Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

kế hoạch khấu hao tài sản cố định tại công ty tnhh công nghiệp nhôm thành long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (274.66 KB, 42 trang )

KẾ HOẠCH KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY TNHH
CÔNG NGHIỆP NHÔM THÀNH LONG
MỤC LỤC
2.1.3. Nội dung công tác quản lý sử dụng TSCĐ 30
Sinh viên: Nguyễn Thị T. Hương
Lớp: QTKD – K39
1
KẾ HOẠCH KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY TNHH
CÔNG NGHIỆP NHÔM THÀNH LONG
MỞ ĐẦU
Trong kinh doanh, mục tiêu của các doanh nghiệp là tìm mọi giải pháp
nhằm tối đa hóa lợi nhuận, họ luôn hướng tới việc mở rộng thị trường, nắm giữ
và phát triển thị phần. Vấn đề thu hồi vốn đầu tư về trang bị, mua sắm tài sản cố
định để tiếp tục quá trình tái sản xuất thông qua các phương pháp tính khấu hao
tài sản cố định của doanh nghiệp là mối quan tâm của chủ doanh nghiệp, làm thế
nào để thu hồi lại vốn đầu tư tài sản cố định nhanh nhất và hợp lý để xác định chi
phí được trừ phù hợp với qui định của luật thuế thu nhập doanh nghiệp khi xác
định thu nhập chịu thuế.
Tài sản cố định là 1 trong 3 yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh
doanh. Nó là vật dẫn lao động của con người đến với đối tượng lao động đồng
thời làm giảm nhẹ và giải phóng sức lao động của con người cũng như việc nâng
cao năng suất lao động của con người.
Vai trò của TSCĐ và tốc độ tăng TSCĐ trong sự nghiệp phát triển kinh tế
quyết định yêu cầu và nhiệm vụ ngày càng cao của công tác quản lý, sử dụng
TSCĐ. Việc tổ chức tốt công tác hạch toán như: Thường xuyên theo dõi, nắm
chắc tình hình tăng, giảm về cả số lượng và giá trị cũng như tình hình hao mòn và
khấu hao có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác sử dụng hợp lý công suất của
TSCĐ góp phần phát triển sản xuất, thu hồi vốn đầu tư nhanh để tái sản xuất, mở
rộng quy mô trang bị thêm và đổi mới TSCĐ .
Xuất phát từ vấn đề trên, trong thời gian thực tập tại công ty TNHH Công
nghiệp Nhôm Thành Long, em xin chọn đề tài: “Kế hoạch khấu hao tài sản cố


định tại công ty TNHH Công nghiệp Nhôm Thành Long”.
Sinh viên: Nguyễn Thị T. Hương
Lớp: QTKD – K39
2
KẾ HOẠCH KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY TNHH
CÔNG NGHIỆP NHÔM THÀNH LONG
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP
1.1. Quá trình ra đời và phát triển của doanh nghiệp:
1.1.1. Lịch sử ra đời của doanh nghiệp:
Công ty TNHH công nghiệp tàu thủy Thành Long (Tên cũ là xí nghiệp cơ
khí thủy Hải Phòng) là Doanh nghiệp nhà nước được thành lập tháng 5/1963,
thành lập theo quyết định số 1277/QĐ-TCCQ ngày 12/11/1992 và quyết định số
1469/QĐ/UB ngày 20/07/2000 của UBND thành phố Hải Phòng, đăng ký kinh
doanh số 112234 ngày 25/07/2000 do sở KH-ĐT Hải Phòng cấp trên địa bàn xã
An Đồng, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng. Với 10,5 tỷ đồng mà UBND
thành phố và các ban ngành đã đầu tư để nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang bị máy
móc, thiêt bị hiện đại tiên tiến. Cùng với lỗ lực quyết tâm của doanh nghiệp, với
đội ngũ lãnh đạo trẻ tuổi, năng động dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm đã
quy tụ toàn thể đội ngũ kỹ sư, thợ bậc cao và công nhân đoàn kết một lòng từng
bước đưa doanh nghiệp đi lên vững chắc hoạt động hiệu quả và phát triển. Hiện
nay Công ty CNTT Thành Long là một địa chỉ tin cậy với các đơn vị vận tải trong
và ngoài quốc doanh. Với khẩu hiệu giá thành, chất lượng, thời gian và giữ vững
lòng tin với khách hàng, do vậy mà công việc của công ty luôn ổn định, đời sống
CBCN được nâng cao, yên tâm trong sản xuất. Công ty đã giữ vững được uy tín
với khách hàng vùng duyên hải Bắc Bộ và mở rộng thị trường ký kết hợp đồng
với các khách hàng xa. Doanh thu năm sau bao giờ cũng cao hơn năm trước, các
nghĩa vụ đối với Nhà Nước đều được thực hiện đầy đủ, đúng hạn. Đặc biệt là
Công ty công nghiệp tàu thủy Thành Long đã mạnh dạn lập dự án xây dựng Nhà
máy nhôm Thành Long công suất 6.000 tấn/năm với giá trị 147 tỷ đồng được
thành lập theo quyết định số theo quyết định số 188/QĐ-CNT-ĐMDN-TCCB

ngày 19/01/2007 của Tập đoàn công nghiệp tầu thuỷ Việt Nam về việc phê duyệt
phương án góp vốn để thành lập Nhà máy nhôm Thành Long và được khánh
thành vào ngày 13/05/2004.
Sinh viên: Nguyễn Thị T. Hương
Lớp: QTKD – K39
3
KẾ HOẠCH KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY TNHH
CÔNG NGHIỆP NHÔM THÀNH LONG
Ngày 01/04/2007 Nhà máy nhôm chính thức hoạt động với tên gọi Công ty
TNHH công nghiệp nhôm Thành Long. Công ty TNHH công nghiệp nhôm Thành
Long là công ty thành viên của công ty công nghiệp tầu thuỷ Thành Long.
Tên giao dịch tiếng Anh: THANH LONG ALUMINIUM INDUSTRY
COMPANY LIMITED
Địa chỉ: 215A, đường 208, An Đồng, An Dương, Hải Phòng, Việt Nam
Điện thoại: 0313.571207 Fax: 0313.913215
Email: /
1.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty
Công ty được bố trí theo sơ đồ : Mô hình trực tuyến chức năng, hình thức
đó mang nhiều ưu điểm đặc biệt là tránh sự quá tải cho giám đốc, tuy nhiên nó
cũng mang những hạn chế nhất định, các bộ phận chức năng hay can thiệp vào bộ
phận trực tuyến.
Bộ máy quản lý càng gọn gàng và hợp lý thì hiệu quả làm việc cũng tăng lên dẫn
đến kết quả sản xuất kinh doanh của công ty là những con số như mong đợi
Sinh viên: Nguyễn Thị T. Hương
Lớp: QTKD – K39
4
KẾ HOẠCH KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY TNHH
CÔNG NGHIỆP NHÔM THÀNH LONG
Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty TNHH Công nghiệp Nhôm Thành Long
Với cơ cấu trên, chức năng nhiệm vụ cụ thể các phòng ban đơn vị như sau:

