Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

đề tài kỹ năng trả lời phỏng vấn xin việc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (620.27 KB, 34 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
LÀM VIỆC NHÓM VÀ KĨ NĂNG
GIAO TIẾP
Đề tài : Kỹ năng trả lời phỏng vấn xin việc
Giảng viên hướng dẫn : ThS.Thạc Bình Cường
Sinh viên thực hiện :
Nguyễn Bảo Chung Lớp : CNTT1-K54 MSSV : 20090333
Vũ Thành Bút Lớp : CNTT1-K54 MSSV : 20090260
Tống Anh Quân Lớp : CNTT1-K54 MSSV : 20092146
Kiều Anh Vũ Lớp : CNTT4-K54 MSSV : 20093317
Lê Văn Hải Lớp: KTMT&TT2 MSSV: 20090936
Hà Nội, 4/2013
Kỹ năng trả lời phỏng vấn xin việc
Mục lục
……………………………………………………………34
2
Kỹ năng trả lời phỏng vấn xin việc
Phân công công việc trong nhóm
Phần I
Xác định mục tiêu cần đạt được sau buổi phỏng vấn
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Bảo Chung
Lớp : CNTT1-K54
MSSV : 2009033
Phần II
Chuẩn bị trước buổi phỏng vấn
Sinh viên thực hiện : Vũ Thành Bút
Lớp : CNTT1-K54
MSSV : 20090260
Phần III
Thái độ và cử chỉ khi tham gia phỏng vấn


Sinh viên thực hiện : Tống Anh Quân
Lớp : CNTT1-K54
MSSV : 20092146
3
Kỹ năng trả lời phỏng vấn xin việc
Phần IV
Những câu hỏi nhà tuyển dụng có thể hỏi và cách ứng
phó
Sinh viên thực hiện : Kiều Anh Vũ
Lớp : CNTT4-K54
MSSV : 20093317
Phần V
Những câu hỏi mà bạn có thể hỏi lại nhà tuyển dụng
Sinh viên thực hiện : Hồ Văn Hảo
Lớp : KTMT&TT-K54
MSSV : 20090936
4
Kỹ năng trả lời phỏng vấn xin việc
Mở đầu
Mỗi sinh viên khi tốt nghiệp Đại học đều mong muốn tìm được một
công việc tốt với mức lương cao.Tuy nhiên, để tìm kiếm được một công việc
phù hợp khả năng của bản thân với mức lương cao không phải là một điều dễ
dàng.Để đạt được mục tiêu đó, ngoài tấm bằng tốt nghiệp, chúng ta cần có
kinh nghiệm làm việc thực tế cùng với khả năng giao tiếp thật sự lưu loát, ứng
phó tốt với các tình huống xẩy ra trong công việc cũng như đời sống. Không
phải ai cũng đều có sẵn những kĩ năng này, mà hầu hết các kỹ năng đều phải
trải qua tích lũy, học hỏi cũng như trải nghiệm mới có được. Đối với sinh viên
mới ra trường thì kinh nghiệm thực tế gần như không có, mà điều này lại vô
cùng cần thiết khi tìm việc làm.
Vì vậy trong bài báo cáo này, chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn những

kỹ năng trả lời phỏng vấn xin việc để giúp các bạn có cái nhìn tổng quan
hơn về các kinh nghiệm thực tế khi đi xin việc cũng như sự tự tin mỗi khi
tham gia một cuộc phỏng vấn xin việc, tăng thêm cơ hội thành công và đạt
được công việc và bạn mong muốn. Hi vọng những kỹ năng mà chúng tôi
cung cấp sau đây sẽ là hành trang hữu ích giúp các bạn thành công.
5
Kỹ năng trả lời phỏng vấn xin việc
Phần I
XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU CẦN ĐẠT ĐƯỢC SAU
BUỔI PHỎNG VẤN
Khi bắt đầu thực hiện bất kỳ công việc nào đó, chúng ta cần xác định
định rõ mục tiêu cần đạt được sau khi làm việc.Như vậy, mục tiêu cần đạt
được sau một buổi phỏng vấn là:
• Ở đây ta chỉ xét mục tiêu cần đạt được sau buổi phỏng vấn đối với
người trả lời phỏng vấn.
• Buổi phỏng vấn kết thúc chỉ có 2 khả năng:
− Thành công
− Chưa thành công (không có nghĩa là thất bại)
• Buổi phỏng vấn thành công là khi cả hai bên: người trả lời phỏng vấn
(thường là người đi xin việc) và người phỏng vấn (thường là người tuyển
dụng) đều hài long khi buổi phỏng vấn kết thúc. Người tuyển dụng tìm được
nhân viên ưng ý, còn người trả lời phỏng vấn được tuyển dụng vào làm việc ở
vị tí công việc mình mong muốn.
• Trái với buổi phỏng vấn thành công không phải là một buổi phỏng vấn
thất bại, mà là buổi phỏng vấn chưa thành công. Buổi phỏng vấn được gọi là
thất bại chỉ khi chúng ta không thu được bất cứ lợi ích gì sau buổi phỏng vấn.
Nếu chưa thành công, mặc dù chúng ta không có được công việc mong muốn
song lại thu được kinh nghiệm cho lần phỏng vấn tiếp theo.
6
Kỹ năng trả lời phỏng vấn xin việc

