Chu Thị Phương Hoa-CQ531370
XUẤT KHẨU THỦY SẢN VÀ CHẤT LƯỢNG THỦY SẢN TẠI VIỆT NAM GIAI
ĐOẠN 2008 -2013
I, Vai trò vị trí của ngành xuất khẩu thủy sản đối với việt nam
1. Đôi nét khái quát về ngành
a. Sản xuất thủy sản ở Việt Nam
Nước ta với hệ thống sông ngòi dày đặc và có đường biển dài hơn 3.260 km, nên
rất thuận lợi phát triển hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản. Trong năm 2012,
sản lượng khai thác tăng mạnh 10,6% so với năm 2011, chủ yếu do sản lượng đánh bắt
cá ngừ tăng mạnh ở các tỉnh miền Trung nhờ thời tiết thuận lợi và việc ngư dân sử
dụng công nghệ đánh bắt cá ngừ đại dương bằng đèn cao áp, nâng công suất lên gấp
đôi và giảm thời gian đi biển 15-30%. Trong khi đó, sản lượng nuôi trồng năm 2012
chỉ tăng 6,8% khi hoạt động nuôi tôm gần như không tăng trưởng do hội chứng tôm
chết sớm EMS hoành hành trên diện rộng. Sản lượng cá tra chỉ tăng nhẹ 3,4% trong
năm 2012, nhưng đã đạt mức cao kỷ lục 1.190 nghìn tấn. Tăng trưởng sản lượng nuôi
trồng đến chủ yếu từ hoạt động nuôi trồng các loài thủy sản khác, với mức tăng khá
cao 10,6% trong năm 2012.
Sản lượng thủy sản Việt Nam đã duy trì tăng trưởng liên tục trong 17 năm qua với mức
tăng bình quân là 9,07%/năm. Với chủ trương thúc đẩy phát triển của chính phủ, hoạt
động nuôi trồng thủy sản đã có những bước phát triển mạnh, sản lượng liên tục tăng
cao trong các năm qua, bình quân đạt 12,77%/năm, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng
tổng sản lượng thủy sản của cả nước. Trong khi đó, trước sự cạn kiệt dần của nguồn
1
Chu Thị Phương Hoa-CQ531370
thủy sản tự nhiên và trình độ của hoạt động khai thác đánh bắt chưa được cải thiện, sản
lượng thủy sản từ hoạt động khai thác tăng khá thấp trong các năm qua, với mức tăng
bình quân 6,42%/năm.
b. Thức ăn cho vùng nuôi thủy sản
Theo Tổng cục Thủy sản, hiện nước ta có khoảng 130 nhà máy sản xuất thức ăn thủy
sản với sản lượng 3,77 triệu tấn, đáp ứng 85,6% nhu cầu trong nước. Trong đó, có 96
cơ sở sản xuất thức ăn cá tra, 68 cơ sở thức ăn tôm sú và 38 cơ sở thức ăn tôm chân
trắng. Tỉ lệ thức ăn thủy sản phải nhập khẩu của nước ta ngày càng giảm dần, nhưng
nguồn nguyên liệu để sản xuất thức ăn (như ngô, khô dầu đậu nành, đậu tương, bột cá,
dầu cá hồi, nhóm các acid amin…) vẫn phụ thuộc lớn vào nhập khẩu với hơn 50%.
Hiện thị phần thức ăn thủy sản gần như nằm trong tay các doanh nghiệp nước ngoài.
Đặc biệt, thị trường thức ăn cho tôm gần như là “độc bá” 100% của các doanh nghiệp
Uni-President (Đài Loan, 30% - 35% thị phần), CP (Thái Lan), Tomboy (Pháp)…, các
doanh nghiệp trong nước hầu như không chen chân vào được.
Trên thị trường thức ăn cá tra, các doanh nghiệp nước ngoài (như Cargill, Green Feed,
Proconco, Anova, UniPresident…) cũng nắm tỉ trọng lớn trên 50%, phần còn lại cũng
gần như nằm trong tay các doanh nghiệp lớn trong nước như Việt Thắng, Vĩnh Hoàn,
Nam Việt…. Đặc biệt, Việt Thắng (là công ty con do Hùng Vương sở hữu 55,3% vốn
điều lệ) hiện là nhà cung cấp thức ăn cá tra lớn nhất cả nước với thị phần hơn 45% và
đã được cấp chứng nhận Global G.A.P trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Các nhà
máy thức ăn riêng của Vĩnh Hoàn, Hùng Vương hầu như chỉ đáp ứng cho nhu cầu nội
bộ nhằm khép kín chuỗi giá trị sản xuất.
2
Chu Thị Phương Hoa-CQ531370
Từ năm 2011 đến đầu năm 2013, giá thức ăn thủy sản tăng khá mạnh khi giá nguyên
liệu sản xuất thức ăn tăng mạnh do hạn hán, mất mùa ở Braxin, Achentina Điều này
đã làm tăng mạnh chi phí sản xuất của các doanh nghiệp, hộ nuôi trong hơn hai năm
qua. Tuy nhiên, từ đầu năm 2013 đến nay, giá nguyên liệu sản xuất thức ăn (bánh dầu
đậu nành, ngô, đậu tương…) đã giảm trở lại nên nhiều khả năng giá thức ăn thủy sản
trong năm 2013 sẽ giảm so với năm 2012. Có thể thấy, ngoài các doanh nghiệp lớn như
Vĩnh Hoàn, Hùng Vương, Nam Việt…phần lớn các doanh nghiệp thủy sản sẽ tiếp tục
phụ thuộc vào nguồn thức ăn bên ngoài trong thời gian tới.
c. Hoạt động nuôi trồng thủy sản
Nước ta với hệ thống sông ngòi dày đặc và có đường biển dài hơn 3.260 km, nên rất
thuận lợi phát triển hoạt động nuôi trồng thủy sản. Đối với cá tra – basa: là loài cá nước
ngọt sống khắp lưu vực sông Mekong, ở những nơi mà nước sông không bị nhiểm mặn
từ biển. Với đặc tính này nên những tỉnh nằm dọc sông Tiền và sông Hậu thường rất
thuận lợi cho việc nuôi cá tra, basa. Hiện các tỉnh có sản lượng cá tra, basa lớn nhất là
Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Bến Tre. Sản lượng cá tra nguyên liệu
năm 2012 đạt 1.190 nghìn tấn, trong đó có 5 tỉnh vừa nêu cũng là những tỉnh có sản
lượng cá tra lớn nhất (đều trên 100.000 tấn/năm), cung cấp trên 87% sản lượng cá tra
chế biến của cả nước.
Trong các năm qua, trước sức ép tăng giá của con giống, thức ăn, trong khi tín dụng từ
ngân hàng bị hạn chế, đầu ra cá nguyên liệu bấp bênh, giá cá tra giảm mạnh, các hộ
nuôi độc lập đã thua lỗ nặng và gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp tục đầu tư thả nuôi
mới. Trong khi đó, doanh nghiệp lại có nhu cầu cao nguồn cá có chất lượng, đảm bảo
vệ sinh an toàn thực phẩm và đạt các tiêu chuẩn chất lượng để được chấp nhận của các
nhà nhập khẩu. Điều này dẫn tới xu hướng nhiều doanh nghiệp thực hiện nuôi liên kết
với hộ nuôi hoặc tự đầu tư vùng nuôi cho riêng mình nhằm đảm bảo sự ổn định và chất
3
Chu Thị Phương Hoa-CQ531370
lượng nguồn cá nguyên liệu. Theo ước tính từ Vasep, trong khoảng 1,2 triệu tấn cá tra
nguyên liệu năm 2012, có khoảng 65% là từ đầu tư của các doanh nghiệp.
