Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

Báo cáo môn phân tích dữ liệu định tính đề tài việc làm dịch vụ xoa bóp của người khiếm thị trên địa bàn quận 7, thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (354.94 KB, 29 trang )

TỔNG LIÊN ĐỒN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TƠN ĐỨC THẮNG
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BÁO CÁO CUỐI KỲ MƠN PHÂN TÍCH DỮ LIỆU ĐỊNH TÍNH
ĐỀ TÀI:
VIỆC LÀM DỊCH VỤ XOA-BÓP CỦA NGƯỜI KHIẾM THỊ TRÊN ĐỊA
BÀN QUẬN 7,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Thu Trang
Nhóm thực hiện: Nhóm 4
Nguyễn Hồng Lam - 32100897
Lê Mỹ Yến - 32100926
Trần Mai Xuân Phương - 32100914
Nguyễn Trần Ngọc Minh - 32100060
Huỳnh Thiên Ngân - 32100063

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, 2023


DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHĨM 4
STT

Họ và Tên

MSSV

Mức độ đóng góp

1


Nguyễn Hồng Lam

32100897

100%

2

Lê Mỹ Yến

32100926

100%

3

Trần Mai Xn Phương

32100914

100%

4

Nguyễn Trần Ngọc Minh

32100060

100%


5

Huỳnh Thiên Ngân

32100063

100%


MỤC LỤC
MỤC LỤC......................................................................................................................... 3
PHẦN 1: MỞ ĐẦU...........................................................................................................5
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................................5
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu.................................................................................6
2.1. Thực trạng đời sống của người khiếm thị............................................................6
2.2. Nguyên nhân........................................................................................................9
2.3. Giải pháp...........................................................................................................11
3. Câu hỏi nghiên cứu...................................................................................................13
4. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................13
4.1. Mục tiêu chung..................................................................................................13
4.2. Mục tiêu cụ thể..................................................................................................13
5. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu...............................................................14
5.1. Đối tượng nghiên cứu:.......................................................................................14
5.2. Khách thể nghiên cứu:.......................................................................................14
5.3. Phạm vi nghiên cứu...........................................................................................14
6. Nội dung nghiên cứu................................................................................................14
7. Phương pháp nghiên cứu và phương pháp thu thập thông tin...................................15
7.1. Phương pháp chọn mẫu......................................................................................16
7.2. Phương pháp thu thập thông tin.........................................................................16
7.3. Phương pháp xử lý thông tin..............................................................................17

8. Ý nghĩa nghiên cứu, tính cấp thiết và tính mới.........................................................17
PHẦN 2: NỘI DUNG.....................................................................................................19
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN..................................................................................19
1.1. Các khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu................................................19


1.1.1. Người yếu thế.............................................................................................19
1.1.2. Người khuyết tật.........................................................................................20
1.1.3. Người khiếm thị..........................................................................................20
1.1.4. Khái niệm tạo việc làm cho người khuyết tật..............................................21
1.1.5. Kỳ thị..........................................................................................................22
1.1.6. Phân biệt đối xử..........................................................................................22
1.2. Lý thuyết nghiên cứu.........................................................................................23
CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU DỰ KIẾN....................................................25
2.1. Thực trạng hiện nay về nghề làm dịch vụ xoa bóp của người khiếm thị trên địa
bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.................................................................25
2.2. Những thuận lợi và khó khăn từ cơng việc xoa bóp của người khiếm thị..........25
2.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến cơng việc dịch vụ xoa bóp của người khiếm thị..25
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ................................................................25
3.1. Giải pháp...........................................................................................................25
3.2. Kiến nghị...........................................................................................................25
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................26


PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Theo báo cáo mới nhất về tình trạng khuyết tật từ tổ chức Y tế Thế giới năm
2021, ước tính cứ 6 người thì có 1 người bị khuyết tật nghiêm trọng - khoảng 1,3 tỷ
người tương đương với 16% dân số toàn cầu – hiện đang bị khuyết tật nghiêm trọng.
(WHO, 2021). Tại Việt Nam, con số này hơn 7% dân số tương đương khoảng 6,2

triệu người, tỷ lệ này còn dự báo sẽ tiếp tục tăng cùng với xu hướng già hoá dân số.
(UNICEF, 2016). Như vậy, vấn đề khuyết tật nói chung và khiếm thị nói riêng trở
thành vấn đề được quan tâm tồn cầu và cần có các nghiên cứu và giải pháp đồng bộ.
Trong những năm qua, Việt Nam đã có những cam kết mạnh mẽ hơn hỗ trợ
người khuyết tật thông qua việc thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia hỗ trợ người
khuyết tật giai đoạn 2006-2010 của Chính phủ và thể hiện ở việc Chính phủ tham gia
ký Cơng ước Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật (CRPD) năm 2007, ngoài
ra Quốc hội đã ban hành Luật Người khuyết tật có hiệu lực từ 01/1/2011. Tuy vậy,
người khuyết tật vẫn gặp nhiều khó khăn cả về kinh tế và xã hội (UNFPA VN, 2012).
Theo thông tin từ Bộ Y tế năm 2020, trong số 6,2 triệu người khuyết tật, có
khoảng 2 triệu người bị mù lịa, có thị lực kém (Bộ Y tế, 2020). Nhằm hỗ trợ người
khiếm thị hoà nhập với cộng đồng và kiếm thu nhập, Hội Người Mù là nhà cung cấp
dịch vụ đào tạo lớn nhất cho người khiếm thị. Những nghề chủ yếu Hội Người Mù
dạy miễn phí bao gồm làm tăm tre, chổi quét, chiếu, xoa bóp, một số tỉnh cịn dạy
thêm tin học cơ bản. Tuy vậy, các chủ sử dụng lao động sử dụng lao động rất miễn
cưỡng, họ không muốn nhận người mù và người khiếm thị (Liên Hiệp hội người mù
Việt Nam, 2020; ILO, 2010).
Tại Điều 16 Hiến pháp năm 2013: “Tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp
luật và khơng ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa,
xã hội”. Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy, khiếm thị
làm dịch vụ xoa bóp khơng những phải đối diện với nhiều khó khăn về cơ hội việc
làm và cơ hội thăng tiến vì tình trạng phân biệt đối xử (Bengisu, 2008; Liên Hiệp hội
người mù Việt Nam, 2020) mà còn phát sinh nhiều vấn đề trong quá trình làm việc


