Tải bản đầy đủ (.docx) (52 trang)

phân tích cơ cấu nguồn vốn và biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý nguồn vốn tại công ty tnhh liên hợp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (273.72 KB, 52 trang )

Báo cáo tốt nghiệp Đại Học Hải Phòng

Mục Lục
STT NỘI DUNG TRANG
1 LỜI MỞ ĐẦU 1
2 CHƯƠNG I: Lý luận chung về nguồn vốn và
việc phân tích cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp.
2
3 CHƯƠNG II: Thực trạng phân tích cơ cấu
nguồn vốn tại công ty TNHH Liên Hợp thông báo cáo
tài chính.
18
4 CHƯƠNG III: Những biện pháp nâng cao và hoàn
thiện hiệu quả quản lý nguồn vốn tại công ty TNH
Liên Hợp
5 KẾT LUẬN
Page 1
Báo cáo tốt nghiệp Đại Học Hải Phòng
Lời Mở Đầu
Trong điều kiện sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường, để tồn tại và
phát triển đòi hỏi các nhà doanh nghiệp phải có lãi. Để đạt được mục tiêu này
nhà quản trị phải lựa chon và đưa ra các quyết định tài chính, tổ chức thực hiện
những quyết định đó nhằm đạt mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, không ngừng làm
tăng giá trị doanh nghiệp và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp đó trên thị
trường. Trong hoạt động sản xuất cũn như kinh doanh, có rất nhiều vấn đề nảy
sinh mà pần lớn là các vấn đề về tài chính. Do đó, cơ sở của hầu hết mọi quyết
định quản trị đều dựa trên những kết luận rút ra từ những đánh giá về mặt tài
chính trong hoạt động cả doanh nghiệp và bằng công cụ khác nhau.
Phân tích cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp nói riêng và phân tích tình
hình tài chính của doanh nghiệp là cơ sở quan trọng giúp nhà quản trị thực hiện
tốt chức năng của mình. Việc thường xuyên tiến hành phân tích cơ cấu nguồn


vốn sẽ giúp cho các doanh nghiệp và các cơ quan chủ quản cấp trên thấy rõ thực
trạng hoạt động tài chính kết qủa sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp
cũng như xác định một cách đầy đủ , đúng đắn nguyên nhân và mức độ ảnh
hưởng của các nhân tới nguồn vốn hoặc bất kỳ một chỉ tiêu tài chính nào ở
doanh nghiệp. Qua đó, giúp người sử dụng thông tin có thể đánh giá được tiềm
năng, hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như rủi ro và triển vọng trong tương lai
của doanh nghiệp, để họ có thể đưa ra các giải pháp hữu hiệu, những quyết định
chính xác nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Báo cáo kế toán rất hữu ích đối vơi việc quản trị doan nghiệp đồng thời là
nguồn thông tin tài chính cơ bản đối với người ngoài doanh nghiệp. Do đó, sự
Page 2
Báo cáo tốt nghiệp Đại Học Hải Phòng
phân tích tài chính trước hết tập trung vào các số liệu được cung cấp trong các
báo cáo kế toán kết hợp thông tin bổ sung của các bộ phận quản lý. Chính vì thế,
việc lập báo cáo này một cách hệ thống, số liệu phản ánh kịp thời sẽ là cầu nối
quan trọng giữa doanh nghiệp với các đối tác liên quan.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc lập báo cáo tài chính cũng như
viêc quản lý nguồn vốn trong công tác phân tích tình hình tài chính doanh
nghiệp, nên trong thoèi gian học tập tại trường Đại học Hải Phòng và được thực
tập tại Công ty TNHH Liên Hợp em đã tìm hiểu và đi sâu nghiên cứu đề
tài:“Phân tích cơ cấu nguồn vốn và biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý nguồn
vốn tại công ty TNHH Liên Hợp”
Đề tài gồm 3 chương:
Chương I. Lý luận chung về nguồn vốn và việc phân tích cơ cấu nguồn
vốn của doanh nghiệp.
Chương II. Thực trạng phân tích cơ cấu nguồn vốn tại công ty TNHH
Liên Hợp thông báo cáo tài chính.
Chương III. Những biện pháp nâng cao và hoàn thiện hiệu quả quản lý
nguồn vốn tại công ty TNH Liên Hợp.
Em xin chân thành cảm ơn các anh chị cán bộ phòng kế toán tại công ty

