TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHUYÊN NGÀNH LUẬT KINH DOANH QUỐC TẾ
***
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
XÂY DỰNG VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
Sinh viên thực hiện : Hoàng Ngọc Anh
Lớp : Anh 1
Khóa : 45
Giáo viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Tuyết Nhung
Hà Nội, tháng 05/ 2010
MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 3
I. Khái niệm Văn hóa doanh nghiệp 3
1. Khái niệm Văn hóa 3
2. Văn hóa, Văn hóa kinh doanh và Văn hóa doanh nghiệp 5
3. Khái niệm Văn hóa doanh nghiệp 7
3.1. Văn hóa doanh nghiệp 7
3.2. Nguồn gốc của Văn hóa doanh nghiệp 8
3.3. Cấu trúc Văn hóa doanh nghiệp 10
II. Vai trò của Văn hóa doanh nghiệp 15
1. Đối với doanh nghiệp 15
1.1. Tạo nên nét đặc trưng riêng cho doanh nghiệp 15
1.2. Điều phối, kiểm soát và định hướng hành vi của các thành viên 16
1.3. Tạo động lực làm việc và củng cố lòng trung thành của nhân viên 17
1.4. Giải quyết vấn đề xung đột cá nhân – tập thể 17
1.5. Khích lệ khả năng sáng tạo và đổi mới trong doanh nghiệp 18
1.6. Nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp 18
2. Đối với xã hội 19
III. Sự cần thiết phải xây dựng Văn hóa doanh nghiệp 19
IV. Nội dung xây dựng Văn hóa doanh nghiệp 20
1. Một số quan điểm chủ đạo khi xây dựng Văn hóa doanh nghiệp 20
2. Các bước xây dựng Văn hóa doanh nghiệp 22
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI
VIỆT NAM 29
I. Khái quát về Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam 29
1. Sự ra đời và phát triển của Văn hóa doanh nghiệp tại Việt Nam 29
2. Các yếu tố ảnh hưởng tới Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam 31
2.1. Văn hóa dân tộc 31
2.2. Môi trường kinh doanh 37
II. Thực trạng xây dựng Văn hóa doanh nghiệp tại Việt Nam 40
1. Nhận thức về Văn hóa doanh nghiệp của các doanh nghiệp Việt Nam 40
1.1. Nhận thức về khái niệm Văn hóa doanh nghiệp 41
1.2. Nhận thức về vai trò của Văn hóa doanh nghiệp 44
2. Thực trạng xây dựng Văn hóa doanh nghiệp tại Việt Nam 47
2.1. Mục đích và triết lý kinh doanh 47
2.2. Trình độ nhận thức của lãnh đạo doanh nghiệp 50
2.3. Tác phong văn hóa của đội ngũ nhân viên 52
2.4. Tình hình tổ chức hoạt động của doanh nghiệp 53
2.5. Các giá trị bề nổi của Văn hóa doanh nghiệp 58
2.6. Hoạt động giao tiếp của doanh nghiệp đối với xã hội 61
3. Đánh giá thực trạng xây dựng Văn hóa doanh nghiệp tại Việt Nam 65
3.1. Điểm mạnh 65
3.2. Điểm yếu 66
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TRONG THỜI
KỲ HỘI NHẬP 69
I. Bài học kinh nghiệm từ một số mô hình Văn hóa doanh nghiệp thành công
trên thế giới và tại Việt Nam 69
1. Một số doanh nghiệp thành công trong xây dựng Văn hóa doanh nghiệp 69
1.1. Walt Disney 69
1.2. IBM (International Business Machines Corporation) 72
1.3. Tập đoàn Việt Á 74
1.4. Công ty cổ phần tập đoàn Vina (Vinagame) 76
2. Bài học kinh nghiệm từ các mô hình Văn hóa doanh nghiệp thành công trên
thế giới và Việt Nam 78
II. Định hƣớng xây dựng Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam 80
III. Giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện công tác xây dựng Văn hóa doanh
nghiệp tại Việt Nam 81
1. Giải pháp từ phía Nhà nước 82
1.1. Tạo môi trường pháp lý thuận lợi và công bằng cho các doanh nghiệp 82
1.2. Cải tiến cơ cấu quản lý nhân sự trong cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước . 83
1.3. Nâng cao nhận thức về Văn hóa doanh nghiệp 84
1.4. Xây dựng các trung tâm tư vấn quản lý 85
2. Giải pháp từ phía Doanh nghiệp 85
2.1. Chú trọng xây dựng giá trị cốt lõi cho doanh nghiệp 85
2.2. Xây dựng mô hình Văn hóa doanh nghiệp tích cực, làm nền tảng cho sự
phát triển bền vững của doanh nghiệp 86
2.3. Bản thân nhà lãnh đạo doanh nghiệp cần là một tấm gương về Văn hóa
trong doanh nghiệp 88
2.4. Nâng cao ý thức về Văn hóa doanh nghiệp cho các thành viên trong doanh
nghiệp 88
2.5. Kết hợp các giá trị truyền thống và hiện đại trong xây dựng Văn hóa
doanh nghiệp 89
2.6. Tăng cường đầu tư vật chất cho xây dựng Văn hóa doanh nghiệp 90
KẾT LUẬN 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ BẢNG BIỂU
Tên Trang
Hình 1.1: Các bộ phận cấu thành Văn hóa doanh nghiệp 11
Hình 1.2: Mô hình 11 bước xây dựng Văn hóa doanh nghiệp 23
Bảng 2.1: Nhận thức của các doanh nghiệp Việt Nam về khái niệm
Văn hóa doanh nghiệp (năm 2003) 41
Bảng 2.2: Nhận thức của các doanh nghiệp Việt Nam về khái niệm
Văn hóa doanh nghiệp (năm 2006) 43
Bảng 2.3: Nhận thức của các doanh nghiệp Việt Nam về vai trò của
Văn hóa doanh nghiệp (năm 2003) 45
Bảng 2.4: Nhận thức của các doanh nghiệp Việt Nam về vai trò của
Văn hóa doanh nghiệp (năm 2006) 46
Bảng 2.5: Kết quả khảo sát về mục đích kinh doanh của các
doanh nghiệp Việt Nam 48
Bảng 2.6: Các khó khăn của doanh nghiệp khi xây dựng
và phát triển thương hiệu 60
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đã hơn ba năm kể từ khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150
của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, điều này đã mở ra cho Việt Nam cơ hội
lớn trong việc tiếp cận các thị trường mới, song cũng đem lại những thách thức
không nhỏ bởi lúc này mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là vô cùng gay gắt.
Đại đa số các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay có quy mô vừa và nhỏ, số doanh
nghiệp được gọi là lớn có lẽ chỉ đếm được trên đầu ngón tay, trong đó những doanh
nghiệp có tầm cỡ quốc tế thì càng hiếm hoi. Vậy điều gì có thể đảm bảo cho sự tồn
tại và phát triển của doanh nghiệp Việt Nam khi bước ra sân chơi lớn của thế giới?
Hơn bao giờ hết các doanh nghiệp hiểu rằng, muốn phát triển không chỉ cần quan
tâm đến lợi nhuận thể hiện qua kết quả kinh doanh, mà quan trọng hơn là làm thế
nào để các sản phẩm luôn mang đậm dấu ấn bản sắc của doanh nghiệp, làm thế nào
để đội ngũ nhân viên phát triển một cách toàn diện, để tinh thần và giá trị doanh
nghiệp được ghi nhận và đánh giá cao Muốn làm được những điều này, nhất thiết
các doanh nghiệp ngay từ bây giờ phải thấu hiểu tầm quan trọng mang ý nghĩa sống
còn và có những biện pháp xây dựng cho mình nền Văn hóa doanh nghiệp đặc
trưng, trên nền tảng bản sắc Văn hóa dân tộc Việt Nam.