xoa bóp liên quan đến vấn đề quấy rối tình dục và bị lợi dụng cho hoạt động mại dâm
(Stefanie Mauksch, 2021). Điều này gây nên vấn đề nhức nhối trong xã hội về sự bình
đẳng đối với nhóm người yếu thế này. Ở Việt Nam, mặc dù đã có nhiều chính sách
nhằm hỗ trợ người khuyết tật về trợ cấp, bảo hiểm y tế, các chương trình hướng
nghiệp… song vẫn chưa có nhiều nghiên cứu và chính sách thực sự quan tâm đến

những khía cạnh ẩn khuất trong đời sống của người khiếm thị làm dịch vụ xoa bóp ở
các trung tâm.
Xuất phát từ những vấn đề nhức nhối về việc làm dịch vụ xoa bóp của người
khiếm thị tại Việt Nam, bên cạnh việc tìm hiểu thực trạng việc làm của người khiếm
thị bao gồm các chính sách và chế độ làm việc, thuận lợi và rủi ro khi làm dịch vụ xoa
bóp, đề tài này phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến đời sống của đối tượng nhạy
cảm này. Sự đóng góp của đề tài này không chỉ dừng ở việc phác thảo ra một bức
tranh về thực trạng việc làm xoa bóp của người khiếm thị, cách mà những vấn đề
trong quá trình làm việc ảnh hưởng đến đời sống của họ, đề tài sẽ đề xuất những
khuyến nghị nhằm nâng cao và cải thiện đời sống của đối tượng này.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.1. Thực trạng đời sống của người khiếm thị
2.1.1. Thực trạng đời sống của người khiếm thị trên thế giới
Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu các bài báo cáo về đời sống của người
khuyết tật trên thế giới, cụ thể người khiếm thị thì nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng, ở
các nước đang phát triển có 80% đến 90% người khiếm thị trong độ tuổi lao động bị
thất nghiệp, trong khi ở các nước công nghiệp con số này là từ 50% đến 70%. Hầu hết
ở các nước phát triển thì tỷ lệ thất nghiệp chính thức của người khiếm thị trong độ tuổi
lao động cao gấp đơi trở lên so với người bình thường (The Washington Times, 2005).
Đa phần tỷ lệ thất nghiệp ở nữ giới nhiều hơn là nam giới, độ tuổi trung bình rơi vào
khoảng 28 tuổi (Bengisu, 2008). Công việc chủ yếu của người khiếm thị chủ yếu là
nghề xoa bóp, giáo viên, tin học văn phịng, cắm hoa, chăn ni gia súc, gia cầm,
bn bán tại nhà,...Trong đó, nghề xoa bóp được cho là một trong những nghề phù


hợp với tình trạng sức khỏe, kỹ năng, trình độ giúp họ tự nuôi sống bản thân, vượt qua
những rào cản, định kiến của xã hội, mặc cảm tự tin và có thể hịa nhập với cộng
đồng. Tuy nhiên, cơng việc xoa bóp đem lại thu nhập ổn định nhưng chỉ đáp ứng được
một phần nhu cầu trong cuộc sống, vẫn cịn thiếu thốn. Thêm vào đó, người khiếm thị
làm nghề xoa bóp cịn có thu thập thấp hơn so với các ngành nghề khác (Gayatri, I. A.,

& Suriata, I. , 2020).
Theo báo cáo từ tổ chức Liên Hợp Quốc năm 2007, ở một số quốc gia khác
như Thái Lan, nhiều doanh nghiệp coi người lao động khiếm thị như là sự lãng phí về
tiền bạc và là gánh nặng không cần thiết. Tại Hoa Kỳ, một phần ba số người sử dụng
lao động được khảo sát cho biết người khiếm thị không thể thực hiện hiệu quả các
nhiệm vụ công việc được yêu cầu và thuê người khiếm thị là sợ tốn kém chi phí thích
nghi. Ở Singapore, họ cho rằng một trong những lý do chính khiến người khiếm thị
ln gặp khó khăn trong tìm kiếm việc làm là do người sử dụng lao động có xu hướng
giả định rằng người khiếm thị sẽ có khả năng làm việc kém hiệu quả hơn trong hầu hết
các lĩnh vực mà họ đảm nhiệm
Hồn cảnh sống, mơi trường vật chất và phong cách sống giúp ổn định các hoạt
động thông tin của người khiếm thị và quyết định phần lớn giá trị thông tin mà họ
được tiếp xúc. Người khiếm thị chủ yếu quan tâm những thông tin liên quan đến các
quyền xã hội, chính sách phúc lợi dành cho người khuyết tật, việc làm và thông tin về
sức khỏe. Bạn bè là nguồn vốn xã hội chính của họ, chủ yếu là cộng đồng người
khiếm thị, họ thường trao đổi về các kỹ thuật xoa bóp hoặc các thơng tin liên quan đến
công việc khác, hỗ trợ tinh thần cho họ khi họ cảm thấy thất vọng trong cuộc sống và
công việc hàng ngày (Sufang Wang, Jieli Yu, 2017). Ngồi ra, người khiếm thị có thể
đáp ứng nhu cầu của gia đình họ, cho con cái họ đi học và thậm chí vào cao đẳng hoặc
đại học. Tuy nhiên, nó khơng hồn tồn đến từ thu nhập chính, họ cũng là những
người nhận hỗ trợ xã hội từ Hiệp hội người khiếm thị, chính phủ và cộng đồng
(Gayatri, I. A., & Suriata, I. (2020).
2.1.2. Thực trạng đời sống của người khiếm thị tại Việt Nam


