Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

tổ chức kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm sản xuất tại công ty tư vấn đầu tư và thiết kế xây dựng.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.8 KB, 30 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
KHOA KINH TẾ & QTKD

BÀI TẬP LỚN
MÔN: KINH TẾ VÀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT
ĐỀ TÀI: KẾ HOẠCH CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH
SẢN PHẨM
GIÁO VIÊN : CÔ CAO VÂN ANH
SINH VIÊN : NGUYỄN THỊ PHƯƠNG ANH
LỚP : QTKD_BK9
1
LỜI NÓI ĐẦU
Trong xu thế đổi mới chung của cả nước, từ nền kinh tế hàng hoá tập trung sang
nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước ngày càng có thêm nhiều
doanh nghiệp ra đời và lớn mạnh không ngừng. Để có thể hội nhập tồn tại và
phát triển trong sự cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trường, đòi hỏi các doanh
nghiệp phải có phương thức quản lý mới phù hợp, xác định cho mình những
hướng đi đúng đắn sao cho kết quả đầu ra là cao nhất với giá cả và chất lượng
sản phẩm có mức thu hút được người tiêu dùng.
Để làm được điều này các doanh nghiệp phải quản lý chặt chẽ các yếu tố chi phí
của quá trình sản xuất như vật tư tiền vốn, giá thành, doanh thu, lợi nhuận …
Ban lãnh đạo doanh nghiệp chỉ có thể có được những thông tin này
một cách chính xác, đầy đủ và kịp thời thông qua bộ máy kế toán trong đó kế
toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm là một trong những nhân tố có
ảnh hưởng quyết định tới tính hiệu quả của công tác quản lý kinh tế – tài chính
trong doanh nghiệp.
Những nhận thức có được từ công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm ở Công ty Tư vấn đầu tư và thiết kế xây dựng là nhờ có sự chỉ bảo,
hướng dẫn, sự giúp đỡ của thầy cô và ban lãnh đạo công ty nhất là cán bộ phòng
kế toán kết hợp với sự lỗ lực của bản thân, em đã đi sâu tìm hiểu và nghiên cứu
công tác kế toán của công ty và đã hoàn thiện đề tài báo cáo với đề tài: Tổ chức


kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm sản xuất tại Công ty Tư
vấn đầu tư và thiết kế xây dựng.

2
PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG
1.1.Khái niệm và vai trò của kế hoạch.
a. Khái niệm chi phí sản xuất.
Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ
hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên
quan đến hoạt động sản xuất trong một kỳ nhất định. Chi phí trong một kỳ nhất
định bao gồm toàn bộ phần tài sản hao mòn hoặc tiêu dùng hết cho quá trình sản
xuất kinh doanh trong kỳ và số dư tiêu dùng cho quá trình sản xuất tính nhập
hoặc phân bổ vào chi phí trong kỳ. Ngoài ra còn một số các khoản chi phí phải
trả không phải là chi phí trong kỳ nhưng chưa được tính vào chi phí trong kỳ.
Thực chất chi phí ở các doanh nghiệp là sự chuyển dịch vốn của doanh nghiệp
vào đối tượng tính giá nhất định, nó là vốn của các doanh nghiệp bỏ ra sản xuất
kinh doanh.
b.Khái niệm giá thành sản phẩm.
+ Giá thành sản phẩm là những giai đoạn tiếp theo trên cơ sở số liệu của hạch
toán chi phí sản xuất đã tập hợp theo từng định hướng và số lượng sản phẩm đã
hoàn thành. Trên cơ sở đó kiểm tra đánh giá tình hình thực hiện mức hạ giá
thành theo từng sản phẩm và toàn bộ sản phẩm của doanh nghiệp.
+ Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh chất lượng hoạt
động sản xuất kinh doanh và trình độ quản lý kinh tế, tài chính của doanh
nghiệp.
Như vậy, giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của các khoản hao phí về lao
động sống và lao động vật hoá cho một khối lượng hoặc một đơn vị sản phẩm
lao vụ, dịch vụ cho doanh nghiệp sản xuất đã hoàn thành.
c. Yêu cầu quản lý chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm và nhiệm vụ
của kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong doanh