TNHH Liên Hợp. Đặc biệt là thầy giáo hướng dẫn Đinh Hữu Quý đã giúp em
hoàn thành khóa luận này.
CHƯƠNG I
Page 3
Báo cáo tốt nghiệp Đại Học Hải Phòng
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NGUỒN VỐN VÀ VIỆC PHÂN TÍCH CƠ CẤU
NGUỒN VỐN
1.1/ Khái niệm cơ cấu nguồn vốn.
Nguồn vốn là phần phản ánh nguồn hình thành nên tài sản, các loại nguồn
vốn kinh doanh của doanh nghiệp đến kỳ cuối hạch toán, các chỉ tiêu được xắp
xếp, phân chia theo từng nguồn hình thành tải sản của doanh nghiệp. Nguồn hình
thành nên tài sản của doanh nghiệp gồm 2 nguồn cơ bản: là nguồn tài trợ ban
đầu(các khoản phải trả) và nguồn tài trợ bên trong (nguồn vốn chủ sở hữu)
Xét về mặt kinh tế: Số liệu của các chỉ tiêu ở phần nguồn vốn trong bảng cân
đối kế toán thể hiện quy mô, nội dung của các nguồn hình thành nên tài sản mà
doanh nghiệp đang sử dụng.
Xét về mặt pháp lý: Đây là các chỉ tiêu phản ánh trách nhiệm pháp lý vật
chất của doanh nghiệp đối với các đối tượng cấp vốn cho doanh nghiệp.
Cơ cấu nguồn vốn là vốn được phân bổ cho từng loại tài sản trong doanh
nghiệp.
Phân tích cơ cấu nguồn vốn là việc xem xét nguồn vốn được phân bô đã hợp
lý chưa?cơ cấu vốn tác động nhanh như thế nào đến quá trình kinh doanh?
1.2/ Kết cấu và nội dung của nguồn vốn trong báo cáo tài chính.
Page 4
Báo cáo tốt nghiệp Đại Học Hải Phòng
BIỂU 1: TRÍCH BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN PHẦN NGUỒN VỐN
Stt Chỉ tiêu Mã số Thuyết
minh
Số năm
nay

Số năm
trước
1 2 3 4 5 6
1 A – Nợ phải trả(300=310+320) 300
2 I – Nợ ngắn hạn 310
3 1 – Vay ngắn hạn 311 V15
4 2 – Phải trả cho người bán 312
5 3 – Thuế và các khoản phải nộp 314 V16
6 4 – chi phí phải trả 316 V17
7 5 – Các khoản phải trả ngắn hạn
khác
319 V18
8 II – Nợ dài hạn 330
9 1 – Vay và nợ dài hạn 334 V20
10 2 – quỹ dự phòng trợ cấp mất việc 336
11 B – Vốn chủ sở hữu(400=410+430) 400
12 I – Vốn chủ sở hữu 410 V22
13 1 – vốn đầu tư của chủ sở hữu 411
14 2 – cổ phiếu quỹ 414
15 3 – các quỹ thuộc vốn CSH 419
16 4 – lợi nhuận sau thuế chưa phân
phối
420
17 II – quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi 431
18 TỔNG NGUỒN
VỐN(440=400+300)
440
1.3/ Phương pháp phân tích cơ cấu nguồn vốn.
Page 5
Báo cáo tốt nghiệp Đại Học Hải Phòng

Phương pháp phân tích tài chính bao gồm một hệ thống các công cụ
và biện pháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, các mối
quan hệ bên trong và bên ngoài, các luồng dịch chuyển và biến đổi tài chính,
các chỉ tiêu tài chính tổng hợp và chi tiết, nhằm đánh giá tình hình tài chính
doanh nghiệp. Tuy nhiên trên thực tế người ta thường sử dụng các phương
pháp sau.
1.3.1/Phương pháp so sánh:
• Điều kiện để áp dụng phương pháp so sánh: Gồm 2 điều kiện:
- Các chỉ tiêu tài chính phải đảm bảo so sánh được,phải thống nhất về
không gian, thời gian, nội dung, tính chất và phương pháp tính toán, đơn vị
đo lường và theo mục đích phân tích mà xác định số gốc so sánh.
- Gốc so sánh được chọn là gốc về mặt thời gian hoặc không gian, kỳ
phân tích được lựa chọn là kỳ báo cáo hoặc kỳ kế hoạch, giá trị so sánh có
thể lựa chọn bằng số tuyệt đối, số tương đối hoặc số bình quân tuỳ thuộc vào
mục đích phân tích.Cụ thể:
+ Khi xác định xu hướng và tốc độ phát triển của chỉ tiêu phân tích thì
gốc so sánh được xác định là trị số của chỉ tiêu phân tích ở kỳ trước hoặc
hàng loạt kỳ trước lúc này sẽ so sánh chỉ tiêu giữa kỳ này với kỳ trước, năm
nay với năm trước hoặc hàng loạt kỳ trước.
+ Khi đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra thì gốc
so sánh là trị số kế hoạch của chỉ tiêu phân tích. Khi đó tiến hành so sách
giữa thực hiện với kế hoạch của chỉ tiêu.
Page 6
Báo cáo tốt nghiệp Đại Học Hải Phòng
+ Khi xác định vị trí của doanh nghiệp thì gốc so sánh được xác định
là giá trị trung bình của ngành hay chỉ tiêu phân tích của đối thủ cạnh tranh.
• Có hai kỹ thuật so sánh là so sánh ngang và so sánh dọc:
- So sánh ngang: Là hình thức so sánh cùng một chỉ tiêu trên báo cáo
kết quả kinh doanh thông qua số tuyệt đối và số tương đối nhưng qua các
mốc thời gian khác nhau.

