Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

nghiên cứu phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tnhh điện cơ hoa phượng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (398.12 KB, 56 trang )

Đại học hải Phòng
MỤC LỤC
Đại học hải Phòng
Phần mở đầu
1, Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu.
Kinh tế xã hội ngày càng phát triển, các hoạt động kinh doanh đa dạng và
phong phú hơn. Do đó việc phân tích q trình hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp là một vấn đề cần thiết hiện nay. Kết quả phân tích khơng chỉ giúp cho
doanh nghiệp nắm bắt được tình hình hoạt động của cơng ty mà còn dùng để đánh
giá dự án đầu tư, tính tóan mức độ thành cơng trước khi bắt đầu ký kết hợp đồng.
Ngồi ra, việc phân tích tình hình hoạt động kinh doanh còn là một trong
những lĩnh vực khơng chỉ được quan tâm bởi các nhà quản trị mà còn nhiều đối
tựơng kinh tế khác liên quan đến doanh nghiệp. Dựa trên những chỉ tiêu kế hoạch,
doanh nghiệp có thể định tính trước khả năng sinh lời của hoạt động, từ đó phân
tích và dự đốn trước mức độ thành cơng của kết quả kinh doanh. Qua đó, hoạt
động kinh doanh khơng chỉ là việc đánh giá kết quả mà còn là việc kiểm tra, xem
xét trước khi bắt đầu q trình kinh doanh nhằm hoạch định chiến lược tối ưu.
Để đạt được kết quả cao nhất trong sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp
cần phải xác định phương hướng, mục tiêu trong đầu tư, biện pháp sử dụng các điều
kiện vốn có về các nguồn nhân tài, vật lực. Muốn vậy, các doanh nghiệp cần nắm
được các nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng tác động của từng nhân tố đến
kết quả kinh doanh. Điều này chỉ thực hiện được trên cơ sở của phân tích kinh
doanh.
Từ những cơ sở về phân tích kinh doanh trên, em nhận thấy việc phân
tích hoạt động kinh doanh đối với công ty TNHH Điện cơ Hoa Phượng là một đề
tài phù hợp với công ty hiện nay. Nó góp phần giúp cho công ty hiểu được khả
năng hoạt động trong giai đoạn mới bắt đầu kinh doanh của mình và từ đó có kế
hoạch hoạch đònh chiến lược kinh doanh tốt nhất trong thời gian tới. Vì vậy em
lựa chọn đề tài nghiên cứu phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
cơng ty TNHH Điện cơ Hoa Phượng.
2, Nội dung nghiên cứu


Đại học hải Phòng
- Hệ thống hóa lý luận về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và các chỉ tiêu
đánh giá.
- Nghiên cứu thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Điện cơ
Hoa Phượng trong 2 năm 2010 và 2010
- Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đã nghiên cứu đưa ra một số biện pháp nâng cao
hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm tới.
3, Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp so sánh, phương pháp số chênh lệch, phương pháp so sánh
lien hoàn.
6, Kết cấu đề tài
Đề tài gồm 3 chương
Chương I, Cơ sở lý luận về phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Chương II, Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Điện cơ
Hoa Phượng.
Chương III, Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty TNHH Điện cơ Hoa Phượng.
Đại học hải Phòng
CHƯƠNG I:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH
1. Những vấn đề cơ bản của việc phân tích hoạt động kinh doanh.
1.1.Khái niệm:
“Phân tích, hiểu theo nghĩa chung nhất là sự chia nhỏ sự vật và hiện tượng
trong mối quan hệ hữu cơ giữa các bộ phận cấu thành sự vật, hiện tượng đó”. [ 1, tr
5]
“Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứu để đánh giá toàn bộ
quá trình và kết quả của hoạt động kinh doanh; các nguồn tiềm năng cần khai thác ở
doanh nghiệp, trên cơ sở đó đề ra các phương án và giải pháp để nâng cao hiệu quả
hoạt động sản xuất kinh doanh của DN”. [ 2, tr 4 ]

Phân tích hoạt động kinh doanh gắn liền với mọi hoạt động sản xuất kinh
doanh của con người. Ban đầu, trong điều kiện sản xuất kinh doanh chưa phát triển,
yêu cầu thông tin cho quản lý doanh nghiệp chưa nhiều, chưa phức tạp, công việc
phân tích cũng được tiến hành chỉ là những phép tính cộng trừ đơn giản. Khi nền
kinh tế càng phát triển, những đòi hỏi về quản lý kinh tế không ngừng tăng lên. Để
đáp ứng nhu cầu quản lý kinh doanh ngày càng cao và phức tạp, phân tích hoạt
động kinh doanh được hình thành và ngày càng được hoàn thiện với hệ thống lý
luận độc lập.
Phân tích như là một hoạt động thực tiễn, vì nó luôn đi trước quyết định và là
cơ sở cho việc ra quyết định. Phân tích kinh doanh như là một ngành khoa học, nó
nghiên cứu một cách có hệ thống toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh để từ đó
đề xuất những giải pháp hữu hiệu cho mỗi doanh nghiệp.
Như vậy, Phân tích kinh doanh là quá trình nhận biết bản chất và sự tác động
của các mặt của hoạt động kinh doanh, là quá trình nhận thức và cải tạo hoạt động
kinh doanh một cách tự giác và có ý thức, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng
Đại học hải Phòng
doanh nghiệp và phù hợp với yêu cầu của các quy luật kinh tế khách quan nhằm
mang lại hiệu quả kinh doanh cao.
1.2.Mục đích của phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanh nhằm nghiên cứu, phân tích, đánh giá tình
hình kinh tế – tình hình tài chính và nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả của tình
hình đó. Kết quả phân tích là cơ sở dự báo, hoạch định chính sách và ra quyết định
hoạt động kinh doanh của tất cả các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế.
Phân tích hoạt động kinh doanh là môn học nghiên cứu, phân tích, đánh giá
tình hình kinh tế – tình hình tài chính và nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả của
tình hình đó. Kết quả phân tích là cơ sở dự báo, hoạch định chính sách và ra quyết
định
1.3. Vai trò của phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh là công cụ để phát hiện những tiềm
năng trong kinh doanh mà còn là công cụ cải tiến quy chế quản lý trong công ty

