Tải bản đầy đủ (.doc) (193 trang)

Đặc trưng ngôn ngữ học xã hội của từ ngữ kiêng kị trong tiếng việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (893.81 KB, 193 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

BÙI THỊ NGỌC ANH
ĐẶC TRƯNG NGÔN NGỮ HỌC
XÃ HỘI CỦA TỪ NGỮ KIÊNG KỊ
TRONG TIẾNG VIỆT
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
HÀ NỘI 2014
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

BÙI THỊ NGỌC ANH
ĐẶC TRƯNG NGÔN NGỮ HỌC
XÃ HỘI CỦA TỪ NGỮ KIÊNG KỊ
TRONG TIẾNG VIỆT
Chuyên ngành: Lý luận Ngôn ngữ
Mã số: 62 22 01 01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
Người hướng dẫn khoa học:
1. TS. Nguyễn Thị Thanh Bình
2. TS. Bùi Thị Minh Yến
HÀ NỘI 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả nêu
trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình
nghiên cứu nào.
Bùi Thị Ngọc Anh
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN 18


1.1. DẪN NHẬP 18
1.2. QUAN NIỆM VỀ TỪ NGỮ KIÊNG KỊ 19
1.2.1. Quan điểm của các tác giả ngoài nước về từ ngữ kiêng kị 19
1.2.2. Quan điểm của các tác giả trong nước về từ ngữ kiêng kị 25
1.2.3. Quan niệm của luận án về từ ngữ kiêng kị 27
1.3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT NGÔN NGỮ HỌC XÃ HỘI LIÊN QUAN
CÁCH TIẾP CẬN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 28
1.3.1. Vài nét thông tin chung về ngôn ngữ học xã hội 28
1.3.2. Phương pháp nghiên cứu của ngôn ngữ học xã hội 30
1.3.3. Biến ngôn ngữ và biến xã hội 32
1.4. NGHIÊN CỨU SỰ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CỦA TRẺ EM THEO
HƯỚNG NGÔN NGỮ HỌC XÃ HỘI 35
1.4.1. Về mục tiêu phát triển khả năng diễn đạt hiệu quả của trẻ 36
1.4.2. Về vai trò của ngôn ngữ dùng để nói với trẻ em 38
1.4.3. Về vai trò phản hồi của những người chăm sóc trẻ em 39
1.5. TIỂU KẾT 40
CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG TỪ NGỮ KIÊNG KỊ Ở
HOÀI THỊ 42
2.1. DẪN NHẬP 42
2.2. SỐ LƯỢNG, TẦN SỐ XUẤT HIỆN VÀ PHÂN LOẠI TỪ NGỮ KIÊNG
KỊ Ở HOÀI THỊ 44
2.2.1. Số lượng từ ngữ kiêng kị được sử dụng 44
2.2.2. Tần số xuất hiện từ ngữ kiêng kị 46
2.2.3. Phân loại từ ngữ kiêng kị 48
2.3. SỰ PHỔ BIẾN CỦA TỪ NGỮ KIÊNG KỊ 50
2.3.1. Từ ngữ kiêng kị xuất hiện trong ngôn từ của người nói thuộc các thế
hệ, lứa tuổi, giới tính khác nhau 51
2.3.2. Từ ngữ kiêng kị xuất hiện trong giao tiếp ở mọi gia đình 53
2.4. MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG TỪ NGỮ KIÊNG KỊ Ở HOÀI THỊ 57
2.4.1. Biểu thị sự tức giận 58

2.4.2. Phủ nhận, bác bỏ 62
2.4.3. Xúc phạm đối phương 64
2.4.4. Mắng yêu 65
2.4.5. Gây cười 66
2.4.6. Gây sự chú ý 69
2.4.7. Thể hiện sức mạnh 70
2.5. TIỂU KẾT 71
CHƯƠNG 3: ẢNH HƯỞNG CỦA TUỔI VÀ GIỚI ĐẾN SỰ SỬ DỤNG TỪ
NGỮ KIÊNG KỊ 74
3.1. DẪN NHẬP 74
3.2. TUỔI VÀ SỰ SỬ DỤNG TỪ NGỮ KIÊNG KỊ 76
3.2.1. Tuổi và số lượng từ ngữ kiêng kị được sử dụng 76
3.2.2. Tuổi và tần số xuất hiện từ ngữ kiêng kị 80
3.2.3. Sự sử dụng TNKK khi người lớn nói với bé lớn và người lớn nói với bé
nhỏ 82
3.2.4. Phản ứng của người lớn khi nghe bé lớn và bé nhỏ sử dụng TNKK. .86
3.3. GIỚI VÀ SỰ SỬ DỤNG TỪ NGỮ KIÊNG KỊ 93
3.3.1. Giới và số lượng từ ngữ kiêng kị được sử dụng 94
3.3.2. Giới và tần số xuất hiện từ ngữ kiêng kị 100
3.3.3. Sự sử dụng TNKK khi người lớn nói với bé trai và người lớn nói
với bé gái 102
3.3.4. Phản ứng của người lớn khi bé trai sử dụng TNKK và bé gái sử dụng
TNKK 104
3.4. TIỂU KẾT 108
CHƯƠNG 4: ẢNH HƯỞNG CỦA TÌNH HUỐNG GIAO TIẾP ĐẾN SỰ
SỬ DỤNG TỪ NGỮ KIÊNG KỊ 110
4.1. DẪN NHẬP 110
4.2. MIÊU TẢ CHUNG VỀ SỰ SỬ DỤNG TỪ NGỮ KIÊNG KỊ TRONG CÁC
TÌNH HUỐNG GIAO TIẾP 111
4.3. SỰ SỬ DỤNG TỪ NGỮ KIÊNG KỊ TRONG TÌNH HUỐNG GIAO TIẾP

CÙNG GIỚI VÀ LẪN GIỚI 115
4.3.1. Sự xuất hiện của TNKK trong tình huống giao tiếp cùng giới và lẫn
giới 115
4.3.2. Mức độ tăng cấp của các TNKK trong tình huống giao tiếp trẻ chơi
trong nhóm cùng giới và trẻ chơi trong nhóm lẫn giới 120
4.4. SỰ SỬ DỤNG TỪ NGỮ KIÊNG KỊ TRONG TÌNH HUỐNG GIAO TIẾP
TRANG TRỌNG VÀ PHI TRANG TRỌNG 123
4.4.1. Sự xuất hiện của TNKK trong tình huống giao tiếp trang trọng và phi
trang trọng 123
4.4.2. Mức độ tăng cấp của các TNKK trong tình huống giao tiếp trang
trọng và phi trang trọng 134
4.5. SỰ SỬ DỤNG TỪ NGỮ KIÊNG KỊ TRONG TÌNH HUỐNG GIAO
TIẾP CÓ SỰ THAY ĐỔI QUAN HỆ VỊ THẾ GIỮA NGƯỜI NÓI VÀ
NGƯỜI NGHE 136
4.5.1. Sự xuất hiện của TNKK trong tình huống giao tiếp có sự thay đổi
quan hệ vị thế giữa người nói và người nghe 137
4.5.2. Mức độ tăng cấp của các TNKK trong tình huống giao tiếp có sự thay
đổi quan hệ vị thế giữa người nói và người nghe 143
4.6. TIỂU KẾT 144
KẾT LUẬN 147
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng 2.1. Số lượng TNKK được trẻ em và người lớn sử dụng ở Hoài Thị
Bảng 2.2. TNKK xuất hiện nhiều nhất trong giao tiếp của người dân Hoài Thị
Bảng 2.3. TNKK xuất hiện ít nhất trong giao tiếp của người dân Hoài Thị
Bảng 2.4. Tần số xuất hiện và tỉ lệ phần trăm của các nhóm TNKK
Bảng 2.5. Mức độ sử dụng TNKK trong từng hộ gia đình
Bảng 2.6. Mục đích sử dụng TNKK của người dân Hoài Thị
Bảng 3.1. TNKK ở Hoài Thị thường được người lớn và các bé nhỏ bé lớn sử dụng