Hiện nay, Văn hóa doanh nghiệp đang được trao đổi sôi nổi trên các diễn đàn
của các doanh nghiệp, các nhà quản lý cũng như trên các phương tiện thông tin đại
chúng. Đã có rất nhiều đề tài, luận án nghiên cứu về Văn hóa doanh nghiệp, nhìn
chung đều khẳng định sự cần thiết và tầm quan trọng của nó đối với doanh nghiệp.
Tuy nhiên cho đến nay, không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới vẫn chưa có khái
niệm chính thức về Văn hóa doanh nghiệp, tại sao Văn hóa ấy lại quan trọng và làm
thế nào để xây dựng nó vẫn là những vấn đề tranh luận đối với các học giả cũng như
các doanh nghiệp.
Văn hóa doanh nghiệp, một khái niệm tưởng mới mà cũng không hoàn toàn
mới, là một thách thức đối với bất cứ nhà quản trị doanh nghiệp nào. Trên cơ sở
2
niềm yêu thích đối với một vấn đề liên quan mật thiết đến ngành học của mình,
đồng thời mong muốn nghiên cứu nhằm tìm hiểu về thực trạng xây dựng Văn hóa
doanh nghiệp trong nước, tác giả đã lựa chọn đề tài khóa luận: “Xây dựng Văn hóa
doanh nghiệp tại Việt Nam – Thực trạng và giải pháp hoàn thiện”.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mục đích cơ bản của đề tài nhằm nghiên cứu một cách tương đối hệ thống về
Văn hóa doanh nghiệp để làm rõ và khẳng định tầm quan trọng của vấn đề này,
đồng thời nắm bắt thực trạng xây dựng Văn hóa doanh nghiệp tại Việt Nam. Từ đó
đưa ra một số kiến nghị đối với Nhà nước trong vai trò hỗ trợ và tạo điều kiện thuận
lợi cho các doanh nghiệp, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công
tác xây dựng Văn hóa doanh nghiệp cho các doanh nghiệp Việt Nam.
3. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được những mục đích nghiên cứu trên, khóa luận được thực hiện dựa
trên phương pháp thu thập, tổng hợp và phân tích tài liệu; quan sát, nhận định và
khái quát bản chất của vấn đề. Dựa trên những thông tin thu thập được, khóa luận
nghiên cứu, nhận xét và xử lý thông tin, từ đó đánh giá vấn đề được nghiên cứu.
4. Phạm vi nghiên cứu
Khóa luận nghiên cứu tổng quát về tình hình xây dựng Văn hóa doanh
nghiệp Việt Nam thời kỳ hội nhập, đồng thời tìm hiểu một số tấm gương thành công
trong xây dựng Văn hóa doanh nghiệp trên thế giới và tại Việt Nam.
5. Kết cấu khóa luận
Ngoài lời mở đầu và kết luận, nội dung khóa luận được chia thành 3 chương,
bao gồm:
Chương 1: Tổng quan về Văn hóa doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng xây dựng Văn hóa doanh nghiệp tại Việt Nam.
Chương 3: Một số giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện công tác xây dựng
Văn hóa doanh nghiệp tại Việt Nam trong thời kỳ hội nhập.
3
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
I. Khái niệm Văn hóa doanh nghiệp
1. Khái niệm Văn hóa
Có thể nói những khái niệm như văn hóa gia đình, văn hóa ứng xử, văn hóa
tâm linh hay văn hóa làng được nhắc đến không ít trong cuộc sống hiện nay. Nhắc
đến nhiều nhưng không có nghĩa là người ta hiểu nhiều về Văn hóa, bởi những khái
niệm có phần trừu tượng từ trước đến giờ vẫn luôn là vấn đề tranh luận nóng hổi
trong xã hội. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn rằng, phải tìm hiểu về Văn hóa
trước thì chúng ta mới có thể hiểu thế nào là Văn hóa doanh nghiệp. Lịch sử phát
triển đã chứng minh Văn hoá là yếu tố quan trọng nhất để phân biệt dân tộc này với
dân tộc khác, cá thể này với cá thể khác, nhóm người này với nhóm người khác
Văn hoá khẳng định sự phát triển, thể hiện sức mạnh của xã hội và dân tộc mà nó
đại diện. Vai trò to lớn của Văn hóa đã được ghi nhận khắp nơi trên thế giới. Chẳng
hạn, tại bảo tàng Kabul, Afganistan - một đất nước bị chiến tranh tàn phá liên miên,
hàng chục năm nay vẫn luôn khắc dòng chữ “Một dân tộc sống, nếu văn hoá của
dân tộc đó sống”. Còn theo Rabin Dranath Tagore, nhà văn Ấn Độ (1861-1941):
“trách nhiệm của mỗi dân tộc là thể hiện rõ bản sắc của mình trước thế giới”, ông
cho rằng nếu một dân tộc không mang lại cho thế giới điều gì, điều đó thật tệ hại, nó
còn xấu hơn sự diệt vong và sẽ không được lịch sử tha thứ. Bản thân vấn đề Văn
hóa rất đa dạng và phức tạp, do đó khi nghiên cứu tiếp cận dưới những góc độ khác
nhau sẽ dẫn đến nhiều khái niệm khác nhau xung quanh nội dung của Văn hóa.
Theo nghĩa gốc của từ, thuật ngữ “Văn hoá” xuất phát từ tiếng La Tinh:
“Cultus” có nghĩa là trồng trọt, chăm bón cây cối. Sau đó, từ “Cultus” được mở
rộng nghĩa sang lĩnh vực xã hội, hàm ý vun xới tinh thần, giáo dục đào tạo con
người theo hướng tốt đẹp hơn.
Theo phạm vi nghiên cứu rộng nhất, Văn hóa là tổng thể nói chung những
giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình tồn tại và phát
triển. Các giá trị vật chất có thể kể đến như đền chùa, cảnh quan, di tích lịch sử cũng
4
như các sản phẩm Văn hóa truyền thống, chẳng hạn tranh Đông Hồ, gốm Bát Tràng,
áo dài tứ thân… Còn giá trị tinh thần được thể hiện ở các phong tục tập quán, các
làn điệu dân ca hay chuẩn mực đạo đức của một dân tộc…Văn hóa có mặt trong tất
cả các hoạt động của con người cho dù đó chỉ là những suy tư thầm kín, những cách
giao tiếp ứng xử hay những hoạt động kinh tế, chính trị và xã hội…
Theo phạm vi nghiên cứu hẹp hơn, Văn hóa là những hoạt động và giá trị tinh
thần của con người. Trong phạm vi này, Văn hóa khoa học (toán học, vật lý, hóa
học…) và Văn hóa nghệ thuật (điện ảnh, văn học, âm nhạc…) được coi là hai phân
hệ chính của hệ thống Văn hóa.
Theo phạm vi hẹp hơn nữa, Văn hóa được xem như một ngành – ngành Văn
hóa nghệ thuật để phân biệt với các ngành kinh tế - kỹ thuật khác. Cách hiểu này
thường kèm theo cách đối xử sai lệch về Văn hóa: coi Văn hóa là lĩnh vực hoạt
động đứng ngoài kinh tế, sống được là nhờ trợ cấp của Nhà nước và “ăn theo” nền
kinh tế.