Giám đốc: Giám đốc Công ty do tổng Công ty bổ nhiệm, miễn nhiệm và
khen thưởng kỷ luật. Giám đốc Công ty là đại diện pháp nhân của Công ty, chịu
trách nhiệm trước tổng Công ty và trước pháp luật về điều hành hoạt động cuả
Công ty. Giám đốc của Công ty có quyền điều hành cao nhất Công ty.
Giám đốc Công ty có trách nhiệm, quyền lợi sau:
Sinh viên: Nguyễn Thị T. Hương
Lớp: QTKD – K39
5
Phòng kỹ
thuật
Giám đốc
Phó giám đốc
Phòng tài
chính kế toán
Phòng tổ chức
hành chính
Phòng kinh
doanh
Phân
xưởng
đúc
luyện
Phân
xưởng
đùn ép
Phân
xưởng
oxy hóa
nhuộm
màu

Ban

điện
Phân
xưởng
khuôn
Phân
xưởng
sơn
tĩnh
điện
KẾ HOẠCH KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY TNHH
CÔNG NGHIỆP NHÔM THÀNH LONG
- Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn và hàng năm của Công
ty, phương án, dự án đầu tư , đề án tổ chức quản lý Công ty trình tổng Công ty
duyệt.
- Tổ chức điều hành hoạt động của Công ty.
- Quyết định giá mua, giá bán sản phẩm và dịch vụ phù hợp với quy chế về
phân cấp quản lý của tổng Công ty.
- Chịu sự kiểm tra giám sát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối
với việc thực hiện chức năng nhiệm vụ theo quy định cuả luật doanh nghiệp nhà
nước.
Phó giám đốc: Phó giám đốc giúp giám đốc điều hành Công ty theo phân
cấp và uỷ quyền của giám đốc, chịu trách nhiệm trước giám đốc về nhiệm vụ
được giám đốc phân công uỷ nhiệm.
Kế toán trưởng: Kế toán trưởng Công ty giúp giám đốc Công ty chỉ đạo
tổ chức thực hịên công tác kế toán thống kê của Công ty và có nhiệm vụ, quyền
hạn theo quy định của pháp luật.
Các phòng ban: Các phòng ban chuyên môn, nghiệp vụ có chức năng
tham mưu, giúp việc cho giám đốc Công ty quản lý, điều hành công việc được

giám đốc Công ty giao cho.
- Phòng tổ chức hành chính: thực hiện các kế hoạch nhiệm vụ về mặt nhân
sự theo các thủ tục về hành chính nhà nước.
- Phòng kế hoạch kỹ thuật: Xây dựng và tư vấn các kế hoạch, đề án dự án
về phương diện kỹ thuật cho Công ty.
- Phòng kinh doanh tiếp thị: Phát triển, xây dựng tìm kiếm thị trường để
tiêu thụ sản phẩm.
Sinh viên: Nguyễn Thị T. Hương
Lớp: QTKD – K39
6
KẾ HOẠCH KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY TNHH
CÔNG NGHIỆP NHÔM THÀNH LONG
- Phòng kế toán tài chính: Xây dựng các kế hoạch tài chính, công tác
thống kê cho Công ty.
1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Từ ngày 01/01/2011 đến hết 31/12/2011
CHỈ TIÊU
M
ã
số
Thuyết
minh
Năm nay Năm trước
1 2 3 4 5
Doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ 01 21 73,336,769,315 132,959,780,906
Các khoản giảm trừ 03
1,065,776,3
50

817,150,2
04
Doanh thu thuần về bán hàng và
cung cấp DV 03 72,270,992,965 132,142,630,702
Giá vốn hàng bán 10 22 78,451,911,778 127,831,270,408
Lợi nhuận gộp về bán hàng và
cung cấp DV 11
(6,180,918,813
) 4,311,360,294
Doanh thu hoạt động tài chính 20 23 823,631,416 1,084,738,282
Chi phí tài chính 21 24 2,930,375,209 3,223,351,872
- Trong đã: Chi phí lãi vay 22 - -
Chi phí bán hàng 23 25 1,656,802,517 2,520,258,475
Chi phí quản lý doanh nghiệp 24 25 4,076,421,094 3,662,683,558
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
doanh 25
(14,020,886,217
)
(4,010,195,32
9)
Thu nhập khác 30 283,971,072 158,233,043
Chi phí khác 31 1,706,457,178 299,783,307
Lợi nhuận khác 32
(1,422,486,106
)
(141,550,26
4)
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 40
(15,443,372,323
)

(4,151,745,59
3)
Sinh viên: Nguyễn Thị T. Hương
Lớp: QTKD – K39
7
KẾ HOẠCH KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY TNHH
CÔNG NGHIỆP NHÔM THÀNH LONG
Chi phí thuế TNDN hiện hành 50 3,762,702,265
Chi phí thuế TNDN hoãn lại 51 - -
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh
nghiệp 52
(19,206,074,588
)
(4,151,745,59
3)
Lãi cơ bản trên cổ phiếu 60
(Nguồn: Kế toán)
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Tại ngày 31/12/2011
TÀI SẢN Mã số Số cuối năm Số đầu năm
1 2 3 4
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 100
89,752,665,9
77
158,818,310,1
79
I. Tiền và các khoản tương đương tiền 110
111,854,6
76
2,579,953,4