Bảng 3.2. Mục đích sử dụng TNKK của bé nhỏ và bé lớn ở Hoài Thị
Bảng 3.3. Tuổi của trẻ em và tỉ lệ sử dụng TNKK
Bảng 3.4. Tuổi của người nói và xu hướng sử dụng TNKK
Bảng 3.5. Người lớn sử dụng TNKK với bé lớn và bé nhỏ
Bảng 3.6. Tỉ lệ TNKK của trẻ em Hoài Thị nói với người lớn và trẻ em
Bảng 3.7. Phản ứng của người lớn khi nghe bé lớn và bé nhỏ sử dụng TNKK
Bảng 3.8. TNKK ở Hoài Thị thường được các bé trai và bé gái sử dụng
Bảng 3.9. Mục đích sử dụng TNKK của bé trai và bé gái ở Hoài Thị
Bảng 3.10. Giới của người lớn và TNKK trong sử dụng
Bảng 3.11. Giới của trẻ em và tỉ lệ sử dụng TNKK
Bảng 3.12. Tỉ lệ sử dụng TNKK của người lớn với bé trai và bé gái
Bảng 3.13. Phản ứng của người lớn khi nghe bé trai và bé gái sử dụng TNKK
Bảng 4.1. Tần số các TNKK xuất hiện trong các tình huống giao tiếp (theo tỉ lệ)
Bảng 4.2. Sự xuất hiện của các nhóm TNKK trong các tình huống giao tiếp
Bảng 4.3. Tỉ lệ sử dụng TNKK trong tình huống giao tiếp trẻ chơi trong nhóm
cùng giới - lẫn giới và các tình huống giao tiếp còn lại
Bảng 4.4. Tỉ lệ xuất hiện TNKK trong tình huống giao tiếp trẻ chơi trong nhóm
cùng giới và lẫn giới
Bảng 4.5. Mức độ tăng cấp của TNKK xuất hiện trong tình huống giao tiếp trẻ
chơi trong nhóm cùng giới và lẫn giới
Bảng 4.6. TNKK của trẻ em xuất hiện trong tình huống giao tiếp trang trọng và
phi trang trọng
Bảng 4.7. TNKK của người lớn xuất hiện trong tình huống giao tiếp trang trọng
và phi trang trọng
Bảng 4.8. Tuổi của người nói và xu hướng sử dụng TNKK trong tình huống
giao tiếp trang trọng
Bảng 4.9. Mức độ tăng cấp của TNKK xuất hiện trong tình huống giao tiếp
trang trọng và phi trang trọng
Bảng 4.10. Trẻ em sử dụng TNKK với người trên, người ngang hàng và người dưới
Bảng 4.11. Người lớn sử dụng TNKK với người trên, người ngang hàng và

người dưới
Bảng 4.12. TNKK của trẻ em Hoài Thị khi nói với người trên, người ngang
hàng và người dưới
Biểu đồ 2.1. Số lượng TNKK được trẻ em và người lớn sử dụng ở Hoài Thị
Biểu đồ 2.2. TNKK xuất hiện nhiều nhất trong giao tiếp của người dân Hoài Thị
Biểu đồ 2.3. TNKK xuất hiện ít nhất trong giao tiếp của người dân Hoài Thị
Biểu đồ 2.4. Tần số xuất hiện và tỉ lệ phần trăm của các nhóm TNKK
Biểu đồ 2.5. Mức độ sử dụng TNKK trong từng hộ gia đình
Biểu đổ 2.6. Mục đích sử dụng TNKK của người dân Hoài Thị
Biểu đồ 3.1. Tuổi của trẻ em và tỉ lệ sử dụng TNKK
Biểu đồ 3.2. Tuổi của người nói và xu hướng sử dụng TNKK
Biểu đồ 3.3. Người lớn sử dụng TNKK với bé lớn và bé nhỏ
Biểu đồ 3.4. Tỉ lệ TNKK của trẻ em Hoài Thị nói với người lớn và trẻ em
Biểu đồ 3.5. Phản ứng của người lớn khi nghe bé lớn và bé nhỏ sử dụng TNKK
Biểu đồ 3.6. Giới của trẻ em và tỉ lệ sử dụng TNKK
Biểu đồ 3.7. Tỉ lệ sử dụng TNKK của người lớn với bé trai và bé gái
Biểu đồ 3.8. Phản ứng của người lớn khi nghe bé trai và bé gái sử dụng TNKK
Biểu đồ 4.1. Tần số các TNKK xuất hiện trong các tình huống giao tiếp (theo tỉ lệ)
Biểu đồ 4.2. Tỉ lệ TNKK xuất hiện trong tình huống giao tiếp trẻ chơi trong
nhóm cùng giới - lẫn giới và các tình huống giao tiếp còn lại
Biểu đồ 4.3. Tỉ lệ xuất hiện TNKK trong tình huống giao tiếp trẻ chơi trong
nhóm cùng giới và lẫn giới
Biểu đồ 4.4. TNKK của trẻ em xuất hiện trong tình huống giao tiếp trang trọng
và phi trang trọng
Biểu đồ 4.5. TNKK của người lớn xuất hiện trong tình huống giao tiếp trang
trọng và phi trang trọng
Biểu đồ 4.6.Tuổi của người nói và xu hướng sử dụng TNKK trong tình huống
giao tiếp trang trọng
Biểu đồ 4.7. Trẻ em sử dụng TNKK với người trên, người ngang hàng và người dưới
Biểu đồ 4.8. Người lớn sử dụng TNKK với người trên, người ngang hàng và

người dưới
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
VÀ CÁC QUY ƯỚC TRONG LUẬN ÁN
1. Các chữ viết tắt
TNKK: Từ ngữ kiêng kị
LA: Luận án
ĐTV: Điều tra viên
2. Các quy ước
Ví dụ:
(trai, 5t): bé trai, 5 tuổi
(gái, 5t): bé gái, 5 tuổi
(lớn, 10t): bé lớn, 10 tuổi
(nhỏ, 5t): bé nhỏ, 5 tuổi
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Giống như trong nhiều ngôn ngữ khác, trong tiếng Việt có một lớp từ ngữ
thường bị coi là những từ ngữ không nên dùng, cần kiêng tránh bởi chúng là
những từ ngữ gây phản cảm cho người khác. Lớp từ ngữ này thường diễn tả hoặc
tạo ra sự liên tưởng đến những quan niệm, những đề tài, những sự vật, sự việc bị
coi là cấm kị trong văn hóa cộng đồng, ví dụ như tôn giáo, tâm linh, tình dục.
Những người sử dụng loại từ ngữ này thường bị đánh giá là vô học, thiếu văn
hóa, mất lịch sự, thô lỗ, cộc cằn v.v…, trẻ em thường bị trách phạt, bị cấm dùng
những từ ngữ đó, vì vậy chúng được dạy bằng cách dùng uyển ngữ để thay thế
cho những từ ngữ kiêng kị (TNKK) nói trên.
Tuy nhiên, mặc dù bị cấm đoán và bị đánh giá thấp, TNKK vẫn tồn tại từ
thời này qua thời khác trong vốn từ vựng tiếng Việt, nhất là trong giao tiếp ngôn
ngữ của thanh thiếu niên trên các mạng xã hội hiện nay. Để có thể có thái độ ứng
xử thỏa đáng trước hiện tượng này cần có sự chung tay góp sức của các chuyên
ngành khác nhau, trong đó có ngôn ngữ học. Luận án (LA) này là một đóng góp
vào sự nghiệp chung đó.