nghiệp sản xuất.
* Để đáp ứng yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, kế toán
cần thực hiện tốt những nhiệm vụ sau:
+ Xác định đúng đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất.
3
+ Tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo đúng đối tượng xác định và phát
triển kế toán tập hợp chi phí thích hợp.
+ Xác định chính xác chi phí và sản phẩm dở dang cuối kỳ.
+ Thực hiện tính giá thành sản phẩm kịp thời, chính xác theo đúng đối tượng và
phương pháp tính giá thành hợp lý.
+ Phân tích tình hình thực hiện định mức, dự toán chi phí sản xuất, tình hình
thực hiện giá thành sản phẩm để có kiến nghị đề xuất cho lãnh đạo doanh nghiệp
đề ra các quyết định thích hợp trước mắt cũng như lâu dài đối với sự phát triển.
1.2. Đối tượng và nguyên tắc tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh.
1.2.1: Đối tượng và nguyên tắc tập hợp chi phí sản xuất.
a. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất:
- Để hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được xác định chính
xác kịp thời đòi hỏi công việc đầu tiên mà nhà quản lý phải làm là xác định đối
tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm. Vấn đề
này có tầm quan trọng đặc biệt cả trong lý luận cũng như trong thực tiễn hạch
toán là nội dung cơ bản nhất của tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và giá thành
sản phẩm.
- Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là khoản đầu tiên của công
tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm
vi giới hạn mà chi phí sản xuất cần được tập hợp.
- Việc xác định đối tượng kế toán tập hợp kế toán tập chi phí sản xuất phải dựa
trên cơ sở sau đây:
+ Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất.
+ Loại hình sản xuất.
+ Yêu cầu và trình độ quản lý tổ chức sản xuất kinh doanh.

Như vậy, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là nơi phát sinh và chịu chi phí. Tuỳ
theo yêu cầu tính giá thành mà đối tượng tập hợp chi phí có thể xác định từng
sản phẩm, từng nhóm sản phẩm, từng đơn đặt hàng, từng phân xưởng sản xuất
hay từng giai đoạn công nghệ.
4
b. Nguyên tắc tập hợp chi phí.
- Các chi phí liên quan đến từng đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt thì hạch
toán trực tiếp cho từng đối tượng đó.
- Chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí thì tập hợp chung
cuối kỳ áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp cho các đối tượng liên quan
theo các tiêu thức thích hợp.
- Tiêu thức phân bổ có thể là định mức chi phí vật liệu, chi phí nhân công trực
tiếp tuỳ theo đặc điểm sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp.
Việc phân bổ được tiến hành theo công thức sau:
Chi phí phân bổ Tổng chi phí Hệ số
= x
Cho từng đối tượng cần phân bổ phân bổ
Trong đó:
Hệ số Tổng các tiêu thức phân bổ cho từng đối tượng
=
Phân bổ Tổng các tiêu thức phân bổ cho tất cả các đối tượng
1.2.2: Phương pháp kế toán chi phí sản xuất.
a. Kế toán chi phí nguyên vật liệu:
Khi tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp kế toán căn cứ vào các phiếu nhập
kho, xuất kho và các hoá đơn chứng từ có liên quan đến nguyên vật liệu để tập
hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
* Tài khoản sử dụng:
Để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm kế toán sử dụng
TK: 621 “ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”.
- Kết cấu:

Bên nợ: + Giá trị thực tế nguyên vật liệu xuất dùng để trực tiếp chế tạo sản phẩm
hoặc thực hiện lao vụ, dịch vụ
5
Bên có: + Giá trị thực tế của nguyên vật liệu không hết nhập lại kho.
+ Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cuối kỳ sang tài
khoản tính giá thành.
TK: 621 không có số dư.
* Phương pháp kế toán:
(1) Xuất nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm thực hiện
lao vụ, dịch vụ, kế toán ghi:
Nợ TK621:
Có TK152: - Giá trị thực tế xuất dùng.
(2) Mua nguyên vật liệu xuất thẳng cho sản xuất không qua kho, kế toán ghi:
Nợ TK621: - Giá trị thực tế xuất cho sản xuất.
Nợ TK133: - VAT đầu vào.
Có TK111, 112, 141, 331 – Tổng giá trị thanh toán.
(3) Vật liệu xuất cho sản xuất dùng không hết nhập lại kho, kế toán ghi:
Nợ TK152, 153
Có TK621 - Giá trị thực tế nhập kho.
b. Chi phí nhân công trực tiếp.
Kế toán căn cứ vào các khoản lương chính, lương phụ của từng công nhân và
các khoản phải trích theo lương( bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế ). Để tính lương
cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm trong tháng.
* Tài khoản sử dụng.
Để tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp kế toán sử dụng tài khoản
622 “ Chi phí nhân công trực tiếp”.
- Kết cấu:
Bên nợ: + Chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong kỳ.
Bên có: + Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp sang tài khoản tính
giá thành.