Đối với tôm: là loài sống phù hợp ở các vùng nước lợ gần biển. Với đặc trưng này,
Miền Trung, Nam Trung Bộ (Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận, Bà Rịa – Vũng
Tàu…), Đồng Bằng Sông Cửu Long (Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc
Trăng, Cà Mau, Kiên Giang) là nơi tập trung sản lượng tôm nuôi nhiều nhất cả nước.
Do là loài chân khớp có thể trạng nhỏ, thân mềm, nên công tác nuôi tôm phức tạp và
khó khăn hơn so với cá tra, basa. Tôm sú với đặc tính phức tạp hơn, thường mất
khoảng 5 tháng từ lúc thả đến lúc thu hoạch, trong khi tôm chân trắng dễ thích nghi
hơn chỉ mất khoảng 3 tháng.Từ năm 2011 đến nay, tình hình thời tiết diễn biến phức
tạp, chất lượng tôm không đảm bảo, dịch bệnh trên tôm nuôi bắt đầu lan rộng, gây thiệt
hại nặng, đặc biệt là tôm sú. Nguyên nhân dịch bệnh EMS thời gian được xác định do
vi khuẩn Vibrio parahaemolytics. Vi khuẩn này đã bị nhiễm bởi một loại thể thực
khuẩn (phagc) sinh ra độc tố cực mạnh gây hội chứng hoại tử gan tụy cấp cho tôm
nuôi. Với việc tìm ra nguyên nhân của dịch bệnh,
các cơ quan chức năng đang đề ra các biện pháp, hướng dẫn nuôi trồng, nhằm ngăn
chặn hoàn toàn dịch bệnh trong thời gian tới.
d. Các vùng hoạt động thủy sản mạnh trong nước
Hoạt động sản xuất, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam nằm rải rác dọc đất nước với sự
đa dạng về chủng loại thủy sản, nhưng có thể phân ra thành 5 vùng xuất khẩu lớn:
Vùng Bắc Trung Bộ, duyên hải miền Trung: nuôi trồng thủy sản nước mặn lợ, đặc biệt
phát huy thế mạnh nuôi biển, tập trung vào một số đối tượng chủ yếu như: tôm các
loại, sò huyết, bào ngư, cá song, cá giò, cá hồng
4
Chu Thị Phương Hoa-CQ531370
Vùng ven biển Nam Trung Bộ: nuôi trồng thủy sản trên các loại mặt nước mặn lợ, với
một số đối tượng chủ yếu như: cá rô phi, tôm các loại
Vùng Đông Nam Bộ: Bao gồm 4 tỉnh là Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu
và TP.HCM, chủ yếu nuôi các loài thủy sản nước ngọt hồ chứa và thủy sản nước lợ như
cá song, cá giò, cá rô phi, tôm các loại
Vùng ven biển ĐBSCL: gồm các tỉnh nằm ven biển của Đồng Bằng Sông Cửu Long
như Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang…Đây
là khu vực hoạt động thủy sản sôi động, hoạt động nuôi trồng thủy sản trên tất cả các
loại mặt nước, đặc biệt là nuôi tôm, cá tra - ba sa, sò huyết, nghêu và một số loài cá
biển.
Các tỉnh nội vùng: Bao gồm những tỉnh nằm sâu trong đất liền nhưng có hệ thống sông
rạch khá dày đặc như Hà Nội, Bình Dương, Cần Thơ, Hậu Giang, Đồng Tháp, An
Giang, thuận lợi cho nuôi trồng các loài thủy sản nước ngọt như: cá tra - basa, cá rô
phi, cá chép…
Khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long, với điều kiện lý tưởng có hệ thống kênh rạch
chằng chịt và nhiều vùng giáp biển, đã trở thành khu vực nuôi trồng và xuất khẩu thủy
sản chính của Việt Nam. Theo thống kê, năm 2011 cả nước có 37 tỉnh có doanh nghiệp
xuất khẩu thủy sản, trong đó các tỉnh có kim ngạch xuất khẩu thủy sản lớn nhất lần
lượt là Cà Mau (chủ yếu nhờ kim ngạch xuất khẩu lớn của Minh Phú, Quốc Việt),
TP.HCM, Cần Thơ, Đồng Tháp, Khánh Hòa, Sóc Trăng…
e. Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản lớn trong nước
Sau giai đoạn bùng nổ số lượng doanh nghiệp thủy sản các năm trước, trước tình hình
vô cùng khó khăn của ngành thời gian qua, số doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đã
giảm đáng kể (hơn 33%), chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, không chủ động
được vùng nguyên liệu, số lượng đối tác hạn chế và uy tín thương hiệu thấp. Theo
thống kê từ Vasep, đến cuối năm 2012, chỉ còn khoảng 600 doanh nghiệp tham gia xuất
khẩu thủy sản so với con số 900 của năm 2011. Với tình hình hiện tại vẫn còn nhiều
khó khăn, dự kiến số doanh nghiệp tham gia xuất khẩu sẽ tiếp tục giảm trong thời gian
tới.
Trong danh sách 10 doanh nghiệp thủy sản xuất khẩu lớn nhất, chỉ duy nhất Yuen
Chyang Co là xuất khẩu hải sản, còn lại hầu hết là các doanh nghiệp xuất khẩu tôm và
cá tra
5
Chu Thị Phương Hoa-CQ531370
Bảng: Các doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất cả nước 2012
Đơn vị : triệu đô
Doanh nghiệp Sản lượng
VINH HOAN 166
HUNG VƯƠNG 111,9
QUỐC VIỆT 107,1
STAPIMEX 104,2
AGIFISH 91,9
ANVIFISH 82,8
CASES 79,9
FIMEX 72,2
YUEH CHYANG 68,7
MINH PHÚ 369,4
2. Vai trò
a. Xuất khẩu thủy sản với tăng trưởng kinh tế
Từ lâu thuỷ sản đã được angà một ngành hàng thiết yếu và đựơc ưa chuộng tiêu
dùng ở rất nhiều nước trên thế giới. Với 3260 km bờ biển và vùng biển đặc quyền kinh
tế rộng trên 1 triệu cây số vuông nước ta có một vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ưu
đãi giúp thuận lợi cho việc khai thác, nuôi trồng thuỷ sản. Mặc dù chưa có đủ điều kiện
cần thiết để điều tra và đánh giá đầy đủ các nguồn lợi, đặc biệt là ngoài khơi.
Trong đó ngoài cá còn có khoảng 50-60 nghìn tấn tôm biển, 30-40 nghìn tấn mực
và nhiều đặc sản có giá trị kinh tế cao. Xuất phát từ tiềm năng thiên nhiên to lớn, ta
thấy được vai trò quan trọng cuả ngành thuỷ sản trong sự phát triển kinh tế xã hội . Đặc
biệt trong 15 năm qua với nhịp độ phát triển kinh tế nhanh chóng, sản lượng khai
thác và gía trị xuất khẩu •ang mạnh, ngành thuỷ sản ngày càng được xác định rõ là
ngành kinh tế mũi nhọn và là một trong những hướng ưu tiên của sự nghiệp công
nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước hiện nay.
Những năm qua là giai đoạn tăng trưởng liên tục của ngành thuỷ sản trên mọi mặt.