1.2. TNKK là một lớp từ bị đánh giá thấp và quan điểm thường thấy đối với
chúng đơn giản là cấm sử dụng hoặc cần thiết lắm thì tránh sử dụng bằng cách
dùng uyển ngữ thay thế. Vì vậy, TNKK chưa thực sự thu hút được sự quan tâm
của các nhà Việt ngữ học. Các công trình đã có thường đi theo hướng mô tả/phân
loại TNKK và dùng uyển ngữ thay thế, nhưng mô tả TNKK và các cách tránh sử
dụng chúng không giải thích được bản chất, sự tồn tại và phát triển của lớp từ
này. Ví dụ, không thể giải thích được tại sao những từ như “con đĩ” lại là TNKK,
không nên sử dụng trong khi có hẳn một xuất bản phẩm với tên “Xin lỗi em chỉ
là con đĩ”. Thực ra, cũng giống như mọi hiện tượng xã hội khác, để tồn tại,
1
TNKK cũng phải có chức năng xã hội của nó nên chúng ta chỉ có thể đánh giá
được những từ ngữ như trên có thô thiển, mất lịch sự hay không thông qua việc
tìm hiểu chức năng xã hội của nó, tức là nghiên cứu chúng trong mối tương liên
chặt chẽ với hoàn cảnh giao tiếp mà chúng xuất hiện. Nghiên cứu TNKK trong
hoàn cảnh giao tiếp cũng chính là cách tiếp cận TNKK từ góc độ ngôn ngữ học
xã hội, đó cũng chính là hướng tiếp cận của LA.
1.3. Hiện nay trên thế giới, đã có nhiều công trình nghiên cứu về TNKK, tuy
nhiên ở Việt Nam lại chưa có một đề tài, một LA nào nghiên cứu về đặc trưng
ngôn ngữ học xã hội, tức là ảnh hưởng của các yếu tố xã hội như tuổi tác, giới
tính, giai tầng v.v… đến sự sử dụng TNKK trong tiếng Việt. Vì vậy, chúng tôi
chọn “Đặc trưng ngôn ngữ học xã hội của từ ngữ kiêng kị trong tiếng Việt”, trên
cứ liệu giao tiếp ngôn ngữ ở Hoài Thị giai đoạn 2001 - 2002 - làm đề tài cho LA.
2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TỪ NGỮ KIÊNG KỊ
Với các cách thức tiếp cận khác nhau, hiện nay ở trên thế giới, nghiên cứu
về TNKK đã dành được sự quan tâm lớn của các nhà nghiên cứu ở nhiều lĩnh
vực khác nhau như tôn giáo, tâm lí, tâm lí học phát triển, và ngôn ngữ học xã
hội, v.v Nhìn chung, các nghiên cứu về TNKK thường được tiếp cận theo hai
hướng, một là nghiên cứu theo hướng miêu tả từ vựng truyền thống và hai là
nghiên cứu theo hướng ngôn ngữ học xã hội. Nghiên cứu theo hướng từ vựng
truyền thống thường miêu tả TNKK như là những đơn vị ngôn ngữ mất lịch sự,

thô thiển, thậm chí tục tĩu. Do đó TNKK phải bị cấm sử dụng hoặc tránh sử dụng
bằng cách dùng uyển ngữ để thay thế. Quan điểm ngôn ngữ học xã hội cho rằng:
chỉ có thể hiểu được ý nghĩa của ngôn từ khi chúng hành chức trong hoàn cảnh
giao tiếp cụ thể. Do đó, tính thô tục, mất lịch sự, thô lỗ của TNKK phụ thuộc vào
các yếu tố xã hội tạo nên hoàn cảnh giao tiếp mà chúng xuất hiện, ví dụ như tuổi,
giới, vị thế giao tiếp, giai tầng, v.v… của những người tham gia giao tiếp, đề tài
giao tiếp, mức độ trang trọng hay thân tình của sự kiện giao tiếp, v.v…
2
2.1. Nghiên cứu từ ngữ kiêng kị theo hướng miêu tả từ vựng truyền thống
Xuất phát từ khía cạnh tôn giáo, Freud (1950) [49] và Steiner (1975) [98]
là những người đầu tiên nghiên cứu TNKK, cho rằng TNKK ban đầu là những từ
ngữ thuộc tôn giáo, chỉ xuất hiện trong đời sống tín ngưỡng của con người. Tuy
nhiên, cả hai tác giả đều cho rằng mặc dù khái niệm kiêng kị đang ngày càng trở
nên lỏng lẻo hơn, kiêng kị đang chuyển dần từ lĩnh vực tôn giáo sang các lĩnh
vực khác của đời sống con người, nhưng vẫn còn nhiều những kiêng kị không
được nói ra như: không được phép gọi tên những thế lực siêu nhiên như Chúa
trời, ma quỷ; không được gọi tên về sự chết chóc, bệnh tật; không được nói những
lời nguyền rủa. Ngoài ra, ở một số xã hội, còn phải kiêng nói đến sự nghèo hèn,
nghề nghiệp tầm thường, và những thứ liên quan đến quần áo lót.
Liên quan đến niềm tin, Nguyễn Quý Thành (1993) [16] nghiên cứu
những TNKK trong nghề đi biển vùng Nam Trung Bộ, và giải thích rằng nghề đi
biển là nghề khắc nghiệt và nguy hiểm nên để tránh những rủi ro do thiên tai
mang lại, dân đi biển kiêng nói những từ ngữ gợi báo điềm gở, sự mất mát,
không vững chắc: như về (vì về gợi báo trước điều chẳng lành, không gặp may),
mất (nếu đánh mất đồ - vì sợ mất mát, chết chóc); úp (vì sợ bị úp thuyền); v.v …
Nguyễn Thị Tâm Hạnh (2010) [7] cũng đã miêu tả các TNKK trong nghề làm
gốm, ví dụ, kiêng kị nói đến những gì liên quan đến: sự thiếu lành nguyên, méo
mó, đổ vỡ như: rịn (rịn nước), nứt (nứt toác ra), tréo chân méo miệng, nát (vì
liên quan đến sự đổ nát), (kể cả trong giao tiếp thông thường bên ngoài lò nung),
vì những từ này vốn thường dùng để chỉ sản phẩm không đạt chất lượng hoặc