04
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn
hạn 120

-

-
III. Các khoản phải thu 130
63,916,537,2
95
82,138,877,5
32
1. Phải thu khách hang 131
5,330,21
3,537
12,617,48
9,052
2. Trả trước cho người bán 132
494,467
,600
1,026,709
,700
3. Phải thu nội bộ ngắn hạn 133
28,125,24
5,144
24,957,62
6,774
4. Các khoản phải thu khác 138
29,966,61
1,014

43,537,05
2,006
IV. Hàng tồn kho 140
25,130,840,0
72
70,469,276,7
28
1. Hàng tồn kho 141
25,130,84
0,072
70,469,27
6,728
V. Tài sản ngắn hạn khác 150
593,433
,934
3,630,202,5
15
1. Chi phí trả trước ngắn hạn 151
48,740
,000
7,433,
331
2. Thuế GTGT được khấu trừ 152
126,916
,607
1,691,550
,075
3. Tài sản ngắn hạn khác 158
417,777
,327

1,931,219
,109
Sinh viên: Nguyễn Thị T. Hương
Lớp: QTKD – K39
8
KẾ HOẠCH KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY TNHH
CÔNG NGHIỆP NHÔM THÀNH LONG
B. TÀI SẢN DÀI HẠN 200
130,749,869,4
72
386,523,710,3
14
I. Các khoản phải thu dài hạn 210

-
230,000,000,0
00
1. Phải thu nội bộ dài hạn 213

-
230,000,00
0,000
IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 250

-

-
V. Tài sản dài hạn khác 260
28,035,848,5
74

48,257,546,2
68
1. Chi phí trả trước dài hạn 261
28,035,84
8,574
48,257,54
6,268
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 270
220,502,535,4
49
545,342,020,4
93
(Nguồn: Kế toán)
Sinh viên: Nguyễn Thị T. Hương
Lớp: QTKD – K39
9
KẾ HOẠCH KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY TNHH
CÔNG NGHIỆP NHÔM THÀNH LONG
NGUỒN VỐN
NGUỒN VỐN Mã số Số cuối năm Số đầu năm
1 2 3 4
A. NỢ PHẢI TRẢ 300
256,704,640,3
53
295,663,309,0
48
I. Nợ ngắn hạn 310
136,719,368,7
47
176,128,037,4

42
1. Vay và nợ ngắn hạn 311
103,486,30
3,147
80,448,07
1,942
2. Phải trả người bán 312
6,281,25
2,856
13,022,54
1,936
3. Người mua trả tiền trước 313
4,981,55
7,601
3,290,441
,159
4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà
nước 314
5,263,90
6,804
1,072,685
,082
5. Phải trả công nhân viên 315
2,228,10
0,695
1,502,341
,694
6. Chi phí phải trả 316
64,771
,639

66,368
,065
7. Phải trả nội bộ 317
3,187,63
1,769
75,114,78
7,575
8. Các khoản phải trả, phải nộp khác 319
11,225,84
4,236
1,610,799
,989
II. Nợ dài hạn 330
119,985,271,6
06
119,535,271,6
06
2. Phải trả dài hạn nội bộ 332
119,357,45
3,420
119,357,45
3,420
2. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 336
627,818
,186
177,818
,186
B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 400
(36,202,104,9
04)

249,678,711,4
45
I. Vốn chủ sở hữu 410 (35,128,244,9 250,752,571,4
Sinh viên: Nguyễn Thị T. Hương
Lớp: QTKD – K39
10
KẾ HOẠCH KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY TNHH
CÔNG NGHIỆP NHÔM THÀNH LONG
04) 45
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411

-
260,000,00
0,000
2. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 416

-
359,050
,307
3. Lợi nhuận chưa phân phối 420
(35,128,244
,904)
(9,606,478
,862)
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 430
(1,073,860,0
00)
(1,073,860,0
00)
1. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 431

(1,073,860
,000)
(1,073,860
,000)
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 440
220,502,535,4
49
545,342,020,4
93
(Nguồn: Kế toán)
Sinh viên: Nguyễn Thị T. Hương
Lớp: QTKD – K39
11
KẾ HOẠCH KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY TNHH
CÔNG NGHIỆP NHÔM THÀNH LONG
1.3. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật
1.3.1. Đặc điểm về sản phẩm
Với thế mạnh là đầu tư từ nguồn vốn vay ưu đãi lãi suất thấp, dây chuyền
công nghệ thuộc thế hệ hiện đại nhất của Đài Loan và nghiêm túc thực hiện
hệ thống quản lý chất lượng ISO 9002-2000 nên các sản phẩm nhôm hợp kim
mang thương hiệu VN ADA của Công ty TNHH Công nghiệp nhôm Thành Long
đã nhanh chóng được khách hang trong cả nước tín nhiệm.
Năm 2001, sau khi điều tra, nghiên cứu kỹ thị trường, Cty Thành Long
thuộc Sở Giao thông công chính Hải Phòng đã quyết định đầu tư dự án (DA) xây
dựng Nhà máy nhôm hợp kim định hình công suất 6.000 tấn/năm. Dự án có tổng
mức đầu tư trên 147,6 tỷ đồng từ nguồn vay ưu đãi của Quỹ Hỗ trợ phát triển.
Nhà máy khánh thành và bắt đầu hoạt động từ trung tuần tháng 5/2004. Các sản
phẩm nhôm hợp kim định hình ADA đa dạng, phong phú, phục vụ cho các ngành
công nghiệp: chế tạo ôtô, đãng tàu, xe lửa, block máy, linh kiện điện tử, điện
lạnh Dây chuyền công nghệ sản xuất khép kín từ nhôm thỏi nguyên liệu nhập