Người khuyết tật ln được coi là nhóm người yếu thế trong xã hội ở mọi quốc
gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Đời sống của người khuyết tật nói chung và
người khiếm thị nói riêng tại Việt Nam vẫn cịn nhiều khó khăn bởi việc bị kỳ thị và
bất tiện khi có khiếm khuyết cơ thể. Khuyết tật vừa là nguyên nhân vừa là hậu quả của
nghèo (Tổng cục Thống kê, 2016). Người khiếm thị thất nghiệp chủ yếu là do chưa có

bằng cấp đầy đủ hoặc bị kì thị trong mơi trường làm việc. Gần 3/4 số người nghèo
khuyết tật từ 15 tuổi trở lên chưa bao giờ đi học hoặc khơng có bằng cấp; chưa đầy 1/3
những người được khảo sát có việc làm, ít có cơ hội việc làm (Tổng cục Thống kê,
2016). Chỉ có 59% người khuyết tật được đào tạo nghề, các nghề được đào tạo không
đa dạng, chủ yếu là nghề xoa bóp. Thu nhập của của người khiếm thị hành nghề xoa
bóp 1 ngày khoảng 81.000 đồng (chưa tính tiền tip và các phụ phí khác). Thu nhập
trung bình của người khiếm thị rơi vào khoảng 3 triệu đồng/tháng (Ts. Trần Thị Bình,
Ts. Vũ Hồng Phong, Ths. Vũ Phương Thảo, 2017).
Nhà nước ta ln tích cực đẩy mạnh các chính sách hỗ trợ người khuyết tật, đặc
biệt là chăm sóc y tế và bảo hiểm xã hội. Hầu hết người khuyết tật đều có sử dụng
dịch vụ y tế, tỷ lệ người cần trợ giúp trong các hoạt động hàng ngày vì vấn đề sức
khỏe là 26,7%, do đó chính phủ có hỗ trợ trợ cấp hàng tháng, mua thẻ bảo hiểm y tế,
miễn giảm chi phí khám chữa bệnh cho họ. 96% người khiếm thị được nhà nước cấp
thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT), số cịn lại khơng có BHYT ngun nhân chủ yếu do
khơng có tiền mua. Tuy nhiên, tỷ lệ người dùng BHYT rất thấp, những người khiếm
thị được hỏi khi bị bệnh thì chỉ ra tiệm thuốc mua thuốc uống, trừ khi bệnh nặng mới
đi khám (Tổng cục Thống kê, 2016).
Hòa nhập với xã hội đối với người khuyết tật vẫn cịn là vấn đề khó khăn bởi
việc bị kỳ thị và áp lực từ chính bản thân họ. Thái độ kì thị đối với người khuyết tật là
rào cản nghiêm trọng đối với sự tham gia vào xã hội của họ. Những trường hợp thể
hiện rõ nhất là trong việc kết hôn (lựa chọn người khiếm thị là đối tượng kết hơn),
giáo dục (bình đẳng giữa trẻ em khuyết tật với trẻ em khác), tuyển dụng (các nhà
tuyển dụng không hề muốn tuyển dụng người khuyết tật)... Cảm nhận kỳ thị xảy ra
cao ở nhóm khuyết trẻ ở trẻ em và nam giới, đa số họ tự ti về bản thân nên không
quan tâm đến đời sống tinh thần và vấn đề tình cảm. Phần lớn nam giới vì nghĩ là


người khuyết tật nên khơng nên u, lập gia đình hay có con. Số người chưa từng đi
khám hay tư vấn sức khỏe tình dục và sức khỏe sinh sản ở mức cao, 78% trả lời là
chưa bao giờ (Ts. Trần Thị Bình, Ts. Vũ Hồng Phong, Ths. Vũ Phương Thảo, 2017).