Ngoài các hoạt động đầu tư, đổi mới quản lý nhằm tạo ra sản phẩm bắt kịp với yêu cầu
của các thị trường nhập khẩu, Bộ Thủy sản đã cùng các doanh nghiệp đổi mới các
hoạt động xúc tiến thương mại, tiếp thị. Ngành thuỷ sản chủ động tổ chức đoàn
doanh nghiệp đi tìm kiếm khách hàng, tham gia các hội chợ quốc tế lớn về thuỷ sản để
giới thiệu sản phẩm, tiếp xúc giao lưu tìm đối tác mới. Bằng cách đó, ngành thuỷ sản
6
Chu Thị Phương Hoa-CQ531370
Việt Nam vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng ngay cả trong những thời kỳ khó khăn
nhất.
b. Ngành thuỷ sản xuất khẩu với vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Nhìn lại chặng đường phát triển của ngành thuỷ sản trong thời gian qua, ngoài sự
tăng trưởng đánh dấu bằng những con số nêu trên, có thể thấy được những biến đổi về
chất thực sự góp phần vào sự lớn mạnh tiếp tục của ngành. Nghề thuỷ sản từ tự cung tự
cấp đã trở thành một nghề có khả năng phát triển kinh tế hàng hoá. Từ chỗ nuôi trồng
chỉ phục vụ cho nhu cầu cá tươi nội địa, đến nay ngoài tôm, các thuỷ đặc sản xuất khẩu
cũng đã được xác định là đối tượng chủ yếu để phát triển nuôi trồng và mang lại lợi
nhuận cao. Phát triển nuôi trồng thủy sản sẽ góp phần làm chuyển đổi cơ cấu kinh tế
nông thôn, tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện mức sống cho nông, ngư dân, góp
phần xây dựng trật tự xã hội, an ninh nông thôn, vùng biển, biên giới, vùng sâu, vùng
xa. Cả nước hiện có hơn 600.000 hécta nuôi trồng thuỷ sản ngọt, mặn, lợ.
Đáng kể là sản lượng tôm phục vụ ở nước ta đã đứng vào hàng thứ 5 trên thế giới.
Khảo sát m ới đây của Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II cho thấy, vùng nuôi tôm
tập trung của cả nước là đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài ra, việc nuôi cá biển có giá
trị xuất khẩu cao như: song, hồng, cam, giỏ, vược… cũng được nhiều địa phương cho
ngư dân vay vốn đầu tư. Theo yêu cầu của thị trường EU (Liên minh châu Âu), ta cũng
tiến hành việc nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ ven bờ để xuất khẩu. Công nghiệp chế
biến thủy sản xuất khẩu mà chủ yếu là công nghiệp đông lạnh, cho đến nay, toàn ngành
đã có trên 250 nhà máy chế biến công nghiệp. Công suất chế biến theo thiết kế vào
khoảng 1.000 tấn thành phẩm mỗi ngày, tăng gấp 2,5 lần về số lượng nhà máy và gấp
ba lần về công suất so với năm 1999.
Đặc biệt, đến nay đã có 61 nhà máy được EU cấp mã số xuất khẩu vào tất cả các
nước trong thị trường này và 100 nhà máy được công nhận áp dụng HACCP (Hệ thống
phân tích tại điểm kiểm soát tới hạn) để xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Đây là một sự
tiến bộ rất lớn nếu so với bốn năm trước đây hoàn toàn không có nhà máy nào đáp ứng
được những yêu cầu này. Sự đóng góp đáng kể của khoa học công nghệ đã được
xây dựng và áp dụng trong 15 năm gần đây. Trước hết phải kể đến kỹ thuật sinh sản
nhân tạo để tạo nguồn tôm giống vào cuối những năm 80, cung cấp hàng năm hơn 1 tỷ
con giống các cỡ. Trong đánh bắt dần tạo ra các công nghệ để chuyển dịch cơ cấu nghề
khai thác, du nhập công nghệ mới và các phương tiện hiện đại từ nước ngoài để có thể
vươn ra khai thác xa bờ.Hoạt động hợp tác quốc tế xét cả ba mặt: thị trường xuất khẩu,
nguồn vốn nước ngoài và chuyển giao công nghệ đều đạt những kết quả khích lệ. Từ
cơ chế lấy phát triển xuất khẩu để tự cân đối, tự trang trải, tạo vốn đầu tư cho khai thác
và nuôi trồng, qua thời kỳ Nhà nước thực hiện chính sách mở cửa, đến nay sản phẩm
thuỷ sản của nước ta đã có mặt ở nhiều nước trên thế giới với một số sản phẩm bắt đầu
có uy tín trên những thị trường khó tính.
c. Ngành thuỷ sản xuất khẩu với vấn đề xã hội.
7
Chu Thị Phương Hoa-CQ531370
- Tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập và mức sống của các cộng đồng đánh
bắt và nuôi trồng thuỷ sản.
Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013
%lao động 52,3 51,5 49,5 48,4 47,4 54,8
- Tăng sự đóng góp của ngành thuỷ sản vào sự phát triển kinh tế và xã hội trong
nước, bao gồm ổn định xã hội và an ninh quốc gia.
- Cải thiện tiêu chuẩn dinh dưỡng của nhân dân bằng cách cung cấp cá và hải sản
cho tiêu thụ nội địa.
- Tăng xuất khẩu và thu ngoại tệ.
Việc đẩy mạnh hiện đại hóa và công nghiệp hoá nghề cá và nuôi trồng thuỷ sản sẽ
tăng cường năng lực của ngành này. Bằng cách đó sẽ tăng sự đóng góp của ngành đối
với xã hội. Hiện đại hoá và phát triển sẽ giúp thiết lập
các ngành công nghiệp mới và những ngành công nghiệp đã hoàn thiện tại các v ùng
ven biển và sẽ nâng cao vai trò của ngành thuỷ sản đối với việc phát triển kinh tế xã
hội.
II. Tổng quan về ngành
1. Thuận lợi khó khăn của ngành
Thuận lợi:
• Việt nam có điều kiện tự nhiên, môi trường, khí hậu cho chăn nuôi thủy sản ,
mang lại cho nuôi trồng năng suất cao, chất lượng thịt cá thơm ngon, đặc biệt
trrong hang loạt loại cá thì cá da trơn đang được thị trường trên thế giới ưa
chuộng
• Mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản và cải thiện khả năng khai thác đánh cá
xa bờ đã giúp sản lượng thủy hải sản Việt Nam không ngừng tăng trong những
năm qua. Mức tăng trưởng trung bình từ năm 2008-20013 là khoảng 11%.
Trong những năm gần đây, các sản phẩm mặt hàng thủy sản của Việt Nam ngày
càng được đa dạng hóa. Các sản phẩm như tôm, cá tra, cá ngừ, hàng khô, mực,
bạch tuộc là đã tạo được chỗ đứng trên thị trường các nước và chiếm tỉ trọng lớn
nhất trong kim ngạch xuất khẩu thủy sản. Tôm đứng đầu về kim ngạch xuất
khẩu, chiếm 38,4%.
• Hiệp định đối tác có hiệu lực ngày 1/10/2009 giữa việt nam và nhật bản giúp
kích thích một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của việt nam vào nhật, đặc biệt đa
phần là thủy sản. 86% hàng nông lâm thủy sản của việt nam được hưởng ưu đãi
về thuế, trong đó tôm được giảm thuế suất nhập khẩu từ 1-2% ngay khi có hiệu
lực của hiệp định, các mặt hàng chế biến từ tôm được giảm thuế suất nhập khẩu.
Các mặt hàng xuất sang nhật : cá basa, cá hồi, cá đuối, cá bò, cá ghim, cá mực,
bạch tuộc, ghẹ.
• Theo ước tính của Tổ chức lương thực thế giới (FAO), nhu cầu thủy hải sản trên
thế giới ở mức cao. Đối với các nước công nghiệp phát triển, thị trường xuất
8
Chu Thị Phương Hoa-CQ531370
khẩu chính của Việt Nam, mức tiêu thụ thủy hải sản là trên 30kg/người/năm.
Trong khi đó, nhu cầu nội địa cũng đang tăng cao do đời sống người dân ngày
càng được cải thiện. Theo ước tính hiện nay là trên 20kg/người/năm. Như vậy,
nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm thủy hải sản là rất tiềm năng. Đặc biệt bước sang
năm 2015, khi cuộc khủng hoảng kinh tế đã qua, đời sống người dân dần ổn
định và nâng cao, nhu cầu tiêu thụ mặt hàng thủy hải sản trên thế giới cũng
như nội địa sẽ tăng lên.
