Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

cơ cấu tổ chức của PVN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (575.24 KB, 18 trang )

CƠ CẤU TỔ CHỨC TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM
I. GIỚI THIỆU CHUNG
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) là tập đoàn kinh tế mạnh của
Việt Nam được biết nhiều trong khu vực và trên thế giới.
Tiền thân của tập đoàn là Công ty Dầu khí Quốc gia, được thành lập theo
quyết định 198/2006/QĐ- TTg và 199/2006/QĐ- TTg ngày 29/8/2006 của
Thủ tướng Chính phủ.
Ngày 25/6/2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 924/QĐ- TTg
về việc chuyển công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thành công ty trách
nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.
+ Tên gọi đây đủ: TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM.
+ Tên giao dịch quốc tế: VIETNAM OIL AND GAS GROUP.
+ Tên gọi tắt: PETROVIETNAM, Viết tắt:PVN.
+ Địa chỉ trụ sở chính: 18 Láng Hạ - Ba Đình – Hà Nội.
+ Điện thoại: 84 – 04 – 3 8252526.
+ Fax: 84 – 04 – 8265942.
+ Website: www.petrovietnam.com.vn; www.pvn.com.vn; www.pvn.vn
+ Email:
 Chức năng, nhiệm vụ:
a) Tiến hành các hoạt động dầu khí và kí kết các hợp đồng dầu khí với các tổ
chức, cá nhân; tiến hành các hoạt động theo quy định của Luật Dầu khí; tổ
chức quản lý, giám sát công tác tìm kiếm, thăm dò, khai thác, chế biến dầu
khí trên cơ sở hợp đồng với các nhà thầu dầu khí, với công ty con và với các
tổ chức, cá nhân khác.
b) Trực tiếp sản xuất, kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận theo quy định của
pháp luật. Các quan hệ kinh tế phát sinh giữa PVN và các doanh nghiệp
khác trong Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam được thể hiện bằng hợp
đồng kinh tế.
c) Đầu tư vào công ty con, công ty liên kết, chi phối công ty con theo quy đinh
của pháp luật và điều lệ của PVN.
d) Thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại công ty


con và công ty liên kết.
e) Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phối hợp kinh doanh trong Tập
đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.
f) Thực hiện những công việc khác mà nhà nước trực tiếp giao cho PVN và
theo các quy định tại Điều lệ của PVN.
 Sứ mệnh:
Góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và là đầu tàu kinh tế trong xây
dựng và phát triển đất nước Việt Nam hùng cường
 Logo của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam:
Biểu tượng (logo) với hai màu chính là màu xanh da trời của nền và màu đỏ
của ngọn lửa hai nhánh thể hiện thành quả hoạt đọng tìm kiếm thăm dò – khai
thác và các lĩnh vực hoạt động khác để đưa tài nguyên dầu khí từ lòng đất, từ
thềm lục địa Việt Nam lên phục vụ đất nước. Ngọn lửa đỏ hai nhánh được bắt
đầu từ trong lòng chữ V (chữ đầu của từ VIệt Nam) được cách điệu tạo ra
khoảng trống ơe giữa hai ngọn lửa giống hình đất nước. Nhánh màu đỏ được
cháy lên từ chữ V của hàng chữ màu trắng PETROVIETNAM – tên giao dịch
quốc tế của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
 Slogan:
PETROVIETNAM – năng lượng cho phát triển đất nước
 Tầm nhìn chiến lược 2025:
“tập đoàn kinh tế dầu khí hàng đầu trong khu vực – Niềm tự hào cảu dân tộc
Việt Nam”.
 Triết lý kinh doanh:
- Đầu tư: đầu tư có trọng điểm, có tính đến sự tương hỗ cho nhau của các dự
án, hiệu quả đầu tư cao.
- Chất lượng sản phẩm: là sự sống của doanh nghiệp, là yếu tố tạo nên sự
phát triển bền vững.
- Khách hàng là bạn hàng: cùng chia sẻ lợi ích, trách nhiệm, thuận lợi và khó
khăn cùng khách hàng.
- Táo bạo và đột phá: rút ngắn khoảng cách, đi tắt đón đầu, tạo thế cạnh