Các tài liệu nghiên cứu, sách vở, báo chí đã chỉ ra rất nhiều định nghĩa về
Văn hóa, đặc biệt phải kể đến ấn phẩm xuất bản năm 1952 “Văn hóa: Đánh giá một
cách toàn diện về các khái niệm và định nghĩa” được biên soạn bởi Alfred Kroeber
và Clyde Kluckhohn, cuốn sách đã trình bày 164 định nghĩa về Văn hóa. Chắc chắn
rằng đến thời điểm hiện tại, con số ấy hẳn phải lớn hơn nhiều. Vậy định nghĩa nào
về Văn hóa là phổ biến nhất, được thừa nhận nhiều nhất?
Khi nói đến Văn hóa, chắc chắn người ta sẽ nhắc ngay đến định nghĩa ngắn
gọn, xúc tích rất nổi tiếng của Édouard Herriot (1872 – 1957), một chính trị gia lỗi
lạc người Pháp: “Văn hóa là cái còn lại khi ta quên tất cả, là cái còn thiếu khi ta đã
học tất cả”. Như vậy Văn hóa là bản sắc của mỗi cá nhân, mỗi dân tộc, mỗi quốc
gia không ai có thể dễ dàng quên được.Tuy nhiên định nghĩa này mới chỉ thể hiện
được tầm quan trọng và mức độ bao trùm của Văn hóa mà lại thiếu đi tính cụ thể.
Xét về mức độ cụ thể của Văn hóa thì hiện nay, nhiều nhà nghiên cứu xã hội
học tán thành định nghĩa về Văn hóa của Tổng giám đốc UNESCO Federico
5
Mayor: “Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát và sống động mọi mặt
của cuộc sống (của mỗi cá nhân và cả cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ cũng
như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao thế kỷ, nó đã cấu thành một hệ thống
các giá trị, truyền thống thẩm mỹ và lối sống mà dựa vào đó từng dân tộc tự khẳng
định bản sắc riêng của mình”
1
.
Văn hóa là một vấn đề vừa trừu tượng vừa hữu hình, vừa có tính vững bền lại
không ngừng thay đổi. Thống nhất quan niệm về Văn hóa sẽ tạo điều kiện dễ dàng
hơn trong việc tiếp cận Văn hóa doanh nghiệp. Qua những tìm hiểu ở trên, có thể
rút ra một khái niệm về Văn hóa như sau: “Văn hóa là toàn bộ các giá trị vật chất
và giá trị tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình tồn tại và phát triển”.
2. Văn hóa, Văn hóa kinh doanh và Văn hóa doanh nghiệp
Một thời gian dài trước đây, trong xã hội tồn tại quan niệm Văn hóa và Kinh
doanh là hai lĩnh vực khác biệt, giữa chúng không có mối quan hệ nào cả. Giải thích
cho điều này là một lập luận như sau: Văn hóa hướng tới các giá trị của chân - thiện
- mỹ, còn Kinh doanh không có mục đích nào khác ngoài lợi nhuận. Tuy nhiên,
trong những năm gần đây quan niệm trên không còn phù hợp nữa. Văn hóa không
chỉ là thứ phúc lợi tinh thần, là cái đẹp để thưởng thức mà còn có mối quan hệ hữu
cơ với Kinh doanh. Văn hóa gắn bó chặt chẽ với các hoạt động sản xuất kinh doanh
và dịch vụ, bởi nhân tố chính góp mặt trong cả Văn hóa và Kinh doanh chính là con
người. Mỗi cá nhân trong doanh nghiệp đều thuộc một nền Văn hóa dân tộc cụ thể,
với một phần tính cách tuân theo các giá trị Văn hóa dân tộc đó. Khi tập hợp thành
một nhóm hoạt động vì mục tiêu chung – một doanh nghiệp, thì những cá nhân này
sẽ vẫn mang theo những nét nhân cách đó. Tổng hợp những nét nhân cách này sẽ
làm nên một phần tính cách của doanh nghiệp, đó là các giá trị Văn hóa dân tộc
không thể phủ nhận được. Do đó, bản thân Văn hóa doanh nghiệp là một nền tiểu
văn hóa nằm trong Văn hóa dân tộc.
1
Nguyễn Hoàng Ánh (2003), Giải pháp xây dựng Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập
khu vực và thế giới, Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Đại học Ngoại Thương, Hà Nội.
6
Thuật ngữ Văn hóa kinh doanh xuất hiện trước thuật ngữ Văn hóa doanh
nghiệp, khoảng thập kỷ 90 của thế kỷ trước. Tuy nhiên cho đến bây giờ vẫn còn tồn
tại sự nhầm lẫn giữa hai khái niệm này. Sự nhầm lẫn này bắt nguồn từ việc không
phân biệt rõ ràng về cấp độ của Văn hóa kinh doanh và Văn hóa doanh nghiệp.
Một số nhà nghiên cứu coi chủ thể của Văn hóa kinh doanh chính là các
doanh nghiệp, do đó Văn hóa kinh doanh chính là Văn hóa doanh nghiệp. Cách hiểu
này chủ yếu được các nhà nghiên cứu về quản trị kinh doanh chấp nhận, xuất phát
từ quan niệm coi kinh doanh là hoạt động đặc thù của doanh nghiệp. Tuy nhiên cách
hiểu này có phần hạn hẹp, vì mặc dù doanh nghiệp là chủ thể chính của mọi hoạt
động kinh doanh, nhưng kinh doanh cũng là một hoạt động phổ biến, liên quan mật
thiết đến mọi thành viên trong xã hội. Nếu thiếu sự tham gia của các thành viên xã
hội khác, chẳng hạn sự quản lý của Nhà nước, sự hưởng ứng của người tiêu dùng…
thì hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp khó có thể thành công.
Xuất phát từ quan niệm “Kinh doanh là hoạt động liên quan đến mọi thành
viên trong xã hội”, một số nhà nghiên cứu khác lại coi Văn hóa kinh doanh là một
phạm trù ở tầm cỡ quốc gia, do đó Văn hóa doanh nghiệp chỉ là một bộ phận của
Văn hóa kinh doanh. Cách hiểu này ngày càng được chấp nhận rộng rãi trong xã
hội. Theo đó, Văn hóa kinh doanh thể hiện phong cách kinh doanh của một dân tộc,
nó bao gồm các nhân tố rút ra từ Văn hóa dân tộc, được các thành viên trong xã hội
vận dụng vào hoạt động kinh doanh của mình (thói quen xem ngày giờ tốt của
người Trung Quốc ), và cả những giá trị triết lý mà các thành viên này tạo ra trong
quá trình kinh doanh (chẳng hạn như sự coi trọng thành công ở người Mỹ )
Cách hiểu thứ hai coi Văn hóa kinh doanh và Văn hóa doanh nghiệp là hai
khái niệm tách biệt, giúp chúng ta dễ dàng hơn trong việc tiếp cận Văn hóa doanh
nghiệp. Có thể nói Văn hóa doanh nghiệp là một phạm trù liên quan mật thiết tới
doanh nghiệp và Văn hóa kinh doanh của một nền kinh tế. Hay nói cách khác, Văn
hóa doanh nghiệp chính là sự thể hiện của Văn hóa kinh doanh ở mức độ công ty,
do đó cũng có thể coi nó là một bộ phận của Văn hóa kinh doanh.