khẩu qua nấu luyện thành hợp kim nhôm, ép đùn ra các thanh nhôm định hình sau
đã oxy hoá, nhuộm màu, phủ sơn điện hoá ra sản phẩm. Phân xưởng nấu đúc
được trang bị lò nấu luyện hợp kim nhôm có dung lượng 10 tấn/năm đốt bằng khí
gas có thể nấu luyện các mác hợp kim nhôm 6061, 6063, 7075 và được trang bị
máy phân tích quang phổ ASSUR (Thụy Sĩ) thế hệ hiện đại nhất để kiểm tra, điều
chỉnh để sản xuất ra các hợp kim có thành phần chuẩn xác theo yêu cầu. Phân
xưởng ép đùn được trang bị máy ép đùn 2.750 UST (tấn Mỹ) là máy có lực ép lớn
mà các nhà máy nhôm hợp kim định hình khác ở VN chưa trang bị được. Loại
máy này có thể ép ra các sản phẩm có kích thước lớn tới 200 mm như ống phi
200 mm, các thanh U200, I 200 Điểm khác biệt của các sản phẩm nhôm hợp
kim định hình so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường là: màu của màng
Sinh viên: Nguyễn Thị T. Hương
Lớp: QTKD – K39
12
KẾ HOẠCH KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY TNHH
CÔNG NGHIỆP NHÔM THÀNH LONG
sơn phủ có thể tuỳ chọn với độ dày, độ bám, độ bóng, độ cứng cao; đẹp và bền.
Dây chuyền phủ phim có thể phủ lên bề mặt sản phẩm lớp nhựa polyme có dạng
vân gỗ hoặc vân đá thiên nhiên. Để thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm trên thị
trường toàn quốc, Cty Thành Long đã thành lập một loạt chi nhánh, văn phòng
đại diện trên toàn quốc và có kế hoạch tiếp cận những khách hàng lớn. Đồng thời
Cty đang tiến hành các hoạt động nhằm quảng bá sản phẩm ra thị trường các
nước trong khu vực. Chính vì coi chữ tín là quan trọng nên ngay cả trong điều
kiện giá nguyên liệu đầu vào tăng tới 35 - 49% nhưng giá sản phẩm của Cty tăng
không đáng kể chỉ từ 46.000đ/kg lên 52.000đ/kg với chất lượng đảm bảo đúng
tiêu chuẩn đã đăng ký.
Với công nghệ đúc rút – bán liên tục đồng bộ có thể nấu, luyện, đúc tất cả
các mác hợp kim thỏa mãn yêu cầu của khách hàng. Nhà máy đang sử dụng 05
giàn máy ép đùn, sản xuất theo công nghệ Đài Loan, đáp ứng được tất cả các sản
phẩm có kích thước nhỏ, vừa và lớn với độ cứng và tính năng khác nhau tùy theo

yêu cầu của sản phẩm.
Để đáp ứng được nhu cầu, chất lượng cũng nhờ thị hiếu của khách hàng,
công ty đang sử dụng dây chuyền oxy hóa nhuộm màu của Đài Loan với 32 bể
công nghệ dùng để xử lý bề mặt cùng với 02 dây chuyền sơn tĩnh điện và phủ
phim được nhập khẩu từ Italy nhà máy đã sản xuất ra các sản phẩm đa dạng về
màu sắc, ổn định về chất lượng và có độ bền về cơ học. Nhiều những sản phẩm
mang tính mỹ thuật cao đáp ứng được những đơn hàng đặc chủng, yêu cầu kỹ
thuật cao.
Đồng thời công ty được đầu tư công nghệ hiện đại, đồng bộ từng dây
chuyền và hoàn toàn khép kín, cùng với đội ngũ cán bộ kỹ sư, công nhân lành
nghề, nhiều kinh nghiệm được đào tạo trong và ngoài nước đến nay sản phẩm của
Sinh viên: Nguyễn Thị T. Hương
Lớp: QTKD – K39
13
KẾ HOẠCH KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY TNHH
CÔNG NGHIỆP NHÔM THÀNH LONG
nhà máy đã được khách hàng trong nước tin dùng và từng bước đáp ứng các đơn
hàng xuất khẩu
Bảng 1: Đặc tính cơ học của hợp kim Nhôm
1.3.2. Đặc điểm về kỹ thuật công nghệ
Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất
Sinh viên: Nguyễn Thị T. Hương
Lớp: QTKD – K39
Đặc
tính
Mác
hợp kim
6061 6063 5083 7075
Giới hạn
bền kéo

180-260
Mpa
145-205
Mpa
270 Mpa
530-
540Mpa
Độ giãn dài 8-16 % 8-10 %
__ __
Độ cứng 30 HV 65-80 HV __ 150 HV
Chiều
dày lớp
Anod
hoá
Nhôm
dân
dụng
10-15àm 10-15àm 10-15àm 10-15àm
Nhôm
công
nghiệp
20-30àm 20-30àm 20-30àm 20-30àm
14
KẾ HOẠCH KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY TNHH
CÔNG NGHIỆP NHÔM THÀNH LONG
Sinh viên: Nguyễn Thị T. Hương
Lớp: QTKD – K39
15
Phế liệu
Nhôm

thỏi
Hợp kim trung
gian
Nấu luyện
Phụ gia
Điều chỉnh theo mác hợp
kim
Đúc
Phôi nhôm φ
4’’,L=6m
Phôi nhôm φ 6’’,L=6m Phôi nhôm φ 9’’,L=6m
Cưa cắt theo kích thước phù hợp
Lò nung phôi, máy cắt
nóng
Lò gia nhiệt cho phôi Lò gia nhiệt cho
phôi
Khuôn
Khuôn Khuôn
Lò nung Lò nung Lò nung
Máy ép đùn 690 tấn Máy ép đùn 1460 tấn
Máy ép đùn 2750
tấn
Hệ thống phụ trợ dài
27m
Hệ thống phụ trợ dài
35m
Hệ thống phụ trợ dài 75
m
Thanh nhôm hình Thanh nhôm hình Thanh nhôm hình
Lò xử lý cơ tính Lò xử lý cơ tính