tranh lành mạnh.
- Cải tiến liên tục: không có sự vĩnh cửu trong suy nghĩ, mọi sáng kiến đều
được tôn trọng và đóng góp vào sự thành công chung.
- Tinh thần đoàn kết và sự thống nhất: là nền tảng tạo nên sức mạnh phát
triển bền vững của PVN.
- Kiếm soát rủi ro: các yếu tố rủi ro đều được tính đến trong mọi hoạt động
của PVN.
- Phương châm hành động: dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, quyết
định kịp thời, triển khai quyết liệt.
 Lĩnh vực hoạt động của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
- Nghiên cứu, tìm kiếm, thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế biến, tàng trữ,
dầu khí, khí hoá than, làm dịch vụ về dầu khí ở trong và ngoài nước;
- Kinh doanh dịch vụ khai thác dầu thô, khí, các sản phẩm dầu, khí và các sản
phẩm có nguồn gốc từ dầu khí ở trong và ngoài nước;
- Xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị dầu khí, sản phẩm dầu khí, hóa dầu;
- Kinh doanh, phân phối các sản phẩm dầu, khí, các nguyên liệu hóa phẩm
dầu khí;
- Khảo sát, thiết kế, xây dựng, khai thác, sửa chữa các công trình, phương
tiện phục vụ dầu khí;
- Tư vấn đầu tư xây dựng, thiết kế các công trình, phương tiện phục vụ dầu
khí;
- Đầu tư, sản xuất và kinh doanh nhiên liệu sinh học;
- Đầu tư, sản xuất, kinh doanh điện và phân bón;
- Đầu tư, khai thác than và các loại khoáng sản tại nước ngoài, ký kết hợp
đồng nhập khẩu, cung ứng than; hợp tác khai thác và kinh doanh than trong
nước, vận chuyển và tàng trữ than;
- Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm lọc hoá dầu, tư vấn chuyển giao công
nghệ trong lĩnh vực sản xuất và chế biến các sản phẩm lọc hoá dầu;
- Đầu tư sản xuất và kinh doanh năng lượng tái tạo;
- Hoạt động tài chính, chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm;

- Đào tạo, cung ứng nhân lực dầu khí; xuất khẩu lao động;
- Triển khai, phát triển các dự án năng lượng sạch, “cơ chế phát triển sạch”
(CDM)”;
- Đầu tư, khai thác phát triển cảng, kinh doanh vận tải biển, vận tải đường
thuỷ, đường không và đường bộ, đại lý tàu biển;
- Khảo sát, thiết kế, tư vấn đầu tư, xây dựng, khai thác, sửa chữa các công
trình, phương tiện phục vụ dân dụng; sản xuất và kinh doanh vật liệu xây
dựng;
- Các ngành, nghề khác theo quy định của pháp luật.
 Các mốc thành tựu quan trọng
II. CƠ CẤU TỔ CHỨC
1. Bộ máy điều hành và quản lý bộ máy bao gồm:
a, Hội đồng thành viên
b, Tổng giám đốc
c, Các phó tổng giám đốc, kế toán trưởng
d, Bộ máy giúp việc
Hội đồng thành viên đứng đầu: Hội đồng thành viên có quyền nhân danh
PVN để quyết định mọi vấn đề liên quan đến việc thực hiện mục tiêu,
nhiệm vụ, quyền lợi của PVN. Quyết định chiến lược, kế hoạch dài hạn, kế
hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch phát triển ngành, nghề kinh doanh
của công ty con. …. Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý, phương án tổ chức
kinh doanh, biên chế và sử dụng bộ máy quản lý , quy chế quản lý nội bộ
của PVN. Quyết định các vị trí Tổng giám đốc, các phó tổng giám đốc và kế
toán trưởng PVN và các công ty con.
Chủ tịch hội đồng thành viên: chủ tịch hội đồng thành viên không kiêm
nhiệm chức tổng giám đốc. Chủ tịch hội đồng thành viên thay mặt hội đồng
thành viên nhận vốn, tài nguyên các nguồn lực khác do chủ sở hữu đầu tư
cho PVN, thay mặt hội đồng thành viên hoặc ủy quyền cho các thành viên
của hội đồng thành viên kí các nghị quyết, quyết định của hội đồng thành
viên, tổ chức theo dõi việc thực hiên các nghị quyết…