TK: 622 không có số dư.
* Phương pháp kế toán:
6
(1) Tiền lương phải trả và các khoản phụ cấp cho công nhân trực tiếp sản xuất,
kế toán ghi:
Nợ TK622:
Có TK334: - Số phát sinh trong tháng.
(2) Trích trước tiền lương của công nhân nghỉ phép trực tiếp sản xuất sản phẩm,
kế toán ghi:
Nợ TK622:
Có TK335 - Số phát sinh trong tháng.
(3) Các khoản kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế phải trích
theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm tính vào chi phí sản xuất
trong tháng, kế toán ghi:
Nợ TK622
Có TK338(3382, 3383, 3384) - Số thực tế phát sinh.
c. Chi phí sản xuất chung.
Kế toán căn cứ vào các hoá đơn chứng từ của các phân xưởng sản xuất về chi
phí khấu hao tài sản cố định, chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí dịch vụ mua
ngoài phục vụ cho quá trình sản xuất để xác định chi phí sản xuất chung.
* Tài khoản sử dụng.
Để tập hợp chi phí sản xuất chung kế toán sử dụng tài khoản:
627 “ Chi phí sản xuất chung”
- Kết cấu:
Bên nợ: + Chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh trong kỳ.
Bên có: + Các khoản phát sinh giảm chi phí trong kỳ.
+ Kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất chung cho các đối
tượng chịu chi phí.
TK: 627 Không có số dư và được mở chi tiết cho từng đối tượng theo các yếu tố
chi phí và phản ánh trên các tiểu khoản.

TK6271: Chi phí nhân viên phân xưởng.
TK6272: Chi phí vật liệu.
TK6273: Chi phí dụng cụ sản xuất.
7
TK6274: Chi phí khấu hao tài sản cố định.
TK6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài.
TK6278: Chi phí bằng tiền khác
* Phương pháp kế toán
(1) Tính tiền lương phải trả cho nhân viên phân xưởng, và các khoản phải trích
(Kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế ) trích theo lương tính vào
chi phí trong tháng của nhân viên phân xưởng, kế toán ghi:
Nợ TK627: - Tổng số tiền tính vào chi phí .
Có TK334: - Tiền lương phải trả.
Có TK338: - Các khoản phải trích.
(2) Nguyên vật liệu xuất dùng cho bộ phận quản lý phân xưởng:
Nợ TK627:
Có TK152: - Giá trị thực tế xuất dùng .
(3) Xuất công cụ dụng cụ loại phân bổ 1 lần cho phân xưởng sản xuất, kế toán
ghi:
Nợ TK627:
Có TK153: - Giá trị thực tế xuất dùng.
(4) Các chi phí dịch vụ mua ngoài sử dụng cho sản xuất và quản lý phân xưởng,
kế toán ghi:
Nợ TK627: - Giá trị thanh toán thực tế.
Nợ TK133 - VAT đầu vào.
Có TK111, 112, 331 - Tổng chi phí phát sinh.
(5) Các chi phí khác bằng tiền căn cứ vào chứng từ nghiệp vụ phát sinh, kế toán
ghi:
Nợ TK627:
Có TK111, 112, 141 - Số tiền chi phí thực tế.

(6) Số khấu hao tài sản cố định sử dụng ở phân xưởng sản xuất phải trích trong
tháng, kế toán ghi:
Nợ TK627:
Có TK214: - Số khấu hao phải trích.
8
d. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất dở dang.
Kế toán căn cứ vào các sản phẩm dở dang đầu kỳ, cuối kỳ và các sản phẩm
nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, sản xuất chung để tập hợp chi phí
sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
* Tài khoản sử dụng:
Kế toán sử dụng TK: 154 “ Chi phí sản xuất dở dang” để tập hợp chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm sản xuất.
- Kết cấu:
Bên nợ: + Tập hợp các khoản chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ.
+ Giá trị vật liệu và chi phí thuê ngoài chế biến .
Bên có: + Các khoản giảm giá thành.
+ Trị giá phế liệu thu hồi.
+ Trị giá thực tế sản phẩm hoàn thành trong kỳ.
Dư nợ: + Chi phí sản xuất dở dang.
+ Chi phí thuê ngoài gia công chế biến chưa hoàn thành.
* Phương pháp kế toán:
(1) Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để tính giá thành sản phẩm, kế
toán ghi:
Nợ TK154:
Có TK621: - Toàn bộ chi phí phát sinh.
(2) Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp để tính giá thành sản phẩm, kế toán
ghi:
Nợ TK154:
Có TK622: - Toàn bộ chi phí phát sinh.
(3) Kết chuyển chi phí sản xuất chung để tính giá thành sản phẩm, kế toán ghi:

Nợ TK154:
Có TK627: - Toàn bộ chi phí phát sinh.
(4) Nhập kho thành phẩm xuất bán, kế toán ghi:
Nợ TK155:
Có TK154: - Giá thành sản xuất.
9
(5) Thành phẩm gửi đi bán không qua kho, kế toán ghi:
Nợ TK157:
Có TK154: - Giá thành sản xuất.
(6) Nếu thành phẩm tiêu thụ không qua kho, kế toán ghi:
Nợ TK632:
Có TK154: - Giá thành sản xuất.
1.3: Đối tượng và phương pháp tính giá thành trong doanh nghiệp sản xuất.
1.3.1: Kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ.
Sản phẩm dở dang là những sản phẩm chưa kết thúc giai đoạn chế biến, còn
đang nằm trong quá trình sản xuất kinh doanh. Để tính giá thành sản phẩm
doanh nghiệp cần phải tiến hành kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang.
a. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Theo phương pháp này toàn bộ chi phí sản xuất chế biến được tính vào trong
thành phẩm dở dang chỉ bao gồm Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Số lượng chi phí
NVLDDCK
Chi phí NVLTT Toàn bộ
= x chi phí
nằm trong SPDD Số lượng Số lượng NVLTT
+
thành phẩm SPDD

Trong đó:
Toàn bộ chi phí Chi phí NVLTT Chi phí NVLTT

= +
NVLTT nằm trong SPDDĐK phát sinh trong kỳ
10
b. Đánh giá sản phẩm dở dang theo sản lượng ước tính tương đương:
Phương pháp này dựa theo mức độ hoàn thành và số lượng của sản phẩm dở
dang để quy đổi thành sản phẩm hoàn thành. Tiêu chuẩn có thể quy đổi là giờ
công định mức.
Để đảm bảo tính chính xác khi đánh giá chỉ nên áp dụng phương pháp này là để
tính các chi phí chế biến, chi phí về vật liệu xác định theo số thực tế đã dùng.
Theo phương pháp này việc xác định chi phí trong sản phẩm dở dang được tính
theo công thức:
Số lượng spdd cuối kỳ
Chi phí NVLTT không quy đổi Toàn bộ chi phí
= x NVLTT
nằm trong SPDD Số lượng Số lượng SPDD xuất dùng
+
thành phẩm không quy đổi
Số lượng SPDD cuối kỳ
quy đổi ra thành phẩm
Chi phí chế biến Tổng CP
nằm trong SPDD = x chế biến
theo CPNCTT Số lượng Số lượng SPDD theo
+ CPNCTT
thành phẩm quy đổi ra thành phẩm
Số lượng SPDD cuố kỳ
Tổng CP chế biến quy đổi ra thành phẩm Chi phí chế biến
nằm trong SPDD = x theo CPNCTT
theo CPNCTT Số lượng Số lượng SPDD
+ quy đổi ra
thành phẩm thành phẩm

11
Như vậy:
Giá trị SPDD CP NVL nằm CP NCTT nằm CP SXC nằm
= + +
cuối kỳ trong SPDD trong SPDD trong SPDD
Giá trị SPDD chi phí NVL nằm Chi phí NCTT nằm Chi phí SXCnằm cuối kỳ
trong SPDD trong SPDD trong SPDD
1.3.2: Đối tượng tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất.
Đối tượng tính giá thành sản phẩm sản xuất là những sản phẩm, công việc lao vụ
nhất định phải được tính giá thành cho một đơn vị.
Đối tượng tính giá thành có thể là một sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành
ở giai đoạn của quá trình sản xuất hoặc có thể là chỉ những bán thành phẩm ở
giai đoạn cuối của một công đoạn nhất định trong quá trình sản xuất.
Bộ phận kế toán khi tính giá thành phải xác định được đối tượng căn cứ vào đặc
điểm cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh, đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất
sản phẩm, đặc điểm tính chất của từng sản phẩm, yêu cầu trình độ hạch toán kế
toán và quản lý của doanh nghiệp. Cụ thể:
- Căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm: Với sản phẩm
giản đơn thì đối tượng tính giá thành là sản phẩm cuối cùng.
Với sản phẩm phức tạp thì đối tượng tính giá thành là sản phẩm ở bước chế tạo
cuối cùng hay bán thành phẩm ở bước chế tạo.
- Căn cứ vào yêu cầu và trình độ quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp:
Dựa trên cơ sở trình độ, yêu cầu và tổ chức quản lý để xác định đối tượng tính
giá thành với trình độ cao có thể chi tiết đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và
giá thành ở góc độ khác nhau hoặc ngược lại với trình độ thấp thì đối tượng đó
có thể bị hạn chế và thu hẹp lại.
1.3.3: Phương pháp tính giá thành trong các doanh nghiệp sản xuất.
12
a. Phương pháp trực tiếp:

Theo phương pháp này giá thành sản phẩm được tính trực tiếp theo công thức:
Giá thành Giá trị SPDDĐK+ Chi phí sx PSTK- Giá trị SPDDCK
đơn vị =
SP sx Số lượng sản phẩm hoàn thành
b. Phương pháp tổng cộng chi phí:
Phương pháp này được áp dụng đối với các doanh nghiệp mà trong quá trình sản
xuất sản phẩm được thực hiện ở nhiều bộ phận sản xuất, ở nhiều giai đoạn công
nghệ.
Giá thành sản phẩm là tổng chi phí sản xuất ở nhiều giai đoạn sản xuất:
Giá thành SP = Z1 + Z2 + + Zn
c. Phương pháp hệ số:
Phương pháp này áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất mà sử dụng trong
cùng một loại nguyên liệu, cùng quá trình sản xuất nhưng tạo ra nhiều loại sản
phẩm khác nhau và không tập hợp chi phí riêng cho từng loại sản phẩm mà được
tập hợp chung cho quá trình sản xuất. Kế toán căn cứ vào các hệ số quy đổi các
loại sản phẩm về sản phẩm gốc và căn cứ vào chi phí sản xuất tập hợp được để
tính sản phẩm gốc:
Giá thành đơn Tổng giá thành của tất cả các loại sản phẩm
=
vị sp gốc Tổng số sản phẩm gốc đã quy đổi
Tổng giá của Giá trị Tổng chi phí Giá trị
tất cả các = sản phẩm + sản xuất - sản phẩm
loại sản phẩm DDĐK PSTK DDCK
Giá thành đơn vị Giá thành Hệ số
13
= đơn vị x quy đổi
SP từng loại SP gốc SP từng loại
d. Phương pháp tỉ lệ:
+ Đối tượng áp dụng: Các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm có quy
các và phẩm chất khác nhau nhưng được tập hợp chi phí theo nhóm sản phẩm.

+ Căn cứ tính giá thành: Là tỉ lệ giữa chi phí thực tế và chi phí định mức ( hoặc
chi phí kế hoạch).
Giá trị thực tế Giá trị kế hoạch Tỷ
đơn vị SP = đơn vị SP x lệ
từng loại từng loại chi phí
Tỷ lệ Tổng giá trị thực tế của các loại sản phẩm
= x 100%
chi phí Tổng giá trị kế hoạch của các loại sản phẩm
e. Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ:
+ Đối tượng áp dụng là các doanh nghiệp trong cùng quá trình sản xuất ngoài
sản phẩm chính còn có sản phẩm phụ thu hồi
Tổng Giá trị Tổng Giá trị Giá trị SP phụ
giá trị = SP chính + chi phí sx - SP chính - thu hồi
SP chính DDĐK PSTK DDCK ước tính
f. Phương pháp liên hợp:
Là phương pháp áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp có tổ chức sản xuất,
quy trình công nghệ và tính chất của sản phẩm đòi hỏi việc tính giá thành phải
kết hợp các phương pháp trên.
14
PHẦN 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT
VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN
XUẤT Ở CÔNG TY TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG.
2.1: Đặc điểm chung của Công ty Tư vấn đầu tư và thiết kế xây dựng.
a. Đặc điểm hình thành và phát triển:
- Công ty Tư vấn đầu tư và thiết kế xây dựng được thành lập ngày 26/3/1993
theo quyết định số 150A – BXD - TCLĐ trên cơ sở hai đơn vị: Trung tâm - kinh
tế - kỹ thuật và quản lý công trình số 1.
- Với thành tích 8 năm kinh nghiệm thực tế, sự hiểu biết kỹ năng tích luỹ công
ty tham gia thiết kế xây dựng nhiều công trình trọng điểm, tôn tạo thiết kế cảnh
quan thiên nhiên môi trường, về giao thông, các trụ sở của Nhà nước tạo điều

kiện thúc đẩy cảnh quan ngày càng hiện đại, sạch sẽ đường phố, kiến trúc của
đất nước chức năng nhiệm vụ chủ yếu của Công ty Tư vấn đầu tư và thiết kế xây
dựng:
+ Thiết kế và xây dựng công trình dân dụng.
+ Thiết kế công trình trang trí nội, ngoại thất.
+ Nghiên cứu lập dự án đầu tư và thử nghiệm.
+ Thẩm định các chương trình dự án.
- Công ty Tư vấn đầu tư và thiết kế xây dựng có một số công trình trọng điểm
như:
Thiết kế thi công và lập dự án đầu tư như trụ sở tỉnh uỷ, uỷ ban tỉnh Nam Định
dự án công trình 50 tỉ đồng, dự án quy hoạch Cửa lò, trụ sở uỷ ban nhân dân tỉnh
Vĩnh Phúc dự án công trình 30 tỉ đồng, sở tư pháp tỉnh Thanh Hoá, công ty quạt
điện Long Sơn Thanh Hoá.
Thi công công trình: Công ty dược Hà Tây, hội trường Ba Đình, nhà máy tấm
lợp Vitmetal, nhà văn hoá Tuyên Quang.
Năm 2001 Công ty Tư vấn đầu tư và thiết kế xây dựng về hoạt động sản xuất
kinh doanh như sau:
Doanh thu: 7,371 tỉ đồng.
Lợi nhuận: 255 triệu đồng.
15
Nộp sản xuất : 300 triệu đồng.
Nộp BHXH, KPCĐ: 278 triệu đồng.
Thu nhập bình quân: 1.038.000 đồng.
Sở dĩ công ty đạt được kết quả như ngày nay do dưới sự lãnh đạo của đảng uỷ,
Tổng giám đốc, Tổng công ty và chính nội lược toàn thể công nhân viên. Bên
cạnh đó công ty đã gặp không ít những khó khăn: Phương thức thu hồi vốn công
nợ các công trình chậm, vòng quay chậm.
b. Đặc điểm sản xuất đầu kỳ và quy trình công nghệ sản xuất:
Công ty Tư vấn đầu tư và thiết kế xây dựng là công ty tham gia thiết kế xây
dựng các công trình, tôn tạo và thiết kế các cảnh quan thiên nhiên. Công ty Tư