Bất kỳ hoạt động kinh doanh trong các điều kiện khác nhau như thế nào đi nữa
cũng còn những tiềm ẩn khả năng tiềm tàng chưa được thực hiện. Chỉ có thể thông
qua hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp mới có thể phát hiện được và khai
thác chúng để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Thông qua phân tích doanh nghiệp
thấy rõ nguyên nhân cùng nguồn gốc của vấn đề phát sinh và có giải pháp cụ thể để
cải tiến quản lý.
Phân tích hoạt động kinh doanh cho phép các nhà doanh nghiệp nhìn nhận
đúng đắn về khả năng sức mạnh cũng như hạn chế trođể ra các quyết định kinh
doanh doanh nghiệp mình. Chính trên cơ sở này doanh nghiệp sẽ xác định mục tiêu
cùng các chiến lược kinh doanh.
Phân tích hoạt động kinh doanh là cơ sở quan trọng trong những chức năng
quản trị có hiệu quả.
Phân tích hoạt động kinh doanh là biện pháp quan trọng trong việc phòng ngừa
rủi ro.
Đại học hải Phòng
1.4. Ý nghĩa của phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ quan trọng để phát hiện khả năng
tiềm tàng trong hoạt động kinh doanh.
Thông qua phân tích hoạt động doanh nghiệp chúng ta mới thấy rõ được
các nguyên nhân, nhân tố cũng như nguồn gốc phát sinh của các nguyên nhân và
nhân tố ảnh hưởng, từ đó để có các giải pháp cụ thể và kịp thời trong công tác tổ
chức và quản lý sản xuất. Do đó nó là công cụ cải tiến cơ chế quản lý trong kinh
doanh.
Phân tích kinh doanh giúp doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn về khả năng, sức
mạnh cũng như những hạn chế trong doanh nghiệp của mình. Chính trên cơ sở này
các doanh nghiệp sẽ xác định đúng đắn mục tiêu và chiến lược kinh doanh có hiệu
quả.
Phân tích kinh doanh là công cụ quan trọng trong chức năng quản trị, là cơ sở
để đề ra các quyết định đúng đắn trong chức năng quản lý, nhất là trong các chức
năng kiểm tra, đánh giá và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh

nghiệp.
Phân tích hoạt động kinh doanh là biện pháp quan trọng để phòng ngừa và
ngăn chặn những rủi ro có thể xảy ra.
Tài liệu phân tích kinh doanh còn rất cần thiết cho các đối tượng bên ngoài,
khi họ có các mối quan hệ về kinh doanh, nguồn lợi với doanh nghiệp, vì thông qua
phân tích họ mới có thể có quyết định đúng đắn trong việc hợp tác, đầu tư, cho
vay đối với doanh nghiệp nữa hay không?
2. Phương pháp phân tích và tài liệu phân tích.
2.1. Phương pháp phân tích
Phương pháp chi tiết:
2.1.1.Chi tiết theo các bộ phận cấu thành chỉ tiêu:
Chi tiết chỉ tiêu theo các bộ phận cấu thành cùng với sự biểu hiện về lượng
của các bộ phận đó sẽ giúp ích rất nhiều trong việc đánh giá chính xác kết quả đạt
Đại học hải Phòng
được. Do đó phương pháp chi tiết theo bộ phận cấu thành được sử dụng rộng rãi
trong phân tích mọi mặt về kết qủa sản xuất kinh doanh.
a, Chi tiết theo thơì gian
Kết quả kinh doanh bao giờ cũng là kết quả của một quá trình. Do nhiều
nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan khác nhau, tiến độ thực hiện quá trình đó
trong từng đơn vị thời gian xác định thường không đều nhau, ví dụ: Giá trị sản
lượng sản phẩm trong sản xuất kinh doanh thường phải thực hiện theo từng tháng,
từng quý trong năm và thông thường không giống nhau. Tương tự trong thương
mại, doanh số mua vào, bán ra từng thời gian trong năm cũng không đều nhau.
Việc chi tiết theo thời gian giúp đánh giá được nhịp điệu, tốc độ phát triển
của hoạt động sản xuất kinh doanh qua các thời kỳ khác nhau, từ đó tìm nguyên
nhân và giải pháp có hiệu lực để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Mặt khác, phân tích chi tiết theo thời gian cũng giúp ta nghiên cứu nhịp điệu
của các chỉ tiêu có liên quan với nhau như: Lượng hàng hoá mua vào, dự trữ với
lượng hàng bán ra; lượng vốn được cấp (huy động) với công việc xây lắp hoàn
thành; lượng nguyên vật liệu cấp phát với khối lượng sản phẩm sản xuất Từ đó

phát hiện những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ thực hiện các chỉ tiêu trong
quá trình sản xuất kinh doanh.
b,Chi tiết theo địa điểm và phạm vi kinh doanh:
Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện bởi các bộ
phận, phân xưởng, đội, tổ sản xuất… hay của các cửa hàng, trang trại, xí nghiệp
trực thuộc doanh nghiệp.
Thông qua các chỉ tiêu khoán khác nhau như: Khoán doanh thu, khoán chi
phí,khoán gọn cho các bộ phận mà đánh giá mức khoán đã hợp lý hay chưa và về
việc thực hiện định mức khoán của các bộ phận như thế nào. Cũng thông qua đó mà
phát hiện các bộ phận tiên tiến, lạc hậu trong việc thực hiện các chỉ tiêu, khai thác
khả năng tiềm tàng trong việc sử dụng các yếu tố sản xuấtkinh doanh. Phân tích chi
tiết theo địa điểm giúp ta đánh giá kết quả thực hiện hoạch toán kinh tế nội bộ.
Phương pháp so sánh:
Đại học hải Phòng
So sánh là một phương pháp được sử dụng rất rộng rãi trong phân tích kinh
doanh. Sử dụng phương pháp so sánh trong phân tích là đối chiếu các chỉ tiêu, các
hiện tượng kinh tế đã được lượng hoá có cùng một nội dung, một tính chất tương tự
để xác định xu hướng và mức độ biến động của các chỉ tiêu đó. Nó cho phép chúng
ta tổng hợp được những nét chung, tách ra được những nét riêng của các hiện tượng
kinh tế đưa ra so sánh, trên cơ sở đó đánh giá được các mặt phát triển hay các mặt
kém phát triển, hiệu quả hay kém hiệu quả để tìm các giải pháp nhằm quản lý tối ưu
trong mỗi trường hợp cụ thể. Vì vậy, để tiến hành so sánh cần phải thực hiện những
vấn đề cơ bản sau đây:
2.2.1. Lựa chọn tiêu chuẩn để so sánh:
Tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu được lựa chọn để làm căn cứ so sánh, được gọi
là kỳ gốc so sánh. Tuỳ theo mục đích nghiên cứu mà lựa chọn kỳ gốc so sánh cho
thích hợp. Các gốc so sánh có thể là:
o Tài liệu của năm trước (kỳ trước hay kế hoạch) nhằm đánh giá xu
hướng phát triển của các chỉ tiêu.
o Các mục tiêu đã dự kiến (kế hoạch, dự đoán, định mức) nhằm đánh