Việc tiếp cận thông tin và tham gia các hoạt động xã hội cũng bị ảnh hưởng, tỷ lệ hộ
gia đình có phương tiện truyền thơng thấp hơn so với hộ gia đình khơng có người
khuyết tật, tỷ lệ sử dụng điện thoại thấp đáng kể (chỉ 38% so với 73% người không
khuyết tật).
2.2. Nguyên nhân
Việc làm của người khuyết tật cịn gặp phải nhiều khó khăn mặc dù đã có
những chính sách được pháp luật Việt Nam cơng nhận ghi trong Bộ luật Lao động
2012, Luật giáo dục nghề nghiệp năm 2014, Luật người khuyết tật năm 2010 và các
văn bản hướng dẫn thi hành và thương thích với CRPD (Công ước Quốc tế về Quyền
của Người Khuyết tật). Những công việc dành cho người khuyết tật đều bị giới hạn
trong một khuôn khổ. Người khuyết tật chỉ làm những cơng việc như xoa bóp, thủ
cơng mỹ nghệ và máy tính. Các quy định về điều lệ người khuyết tật được làm việc
trong các cơ quan, hành chính chưa được thực hiện. (Liên Hiệp hội người về người
khuyết tật Việt Nam, 2021)
Việc phát triển các cơ sở xoa bóp để tạo việc làm cho người khiếm thị cũng gặp
khó khăn vì sự cạnh tranh của các cơ sở xoa bóp mở ra ngày càng nhiều, lợi nhuận
thấp, và chất lượng đào tạo chưa được nâng cao để đáp ứng được yêu cầu việc làm.
Theo Trung tâm Đào tạo – Phục hồi chức năng cho Người mù trực thuộc Hội Người
mù Việt Nam cho biết trong quá trình đào tạo đã gặp khơng ít khó khăn, thách thức.
Khó khăn đầu tiên đến từ chính người học. Học viên đến trung tâm xin việc có nhiều
lứa tuổi, trong đó thanh niên từ 17-25 tuổi chiếm 40%, còn lại là trung niên từ 30-50,
thậm chí có nhiều học viên trên 50, 60 tuổi. Trình độ biết chữ của người học cũng
khơng đồng đều, số học viên tốt nghiệp tiểu học chiếm 40%, còn lại người học tốt
nghiệp Trung học cơ sở và Trung học phổ thơng ít hơn rất nhiều. Chính sự khác biệt
về tuổi tác, trình độ văn hóa này đã ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tiếp thu của học
viên và công tác quản lý dạy học của giáo viên. Do các cơ sở chưa thực sự quan tâm


đến nhu cầu học tập của hội viên, chưa hiểu đúng nhu cầu của hội viên nên trung tâm
còn gặp nhiều khó khăn trong việc tuyển học viên. Kinh phí đào tạo cũng là một trong

những thách thức lớn mà trung tâm phải đối mặt. Trước đây, trung tâm thường xuyên
được cấp kinh phí hoạt động hàng năm từ ngân sách nhà nước thông qua Trung ương
Hội Người mù Việt Nam. Tuy nhiên, từ 3 năm trở lại đây, do chủ trương, chính sách
của các tổ chức hội, trong đó có Hội Người mù Việt Nam mà trung tâm trực thuộc có
những thay đổi nên nguồn kinh phí hỗ trợ cho hoạt động đào tạo hàng năm của trung
tâm bị hao hụt rất nhiều, giảm sút, ảnh hưởng lớn đến hoạt động dạy nghề của trung
tâm. (Trung tâm Đào tạo – Phục hồi chức năng cho Người mù, 2023)
Ngoài ra người khiếm thị còn thiếu các kỹ năng xã hội cần thiết. Họ không biết
làm thế nào để tiếp cận các chính sách hỗ trợ, các trung tâm dạy nghề hoặc các khoản
vay ưu đãi. Ngay cả khi đã học nghề và có chứng chỉ nghề, đa số người khuyết tật,
nhất là người khiếm thị vẫn cịn thiếu thơng tin về đơn vị sử dụng lao động, chưa hiểu
rõ chính sách việc làm đối với người khuyết tật hoặc chưa đáp ứng được yêu cầu của
đơn vị sử dụng lao động. Đối với những người đã có việc làm thì khó bố trí được cơng
việc phù hợp với thể trạng, khó phát huy hết năng lực nên tiền lương thường rất thấp.
(Trần, 2022)
Khi làm dịch vụ xoa bóp, người khiếm thị đều gặp phải tình trạng bị nhiều kẻ
xấu lợi dụng đơi mắt khơng nhìn thấy rõ của họ để quỵt tiền, trục lợi cho bản thân.
Nhiều cá nhân thậm chí cịn quấy rối, lạm dụng tình dục, đụng chạm vào cơ thể của
người khiếm thị. Nhưng theo ông Châu Cao Minh, chủ cơ sở xoa bóp Đơi tay người
mù cho biết vẫn cịn một số khách đến có thái độ e ngại khi biết nhân viên xoa bóp là
người khiếm thị. (Hường Xuân, 2012)
Về các chế độ bảo hiểm xã hội (BHXH) và bảo hiểm y tế (BHYT), Nhà nước
có các chính sách ưu đãi hỗ trợ người khuyết tật 100% chi phí khám, chữa bệnh theo
quy định của BHYT. Tuy nhiên, hiện chưa có số liệu thống kê chính thức về số lượng
người khuyết tật tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và tự nguyện. Theo nhiều chuyên
gia, do hạn chế của khuyết tật và sự kỳ thị còn tồn tại trong xã hội nên phần lớn họ chỉ
có cơng việc giản đơn, lương thấp, thời vụ hoặc làm việc trong các doanh nghiệp sản