- So sánh dọc: Là hình thức so sánh có sự liên kết giữa các chỉ tiêu
với nhau thông qua việc so sánh về tỷ lệ hoặc tỷ trọng.
1.3.2/ Phương pháp tỷ số tài chính
Là phương pháp được diễn ra thông qua 5 bước sau:
- Bước 1: Xác định đúng công thức đo lường chỉ tiêu phân tích.
- Bước 2: Tìm các số liệu từ báo cáo kết quả kinh doanh để lắp vào công thức
sau đó tính trị số của chỉ tiêu phân tích.
- Bước 3: Giải thích ý nghĩa của trị số vừa tính toán.
- Bước 4: Đánh giá chỉ tiêu phân tích theo các khuynh hướng thành công hay
hạn chế, tốt hay xấu.
- Bước 5: Đề xuất được các giải pháp để khắc phục các hạn chế đồng thời
phải gia tăng được thành công.
1.3.3/Phương pháp tài chính DUPONT
Từ một tỷ số tài chính đơn giản ban đầu được biến đổi để trở thành một hàm
số có nhiều biến số, mỗi biến số l một nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích.
Phương pháp này được áp dụng trong phân tích nhóm tỷ số khả năng sinh lợi cụ
Page 7
Báo cáo tốt nghiệp Đại Học Hải Phòng
thể là tỷ suất sinh lợi của tài sản (ROA) và khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu
(ROE).
- Tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu (ROE):

Tỷ suất sinh lời
của vốn CSH =
(ROE)
Lợi nhuận sau thuế
——————————100
Vốn CSH bình quân
- Chỉ tiêu ROE theo mô hình DUPONT
Tỷ suất

sinh lời
của =
vốn
CSH
Lợi nhuận
sau thuế


Vốn
CSH
Tỷ suất
sinh lời
của =
vốn
CSH
Lợi nhuận
sau thuế


Doanh thu
thuần
X
Doanh thu
thuần

X
Tài sản
bình quân
Tài sản
bình quân


Vốn
CSH

Tỷ suất sinh
lời của vốn =
CSH
(ROE)
Tỷ suất
sinh lợi của
doanh thu
(ROS)
X
Vòng quay
của X
tài sản
(SOA)
Đòn
bẩy tài
chính
(AOE)
1.4/ Nội dung phân tích cơ cấu nguồn vốn.
Mục đích của việc phân tích cơ cấu nguồn vốn lá đánh giá xu hướng biến
động của nguồn vốn cũng như tính hình huy động vốn của doanh nghiệp.
Page 8
Báo cáo tốt nghiệp Đại Học Hải Phòng
Xác định công thức đo lường chỉ tiêu phân tíchvà lập bảng phân tích.
Chỉ tiêu Năm N Năm N+1 Chênh lệch
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ lệ Tỷ trọng
A B C D E F G H

A.Nợ phải trả
I.Nợ ngắn hạn
1.Vay và nợ phải trả
2 – Phải trả cho người bán
3 – Thuế và các khoản phải nộp
4 – chi phí phải trả
5 – Các khoản phải trả ngắn hạn khác
II – Nợ dài hạn
1 – Vay và nợ dài hạn
2 – quỹ dự phòng trợ cấp mất việc
B – Vốn chủ sở hữu(400=410+430)
I – Vốn chủ sở hữu
1 – vốn đầu tư của chủ sở hữu
2 – cổ phiếu quỹ
3 – các quỹ thuộc vốn CSH
4 – lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
II – quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi
TỔNG NGUỒN VỐN(440=400+300)

Nội dung phân tích :
Phân tích chỉ tiêu tổng nguồn vốn của doanh nghiệp.
-Nếu tổng nguồn vốn tăng thì ta kết luận khả năng huy động vốn tốt là
điều kiện quan trọng giúp doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất kinh
doanh.
Page 9
Báo cáo tốt nghiệp Đại Học Hải Phòng
-Nếu nguồn vốn giảm thì ta kết luận khả năng huy động vốn của
doanh nghiệp kém và chứng tỏ doanh nghiệp chưa mở rộng quy mô sản xuất
kinh doanh trong năm vừa qua.
*Giải thích nguyên nhân làm thay đổi tổng nguồn vốn của doanh