quy trình sản xuất bị trục trặc.
Nhìn chung, những nghiên cứu bàn về TNKK xuất phát từ khía cạnh tôn
giáo đều có xu hướng khai thác các từ ngữ linh thiêng gắn với niềm tin tôn giáo
của những con người mà tiềm thức gắn với tư tưởng “có thờ có thiêng, có kiêng
có lành”. Điều này đã chi phối các hoạt động của con người, lâu dần trở thành
phong tục, tập quán.
3
Từ khía cạnh văn hóa, có nhiều nghiên cứu quan tâm đến những từ ngữ
liên quan đến chủ đề tình dục: bộ phận sinh dục và hành động tình dục. Đề cập
đến những điều cấm kị trong cuộc sống, Nguyễn Kim Phước (2006) [14] đã chỉ
ra điều kị nhất là khi nói đến hành vi tính dục một cách trực tiếp. Do quan niệm
chưa cởi mở về tình dục, coi những gì liên quan đến sinh hoạt tình dục là tà ác và
đáng xấu hổ nên kiêng kị nói những cụm từ ngữ quan hệ vợ chồng, vợ chồng gối
chăn, mà nên nói làm việc, chuyện phòng the, cùng giường, cuộc sống vợ chồng,
v.v Tác giả nhận định rằng đối với người Việt, trong giao tiếp thông thường,
người ta tránh không nói từ “chim”, “bướm” mà dùng từ Hán Việt là “hạ bộ”,
“âm hộ” để nói tránh đi.
Một số từ ngữ liên quan đến chủ đề chết chóc được nhiều nghiên cứu đề
cập đến. Nhiều dân tộc trên thế giới kiêng không nói đến từ chết, vì khi nói lên
từ chết, người nghe có cảm giác nặng nề và thường dễ bị tổn thương. Chẳng hạn,
người Anh kị không nói từ dying (đang sắp chết, hấp hối), mà nói passing away
[2]. Người Việt cũng không nói từ chết mà nói: ra đi, từ trần, đi xa, mất, trút hơi
thở cuối cùng, về với Chúa (người theo đạo Thiên Chúa), lên thiên đàng (đạo
Phật), sang thế giới bên kia, giấc ngàn thu, về nơi chín suối, về với tổ tiên, về với
ông bà, quy tiên, hi sinh (người chết vì lợi ích cộng đồng), v.v…[19] Người
Trung Quốc, gọi cái chết của vua là băng hà, của hoàng đế là yến giá (với ý
nghĩa không còn thiết triều nữa), còn cái chết của tăng ni nhà Phật thì gọi là
viên tịch (nghĩa là hoàn toàn chìm vào trong giây phút niệm kinh) [14].
Từ khía cạnh ngôn ngữ, có nhiều nghiên cứu tập trung vào những từ ngữ
mà khi nói đến, con người cảm thấy xấu hổ vì nó đề cập đến những chủ đề

không lịch sự, không tế nhị. Khảo sát các yếu tố tục trong tiếng Việt, Đỗ Anh Vũ
(2003) [20] đi tìm nghĩa biểu trưng của từ cứt qua thành ngữ và tục ngữ tiếng
Việt, kết quả là từ cứt có 16 nghĩa biểu trưng: chỉ thói kiêu căng, hợm hĩnh, chỉ
sự khinh bỉ coi thường, chỉ tính lười biếng vô tích sự, v.v Từ góc độ từ vựng,
Tạ Văn Thông (2003) [17] phát hiện ra trong tiếng Việt, khi cãi cọ nhau hoặc tức
giận về một điều gì đó, người ta hay dùng những từ được xem là biểu tượng của
4
sự tục tĩu mà bình thường phải giấu kín đi: cái con củ cặc để biểu thị sự ngạo
mạn, coi thường đối thủ của mình.
Kị húy hay kiêng húy cũng là một vấn đề kiêng kị trong ngôn ngữ nhận
được sự quan tâm lớn từ các nhà nghiên cứu. Ở Việt Nam, thời phong kiến tục
kiêng huý gần như là một quy tắc bắt buộc [11].
Trước tiên, ở phạm vi của một quốc gia, mọi thần dân phải kiêng kị tên
húy của vua. Chẳng hạn, có một thời gian ánh trong ánh sáng là kiêng kị (vì tên
thật của Vua Gia Long là Nguyễn Phúc Ánh), nên phải nói là yến sáng; cảnh
trong cây cảnh là kiêng kị (vì tên con trai vua Gia Long là Nguyễn Phúc Cảnh),
nên phải nói là cây kiểng. Ngoài việc kiêng nói tên vua, nhiều khi tên của những
người thân thuộc với vua cũng phải kiêng như: cha, mẹ, vợ, con, anh em,… và
có khi đến hàng ông nội, bà nội, tên giả, chữ đệm của vua cũng phải kiêng.
Trong phạm vi làng xã, cũng có những kiêng huý nhất định. Chẳng hạn ở
Làng Phước Tích (vùng biển Nam Trung Bộ), nồi là tên của ngài Khai canh -
Bổn nghệ (họ Hoàng) của làng: “ngài thỉ tổ họ Hoàng lúc bấy giờ là Hoàng Minh
Hùng, tục gọi là Nồi nguyên người làng Cảm Quyết, tỉnh Nghệ An đã thân chinh
đánh đuổi Chiêm Thành ” [7], do đó, nồi là một từ kiêng kị. Hoặc ở làng Vịa
(Thình Quang - Gia Lâm - Hà Nội) thờ ông Lí Bí và Lí Chiêu Hoàng, vì vậy bí
trong quả bí là kiêng kị, và phải nói tránh là quả bầu.
Trong phạm vi gia đình, do truyền thống văn hóa, con cái có thể kiêng gọi
tên thật ông bà tổ tiên, những người đã mất hoặc những người có vai trò trong
dòng tộc nên nếu ai sử dụng những từ đó phải sẽ phạm tội hỗn láo [11]. Do đó,
trong cuộc sống hàng ngày gặp phải những tên giống với tên của ông bà tổ tiên,