7
3. Khái niệm Văn hóa doanh nghiệp
3.1. Văn hóa doanh nghiệp
Một đất nước sẽ không phát triển và dẫn đến suy vong nếu không bảo tồn
được nền văn hóa truyền thống dân tộc. Một gia đình sẽ không thể hạnh phúc và
hưng thịnh nếu không có gia phong - một lĩnh vực thuộc văn hóa gia đình. Cũng
như vậy, một doanh nghiệp sẽ không bảo vệ được sự nghiệp của mình nếu không có
một nền văn hóa đặc thù của ngành nghề gọi là Văn hóa doanh nghiệp.
Vậy Văn hóa doanh nghiệp là gì? Đây là một câu hỏi lớn đối với các học giả
cũng như các doanh nghiệp. Nhìn chung các quan điểm đều khẳng định Văn hóa
doanh nghiệp rất quan trọng, nhưng thực tế lại có nhiều cách hiểu hoàn toàn khác
nhau về vấn đề ấy. Văn hoá doanh nghiệp là văn hoá của một tổ chức vì vậy nó
không đơn thuần là văn hoá giao tiếp hay Văn hoá kinh doanh như cách nghĩ thông
thường. Văn hoá doanh nghiệp không phải là những khẩu hiệu của ban lãnh đạo
được treo trước cổng, trên hành lang hay trong phòng họp, đó chỉ là ý muốn, ý
tưởng. Những điều doanh nghiệp mong muốn có thể rất khác với những giá trị,
niềm tin, chuẩn mực được thể hiện trong thực tế và trong các hành vi của mỗi thành
viên doanh nghiệp. “Doanh nghiệp của chúng ta thực sự là gì?” khác với “Chúng ta
muốn doanh nghiệp mình như thế nào?”. Là một bộ phận của Văn hóa kinh doanh
và Văn hóa xã hội như đã được phân tích ở mục 2, Văn hóa doanh nghiệp cũng có
rất nhiều cách hiểu.
Ông Georges de Saite Marie - chuyên gia người Pháp về doanh nghiệp vừa
và nhỏ, đã đưa ra một định nghĩa như sau: “Văn hóa doanh nghiệp là tổng hợp các
giá trị, các biểu tượng, huyền thoại, nghi thức, các điều cấm kị, các quan điểm triết
học và đạo đức tạo thành nền móng sâu xa của doanh nghiệp”
2
. Có thể thấy định
nghĩa này mới chỉ tóm gọn những nhân tố cấu thành Văn hóa doanh nghiệp chứ
chưa đề cập đến mối quan hệ qua lại bên trong doanh nghiệp.
2
PGS. TS. Dương Thị Liễu (2008), Giáo trình Văn hóa kinh doanh, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội
8
Một số quan niệm khác thì cho rằng cách đơn giản nhất khi nghĩ về Văn hóa
doanh nghiệp đó là một trường năng lượng quyết định cách tư duy, hành động và
quan sát thế giới xung quanh của các thành viên trong doanh nghiệp. Ban đầu, phần
nhiều các giá trị Văn hóa doanh nghiệp được thể hiện thông qua các nguyên tắc,
quy định có tính chất bắt buộc, nhưng một khi đã được chấp nhận rộng rãi thì chúng
lại trở thành những giá trị, chuẩn mực và nguyên tắc bất thành văn chi phối hành vi
của mọi thành viên trong doanh nghiệp. Khi đó, Văn hóa doanh nghiệp đóng vai trò
như một “hệ điều hành” có tác động điều chỉnh từ các hoạt động thường nhật, sự
phối hợp giữa các cá nhân, các bộ phận cho đến việc hoạch định cơ cấu tổ chức hay
lựa chọn chiến lược hoạt động của mỗi doanh nghiệp.
Cho đến nay chưa có một định nghĩa nào về Văn hóa doanh nghiệp được
chính thức công nhận, nhưng có một định nghĩa khá phổ biến là định nghĩa của
chuyên gia người Mỹ Edgar H. Schein: "Văn hóa doanh nghiệp là tổng thể những
thủ pháp và quy tắc mà các thành viên của doanh nghiệp thu nhận được trong quá
trình giải quyết vấn đề thích ứng bên ngoài và thống nhất bên trong doanh
nghiệp”
3
. Những quy tắc và thủ pháp này là yếu tố khởi nguồn trong việc các nhân
viên lựa chọn phương thức hành động, phân tích và ra quyết định thích hợp. Các
thành viên của doanh nghiệp không đắn đo suy nghĩ về ý nghĩa của những quy tắc
và thủ pháp ấy, mà coi chúng là đúng đắn ngay từ đầu.
Nói tóm lại, dù được định nghĩa bằng nhiều cách khác nhau tại các thời điểm
khác nhau, nhưng có thể thống nhất một định nghĩa về Văn hóa doanh nghiệp như
sau: “Văn hóa doanh nghiệp chính là hệ thống các giá trị, quan niệm và nguyên tắc
hành vi được chia sẻ bên trong doanh nghiệp, chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và
cách thức hành động của các thành viên trong quá trình theo đuổi và thực hiện
những mục tiêu chung, tạo nên bản sắc riêng của mỗi doanh nghiệp”.
3.2. Nguồn gốc của Văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp được hình thành từ ba nguồn chính:
3
Nguyễn Hoàng Ánh (2003), Giải pháp xây dựng Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập
khu vực và thế giới, Đề tài NCKH cấp Bộ, Đại học Ngoại Thương, Hà Nội, tr17.
9
a. Niềm tin, giá trị và quan niệm của sáng lập viên và lãnh đạo doanh nghiệp
Sáng lập viên là người ghi dấu ấn đậm nét nhất lên Văn hóa doanh nghiệp,
đồng thời tạo nên nét đặc thù của Văn hóa doanh nghiệp. Xét từ một khía cạnh nào
đó, doanh nghiệp cũng giống như con người, thời kỳ đầu mới thành lập là khoảng
thời gian hình thành nhân cách. Trong thời kỳ này, người sáng lập có nhiệm vụ lựa
chọn hướng đi, môi trường hoạt động mà các thành viên sẽ tham gia vào doanh
nghiệp Những sự lựa chọn này tất yếu sẽ phản ánh kinh nghiệm, tài năng, cá tính
và triết lý riêng của bản thân các sáng lập viên, có tác động không nhỏ trong việc
kiểm soát hành vi của nhân viên. Một ví dụ như tập đoàn công nghệ thông tin nổi
tiếng HP (Hewlett & Packard), các nhà sáng lập đóng một vai trò quan trọng trong
việc xác lập tư tưởng, cách làm việc cũng như hành vi của mọi thành viên trong tổ
chức. Nhà sáng lập Bill Hewlett đã nói về người bạn thân David Packard khi
Packard qua đời năm 1996 như sau: “Di sản to lớn nhất ông để lại cho chúng ta là
một bộ các quy tắc về đạo đức công ty, được biết đến với cái tên Đường lối HP”
4
.