nghiệp.
-Ta tìm hiểu trước tiên là sự thay đổi của nợ phải trả, vì nếu nợ phải
trả tăng đồng nghĩa với việc là doanh nghiệp đã đi vay vốn hay nói khác là
đi chiếm dụng vốn,còn nếu nợ phả trả không có sự biến động nhiều thì
doanh nghiệp không đi chiếm dụng vốn và vay, ta xét tiếp sự thay đổi thứ
hai.
-Sự thay đổi của vốn chủ sở hữu, nếu vốn chủ sở hữu tăng thì doanh
nghiệp đã huy động vốn bằn cách góp thêm vốn.
*Đây là hai nguyên nhân ảnh hưởng quan trọng nhất tới cơ cấu nguồn
vốn của doanh nghiệp.
Tuy nhiên chúng ta phải xét cả mặt tích cực cũng như các mặt tích cực
của việc thay đổi này.
Nợ phải trả:
-Xét mối liên hệ giữa Tỷ trọng nợ ngắn hạn và tỷ tọng nợ dài hạn: nếu
tỷ trọng nợ ngắn hạn>tỷ trọng nợ dài hạn khi tổng nguồn vốn tăng thì kết
luận doanh nghiệp phát triển chiến lược huy động vốn từ bên ngoài. Nhưng
điều nay là không hợp lý vì điều đó có nghĩa là doanh nghiệp sẽ phải đối mặt
với việc kinh doanh ít ổn định khi mà doanh nghiệp phải liên tục đối phó với
các khoản nợ đến hạn. Nếu doanh nghiệp đảo nợ không tốt sẽ ảnh hưởng tới
khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
Page 10
Báo cáo tốt nghiệp Đại Học Hải Phòng
-Xét mối liên hệ giữa tỷ trọng các khoản vay và nợ với trọng khoản
phải trả phải nộp, nếu tỷ trọng của các chỉ tiêu này cùng tăng thì kết luận
doanh nghiệp đi chiếm dụng vốn. Vì trong khoản phải trả phải nộp có1 bộ
phận trong nợ đi vay không phải trả lãi như việc trả chậm lương nhân viên,
nộp thuế chậm…
Mục đích là để đánh giá mức độ đi chiếm dụng vốn cũng như đánh giá
được khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng.
Vốn chủ sở hữu:

-Vốn đầu tư chủ sở hữu<vốn góp> nếu tăng thì kết luận đã có sự góp
thêm vốn từ phía chủ sở hữu hoặc cũng có thể xuất hiện thêm các chủ sở
hữu mới, nhà đầu tư mới. Nếu giảm thì kết luận đã có sự rút vốn từ phía các
nhà đầu hoặc chủ sở hữu.
-Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối và các quỹ của doanh nghiệp, nếu
tăng thì kết luận kết quả kinh doanh của doanh nghiệp đã tốt hơn và vốn chủ
sở hữu tăng nhờ lợi nhuận chưa phân phối và các quỹ của doanh nghiệp.
Nếu giảm thì kết luận kết quả kinh doanh kém hơn và không bổ sung thêm
vào nguồn vốn nhờ lợi nhuận.
Nợ phải trả và tỷ trọng vốn chủ sở hữu :
Nếu tỷ trọng vốn chủ sở hữu >tỷ trọng nợ phải trả thì đánh giá doanh
nghiệp độc lập về tài chính.
Nếu tỷ trọng vốn chủ sở hữu <tỷ trọng nợ phải trả thì kết luận doanh
nghiệp đã đi chiếm dụng vốn và không độc lập về tài chính.
Page 11
Báo cáo tốt nghiệp Đại Học Hải Phòng
-Các chỉ tiêu:
1/hệ số nợ. cho biết tỷ lệ phần trăm nợ phải trả trên tổng nguồn vốn.
Nợ phải trả
Hệ số nợ = x 100%
Tổng nguồn vốn
2/ hệ số vốn chủ sở hữu:cho biết phần trăm vốn chủ sở hữu trong tổng
nguồn vốn.
Vốn chủ sở hữu
Hệ số vốn CSH = x 100%
Tổng nguồn vốn
Nếu doanh nghiệp được coi là độc lập về mặt tài chính nếu hệ số vốn
chủ sở hữu > hệ số nợ.
3/ Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu, cho biết hệ số tương quan giữa nợ
phải trả và vốn chủ sở hữu.

Nợ phải trả
Hệ số tương quan = x 100%
Vốn chủ sở hữu
Page 12
Báo cáo tốt nghiệp Đại Học Hải Phòng
Tương ứng với một trăm đồng vốn chủ sở hữu cung cấp thì phải trả chủ
nợ bao nhiêu đồng?
Doanh nghiệp được coi là độc lập nếu hệ số này <100%
2/Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh
2.1/Nhân tố chủ quan
- Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp: Nếu phù hợp, đúng đắn với
những điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp sẽ đem lại lợi nhuận kinh
doanh, nếu không phù hợp sẽ dẫn đến thua lỗ, phá sản.
- Khả năng nắm bắt thông tin kinh doanh : Trong nền kinh tế thị trường
thông tin có một vai trò hết sức quan trọng trong việc quản trị doanh
nghiệp. Lãnh đạo doanh nghiệp chỉ có thể đưa ra được những quyết định
đúng đắn đem lại kết quả kinh doanh cao cho doanh nghiệp trên cơ sở
nguồn thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời về tình hình thị trường như xu
hướng tiêu dùng, giá thành; đối tác kinh doanh, đối thủ cạnh tranh, môi
trường luật pháp trong nước cũng như quốc tế. Khi xác định được động thái
của thị trường và thị hiếu của người tiêu dùng nhà quản trị sẽ quyết định
kinh doanh loại hàng hoá, dịch vụ phù hợp. Xác định được sự biến động
giá cả kịp thời sẽ có những điều chỉnh phù hợp về mặt giá thành trong công
tác tiêu thụ sản phẩm. Nắm bắt kịp thời những thông tin về đối tác kinh
doanh để có những biện pháp can thiệp kịp thời tránh được rủi ro trong
những trường hợp đối tác kinh doanh bị phá sản, giải thể…vừa dễ bị
chiếm dụng vốn đầu tư, vừa bị động về nguồn hàng hoá, nguyên nhiên vật
Page 13
Báo cáo tốt nghiệp Đại Học Hải Phòng
liệu ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Nắm bắt thông tin về đối