Sau hội đồng thành viên có ban tổng giám đốc tập đoàn:
Tổng Giám Đốc: là người điều hành hoạt động hàng ngày của PVN theo mục
tiêu, kế hoạch và các nghị quyết, quyết định của hội đồng thành viên. Tổng
giám đốc là người tổ chức xây dựng chiến lược phát triển PVN; quy hoạch
phát triển các dự án thuộc ngành nghề kinh doanh của PVN và của tập đoàn
dầu khí quốc gia Việt Nam; kế hoạch dài hạn, kế hoạch sản xuất kinh doanh
… của PVN, xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực, chuẩn bị các báo
cáo định kỳ, báo cáo thống kê…
Giúp đỡ cho tổng giám đốc là các phó tổng giám đốc và các phòng ban phía
dưới.
Ban kiếm có nhiệm vụ giúp hội đồng thành viên trong việc kiểm tra, giám
sát hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý, điều hành trong PVN; kịp
thời phát hiện, ngăn ngừa và hạn chế, khắc phục sai sót rủi ro trong hoạt
động sản xuất kinh doanh, của PVN và của các doanh nghiệp trong Tập
đoàn dầu khí Việt Nam .
Việc ban kiểm soát đứng sau hội đồng thành viên và đứng trước ban tổng
giám đốc và đứng động lập thể hiện sự khách quan và công bằng trong việc
kiểm soát.
Dưới ban tổ chức là các phòng ban:
Văn phòng, ban tổ chức nhân sự, ban tài chính kế toán và kiểm soát,ban kế
hoạch, ban xây dựng, ban tìm kiếm và thăm dò dầu khí, ban khai thác dầu
khí, ban quản lý đấu thầu, ban quản lý hợp đồng dầu khí, ban dự án dầu khí
ở nước ngoài, ban pháp chế, ban quan hệ quốc tế, ban khoa học công nghệ,
ban chế biến dầu khí, ban đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, ban dầu tư
và phát triển, ban thanh tra, ban thương mại thị trường, ban an toàn- sức
khỏe- môi trường, ban khí, ban điện.
2. Mô hình cơ cấu tổ chức tổng quát
Cơ cấu tổ chức của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam bao gồm Công ty
mẹ là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam; 6 tổng công ty và công ty hoạt động
theo mô hình công ty mẹ con, trong đó 100% vốn điều lệ của các tổng công

ty này do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nắm giữ; 11 tổng công ty, công ty và
đơn vị do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nắm quyền chi phối; một số công ty
hoạt động dưới hình thức công ty liên kết giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
với các đối tác khác; bên cạnh đó là các đơn vị nghiên cứu khoa học và đào
tạo.
3. Mô hình cơ cấu tổ chức
3.1. Theo phương thức hình thành các bộ phận
3.1.1. Cơ cấu chức năng

Ban tổng
giám đốc
Ban khí
sản xuất sản
phẩm
hóa dầu,
nhiên liệu
sinh học
Phân đạm
dịch vụ
về dầu khí
khác: tài chính, bảo
hiểm, tín dụng.
Ban Điện
Ban đào tạo và
phát triển nhân
lực
- Viện dầu khí VN
- Viện NIPI
- CĐ nghề Dầu khí
- ĐH Dầu khí VN