đặc biệt tên của những người đã khuất, thì phải tìm cách đọc tránh đi, nhằm tránh
phạm vào sự linh thiêng của các linh hồn, chẳng hạn: không được nói Hà Đông,
mà nói Hà Đương, không nói thịt đông mà nói thịt đặc, hồng gọi tránh là hường,
hoa gọi là huê, xuân gọi là xoan, bưởi gọi là bòng [15].
Ngoài ra, có khá nhiều công trình nghiên cứu về những từ ngữ chỉ điều
không ai mong muốn, đó là những từ ngữ liên quan đến sự đau khổ, bệnh tật,
5
thương vong, và về sự khiếm khuyết của cơ thể cũng như tinh thần. Để tránh sự
gian nan, vất vả, người Trung Quốc kị nói từ khổ qua, để tránh bị bệnh tật, họ kị
nói uống thuốc [14].
Nghiên cứu TNKK theo hướng miêu tả từ vựng truyền thống như vậy mới
chỉ cung cấp cho người đọc một hệ thống các từ bị cấm/hạn chế sử dụng trong
giao tiếp của một cộng đồng nào đó chứ chưa làm rõ được lí do tồn tại cũng như
vai trò, giá trị và tác động của nó trong mối liên hệ với các nhân tố xã hội trong
cộng đồng. Nghiên cứu TNKK nhìn từ góc độ ngôn ngữ học xã hội sẽ chỉ ra
được những đặc trưng ngôn ngữ học xã hội của các TNKK, góp phần làm rõ giá
trị văn hóa và xã hội của chúng, từ đó có thể tìm thấy những đường hướng ứng xử
thỏa đáng đối với việc sử dụng lớp từ này trong một cộng đồng ngôn ngữ cụ thể.
2.2. Nghiên cứu từ ngữ kiêng kị theo quan điểm ngôn ngữ học xã hội
Điểm khác biệt của xu hướng nghiên cứu TNKK theo quan điểm ngôn
ngữ học xã hội là nghiên cứu TNKK trong “hành chức”, tức là trong mối liên hệ
với các biến của ngôn ngữ học xã hội như tuổi, giới, nghề nghiệp, học vấn, giai
tầng, và hoàn cảnh giao tiếp, v.v Do đó Labov (1972) [73] nhấn mạnh rằng
ngôn ngữ học xã hội là mang tính thực tế xã hội và ngữ liệu nghiên cứu phải là
ngôn ngữ trong đời sống thực tế giao tiếp. Với các mục đích nghiên cứu khác
nhau, và nhiều cách tiếp cận tư liệu khác nhau, nghiên cứu về TNKK theo quan
điểm ngôn ngữ học xã hội đã có thành tựu đáng kể.
Tùy theo mục đích nghiên cứu mà các tác giả công trình sử dụng những
phương pháp nghiên cứu khác nhau. Nhìn chung, bảng hỏi là một công cụ chính
và phương pháp điều tra bảng hỏi là một trong những phương pháp được nhiều

nhà nghiên cứu sử dụng để thu thập tư liệu (Hughes 1992 [57]; Veronica 1997
[115]; Tsang 2005 [112]; Bakhtiar 2011 [28]).
Coi TNKK là một hiện tượng trong ngôn ngữ học xã hội, Hongxu và các
cộng sự (1990) [55] đã thâm nhập vào một cộng đồng nhỏ ở Trung Quốc, và
phát hiện ra rằng TNKK là một hiện tượng ngôn ngữ, văn hóa, xã hội có quan hệ
với mê tín, tập tục, và quyền lực phân cấp. Họ đã thảo luận những ảnh hưởng
6
của các yếu tố văn hóa - xã hội đến sự hình thành và phát triển của TNKK.
Hongxu và các cộng sự đề xuất cách phân loại, cho rằng kiêng kị rơi vào hai
nhóm: ngôn ngữ vĩ mô và ngôn ngữ vi mô. Nhóm đầu tiên, tất cả các từ được
hầu hết mọi người hội thoại trong cộng đồng coi là đáng ghê tởm và tục tĩu như
tình dục và chết chóc. Với nhóm TNKK vi mô, những từ nhất định được cảm
nhận là kiêng kị trong mối quan hệ với ngữ cảnh cụ thể. Họ đề xuất một cách
phân loại cho TNKK, bao gồm "ngữ cảnh vĩ mô" (tức là các yếu tố xã hội) và
"ngữ cảnh vi mô", bao gồm các yếu tố mang tính tình huống như hình thức và
người đối thoại.
Jay (1992) nhận ra “ngôn ngữ bẩn” (dirty language) “đang dần dần được
chấp nhận rộng rãi đối với công chúng Mĩ” [62]. Đây là lí do khiến ông tiến
hành nghiên cứu “ngôn ngữ bẩn” ở tòa án, phim ảnh, sân trường và trên đường
phố ở Mĩ. Cuốn sách của ông là công trình đầu tiền khảo sát lời chửi rủa của
người Mĩ một cách sâu rộng từ khía cạnh ngôn ngữ học tâm lí - ngữ cảnh
(psycholinguistic - contextual). Rất nhiều những nghiên cứu thực địa và thí
nghiệm trong phòng thực nghiệm tập trung khảo sát mối liên hệ giữa lời chửi rủa
và sự thụ đắc ngôn ngữ, giới, sự thô lỗ, v.v Tất cả các từ ngữ khiêu dâm, quấy
rối tình dục, nói điện thoại tục tĩu, và chửi rủa ở trường học đều được phân tích
và liên hệ với dữ liệu ngôn ngữ học xã hội và ngôn ngữ học tâm lí. Tần số xuất
hiện, mức độ thô lỗ của từ ngữ, giới, tuổi của người nói cũng được khảo sát.
Nghiên cứu đã chỉ ra những lời chửi rủa được sử dụng trong những hoàn cảnh
giao tiếp đặc biệt trong cuộc sống, và cũng chỉ ra nó đã ảnh hưởng đến người nói
cũng như người nghe.

Tìm hiểu các biến giới, tuổi và giai tầng ảnh hưởng đến cách sử dụng
TNKK, dựa vào ngôn ngữ học khối liệu để nghiên cứu TNKK của thanh thiếu
niên Anh, Stenström (1995) [100] đã đưa ra kết luận: không có sự khác biệt giới
trong lựa chọn TNKK và tần số sử dụng TNKK của nhóm tuổi này, các bé gái sử
dụng TNKK thường xuyên như các bé trai, các bé gái sử dụng những TNKK
mạnh như các bé trai, các bé gái và các bé trai sử dụng TNKK đều cùng mục
7
đích. Tuy nhiên, khi đi vào khảo sát từng từ cụ thể thì tư liệu cho thấy từ fuck là
từ kiêng kị phổ biến nhất được các bé gái tuổi thanh thiếu niên lựa chọn sử dụng.
Ngoài ra còn có sự khác biệt giữa các thế hệ sử dụng ngôn ngữ, chẳng hạn thanh
thiếu niên sử dụng TNKK nhiều hơn người lớn và trẻ nhỏ, đặc điểm này là do
cách thanh thiếu niên thiết lập đặc điểm nhóm, kết quả này giống với nhận định
của Holmes (2001) [54].
Điều tra thái độ của một nhóm người về việc sử dụng chửi thề và ngôn ngữ
kiêng kị, Veronica (1997) [115] đã phát hiện ra mối quan hệ chặt chẽ giữa giới và
tuổi của người sử dụng ngôn ngữ chửi thề và ngôn ngữ kiêng kị. Tác giả nhận định
không có mối tương quan nào giữa trình độ học vấn và việc sử dụng TNKK.
Từ khía cạnh giới và nghề nghiệp, Tsang (2005) [112] tiến hành nghiên
cứu, điều tra về thái độ sử dụng TNKK của những người nói tiếng Anh và tiếng
Quảng Đông nhằm tìm ra sự khác biệt về văn hóa trong việc sử dụng ngôn ngữ
kiêng kị, v.v Phát hiện của tác giả cho thấy những người nói tiếng Anh thường
bị ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa phương Tây, đó là niềm tin về tôn giáo nên họ
hạn chế sử dụng những từ kiêng kị về tôn giáo; trong khi đó những người nói
tiếng Quảng Đông ở Hồng Kông do bị ảnh hưởng cả văn hóa và niềm tin tôn
giáo phương Tây và phương Đông nên họ ít sử dụng những TNKK mang tính mê
tín như chết và quan tài. Đối với những người nói tiếng Quảng Đông, nam giới
nói ngôn ngữ thô lỗ dễ dàng được chấp nhận hơn nữ giới, còn nữ giới – từ khi có
sự mở cửa của xã hội – đã sử dụng TNKK nhiều hơn so với trong quá khứ.
Để tìm sự tương đồng và khác biệt trong việc sử dụng ngôn ngữ kiêng kị
của nam giới và nữ giới, Gao (2008) [50] dựa trên tư liệu hội thoại của nam giới

