với chủ tịch kiêm
CEO là Muhtar Kent. Hội đồng ban quản trị bao gồm: Herbert A. Allen,
Ronald W. Allen, Ana Botín, Howard G. Buffett, Richard M. Daley, Barry
Diller, Helene D. Gayle, Evan G. Greenberg, Alexis M. Herman’ Robert A.
Kotick, Maria Elena Lagomasino, Donald F. McHenry, Sam Nunn, James D.
Robinson III, Peter V. Ueberroth,Jacob Wallenberg. Tiếp theo là các phòng ban
như đựơc mô tả ở trên.
- Ưu điểm:
+ Sử dụng được các chuyên gia để giải quyết được các vấn đề phức tạp. theo
đó, việc chỉ đạo công việc được chuyên môn hóa cho những người đã nghiên
cứu cẩn thận về từng mặt của công việc mà chỉ đạo đúng đắn, chính xác khoa
hoch hơn mà đơn giản hơn.
+ Tập trung nhân năng lực trong các hoạt động chuyên sâu: với mô hình cơ
cấu trực tiếp người lãnh đạo phải có kiên thức đầy đủ về các lĩnh vực khác nhau
nhưng theo chức năng các chuyên gia chỉ tập trung đi sâu vào lĩnh vực chuyên
môn của mình. Nên mô hình này nó thu hút và phát huy tốt năng lực của chuyên
gia đồng thời giải quyết các vấn đề chuyên môn nhanh chóng hơn.
+ Đơn giản hóa việc đào tạo.
- Nhược điểm
Nhiều lãnh đạo. thiếu sự phối hợp giữa các phòng ban chức năng. Phân tán

trách nhiệm. Làm yếu tính năng động của cá nhân.
1.2. Dạng địa dư: Tập đoàn hoạt động trên các châu lục khác nhau, cùng thực hiện
những nhiệm vụ giống nhau ở các phạm vi địa lí khác nhau như được mô tả ở
trên.
Công ty coca-cola có dạng cơ cấu tổ chức địa dư vì các thành viên quốc tế
được phân chia và tách biệt từ trụ sở chính. Công ty có nhiều nhóm trên toàn bộ
vùng lãnh thổ trên thế giới. Với mỗi nhóm ở các vùng lãnh thổ khác nhau, công
ty đều có những giám đốc điều hành riêng. Coca-cola có 5 nhóm lớn trên các
vùng lãnh thổ:
- Nhóm Á Âu và Châu Phi.
- Nhóm Châu Âu
- Nhóm Mỹ Latinh
- Nhóm Bắc Mỹ
- Nhóm Thái Bình Dương.
Mỗi nhóm lớn đều có phó giám đốc điều hành các nhóm nhỏ, tùy thuộc vào
khu vực hay đất nước đó.Ví dụ như khu vực UK trực thuộc Tây Bắc Châu Âu
thuộc nhóm Châu âu. Cơ cấu tổ chức này đã hoạt động rất hiệu quả từ khi Coca-
cola trở thành 1 công ty lớn. Loại cơ cấu địa dư này có ích cho công ty vì nó
nhận ra rằng :
- Các thị trường được phân chia theo từng khu vực địa lý
- Phong cách sống, khẩu vị, thu nhập và mức tiêu thị khác nhau từ khu vực
này tới khu vực khác
- Thị trường cửa các khu vực khác nhau ở các vùng miền có mức phát triển
khác nhau
Mỗi bộ phận chiến lược kinh doanh ở từng nhóm chịu trách nhiệm cho các
hoạt động cũng như việc ra quyết định tại khu vực của mình.ví dụ như các bộ
phận chiến lược kinh doanh chịu trách nhiệm nghiên cứu thị trường đặc trưng
của từng khu vực,và phát triển những quản cáo phù hợp với khách hàng từng
khu vực.
- Ưu điểm: Việc tổ chức theo địa dư cùng với những người quản lý là người của

chính quốc gia đó là một lợi thế vì họ hiểu rõ hơn về thị trường, người tiêu dùng,
nguồn lực và chính quyền ở chính nơi họ sinh sống và lớn lên. Vì vậy, họ có thể
đưa ra các sáng kiến và quyết định thích hợp nhất với thị trường đóViệc quản lý
diễn ra trực tiếp hơn và cũng thuận tiện hơn so với việc quản lý từ công ty mẹ.
- Nhược điểm: Dễ nảy ra sự thiếu nhất quán với công ty mẹ. Số lượng nhân viên
cũng cần nhiều hơn. có thể gặp phải vấn đề tại các địa phương như về chênh
lệch giá thành giữa các thị trường, bất ổn chính trị xã hội, sự khác biệt về văn
hóa…
1.3. Dạng ma trận.
Ở các châu lục khác nhau, các quốc gia khác nhau sẽ có từng ban quản trị của
từng khu vực đó, tức là sự kết hợp giữa cấu trúc chức năng & sản phẩm/khách
hang/địa dư tạo thành ma trận. Với công ty coca-cola dạng ma trận được mô tả
như sau:
- Ưu điểm: giúp tổ chức thực hiện được sứ mệnh đa mục tiêu. Phối hợp được
nguồn lực một cách tối đa để thực hiện các vấn đề phức tạp đa chắc năng. Đào
tạo được đội ngũ các nhà quản lí và các chuyên viên, chuyên gia, nhân viên.
- Hạn chế: đòi hỏi nhà quản lí phải có năng lực đặc biệt. Sẽ phát sinh nhiều vấn đề
thuộc “cơ chế quản lí”.
1.4 Dạng hình tháp
- Tầm quản lý hẹp
- Nhiều cấp quản lý
2. Ưu, nhược điểm trong cơ cấu tổ chức:
• Ưu điểm:
- Trao quyền cho nhân viên nên sẽ loại bỏ sự chậm trễ trong quá trình ra quyết
định
- Chuyên môn hoá cao, rõ ràng, phát huy được lợi thế quy mô, giảm được trùng
lắp trong các hoạt động.
- Đưa ra được những chương trình quảng cáo, chiến lược phát triển với từng khu
vực, thị trường khác nhau, đáp ứng được sự thay đổi về môi trường.
- Có được lượng thông tin tốt nhất, chính xác nhất về thị trường và nhu cầu của

khách hàng để có thể chủ động trước những biến đổi trong và ngoài ngành
- Tận dụng được tối đa nguồn nhân lực cho công ty.
- Tính logic cao.
- Giữ được sức mạnh, uy tín của công ty trên thị trường thế giới.
• Nhược điểm:
- Khó khăn cho nhà quản lý cấp cao
- Thiếu sự nhất quán trong chiến lược và phương thức hoạt động
Kết luận: Công ty Coca-cola được tổ chức theo các dạng:
1. Theo phương thức hình thành các bộ phận:
- Cơ cấu theo chức năng
- Cơ cấu theo địa dư
- Cơ cấu ma trận
2. Theo số cấp quản lý:
- Cơ cấu dạng hình tháp
3. Theo mối quan hệ quyền hạn:
- Cơ cấu tổ chức trực tuyến – chức năng
Với cơ cấu tổ chức khá cồng kềnh phức tạp vì là công ty lớn nhưng nó phân
theo từng phạm vi hoạt động và mỗi khu vực là các công ty con không chịu sự
chỉ đạo trực tiếp từ công ty mẹ nên dễ quản lí hơn.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×