Ban an toàn
sức khỏe và
môi trường
viên phát triển những kĩ năng của họ bằng cách làm việc với các nhân viên
khác trong phòng chức năng, thúc đẩy phát triển các vấn đề một cách
nhanh chóng.
Nhược điểm: Với cơ cấu tổ chức theo mô hình này việc xác nhận mức độ
trách nhiệm và thành tích của các nhân viên ở các bộ phận chức năng là
tương đối khó khăn. Sự tranh giành quyền lực, xung đột giữa các bộ phận
có thể dẫn đến phản hiệu quả khiến cấp cao nhất dễ gặp khó khăn trong
công tác quản lí.
3.1.2. Cơ cấu tổ chức theo sản phẩm/khách hàng/ địa dư/ đơn vị chiến lược
 Cơ cấu tổ chức theo sản phẩm
- Sản phẩm:
+ phâm đạm
+ nhiên liệu sinh học
+ xơ sợi
+ khai khoáng
- Dịch vụ:
+ Khảo sát địa vật lý, dịch vụ khoan, kỹ thuật giếng khoan khai thác dầu khí,
xuất nhập khẩu và cung cấp các loại vật tư và thiết bị dầu khí
+ xuất nhập khẩu và kinh doanh dầu thô và các sản phẩm dầu
+ vận chuyển, tàng trữ, cung cấp và phân phối các sản phẩm dầu khí
dầu khô, khí hóa lỏng
+ vận hành, và duy tu bảo dưỡng các công trình dầu khí, dịch vụ cung ứng và
xử lý dầu tràn
+ thiết kế, xây lắp các công trình dầu, khí, điện, xây dựng dân dụng
+ vận tải biển và phục vụ hầu cần
+ cung cấp lao động kỹ thuật, du lịch, khách sạn, cung cấp các suất ăn trên
các công trình dầu khí biển.

- Tham gia lĩnh vực nghiên cứu khoa học và đào tạo như cung cấp các dịch
vụ: tư vấn khoa học công nghệ, nghiên cứu và chuyển giao kỹ thuật, công
nghệ mới trong hoạt động khai thác dầu khí, dịch vụ xử lý số liệu địa vật lý,
kiểm tra chất lượng các sản phẩm dầu theo tiêu chuẩn quốc tế, nghiên cứu
công nghệ lọc dầu, tổ chức đào tạo kỹ thuật chuyên ngành dầu khí bao gồm
các đơn vị:
+ Viện dầu khí VN với nhiều trung tâm nghiên cứu chuyên ngành
+ Viện Nghiên cứu và thiết kế biển (Viện NIPI) của Liên doanh Việt - Nga
+ Trường CĐ nghề Dầu khí (PVMTC)
+ Trường ĐH Dầu khí Việt Nam (PVU)
- Bên cạnh đó PVN còn có các đơn vị cung cấp các dịch vụ bảo hiểm, thu xếp
vốn, tín dụng cho các dự án đầu tư, huy động vốn, tín dụng doanh nghiệp,
các dịch vụ tài chính, chứng khoán, giám định năng lượng bao gồm:
+ Công ty cổ phần PVI
+ Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam
+ Tổng công ty Công nghệ năng lượng Dầu khí Việt Nam
- Ban an toàn sức khỏe và môi trường
Ưu điểm:
- PVN ngày càng phát triển thành một tập đoàn kinh tế đa ngành, các loại
hình sản phẩm và dịch vụ ngày càng đa dạng ==> đa dạng sản phẩm, phát
triển công nghệ, thu được nguồn lợi lớn hơn so việc chỉ xuất khẩu sản phẩm
thô khai thác được
- các nhân viên của tập đoàn từng bước được đào tạo, tái đào tạo nâng
cao trình độ về quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề, ngoại ngữ, tin
học tại các cơ sở đào tọa trong và ngoài nc ==> tự cung cấp được nguồn
nhân lực chuyên sâu cho các hoạt động dầu khí.
Nhược điểm
- đầu tư nhiều ngành dàn trải, thiếu phát triển trọng tâm, nhiều dự án còn
trì trệ==> tốn nhiều ngân sách
- quá nhiều ngành, dẫn tới việc kiểm soát cồng kềnh, khó khăn