và nữ giới trong nhóm cùng giới và lẫn giới qua hàng loạt các tập phim Sex and
the City, chiếu từ năm 1998 đến năm 2004, qua kênh HBO của Mĩ. Phát hiện của
nghiên cứu này là cả nam giới và nữ giới đều sử dụng ngôn ngữ kiêng kị nhiều
hơn trong hoàn cảnh giao tiếp cùng giới; trong khi đó nam sử dụng nhiều TNKK
hơn nữ trong nhóm hội thoại lẫn giới. Kết quả này không đồng thuận với phát
hiện của Coates (2004) [38] rằng cả nam và nữ đều điều chỉnh hành vi lời nói
8
của mình để phù hợp với giới còn lại. Sự khác biệt giới còn thể hiện ra trong việc
sử dụng những loại TNKK khác nhau, nữ giới sử dụng những từ ngữ lăng mạ
thường xuyên, trong khi đó thì nam giới lại sử dụng những từ ngữ khiêu dâm.
Bằng phương pháp phân tích hội thoại, Teguh (2008) [105] đã khảo sát
cách sử dụng TNKK và uyển ngữ sử dụng trong các ngữ cảnh khác nhau của bộ
phim Ali G Film (đạo diễn Mark Mlyod). Để có được tư liệu tin cậy, tác giả đã
nghe lại lời thoại của tất cả những phát ngôn mà có sử dụng TNKK và uyển ngữ,
sau đó nhận diện và phân loại. Kết quả nghiên cứu là có 3 loại TNKK được sử
dụng là kiêng kị thô tục, khiêu dâm và thông tục, có 4 loại uyển ngữ: uyển ngữ
về sự chết chóc, về sự xúc phạm, về tôn giáo và tình dục. Đi tìm các biến thể
ngôn ngữ học xã hội của từ fuck trong tiếng Anh Ailen từ khía cạnh tuổi và giới,
dựa vào kho ngữ liệu, Murphy (2009) [86] nhận thấy trong hội thoại hàng ngày,
fuck là từ xuất hiện với tần số cao, và đặc biệt xuất hiện nhiều trong nhóm nam
giới độ tuổi 20. Biến thể fucking, dạng thay đổi cảm xúc mạnh, là mục từ có tần
số cao trong giao tiếp nhóm nam giới lứa tuổi 20 và 40. Sự tăng mạnh về cảm
xúc khi sử dụng biến thể fucking là do đặc tính giao tiếp của đàn ông. Trong một
nghiên cứu tương tự khác của Murphy (2010) [87] khi tác giả khảo sát cách sử
dụng TNKK tình dục ở nhóm phụ nữ tuổi 20, kết quả cũng cho thấy fuck là từ
kiêng kị tình dục phổ biến nhất và xuất hiện với tần số cao nhất.
Với mục đích phân tích, tìm ra sự tương đồng và khác biệt khi sử dụng
ngôn ngữ kiêng kị trong hội thoại của nhóm nữ giới, nhóm nam giới và nhóm lẫn
giới của những người nói tiếng Anh ở phòng “chat”, Ningjue (2010) [91] đã thu
thập 3 cuộc hội thoại trong trang mạng Palace. Đây là trang mạng của người Mĩ

bản ngữ, gồm nhiều phòng “chat” với những chủ đề chát khác nhau, những
người tham gia “chat” là những người nói tiếng Anh từ khắp nơi trên thế giới, họ
có bí danh và ảnh để biết đó là nam hay nữ. Kết quả nghiên cứu cho thấy cả nam
giới và nữ giới đều sử dụng TNKK theo cách khác nhau. Cụ thể, trong hội thoại
lẫn giới nam sử dụng nhiều TNKK hơn nữ, nam có vốn từ vựng về TNKK nhiều
hơn nữ; nam thích sử dụng những TNKK đại diện cho nam giới; cả nam và nữ
9
đều sử dụng những loại TNKK khác nhau; nữ thường sử dụng những từ ngữ thô
tục và không sử dụng những từ quấy rối tình dục; trong khi đó nam lại sử dụng tất
cả những TNKK, trong đó sử dụng từ ngữ khiêu dâm là chủ yếu; nam ít sử dụng
TNKK trong hội thoại cùng giới; trong khi đó cả nam và nữ đều sử dụng TNKK
giống nhau trong hội thoại cùng giới.
Từ góc độ tuổi, giới, và mức độ trang trọng của tình huống giao tiếp,
Bakhtiar (2011) [28] cũng sử dụng bảng hỏi để điều tra mức độ kiêng kị của
những từ ngữ thuộc chủ đề đĩ điếm trong ngôn ngữ Ba Tư. Hai nhân tố xã hội là
tình huống giao tiếp và giới được đưa vào khảo sát. Cuộc điều tra được tiến hành
ở 30 sinh viên đại học Iran (15 nữ và 15 nam) có tuổi từ 20 đến 30 tuổi, kết quả
là cả sinh viên nam và sinh viên nữ đều cho rằng trong tình huống giao tiếp trang
trọng thì TNKK có mức độ thô lỗ cao hơn tình huống giao tiếp phi trang trọng.
Trong tình huống giao tiếp trang trọng cả sinh viên nam và sinh viên nữ đều cho
rằng không được phép nói ra TNKK; và lối nói vòng vo là phương tiện hữu ích
nhất đề nói về chủ đề kiêng kị trong ngữ cảnh trang trọng. Đồng tình với quan
điểm của sinh viên nam, sinh viên nữ khẳng định trong tình huống giao tiếp phi
trang trọng, TNKK là những từ thô lỗ hơn.
Sử dụng cách tiếp cận “lịch sự” của Brown và Levinson (1978, 1987) làm
cơ sở cho việc phân tích những kiêng kị ngôn ngữ trong xã hội Yemen, Qanbar
(2011) [93] đã khảo sát các nhóm TNKK trong các nhóm xã hội khác nhau, và
thảo luận những yếu tố tác động đến việc biểu đạt những từ ngữ gọi là kiêng kị ở
các nhóm xã hội đó, trên cơ sở đó đưa ra các nhóm từ thay thế dễ chấp nhận hơn
nhóm kiêng kị ngôn ngữ như: uyển ngữ, từ trái nghĩa, ẩn dụ, v.v Tác giả cho