giá tình hình thực hiện so với kế hoạch, dự đoán và định mức.
o Các chỉ tiêu trung bình của ngành, của khu vực kinh doanh; nhu cầu
hoặc đơn đặt hàng của khách hàng nhằm khẳng định vị trí của các doanh nghiệp
và khả năng đáp ứng nhu cầu.
Các chỉ tiêu của kỳ được chọn để so sánh với kỳ gốc được gọi là chỉ tiêu kỳ
thực hiện và là kết quả kinh doanh đã đạt được.
2.2.2. Ðiều kiện so sánh:
Ðể thực hiện phương pháp này có ý nghĩa thì điều kiện tiên quyết là các chỉ
tiêu được sử dụng trong so sánh phải đồng nhất. Trong thực tế, chúng ta cần quan
tâm cả về thời gian và không gian của các chỉ tiêu và điều kiện có thể so sánh được
giữa các chỉ tiêu kinh tế.
Về thời gian: là các chỉ tiêu được tính trong cùng một khoảng thời gian hạch
toán và phải thống nhất trên 3 mặt sau:
Đại học hải Phòng
o Phải phản ánh cùng nội dung kinh tế.
o Các chỉ tiêu phải cùng sử dụng một phương pháp tính toán.
o Phải cùng một đơn vị đo lường.
Khi so sánh về mặt không gian: yêu cầu các chỉ tiêu đưa ra phân tích cần
phải được quy đổi về cùng quy mô và điều kiện kinh doanh tương tự như nhau.
2.2.3. Kỹ thuật so sánh: Ðể đáp ứng các mục tiêu nghiên cứu, người ta thường sử
dụng các kỹ thuật so sánh sau:
So sánh bằng số tuyệt đối:
o Số tuyệt đối là số biểu hiện qui mô, khối lượng của một chỉ tiêu kinh
tế nào đó, ta thường gọi là trị số của chỉ tiêu kinh tế. Nó là cơ sở để tính toán các
loại số liệu khác.
o So sánh bằng số tuyệt đối là so sánh giữa trị số của chỉ tiêu kinh tế kỳ
phân tích so với kỳ gốc. Kết quả so sánh biểu hiện biến động khối lượng, quy mô
của các hiện tượng kinh tế.
So sánh mức biến động tương đối điều chỉnh theo hướng quy mô chung là kết
quả so sánh của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với trị số kỳ gốc đã được điều

chỉnh theo hệ số của chỉ tiêu phân tích có liên quan theo hướng quyết định quy mô
chung
+ Công thức: Mức biến động tương đối = (chỉ tiêu kỳ phân tích - chỉ tiêu kỳ
gốc) * hệ số điều chỉnh.
So sánh bằng số tương đối: Có nhiều loại số tương đối, tuỳ theo yêu cầu
phân tích mà sử dụng cho phù hợp.
o Số tương đối hoàn thành kế hoạch tính theo tỉ lệ: là kết quả của phép
chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Nó phản ánh
tỉ lệ hoàn thành kế hoạch của chỉ tiêu kinh tế.
 Công thức : Số tương đối hoàn thành kế hoạch = chỉ tiêu kỳ phân
tích / chỉ tiêu kỳ gốc * 100%
Đại học hải Phòng
o Số tương đối kết cấu: So sánh số tương đối kết cấu thể hiện chênh
lệch về tỷ trọng của từng bộ phận chiếm trong tổng số giữa kỳ phân tích với kỳ gốc
của chỉ tiêu phân tích. Nó phản ánh biến động bên trong của chỉ tiêu.
o Số bình quân động thái: Biểu hiện sự biến động về tỷ lệ của chỉ tiêu
kinh tế qua một khoảng thời gian nào đó. Nó được tính bằng cách so sánh chỉ tiêu
kỳ phân tích với chỉ tiêu kỳ gốc. Chỉ tiêu kỳ gốc có thể cố định hoặc liên hoàn, tùy
theo mục đích phân tích. Nếu kỳ gốc cố định sẽ phản ánh sự phát triển của chỉ tiêu
kinh tế trong khoảng thời gian dài. nếu kỳ gốc liên hoàn phản ánh sự phát triển của
chỉ tiêu kinh tế qua 2 thời kỳ kế tiếp nhau.
2.3. Phương pháp so sánh liên hoàn:
Với phương pháp “thay thế liên hoàn”, chúng ta có thể xác định được ảnh
hưởng của các nhân tố thông qua việc thay thế lần lượt và liên tiếp các nhân tố để
xác định trị số của chỉ tiêu khi nhân tố đó thay đổi. Khi thực hiện phương pháp này
cần quán triệt các nguyên tắc:
o Thiết lập mối quan hệ toán học của các nhân tố ẩnh hưởng với chỉ tiêu
phân tích theo một trình tự nhất định, từ nhân tố số lượng đến nhân tố chất lượng;
trong trường hợp có nhiều nhân tố số lượng hay chất lượng thì nhân tố chủ yếu xếp
trước đến nhân tố thứ yếu.