Khó khăn:
• Nguồn nguyên liệu không ổn định. Việc phát triển nhanh chóng trong những
năm gần đây gây ra việc nuôi trồng hải sản đại trà nhằm cung ứng đủ nguồn
cung của thị trường. chi phí đầu tư nuôi trồng của ngành chủ yếu là nguồn vốn
vay mượn ngân hàng gây ra khó văn cho việc nuôi trồng, do áp lực về vốn vay
dẫn tới các hộ dân bán cá chưa đủ trọng lượng.
• Khó khăn trong việc thức ăn cho thủy sản còn cao
• Xu hường bảo hộ thương mại, hàng rào kỹ thuật, kiểm dịch chặt chẽ và các tiêu
chuẩn mới khắt khe về dư lượng kháng sinh thực phẩm tại các thị trường gây
trot ngại cho các doanh nghiệp việt nam
• Phía mỹ tiếp tục áp dụng mức thuế suất chống phá giá từ 36-68% cho các sản
phẩm của việt nam như sản phẩm cá tra, cá bấ được nhập vào mỹ từ năm 2010
• Xuất khẩu sang eu ngày càng khó khăn khi quy định chống đánh bắt cá trái phép
được thực hiện từ năm 2010 gây khó khăn cho người dân và các doanh nghiệp
xuất khẩu sang EU.
• Quá dư thừa lao động ở các vùng ven biển, nguồn nhân lực còn ít được đào tạo,
cuộc sống vật chất thiếu thốn là sức ép rất lớn cả về kinh tế xã hội và môi
trường sinh thái đối với nghề khai thác hải sản.
• Cơ sở hạ tầng yếu, chưa đồng bộ với trình độ công nghệ lạc hậu trong khai thác,
nuôi trồng, chế biến dẫn đến năng suất và hiệu quả kinh tế thấp.
• Công nghệ sản xuất thuỷ sản của Việt nam nhìn chung còn rất lạc hậu so với đối
thủ cạnh tranh.
• Những đòi hỏi rất cao và ngày càng chặt chẽ về yêu cầu vệ sinh và chất lượng
sản phẩm thuỷ sản của các nước nhập khẩu.
• Sự hội nhập quốc tế với sự rỡ bỏ hàng rào thuế quan, sự gia tăng dần vị thế của
thuỷ sản Việt nam trên trường quốc tế sẽ tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt, với
nhiều phương thức khác nhau trên thị trường thế giới và ngay cả trên thị trường
Việt nam.
• Môi trường cho phát triển thuỷ sản là môi trường hết sức linh hoạt và nhạy cảm.
Việc phát triển khai thác và nuôi trồng thuỷ sản không theo quy hoạch, không
chú ý bảo đảm các điều kiện an toàn sinh thái và an toàn vệ sinh thức phẩm sẽ
dẫn đến nhiều hậu quả rất nghiêm trọng có tính chất lâu dài về môi trường, thị
trường và xã hội.
2. Tình hình xuất khẩu và chất lượng thủy sản trong giai đoạn 2008- 2013
a. Thực trạng về ngành
9
Chu Thị Phương Hoa-CQ531370
2008:
• Đại diện Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết:
theo số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan, trong năm 2008, xuất khẩu thủy
sản của cả nước đạt trên 1,2 triệu tấn, trị giá đặt trên 4,5 tỷ USD, tăng 33,7%
tăng 19,8% so với giá trị năm trước.
• Liên minh Châu Âu (EU) tiếp tục giữ vị trí nhà nhập khẩu thủy sản lớn nhất của
Việt Nam với khối lượng nhập khẩu là 349 ngàn tấn với trị giá 1,14 tỷ USD,
tăng 26% về giá trị. Trong 61 sản phẩm thủy sản Việt Nam được nhập khẩu vào
EU, cá tra, basa tăng 23,8%, tôm tăng 47,6%, mực bạch tuộc đông lạnh tăng
26,6%.
• Đứng thứ hai là thị trường Nhật Bản, với khối lượng nhập khẩu trên 134 ngàn
tấn, giá trị đạt hơn 828 triệu USD, tăng 13,2% về khối lượng và 11% về giá trị
so với 2007.
• Mỹ đã tụt xuống hàng thứ 3 về nhập khẩu thủy sản của Việt Nam. Tỷ trọng của
thị trường Mỹ giảm từ 20,4% xuống 16,5% trong cơ cấu thị trường xuất khẩu
• Hàn Quốc vẫn đứng vững ở vị trí thứ 4 trong top các thị trường nhập khẩu thủy
sản của Việt Nam và đứng thứ 2 về nhập khẩu thủy sản khô từ nước ta. Nửa đầu
năm, xuất khẩu tôm đông lạnh và mực bạch tuộc sang thị trường này tăng mạnh.
• Cũng trong năm 2008, Nga vẫn là “lực hút” lớn cho nhiều doanh nghiệp xuất
khẩu cá tra, basa của Việt Nam. Thị trường đơn lẻ này tiếp tục đứng đầu về nhập
khẩu cá tra, basa của Việt Nam với mức tăng trên 142% về khối lượng và tăng
109% 2007.
• Nhưng Ukraine mới thực sự là “hiện tượng” của năm 2008, với mức tăng trưởng
nhập khẩu cao nhất lên tới 202,6% về khối lượng và 221,1% về giá trị.
2009:
• XK thuỷ sản sang 3 khối thị trường chính đều giảm, trong đó Nhật Bản giảm
mạnh nhất về giá trị, nhưng thị phần của các thị trường NK chính không biến
động lớn.
• EU tiếp tục là thị trường NK lớn nhất với giá trị 1,096 tỷ USD, giảm 4,2% so
với năm 2008, chiếm 25,8% tổng thị phần. Kết quả trên khả quan hơn rất nhiều
so với những dự đoán trước đó, bởi năm 2009 đã có nhiều hiện tượng tiêu cực ở
EU ảnh hưởng đến NK thủy sản từ Việt Nam. Đó là thông tin bôi nhọ mặt hàng
cá tra trên thị trường Tây Ban Nha mà nguyên nhân sâu xa là do cá tra Việt Nam
đang dần chiếm lĩnh vị trí áp đảo về khối lượng, giá bán cạnh tranh so với một
số loài cá tiêu thụ truyền thống ở đây như cá vược sông Nile, cá tuyết, v.v… Dư
luận tương tự cũng diễn ra ở Italia, Đức, Pháp và Đông Âu, chủ yếu xoáy sâu
vào một số thiếu sót về chất lượng như tỷ lệ mạ băng cao, hàm lượng đạm thấp
và môi trường nuôi kém, v.v Trong tình hình đó, Nga vẫn hạn chế số lượng
DN Việt Nam được XK cá tra sang nước này, khiến XK cá sụt giảm nghiêm
10
Chu Thị Phương Hoa-CQ531370
trọng và nhiều DN điêu đứng. Như vậy, ngoài lý do suy giảm sức mua và cạnh
tranh mặt hàng, giá cả, vẫn tồn tại những rào cản khác trong khu vực.
• Giá trị XK cá tra vào EU đạt 538,7 triệu USD, giảm 7,3% so với năm 2008,
chiếm một nửa tổng giá trị NK thủy sản Việt Nam vào EU. Các thị trường đơn
lẻ có giá trị NK cá tra lớn nhất: Tây Ban Nha, Đức, Hà Lan và Ba Lan, tuy
nhiên các nước này đều giảm trong năm, trong đó giảm mạnh nhất là Ba Lan và
Hà Lan.