rằng, trong xã hội Yemen mức độ kiêng kị của những TNKK bị ảnh hưởng bởi
nhiều yếu tố khác nhau, một từ gọi là kiêng kị có ảnh hưởng khác nhau đến
những nhóm người hội thoại khác nhau. Những từ này có thể gây sửng sốt cho
một cá nhân hay một nhóm người hội thoại này, nhưng lại không gây sửng sốt
đối với một nhóm khác. Thời gian tồn tại cũng có vai trò nhất định, chẳng hạn
10
một số từ là húy kị trong quá khứ, nhưng trải qua một giai đoạn thì tính kiêng kị
đã bị loại bỏ, ví dụ, vợ nói đến tên chồng không còn là kiêng kị như trước đây.
Bản chất của từ được sử dụng cũng xác định mức độ kiêng kị, ví dụ như bộ phận
sinh dục của nữ giới thường bị coi là kiêng kị hơn so với của nam giới; các yếu
tố giáo dục, giới, bối cảnh nhân khẩu học cũng có ảnh hưởng nhất định đến việc
sử dụng TNKK; tuy nhiên những vấn đề này mới chỉ được tác giả đặt ra như là
giả thuyết cho những nghiên cứu trong tương lai. Chẳng hạn: những người có
học có vẻ sử dụng TNKK ít hơn những người không có học, đàn ông sử dụng
TNKK sẽ được xã hội dễ chấp nhận hơn phụ nữ, người nông thôn dường như sử
dụng TNKK liên quan tới tình dục và chức năng cơ thể nơi công cộng thường
xuyên hơn người thành phố vì họ được nuôi lớn trong cộng đồng nông nghiệp
nơi có nhiều cơ hội để quan sát hành vi tình dục của động vật.
Tuy nhiên, kho dữ liệu dựa trên cách tiếp cận vào các dạng thức ngôn ngữ
kiêng kị xuất hiện trong các hoàn cảnh giao tiếp phổ biến đã cung cấp một bức
tranh về các dạng thức và các chức năng xã hội của TNKK (Stenström 1991,
2006 [99] [101]; McEnery và Xiao 2004 [80]; Murphy 2009, 2010 [86] [87]), vì
nó cho phép nhìn vào ngữ cảnh của cộng đồng giao tiếp, và ảnh hưởng của ngữ
cảnh vào thái độ của người nói (Jay 2000) [64]. Xuất phát từ giao tiếp hội thoại qua
phim ảnh (Teguh 2008 [105]; Ningjue 2010 [91]) cho thấy những đặc trưng của
giới, của tuổi; tuy nhiên những đoạn hội thoại trong phim lại là những đoạn hội
thoại đã qua biên soạn nên lời nói không tự nhiên như ghi âm giao tiếp hàng ngày.
Có thể nói rằng, thời gian gần đây, các nhà nghiên cứu đã cung cấp một
khối lượng lớn công trình nghiên cứu về TNKK ở người lớn, nhưng đúng như
Jay (2009) [69] nhận định: rất ít công trình về TNKK ở trẻ em đang sinh sống tại

các cộng đồng ngôn ngữ văn hóa khác nhau trên thế giới. LA này là một ví dụ
đặc thù nông thôn miền Bắc Việt Nam cho hiểu biết chung về sự sử dụng TNKK
của trẻ dưới góc nhìn của ngôn ngữ học xã hội.
11
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của LA là đặc trưng ngôn ngữ học xã hội của từ
ngữ kiêng kị trong tiếng Việt, trên cứ liệu giao tiếp ngôn ngữ tự nhiên của trẻ em
ở làng Hoài Thị, xã Liên Bão, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Đây là tư liệu ghi
âm thuộc Dự án “Tiến trình phát triển ngôn ngữ trong bối cảnh văn hóa - xã hội
ở Hoài Thị năm 2001 - 2002”. Dự án này là một công trình hợp tác giữa Trường
Đại học Toronto - Canada (thông qua GS. Lương Văn Hy) và Viện Ngôn ngữ
học - Viện Khoa học Xã hội Việt Nam. Với tư cách là một thành viên chính thức
của Dự án nói trên, tôi được phép sử dụng tư liệu của Dự án cho các nghiên cứu
của mình. Cho đến nay, ngoài tác giả của LA, chưa có ai khai thác mảng tư liệu
về sự sử dụng từ ngữ kiêng kị của Dự án này.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu đặc trưng ngôn ngữ học xã hội của TNKK trong tiếng Việt là
một vấn đề lớn, đòi hỏi nhiều thời gian, công sức và tài lực, do đó trong khuôn
khổ của một LA, chúng tôi chủ yếu tập trung nghiên cứu sự sử dụng TNKK của
một nhóm trẻ em ở một cộng đồng nông thôn miền Bắc Việt Nam
1
. Việc khảo
sát sự sử dụng TNKK ở người lớn xung quanh nhóm trẻ chỉ là hỗ trợ cho việc lí
giải quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ em ở cộng đồng Hoài Thị. Với thực tế
này, chúng tôi xác định phạm vi nghiên cứu là những TNKK xuất hiện trong
giao tiếp tự nhiên của trẻ em (phần chọn mẫu sẽ được đề cập ở mục 5.1. dưới
1
Chúng tôi không thể nghiên cứu những đặc trưng ngôn ngữ học xã hội về TNKK ở một
diện rộng vì chi phí cho điều tra xã hội học rất tốn kém. Ví dụ, chỉ tính riêng kinh phí chi

cho việc ghi âm ngôn ngữ tự nhiên của trẻ em ở Hoài Thị, thuộc dự án “Tiến trình phát
triển ngôn ngữ trong bối cảnh văn hóa - xã hội ở Hoài Thị năm 2001-2002” cũng đã tốn
tiền tỉ.
12
đây) ở cộng đồng Hoài Thị, trong khoảng thời gian từ tháng 4 năm 2001 đến
tháng 6 năm 2002, với thời lượng ghi âm là 39 giờ, tương đương với 3600 trang
A4 ghỡ băng.
4. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
4.1 Mục đích nghiên cứu
Xem xét đặc trưng ngôn ngữ học xã hội của TNKK trong tiếng Việt,
trường hợp giao tiếp ngôn ngữ trẻ em ở Hoài Thị, một mặt LA muốn làm rõ sự
ảnh hưởng của các biến xã hội như: tuổi, giới, và tình huống giao tiếp đến việc
sử dụng TNKK, góp phần làm sáng tỏ lí thuyết của ngôn ngữ học xã hội về sự
ảnh hưởng của các yếu tố xã hội đến ngôn ngữ ở Việt Nam; mặt khác là để tìm
hiểu quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ em (thông qua khảo sát sự sử dụng
TNKK cũng như thái độ, phản ứng của người lớn xung quanh nhóm trẻ), từ đó
khẳng định vai trò của người lớn đối với việc xã hội hóa ngôn ngữ trẻ em ở
cộng đồng Hoài Thị.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Từ mục đích nghiên cứu của LA, chúng tôi đưa ra một số nhiệm vụ cơ
bản sau:
(i) Hệ thống hóa những nghiên cứu về TNKK từ quan điểm nghiên cứu từ
vựng truyền thống và quan điểm ngôn ngữ học xã hội.
(ii)Hệ thống hóa lí thuyết về ngôn ngữ học xã hội: biến ngôn ngữ, biến xã hội
và mối quan hệ giữa biến ngôn ngữ và biến xã hội.
(iii) Nghiên cứu trường hợp về sự sử dụng TNKK của trẻ em thuộc một cộng
đồng ở nông thôn miền Bắc Việt Nam:
+ Miêu tả tình hình sử dụng TNKK của người dân ở Hoài Thị nói
chung giai đoạn 2001-2002.
13