o Lần lượt thay thế, nhân tố lượng được thay thế trước rồi đến nhân tố
chất; nhân tố được thay thế thì lấy giá trị thực tế, nhân tố chưa được thay thế thì giữ
nguyên kỳ gốc; nhân tố đã được thay thế thì lấy giá trị thực tế, cứ mỗi lần thay thế
tính ra giá trị của lần thay thế đó; lấy kết quả tính được trừ đi kết quả lần thay thế
trước nó ta xác định được mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó (kết quả lần thay thế
trước của lần thay thế đầu tiên là so với kỳ gốc).
o Tổng đại số mức ảnh hưởng của các nhân tố phải bằng đối tượng phân
tích (là số chênh lệch giữa kỳ phân tích và kỳ gốc).
Có thể cụ thể các nguyên tắc trên thành các bước:
o Bước 1 : Xác định đối tượng phân tích: là mức chênh lệch giữa chỉ tiêu
kỳ phân tích so với chỉ tiêu kỳ gốc.
Đại học hải Phòng
Nếu Gọi A1 là chỉ tiêu kỳ phân tích và A0 là chỉ tiêu kỳ gốc thì đối
tượng phân tích được xác định là: A1 - A0 = ΔA
o Bước 2 : Thiết lập mối quan của các nhân tố ảnh hưởng với chỉ tiêu
phân tích.
Giả sử có 3 nhân tố ảnh hưởng là: a,b,c đều có quan hệ tích số với chỉ tiêu
phân tích A và nhân tố a phản ánh lượng tuần tự đến c phản ánh về chất theo
nguyên tắc đã trình bày ta thiết lập được mối quan hệ như sau: A = a.b.c
Kỳ phân tích: A1 = a1.b1.c1 và Kỳ gốc là: A0 = a0.b0.c0
o Bước 3 : Lần lượt thay thế các nhân tố kỳ phân tích vào kỳ gốc theo
trình tự sắp xếp ở bước 2.
 Thế lần 1: a1.b0.c0
 Thế lần 2: a1.b1.c0
 Thế lần 3: a1.b1.c1
 Thế lần cuối cùng chính là các nhân tố ở phân tích được thay thế
toàn bộ nhân tố ở kỳ gốc. Như vậy có bao nhiêu nhân tố ảnh hưởng thì có bấy nhiêu
lần thay thế.
o Bước 4: Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến đối tượng
phân tích bằng cách lấy kết quả thay thế lần sau trừ đi kết quả lần thay thế trước nó

ta xác định được mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó (kết quả lần thay thế trước của
lần thay thế đầu tiên là so với kỳ gốc) cụ thể:
 Ảnh hưởng của nhân tố a: a1.b0.c0 - a0.b0.c0 = Δaa
 Ảnh hưởng của nhân tố b: a1.b1.c0 - a1.b0.c0 = Δab
 Ảnh hưởng của nhân tố c: a1.b1.c1 - a1.b1.c0 = Δac
Tổng đại số mức ảnh hưởng của các nhân tố: ΔAa + ΔAb + ΔAc = ΔA
2.4. Phương pháp số chênh lệch
Phương pháp số chênh lệch là trường hợp đặt biệt của phương pháp thay thế
liên hoàn, nó tôn trọng đầy đủ các bước tiến hành như phương pháp thay thế liên
hoàn. Nó khác ở chỗ sử dụng chênh lệch giữa kỳ phân tích với kỳ gốc của từng
nhân tố để xác định ảnh hưởng của nhân tố đó đến chỉ tiêu phân tích:
Đại học hải Phòng
o Ảnh hưởng của nhân tố a: = (a1-a0) .b0.c0
o Ảnh hưởng của nhân tố b: = a1.(b1 -b0) .c0
o Ảnh hưởng của nhân tố c: = a1.b1.(c1-c0)
2.5. Phương pháp liên hệ cân đối:
Trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hình thành nhiều
mối liên hệ cân đối. Cân đối là sự cân bằng về lượng giữa hai mặt, giữa các
yếu tố của quá trình kinh doanh. Ví dụ như giữa tài sản và nguồn vốn kinh doanh,
giữa các nguồn thu và chi, giữa nhu cầu sử dụng vốn và khả năng thanh toán, giữa
nguồn huy động và sử dụng vật tư trong sản xuất kinh doanh.
Phương pháp liên hệ cân đối được sử dụng nhiều trong công tác lập và xây
dựng kế hoạch và ngay cả trong công tác hạch toán để nghiên cứu các mối liên hệ
về lượng của các yếu tố và quá trình kinh doanh. Trên cơ sở đó có thể xác định ảnh
hưởng của các nhân tố.
3. Các chỉ tiêu phân tích:
3.1. Phân tích về lao động:
o Lượng thời gian lao động hao phí có thể sử dụng nhiều đơn vị thời
gian khác nhau, như giờ, ngày, năm, Do đó, chỉ tiêu năng suất lao động được biểu
hiện bằng nhiều loại năng suất khác nhau. Phần lớn năng suất lao động được chia

làm 3 loại đó là: năng suất lao động bình quân giờ (Ng); năng suất lao động bình
quân ngày (Nn) và nang suất lao động bình quân năm hay năng suất lao động bình
quân 1 lao động (Nlđ). Qua đó, công ty sự dụng thước đo giá trị để xác định năng
suất lao động.
 Năng suất lao động bình quân giờ (Ng) là tỷ lệ giữa kết quả công
việc với tổng số giờ làm việc tại công ty. Nó phản ánh giá trị công việc bình quân
hoàn thành trong một giờ lao động của công nhân.
 Năng suât lao động bình quân ngày (Nn) là tỷ lệ giữa kết quả công
việc với tổng số ngày làm việc tại công trình. Nó phản ánh giá trị công việc bình
quân làm ra trong một ngày công lao động của công nhân.
Đại học hải Phòng
 Năng suất bình quân một lao động (Nlđ) là tỷ lệ giữa kết quả công
việc với tổng số lao động bình quân ở mỗi công trình khác nhau. Nó phản ánh giá
trị công việc hoàn thành trên một lao động.
 Mối quan hệ của các loại năng suất:
Nn = số giờ làm việc bình quân ngày * Ng = g * Ng.
Nlđ = số ngày làm việc bình quân 1 lao động ở công ty * Nn= n * Nn.
Và Nlđ = g * n * Ng.
Giá trị = Tổng giờ làm việc * Ng = Tổng ngày làm việc * Nn.
CTr = Tổng số lao động bq x Nlđ = LÐ * Nlđ
Từ đó ta có mối quan hệ: CTr = LÐ * g * n * Ng
Về mặt số liệu so sánh giữa 2 năm với nhau để tiến hành phân tích nhằm
xem xét biến động tăng giảm năng suất lao động. Đồng thời, sử dụng phương pháp
thay thế liên hoàn xác định mức ảnh hưởng các nhân tố đến kết quả hoàn thành
công trình để có những nhận xét thích hợp
3.2. Phân tích chi phí hoạt động kinh doanh
3.2.1. Khái niệm chi phí:
Đối với công ty Hoa Phượng, chi phí hoạt động kinh doanh là tất cả những
hao phí thể hiện bằng tiền trong quá trình thực hiện sản xuất cho đến khi sản phẩm
được khách hàng chấp nhận.