thủ cạnh tranh để có những đấu pháp kinh doanh hợp lý…
- Trình độ quản trị doanh nghiệp: Trình độ quản lý doanh nghiệp
cao kết quả kinh doanh được cải thiện rõ rệt. Trình độ quản lý doanh
nghiệp thể hiện ở trình độ chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn đặc biệt
trong việc nắm bắt thông tin kinh doanh để đẩy mạnh công tác tiêu thụ tăng
doanh thu, quản lý chi phí, xây dựng được hệ thống định mức chi phí trong
sản xuât kinh doanh. Ngoài ra thì trình độ của nhà quản trị còn thể hiện ở
trình độ ngoại ngữ. Vì trong điều kiện mở cửa hội nhập nền kinh tế như
hiện nay việc nhà quản trị giỏi về ngoại ngữ sẽ xoá bỏ được sự bất đồng
ngôn ngữ trong quan hệ kinh doanh với các đối tác nước ngoài.
2.2/Nhân tố khách quan
- Các hiểm hoạ tự nhiên môi trường đầy bất trắc như: bão gió, sóng
thần, động đất, núi lửa….có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh của
các Doanh nghiệp. Như thảm hoạ sóng thần năm 2011 xảy ra tại Nhật Bản
vừa qua đã xoá sổ hàng loạt những Doanh nghiệp mà nó đi qua.
- Môi trường chính trị quốc gia: Xét ở tầm vĩ mô, một đất nước có tình
hình chính trị bất ổn thì mọi người dân đều lo lắng cho sự sống còn của
mình chứ không phải là những hoạt động kinh doanh, mua bán, trao đổi
hàng hoá để phát triển kinh tế. Vì thế môi trường chính trị quốc gia không
ổn định thì môi trường kinh doanh sẽ không ổn định ảnh hưởng đến các
quyết định kinh doanh và kết quả kinh doanh của các Doanh nghiệp.
Page 14
Báo cáo tốt nghiệp Đại Học Hải Phòng
- Khủng hoảng kinh tế và tỷ lệ lạm phát mang lại những rủi ro rất lớn
cho các Doanh nghiệp. Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng của khủng hoảng kinh
tế lại rất khác nhau phụ thuộc vào sự can thiệp cụ thể của Nhà nước.
- Chính sách kinh tế và môi trường pháp lý của Nhà nước và Quốc tế:
Chính sách kinh tế mỗi quốc gia thường được cụ thể hoá bằng một hệ các
văn bản pháp luật. Trong thực tế nhiều khi hệ thống văn bản pháp lý và cơ
chế điều hành mâu thuẫn, thậm trí trái ngược với chính sách kinh tế chung

của Nhà nước. Sự thay đổi và tính không ổn định của các chính sách kinh
tế và hệ thống các văn bản pháp lý là một trong các nguyên nhân dẫn đến
rủi ro cho những quyết định kinh doanh. Trong khi đó chính sách kinh tế
thường xuyên thay đổi theo từng thời kỳ phát triển kinh tế của đất nước và
thế giới. Chính sách kinh tế trong mỗi thời điểm thường ưu tiên phát triển
một số ngành thông qua các chính sách về thuế, chính sách về giá cả (trợ
giá), chính sách tiền tệ…. Nếu doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực
ngành nghề được ưu tiên đó sẽ có được những điều kiện thuận lợi nên hiệu
quả kinh doanh chắc chắn sẽ cao hơn những ngành không được ưu tiên chú
trọng.
3/ Biện pháp
Dựa vào bảng cân đối kế toán các chỉ tiêu yếu tố đầu vào bao gồm:
Tổng tài sản bình quân, tổng nguồn vốn chủ sở hữu bình quân, tổng tài sản
dài hạn bình quân, tổng tài sản ngắn hạn bình quân. Hoặc chi phí, giá vốn
hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí hoạt động trên báo cáo kết quả kinh
doanh.
Page 15
Báo cáo tốt nghiệp Đại Học Hải Phòng
Trong trường hợp Doanh thu bán hàng không tăng nhưng giảm được
giá thành hàng bán vẫn sẽ làm tăng hiệu quả kinh doanh. Đặc biệt trong thị
trường ngày nay khi các dòng sản phẩm đã gần như bão hoà thì việc tìm
mọi cách để hạ giá bán của sản phẩm đã trở thành kế sách kinh doanh của
các Doanh nghiệp. Vì việc hạ giá thành sản phẩm giúp Doanh nghiệp mở
rộng được thị trường tiêu thụ. Do vậy vấn đề đặt ra cho các nhà quản trị
trong Doanh nghiệp là làm thế nào để hạ được giá vốn hàng bán? Để hạ giá
vốn hàng bán thì Doanh nghiệp cần phải tìm nguồn cung cấp nguyên liệu
giá rẻ mà đảm bảo chất lượng đồng thời không ngừng tìm kiếm những loại
nguyên liệu mới với những tính năng ưu việt hơn để có thể giảm được giá
vốn hàng bán mà lại không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Việc chú
trọng đầu tư nâng cấp dây chuyền máy móc, thiết bị công nghệ kỹ thuật