Sau đây là một số kỹ năng cần thiết mà chúng tôi chia sẽ với bạn. Giúp
bạn đạt được công việc mình mong muốn dễ dàng hơn.
Phần II
NHỮNG CÔNG VIỆC CẦN CHUẨN BỊ TRƯỚC
BUỔI PHỎNG VẤN
• Việc chuẩn bị kĩ càng mọi thứ khi làm mọi việc là cực kì quan trọng, không
thể thiếu.Đặc biệt khi đi phỏng vấn thì bạn càng phải chuẩn bị kĩ càng vì nếu
bạn không chuẩn bị thì bạn đã chuẩn bị cho sự thất bại!
• Bạn chăm chỉ gửi hồ sơ xin việc và đã được gọi phỏng vấn? Chúc mừng bạn!
Nhưng trước mắt, bạn có rất nhiều việc phải làm. Tốt hơn, bạn nên chuẩn bị
sẵn sàng, cơ hội mới đang đón chờ phía trước. Tự tin đi phỏng vấn với nụ cuời
tươi trên "Tôi sẽ thành công".
• Bạn cũng phải luôn nhớ, trong thế giới việc làm đầy sự cạnh tranh, có hàng tá
ứng cử viên với trình độ cao và đủ khả năng đang ganh đua với bạn. Điều
quan trọng, bạn phải chứng tỏ mình là người ấn tượng nhất. Buổi phỏng vấn
đầu tiên chính là cơ hội tuyệt vời để bạn giới thiệu về bản thân với nhà tuyển
dụng. Dưới đây là 8 lời khuyên giúp bạn thành công trong cuộc phỏng
vấn.
7
Kỹ năng trả lời phỏng vấn xin việc
1. Tìm hiểu thông n
Bạn nên nghiên cứu trước những thông tin về công ty bạn sẽ ứng tuyển
như công ty đó thành lập được bao lâu, chuyên kinh doanh lĩnh vực gì… điều
này giúp bạn tự tin hơn trong suốt cuộc phỏng vấn. Mặt khác nó cũng giúp
bạn ghi điểm đối với nhà tuyển dụng chứng tỏ bạn là một ứng viên tin cậy, và
giúp bạn đưa ra những câu hỏi thông minh.
2. Biết chính xác địa điểm phỏng vấn
Bạn phải biết chính xác công ty bạn ứng tuyển ở đâu và bạn tới đó bằng
cách nào, mất bao nhiêu thời gian. Tìm hiểu tên và số điện thoại của người sẽ
phỏng vấn. Thư giãn và tránh sự lo lắng không cần thiết trước khi phỏng vấn.

3. Để ý tới trang phục
Thật khó có thể biết trước môi trường văn hóa của công ty để mặc trang
phục phù hợp. Vì vậy khi đi phỏng vấn, bạn nên mặc trang phục lịch sự, trang
nhã. Thậm chí khi bạn tới nơi nếu thấy tất cả mọi người đều mặc quần jean
bạn nên tự tin với trang phục đã lựa chọn. Đừng e sợ và cảm thấy bị lạc lõng
khi một số người nhìn vào cách ăn mặc của bạn. Chú ý đầu tóc gọn gàng,
móng tay sạch sẽ.
8
Kỹ năng trả lời phỏng vấn xin việc
9
Kỹ năng trả lời phỏng vấn xin việc
4. Luyện tập trước
Chuẩn bị trước những câu trả lời cho những câu hỏi như: Điểm mạnh,
điểm yếu của bạn là gì? Tại sao bạn muốn làm việc tại công ty chúng tôi? Tại
sao chúng tôi nên thuê bạn? Và một câu hỏi rất phổ biến: Hãy kể về bản thân
bạn? Việc thực tập này sẽ đạt hiệu quả tốt nếu bạn thực hành với một người
bạn.Bạn có thể thực hành trước gương để tự tin hơn.
5. Lựa chọn người giới thiệu
10
Kỹ năng trả lời phỏng vấn xin việc
Tìm ít nhất ba người giới thiệu - người quản lý trước đây, bạn đồng
nghiệp hoặc thầy (cô) giáo của bạn - những người sẵn lòng xác nhận lý lịch và
phong cách làm việc của bạn. Phải chắc chắn rằng họ đã được biết trước và
cảm thấy thực sự thoải mái khi là người giới thiệu bạn. Họ sẽ đánh giá cao về
trình độ, năng lực làm việc của bạn khi nhà tuyển dụng tham khảo thông tin
thông qua họ.
6. Đến đúng giờ
Đây là một trong những tiêu chí mà nhà tuyển dụng đánh giá tác phong
làm việc của bạn. Nên đến sớm 15 phút trước khi cuộc phỏng vấn bắt đầu.
Kiểm tra lại trang phục và diện mạo trong phòng chờ. Thông báo với lễ tân