3.2.2. Phân loại vaø phaân tích chi phí tại công : Tổng chi phí của công được phân
loại theo khoản mục như sau:
a, Chi phí trực tiếp
a.1. Chi phí nguyên liệu trực tiếp: Bao gồm tất cả những chi phí nguyên vật liệu
(hạt nhựa, đế quạt, đồng…) tham gia trực tiếp cho việc sản xuất và lắp ráp.
Công ty Hoa phượng là công ty sản xuất nên nguyên liệu dùng cho sản xuất
thì gọi là nguyên vật liệu và được tính vào giá thành sản phẩm.
Nếu gọi:
o Khoản mục chi phí nguyên nhiên vật liệu trong giá thành sản xuất là
Cv.
Đại học hải Phòng
o khối lượng nguyên nhiên vật liệu cho 1 sản phẩm m.
o Giá xuất dùng của một đơn vị NVL liệu sử dụng là g.
Ta có công thức: Cv = Σ(m

. g). Ta thiết lập phương pháp phân tích tình
hình biến động chi phí nguyên vật liệu dùng cho các công trình như sau: tiến hành
so sánh tổng chi phí nguyên vật liệu giữa thực tế với tổng chi phí nguyên vật liệu kế
hoạch để thấy tình hình biến động về mặt tổng số (đối tượng phân tích). Sau đó
dùng kỹ thuật tính toán của phương pháp số chênh lệch và phương pháp liên hệ cân
đối để xác định các nhân tố ảnh hưởng và tìm nguyên nhân gây ra mức độ ảnh
hưởng đó.
o Đối tượng phân tích: ΔCv = Cv
t
- Cv
k
.
o Trong đó:
 Cv
t

= Σ(m
t
. g
t
)
 Cv
k
= Σ(m
k
. g
k
)
o Các nhân tố ảnh hưởng: Có 2 nhân tố ảnh hưởng là m và g. Tuy
nhiên, thực tế nhiều trường hợp có thể sử dụng nguyên vật liệu thay thế và khi đó
tất yếu xuất hiện nhân tố vật liệu thay thế (Vt). Như vậy, có 3 nhân tố ảnh hưởng
đến chênh lệch khoản mục chi phí nguyên vật liệu là: m; g; và Vt.
 Ảnh hưởng của nhân tố khối lượng NVL cho 1 công trình (m):
ΔCv
m
= Σ[(m
t
- m
k
) . g
t
]
 Ảnh hưởng của nhân tố giá xuất dùng 1 đơn vị NVL (g):
ΔCv
g
= Σ[m

t
. (g
t
- g
k
)]
 Ảnh hưởng của nhân tố nguyên vật liệu thay thế (Vt):
ΔCv
Vt
= Chi thực tế của vật liệu thay thế - Chi phí kế
hoạch đã điều chỉnh của vật liệu bị thay thế
 Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng:
ΔCv
m
+ ΔCv
g
+ ΔCv
Vt
= ΔCv
a.2. Chi phí nhân công trực tiếp: Gồm các khoản tiền lương trả cho công nhân trực
tiếp sản xuất.
Đại học hải Phòng
Việc phân tích chi phí nhân công trực tiếp ở công ty chủ yếu thông qua các
yếu tố sau:
o Tổng quỹ lương (Q
L
);
o Tỷ trọng phí tiền lương (T
fL
): là tỷ lệ phần trăm giữa toång quỹ lương

(Q
L
) và tổng doanh thu (D);
o Tiền lương bình quân (L
b
).
o Ta có:
 Q
L
= Số lao động bình quân (LÐ) . Tiền lương bình quân 1 lao
động (L
b
)

= LÐ . L
b
Q
L
= Q
LBÐ
+ Q
LCÐ

(Trong đó: Q
LBÐ
là tổng quỹ lương biến đổi, Q
LCĐ
là tổng qũy tiền lương cố định)
 Tỷ trọng phí tiền lương:
T

fL
= (Q
L
/D) . 100
 Lương bình quân 1 lao động:
Bên cạnh đó khi phân tích năng suất lao động ( bảng 2 ) ta biết chỉ tiêu năng
suất lao động được xác định:
NSLĐ bình quân 1 lao động = Tổng doanh thu/ LĐ = D/LĐ
Từ các yếu tố đó ta có thể thiết lập các quan hệ giữa khoản mục chi phí tiền
lương thong qua quỹ lương với các yếu tố lien quan như sau:
Q
L
= LÐ x L
b
= D/NSLÑ . L
b
Dựa vào bảng trên , ta so sánh các chỉ tiêu Q
L
và (T
fL
) giữa 2009 với 2010 để
đánh giá sự biến động về Q
L
.
Nếu có căn cứ đánh giá tương đối chính xác về chi phí lương, ta có thể phân
tích kết hợp Q
L
với phân tích dựa vào T
fL
hoặc so sánh giữa tốc độ tăng Q