 Cơ cấu theo địa dư
CÔNG TY MẸ - TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM
Với mục tiêu là xây dựng PVN thành tập đoàn kinh tế mạnh, năng động, có
năng lực cạnh tranh ở trong nước và quốc tế, đạt hiệu quả cao trong sản
xuất kinh doanh và đầu tư phát triển bằng việc sử dụng tối ưu mọi nguồn
lực sẵn có; phát triển nhanh đồng bộ từ tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu
khí đến chế biến dầu khí, sản xuất phân bón, điện, dịch vụ dầu khí chất
lượng cao.
Vì thế mà sử dụng mô hình tổ chức PVN đã mang lại hiệu quả cao. Đó là Tập
trung sự chú ý vào khu vực đặc biệt, ở đây chính là các khu vực thuận lợi
cho công tác tìm kiếm, khai thác hóa dầu, than, và một số loại khoáng sản
khác. Mỗi đơn vị hoạt động tập trung cho lĩnh vực kinh doanh nhất định.
Nguồn nguyên liệu, lao động được sử dụng tại chỗ giúp PVN tiết kiệm thời
gian, chi phí. Sử dụng được lợi thế của các địa phương khác nhau Việc
quản lý diễn ra trực tiếp hơn và cũng thuận tiện hơn so với việc quản lý từ
công ty mẹ.
Tuy nhiên mô hình này cũng có một số nhược điểm. Kiểm soát của cấp
quản lý cao nhất khó khăn hơn, đòi hỏi một cơ chế kiểm soát phức tạp. Cơ
Ban QLDA Cụm Khí Điện
Đạm Cà Mau
Ban QLDA Nhà máy Lọc
dầu Dung Quất (DQR)
Ban QLDA Công trình

Liên hợp Lọc hoá Dầu
Nghi Sơn
Chi nhánh Tập đoàn-Công
ty Điều hành Dầu khí Biển
Đông (BDPOC)
Trung tâm Ứng cứu sự

cố tràn dầu phía Nam
(NASOS)
Ban QLDA Xây dựng
Trường Đại học Dầu khí
Việt Nam
Ban QLDA Điện lực Dầu
khí Thái Bình 2 (TB2PP)
Ban QLDA Điện lực Dầu
khí Long Phú-Sông Hậu
Ban QLDA Điện lực Dầu
khí Vũng Áng-Quảng
Trạch
cấu bộ máy tổ chức cồng kềnh, cần nhiều người có năng lực quản trị ở các
khu vực khác nhau. Dễ nảy ra sự thiếu nhất quán với công ty mẹ.
 Cơ cấu theo đơn vị chiến lược
Công ty con ( Các tổng công ty/ công ty Tập đoàn nắm 100% vốn
Công ty con ( các tổng công ty/công ty Tập Đoàn nắm quyền chi phối)
Công ty TNHH 1
TV lọc hóa dầu
Bình Sơn
Tổng công ty
điện lực dầu
khí Việt Nam
Tổng công ty
dầu Việt Nam
Tổng công ty
thăm dò & khai
thác dầu khí
Công ty TNHH 1
TV khu công

nghiệp Lai Vu
Công ty TNHH 1 TV
công nghiệp tàu thủy
Dung Quất
Công ty TNHH 1 TV
phân bón dầu khí
Cà Mau
Tổng công ty
CP vận tải dầu
khí
Tổng công ty CP
dịch vụ kỹ thuật
dầu khí Việt
Nam
Tổng công ty CP
khoan & dịch vụ
khoan dầu khí
Tổng công ty
khí Việt Nam-
CTCP
Tổng công ty
CP xây lắp
dầu khí Việt
Nam
Tổng công ty CP
dịch vụ tổng hợp
dầu khí
Công ty CP
PVI
Ngân hàng thương