tiên tiến, đào tạo nâng cao tay nghề, quản lý và sử dụng lao động hiệu quả.
Việc tăng năng suất lao động cũng là những điều kiện để hạ được giá thành
sản phẩm cũng chính là giá vốn hàng bán.
Với chi phí bán hàng cần phải được sử dụng tiết kiệm nhưng không ảnh
hưởng đến hiệu quả của công tác tiêu thụ sản phẩm vì một bộ phận lớn
trong chi phí bán hàng là lương của nhân viên bán hàng. Kinh nghiệm thực
tế cho thấy Doanh nghiệp cần phải xây dựng định mức chi phí bán hàng để
tiết kiệm chi phí bằng cách trả lương theo doanh số hàng bán. Hình thức
này không những giúp được doanh nghiệp trong việc tiết kiệm chi phí mà
còn tạo ra động lực cho bộ phận bán hàng và tiêu thu sản phẩm làm việc
hiệu quả. Hoạt động quảng cáo, giới thiệu sản phẩm phải dựa trên tiềm lực
tài chính của công ty sao cho hiệu quả mà tiết kiệm…
Page 16
Báo cáo tốt nghiệp Đại Học Hải Phòng
Thường xuyên nâng cao và giám sát chặt chẽ các hoạt động chi phí tại
doanh nghiệp. Thường xuyên tìm kiếm nâng cao nguồn nhân lực của bộ
phận quản lý để tiết kiệm được chi phí quản lý (không cần dùng nhiều
người) đồng thời cũng nâng cao được năng lực quản lý trong Doanh nghiệp
Page 17
Báo cáo tốt nghiệp Đại Học Hải Phòng
CHƯƠNG II
PHÂN TÍCH CƠ CẤU NGUỒN VỐN VÀ BIỆN PHÁP NÂNG
CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NGUỒN VỐN TẠI CÔNG TY.
1/ Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp.
Tên công ty:Công Ty TNHH Phụ Tùng ÔTÔ Liên Hợp
Tên công ty theo tiếng Anh:
Trụ sở:Số 226 Lê Lai – Máy Chai – Ngô Quyền – Hải Phòng
Số điện thoại:
Mã số thuế: 0201084994
Công ty có vốn 100% nước ngoài với loại hình là doanh nghiệp thương

mại, ngành nghề kinh doanh cụ thể là kinh doanh buôn bán phụ tùng ôtô.
Cơ sở pháp lý để thành lập doanh nghiệp:Công ty TNHH Phụ Tùng
Liên Hợp được thành lập theo quết định số Quyết định 1088/2006/QĐ-
BKH ngày 21/9/2006 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư của UBND Thành Phố
Hải Phòng. Nắm bát được tình hình lợi thế cũng như nhu cầu của xã hội mà
Công Ty TNHH Phụ Tùng ÔtÔ Liên Hợp đã và đang nỗ lực phát triển công
ty ngày một lớn mạnh.
Page 18
Báo cáo tốt nghiệp Đại Học Hải Phòng
Sơ đồ 1:cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty TNHH Phụ Tùng ôtô
Liên Hợp.
Giám đốc
Phó giám đốc
Phòng kế toán
phòng kinh doanh
Phòng tổ chức

Theo sơ đồ bố trí hoạt động kinh doanh của Công ty các bộ phận,
phòng ban chức năng có vai trò tham mưu cho thủ trưởng giúp thủ trưởng
xây dựng kế hoạch và ra quyết định, chiến lược kinh doanh.
Công ty được thành lập theo quyết định của nhà nước và mở tài khoản
tại ngân hàng VIETTINBANK.
Page 19
Báo cáo tốt nghiệp Đại Học Hải Phòng
Tình hình tài chính của công ty.
Tổng số vốn hiện có hơn:5.000.000.000 đồng.
Vòng quay của vốn:
Nhập khẩu:4 vòng
Nội địa:1 vòng
Nhiệm vụ của Công ty:

Nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước, tổ chức kinh doanh trên các
lĩnh vực đã đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Tổ chức kinh doanh và sử dụng nguồn vốn đúng mục đích để đạt
được hiệu quả kinh doanh cao nhất. Tìm kiếm những nguồn hàng có chất
lượng tốt, giá thành rẻ, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.
Chấp hành pháp luật, thực hiện chế độ chính sách quản lý sử
dụng vốn, vật tư, tài sản, bảo toàn vốn, phát triển vốn, thực hiện nghĩa vụ
với nhà nước.
Quản lý tốt đội ngũ cán bộ công nhân viên, thực hiện chế độ chính
sách của nhà nước đối với người lao động, phát huy quyền làm chủ của
người lao động, nâng cao năng lực, bồi dưỡng đào tạo chuyên môn, nghiệp
vụ, phát triển nguồn nhân lực. Phân phối lợi nhuận công bằng hợp lý.