• Điểm sáng rất đáng chú ý trong năm 2009 là tiêu thụ tôm đang tăng lên khá tốt ở
EU. Người tiêu dùng đã rất quen thuộc với các mặt hàng tôm sú và tôm chân
trắng chế biến GTGT của Việt Nam. EU trở thành "chợ" chính của nhiều DN
tôm. Tăng trưởng NK tôm đạt cao nhất trên thị trường Anh (tăng 47,3% về giá
trị), Bỉ (27,8%) và Đức (8,5%) đưa giá trị NK tôm của cả khối đạt 281,5 triệu
USD, tăng 20,2% so với năm 2008 (khối lượng cũng tăng mạnh 26,5%), chiếm
25,6% tổng giá trị NK thủy sản Việt Nam của cả khối.
2010:
• Tại mỹ, nhật, eu: tôm và cá tra gặp những khó khăn này đã tạo ra nhiều sức ép
lên các DN chế biến vốn đã và đang phải đối phó với sự cạnh tranh gay gắt trên
các thị trường XK. Đối với con cá tra, kim ngạch xuất khẩu của ngành hàng này
chỉ đạt 1,4 tỷ USD, so với kế hoạch 1,5 tỷ USD đặt ra hồi đầu năm. Tương tự
như con tôm, các DN xuất khẩu cá tra cũng phải đối mặt với tình trạng thiếu
nguyên liệu chế biến, bởi vì nông dân nuôi cá tra không còn vốn để nuôi hoặc “e
dè” vì giá cả.
11
Chu Thị Phương Hoa-CQ531370
• Các thị trường còn lại xuất khẩu cá ngừ tăng trưởng ấn tượng: Góp phần vào
thắng lợi chung của ngành thủy sản Việt Nam, phải kể đến các mặt hàng thủy
sản XK khác nữa như: cá ngừ, mực và bạch tuộc, giáp xác khác.Giá trị XK các
sản phẩm này đã đạt hơn 1 tỷ USD trong tổng giá trị XK thủy sản, trong đó rất
ấn tượng là XK cá ngừ với tốc độ tăng trưởng ấn tượng, gần 50% về khối lượng
và hơn 62% về giá trị tính đến hết tháng 11 vừa qua. Những con số về tốc độ
tăng trưởng này càng có ý nghĩa khi các DN chế biến thủy sản từ nguyên liệu
khai thác “vướng” phải quy định Chứng nhận thủy sản khai thác theo yêu cầu
của EC nhằm phòng ngừa và ngăn chặn khai thác thủy sản bất hợp pháp, không
báo cáo và không được kiểm soát (khai thác IUU).
2011:
• Với giá trị xuất khẩu được dự báo đạt gần 6,09 tỷ USD năm 2011, ngành thủy
sản Việt Nam vẫn chứng tỏ được sức mạnh của mình. Tính đến nay, hai trong số
ba sản phẩm xuất khẩu chủ lực của thủy sản Việt Nam đã cùng về đích sớm
• Các sản phẩm xuất khẩu sang nhiều thị trường lớn đều tăng mạnh về giá trị, điển
hình là Mỹ - thị trường lớn nhất của thủy sản Việt Nam tăng 23,5%. Đặc biệt,
xuất khẩu cá tra sang Mỹ hiện đang ở mức cao so với 130 quốc gia và vùng lãnh
thổ nhập khẩu cá tra của Việt Nam.
• Bên cạnh đó, các thị trường lớn khác như Hàn Quốc, Trung Quốc và Italia lần
lượt đạt mức tăng trưởng là 32%, 49% và 41% về giá trị. Không chỉ tăng tưởng ở
những thị trường truyền thống, ngành thủy sản còn tiếp tục mở rộng xuất khẩu
sang nhiều thị trường mới như chủ động xuất bán sang Các tiểu Vương quốc Ả
rập Thống nhất (UAE) 2.000 tấn thủy sản.
• Nhật Bản vẫn được xem là thị trường lớn nhất nhập khẩu tôm Việt Nam, đạt
505,180 triệu USD.
• Châu Âu vẫn là thị trường lớn nhất nhập khẩu cá tra Việt Nam, chiếm 30,2% tỷ
trọng giá trị; đạt 468,7 triệu USD (tăng 1,6% so với cùng kỳ). Tại thị trường Mỹ,
kim ngạch xuất khẩu cá tra tính đến 15/11/2011 cũng đạt trên 274 triệu USD,
tăng gần 100% so với cùng kỳ và sẽ tiếp tục tăng trong những tháng cuối năm.
Thị trường ASEAN cũng đạt hơn 96,886 triệu USD, tăng 44,8% so với cùng kỳ.
• Bên cạnh đó, tình hình xuất khẩu cá ngừ và nhuyễn thể hai mảnh vỏ của Việt
Nam cũng tương đối tốt. Tính đến 2011, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam đạt
325,986 triệu USD, tăng 27,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhuyễn thể hai mảnh
vỏ cũng đang có chiều hướng tăng tích cực trong những tháng cuối năm, đặc biệt
là tại hai thị trường Canada và Australia.
2012:
Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong năm 2012 vẫn đạt hơn
6,13 tỷ USD, tăng 0,3% so với cùng kỳ năm 2011. Trong đó, Mỹ vẫn là thị trường
quan trọng nhất khi chiếm đến 19,4% tổng kim ngạch.
• Mỹ: Với giá trị nhập khẩu đạt 1,19 tỷ USD, tăng 1,2% so với cùng kỳ năm
2011, Mỹ đã vượt qua EU để trở thành thị trường nhập khẩu lớn nhất của thủy
sản Việt Nam năm 2012
12
Chu Thị Phương Hoa-CQ531370
• EU: Chính sách siết chặt tín dụng tại các nước châu Âu đã tác động rất lớn đến
xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường này trong thời gian qua. Năm
2012, dù EU là thị trường lớn thứ 2 trong top 10 thị trường nhập khẩu thủy sản
của Việt Nam, nhưng giá trị xuất khẩu của thủy sản nước ta sang thị trường này
lại khá ảm đạm khi chỉ đạt gần 1,13 tỷ USD, giảm 14,8% so với cùng kỳ năm
ngoái.
• Nhật Bản: Nhật Bản là thị trường đứng thứ 3 trong danh sách 10 nhà nhập khẩu
thủy sản hàng đầu của Việt Nam năm 2012 khi mang về cho Việt Nam hơn 1 tỷ
USD, tăng 9,3% so với cùng kỳ năm 2011. Tuy nhiên, hiện nay xuất khẩu tôm
nước ta sang thị trường này đang phải đối diện với rào cản Ethoxyquin chưa
được tháo gỡ. Và theo nhận định của nhiều chuyên gia, xuất khẩu tôm Việt Nam
sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng mạnh trong thời gian tới, theo đó, kim ngạch xuất khẩu
thủy sản nói chung trong năm 2013 sẽ giảm 1,5 – 2% so với năm 2012.
• Hàn Quốc: xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Hàn Quốc đã đạt hơn 45 triệu
USD, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm đạt 508,7 triệu USD, tăng 6,5% so
với cùng kỳ năm 2011. Hiện, Hàn Quốc là thị trường nhập khẩu lớn thứ 4 của
thủy sản Việt Nam.
• Trung Quốc và Hồng Kông: Trung Quốc và Hồng Kông là thị trường tiêu thụ
lớn thứ 5, chiếm 6,8% tỷ trọng giá trị xuất khẩu của thủy sản Việt Nam. Tính
đến hết năm 2012, Trung Quốc và Hồng Kông đã nhập khẩu một khối lượng
tôm có giá trị khoảng 419 triệu USD, tăng 20,5% so với cùng kỳ năm trước
Top 10 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam năm 2012
GT: Giá trị, triệu USD
TT Thị trường Năm 2012 (GT)
So với năm 2011
(%)
1 Mỹ 1.192,210 + 1,2
2 EU 1.135,315 - 14,8
3 Nhật Bản 1.097,109 + 9,3
4 Hàn Quốc 508,759 + 6,5
5 Trung Quốc và Hồng Kông 419,177 + 20,5
6 ASEAN 344,534 + 11,6
7 Australia 183,765 + 14,2
8 Canada 132,811 - 7,8
9 Mexico 110,201 - 1,3
10 Nga 100,489 - 4,9
13
Chu Thị Phương Hoa-CQ531370
Các thị trường khác 909,959 - 3,9
Tổng cộng 6.134,328 + 0,3
Nguồn: VASEP
2013:
Năm 2013, giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam ước đạt 6,7 tỷ USD, tăng 10,6% so
với năm 2012.