L
so với
tốc độ tăng D. Nếu T
fL
giảm, hoặc nếu mức tăng L
b
nhỏ hơn mức tăng NSLÑ, hay
tốc độ tăng của Q
L
nhỏ hơn tốc độ tăng D thì điều đó có nghĩa là công ty đã quản lý
tương đối tốt về quỹ lương, đã đem lại nhiều lợi ích hơn và ngược lại.
a.3. Chi phí sản xuất chung
Đại học hải Phòng
Bao gồm các chi phí phát sinh ngo như sửa chưã , điện nước
Trong q trình nghiên cứu ta thâý chi phí naỳ khơng đáng kể nên ta khơng nghiên
cưú
3.3. Phân tích tình hình lợi nhuận
3.3 Tỷ suất lợi nhuận: là chỉ tiêu biểu hiện bằng số tương đối, phản ánh mối
quan hệ giữa lợi nhuận và doanh thu, và một phần hiệu quả hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp.
o Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = (lợi nhuận/doanh
thu)*100.
o Tỷ suất lợi nhuận thuần trên doanh thu = (lợi nhuận
thuần/doanh thu)*100.
o Tỷ suất lãi gộp trên doanh thu = (lãi gộp/doanh thu)*100.
3.3.2.Phân tích tình hình lợi nhuận tại công ty
Có rất nhiều nhân tố khác nhau bao gồm cả nhân tố khách quan và nhân
tố chủ quan ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Chúng rất được các nhà quản trò và đầu tư quan tâm.
Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp gồm 3 nhóm: Mở

rộng thò trường hoạt động; giảm chi phí hoạt động kinh doanh; hoàn thiện tổ
chức kinh doanh. Trong đó, mỗi nhóm gồm rất nhiều nhân tố khác nhau kể cả
nhân tố đònh tính và đònh lượng.
Trong phạm vi phân tích tại công ty, ta chỉ xem xét một số nhân tố đònh
lượng có thể xác đònh được.
o Khối lượng sản phẩm hoàn thành: Có mối tương quan tỷ lệ
thuận, tác động trực tiếp và gián tiếp đến lợi nhuận của công ty. Nếu công ty
nhận được nhiều hợp đồng có giá trò cao được khách hàng thanh toán tiền trước,
sẽ làm lợi nhuận của doanh nghiệp tăng lên
Đại học hải Phòng
o Đơn giá sản xuất 1 sản phẩm : tuỳ thuộc vào thời điểm bán sản phẩm
tuy nhiên thì đơn giá mang tính ổn định cao.
o Chi phí nguyên vật liệu: đơn giá thực hiện vẫn không thay đổi,
nhưng giá nguyên vật liệu tăng làm chi phí nguyên vật liệu của công ty. Việ
tăng chi phí nguyên vật liệu ảnh hưởng đến giá thành, nhưng đơn giá thực hiện
không được thay đổi sau khi ký hợp đồng thì lợi nhuận của công ty sẽ thấp.
Phân tích lợi nhuận .
Ta có: L = D – G
(vl)
– Cn. Trong đó: L là lợi nhuận, D là doanh thu, G
(vl)
là giá nguyên vật liệu dùng chủan xuất, Cn là chi phí ngoài và chi phí quản lý
doanh nghiệp.
Nếu trong kỳ có nhiều sản phẩm phải thực hiện, ta có:
L=ΣQ
j
.p
j
- ΣQ
j

.G
j (vl)
- ΣQ
j
.Cn
j
=ΣQ
j
.(g
j
– G
(vl)j
- Cn
j
)=ΣQ
j
.l
j
(Q
j
là khối lượng sản phẩm thứ j; p
j
là đơn giá thi sản phẩm thứ j; D
j

doanh thu sản phẩm thứ j; G
(vl)j
là giá nguyên vật liệu dùng choảan phẩm thứ j;
Cn
j

là chi phí ngoài và chi phí quản lý doanh nghiệp có liên quan đến việc thực
hiệnẩan phẩm thứ j; l
j
là lãi (lỗ) tưấmản phẩm thứ j).
Phương pháp phân tích: ta so sánh lợi nhuận thực tế (L
t
)

với lợi nhuận dự toán
(kế hoạch-L
k
) để xác đònh độ chênh lệch lợi nhuận.
o Đối tượng phân tích:
ΔL = L
t
– L
k
 Lợi nhuận thực tế:
L
t
= Σ Q
tj
. (g
tj
– G
(vl)tj
– Cn
tj
) = ΣQ
tj

. l
tj
Lợi nhuận dự toán:
L
k
= Σ Q
kj
. (g
kj
– G
(vl)kj
– Cn
kj
) = ΣQ
kj
. l
kj
Đại học hải Phòng
o Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố: Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi
nhuận tiêu thụ là những nhân tố có quan hệ với chỉ tiêu lợi nhuận theo quan hệ
đại số nên ta có thể sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn và liên hệ cân đối
để lượng hoá mức độ ảnh hưởng của chúng đến lợi nhuận.
 nh hưởng của nhân tố khối lượng công trình thực hiện (Q):
ΔL
Q
= L
k
. Tt – L
k
(Với Tt =



jkj
jtj
p . Q
p . Q
*100 là tỷ lệ phần trăm khối lượng công trình
hoàn thành).
 nh hưởng của nhân tố quy mô thi công và hoàn thành(W):
ΔL
W
= ΣQ
tj
.l
kj
– L
k.
.Tt
 nh hưởng của nhân tố lãi (lỗ) từ việc thi công (l):
ΔL
l
= L
t
– ΣQ
tj
.l
kj.
Ngoài ra, nhân tố l lại chòu ảnh hưởng của 2 nhân tố:
 Giá nguyên vật liệu [G
(vl)

]
ΔL
G(vl)
= - ΣQ
tj
.( G
(vl)tj
– G
(vl)kj
)
 Chi phí ngoài chi phí phục vụ thi công (Cn):
ΔL
Cn
= -ΣQ
tj
.(Cn
tj
– Cn
kj
).
o Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng:
ΔL = ΔL
Q
+ ΔL
W
+ΔL
l
4. Phân tích tình hình tài chính.
Thời gian thành lập công ty chưa lâu, nên về mặt khách quan, ta không có
đủ số liệu để phân tích tình hình tài chính của công ty thông qua bảng cân đối kế