Nhà lãnh đạo không chỉ là người quyết định cơ cấu tổ chức và công nghệ của
doanh nghiệp mà còn là người sáng tạo ra các biểu tượng, các ý thức hệ, ngôn ngữ,
niềm tin, nghi lễ và huyền thoại của doanh nghiệp. Qua quá trình xây dựng và
quản lý doanh nghiệp, hệ tư tưởng và tính cách của nhà lãnh đạo sẽ được phản chiếu
lên Văn hóa doanh nghiệp.
b. Kinh nghiệm học hỏi được của các thành viên doanh nghiệp trong quá
trình phát triển
Có những giá trị Văn hóa doanh nghiệp không phải do sáng lập viên hay nhà
lãnh đạo tạo ra mà là do tập thể nhân viên trong doanh nghiệp tạo dựng nên, hay
còn gọi là những kinh nghiệm học hỏi được. Hình thức của những giá trị học hỏi
được thường rất phong phú, phổ biến là: những kinh nghiệm tập thể của doanh
nghiệp (kinh nghiệm có được khi xử lý những vấn đề chung bao gồm kinh nghiệm
về giao dịch với khách hàng hay kinh nghiệm khi ứng phó với sự thay đổi ); những
giá trị học hỏi được từ các doanh nghiệp khác (kết quả của quá trình nghiên cứu thị
4
Jim Collins and Jerry I. Porras (1997), Build to last, Curtis Brown Ltd.
10
trường và đối thủ cạnh tranh, của chương trình giao lưu giữa các doanh nghiệp );
các giá trị văn hóa được tiếp nhận trong quá trình giao lưu với nền văn hóa khác
(thông qua việc gửi nhân viên tham dự những khóa đào tạo ở nước ngoài) hay là
những xu hướng và trào lưu xã hội
c. Niềm tin và những giá trị của các thành viên mới và lãnh đạo mới
Không chỉ người sáng lập, nhân viên cũ mà thậm chí các nhân viên mới hay
nhà lãnh đạo mới cũng góp phần hình thành Văn hóa doanh nghiệp. Cấu trúc Văn
hóa doanh nghiệp bao gồm những thực thể hữu hình và những giá trị quan điểm,
nguyên tắc mang tính ổn định tương đối, vì thế bất cứ giá trị mong muốn nào mà
lãnh đạo mới muốn đưa vào đều là nguồn gốc làm nên Văn hóa doanh nghiệp.
3.3. Cấu trúc Văn hóa doanh nghiệp
Có nhiều cách để phân chia Văn hóa doanh nghiệp thành các yếu tố khác
nhau như vật thể, phi vật thể, các giá trị… Nhưng cách phân chia nổi tiếng và được
thừa nhận, áp dụng nhiều nhất là cách của Edgar H. Schein. Có thể dễ dàng bắt gặp
mô hình các lớp Văn hóa doanh nghiệp của ông trong rất nhiều công trình nghiên
cứu về Văn hóa doanh nghiệp. Ông có một cách tiếp cận độc đáo đi từ hiện tượng
đến bản chất của một nền văn hóa, giúp chúng ta có thể hiểu một cách đầy đủ và sâu
sắc những bộ phận cấu thành văn hóa đó. Ông đã chia Văn hóa doanh nghiệp thành
ba lớp, mà dựa vào đó ta có thể vẽ được một sơ đồ lớp cắt như sau.
11
Hình 1.1: Các bộ phận cấu thành Văn hóa doanh nghiệp
Đi từ ngoài vào trong, yếu tố đầu tiên của Văn hóa doanh nghiệp là những
giá trị và cấu trúc hữu hình dễ dàng quan sát được.
a. Những giá trị và cấu trúc hữu hình của doanh nghiệp: Giá trị hữu hình
của Văn hóa doanh nghiệp là những đặc điểm nhìn thấy và nghe thấy được về
doanh nghiệp đó, là tất cả những gì thể hiện trên bề nổi của doanh nghiệp. Những
nét đặc trưng hữu hình này bao gồm:
- Kiến trúc, cách bài trí, công nghệ, sản phẩm: Đây là một đặc điểm nhận
dạng nổi bật của doanh nghiệp. Cách bài trí đặc trưng, kiến trúc ấn tượng của doanh
nghiệp thể hiện tư tưởng của nhà lãnh đạo, trình độ thẩm mỹ, và cả năng lực tài
chính của doanh nghiệp đó. Người ta có thể dễ dàng nhận ra những hiệu ăn nhanh
của McDonald’s qua kiến trúc bề ngoài đặc trưng, phong cách bố trí nội thất của
hãng trong sự kết hợp giữa màu vàng tươi, màu đỏ và màu xanh rêu. Đây cũng là
một cách để doanh nghiệp khẳng định uy thế trước đối thủ, khắc ghi hình ảnh của
mình trong tâm trí đối tác và khách hàng.
12
- Thƣơng hiệu, lô gô, khẩu hiệu và các tài liệu quảng cáo khác của doanh
nghiệp: Thương hiệu tạo dựng hình ảnh doanh nghiệp và sản phẩm trong tâm trí
khách hàng. Một thương hiệu khi đã được chấp nhận, nó sẽ mang lại cho doanh
nghiệp những lợi ích đích thực, những lợi thế rõ rệt trên thương trường. Đó là khả
năng tiếp cận thị trường một cách dễ dàng hơn, sâu rộng hơn, ngay cả khi đó là một
chủng loại hàng hóa mới. Lô gô có tác dụng làm cho thương hiệu của doanh nghiệp
nổi bật và ấn tượng hơn, tạo ra sự nhận biết rất mạnh bằng thị giác, nhờ đó có thể
được ghi nhớ lâu hơn trong tâm trí đối tác và khách hàng. Chẳng hạn như hình vẽ
quả táo khuyết một góc sẽ được tiếp nhận dễ dàng và nhanh hơn dòng chữ Apple.
- Cơ cấu tổ chức phòng ban của doanh nghiệp: Cơ cấu tổ chức phòng ban
là khác nhau ở mỗi công ty. Nó phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh của doanh
nghiệp, đặc tính của sản phẩm mà doanh nghiệp đó cung cấp, phụ thuộc vào tính
chất của khách hàng và rất nhiều yếu tố khác. Việc tổ chức phòng ban một cách hợp
lý sẽ có ảnh hưởng tích cực tới tinh thần làm việc và trách nhiệm của tập thể cán bộ
công nhân viên đối với công ty.
- Các văn bản ấn định nguyên tắc hoạt động của doanh nghiệp: Tập hợp
các văn bản này có thể là các giấy tờ xác nhận quyền hoạt động kinh doanh, xác
định rõ lĩnh vực hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cũng có thể là văn bản
quy định và điều chỉnh hoạt động trong nội bộ doanh nghiệp, quy định chế độ lao
động, khen thưởng hoặc kỷ luật đối với mọi thành viên trong công ty.
- Ngôn ngữ, trang phục, xe cộ, chức danh, cách biểu lộ cảm xúc, ứng xử
của đội ngũ nhân viên: Đây là những yếu tố thể hiện một cách trực tiếp tới khách
hàng về nền văn hóa trong nội bộ doanh nghiệp đó. Phong thái ứng xử, cách biểu lộ
cảm xúc của đội ngũ nhân viên đóng vai trò quan trọng trong việc dành cảm tình và
sự gắn bó lâu dài của khách hàng. Các yếu tố khác như ngôn ngữ, trang phục giúp
xây dựng hình tượng về mặt bằng văn hóa chung của doanh nghiệp đó.
- Những huyền thoại về doanh nghiệp: Những câu chuyện huyền thoại về
doanh nghiệp được lưu truyền qua các thế hệ thành viên bằng cách kể lại. Những
13
huyền thoại đó giúp xây dựng niềm tin trong lòng các thành viên vào sức mạnh của
doanh nghiệp.