• Mỹ: Với giá trị nhập khẩu thủy sản 11 tháng năm 2013 đạt 1.382,865 triệu USD,
tăng 23,8% so với cùng kỳ 2012, Mỹ chiếm 22,2% tổng giá trị xuất khẩu thủy
sản Việt Nam. Là thị trường đứng đầu về tôm (đạt 748,571 triệu USD, tăng
75,7%), cá tra (đạt 351,313 triệu USD, tăng 4,6%), cá ngừ (đạt 177,623 triệu
USD, giảm 23,5%)… của Việt Nam. Tuy nhiên, năm 2013, Mỹ cũng là thị
trường có nhiều "rắc rối" nhất với cả tôm và cá tra Việt Nam.
• EU: Năm 2013, giá trị nhập khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trường này đã tăng
2,88% so cùng kỳ, với 1.074,458 triệu USD. Hiện, EU chiếm 17,2% tổng giá trị
xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Các sản phẩm chính như: tôm (369,566 triệu
USD, tăng 28,9%), cá tra (353,657 triệu USD, giảm 9,7%), cá ngừ (126,252
triệu USD, tăng 24,8%)… Đặc biệt, EU là thị trường nhập khẩu nhuyễn thể hai
mảnh vỏ lớn nhất của Việt Nam, chiếm 69,4% tổng giá trị xuất khẩu, với 11
tháng đầu năm đạt 46,185 triệu USD, giảm 2,1% so với cùng kỳ.
14
Chu Thị Phương Hoa-CQ531370
• Nhật Bản: Với giá trị nhập khẩu đạt 1.048,563 triệu USD, tăng 3,4% so với
cùng kỳ, thị trường Nhật Bản chiếm 16,8% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản Việt
Nam. Là thị trường tiêu thụ tôm (645,938 triệu USD, tăng 12,9%), mực, bạch
tuộc (110,498 triệu USD, giảm 17,5%) lớn thứ hai và cá ngừ (40,219 triệu USD,
giảm 20,1%), mực, bạch tuộc (110,498 triệu USD, giảm 17,5%), nhuyễn thể hai
mảnh vỏ (7,323 triệu USD, tăng 4,7%) lớn thứ ba của Việt Nam… Tuy nhiên,
rào cản Ethoxyquin đối với mặt hàng tôm khiến cho xuất khẩu tôm sang thị
trường này không mấy khởi sắc.
b. Thuận lợi và khó khăn của ngành
Qua những phân tích số liệu của các thị trường bên trên ta nhận thấy thủy sản Việt
Nam đang có những ưu điểm sau
+ Tốc độ tăng trưởng cao và đóng góp vào GDP cả nước
+ Cơ cấu sản phẩm có sự thay đổi tích cực:
+ Chất lượng sản phẩm đang được cải thiện và nâng cao
+ Ngành thủy sản có sự tiến bộ và phát triển toàn diện trên các lĩnh vực, nâng
cao đời sống của nhân dân, đồng thời góp phần đảm bảo an ninh và chủ
quyền trên biển
+ Xuất khẩu thủy sản có vai trò chiến lược trên thị trường thủy sản trên thế
thế giới. mặt khác, xuất khẩu thủy sản cũng góp phần nâng cao uy tín của
15
Chu Thị Phương Hoa-CQ531370
hàng xuất khảu Việt Nam, mở rộng quan hệ buôn bán với các nước trên thế
giới
+ Thành công trong công nghiệp hóa thủy sản nói riêng góp phần vào quá
trình công nghiệp hóa , hiện đại hóa cả nước nói chung
+ Xây dựng và đào tạo được đội ngũ các nhà doanh nghiệp thủy sản, xuất
hiện nhiều tấm gương, nhiều mô hình sản xuất xuất sắc nhất, đầy tính năng
động, sáng tạo.
c. Những tồn tại:
Chất lượng xuất khẩu thủy hải sản
Chất lượng an toàn và vệ sinh nguyên vật liệu vẫn chưa đáp ứng được các yêu
cầu ngày càng cao của thị trường, công tác quản lý đối với các khu vực sản xuất và
thương mại ở khâu trước chế biến cũng rất phúc tạp và nhiều bất cập. hậu quả là
chất lượng của thủy sản việt nam chưa ngang tầm với thế giới, xuất khẩu vẫn tang
hàng năm nhưng tỷ lệ tang trưởng không ổn định và tiềm ẩn nhiều nguy cơ.
Thủy sản nhiễm tạp chất vào nguyên liệu: xuất hiện hoạt động thương mại
nhằm kiếm lời bất chính bằng việc đưa chì vào than tôm của ba tỉnh sóc trăng, cà
mau, bạc lieu.
Tình trạng bơm chất lỏng vào tôm xuất hiện lan tràn và trở thành phổ biến.
trước tình hình đó cơ quan chính quyền nhà nước đã kiểm soát và quản lý rất chặt
chẽ song hành vi đó vẫn tiếp tục và hoạt động ngày càng tinh vi và có tổ chức hoạt
động riêng.
Đầu năm 2008, thị trường EU phát hiện 30 lô hàng bị nhiễm malachite green
và leucomalachite green, 2 lô nhiếm floroquinolone, thị trường Canada phát hiện 48
ô nhiễm malachite green và leucomalachite, 5 lô nhiễm fluoroquinolone. Tại Hoa
Kỳ nhập khẩu từ việt nam có tỷ lê hóa chất, kháng sinh cấm và hạn chế sử dụng. Từ
khi nhật bản phát lệnh kiểm tra 100% đối với hàng danh mục từ việt nam thì việt
nam đã buộc thu hồi hoặc tiêu hủy tại chỗ các lô hàng này
Trong thời gian qua, Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản
(NAFIQAD) liên tiếp nhận được cảnh báo của Cơ quan thẩm quyền EU và Nhật
Bản về việc phát hiện dư lượng Oxytetracycline vượt mức giới hạn cho phép trong
các lô hàng tôm nuôi của Việt Nam xuất khẩu sang 02 thị trường này. Với thị
trường Nhật Bản, từ ngày 14/3/2013, thời điểm Nhật Bản áp dụng chế độ kiểm tra
Oxytetracycline đối với 100% lô hàng tôm nuôi của Việt Nam do phát hiện dư
lượng chất này trong 02 lô hàng tôm nuôi, đến nay, đã có thêm 04 lô hàng tôm nuôi
của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này bị cảnh báo chỉ tiêu Oxytetracycline,
nâng tổng số lô hàng tôm nuôi và sản phẩm từ tôm nuôi bị cảnh báo ở thị trường
Nhật Bản lên 06 lô hàng (Mức giới hạn tối đa cho phép đối với Oxytetracycline
được Nhật Bản áp dụng là 0,2ppm).
Trong khi đó, từ đầu năm 2012 đến nay EU đã cảnh báo 05 lô hàng tôm nhập
khẩu từ Việt Nam, gấp 2,5 lần tổng số lô hàng thủy sản nuôi xuất khẩu của Việt
Nam bị cảnh báo ở thị trường này trong cả năm 2013 (2 lô) (Mức giới hạn tối đa
16
Chu Thị Phương Hoa-CQ531370
cho phép đối với Oxytetracycline được EU áp dụng tương đương với Việt Nam là
0,1ppm).