xuất nhỏ, hộ gia đình - khu vực phi chính thức nên tình trạng tham gia BHXH bắt

buộc rất ít. Bên cạnh đó, do điều kiện kinh tế cịn hạn chế, bản thân người sử dụng lao
động và người lao động là người khuyết tật còn hạn chế về hiểu biết, việc chủ động
tham gia BHXH tự nguyện để bảo vệ chính mình khi về già. (Nhật Minh, 2019)
2.3. Giải pháp
Lần đầu tiên, nghề xoa bóp của người khiếm thị chính thức được đưa vào giảng
dạy trong một trung tâm dạy nghề cơng lập. Chương trình được xây dựng dựa trên
khung chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp tại Thông tư 31/BLĐTBXH ngày 08
tháng 10 năm 2010, cấp giấy phép hoạt động từ ngày 03/09/2014. Đó chính là các
bước nhằm hiện thực hóa chiến lược, quy hoạch phát triển nhân lực quốc gia theo
quyết định của cơ quan Nhà nước. Vì vậy, cùng với việc có được giấy phép dạy nghề
các Trung tâm cần hoàn thiện, nâng cấp, bổ sung nguồn nhân lực và trang thiết bị đào
tạo, đảm bảo đủ các điều kiện cần thiết nhằm triển khai các lớp dạy nghề và các lớp
bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho người khiếm thị. Nhằm mục đích giúp các học viên
có được kiến thức mới, phù hợp và đúng quy chuẩn của dịch vụ, tạo ra một đội ngũ
nhân viên có tay nghề có thể đáp ứng được nhu cầu của nghề xoa bóp nói riêng và xã
hội nói chung.
Trích lời Thạc sĩ Phạm Xn Trường, giám đốc Trung tâm Đào tạo - Phục hồi
chức năng cho Người mù cũng là người khiếm thị cho biết: “ Rất cần sự phối hợp
đồng bộ, hiệu quả của các ngành liên quan. Trong đó, chú trọng tuyên truyền rộng rãi
các chương trình dạy nghề, học nghề, việc làm để người khiếm thị có thêm thơng tin
và cơ hội tiếp cận các chính sách. Tiếp tục hồn thiện các chính sách, pháp luật về dạy
nghề, tạo việc làm và trợ giúp xã hội để nâng cao đời sống, giảm tình trạng kỳ thị,
phân biệt đối xử với người khuyết tật nói chung và người khiếm thị nói riêng”.
Cùng với đó, nhóm nghiên cứu đã tìm được một số giải pháp từ Nhà nước và
các trung tâm hỗ trợ người khuyết tật trong đó có người khiếm thị nhằm tạo điều kiện
và cơ hội tốt nhất để cho nhóm đối tượng này có cơ hội việc làm, được đào tạo và
đóng góp vào sự phát triển đất nước:


1. Có lộ trình đào tạo dạy nghề bài bản, nâng cao tay nghề: Tổ chức các khóa

học đào tạo xoa bóp nâng cao đồng thời tạo ra mơi trường chăm sóc sức khỏe
chất lượng cao cho cộng đồng, để tránh rủi ro cho khách hàng bởi tay nghề còn
yếu kém của nhân viên chưa được đào tạo kỹ càng, cơ bản. Song song với điều
đó, cần tăng cường nâng cao năng lực bằng cách bổ túc thêm các khóa học
hoặc mở các lớp dạy nghề nâng cao kỹ năng vào các buổi tối trong tuần cho
các nhân viên làm dịch vụ xoa bóp.
2. Kiến nghị chính sách, đưa ra các quyền lợi nhằm hỗ trợ người yếu thế: Khắc
phục tình trạng cạnh tranh khơng lành mạnh, hoặc khơng cân sức giữa các cơ
sở dịch vụ của người khiếm thị với các cơ sở các doanh nghiệp cá nhân khác.
Bảo vệ quyền lợi của người lao động và quyền lợi của khách hàng. Không chỉ
thế, cần tăng cường hỗ trợ ngành xoa bóp của người khiếm thị bằng các chính
sách hỗ trợ. Mong muốn Chính phủ và các ban ngành liên quan đẩy mạnh, đưa
ra nhiều biện pháp hơn trong các lĩnh vực công nghiệp và thương mại, thuế,
dân sự, an sinh xã hội, ... để khuyến khích và dành đặc quyền cho sự phát triển
nghề xoa bóp của người khiếm thị.
3. Đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ, khơng lợi dụng lấp liếm cho người lao động
khiếm thị: Đây là phương án đề xuất bởi Tổ chức Hội người mù, sẽ có thêm
một mơ hình hoạt động có chất lượng mang tính chuyên nghiệp là “Liên Minh
Các Cơ Sở Dịch Vụ Tẩm Quất Người Mù” góp phần nâng cao vị thế của tổ
chức Hội. Tổ chức đã chỉ ra lỗ hỏng “bảo hiểm xã hội” là vấn đề nhức nhối,
hay bị lấp liếm nhất đối với người lao động yếu thế. Trong trường hợp phát
hiện bên sử dụng lao động không tham gia đầy đủ, trực tiếp phản ánh hoặc nhờ
sự trợ giúp cơ quan nhà nước can thiệp. Mới đây, cơ quan BHXH đã phát triển
ứng dụng VSSID - Bảo hiểm xã hội số để người lao động có thể chủ động giám
sát q trình tham gia BHXH cũng như phản ánh kịp thời về tình hình hiện tại
của của mình để cơ quan can thiệp kịp thời.
4. Phịng tránh hoặc ngăn ngừa có hiệu quả những vấn đề phức tạp, nhạy cảm
nảy sinh từ loại hình dịch vụ xoa bóp của người khuyết tật: Hiện tại, đến nay,
mặc dù đã có nhiều thơng tin về vấn đề nhạy cảm này trong cơng việc làm dịch
vụ xoa bóp cũng người khiếm thị. Tuy nhiên, đến nay chưa có sự can thiệp từ



