Tải bản đầy đủ (.ppt) (40 trang)

Ngành nghề kinh doanh có điều kiện Một số kết quả rà soát ban đầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.94 KB, 40 trang )


Ngành nghề kinh doanh có
điều kiện: Một số kết quả rà
soát ban đầu

Mục tiêu

Tập hợp đầy đủ danh mục ngành, nghề kinh doanh có
điều kiện và điều kiện kinh doanh theo quy định hiện
hành của pháp luật; công bố công khai; định kỳ cập
nhật thay đổi.

Tiến hành rà soát nhằm:

Thực hiện công bố những điều kiện kinh doanh hết hiệu
lực thi hành kể từ ngày 1-9-2008, theo quy định của Luật
doanh nghiệp [Đ.7(5)].

Bãi bỏ điều kiện kinh doanh không cần thiết.

Sửa đổi điều kiện kinh doanh không phù hợp.

Ban hành điều kiện kinh doanh mới (nếu có thể).

Phạm vi

Thực hiện tập hợp và rà soát trong 15 lĩnh vực:
1- An ninh trật tự; 2 – Tư pháp;
3- Tài chính-ngân hàng; 4 – Công thương;
5 – LĐTBXH; 6 – GTVT;
7 - Xây dựng; 8 – Giáo dục & đào tạo;


9 – NNPTNT; 10- KH&ĐT; 11- Y tế;
12 – khoa học, công nghệ; 13 – Văn hoá, thể thao,
du lịch và thông tin, truyền
thông;
14 – Tài nguyên, môi trường.
Mỗi lĩnh vực sẽ chia thành: 1 – Thương mại-dịch vụ; 2- Sản xuất, chế
biến; 3- khai khoáng; 4-xuất nhập khẩu; 5-Mở chi nhánh, văn phòng
đại diện; 6-các hoạt động khác

Phương pháp

Tập hợp và nghiên cứu tất cả các văn bản quy phạm pháp luật,
tìm ra những ngành nghề kinh doanh có điều kiện, điều kiện
kinh doanh tương ứng (trừ văn bản của UBND). Kết quả tập
hợp thực hiện theo mẫu dưới đây:

Phương pháp

Cơ sở rà soát về tính hợp pháp của ngành,
nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện
kinh doanh sẽ căn cứ vào Điều 7(5) - Luật
doanh nghiệp và Điều 5(1)&(3) - Nghị định
139/2007/NĐ-CP.

Rà soát điều kiện kinh doanh không cần thiết,
không phù hợp thực hiện theo các tiêu chí
sau: Form 1 and 2 ÐKKD revised1.doc

Những kết quả ban đầu


Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều
kiện và điều kiện kinh doanh

Đã tập hợp được khoảng gần 400 ngành, nghề kinh
doanh có điều kiện và các điều kiện kinh doanh tương
ứng

Phân chia theo ngành:
Bưu chính viễn thông = 20; NNPTNT-TS = 37; TNMT =
45; tư pháp =13; VHTT =42; Xây dựng = 32; An ninh trật
tự = 8; công thương = 37; GDĐT = 11; LĐTXH = 6; Ngân
hàng, tài chính = 53; Y tế = 47; GTVT = 36;

Phân chia theo lĩnh vực:
Kinh doanh-dịch vụ = 250; sản xuất-chế biến = 33; Khai
khoáng = 15; XNK = 21; khác = 66.

Cách tiếp cận

Đa dạng cách tiếp cận trong 1 hệ thống pháp luật:

Luật thương mại (NĐ 59/2006, trước đó là NĐ 11/1999): hàng hoá,
dịch vụ: cấm, hạn chế và kinh doanh có điều kiện: do tập hợp từ các
quy định khác nhau dưới giác độ tiếp cận từ hàng hoá, dịch vụ =>
chưa đầy đủ, tổng quát.

Luật doanh nghiệp (1999&2005): ngành, nghề kinh doanh: cấm, có
điều kiện và tự do kinh doanh. Sau đó, nhiều Bộ ngành áp dụng cách
tiếp cận này để quy định về điều kiện kinh doanh (ảnh hưởng của
thực thi LDN 1999). Tư tưởng của LDN 1999 là mỗi bộ, ngành sẽ

ban hành 1 văn bản, trong đó quy định rõ các ngành nghề cấm kinh
doanh, kinh doanh có điều kiện là điêu kiện kinh doanh tương ứng;
nhưng không ai thực hiện.

Luật đầu tư (2005) = Lĩnh vực đầu tư: cấm, có điều kiện (phân biệt
trong nước ngoài & trong nước) & lĩnh vực đầu tư còn lại

WTO (2006) = phân ngành theo dịch vụ (không được, hạn chế hoặc
không hạn chế)

Cách tiếp cận

Kết quả là:

Không rõ ràng về ngành nghề kinh doanh/lĩnh vực đầu tư có điều
kiện và các điều kiện kinh doanh tương ứng => không biết chính sách
bao nhiêu ngành nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện đó là gì!