- Lễ nghi, lễ kỷ niệm và lễ hội hàng năm: Đây là những hoạt động không
thể thiếu để bồi đắp niềm tin cho mọi người vào sức mạnh của doanh nghiệp. Các lễ
kỷ niệm sẽ làm tôn vinh những giá trị Văn hóa doanh nghiệp. Những sự kiện này
thường được tổ chức công khai và đều đặn hàng năm, có tác dụng nhắc nhở cho các
thành viên về truyền thống của doanh nghiệp.
b. Các giá trị được chấp nhận
Mục đích, chiến lược kinh doanh và triết lý kinh doanh của doanh nghiệp sẽ
định hướng cho mọi kế hoạch và hoạt động của tập thể nhân viên. Đó cũng chính là
những giá trị được tuyên bố rộng rãi ra công chúng và là một bộ phận của những giá
trị Văn hóa doanh nghiệp.
- Mục đích kinh doanh giải thích nguyên nhân tồn tại và hoạt động của
doanh nghiệp: Hoạt động vì cái gì? Hoạt động vì ai? Hoạt động nhằm mục đích cuối
cùng là gì? Việc xác định đúng mục đích kinh doanh có vai trò quyết định tới sự tồn
tại của doanh nghiệp, vì dựa vào đó doanh nghiệp có thể định hướng sử dụng tối ưu
nhất các nguồn lực, tạo cơ sở cho việc xác lập những mục tiêu ngắn và dài hạn.
- Chiến lƣợc kinh doanh là những kế hoạch hành động được cụ thể hóa.
Chiến lược kinh doanh được xây dựng bài bản và hợp lý sẽ giúp tập hợp các nguồn
lực thành sức mạnh thống nhất để đạt được mục đích kinh doanh đề ra.
- Triết lý kinh doanh: Tiến sĩ Đỗ Minh Cương đã đưa ra định nghĩa như
sau: “Triết lý kinh doanh là những tư tưởng triết học phản ánh thực tiễn kinh doanh
thông qua con đường trải nghiệm, suy ngẫm và khái quát hóa của các chủ thể kinh
doanh”
5
. Các nhà sáng lập và lãnh đạo doanh nghiệp sẽ có vai trò quyết định đối
với việc tạo lập một triết lý kinh doanh. Nhưng nó chỉ thực sự là triết lý kinh doanh
chung của doanh nghiệp khi được toàn thể cán bộ công nhân viên tự nguyện và tự
giác chấp nhận. Muốn vậy thì triết lý kinh doanh trước hết phải được xây dựng và
5
TS. Đỗ Minh Cương (2001), Văn hóa kinh doanh và triết lý kinh doanh, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
14
hoàn thiện một cách công khai, dân chủ và mở rộng. Tất cả mọi người có thể tham
gia thảo luận để xây dựng nó. Không chỉ có vậy, triết lý kinh doanh phải đảm bảo
được lợi ích của tầng lớp người lao động chứ không chỉ lợi ích của chủ doanh
nghiệp. Nó phải làm cho mọi người tin rằng lợi ích mà họ thu được sẽ tỷ lệ thuận
với sự đóng góp của họ với công ty, và từ đó, công ty sẽ có một tương lai lâu dài và
bền vững.
“Những giá trị được tuyên bố” có vai trò định hướng hoạt động cho các
thành viên trong doanh nghiệp theo những mục tiêu cụ thể và chính xác. Ví dụ như
mục tiêu kinh doanh mà doanh nghiệp đề ra năm nay là đạt được doanh số gấp đôi
năm ngoái, khi đó các thành viên trong doanh nghiệp sẽ đề ra chiến lược kinh doanh
cụ thể để đạt được mục tiêu đó. Rồi trong quá trình hoạt động thực tế, trong từng
tình huống cụ thể, mỗi cá nhân trong doanh nghiệp sẽ có những cách đối phó và ứng
xử sao cho phù hợp với chiến lược kinh doanh đã đề ra.
c. Những quan niệm nền tảng
Những quan niệm nền tảng, hay cũng được gọi là giá trị cốt lõi, là tầng sâu
nhất của Văn hóa doanh nghiệp. Giá trị cốt lõi chính là những nguyên lý chủ chốt
và lâu dài, mang tính dẫn đường và bất biến mặc cho điều kiện thị trường có thay
đổi thế nào đi nữa. Đó chính là niềm tin, là nhận thức, là suy nghĩ được hình thành
và tồn tại trong một thời gian dài, trở thành mặc nhiên và ăn sâu vào tiềm thức của
mỗi thành viên; từ đó góp phần điều chỉnh hành vi của tất cả các thành viên trong
doanh nghiệp. Chẳng hạn, Bill Hewlett và David Packard (những nhà sáng lập tập
đoàn HP) có quan điểm tôn trọng cá nhân nhưng điều đó không xuất phát từ bất cứ
sách vở hay học thuyết nào, mà là niềm tin của chính bản thân họ. Hay như William
Procter và James Gamble (tập đoàn P&G) không chỉ xem “chất lượng tuyệt hảo”
đơn thuần là một chiến lược kinh doanh, mà họ coi đó là một tín điều thiêng liêng,
một giá trị cốt lõi trong hơn 150 năm lịch sử công ty.
Giá trị cốt lõi có thể được thể hiện bằng nhiều cách, song chúng luôn đơn
giản, rõ ràng, thẳng thắn và đầy sức mạnh. Ở Wal – Mart, Sam Walton đã nói về giá
trị cốt lõi của công ty mình như sau: “Chúng tôi đặt khách hàng lên trên hết. Nếu
15
bạn không phục vụ khách hàng hoặc hỗ trợ cho những ai phục vụ khách hàng, thì
bạn không phải là người chúng tôi cần”. Một trường hợp khác, James Gamble thì
phát biểu đơn giản và tao nhã về giá trị cốt lõi của công ty P&G là: “Nếu bạn không
làm ra được một sản phẩm có chất lượng tốt, hãy làm lại sản phẩm đó dù vất vả
đến thế nào đi nữa”. Mỗi doanh nghiệp nhìn chung chỉ có vài giá trị cốt lõi, bởi đây
là những giá trị hết sức cơ bản và ít khi thay đổi, giá trị cốt lõi luôn trường tồn qua
các giai đoạn thăng trầm của mỗi doanh nghiệp.
Mối quan hệ chặt chẽ giữa ba tầng lớp trên đã tạo nên Văn hóa doanh
nghiệp. Để xây dựng được nền văn hóa phong phú và lâu bền thì nhà lãnh đạo là
người đặt nền móng và xác định bước đi ban đầu, trên cơ sở đó xây dựng các chính
sách và hành động cụ thể. Các giá trị cốt lõi như niềm tin phải luôn đi trước chính
sách, thực hành và mục tiêu. Tuy nhiên không phải tất cả, mà chỉ một số ít doanh
nghiệp lớn khởi nghiệp với một tư tưởng cốt lõi rõ ràng. Còn đa phần các doanh
nghiệp chỉ hình thành tư tưởng của mình sau khi đã trải qua giai đoạn thành lập và
phát triển đầu tiên. Toàn thể cán bộ công nhân viên sẽ là những người tham gia
đóng góp những viên gạch xây dựng xuyên suốt chặng đường tồn tại của doanh
nghiệp đó, trải qua những thử thách, thành công, thất bại, để rồi chắt lọc được
những giá trị văn hóa cốt lõi đích thực làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động của
doanh nghiệp.