mại cổ phần đại
chúng Việt Nam
Tổng công ty
tư vấn thiết
kế dầu khí
Tổng công ty
thương mại
kt & đầu tư
Tổng công ty CP
dung dịch
khoan & HP dầu
khí
Tổng công ty
phân bón & hóa
chất dầu khí
Liên doanh Việt-
Nga Vietsopetro
Tổng công ty CN năng
lượng dầu khí Việt
Nam
Công ty CP hóa
dầu & xơ sợi dầu
khí
Các đơn vị trực thuộc, công ty con, tổng công ty, công ty mà tập đoàn
nắm quyền chi phối hoạt động như các đơn vị chiến lược. Xây dựng trên cơ
sở phân đoạn chiến lược nên giúp đánh giá được các vị trí của tập đoàn
trên thị trường, đối thủ cạnh tranh và diễn biến môi trường. Các đơn vị trực
thuộc, công ty con hoạt động chiều sâu với mục tiêu rõ ràng phát triển
nhanh đồng bộ từ tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí đến chế biến dầu
khí, sản xuất phân bón, điện, dịch vụ dầu khí chất lượng cao; phát triển bền

vững đi đôi với bảo vệ môi trường; giúp phát triển và mở rộng công ty mẹ.
Báo cáo đánh giá mô hình công ty mẹ - công ty con trong 3 năm (7/2010-
7/2013), Tổng giám đốc PVN Đỗ Văn Hậu cho biết: trong giai đoạn này, PVN
đã duy trì phát triển sản xuất kinh doanh tăng trưởng cao, các chỉ tiêu sản
xuất đều hoàn thành vượt mức kế hoạch hàng năm đề ra, tổng doanh thu
đạt tốc độ tăng trưởng cao, nộp Ngân sách Nhà nước hàng năm luôn hoàn
thành vượt mức kế hoạch đề ra. Đặc biệt, trong điều kiện năm 2012 và 6
tháng đầu năm 2013, thu nộp Ngân sách gặp nhiều khó khăn, PVN vẫn đóng
góp cho ngân sách Nhà nước vượt mức kế hoạch đề ra; quy mô tài sản, vốn
sở hữu của PVN tăng vượt trội, giai đoạn 2010-2012, tổng tài sản hợp nhất
PVN tăng bình quân 21%/năm; hệ số bảo toàn vốn của PVN từ năm 2010
đến tháng 6/2013 được đảm bảo an toàn và phát triển; hầu hết các đơn vị
trong Tập đoàn đều hoàn thành kế hoạch đề ra, đạt hiệu quả sản xuất kinh
doanh cao, bảo toàn và phát triển nguồn vốn…
Tuy nhiên hạn chế của mô hình này là cơ chế quản lý nội bộ còn
nhiều bất cập, thành lập dàn trải, quá nhều công ty cháu ( doanh nghiệp
cấp III ) gây khó khăn cho quản lý, giám sát của chủ sở hữu và đã ảnh hưởng
không tốt đến hiệu quả hoạt động chung của PVN.
3.1.3. Cơ cấu mạng lưới
PVN có cơ cấu mạng lưới với mô hình các công ti liên kết,được thành lập do
sự liên kết với các công ti,tập đoàn trong và ngoài nước.
Các công ti liên kết của PVN là:
1. Công ty TNHH Liên doanh Rusvietpetro
2. Công ty TNHH Liên doanh Gazpromviet
3. Công ty TNHH Lọc hoá dầu Nghi Sơn (NSRP)
4. Ngân hàng TMCP Đại Dương (Ocean Bank)
5. Công ty TNHH Hoá dầu Long Sơn (LSP)
6. Công ty CP Phát triển Đông Dương Xanh
Cơ sở lí thuyết:
Cần phân biệt công ti liên kết và công ti con:

-Công ty con là công ty mà công ty mẹ có tham gia góp vốn ( có thể chi phối
hoặc không chi phối ) và có cử người tham gia điều hành hoặc đại diện
phần vốn góp.
-Công ty liên kết là công ty mình cùng với công ty bạn đứng ra ký hợp đồng
hợp tác kinh doanh hoặc thành lập một liên minh hoạt động trên cơ sở chia
trác lợi nhuận theo tỉ lệ vốn góp. Sau thời gian hoạt động có thể giải thể dự
án hoặc liên doanh đó.
Lí do PVN lựa chọn cơ cấu tổ chức theo hình thức các công ti liên kết:
PVN là một tập đoàn lớn với lĩnh vực hoạt động vô cùng rộng lớn như:
-Nghiên cứu, tìm kiếm, thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế biến, tàng trữ,
dầu khí, khí hoá than, làm dịch vụ về dầu khí ở trong và ngoài nước;
- Kinh doanh dịch vụ khai thác dầu thô, khí, các sản phẩm dầu, khí và các
sản phẩm có nguồn gốc từ dầu khí ở trong và ngoài nước;
- Xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị dầu khí, sản phẩm dầu khí, hóa dầu;
- Kinh doanh, phân phối các sản phẩm dầu, khí, các nguyên liệu hóa phẩm
dầu khí
Chính vì hoạt động trong lĩnh vực dầu khí,tập đoàn có một quy mô khai thác
cũng như quy mô xuất nhập khẩu,nguồn vốn lớn rất rộng lớn nên việc bắt
tay liên kết với các công ti,tập đoàn khác nhằm tăng cường sức mạnh tổng
hợp,trợ giúp lẫn nhau,tạo điều kiện để mở rộng sản xuất,kinh doanh,khai
thác…
Ưu điểm:
-Giúp PVN có thể dễ dàng thâm nhập thị trường quốc tế trong việc khai
thác,xuất nhập khẩu các sản phẩm của mình.
VD:
Xí nghiệp liên doanh “Rusvietpetro” được thành lập 4 năm trước với sự
góp vốn của Zarubezhneft 51%, và Petrovietnam với 49%.
Việc liên kết với Zarubezhneft giúp cho tập đoàn đảy mạnh việc khai thác
các mỏ tại Nga. Trong năm 2010 và 2011 có những dấu mốc quan trọng
đánh dấu bước tiến dài của Liên doanh Rusvietpetro trong việc khai thác

thành công các mỏ dầu. Ngày 30/9/2010, Rusvietpetro đón dòng dầu đầu
tiên tại mỏ Bắc – Khoseđai (lô số 1) thuộc thành phố Narian Mar – thủ phủ
Khu tự trị Nhenhetxky thuộc Nga. Đây biểu hiện cụ thể nữa của sự hợp tác
tổng giám
đốc
phó tổng
giám đốc
tỏng giám
đốc công ty
con cấp 1
giám đốc
công ty con
cấp 2
giám đốc
công ty con
cấp 2
tổng giám đốc
công ty con
cấp 1
giám đốc
công ty con
cấp 2
giám đốc
công ty con
cấp 2
phó tổng
giám đốc
tổng giám
đốc công ty
con cấp 1