Đánh bóng bề mặt Đập dữ liệu Đánh bóng bề mặt
Ôxy hoá và nhuộm Sản phẩm
KẾ HOẠCH KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY TNHH
CÔNG NGHIỆP NHÔM THÀNH LONG
Trên công nghệ của Phân xưởng ép đùn, phôi nhôm được chuyển từ phân
xưởng nấu đúc sang, có quy cách như sau: φ 4’’, φ 6’’, φ 9’’ và L = 6m. Loại billet
có kích thước nhỏ (φ 4’’, φ 6’’) được đem đi cưa cắt theo sự tính toán công nghệ đã
định sẵn để cung cấp cho dây chuyền ép đùn nhôm hợp kim 690 tấn và 1460 tấn.
Còn lai φ 9’’ thì được đưa trực tiếp vào lò nung phôi nhôm và máy cắt nóng. Ở đây
billet được nung đến nhiệt độ theo yêu cầu công nghệ và sau đã được máy cắt nóng
sẽ cắt thành từng đoạn ngắn nhỏ theo yêu cầu đã tính toán để phù hợp với máy ép
đùn và công nghệ.
Billet sau khi cắt được đưa vào lò nung đến nhiệt độ 400-500 độ C. Mặt
khác khuôn của các máy cắt cũng được nung đến nhiệt độ trên. Sau đã nó được đưa
vào hộp khuôn và gá chặt trên máy ép đùn. Khi billet đạt đến nhiệt độ thích hợp sẽ
được điều khiển để tự động chuyển tới máy ép đùn nhờ hệ thống bàn tải. Ở đây
billet được máy ép đùn nhận và đưa vào buồng ép để thực hiện quá trình ép đùn
Tất cả các quá trình này được điều khiển một cách tự động nhờ hệ thống
điều khiển của máy ép đùn, lò gia nhiệt cho billet, lò gia nhiệt cho khuôn. Hệ thống
điều khiển của lò gia nhiệt cho billet sẽ tự động khống chế nhiệt độ trong lò, khống
chế tốc độ chuyển động của billet và thời gian cài đặt. Hệ thống điều khiển tự động
của lò gia nhiệt cho khuôn cũng vậy, đồng hồ hiện thì luôn thông báo trạng thái
hoạt động của lò và tự động khống chế theo yêu cầu đã được đặt sẵn
Khi billet đưa vào buồng ép, cần máy và máy ép đùn sẽ đẩy piton vào
buồng ép để ép vật liệu chảy qua khuôn, khi đi qua khuôn thanh nhôm sẽ có hình
dạng và kích thước như đã định sẵn trên lỗ khuôn ép. Thanh nhôm khi đi qua
khuôn do cơ tính chưa ổn định (rất mềm), dễ bị méo, dập, xước. Vì vậy nó cần đi
qua hệ thống phụ trợ nằm phía sau máy ép đùn để bảo vệ thanh nhôm và tôi sơ bộ
để thanh nhôm đạt được độ cứng cần thiết.
Cuối cùng thanh nhôm được xếp lên xe hoá già và đưa vào lò xử lý cơ

tính. Lò xử lý cơ tính sẽ duy trì nhiệt độ của thanh nhôm trong khoảng 170
o
C -
Sinh viên: Nguyễn Thị T. Hương
Lớp: QTKD – K39
16
KẾ HOẠCH KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY TNHH
CÔNG NGHIỆP NHÔM THÀNH LONG
200
o
C trong vòng 4-8h sau đã được làm nguội ngoài không khí đến nhiệt độ
thường. Sản phẩm sau khi được hoá già một phần theo yêu cầu sẽ được đưa đi
đánh bóng bề ngoài mặt và cuối cùng tất cả các sản phẩm được đập mã ký hiệu
của công ty rồi chuyển sang phân xưởng oxy hoá nhộm màu để thực hiện công
đoạn tiếp theo
Ngoài ra còn có bộ phận xử lý phế liệu. Tất cả các nguyên công trong dây
chuyền bất kỳ nguyên công nào cũng có thể sản sinh ra phế liệu. Nhưng đối với
phân xưởng ép đùn có các nguyên công sinh ra phế liệu nhiều nhất.
1.3.4. Tình hình vật tư:
Công ty TNHH công nghiệp nhôm Thành Long là doanh nghiệp có quy
mô lớn, sản phẩm đầu ra nhiều về số lượng, đa dạng về chủng loại và mặt hàng.
Do vậy là yếu tố đầu vào của Công ty cũng bao gồm nhiều chủng loại ( khoảng
600 đến 700 loại ) số lượng mỗi loại tương đối lớn , có nhiều đặc điểm và đơn vị
tính khác nhau .
Doanh nghiệp nhập kho chủ yếu là nguyên vật liệu mua ngoài và vật liệu
sản xuất mua trong nước. Nguyên vật liệu chính dùng để sản xuất là nhôm
nguyên chất, nguyên vật liệu này công ty không tự sản xuất được mà tiến hành
nhập khẩu ở nước ngoài do vậy mặt hàng nhôm sạch phụ thuộc vào giá cả thị
trường London nên chịu ảnh hưởng rất lớn khi giá cả tăng giảm thất thường và
không theo một quy luật nhất định Để bảo quản tốt nhôm, Công ty cần phải đề

ra những yêu cầu cần thiết đối với trang thiết bị tại kho, nhôm thường được đặt ở
những nơi khô ráo và thoáng mát tránh tình trạng để nhôm bên ngoài không khí
lâu dài gây hiện tượng ôxy hoá bề mặt nhôm làm giảm chất lượng sản phẩm.Hệ
thống phân xưởng của Công ty chia thành 6 loại bao gồm:
- Phân xưởng đúc
- Phân xưởng ép đùn
- Phân xưởng oxy hoá
- Phân xưởng sơn tĩnh điện
- Ban cơ điện
- Phân xưởng khuôn
Sinh viên: Nguyễn Thị T. Hương
Lớp: QTKD – K39
17
KẾ HOẠCH KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY TNHH
CÔNG NGHIỆP NHÔM THÀNH LONG
Các phân xưởng của Công ty được sắp xếp hợp lý phân xưởng đều được
trang thiết bị cần thiết cho việc bảo quản và hoạt động do đó chất lượng vật tư
được bảo quản tốt .
Tại đơn vị sản xuất như Công ty TNHH CN nhôm Thành Long với đặc
điểm nguyên vật liệu đa dạng phức tạp thì khối lượng công việc hạch toán do hai
người đảm nhiệm . Một người phụ trách kế toán vật liệu chính, người phụ trách
vật liệu phụ và phụ tùng thay thế , người còn lại phụ trách nhiên liệu và phế liệu .
Việc hạch toán tổng hợp và chi tiết nguyên vật liệu , chủ yếu thực hiện
trên máy tính . Kế toán hàng ngày có nhiệm vụ thu nhập , kiểm tra chứng từ như :
Phiếu xuất kho , phiếu nhập kho sau đó định khoản đối chiếu với sổ sách của thủ
kho như thủ kho như thẻ kho. Dữ liệu đựơc nhập vào máy, máy sẽ tự động tính
các chỉ tiêu còn lại như : Tính giá, tình hình nhập - xuất– tồn nguyên vật liệu,
bảng tổng hợp nhập- xuất- tồn, các báo cáo theo yêu cầu của kế toán để phục vụ
cho công tác hạch toán.
Phân loại Nguyên vật liệu ở Công ty TNHH CN nhôm Thành Long