Mặc dù Oxytetracycline là kháng sinh được phép sử dụng trong nuôi trồng
thuỷ sản, nhưng việc tôm nuôi của Việt Nam bị cảnh báo Oxytetracycline ở cả hai
thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam (Nhật Bản và EU) cho thấy có tình trạng lạm
dụng Oxytetracycline trong quá trình nuôi và không tuân thủ việc ngừng sử dụng
thuốc trước khi thu hoạch theo quy định.
Việc quản lý với các cơ sở sản xuất thức ăn, kinh doanh thuốc và hóa chất cấm
vẫn còn nhều bất cập gây ảnh hưởng không tốt tới chất lượng thủy sản.
Qua thực trạng về chất lượng thủy sản ở việt nam cho thấy chất lượng thủy sản
ở việt nam chảu đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng của các thị trường tiêu thụ,
thủy sản cung cấp chưa đem lại lồng tin với các nước nhập khẩu. tuy thực trạng này
đã giảm song chúng ta vẫn chưa lấy lại được sự tin tưởng vào chất lượng của hàng
việt nam thể hiện ở các khâu kiểm tra hàng loạt các lô hàng. Tùy theo từng thị
trường mà quy định dư lượng kháng sinh là khác nhau. Dư lượng kháng sinh của eu
là 0.3 một yêu cầu khá khắt kheThiệt hại rất lớn đối với các doanh nghiệp khi chất
lượng sản phẩm không đảm bảo. nó ảnh hưởng lớn đến toàn ngành và nền kinh tế
quốc dân. Một lô hàng bị phát hiện không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thì
các lô hàng còn lạo cũng bị kiểm tra.
Xuất khẩu thủy sản
+ Thị trường việt nam nói chung chưa là thị trường nhập khẩu trọng điểm của
thế giới, nhiểu thị trường còn thiếu ổn định, trong khi nhiều thị trường rất có
tiềm năng lại chưa được khai thác triệt để. Riêng với mỹ ta có các đối thủ như:
Thái lan, mehico, ấn độ, trung quốc, Malaysia… trong đó thái lan đang là
nước dẫn đầu thế giới về xuất khẩu thủy sản với các sản phẩm chất lượng
cao.Với thị trường EU đây là một thị trường giàu tiềm năng song chỉ chiếm
7& tỉ tọng xuất khẩu thủy sản cả nước. Tuy vậy con số này đã tang qua các
năm gần đây. Như vậy thị trường tiêu thụ tiềm năng song thiếu ổn định, vấn đề
của việt nam phải cải tiến đa dạng hóa để bao phủ thị trường.
+ Mặt hàng còn chưa đa dạng hóa: chủng loại sản phẩm chủ yếu là tôm, cá đông
lạnh sơ chế. Tỷ lệ sản có giá trị chưa tăng cao. Chất lượng sản phẩm tuy có
tiến bộ song vẫn vấp phải những yêu cầu chất lượng khắt khe của các nước
nhập khẩu lớn. vì vậy, đòi hỏi ngành phải có những nỗ lực lớn trong đa dạng
hóa sản phẩm cũng như phát triển mới và vấn đề đảm bảo chất lượng và an
toàn vệ sinh hàng thực phẩm theo tiêu chuẩn HACCP
+ Giá cả mặt hàng xuất khẩu tuy có tang nhưng vẫn thấp hơn so với các nước
trong khu vực. Giá nhìn chung chỉ bằng 70% mức giá sản phẩm cùng loại của
thái lan và Indonesia nhưng vẫn không cạnh tranh trong xuất khẩu thủy sản;
tài nguyên thủy sản phong phú, điều kiện khí hậu đất đai thận lợi, giá lao động
rẻ hơn so với các nước khác, nhưng trình độ khoa học và công nghệ thấp, cơ
sở hạ tầng yếu kém và thiếu kinh nghiệm trong quản lý khiến cho lợi thế so
17
Chu Thị Phương Hoa-CQ531370
sánh trong xuất khẩu thủy sản giảm sút nhiều và xuất khẩu không đạt được
hiệu quả mong muốn vì giá thấp
+ Các doanh nghiệp thiếu đoàn kết trong sản xuất kinh doanh, làm ăn theo kiểu
chụp giật. Các cơ sở trình độ lạc hậu, cơ sở vật chất thấp kém nhưng lại không
có sự đoàn kết trong kinh doanh, làm ăn chụp giật từ đó ảnh hưởng tới uy tín
của ngành. Có tình trạng cá lớn nuốt cá bé, doanh nghiệp có uy tín được đầu
tư, được nâng cấp chứng chỉ vầ vệ sinh, đơn hàng nhiều hơn nữa các doanh
nghiệp lớn này còn o ép về giá, chất lượng đối với các xí nghiệp nhỏ gây thiệt
hại không nhỏ trong ngành.
+ Mất cân bằng giữa trình độ công nghệ hiện tại còn thấp trong khi yêu cầu chất
lượng công nghệ ngày càng cao
d. Giải pháp để khắc phục
a. Chủ trương, chính sách của đảng, nhà nước việt nam đối với ngành
thuỷ sản và xuất khẩu thuỷ sản.
Thực hiện tiến trình đổi mới, bằng nỗ lực to lớn Việt Nam đã phấn đấu vươn
lên trở thành một quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Với sự tăng trưởng đó
Việt Nam đã có những cải thiện đáng kể về nền tảng kinh tế – xã hội, trở thành
thành viên tích cực ở khu vực Đông Nam Á và trong cộng đồng quốc tế.
Vì vậy nhiệm vụ đặt ra cho chương trình phát triển kinh tế đối ngoại của Đảng
ta là “mở rộng thị trường, đổi mới cơ cấu và nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu có
khối lượng và giá trị lớn. Củng cố thị trường quen thuộc, khôi phục quan hệ với thị
trường truyền thống, tìm thị trường và bạn hàng mới, lâu dài;giảm xuất nhập khẩu
qua thị trường trung gian .Thực hiện chính sách khuyến khích xuất khẩu”.
Trong sự phát triển chung đó, ngành thuỷ sản đã có đóng góp quan trọng. Vào
những năm 90, sản xuất kinh doanh thuỷ sản còn ở mức rất khiêm tốn, đến nay đã
vươn lên đứng thứ 19 về sản lượng, xếp thứ 30 về giá trị kim ngạch xuất khẩu, thứ
5 về sản lượng tôm nuôi trên thế giới. Vị thế của thuỷ sản Việt Nam trên trường
quốc tế không ngừng được củng cố và mở rộng. Để đẩy mạnh phát triển thuỷ sản,
bên cạnh việc phát huy cao độ nguồn lực bên ngoài, kết hợp với những chính sách
thích hợp của Đảng và Nhà nước ta đã tạo thêm nguồn lực cho thuỷ sản phát triển.
Văn kiện Đại hội VIII của Đảng khẳng định vai trò của thuỷ sản trong chương
trình phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn: “Phát triển nghề nuôi trồng thuỷ
hải sản, tổ chức tốt các dịch vụ hậu cần phục vụ nuôi trồng. Quản lý tốt việc khai
thác, bảo vệ các nguồn lợi thủy hải sản, khuyến khích hỗ trợ ngư dân tự sắm
phương tiện và tổ chức khai thác thuỷ hải sản nhất là các nghề đánh bắt xa bờ. Tiếp
tục điều tra, nghiên cứu tài nguyên sinh vật biển để có kế hoạch khai thác, bảo vệ,
chống ô nhiễm môi trường biển, sông ngòi, ao hồ.