Không tương thích giữa quy định có liên quan: ví dụ: danh mục
ngành nghề cấm kinh doanh (NĐ 139/2007) – danh mục lĩnh vực
cấm đầu tư (NĐ 108/2006) và danh mục hàng hoá, dịch vụ cấm kinh
doanh (NĐ 59/2006);

Quy định về ngành nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh
doanh rất phân tán, được quy định trong hàng trăm các loại văn bản
khác nhau, từ luật đến các quyết định của Bộ trưởng =450 văn bản.

1 ngành nghề kinh doanh có điều kiện thường được quy định tại ít nhất 3
văn bản (Luật/pháp lệnh - Nghị định – Thông tư/Quyết định)


Có trường hợp được quy định bởi hàng chục văn bản; ví dụ ‘hoạt động
quảng cáo” = quy định bởi khoảng hơn 10 văn bản.
=> Khó xác định một ngành nghề có điều kiện hay không và điều kiện là gì?

Phân loại điều kiện kinh doanh

Điều kiện chung:

Đăng ký kinh doanh, đăng ký thay đổi bổ sung nội
dung đăng ký kinh doanh;

Khắc dấu và đăng ký mẫu con dấu;

Đăng ký mã số thuế;

Mua hoá đơn giá trị gia tăng;

Điều kiện liên quan đến đầu tư và xây dựng

Phân loại điều kiện kinh doanh

Điều kiện liên quan đến đầu tư và xây dựng

Thoả thuận chủ trương đầu tư

Thỏa thuận địa điểm đầu tư;

Đăng ký đầu tư;

Chứng chỉ quy hoạch;


Đăng ký hay thẩm tra đánh giá tác động môi trường;

Thẩm định nhu cầu sử dụng đất ;

Đề nghị giao đất hoặc thuê đất;hoặc chuyển mục đích sử dụng đất.

Thẩm định thiết kế cơ sở

Thẩm duyệt PCCC;

Cấp phép xây dựng(nếu có xây dựng).

????

Phân loại điều kiện kinh doanh

Điều kiện kinh doanh chuyên ngành:

Giấy phép kinh doanh;

Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh;

Chứng chỉ hành nghề;

Chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp;

Xác nhận vốn pháp định;

Chấp thuận khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

hoặc

Các yêu cầu khác mà doanh nghiệp phải thực hiện hoặc
phải có mới được quyền kinh doanh ngành, nghề đó mà
không cần xác nhận, chấp thuận dưới bất kỳ hình thức nào
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Phân loại điều kiện kinh doanh

Điều kiện hành nghề

Cho cá nhân: chứng chỉ hành nghề;

Cho tổ chức: giấy phép thành lập và hạot động(như tín dụng, chứng khoán, bảo
hiểm, giới thiệu việc làm, giấy phép hoạt động quảng cáo, giấy phép cung cấp
dịch vụ viễn thông, giấy phép hành nghề y dược tư nhân.v.v.).

Điều kiện khai thác tài nguyên(các loại điều kiên về tìm kiếm, thăm
dò,khai thác và chế biến khoáng sản).

Điều kiện thực hiện một hoạt động nhất định tại một địa điểm nhất định
như giấy phép quảng cáo, kinh doanh vũ trường, công diễn, massage, xông
hơi, mở các điểm kinh doanh hay chi nhánh.v.v..v

Điều kiện để đưa một dây chuyền sản xuất, một cơ sở sản xuất hay một
phương tiện vào hoạt động(giấy kiểm định phương tiện, giấy phép sử dụng
các phương tiên,giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.v.v.v.

Điều kiện để lưu hành một sản phẩm dịch vụ(các tiêu chuẩn về chất lượng),
điều kiện về quy trình sản xuất.


Rà soát trình bày hôm nay chủ yếu
tập trung vào “các điều kiện kinh
doanh chuyên ngành”.

Về số lượng

Số lượng ngành nghề kinh doanh có điều kiện (cùng
với giấy phép kinh doanh) có xu hướng tăng nhanh từ
năm 2000 trở lại đây.

NĐ 11/1999/ chỉ quy định: 10 loại cấm; 5 loại hạn chế; 14
loại kinh doanh có điều kiện so với NĐ 59/2006/ => 23
loại cấm; 8 loại hạn chế; 92 loại có điều kiện;

Thống kế theo chúng tôi đến nay: hơn 300 loại giấy phép;
gần 400 ngành nghề kinh doanh có điều kiện, tập chung
chủ yếu trong lĩnh vực thương mại-dịch vụ; => sau đó, sản
xuất, chế biến; khai khoáng; khác.

Tính hợp pháp

Căn cứ khoản 2 và 5 Điều 7 Luật Doanh nghiệp 2005.

“Đối với ngành, nghề mà pháp luật về đầu tư và pháp luật có liên
quan quy định phải có điều kiện thì doanh nghiệp chỉ được kinh
doanh ngành, nghề đó khi có đủ điều kiện theo quy định.
Điều kiện kinh doanh là yêu cầu mà doanh nghiệp phải có hoặc phải
thực hiện khi kinh doanh ngành, nghề cụ thể, được thể hiện bằng giấy
phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng

chỉ hành nghề, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, yêu
cầu về vốn pháp định hoặc yêu cầu khác.”

“Bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các
cấp không được quy định về ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và
điều kiện kinh doanh.”

×