vấn đầu tư và thiết kế xây dựng chủ yếu là thi công thiết kế xây dựng các công
trình nội ngoại thất.

2.2: Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuát và tính giá thành sản
phẩm sản xuất ở công ty Tư vấn Đầu tư và Thiết kế xây dựng.
2.2.1:Tổ chức công tác chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sản
xuất tại Công ty Tư vấn đầu tư và thiết kế xây dựng:
a. Chi phí và phân loại chi phí:
- Chi phí sản xuất: công ty tham gia vào thiết kế đầu tư và xây dựng các công
trình nhằm tạo ra của cải vật chất đáp ứng nhu cầu của xã hôi. Để tiến hành các
hoạt động thiết kế và đầu tư xây dựng công ty đã phải bỏ ra các khoản chi phí về
dịch vụ, đối tượng lao động, tư liệu lao động, sức lao động của con người và các
chi phí bằng tiền khác. Để biết được số tiền mà công ty bỏ ra phải dựa vào các
chi phí sản xuất phục vụ cho yêu cầu của toàn công ty bỏ ra thể hiện thước đo
tiền tệ chi phí sản xuất kinh doanh.
Như vậy chi phí là các khoản chi mà công ty bỏ ra phục vụ cho quá trình sản
xuất kinh doanh.
- Phân loại chi phí sản xuất trong công ty:
16
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: sử dụng vào mục đích trực tiếp sản dùng để
tập hợp và hạch toán các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
+ Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm các khoản chi phí về nhân công tiền
trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của công nhân trực tiếp
sản xuất.
+ Chi phí sản xuất chung: là những khoản dùng chung cho hoạt động của công
ty được tập hợp vào chi phí sản xuất và phân bổ để tính giá than sản phẩm.
+ Chi phí khấu hao tài sản cố định: phản ánh toàn bộ số tiền trích khấu hao của
tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình và tài sản cố định thuê tài chính
sử dụng của công ty.
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài: phản ánh các hoạt động lao vụ dịch vụ mua từ bên

ngoài phục vụ cho toàn công ty như: Chi phí điện nước, chi phí điện thoại, chi
phí sửa chữa tài sản cố định thuê ngoài.
b. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành, kỳ
tính giá thành tại công ty:
Đối tượng kế toán chi phí sản xuất là đối tượng kế toán chi phí sản xuất cần tập
hợp nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm tra giám sát chi phí về yêu cầu tính giá thành.
Vậy việc xác định chi phí sản xuất yêu cầu đòi hỏi kế toán phải tập hợp đầy đủ
số các nghiệp vu phát sinh trong từng ngày, có xác định đùng đắn kế toán tập
hợp chi phí sản xuất phải phù hợp với đặc điểm tình hình hoạt động sản xuất,
đặc điểm quy trình sản xuất sản phẩm và đáp ứng được yêu cầu quản lý của
công ty mới giúp đỡ tốt việc tập hợp chi phí sản xuất. Từ khâu ghi chép ban đầu,
tổng hợp số liệu, tổ chức tài khoản và sổ chi tiết đều phải tuân theo đúng đối
tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đã xác định.
Như vậy:
+ Đối tưọng tập hợp chi phí sản xuất: đối tượng tập hợp chi phí sản xuất trong
Công ty Tư vấn đầu tư và thiết kế xây dựng và các đơn đặt hàng, từng sản phẩm
hay giai đoạn công nghệ sản xuất.
+ Đối tượng tính giá thành: là những sản phẩm sản xuất, công việc, lao vụ nhất
định, dịch vụ đã hoàn thành ở giai đoạn cuối của quá trình sản xuất kinh doanh
17
hoặc giai đoạn cuối của một công đoạn nhất định trong quá trình sản xuất kinh
doanh.
2.2.2: Kế toán tập hợp các khoản chi phí sản xuất ở Công ty Tư vấn đầu tư
và thiết kế xây dựng.
Khi tập hợp các khoản chi phí sản xuất căn cứ vào các chứng từ hoá đơn mà kế
toán đã tập hợp hàng ngày ghi ở hình thức sổ Nhật ký chung căn cứ vào đó để
tập hợp tất cả các khoản chi phí phát sinh hàng ngày và tính giá thành sản phẩm
và ghi vào các Sổ cái tài khoản liên quan. Hình thức Nhật ký chung ở Công ty
Tư vấn đầu tư và thiết kế xây dựng được tập hợp tháng 12/2000 như sau(Biểu
1).