Ngoài ra, thuỷ sản cũng là một trong những ngành được “đầu tư vốn để phát
triển mạnh”tương đương với các ngành khác như chè, cà phê, cao su ,thịt,sữa…
Chương trình này được thực hiện với mục tiêu:
18
Chu Thị Phương Hoa-CQ531370
• Đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá-hiện đại hoá ngành thuỷ sản, kim ngạch
xuất khẩu thuỷ sản đã tăng nhanh, đạt 1,1 tỷ đôla vào năm 2000 và 2,5 tỷ đôla
đưa kinh tế thuỷ sản phát triển thành ngành mũi nhọn trong nền kinh tế đất
nước, tạo thêm nhiều việc làm, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, cải thiện
bộ mặt nông thôn và ven biển, đồng thời góp phần giải quyết các vấn đề về môi
trường sinh thái.
• Gắn chế biến, xuất khẩu thuỷ sản với nuôi trồng, khai thác, bảo quản nguyên
liệu và tiêu thụ sản phẩm, tạo cơ sở vững chắc cho sản xuất và khai thác có hiệu
quả tiềm năng thuỷ sản, nâng cao chất lượng, giảm giá thành, tăng hiệu quả và
tăng tích luỹ là để tái sản xuất mở rộng, nâng cao khả năng cạnh tranh, giữ vững
và phát triển thị trường tiêu thụ hàng thuỷ sản Việt Nam. Để đạt được mục tiêu
trên, nhiệm vụ đặt ra trước mắt đối với ngành thủy sản là:
• Phát triển nuôi trồng, khai thác, đảm bảo đủ nguyên liệu phục vụ cho chế biến
thuỷ sản xuất khẩu. Đưa nuôi trồng thuỷ sản trở thành nguồn chính cung cấp
nguyên liệu cho xuất khẩu. Phát triển nuôi tôm, tổ chức rộng rãi việc nuôi cá
biển có giá trị xuất khẩu cao, mở rộng và khuyến khích việc nuôi cácloài thuỷ
sản nước ngọt phục vụ xuất khẩu.
• Tiếp tục cải tiến nghề nghiệp và công nghệ khai thác hải sản, từng bước xây
dựng đội tàu đánh cá xa bờ để khai thác hợp lý nguồn lợi ven biển đi đôi với
khai thác có hiệu quả nguồn lợi hải sản xa bờ, nhằmtăng nhanh tỷ trọng sản
lượng hải sản có giá trị xuất khẩu trong tổng sản lượng hải sản khai thác đạt 20
đến 25% .
• Tăng cường trang thiết bị và phương tiện bảo quản trên các tàu cá, từng bước
đầu tư đóng mới đội tàu chuyên môn hoá để bảo quản, vận chuyển sản phẩm hải
sản, cung cấp các dịch vụ ngoài khơi; xây dựng mới nâng cấp hệ thống cảng cá,
chợ cá để thay đổi công nghệ bảo quản sau thu hoạch, nhằm nâng cao chất
lượng nguyên liệu chế biến xuất khẩu.
• Khuyến khích việc nhập khẩu nguyên liệu thuỷ sản để chế biến tái xuất khẩu,
tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, tăng kim ngạch xuất khẩu
và sử dụng có hiệu quả công suất của các cơ sở chế biến thuỷ sản để tiếp tục đầu
tư nâng cấp và xây dựng mới, cụ thể là:
+ Đầu tư xây dựng mới một số cơ sở chế biến đi đôi với mở rộng, nâng cấp
đồng bộ cả về cơ sở hạ tầng, điều kiện sản xuất, đổi mới công nghệ, đổi mới
trang thiết bị, thực hiện đầu tư chiều sâu cho số cơ sở chế biến thuỷ sản hiện
có, có đủ điều kiện mở rộng nâng cấp trên cơ sở tính toán kỹ về hiệu quả kinh
tế của từng cơ sở, nâng công suất chế biến, đồng thời đẩy mạnh việc áp dụng
hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, các cơ sở chế biến thuỷ sản đều được
áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến,đảm bảo an toàn vệ sinh thực
phẩm và chất lượng sản phẩm xuất khẩu.
+ Mở rộng chủng loại và khối lượng các mặt hàng thuỷ sản chế biến có giá trị
gia tăng, đưa tỷ trọng mặt hàng có giá trị gia tăng từ 17,5% hiện nay lên 25%
đến 30% vào năm 2003 và 40% đến 45% vào năm 2005.
+ Nâng tỷ trọng xuất khẩu các mặt hàng thuỷ sản tươi. Quyết định nêu rõ các
giải pháp để thực hiện, đó là giống (tôm, cá, bảo tồn giống) thức ăn cho thuỷ
19
Chu Thị Phương Hoa-CQ531370
sản; thị trường; khoa học công nghệ, đổi mới quan hệ sản xuất; đào tạo cán
bộ, chính sách đầu tư, chính sách thuế và về hợp tác đầu tư nước ngoài.Kế tục
và phát huy tinh thần của Đại hội Đảng VIII, Đại hội Đảng IX cũng đưa ra
những chính sách và chiến lược phát triển kinh tế, trong đó có phát triển kinh
tế biển. Báo cáo chính trị của có nêu rõ: “Phát triển mạnh kinh tế biển kết hợp
với bảo vệ v ùng biển: mở rộng nuôi trồng và đánh bắt, chế biến hải sản, tiến
ra biển xa; khaithác và chế biến dầu khí; phát triển vận tải viễn dương, du lịch
b. Giải pháp đề ra
Nâng cao chất lượng đa dạng hóa sản phẩm
+ Đầu tư máy móc trong khâu đnahs bắt, bảo quản sản phẩm trong khâu chế biến
+ Phổ biến giống và công nghệ nuôi trồng thủy sản đảm bỏa đạt tiêu chuẩn an
toàn thực phẩm, kinh nghiệm nuôi trồng cho thấy khi sử dụng nguông nước ô
nhiếm và các chất kích thích dẫn tới các doanh nghiệp khó khăn trong việc tiêu
thụ các sản phẩm trên thị trường
+ Các doanh nghiệp tạo lập phòng nghiên cứu và phát triển để kiểm tr được chất
lượng sản phẩm
+ Đa dạng hóa theo hướng chế biến để tang giá trị xuất khẩu
+ liên doanh với nước ngoài để tang vốn đầu tư cải thiện kỹ thuật tạo ra những sản
phẩm phù hợp với thị trường
+ Trong chế biến: kiểm tra ngay tù khâu đầu vào nhằm đảm bảo chất lượng ngay
từ đầu. áp dụng vùng nuôi an toàn, mô hình nuôi sạch và hướng dẫn người thực
hiện quản lý chất lượng thực phẩm
Nâng cao cạnh tranh về giá sản phẩm
+ Tổ chức bảo quản sản phẩm ngay sau khâu thu hoạch đề giảm lượng hàng thủy
sản bị mất phẩm chất , bị trả lại sau khi xuất khẩu
+ Nâng cao hiệu quả, sử dụng công suất cảu các nhà máy chế biến ổn định
+ Tận dụng nhân công rẻ để tạo ra sản phẩm tinh chế có thể sử dụng ngay
Quản lý an toàn nguyên liệu thủy sản nhằm cung cấp nguyên liệu sạch cho chế
biến
+ Chủ động hơn với các yêu cầu các nước nhập khaaurthuyr sản nhằm cung cấp
các thông tin kịp thời cho các công ty chế biến cũng như người nuôi trồng
+ Quản lý kiểm tra chặt chẽ quá trình chế biến, sản xuất cũng như kiểm tra
nguyên vật liệu trước khi đi vào chế biến, tránh kiểm tra ở khâu cuối cùng
+ Thực hiện đăng ký kinh doanh với toàn bộ các hộ sản xuất kinh doanh nguyên
liệu, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các tiêu chuẩn quy định để đảm
baoran toàn về vệ sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh.
+ Xây dựng các tiêu chuẩn về thử tục kiểm tra để lấy đó là căn cứ để thực hiện
tránh gây các lãng phí không đáng có.
20