II. Vai trò của Văn hóa doanh nghiệp
1. Đối với doanh nghiệp
1.1. Văn hóa doanh nghiệp tạo nên nét đặc trưng riêng cho doanh nghiệp, giúp phân
biệt với các doanh nghiệp khác.
Khi mới thành lập, doanh nghiệp chưa thể có một nền văn hóa ổn định, chưa
có bản sắc văn hóa riêng. Qua một quá trình hoạt động lâu dài, trải qua những thành
công, thất bại, đấu tranh và xây dựng, các yếu tố của văn hóa sẽ được hình thành,
chắt lọc để rồi tồn tại thành một hệ thống, tạo ra đường lối kinh doanh riêng của
doanh nghiệp đó, giúp phân biệt nó với các doanh nghiệp và tổ chức xã hội khác.
16
Phong cách đó đối với doanh nghiệp cũng quan trọng giống như “không khí và
nước” đối với con người vậy.
Thật dễ dàng để nhận ra phong cách của một doanh nghiệp thành công,
phong cách ấy thường gây ấn tượng rất mạnh cho người ngoài và là niềm tự hào của
các thành viên trong doanh nghiệp. Hãng thức ăn nhanh McDonald’s được biết đến
trên toàn thế giới với biểu tượng chữ M màu vàng trên nền túi giấy màu đỏ để đựng
đồ ăn. Không những vậy, cách bố trí của quán ăn, đồng phục của nhân viên cùng
phong cách phục vụ cũng là nét văn hóa nổi bật của McDonald’s mà người tiêu
dùng không thể nhầm được với các hãng khác. Nhờ những đặc điểm đó, người tiêu
dùng có thể dễ dàng nhận biết thương hiệu McDonald’s và yên tâm với chất lượng
đồ ăn mua tại hãng.
1.2. Điều phối, kiểm soát và định hướng hành vi của các thành viên
Văn hóa doanh nghiệp tạo ra khuôn mẫu ứng xử, được thành viên chấp nhận
và tuân thủ, thể hiện sự hòa đồng bên trong doanh nghiệp nói chung, cũng như việc
ra quyết định trong những trường hợp cụ thể. Khuôn mẫu ứng xử ấy chính là những
chuẩn mực chung, những giá trị giúp biểu dương những hành vi tốt, lên án những
hành vi xấu, từ đó mọi người biết nên làm gì và không làm gì. Hay nói cách khác,
Văn hóa doanh nghiệp được coi là một công cụ điều tiết mềm (luật bất thành văn)
thông qua hệ thống giá trị, các chuẩn mực, truyền thống, tập tục…đã được gây dựng
và thừa nhận trong doanh nghiệp. Trong hoạt động quản lý, văn hóa cũng được coi
là công cụ kiểm soát cực kỳ hiệu quả vì nó tạo nên niềm tin và sự tự giác ở các
thành viên. Một hệ thống kiểm soát nội bộ chỉ có hiệu quả thực sự khi hướng con
người đến sự tự nguyện và tự giác trong hành động của họ. Chính những giá trị văn
hóa phù hợp và được tôn trọng sẽ tạo ra niềm tin và phần nào hạn chế một cách có
hiệu quả hành vi của các thành viên trong doanh nghiệp.
Bên cạnh chức năng kiểm soát hành vi của cá nhân, Văn hóa doanh nghiệp
còn có chức năng định hướng hành vi. Một khi những giá trị, quan niệm, mục tiêu
của tổ chức được các thành viên chấp nhận, họ sẽ hành động và quyết định trên cơ
sở những quan niệm, giá trị của tổ chức đó. Tất cả những quyết định đưa ra đều phải
17
phù hợp với những giả thuyết, nguyên tắc, giá trị của doanh nghiệp. Đây chính là sự
nhất quán trong hành vi mà không cần ban hành các quy định, văn bản hướng dẫn
nào. Văn hóa doanh nghiệp sẽ giúp ban lãnh đạo của tổ chức giảm nhu cầu trong
việc xây dựng các quy tắc định hướng hành vi của người lao động vì tất cả những
giá trị của doanh nghiệp đã ảnh hưởng sâu sắc tới nhận thức của nhân viên.
1.3. Tạo động lực làm việc và củng cố lòng trung thành của nhân viên
Các điều khoản đãi ngộ, lương bổng và chế độ làm việc có tác dụng thu hút
ban đầu đối với nhân viên, nhưng chỉ có vai trò tạo ra sự thỏa mãn ban đầu. Thực tế
cho thấy, những nhân viên đến với doanh nghiệp và ở lại lâu dài không chỉ vì mức
lương cao, mà quan trọng hơn là vì môi trường nội bộ của doanh nghiệp có thể tạo
hứng thú làm việc, tạo nên cảm giác thân thuộc, và tạo cơ hội cho họ được khẳng
định mình. Con người là nguồn tài nguyên bên trong quý giá nhất, là nhân tố quyết
định sự thành công của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có sự nhất trí cao giữa các
thành viên về mục đích, niềm tin, giá trị thì lòng trung thành và sự cam kết với nơi
mà họ đang cống hiến sức lao động càng lớn. Hay nói một cách khác, chính Văn
hóa doanh nghiệp đã làm giảm thiểu xu hướng thay đổi tổ chức của người lao động,
nó tạo động lực để khích lệ nhân viên cố gắng và gắn bó lâu dài với tổ chức.
1.4. Giải quyết vấn đề xung đột cá nhân – tập thể
Doanh nghiệp là sự tập hợp của nhiều cá nhân với nguồn gốc, lối sống, cá
tính, động cơ và mục tiêu… khác nhau. Tính thống nhất, đồng tâm hiệp lực mà Văn
hóa doanh nghiệp mang lại chỉ có được khi họ cùng nhau chấp nhận và chia sẻ
những giá trị và chuẩn mực chung. Các giá trị ấy phải là những giá trị nhân văn cao
đẹp mới có thể tập hợp được mọi người và được nhiều người thừa nhận. Ở cấp độ
cá nhân, một trong những chức năng của Văn hóa doanh nghiệp là truyền tải những
nhận thức chung đó thông qua quá trình đào tạo và tuyển chọn nhân viên mới. Khi
một doanh nghiệp xây dựng được hệ thống những giá trị chung phù hợp thì tự nó sẽ
giúp nhân viên hành động và phối hợp với nhau một cách nhịp nhàng đúng hướng
và có hiệu quả mà không cần có quá nhiều quy chế, mệnh lệnh cũng như áp lực
truyền tải nhận thức chung từ cấp trên.
18
1.5. Khích lệ khả năng sáng tạo và đổi mới trong doanh nghiệp
Sáng tạo và đổi mới là yếu tố tiên quyết để duy trì vị thế cạnh tranh của
doanh nghiệp trên thương trường. Một vấn đề được đặt ra là làm thế nào để khích lệ
sự sáng tạo của nhân viên, khiến họ luôn luôn có những đóng góp mới mẻ. Tại
những doanh nghiệp có môi trường văn hóa mạnh mẽ sẽ nảy sinh sự tự lập đích
thực ở mức độ cao nhất, nghĩa là các nhân viên được khuyến khích đưa ra sáng
kiến, thậm chí cả nhân viên cấp cơ sở.