Page 20
Báo cáo tốt nghiệp Đại Học Hải Phòng
2/Một số chỉ tiêu kinh tế của công ty giai đoạn 2008-2010.
Bảng 1: Một số chỉ tiêu kinh tế của Công ty giai đoạn 2009 – 2011.
St
t
Chỉ tiêu Giai đoạn 2009 – 2010 Giai đoạn 2010 - 2011
2009 2010 Chênh lệch 2010 2011 Chênh lệch
Số tuyệt đối Số tương
đối (%)
Số tuyệt đối Số tương
đối (%)
1 Tổng doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ
450,665,122 1,410,273,605 959,608,483 212.93 1,410,273,60
5
2,450,166,823 1,039,893,218 73.74

2 Tổng chi phí 647,505,503 1,407,106,35
9
759,600,856 117.31 647,505,503 2,437,905,352 1,030,798,993 73.26
3 Tổng lợi nhuận trước thuế (196,840,381) 3,167,246 200,007,627 -101.61 3,167,246 12,261,471 9,094,225 287.13
4 Tổng tài sản 4,108,753,92
5
5,300,668,131 1,191,914,206 29.01 5,300,668,13
1
5,329,078.622 28,410,491 0.54
5 Tổng vốn chủ sở hữu 3,250,125,00
0
4,169,677,75
4
919,552,754 28.293 4,169,677,75
4
4,256,349,64
7
86,671,893 2.079
6 Tổng vốn vay 604,605,427 315,824,000 -288,781,427 -47,763 315,824,000 0 -315,824,000 -100
7 Tổng số lao động 8 15 7 87.5 15 12 -3 -20
8 Tiền lương bình quân
(đ/người/tháng)
2,638,553 3,196,219 557,666 21.14 3,196,219 4,128,393 932,174 29.16

Page 21
Báo cáo tốt nghiệp Đại Học Hải Phòng
(Nguồn trích dẫn: Báo cáo tài chính Công ty năm 2010,2011)
Page 22
Báo cáo tốt nghiệp Đại Học Hải Phòng
Nhìn vào số liệu bảng 1 ta nhận thấy kết quả kinh doanh năm 2009 không

đáp ứng được mong muốn của nhà đầu tư vì để lỗ 196,840,381đồng do doanh thu
không đủ bù đắp chi phí. Với một doanh nghiệp dịch vụ thì việc quan trọng chính
là việc xúc tiến sản phẩm các chi phí cho bán hàng là rất quan trọng và là vấn đề
lâu dài nhưng cần phải làm ngay và thường xuyên thay đổi các chính sách thì
doanh nghiệp không tránh khỏi phải chi một số khoản chi phí khá cao.Tuy nhiên từ
thực trạng này cho thấy sự thua lỗ là do doanh thu bán hàng quá thấp đồng thời là
doanh nghiệp chưa quản lý được chi phí, chưa xây dựng được định mức chi phí
hợp lý, tự việc thuê nhà kho cho đến việc tính phí vẩn chuyển trong giá thực tế
xuất hàng, chi phí nhân công bao nhiêu chưa hợp lý,…Doanh thu bán hàng thấp
cũng là do hàng hóa này chỉ phục vụ cho một bộ phận khách hàng trên thị trường
và mặt hàng cũng thuộc vào loại mặt hàng bổ sung vì thế nó phụ thuộc khá nhiều
vào sự tiêu thụ của mặt hàng chính là ôtô, mà mặt hàng này thuộc vào loại hàng
cao cấp nên ở nước ta còn coi đó là mặt hàng mới. Mặt khác thì thị trường cạnh
tranh cũng là một khó khăn cho doanh nghiệp vì kinh doanh phụ tùng mới mẻ lại
thêm phải có chuyên môn nữa nên việc bảo hành sản phẩm cũng làm tốn không ít
chi phí và tăng giá thành sản phẩm.
Đến năm 2010 thì kết quả tốt hơn năm 2009 rất nhiều: Doanh thu bán hàng
từ phụ tùng ôtô đã tăng lên 959,608,483 đồng với tốc độ tăng là 212.93% so với
năm 2009. Doanh thu tăng do sản lượng bán các mặt hàng phụ tùng ôtô tăng
lên(năm 2009 bán được khoảng 45bình Ác quy các loại, 168 gương của các dòng
xe của Toyota,Honda, huyndai…còn năm 2010 sản lượng tăng nên rõ rệt gấp hơn
2lần năm 2009 và nhiều mặt hàng mới như các loại dầu nhớt, dung dịch bảo
dưỡng, ghế ôtô,, lốp xe ôtô, thiết bị chuẩn đoán lỗi otô, đèn…) Với lượng doanh
thu tăng như vậy thì tổng chi phí cũng tăng tỷ lệ thuận với doanh thu. Tổng chi phí
Page 23
Báo cáo tốt nghiệp Đại Học Hải Phòng
năm 2009 chỉ có 647,505,503 đồng nhưng đến năm 2010 đã là 1,407,106,359 tăng
thêm 759,600,856 đồng so với năm 2008 với tốc độ tăng là 117.31%. Nhìn vào tốc
độ tăn của doanh thu và chi phí thì Doanh nghiệp đã biết thắt chặt chi phí hơn năm
2009 rất nhiều. Chi phí giảm do giá vốn hàn bán giảm :Năm 2010 giá vốn giảm