Công ty dựa vào công dụng và tình hình sử dụng của vật liệu để phân
thành các loại sau :
- Vật liệu chính : Nhôm sạch
- Vật liệu phụ : Nhôm phế, Silic nguyên chất, nhôm đồng, nhôm crôm,
nhôm tianbo, magie, chất tạo xỉ, chất tinh luyện, khí nitơ, khí nitơ, hồ xây dựng,
bột tan, tấm lọc, giấy silíc
- Hoá chất, khí: H
2
SO
4
, chế phẩm làm sạch bề mặt kim loại (AC, ADD),
NaOH, HNO
3,
Niken florua (SL-2), chất làm tăng nồng độ F2 trong bể lấp lỗ,
CH3COOH, SnSO
4
, chất ổn định màu nâu DTS, dung môi (IPA, BCS), HCl,
NH
3
, đồng sunphat, …
- Nhiên liệu : Than , xăng , dầu diezen ,điện …
- Mặt hàng khuôn
- Phế liệu : nhôm phế đóng bánh, nhôm phế thỏi và nhôm phế đầu chày,
nhôm phoi và xỉ.
- Để thuận tiện cho việc quản lý nguyên vật liệu kế toán nhập sổ “ Danh
điểm vật tư ” sổ này được lưu trữ trên máy tính .
Sinh viên: Nguyễn Thị T. Hương
Lớp: QTKD – K39
18
KẾ HOẠCH KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY TNHH

CÔNG NGHIỆP NHÔM THÀNH LONG
CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ KẾ HOẠCH KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ
ĐỊNH TẠI CÔNG TY TNHH CÔNG NGHIỆP NHÔM THÀNH LONG
2.1. Cơ sở lý luận về khấu hao TSCĐ trong doanh nghiệp
2.1.1. Khái niệm và đặc điểm TSCĐ.
a/ Khái niệm TSCĐ
Các doanh nghiệp để tiến hành sản xuất kinh doanh phải có các nguồn lực.
Trong đó tài sản là nguồn lực không thể thiếu, là một trong những điều kiện ban
đầu để các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh. Tài sản trong đó được
chia là 2 loại là tài sản cố định (TSCĐ) và tài sản lưu động (TSLĐ)
Vậy, TSCĐ là những tài sản có giá trị ban đầu lớn, thời gian sử dụng dài
và tài sản được coi là TSCĐ khi nó hội đủ 4 tiêu chuẩn sau:
- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó.
- Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy.
- Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm.
- Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành.
b/ Đặc điểm TSCĐ
Xuất phát là tài sản có giá trị lớn và thời gian sử dụng dài. Vì vậy TSCĐ
tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh. Khi tham gia vào quá trình sản
xuất kinh doanh TSCĐ bị hao mòn dần và giá trị của nó được chuyển dịch dần dần
vào chi phí hoạt động kinh doanh dưới hình thức khấu hap để thu hồi vốn đầu tư.
Khác với những đối tượng lao động, TSCĐ hầu như giữ nguyên hình thái
vật chất ban đầu cho đến lúc hư hỏng.
2.1.2. Phân loại TSCĐ
a/ Theo hình thái biểu hiện của TSCĐ
TSCĐ của doanh nghiệp được chia thành TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình.
Sinh viên: Nguyễn Thị T. Hương
Lớp: QTKD – K39
19
KẾ HOẠCH KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY TNHH

CÔNG NGHIỆP NHÔM THÀNH LONG
- TSCĐ hữu hình là những TSCĐ có hình thái vật chất và được chia thành
các nhóm sau:
+ Nhà cửa vật kiến trúc: là TSCĐ của doanh nghiệp được hình thành sau
quá trình thi công xây dựng như trụ sở làm việc, nhà kho, hàng rào,
+ Máy móc thiết bị: là toàn bộ các loại máy móc thiết bị dùng trong hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp như máy móc chuyên dùng, thiết bị công tác,
+ Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn: là các phương tiện vận tải đường
sắt, đường bộ, đường không, đường ống và các thiết bị truyền dẫn,
+ Thiết bị dụng cụ quản lý: là những thiết bị dụng cụ dùng trong công tác
quản lý, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như máy tính phục vụ quản lý,
thiết bị điện tử,
+ Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm: là các vườn cây
lâu năm như vườn cà phê, vườn chè, vườn cây ăn quả, Súc vật làm việc và cho
sản phẩm như ngựa, trâu, bò,
+ Các loại TSCĐ khác: là toàn bộ các TSCĐ khác chưa liệt kê vào năm
loại trên như tranh ảnh, tác phẩm nghệ thuật,
- TSCĐ vô hình: là những tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện một
lượng giá trị đã được đầu tư (đạt tiêu chuẩn giá trị TSCĐ) để đem lại lợi ích kinh
tế lâu dài cho doanh nghiệp (trên 1 năm) thuộc TSCĐ vô hình có: quyền sử dụng
đất có thời hạn, quyền phát hành, bản quyền, bằng sáng chế, nhãn hiệu hàng hóa,
phần mềm máy tính, giấy phép hoặc giấy nhượng quyền, lợi thế thương mại,
b/ Phân loại TSCĐ theo quyền sở hữu
Cách phân loại này dưah trên cơ sở quyền định đoạt của DN đối với TSCĐ
hiện có. Theo cách này TSCĐ chia làm 2 loại là TSCĐ tự có và TSCĐ thuê ngoài:
- TSCĐ tự có của doanh nghiệp là những TSCĐ được xây dựng mua sắm
hoặc chế tạo bằng nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp hoặc bằng nguồn vốn
Sinh viên: Nguyễn Thị T. Hương
Lớp: QTKD – K39
20