Chẳng hạn như những khóa học ngắn hạn, những lớp đào tạo do công ty tổ
chức nhằm nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên cũng là tiền đề tốt để xây
dựng một đội ngũ nhân viên lành nghề. Doanh nghiệp cũng có thể khích lệ tinh thần
sáng tạo cho nhân viên bằng cách tạo điều kiện cho họ tiếp cận với máy móc kỹ
thuật, phòng thí nghiệm và nguyên vật liệu… Một ví dụ có thể kể đến là niềm tin
của công ty Hewlette – Packard đặt vào nhân viên, niềm tin ấy được thể hiện trong
chính sách “để ngỏ nguyên vật liệu phòng thí nghiệm” của công ty. Nội dung của
chính sách là: chẳng những người kỹ sư được tự do sử dụng thiết bị ở phòng thí
nghiệm mà còn được khuyến khích đem nó về nhà dùng vào việc riêng của họ.
Quan niệm của công ty khi xây dựng chính sách này là: dù những gì mà các kỹ sư
đang làm với thiết bị có hay không có liên hệ trực tiếp với dự án họ đang tiến hành,
họ vẫn có cơ hội học hỏi thêm – và qua đó củng cố sự cam kết gắn bó của công ty
đối với quá trình đổi mới và sáng chế.
1.6. Nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp đúng hướng sẽ đem lại lợi thế cạnh tranh cho doanh
nghiệp bởi nó tạo được sự thống nhất, giảm thiểu sự rủi ro, tăng cường phối hợp và
giám sát, thúc đẩy động cơ làm việc của mọi thành viên, tăng hiệu suất và hiệu quả
của doanh nghiệp. Từ đó nó có thể làm tăng sức cạnh tranh và khả năng thành công
của doanh nghiệp trên thị trường. Điều đó có thể được chứng minh ngay trong thực
tiễn hiện nay, không ít doanh nghiệp cạnh tranh nhau bằng nguồn lực nhân sự, hay
nói cách khác, nhân lực liên quan đến vấn đề sống còn của doanh nghiệp trong cuộc
chạy đua trên thương trường, vì nó tạo ra “năng lực khác biệt” cho doanh nghiệp.
19
Trong khi đó, Văn hóa doanh nghiệp chính là sợi dây gắn kết và thúc đẩy động cơ
làm việc của mọi nhân viên trong tổ chức. Có thể nói, một doanh nghiệp thành công
trong xây dựng Văn hóa doanh nghiệp thì chắc chắn sẽ đủ sức đối đầu và chiến
thắng trong những cuộc cạnh tranh khốc liệt nhất.
2. Đối với xã hội
Trong những năm gần đây, giới doanh nhân nói riêng và những người quan
tâm tới sự tăng trưởng, phát triển kinh tế nói chung của đất nước đều phải thừa nhận
vai trò đặc biệt quan trọng của Văn hóa doanh nghiệp trong sự phát triển bền vững
của nền kinh tế. Bản thân Văn hóa luôn ngầm chứa trong nó giá trị nhân văn, do đó,
Văn hóa doanh nghiệp luôn đòi hỏi doanh nghiệp phải gắn bó chặt chẽ hiệu quả
trong việc kinh doanh với tính nhân văn trong kinh doanh: không thể đạt hiệu quả
bằng bất cứ giá nào mà coi nhẹ những giá trị nhân văn (thể hiện sự tôn trọng con
người và môi trường). Văn hóa doanh nghiệp cũng luôn định hướng cho hoạt động
sản xuất, kinh doanh của mỗi doanh nghiệp theo hướng nâng cao tinh thần cộng
đồng, dân tộc, khuyến khích doanh nghiệp tham gia các hoạt động xã hội như xóa
đói giảm nghèo, cứu trợ đồng bào bị thiên tai, tham gia các hoạt động từ thiện…
Nếu kinh doanh thiếu đi yếu tố văn hóa thì xã hội sẽ phải gánh những hậu quả hết
sức nghiêm trọng, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm môi trường.
III. Sự cần thiết phải xây dựng Văn hóa doanh nghiệp
Cùng với việc phát triển nền kinh tế đất nước trong thời kỳ hội nhập thì việc
xây dựng Văn hoá doanh nghiệp là một việc làm hết sức cần thiết nhưng cũng
không ít khó khăn. Một khi xây dựng được nền Văn hóa doanh nghiệp thành công
thì doanh nghiệp sẽ có những giá trị phát triển bền vững mà dựa vào đó, mọi thành
viên trong doanh nghiệp đều sẵn sàng đương đầu với những trở ngại, sẵn sàng gắn
bó và trung thành với doanh nghiệp cho dù ở bất kỳ tình huống nào. Hơn nữa,
doanh nghiệp có văn hoá còn góp phần khẳng định Văn hoá kinh doanh của quốc
gia, nâng cao uy tín, thương hiệu quốc gia trên trường quốc tế. Việc Việt Nam gia
nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO đã đặt các doanh nghiệp trước nhiều thời
cơ và thách thức mới, đặc biệt là sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các doanh
20
nghiệp với nhau (trong nước cũng như ngoài nước). Khi công nghệ đã toàn cầu hóa,
mặt bằng giá cả đã được xác lập, thì chính văn hoá sẽ là yếu tố quyết định chiến
thắng trên thương trường. Tuy nhiên, đà phát triển của doanh nghiệp có thể bị bẻ
gãy nếu như những giá trị Văn hóa doanh nghiệp không còn phù hợp. Vậy các
doanh nghiệp phải làm thế nào để có một nền Văn hóa vừa gìn giữ được giá trị cốt
lõi, lại vừa vận động không ngừng để luôn thích ứng với môi trường xung quanh?
Hiện nay vẫn còn không ít cấp lãnh đạo, không ít doanh nghiệp và doanh
nhân chưa nhận thức được vai trò, động lực của Văn hoá trong phát triển kinh tế,
thậm chí còn coi xây dựng Văn hoá doanh nghiệp là vấn đề viển vông, nằm ngoài
quá trình sản xuất, kinh doanh. Do vậy, chú ý đến xây dựng và phát huy Văn hoá
doanh nghiệp ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay vừa là sự cần thiết vừa là đòi
hỏi, đồng thời cũng là sứ mạng thực hiện của mỗi doanh nghiệp Việt Nam. Nhà
nước luôn ủng hộ, công chúng nhân dân cũng luôn luôn ủng hộ những doanh nghiệp
biết gìn giữ và chăm lo xây dựng Văn hoá doanh nghiệp. Diện mạo của những
doanh nghiệp có văn hoá sẽ làm gia tăng hình ảnh đẹp cho đất nước trên con đường
hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới.
IV. Nội dung xây dựng Văn hóa doanh nghiệp
1. Một số quan điểm chủ đạo khi xây dựng Văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp là nền tảng cho sự phát triển của doanh nghiệp, nó
vừa có tính lịch sử, vừa được duy trì, kế thừa và trường tồn qua nhiều thế hệ thành
viên. Đó là tài sản tinh thần, chất keo kết dính các thành viên lại với nhau. Vì vậy
doanh nghiệp nào biết chú trọng xây dựng Văn hóa doanh nghiệp thì doanh nghiệp
ấy chắc chắn sẽ phát triển bền vững. Trong quá trình xây dựng và phát triển Văn
hóa doanh nghiệp, cần nhận thức rõ ràng về một số quan điểm cơ bản như sau.
Quan điểm 1: Lãnh đạo (nhà sáng lập) doanh nghiệp đóng vai trò quyết định
trong việc xây dựng Văn hóa doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp chỉ có thể được
tạo lập khi người lãnh đạo doanh nghiệp có đủ sức, đủ tài để sáng tạo ra hệ thống
giá trị, xác lập ý nghĩa hoạt động của doanh nghiệp. Họ phải là người khởi xướng,