+ Miêu tả và lí giải những yếu tố xã hội như: tuổi, giới và tình huống
giao tiếp ảnh hưởng đến sự sử dụng TNKK của trẻ em ở Hoài Thị.
+ So sánh sự sử dụng TNKK của trẻ em với sự sử dụng TNKK của
người lớn.
+ Khảo sát phản ứng/thái độ của người lớn trước việc sử dụng TNKK
của trẻ em để từ đó thấy được cách ứng xử và giáo dục ngôn ngữ của
người lớn đối với trẻ em ở cộng đồng Hoài Thị.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Do tính chất đặc thù của nghiên cứu ngôn ngữ học xã hội, nên việc thu
thập và xử lí số liệu đóng vai trò vô cùng quan trọng.
5.1. Phương pháp thu thập tư liệu
Chọn mẫu là một trong những khâu đầu tiên trong quá trình thu thập tư
liệu được chủ nhiệm của Dự án
2
thực hiện trước khi những người đi thực địa
3
tiến hành ghi âm. Các hộ gia đình trong diện điều tra cũng đã được cân nhắc kĩ
nhằm đảm bảo tính đại diện về giới, tuổi, giai tầng, v.v Số lượng mẫu như sau:
Giới
Tuổi
Bé trai Bé gái Tổng
Mẫu giáo (từ 1995-1998) 10 4 14
Tiểu học (từ 1991-1994) 4 8 12
Tổng 14 12 26
Để đảm bảo độ tin cậy của tư liệu, trong quá trình ghi âm ngôn ngữ tự
nhiên của người dân ở Hoài Thị, chúng tôi đã sử dụng các kĩ năng bổ sung, hỗ trợ
trong nghiên cứu điền dã dân tộc học như quan sát, quan sát tham dự, và ghi chép.
Ghi âm được chúng tôi thực hiện theo cách mà những người tham gia giao
tiếp không còn cảm thấy như mình đang bị quan sát để quá trình giao tiếp diễn ra
2

“Tiến trình phát triển ngôn ngữ trong bối cảnh văn hóa - xã hội ở Hoài Thị năm 2001-
2002”, của Trường Đại học Toronto - Canada, thông qua GS. Lương Văn Hy, hợp tác với
Viện Ngôn ngữ học – Viện Khoa học Xã hội Việt Nam.
3
Tôi là một trong những người đi thực địa để ghi âm ngôn ngữ giao tiếp tự nhiên của trẻ
thuộc Dự án “Tiến trình phát triển ngôn ngữ trong bối cảnh văn hóa - xã hội ở Hoài Thị
năm 2001-2002”.
14
một cách tự nhiên. Nghĩa là chúng tôi đã phải cố gắng thâm nhập thực sự vào
cuộc sống của các bé như đến lớp học cùng các bé, hay đi chơi, ăn cơm, thậm chí
ngủ cùng các bé để các bé cảm thấy an toàn và coi chúng tôi là những người thân
thiết, từ đó các bé không còn cảm thấy ngại ngùng, e dè khi giao tiếp.
Quan sát là kĩ năng được chúng tôi sử dụng trong suốt quá trình ghi âm tại
địa bàn nghiên cứu. Việc tiến hành quan sát giúp chúng tôi nắm được các cách
giao tiếp cũng như ứng xử ngôn từ của những người dân trong cộng đồng, giữa
các thành viên trong gia đình, quan sát cách sinh hoạt của cộng đồng, v.v… từ
đó có thể hiểu thêm phần nào về ngôn ngữ - văn hóa của người dân nơi đây.
Quan sát tham dự được chúng tôi thực hiện khi tham dự các lễ hội làng,
đám cưới, đám tang và một số hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân.
Tham dự vào sự kiện văn hóa của địa phương và của các gia đình tại địa bàn
nghiên cứu đã giúp chúng tôi hiểu sâu hơn về cách ứng xử ngôn ngữ của cộng
đồng Hoài Thị.
5.2. Phương pháp xử lí tư liệu
Tư liệu ghi âm ngôn ngữ tự nhiên được chúng tôi ghi âm trong vòng 2
năm, từ tháng 4 năm 2001 đến tháng 6 năm 2002. Cứ 4 tháng, những người đi
ghi âm lại có nhiệm vụ quay trở lại hộ gia đình để ghi âm một lần, trong 2 năm
mỗi hộ có trung bình 4 lần thu âm, mỗi lần 45 phút (4 lần x 45 phút = 180 phút),
tương đương với 3 giờ thu âm. Như vậy, tổng thời lượng ghi âm 13 hộ gia đình
là 2.340 phút (13hộ x 180phút/hộ), tương đương với 39 giờ ghi âm.
Với thời lượng 39 giờ ghi âm giao tiếp tự nhiên của các bé trong diện điều

tra được những người tham gia ghi âm giải băng thành 3.600 trang khổ A4. Dựa
trên bản giải băng của Dự án, LA đã chọn ra các TNKK theo tiêu chí đưa ra ở
phần quan niệm TNKK (chương 1, mục 1.2.3.).
Để có được số liệu định lượng, LA đã sử dụng chương trình phần mềm
thống kê các số liệu định lượng SPSS 11.5 để nhập các TNKK và các yếu tố
tuổi, giới, nguyên nhân, mục đích của người nói, thái độ của người nghe, mối
15
quan hệ giữa người nói và người nghe, tình huống giao tiếp, v.v…, theo một hệ
thống mã nhất định [
4
] (xem Phụ lục Bảng mã tư liệu). Những khác biệt về tuổi,
giới, thái độ của những người giao tiếp với trẻ, nguyên nhân, mục đích của việc
sử dụng TNKK và tình huống giao tiếp sẽ được chạy trên chương trình phần
mềm SPSS này, các bảng chéo chỉ có giá trị thống kê khi chúng được kiểm định
qua chỉ số Chi-square
5
.
Để hậu thuẫn cho những số liệu định lượng, LA đã sử dụng thêm các
phương pháp khác như: phân tích định tính (điền dã dân tộc học), phân tích hội
thoại, so sánh và miêu tả.
6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN
6.1. Về lí thuyết
- LA góp phần minh định khái niệm TNKK trong Việt ngữ học.
- Đóng góp cho ngôn ngữ học xã hội một ví dụ đặc thù của nông thôn
miền Bắc Việt Nam về đặc trưng ngôn ngữ học xã hội của TNKK trong giao
tiếp hàng ngày.
6.2. Về thực tiễn
- LA cung cấp một bức tranh sinh động, rõ nét và đáng tin cậy về sự sử
dụng TNKK của trẻ em ở một cộng đồng nông thôn miền Bắc Việt Nam giai
đoạn 2001-2002 thông qua việc liệt ra một danh sách TNKK, tần suất xuất hiện,

mục đích sử dụng, các nhân tố ảnh hưởng, sự sử dụng TNKK và thái độ của
người lớn xung quanh trẻ trong cộng đồng.
- Với việc góp phần nhận thức lại vai trò/vị trí của lớp TNKK trong hệ
thống từ vựng tiếng Việt, có thể ứng dụng các kết quả nghiên cứu thực hành biên
soạn từ điển ngôn ngữ nói chung, và từ điển TNKK nói riêng, từ đó giúp cho việc
tra cứu dịch thuật và học tiếng Việt với tư cách là tiếng mẹ đẻ hay ngoại ngữ.
4
Bảng mã hóa chủ yếu dựa vào bảng mã của Nguyen, Thi Thanh Binh (2002) [90].
5
Chi-square là thuật ngữ trong thống kê học, các kết quả chỉ có giá trị thống kê khi p > 0.5
16

×