KẾ HOẠCH KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY TNHH
CÔNG NGHIỆP NHÔM THÀNH LONG
vay. Đối với những TSCĐ này doanh nghiệp được quyền định đoạt như nhượng bán,
thanh lý, Trên cơ sở chấp hành đúng quy định, thủ tục pháp luật của nhà nước.
- TSCĐ thuê ngoài là những TSCĐ mà doanh nghiệp được chủ tài sản
nhượng quyền sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định ghi trên hợp đồng
thuê. Theo phương thức thuê, hợp đồng thuê tài sản được chia làm 2 loại: thuê
hoạt động và thuê tài chính. Trong đó căn cứ vào tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ của
nhà nước thì chỉ có tài sản thuê tài chính mới có đủ điều kiện để trở thành TSCĐ.
TSCĐ thuê tài chính là tài sản mà bên cho thuê có sự chuyển giao phần lớn
rủi ro và gắn liền với quyền sở hữu tài sản cho bên thuê. Quyền sở hữu tài sản có
thể chuyển giao vào cuối thời hạn thuê.
c/ Phân loại theo mục đích và tình hình sử dụng
Theo cách phân loại này, TSCĐ trong doanh nghiệp được chia làm 4 loại:
- TCSĐ dùng cho kinh doanh: là những TSCĐ hữu hình, vô hình được
dùng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- TSCĐ hành chính sự nghiệp la những TSCĐ được nhà nước hoặc cấp
trên hoặc do doanh nghiệp mua sắm, xây dựng bằng nguồn kinh phí sự nghiệp và
được sử dụng cho các hoạt động hành chính sự nghiệp.
- TSCĐ dùng cho mục đích phúc lợi là những TSCĐ được hình thành từ
quỹ phúc lợi, do doanh nghiệp quản lý và sử dụng cho các mục đích phúc lợi.
- TSCĐ chờ xử lý là những TSCĐ bị hư hỏng chờ xử lý, thanh lý hoặc
những tài sản không cần dùng, tài sản đang tranh chấp,
2.1.3. Khái quát chung về hao mòn TSCĐ, khấu hao TSCĐ.
2.1.3.1. Hao mòn TSCĐ
Hao mòn của TSCĐ là sự giảm dần giá trị của TSCĐ trong quá trình sử
dụng do tham gia vào quá trình kinh doanh bị cọ sát, bị ăn mòn hoặc do tiến bộ
kỹ thuật.
Sinh viên: Nguyễn Thị T. Hương
Lớp: QTKD – K39

21
KẾ HOẠCH KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY TNHH
CÔNG NGHIỆP NHÔM THÀNH LONG
TSCĐ của doanh nghiệp bị hao mòn dưới hai hình thức: hao mòn hữu hình
(HMHH) và hao mòn vô hình (HMVH) .
- Hao mòn hữu hình.
Hao mòn hữu hình của TSCĐ là sự hao mòn về vật chất, về thời gian sử
dụng và giá trị của TSCĐ trong quá trình sử dụng.
Việc xác định rõ nguyên nhân của những hao mòn hữu hình TSCĐ sẽ giúp
cho các doanh nghiệp đưa ra những biện pháp cần thiết, hữu hiệu để hạn chế nó.
- Hao mòn vô hình.
Đồng thời với sự hao mòn hữu hình của TSCĐ lại có sự hao mòn vô hình.
Hao mòn vô hình của TSCĐ là hao mòn thuần tuý về mặt giá trị của TSCĐ. Hao
mòn vô hình của TSCĐ có thể do nhiều nguyên nhân.
Mất giá trị của TSCĐ do việc tái sản xuất TSCĐ cùng loại mới rẻ hơn.
Hình thức hao mòn vô hình này là kết quả của việc tiết kiệm hao phí lao động xã
hội hình thành nên khi xây dựng TSCĐ.
Mất giá trị của TSCĐ do năng suất thấp hơn và hiệu quả kinh tế lại ít hơn
khi sử dụng so với TSCĐ mới sáng tạo hiện đại hơn về mặt kỹ thuật. Ngoài ra,
TSCĐ có thể bị mất giá trị hoàn toàn do chấm dứt chu kỳ sống của sản phẩm, tất
yếu dẫn đến những TSCĐ sử dụng để chế tạo cũng bị lạc hậu, mất tác dụng.
Như vậy không những hao mòn hữu hình của TSCĐ làm cho mức khấu
hao và tỷ lệ khấu hao có sự thay đổi mà ngay cả hao mòn vô hình của TSCĐ cũng
làm cho mức khấu hao và tỷ lệ khấu hao có sự thay đổi nữa.
Do đó biện pháp có hiệu quả nhất để khắc phục hao mòn vô hình là doanh
nghiệp phải coi trọng đổi mới khoa học kỹ thuật công nghệ, sản xuất, ứng dụng
kịp thời các thành tựu tiến bộ khoa học kỹ thuật. Điều này có ý nghĩa quyết định
trong việc tạo ra các lợi thế cho doanh nghiệp trong cạnh tranh trên thị trường.
2.1.3.2. Khấu hao TSCĐ.
Sinh viên: Nguyễn Thị T. Hương