phía Nhà nước cũng như chưa có những giải pháp thích đáng rõ ràng nhằm
giúp ngăn chặn vấn nạn quấy rối tình dục và bảo vệ người người khiếm thị khi
làm việc bằng loại hình dịch vụ này.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1: Tình hình cơng việc xoa bóp của người khiếm thị ở Quận 7, Thành phố
Hồ Chí Minh hiện nay như thế nào?
Câu hỏi 2: Công việc xoa bóp của người khiếm thị tại Quận 7, Thành phố Hồ Chí
Minh có những thuận lợi và khó khăn nào?
Câu hỏi 3: Các yếu tố nào ảnh hưởng đến cơng việc xoa bóp của người khiếm thị
tại Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh?
Câu hỏi 4: Những kiến nghị nào có thể được đề xuất để cải thiện cơng việc xoa
bóp của người khiếm thị tại Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh?
4. Mục tiêu nghiên cứu
4.1. Mục tiêu chung
Tìm hiểu thực trạng về việc làm dịch vụ xoa bóp của người khiếm thị tại quận
7, thành phố Hồ Chí Minh. Khai thác được các yếu tố có ảnh hưởng đến cơng việc xoa
bóp của họ. Từ đó, hỗ trợ đề xuất một số giải pháp phù hợp để giúp người khiếm thị
có những hỗ trợ đặc biệt, cơng việc ổn định hơn.
4.2. Mục tiêu cụ thể
Để đạt được các mục tiêu chung trên, đề tài đề ra các mục tiêu cụ thể như sau:


Tìm hiểu thực trạng về việc làm dịch vụ xoa bóp hiện nay của

người khiếm thị tại Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.


Khai thác các yếu tố có ảnh hưởng đến cơng việc xoa bóp của


người khiếm thị tại Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.




Phân tích được những thuận lợi (cơ hội) và khó khăn (thách thức)

mà người khiếm thị làm dịch vụ xoa bóp gặp phải trong q trình làm
việc.


Đề xuất những giải pháp phù hợp để giúp người khiếm thị có

những hỗ trợ đặc biệt để cuộc sống của họ ổn định hơn.
5. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là việc làm dịch vụ xoa bóp của người khiếm
thị tại quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
5.2. Khách thể nghiên cứu:
Khách thể nghiên cứu của đề tài là người khiếm thị đang làm dịch vụ xoa bóp
tại quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.
5.3. Phạm vi nghiên cứu


Phạm vi nội dung: Nghiên cứu tập trung mô tả thực trạng các khía cạnh việc
làm dịch vụ xoa bóp của người khiếm thị; các đặc điểm nhân khẩu của người
khiếm thị làm dịch vụ xoa bóp. Các yếu tố tác động đến việc làm dịch vụ xoa
bóp của đối tượng này.




Không gian nghiên cứu: Quận 7, TP.HCM



Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện vào năm 2023

6. Nội dung nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu cụ thể đã đề ra, nội dung nghiên cứu của
đề tài bao gồm các vấn đề sau:
A. Nội dung 1: Thực trạng hiện nay về nghề làm dịch vụ xoa bóp của người
khiếm thị trên địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh


B. Nội dung 2: Những thuận lợi và khó khăn từ cơng việc xoa bóp của người
khiếm thị
C. Nội dung 3: Những yếu tố ảnh hưởng đến công việc dịch vụ xoa bóp của
người khiếm thị
7. Phương pháp nghiên cứu và phương pháp thu thập thông tin
Các nghiên cứu về đời sống của người khuyết tật nói chung và người khiếm thị
nói riêng thường sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp định lượng để
thu thập dữ liệu. Các nghiên cứu trên diện rộng để thu thập thông tin tổng quan
thường được thực hiện bằng phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi và những thông tin
sâu về nguyên nhân và quan điểm của người khiếm thị bằng phương pháp phỏng vấn
sâu (bao gồm trực tiếp và qua điện thoại) và quan sát.
Để tìm hiểu thơng tin về đời sống người khuyết tật nói chung và người khiếm
thị nói riêng, nhiều nước trên thế giới đã thực hiện nghiên cứu định tính thơng qua
phỏng vấn sâu và quan sát (BID Services, 2016; Sufang Wang, Jieli Yu, 2017;
Gayatri, I. A., Suriata, I., 2020; Min Wang, Dan Wu, 2021) đồng thời kết hợp phương

pháp định lượng (Donoyama N, Takeda F., 2007; Jeon, B., Koo, H., Lee, HJ, 2022).
Tại Việt Nam, nhằm xác định tỷ lệ người khuyết tật, Tổng cục Thống kê đã
thực hiện cuộc tổng điều tra thơng qua hình thức phỏng vấn từ các trạm y tế xã/
phường, trường học, Uỷ ban Nhân dân, các cơ sở chăm sóc người khuyết tật cho đến
các hộ gia đình. Bên cạnh đó, phương pháp thu thập thơng tin thơng qua khảo sát đại
trà và trực tuyến đã được thực hiện trên 22 tỉnh thành và phỏng vấn sâu trên 9 tỉnh
thành từ các Hội người Khuyết tật để nghiên cứu về tính hiệu quả của các chính sách
dành cho người khuyết tật đồng thời nêu ra những vấn đề người khuyết tật đang phải
đối diện. (Liên Hiệp Hội Người Khuyết Tật Việt Nam, 2020).
Trong phạm vi bài nghiên cứu về đời sống của người khiếm thị làm dịch vụ
xoa bóp tại quận 7, thành phố Hồ Chí Minh, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn phương
pháp nghiên cứu định tính thơng qua phỏng vấn sâu và quan sát cấu trúc nhằm mục