18
Trích sổ nhật ký chung
Tháng 12/2000
Đơn vị tính 1000đ
Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số phát sinh
Số Ngày Nợ Có Nợ Có
01
02
05
07
18
12/12
12/12
18/12
21/12
31/12
31/12
31/12
31/12
Chi chị Phương TTTD nhà ký túc
xá bằng TM
Chi anh Cát TTGS XD kênh Đại
mỗ bằng tiền tạm ứng
Chi anh Thái TT chè uống bằng
TM
Trả nợ vay ngắn hạn bằng TM
Chi ông Quyết TTGSXD đài khí
tượng thủy văn bằng TM
Kết chuyển chi phí NVLTT

Kết chuyển chi phí NCTT
Kết chuyển chi phí SXC
622
627
621
627
622
621
642
311
621
622
154
154
154
111
141
111
111
111
621
622
627
1900
1800
1820
820
817
126
240

20000
0
650
550
2596
3276
2620
5520
1763
240
200000
1200
2596
3276
2620
Tổng cộng 21720
6
217206
Biểu 1
19
Theo số liệu hình thức Nhật ký chung trên thì kế toán định khoản như sau:
+ Chi chị Phương về Chi phí NVLTT, Chi phí NCTT, Chi phí SXC bằng TM.
Nợ TK622: 1.900
Nợ TK627: 1.800
Nợ TK621: 1820
Có TK111: 5.520
+ Cuối kỳ kế toán kết chuyển toàn bộ chi phí sang tài khoản tính giá thành.
Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp, kế toán ghi:
Nợ TK154: 3.267
Có TK622: 3.267

a. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Từ hình thức Nhật ký chung trên kế toán phản ánh vào sổ cái tài khoản như sau
(Biểu 2).
Sổ cái
Tài khoản 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Tháng 12/2000
Đơn vị tính 1000đ
Ngày tháng
ghi sổ
Diễn giải TK đối
ứng
Nợ Có Số dư
12/12
12/12
31/12
31/12
Chi chị Phương TTTD nhà ký túc xá
Chi anh Cát TTGSXD kênh Đại mỗ
Chi ông Quyết TTGS đài khí tượng
thủy văn
Kết chuyển toàn bộ chi phí NVL
Cộng phát sinh
111
141
111
154
1820
126
650
2569

2569
Biểu 2
Căn cứ vào Sổ cái (Biểu 2) trên kế toán định khoản như sau:
20
- Chi chị Phương TTTĐ nhà ký túc xá về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Nợ TK621: 1.820
Có TK111: 1.820
b. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp:
- Kế toán căn cứ vào toàn bộ các khoản lương chính, lương phụ của công nhân,
các khoản phụ cấp theo lương của công nhân viên để tính lương cho công nhân
viên.
- Các khoản phải trích theo lương bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công
đoàn của công ty Công ty Tư vấn đầu tư và thiết kế xây dựng trích theo tỉ lệ quy
định ( 19% tiền lương tính vào các bộ phận sản xuất sản phẩm, 6% tính vào tiền
lương của công nhân viên, 25% trong đó “ BHXH 3%, BHYT 20%, KPCĐ
2%”).
- Từ hình thức Nhật ký chung kế toán ghi vào Sổ cái và ghi vào bảng phân bổ
tiền lương như sau:

21
Sổ cái
TK: 621 Chi phí nhân công trực tiếp
Tháng 12/2000
Đơn vị tính1000đ
Ngày tháng
ghi sổ
Diễn giải TK đối
ứng
Nợ Có Số dư
12/12