toán và bảng Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo phương phápø so sánh
Đại học hải Phòng
mức biến động mỗi khoản mục cũng như thay đổi tỷ trọng mỗi khoản mục giữa
các kỳ khác nhau ở cả hai bảng theo chiều dọc và cả chiều ngang
Nhưng bên cạnh đó, ta có thể phân tích tình hình tài chính công ty thông
qua việc phân tích các hệ số tài chính để có sự nhận đònh đầy đủ và chính xác
hơn về thực trạng, khả năng và sức mạnh tài chính của công ty.
4.1. Nội dung phân tích các hệ số tài chính.
4.1.2. Phân tích các tỷ số thanh toán.
4.1.2.1: Khả năng thanh toán hiện hành
Rc =
hạnngắnNợ
động lưu sản Tài
4.1.2.2. Khả năng thanh toán nhanh:
Rq =
hạnngắnNợ
khotồn hàng- động lưu sản Tài
4.1.2.3 Khả năng thanh toán bằng tiền:
Tỷ số thanh toán tức thời =
hạnngắnNợ
mặt Tiền
5. Phân tích các tỷ số hoạt động.
Vòng quay hàng tồn kho =
khotồn Hàng
thuần thu Doanh
Hiệu suất sử dụng VCSH =
sở hữuchủ Vốn
thuần thu Doanh

Hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu =

=
0400.000.00
4891.938.331.
4,85
5.1.3. Phân tích tỷ số đòn bẩy:
Đại học hải Phòng
Tỷ số nợ trên tổng tài sản .So sánh tỷ số nợ trên tổng tài sản với tỷ số tự
tài trợ, ta thấy công ty cũng phần nào có khả năng tự chủ về tài chính, chủ động
trong hoạt động kinh doanh.
Tỷ số tự tài trợ tài sản cố đònh .
5.1.4. Phân tích tỷ số lợi nhuận.
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
5.2. Phân tích tình hình công nợ.
Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
CỦA CƠNG TY TNHH ĐIỆN CƠ HOA PHƯỢNG
A. Tổng quan về cơng ty
1.1. Sơ lược về sự hình thành và phát triển.
- Tên gọi: Cơng ty Trách nhiệm hữu hạn điện cơ Hoa Phượng.
- Ngành nghề kinh doanh chính: Sản xuất quạt điện cơ
- Trụ sở chính: cụm 3,phường Qn Trữ,quận Kiến An,Hải phòng.
- Điện thoại:0313778579.
- Fax: 0313778579.
- Mã số thuế:0200431860
- Ngày thàng lập: 25/02/1993
Q trình phát triển qua các giai đoạn:
Giai đoạn 1: năm 1993 :thành lập cơng ty.
Đại học hải Phòng

Người sáng lập công ty là ông Đoàn Văn Toản,nguyên là chuyên viên kĩ
thuật của công ty Quạt địên Phong Lan.Tháng2/1993,ông nghỉ hưu và đã quyết định
thành lập công ty TNHH điện cơ Hoa Phượng. Ban đầu công ty được xây dựng với
quy mô nhỏ, xưởng sản xuất mượn nhà kho ở Cảng Hải Phòng, với số vốn ban đầu
chưa đầy 6 tỷ, số lượng công nhân là 20 công nhân.
Giai đoạn 2:từ năm 2000 đến năm 2002: giai đoạn vượt khó khăn
Sau khi thành lập, công ty đối mặt với nhiều khó khăn ban đầu như:chưa có
uy tín,nhiều đối thủ cạnh tranh lớn,số vốn và qui mô nhỏ. Tuy nhiên với phương
châm đặt chất lượng sản phẩm lên hàng đầu công ty đã vượt qua được những khó
khăn,và dần xây dựng được uy tín của mình.
Giai đoạn 3: từ năm 2002 đến nay: phát triển công ty:
Sau 9 năm hoạt động,công ty ngày càng tạo uy tín và khẳng định mình.
Tháng3/2002 công ty đã chuyển về sản xuất tại Cụm 3-Quán Trữ-Kiến An-Hải
Phòng.Đến nay quy mô công ty đã tăng so với ban đầu,với số vốn hơn 14 tỷ,số lao
động cố định hiện tại là38 lao động,sản phảm của công ty đã có mặt ở nhiều tỉnh
thành trên cả nước.
1.2.Chức năng nhiệm vụ của công ty.
1.2.1 Chức năng
Là doanh nghiệp tư nhâtrực thuộc UBND thành phố Hải Phòng, Công ty có
các chức năng chủ yếu sau:
- Được chủ động kinh doanh và hạch toán kinh tế theo luật doanh nghiệp trên
cơ sở chức năng, nhiệm vụ qui định trong giấy phép thành lập công ty và quyết
định của UBND thành phố.
- Được vay vốn từ các tổ chức, cá nhân, Nhà nước nhằm phục vụ sản xuất kinh
doanh, tự chịu trách nhiệm về hoạt động tài chính của mình.
- Được ký kết các hợp đồng kinh tế với mọi thành phần kinh tế khác nhau trên
cơ sở các ngành nghề kinh doanh được cho phép.
1.2.2. Nhiệm vụ
Đại học hải Phòng
- Nghiên cứu, thiết kế, sản xuất và tiêu thụ các loại sản phẩm để tạo ra lợi

nhuận, phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân cả nước mà chủ yếu là các tỉnh
phía Bắc
- Quản lý và sử dụng tốt nguồn vốn hiện có, đảm bảo khả năng bảo toàn vốn
và phát triển vốn.
- Quản lý và sử dụng tốt nguồn lao động, góp phần nâng cao năng suất lao
động và thu nhập cho người lao động.
- Thực hiện và chấp hành đầy đủ các chế độ, chính sách kinh tế - xã hội và
pháp luật của Nhà nước qui định và cấp trên giao cho, góp phần thúc đẩy nền kinh
tế Hải Phòng cũng như cả nước.
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về thuế, phí, lệ phí đối với Nhà nước.
1.3.Cơ cấu tổ chức:
1.3.1 Cơ chế quản lý nội bộ:
Công ty TNHH Điện cơ hoa Phương áp dụng chế độ một thủ trưởng trong
quản trị doanh nghiệp. Quyền quyết định thuộc những vấn đề thuộc về kinh tế, kỹ
thuật, tổ chức, hành chính, đời sống trong phạm vi công ty và từng bộ phận được
trao cho một người, chính là giám đốc công ty. Giám đốc có nhiệm vụ quản lý một
cách toàn diện các mặt hoạt động ở đơn vị mình, từ quản lý các phòng ban hành
chính cho đến các phân xưởng. Vì vậy, giám đốc được trao những quyền hạn và
trách nhiệm cơ bản và nhất định cho những quyết định của mình. Mọi người trong
công ty, từ các nhân viên trong các phòng ban cho đến công nhân trực tiếp sản xuất
đều phải phục tùng mệnh lện của thủ trưởng.
Dưới giám đốc còn có các chức danh thủ trưởng khác:
- Trưởng các phòng ban chức năng: trưởng phòng kế hoạch cung tiêu, phòng hành
chính , phòng KCS,phòng tài chính kế toán
- Các quản đốc của các phân xưởng: phân xưởng động cơ, phân xưởng nhựa ,
phân xưởng lắp rắp, phân xưởng lồng cánh .
Đại học hải Phòng
1.3.2.Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty TNHH điện cơ Hoa Phượng
1.3.3 Chức năng,nhiệm vụ từng bộ phận của công ty.
- Giám đốc công ty: Đoàn Văn Toản - là đại diện pháp nhân của công ty,chịu