tiêu tìm hiểu sâu những khó khăn và ngun nhân mà người khiếm thị phải đối diện
khi làm dịch vụ xoa bóp.
7.1. Phương pháp chọn mẫu
Để nghiên cứu về thực trạng đời sống của người khiếm thị làm dịch vụ xoa bóp
tại quận 7, thành phố Hồ Chí Minh bằng phương pháp phỏng vấn sâu, nhóm nghiên
cứu tiến hành chọn mẫu khảo sát theo phương pháp chọn mẫu phi xác suất - mẫu chỉ
tiêu và chọn mẫu viên tuyết lăn.
Tổng mẫu khảo sát dự kiến: N = 10 đơn vị mẫu.
Nhóm nghiên cứu phân bố cân bằng nhóm đơn vị mẫu người khiếm thị làm
dịch vụ xoa bóp tại quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh thành 2 nhóm chỉ tiêu: giới tính,
độ tuổi. Nhóm nghiên cứu tiến hành phân chia chỉ tiêu của mẫu khảo sát này nhằm
mục đích tìm hiểu sâu hơn về những trải nghiệm trong đời sống người khiếm thị làm
dịch vụ xoa bóp bị tác động bởi yếu tố nào để đưa ra các đề xuất, khuyến nghị nhằm
nâng cao chất lượng sống cho người khiếm thị.
● Chọn mẫu chỉ tiêu
Nhóm nghiên cứu tiến hành tìm kiếm và phỏng vấn sâu người khiếm thị làm

dịch vụ xoa bóp tại các trung tâm, cơ sở xoa bóp của người khiếm thị.
● Chọn mẫu viên tuyết lăn
Song song với phương pháp chọn mẫu chỉ tiêu, nhóm nghiên cứu cũng đồng
thời tìm kiếm những người khiếm thị làm dịch vụ xoa bóp thơng qua sự giới thiệu của
đối tượng chọn mẫu chỉ tiêu.
7.2. Phương pháp thu thập thông tin
7.2.1. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp


Nhóm nghiên cứu thu thập thơng tin định tính bằng phương pháp phỏng vấn
sâu cấu trúc qua bảng câu hỏi và phương pháp quan sát cấu trúc được đặt ra dựa trên
thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng mà nhóm muốn tìm hiểu và phân tích.
● Phương pháp phỏng vấn sâu
Nhóm nghiên cứu thực hiện 10 cuộc phỏng vấn sâu. Số lượng mẫu phỏng vấn
định tính khơng q lớn nên tác giả sử dụng phương tiện ghi âm là điện thoại cá nhân.
● Phương pháp quan sát cấu trúc
Quan sát nơi làm việc bao gồm chất lượng cơ sở vật chất, điều kiện và không
gian làm việc, thái độ và sự cởi mở khi được phỏng vấn của người khiếm thị làm dịch
vụ xoa bóp
7.2.2. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Các nguồn thông tin thứ cấp được thu thập chủ yếu thơng qua các sách, báo,
tạp chí, đề tài, nghiên cứu khoa học, luận văn, luận án, báo cáo về đời sống của người
khiếm thị làm dịch vụ xoa bóp trong nước và ngồi nước.
7.3. Phương pháp xử lý thơng tin
Đối với các thơng tin định tính thu thập được từ 10 trường hợp phỏng vấn sâu,
nhóm nghiên cứu sẽ tiến hành xử lý bằng cách gỡ băng phỏng vấn sâu, mã hoá dữ liệu
và tổng hợp thơng tin trong phần phân tích nội dung nghiên cứu. Đối với phương pháp
quan sát, tác giả sẽ lưu lại những hình ảnh có liên quan để làm tài liệu tham khảo cũng
như để minh hoạ cho những phân tích, đánh giá sẽ thực hiện trong nội dung nghiên
cứu.