12/12
31/12
31/12
Chi chị Phương TTTD nhà ký
túc xá
Chi anh Cát TTGSXD kênh Đại
mỗ
Chi ông Quyết TTGS đài khí
tượng thủy văn
Kết chuyển toàn bộ chi phí NVL
Cộng phát sinh
111
141
111
154
1900
817
550
2267
2267
Trích Bảng phân bổ tiền lương
Tiền lương và Bảo hiểm xã hội
Tháng 12/2000
Đơn vị tính 1000đ
STT Ghi Có các TK
Ghi Nợ các TK
TK 334 : Phải trả công nhân viên TK 338 :
3382,3383,
3384
Lương

chính
Lương
phụ
Các khoản
khác
Cộng Có
334
1
2
3
4
TK 622 : CP NCTT
TK627 : CPSXC
TK641 : CPQLDN
TK334 : Phải trả công
nhân viên
2267000
2620000
242000
2267000
2620000
242000
430730
497800
45980
307740
5129000 5129000 1282000
- Tiền lương phải trả nhân viên trong công ty được chia thành 2 kỳ ( kỳ 1
được tiến hành tạm ứng lương cho công nhân viên, kỳ 2 tiến hành trả
22

lương cho công nhân viên vào cuối tháng). Sau khi trừ đi tạm ứng lương
cho công nhân viên kỳ 1 thì số lươngcông nhân viên được nhận kỳ 2 vào
cuối tháng như sau( Biểu 5).
Trích Lương kỳ 2 tháng 1 năm 2000
Đơn vị tính: 1000đ
STT Họ và tên Phụ cấp Lương NS_BQ Tổng thu
nhập
Tạm ứng Còn lại Ký
nhận
Mức
lương
Hệ số Số tiền
1
2
3
Lê Văn Đính
Ngô Thế Viễn
Trần Quang Giao
……….
936
828
828
300
300
300
3.0
2.4
2.4
900
720

720
1836
1548
1548
1000
800
800
836
748
748
Tổng cộng
c. Chi phí sản xuất chung:
Căn cứ vào sổ Nhật ký chung và ghi vào sổ cái tài khoản như sau (Biểu 6)

23
Sổ cái
TK: 621 Chi phí sản xuất chung
Tháng 12/2000
Đơn vị tính1000đ
Ngày
tháng
ghi sổ
Diễn giải TK đối
ứng
Nợ Có Số dư
12/12
12/12
31/12
Chi chị Phương TTTD nhà ký
túc xá

Chi anh Cát TTGSXD kênh
Đại mỗ
Kết chuyển toàn bộ chi phí
NVL
Cộng phát sinh
111
141
154
1800
820
2620
2620
2620
Người lập biểu Kế toán trưởng
( ký, họ tên ) ( ký, họ tên )

(Biểu 6)
Căn cứ vào Sổ cái (Biểu 6) trên kế toán định khoản như sau:
- Chi anh Cát TTGSXD kênh đại mỗ về chi phí sản xuất chung bằng
tiềm Tạm ứng, kế toán ghi:
Nợ TK627: 820
Có TK141: 820
2.2.3: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất ở Công ty Tư vấn đầu tư và thiết kế
xây dựng.
a. Phương pháp kết chuyển chi phí sản xuất:
Công ty Tư vấn đầu tư và thiết kế xây dựng áp dụng hình thức kết chuyển toàn
bộ các khoản chi phí sản xuất chung, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí nguyên
vật liệu trực tiếp sang tài khoản chi phí sản xuất dở dang để tính giá thành.
b. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất:
24

Công ty sử dụng tài khoản 154 “ Chi phí sản xuất dở dang ” để tập hợp toàn bộ
chi phí sản xuất. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là các khoản phát sinh trong
kỳ chi phí NCTT, SXC, NVLTT, giá trị vật liệu và các khoản chi phí ngoài chế
biến để tính giá thành.
Căn cứ vào sổ Nhật ký chung kế toán định khoản như sau:
Kết chuyển toàn bộ chi phí sản nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán ghi:
Nợ TK154: 2.596
Nợ TK621: 2.596
2.2.4: Đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm sản xuất tại
Công ty Tư vấn đầu tư và thiết kế xây dựng.
a. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ trong công ty:
- Trong Công ty Tư vấn đầu tư và thiết kế xây dựng áp dụng hình thức đánh giá
sản phẩm dở dang cuối kỳ theo sản lượng ước tính tương đương để tính các
khoản chi phí dở dang cuối kỳ.
b. Phương pháp tính giá thành tại công ty:
Công ty Tư vấn đầu tư và thiết kế xây dựng sử dụng phương pháp tính giá thành
tổng công chi phí để tập hợp toàn bộ chi phí sang chi phí sản xuất dở dang.
Sổ cái
TK: 154 Chi phí sản xuất dở dang
Tháng 12/2000
Đơn vị tính: 1000đ
Chứng từ Diễn giải TK đối
ứng
Số tiền
Số Ngày Nợ Có
31/12
31/12
31/12
Số dư đầu kỳ
Kết chuyển chi phí NVLTT

Kết chuyển chi phí NCTT
Kết chuyển chi phí SXC
Cộng phát sinh
621
622
627
Xxx
2596
3267
2620
8483
25

×