Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

đề văn học kì 2 lớp 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.7 KB, 2 trang )

ĐỀ THI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2012 – 2013
MÔN: NGỮ VĂN 10
Thời gian làm bài: 90 phút
Đề :
Cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp của người anh hùng Từ Hải qua đoạn trích “Chí
khí anh hùng” trong tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du.
HẾT
ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM
Ý Nội dung Điểm
a. u cầu về kĩ năng
Biết cách làm bài nghị luận phân tích, tổng hợp về một vấn đề trong
đoạn thơ. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu lốt; khơng mắc lỗi chính tả,
dùng từ, ngữ pháp…
b. u cầu về kiến thức
Trên cơ sở những hiểu biết về nhà thơ Nguyễn Du, đoạn trích “Chí khí
anh hùng” cũng như “Truyện Kiều”, học sinh có thể phân tích theo
nhiều cách nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau:
a)
- Giới thiệu:
+ Tác giả Nguyễn Du
+ Vị trí đoạn trích.
+ Vấn đề cần nghị luận.
1 đ
b)
* Vẻ đẹp thể hiện qua Khát vọng và tư thế của người anh hùng:
- Chí khí khát vọng:
+ Cuộc sống hạnh phúc của vợ chồng đương lúc ngọt ngào, nồng nàn
“Hương lửa đương nồng” nhưng trước hết Từ Hải là một tráng sĩ, một
người có chí khí mạnh mẽ nên sự nghiệp đối với chàng là trên hết.
+ Cụm từ “Thoắt đã” quyết định nhanh chóng, dứt khốt thể hiện tính
cách người anh hùng.


+ “Động lòng bốn phương”, “Trời bể mênh mơng”… hình ảnh khơng
gian rộng lớn, hình tượng thơ có tính chất vũ trụ lớn lao, kì vĩ, mang
tính ước lệ thể hiện khát vọng lớn lao (Đặc điểm VHTĐ)
+ Thái độ tác giả: “Trương phu” từ ngữ có sắc thái tơn xưng, sự tơn
trọng, kính phục đối với người anh hùng.
=> Từ Hải khơng phải là con người của những đam mê thơng thường
mà là con người có sự nghiệp anh hùng, khát khao được vùng vẫy giữa
trời cao đất rộng (So sánh người tráng sĩ trong Thuật Hồi)
- Tư thế:
+ “Thanh gươm n ngựa” một mình một ngựa một thanh gươm “Lên
3,5 đ
đường thẳng rong” chân dung đẹp của người anh hùng - “tưởng như
che cả đất trời” (H.Thanh)
* Vẻ đẹp thể hiện ở lí tưởng anh hùng của Từ Hải:
+ Không quyến luyến, bịn rịn, không vì tình yêu mà quên đi lí tưởng
cao cả.
+ Trách Kiều là người tri kỉ mà không hiểu mình, khuyên Kiều vượt
lên trên tình cảm thông thường để sánh với người anh hùng.
+ Hứa hẹn với Kiều về một tương lai thành công.
+ Khẳng định quyết tâm, tự tin vào thành công.
+ Hành động của Từ Hải “quyết lời dứt áo ra đi” (hình ảnh ước lệ -
“Chia bào”, so sánh với Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiều)
+ Hình ảnh” “gió mây…dặm khơi” (mượn từ ý của Trang Tử - ước lệ”
=> Đã đến lúc chim bằng bay lên cùng gió mây cho thấy bản lĩnh phi
thường của người anh hùng, khát khao làm nên sự nghiệp lớn. Từ Hải
là người giàu tình cảm, có khát vọng lớn lao tầm vóc vũ trụ, chí khí
người anh hùng.
3.5đ
* Nghệ thuật:
Khuynh hướng lí tưởng hóa người anh hùng bằng bút pháp ước lệ và cảm

hứng vũ trụ; trong đó, hai phương diện ước lệ và cảm hứng vũ trụ gắn bó
chặt chẽ với nhau.
1 đ
c)
- Lí tưởng anh hùng của Từ Hải và ước mơ công lí của Nguyễn Du.

* LƯU Ý CHUNG:
Yêu cầu trình bày thành một bài văn hoàn chỉnh. Bài làm của học sinh có thể trình bày theo
nhiều cách khác nhau; cơ bản đạt được các yêu cầu về kĩ năng và kiến thức thì người
chấm linh động cho điểm tối đa.
Gv: Nguyễn Văn Thắng

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×