8. Ý nghĩa nghiên cứu, tính cấp thiết và tính mới
8.1. Ý nghĩa nghiên cứu


Người khuyết tật được xem là thành phần yếu thế trong xã hội, là nhóm người
dễ bị tổn thương, cần sự quan tâm đặc biệt từ cộng đồng và xã hội. Vì vậy, kết quả
nghiên cứu này góp phần giúp mọi người hiểu biết thêm và cụ thể về công việc làm
dịch vụ xoa bóp của người khiếm thị. Đồng thời, qua đó giúp xã hội nhìn nhận những
góc khuất và khó khăn mà người khiếm thị làm dịch vụ xoa bóp đang phải đối diện
mỗi ngày. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng góp phần giúp đẩy lùi tình trạng kỳ thị và
phân biệt đối xử với nhóm người khuyết tật trong xã hội.
8.2. Tính cấp thiết và tính mới
Như đã trình bày ở các phần trên, đã có nhiều nghiên cứu trước đây về đời sống
của người khuyết tật nói chung và người khiếm thị nói riêng cả trong nước và ngoài
nước. Nhiều người khiếm thị lựa chọn việc làm xoa bóp để kiếm thu nhập trang trải
cuộc sống, đồng thời đáp ứng nhu cầu được tham gia vào cộng đồng. Tuy nhiên, ở
Việt Nam chưa có nhiều các nghiên cứu cụ thể về nghề làm dịch vụ xoa bóp của
người khiếm thị, đặc biệt là những khó khăn tiềm ẩn khi làm cơng việc này. Nhóm
nghiên cứu nhận thấy đây là chủ đề cần được quan tâm rộng rãi hơn đối với nhóm đối
tượng này.
Do những khoảng trống trong lĩnh vực nghiên cứu trước đây, việc tìm hiểu
thực trạng và những yếu tố ảnh hưởng đến việc làm xoa bóp của người khiếm thị cụ
thể trên địa bàn quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh là điều cần thiết. Bên cạnh giúp độc
giả có cái nhìn cụ thể về thực trạng đời sống của người khiếm thị hiện nay, nghiên cứu
cịn đóng vai trị làm cơ sở cho các cấp chính quyền và các tổ chức xã hội đưa ra các
chính sách và các chương trình phù hợp, giảm bớt tình trạng bấp bênh của nhóm đối
tượng đặc biệt này.


PHẦN 2: NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Các khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Người yếu thế
Nhóm yếu thế, chịu thiệt thịi (Disadvantaged groups or Vulnerable groups) là
thuật ngữ nhằm nhấn mạnh vị thế yếu của nhóm người này so với nhóm khách thể
khác. Được sử dụng để chỉ những khách thể khi tham vào quan hệ xã hội, quan hệ luật
pháp, tìm việc- lao động,... những khách thể này luôn gặp những điều kiện bất lợi hơn
so với các khách thể khác trong cùng một hồn cảnh.
Có thể có nhiều ý kiến khác nhau nhưng quan niệm về nhóm người yếu thế
được nhắc tới rộng rãi với cách hiểu như sau: “ Nhóm người yếu thế là những người
có vị thế chính trị, xã hội hoặc kinh tế thấp hơn do sức khỏe, giới tính, xu hướng tình
dục, nguồn gốc, dân tộc và các yếu tố khác nên khơng có khả năng hoặc bị hạn chế về
khả năng tiếp cận, thực hiện và bảo vệ các quyền con người của mình. Vì vậy, có
nguy cơ cao bị phớt lờ, bị bỏ quên hoặc bị vi phạm các quyền con người, bởi thế cần
có sự quan tâm, hỗ trợ đặc biệt từ nhà nước và xã hội”. (Bùi Thị Nhung, 2022). Tính
yếu thế có thể được sinh ra do tự nhiên hoặc do chính tác động của xã hội bên ngồi
dẫn đến một người có tính yếu thế.
Tính yếu thế do tự nhiên: Là việc người đó được sắp xếp vào nhóm yếu thế do
các đặc điểm về giới, sinh lí, xu hướng tình dục, tuổi tác, sắc tộc và các yếu tố khác
không bị quyết định bởi tác động bên ngồi.
Tính yếu thế bị quyết định bởi các yếu tố bên ngồi: Là nhóm người bị phân
biệt do có các đặc điểm về quốc tịch, địa vị xã hội và các yếu tố khác bị quyết định
bởi tác động bên ngoài.


Tóm lại, tính yếu yếu thế khơng phải là bất biến, nó có thể thay đổi theo thời
gian. Một người có thể trong thời điểm này thuộc nhóm yếu thế nhưng khi sang một
thời điểm khác trong tương lai thì có thể họ khơng cịn thuộc nhóm người yếu thế nữa.
1.1.2. Người khuyết tật
Theo Luật Người khuyết tật Việt Nam năm 2010: Người khuyết tật (NKT) là

người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng
được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.
(Quốc hội, 2010).
Về mặt luật pháp, người khuyết tật vẫn chỉ đơn thuần được xem là những người
có thiếu hụt về thể chất hoặc suy giảm chức năng, do vậy gặp khó khăn trong lao
động, học tập, sinh hoạt như định nghĩa về người khuyết tật trong Luật Người khuyết
tật đã nêu trong (Khoản 1 Điều 2 Luật Người khuyết tật năm 2010). Người khuyết tật
bao gồm những người có khiếm khuyết lâu dài về thể chất, trí tuệ hoặc giác quan mà
khi tương tác với những rào cản khác nhau có thể phương hại đến sự tham gia hữu
hiệu và trọn vẹn của họ vào xã hội trên cơ sở bình đẳng với những người khác. (Lê
Thị Minh, 2014). Các điều kiện tiên quyết để xác định một người có phải là NKT hay
khơng bao gồm:
❖ Có sự khiếm khuyết lâu dài: Đặc điểm này nhằm phân biệt với các khiếm
khuyết tạm thời do tác động của quá trình chữa bệnh, môi trường sống,.. Tùy
thuộc vào nhận thức mà các quốc gia sẽ xác định tính “lâu dài” khác nhau bằng
các khoảng thời gian khác nhau
❖ Khiếm khuyết phải nhận thức được: Các khiếm khuyết này có thể về thể chất,
tâm thần, trí tuệ hoặc giác quan song phải được nhận định một cách rõ ràng
thông qua y học.
1.1.3. Người khiếm thị
Theo Từ điển Tiếng việt, người khiếm thị là người có khiếm khuyết về thị giác,
mất khả năng nhìn hoặc chỉ nhìn được rất kém, khơng rõ ràng (Học viện tài chính thư



×