bình quân trên mỗi sản phẩm từ 245,780đồng đến 568,460 đồng. Vì doanh thu bán
hàng tăng mà chi phí đã được thắt chặt doanh nghiệp đã thoát khỏi tình trạng lỗ của
năm 2009 bước san một năm 2010 có lãi tuy nhiên thì số lợ nhuận cũng không
nhiều chỉ có 3,167,246 đồng.
Trước tình hình sản lượng tiêu thụ ngày càng tăng Công ty đã tiến hành nhập
khẩu nhiều hàng hóa, tồn kho để đáp ứng kịp thời nhu cầu ngày càng tăng của thị
trường do đó tổng tài sản năm 2010 đã tăng lên 1,191,914,206 đồng so với năm
2009 với tốc độ tăng 29.01%,nhìn vào nguồn vốn chủ sở hữu tăng thì ta thấy rằng
doanh thu của năm 2009 thấp là do doanh nghiệp đầu tư còn hạn chế và khi năm
2010 doanh nghiệp đã mạnh dạn hơn thì kết quả nhận được là đã thoát khỏi tình
trạng lỗ, điều này cho thấy các nhà đầu tư đang đi đúng hướng và cần phát huy hơn
nữa. Và tất nhiên tổng tài sản năm 2010 tăng so với năm 2009 chính là do tăng các
nhà đầu tư đã có quyết định đầu tư tiếp cho ngành hàng này. Bên cạnh nguồn vốn
chủ sở hữu tăng thì vốn vay của năm 2010 cũng giảm so với năm 2009 là
288,781,427 đồng tương ứng với giảm 47,763% điều này cho thấy doanh nghiệp
đã dùng nguồn vốn để trả bớt nợ. Điều này được cho là hợp lý vì doanh đã giảm
được nguy cơ thanh toán các khoản nợ đến hạn.
Tổng số lao động toàn doanh nghiệp ít vì đây là doanh nghiệp thương mại
chỉ bao gồm nhân viên kho, nhân viên kỹ thuật, nhân viên bán hàng và nhân viên
kế toán kiêm văn phòng. . Năm 2010 số lao động tăng lên 7 người với tốc độ tăng
Page 24
Báo cáo tốt nghiệp Đại Học Hải Phòng
87.5% là để hoàn tất hệ thống cơ cấu tổ chức quản lý trong công ty nâng cao chất
lượng phục vụ người tiêu dùng. Tiền lương bình quân trên đầu người năm 2010
tăng thêm 557,666 đồng so với năm 2009 với tốc độ tăng là 21.14%. Tiền lương
bình quân tăng do hai nguyên nhân: Thứ nhất là do chất lượng cuộc sống ngày
càng nâng cao, đồng tiền trượt giá doanh nghiệp chủ động nâng lương cho nhân
viên. Thứ hai do doanh thu tiêu thụ tăng nên phần lương theo doanh số bán hàng
của nhân viên bán hàng tăng nhanh.
Trên con đường chinh phục khách hàng chất lượng của các mặt hàng phụ

tùng ôtô doanh thu tiêu thụ của phụ tùng ôtô tại công ty ngày càng tăng. Năm 2011
doanh thu bán hàng của các mặt hàng tại Công ty đã tăng1,039,893,218 đồng với
tốc độ tăng là 73.74%. Sự gia tăng của gía vốn hàng bán nên tổng chi phí cũng vì
thế mà tăn lên. Năm 2011 tổng chi phí là 2,437,905,352 đồng tăng lên
1,00,798,993 đồng so với năm 2010 với tốc độ tăng là 73.26%.Tốc độ tăng doanh
thu và chi phí là tương đồng chứng tỏ doanh nghiệp đã thực hiện các chính sách
quản lý chi phí hiệu qủa. Với sự gia tăng về doanh thu bán hàng và quản lý chi phí
hợp lý mà Công ty tiếp tục kinh doanh có lãivới mức tăng là 9,094,225 đồng tương
ứng với tốc độ tăng là 287.13%. Tổng tài sản năm 2011 tiếp tục tăng do chính sách
tăng cường nhập khẩu, tăng lượng tồn kho hàng hóa để đáp ứng nhu cầu thị
trường.Tổng tài sản đến cuối năm 2011 là 5,329,078.622 đồng tăng lên 28,410,491
đồng tương ứng với 0,54%.Tổng tài sản tăng lên không nhiều cũng là do doanh
nghiệp dùng vốn để trả hết nợ, cụ thể là năm 2010 nợ 315,824,000 đồng thì năm
2011 doanh nghiệp đã trả hết nợ.Chứng tỏ rằng doanh nghiệp đang từng bước phát
triển bằng chính thực lực của mình và có sự độc lập về tài chính.
Page 25

×