giám đốc
công ty con
cấp 2
tổng giám
đốc công ty
con cấp 1
có hiệu quả giữa các đối tác Việt-Nga trong lĩnh vực dầu khí, bên cạnh Xí
nghiệp Liên doanh Vietsovpetro đang hoạt động khai thác dầu khí tại Việt
Nam.
-Tạo điều kiện đa dạng hóa nguồn vốn nhằm giảm thiểu rủi ro tài chính.
VD: PVN đã trở thành đối tác của Ngân hàng Đại Dương (Ocean
Bank) năm 2009 và đến năm 2010 góp 20% vốn điều lệ. Trong số các đơn vị
này, có lẽ chỉ có khoản góp vốn ở Ocean Bank là hiệu quả nhất
-Thúc đẩy việc kinh doanh,mua bán các sản phẩm hóa dầu
VD:PVN hợp tác với tập đoàn hóa chất VIỆT Nam tạo nên Công ty TNHH
Hoá dầu Long Sơn (LSP)-một doanh nghiệp chuyên sản xuất và kinh doanh
các sản phẩm hóa dầu.
Nhược điểm:
- hình thức doanh nghiệp liên doanh cũng có sự bất lợi là có sự ràng buộc
chặt chẽ trong một pháp nhân chung giữa các bên hoàn toàn khác nhau
không chỉ về ngôn ngữ mà còn về truyền thống, phong tục, tập quán, phong
cách kinh doanh, do vậy có thể phát sinh những mâu thuẫn không dễ gì giải
quyết.
3.2. Theo số cấp quản lý
Cũng như nhiều tập đoàn trong nước khác cơ cấu tập đoàn PVN có cơ cấu
hình tháp
Với cơ cấu tổ chức hình tháp thích hợp với tập đoàn PVN vì sự ổn định của
hệ bộ máy điều hành với việc chuyên môn hóa các chức năng của bộ máy.
Tuy nhiên, nếu có sự cố bất ngờ thì việc xử lý sự cố có nhiều bất lợi vì phải
thông qua nhiều cấp quản lý trung gian.

Với quy mô lớn như tập đoàn và sự hậu thuẫn của chính phủ thì tập đoàn
có sự ổn định cao nên thích hợp với cơ cấu hình tháp. Cơ cấu hình tháp
giúp cho quản lý cấp trực tiếp hiểu rõ được cấp dưới của mình, dễ dàng cho
đào tạo và phát triển năng lực cấp dưới phù hợp với tiêu chuẩn công việc
và mục tiêu đặt ra. Tuy nhiên, khi có biến động sảy ra thì việc cung cấp
thông tin, đề nghị các phương án giải quyết với cấp trên mất nhiều thời
gian ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của tập đoàn. Chi phí chi cho các
cấp quản lý trung gian cũng tốn nhiều.
3.3. Theo các mối quan hệ quyền hạn được sử dụng chủ yếu trong tổ chức
Cơ cấu tổ chức petro Việt Nam được phân theo cơ cấu trực tuyến- tham
mưu.
Bộ máy giúp việc Hội đồng quản trị và tổng giám đốc Tập đoàn dầu khí Việt
Nam có văn phòng và các ban chức năng tham mưu. Giúp việc tổng giám
đốc có các Phó tổng giám đốc và kế toán trưởng do Hội đồng quản trị Tập
đoàn bổ nhiệm theo đề nghị của Tổng giám đốc. Tiếp theo là các phòng ban
với quyền hạn, chức năng riêng, phụ trách nhiệm vụ tham mưu theo lĩnh
vực chuyên môn của mình.
+ ban đầu tư phát triển: tham mưu và hoạch định các dự án phát triển, mở
rộng các chi nhánh, mở rộng thị trường.
+ ban kế hoạch: phân tích, thu thập thông tin, trực tiếp hoạch định các kế
hoạch ngắn hạn, dài hạn
+ban quản lí hợp đồng dầu khí: chịu trách nhiệm với các hợp đồng được kí
kết với các đối tác
Ưu điểm: ban tham mưu là những người có kinh nghiệm và chuyên môn
cao nên thường đưa ra những ý kiến có lợi cho tập đoàn, tiết kiệm được
thời gian hội họp để đưa ra quyết định.
Nhược điểm: Quyền hạn tham mưu đôi khi áp dụng sẽ làm xói mòn quyền
hạn trực tuyến và sự thiếu trách nhiệm của các tham mưu.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×