trách nhiệm trước pháp luật về các hoạt động của công ty,thực hiện mọi nghĩa vụ
đối với Nhà nước và trước pháp luật.Giám đốc có toàn quyền quyết định điều hành
các hoạt động của công ty.
- Phó giám đốc: Đoàn Ngọc Tuân - giúp giám đốc điều hành công ty theo sự
phân công và uỷ quyền của giám đốc,chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật
và nhiệm vụ được phân công hoặc uỷ quyền.
- Phòng hành chính tổ chức: 2 nhân viên: Có nhiệm vụ tổ chức,sắp xếp hợp lý
cơ cấu nhân sự của công ty
- Phòng kế hoạch tiêu thụ: 2 nhân viên:Có nhiệm vụ chức năng tìm và kí kết
các hợp đồng tiêu thụ với các đại lý. Tổ chức tiêu thụ sản phẩm hiệu quả.
- Phòng kế toán thống kê: 2 nhân viên: Giúp giám đốc thực hiện các công tác
kế toán của công ty,giám sát các hoạt động tài chính của công ty,đồng thời xác định
kết quả sản xuất kinh doanh. Nhân viên trong phòng tài chính kế toán phải chịu
Phân xưởng
động cơ
Phân xưởng
nhựa
Giám đốc
Phó giám đốc
Phòng kế toán
thống kê
Phòng kế hoạch
tiêu thụ
Phòng kỹ thuật
KCS
Phòng hành
chính – tổ chức
Phân xưởng
lồng cánh
Phân xưởng

lắp ráp
Đại học hải Phòng
trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được phân công hoặc uỷ
quyền.
- Phòng KCS: 2 nhân viên: Chịu trách nhiệm trước giám đốc về chất lượng
sản phẩm sản xuất ra.
1.4.Tổ chức phân hệ sản xuất
Hiện nay, cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty như sau:
Trong đó, bao gồm các phân xưởng: Xưởng sản xuất lồng, phân xưởng nhựa,
phân xưởng lắp ráp, phân xưởng động cơ
Về không gian, các bộ phận sản xuất được tổ chức theo hình thức công nghệ
Về thời gian,các bước công việc của sản xuất được phối hợp theo phương
thức hỗn hợp (phương thức song song – tuần tự)
1.5.Quy mô doanh nghiệp
Hiện nay, với tổng số lao động của công ty là 38 thì quy mô của công ty
thuộc vào loại vừa so với các doanh nghiệp trong ngành.
1.6.Phương hướng
- Chuyên sản xuất quạt điện với nhiều chủng loại , mẫu mã phong phú ,sử
dụng lâu bền ,giá cả phải chăng.
- Từng bước hoàn thiện nhà xưởng sản xuất ,dây truyền máy móc thiết bị , để
nâng cao chất lượng sản phẩm và sản lượng ,hệ thống tiêu thụ để đáp ứng nhu cầu
khách hàng
- Phát triển bền vững trong các năm sắp tới ,có đủ sức chiếm lĩnh và nâng
cao uy tín trên thị trường
- Quản lý chất lượng phải được kết nối với quản lý trí thức nhằm kiến tạo
kho tri thức của công ty
- Đầu tư mở rộng chuyên sâu cho nghiên cứu phát triển để tạo ra nhiều sản
phẩm mới
2.2.Đặc điểm về kĩ thuật công nghệ.
Doanh nghiệp Phân xưởng Nơi làm việc

Đại học hải Phòng
Quy trình công nghệ sản xuất các loại quạt điện

Sản phẩm quạt điện là một sản phẩm có kết cấu tương đối phức tạp và yêu
cầu kỹ thuật, mỹ thuật cao nên quá trình công nghệ sản xuất quạt điện đều trải qua
nhiều giai đoạn,nhiều phân xưởng sản xuất.
Sản phẩm được sản xuất theo công nghệ ISO, quá trình sản xuất được quản
lí chặt chẽ, mang tính đồng bộ cao. Phần vỏ nhựa của quạt được sản xuất trực tiếp
tại công ty, phần động cơ thi nhập linh kiện nước ngoài về gia công. Các loại máy
đúc nhựa được đặt làm từ Nhật, có thể thay đổi mẫu mã theo nhu cầu của thị trường.
2.3.Tình hình lao động - tiền lương
2.3.1.Tình hình lao động của công ty
Do công ty TNHH điện cơ Hoa Phượng là một công ty có quy mô vừa, phụ
thuộc vào tính chất công việc và thời vụ sản xuất quạt nên tổng số công nhân viên
tính theo năm 2010 là 38 người. Số lượng này có thể tăng thêm phụ thuộc vào
lượng đơn đặt hang , và thời vụ sản xuất . Đối với những người lao động trong phân
xưởng cũng như bộ phận khác được tuyển mộ đều yêu cầu có trình độ bằng THCS
trở lên ,còn đối với những người quản lý hay kế toán yêu cầu bằng đại học hệ chính
quy
Nguyên
vật
liệu
chính
Phân xưởng đúc
nhựa
Phân xưởng động

Phân xưởng lắp
rắp
Phân xưởng Lồng

cánh
K
C
S
Thành
phẩm

×