Lớp: QTKD – K39
22
KẾ HOẠCH KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY TNHH
CÔNG NGHIỆP NHÔM THÀNH LONG
Khấu hao TSCĐ là quá trình tính toán và phân bổ một cách có hệ thống
nguyên giá của TSCĐ vào chi phí kinh doanh trong từng thời kỳ hạch toán.
Như vậy hao mòn TSCĐ là một hiện tượng khách quan làm giảm giá trị và
giá trị sử dụng của TSCĐ, còn khấu hao TSCĐ là một biện pháp chủ quan trong
quản lý nhằm thu hồi lại giá trị đã bị hao mòn.
Mục đích của việc trích khấu hao TSCĐ là:
- Giúp cho doanh nghiệp tính đúng, tính đủ chi phí sử dụng TSCĐ để thu
hồi lại vốn đầu tư vào TSCĐ khi chúng bị hư hỏng hoặc thời gian kiểm soát hết
hiệu lực.
- Giúp doanh nghiệp có nguồn vốn để tái đầu tư mua sắm khi vần thiết.
- Về diện kinh tế: khấu hao cho phép doanh nghiệp phản ánh được giá trị
thực của tài sản (giá trị còn lại) đồng thời làm giảm lợi nhuận dòng của doanh
nghiệp.
2.1.2.3.Phương pháp tính khấu hao TSCĐ trong doanh nghiệp .
Theo quy định hiện hành của Bộ trưởng Bộ tài chính thì mọi TSCĐ của
doanh nghiệp có liên quan đến hoạt động kinh doanh đều phải tính khấu hao, mức
tính khấu hao TSCĐ được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
Có rất nhiều phương pháp khác nhau để tính khấu hao TSCĐ trong các
doanh nghiệp. Mỗi phương pháp có những ưu nhược điểm riêng. Việc lựa chọn
đúng đắn phương pháp khấu hao TSCĐ có ý nghĩa quan trọng trong công tác
quản ý vốn cố định trong các doanh nghiệp. Thông thường có các phương pháp
khấu hao cơ bản sau:
* Phương pháp khấu hao bình quân (còn gọi là phương pháp khấu hao
theo đường thẳng).
Đây là phương pháp khấu hao đơn giản nhất, được sử dụng phổ biến để
tính khấu hao các loại TSCĐ trong doanh nghiệp. Theo phương pháp này, tỷ lệ và

Sinh viên: Nguyễn Thị T. Hương
Lớp: QTKD – K39
23
KẾ HOẠCH KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY TNHH
CÔNG NGHIỆP NHÔM THÀNH LONG
mức khấu hao hàng năm được xác định theo mức không đổi trong suốt thời gian
sử dụng TSCĐ :
M
KH
= Nguyên giá của TSCĐ x Tỷ lệ khấu hao năm
Tỷ lệ khấu hao năm = M
KH
/ NG x 100% hay T
KH
= 1/T x 100%
Các ký hiệu:
M
KH
: Mức tính khấu hao trung bình hàng năm.
T
KH
: Tỷ lệ khấu hao trung bình hàng năm.
NG: Nguyên giá của TSCĐ.
T: Thời gian sử dụng của TSCĐ (năm).
Nếu doanh nghiệp trích cho từng tháng thì lấy số khấu hao phải trích cả
năm chia cho 12 tháng.
Tuy nhiên trong thực tế phương pháp khấu hao bình quân có thể sử dụng
với nhiều sự biến đổi nhất định cho phù hợp với đặc điểm sử dụng của TSCĐ
trong từng ngành, từng doanh nghiệp, có thể nêu ra một số trường hợp sau:
• Tỷ lệ khấu hao và mức khấu hao được xác định theo công thức trên là

trong điều kiện sử dụng bình thường. Trong thực tế nếu được sử dụng trong điều
kiện thuận lợi hoặc khó khăn hơn mức bình thường thì doanh nghiệp có thể điều
chỉnh lại tỷ lệ khấu hao và mức khấu hao bình quân hàng năm cho phù hợp bằng
cách điều chỉnh thời hạn khấu hao từ số năm sử dụng tối đa đến số năm sử dụng
tối thiểu đối với từng loại TSCĐ hoặc nhân tỷ lệ khấu hao trung bình hàng năm
với hệ số điều chỉnh.
T

= T
kh
x H
đ
Trong đó:
T

: Tỷ lệ khấu hao điều chỉnh.
T
kh
: Tỷ lệ khấu hao trung bình hàng năm.
H
đ
: Hệ số điều chỉnh (H
đ
> 1 hoặc H
đ
< 1).
Sinh viên: Nguyễn Thị T. Hương
Lớp: QTKD – K39
24
KẾ HOẠCH KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY TNHH

CÔNG NGHIỆP NHÔM THÀNH LONG
• Tỷ lệ khấu hao bình quân hàng năm có thể tính cho từng TSCĐ cá biệt
(khấu hao bình quân cá biệt) hoặc trích cho từng nhóm, từng loại TSCĐ hoặc
toàn bộ các nhóm, loại TSCĐ của doanh nghiệp (khấu hao bình quân tổng hợp).
Trên thực tế việc tính khấu hao theo từng TSCĐ cá biệt sẽ làm tăng khối lượng
công tác tính toán và quản lý chi phí khấu hao. Vì thế doanh nghiệp thường sử
dụng phương pháp khấu hao bình quân tổng hợp trong đó mức khấu hao trung
bình hàng năm được tính cho từng nhóm, từng loại TSCĐ.
VD : Trong công ty H mua 1 TSCĐ (mới 100%) với nguyên giá là 300
triệu đồng. Thời gian sử dụng 10 năm, tỷ lệ khấu hao năm sẽ là 10%.
M
KH
= 300 x 10% = 30 triệu đồng (khấu hao theo năm)
M
KH (tháng)
= 30 : 12 = 2,5 triệu đồng
Nhìn chung, phương pháp khấu hao bình quân được sử dụng phổ biến là
do ưu điểm của nó. Đây là phương pháp tính toán đơn giản, dễ hiểu. Mức khấu
hao được tính vào giá thành sản phẩm sẽ ổn định và như vậy sẽ tạo điều kiện ổn
định giá thành sản phẩm. Tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, trong doanh
nghiệp sử dụng phương pháp khấu hao bình quân tổng hợp cho tất cả các loại
TSCĐ của doanh nghiệp thì sẽ giảm được khối lượng công tác tính toán, thuận lợi
cho việc lập kế hoạch KHTSCĐ của doanh nghiệp. Tuy nhiên nhược điểm của
phương pháp này là không phản ánh chính xác mức độ hao mòn thực tế của
TSCĐ và đồng thời giá thành sản phẩm trong các thời kỳ sử dụng TSCĐ sẽ
không giống nhau. Hơn nữa, do tính bình quân nên khả năng thu hồi vốn đầu tư
chậm và như vậy không thể hạn chế ảnh hưởng bất lợi của HMVH đối với TSCĐ
trong doanh nghiệp.
* Phương pháp khấu hao giảm dần
Người ta thường sử dụng phương pháp khấu hao giảm dần để khắc phục

những nhược điểm của phương pháp khấu hao bình quân. Phương pháp khấu hao
này được sử dụng nhằm mục đích đẩy nhanh mức KHTSCĐ trong năm đầu sử
Sinh viên: Nguyễn Thị T. Hương
Lớp: QTKD – K39
25

×