bạn đã đến và có hẹn phỏng vấn. Tắt điện thoại trước khi gặp mặt nhà tuyển
dụng.
11
Kỹ năng trả lời phỏng vấn xin việc
7. Mang theo những tài liệu cần thiết
Kiểm tra danh sách những tài liệu cần thiết phục vụ cho buổi phỏng vấn
và chắc chắn chúng đã ở trong túi khi bạn rời khỏi nhà. Những tài liệu này có
thể là bằng cấp, chứng chỉ, bản chi tiết về công việc trước đây,…. nhằm cung
cấp thêm thông tin giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ thêm về bạn. Nếu bạn mới tốt
nghiệp, hãy mang theo học bạ.
8. Tự tin
Cuộc phỏng vấn là cơ hội giúp bạn tỏa sáng, không nên sợ sệt hay mất
bình tĩnh. Chỉ với 25 giây, bạn phải trình bày hết những điểm mạnh của bạn.
Trong kinh doanh gọi đó là “bài diễn văn tổng quát”!
12
Kỹ năng trả lời phỏng vấn xin việc
Phần III
THÁI ĐỘ CỬ CHỈ KHI PHỎNG VẤN
Mục tiêu của mọi người là tìm được công việc ưng ý. Nhưng trên thực
tế, từ mục tiêu đến kết quả cuối cùng là cả một hành trình có thể kéo dài từ
ngày này qua tháng nọ. Để có được vị trí trong danh sách nhà tuyển dụng,
chúng ta cần chứng tỏ “đẳng cấp” chuyên nghiệp của mình qua mỗi lần tiếp
xúc. Nhiệm vụ của nhà tuyển dụng là “đãi cát tìm vàng”, và nếu chúng ta
không đáp ứng đủ yêu cầu của họ, tên chúng ta sẽ bị gặt khỏi “bảng vàng”.
Sau khi qua vòng sơ tuyển – lọc hồ sơ của bạn được chọn vào “vòng
trực tiếp” – phỏng vấn. Cung cách ứng sử của bạn sẽ quyết định bạn có “qua”
được vòng này hay không. Đọc và hiểu ngôn ngữ cơ thể thực sự quan trọng để
giúp bạn có một buổi phỏng vấn thành công. Nó giúp bạn hiểu được người
phỏng vấn đang nghĩ gì, và ngược lại người phỏng vấn cũng đoán được tính
cách của bạn thong qua cử chỉ hành động của bạn. Đồng thời giúp bạn có

những ứng xử phù hợp bằng cách sử dụng chính ngôn ngữ cơ thể. Điều đó
giúp bạn tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng, và tạo cơ hội thuận lợi để bạn
có được công việc mình mong muốn. Sau đây là những kĩ năng cần thiết :
13
Kỹ năng trả lời phỏng vấn xin việc
1. Đến đúng giờ:
Là một điều tối thiểu mà bạn cần luôn luôn ghi nhớ. Việc đến đúng giờ
sẽ giúp bạn có ấn tượng tốt cho người tuyển dụng. Thể hiện bạn là người biết
tiết kiệm thời gian, làm việc nghiêm túc. Nếu bạn đến muộn đừng nên bao giờ
viên cớ “tôi bị kẹt xe v…v”, điều đó chỉ càng làm cho bạn gây ấn tướng xấu.
2. Bắt tay:
Một cái bắt tay có thể nói lên bạn là người như thế nào. Bạn có thường
bắt tay hay không, bạn bắt tay một cách nhẹ nhàng hay nắm chặt tay người ấy
như thể bạn là một “chiếc máy nghiền xương”, tất cả đều thể hiện tích cách
của bạn. Một người hiếu thắng thường nắm tay rất chặt, trong khi đó những
người có lòng tự trọng thấp thường bắt tay rất e dè. Vì thế, bạn có thể dựa vào
14
Kỹ năng trả lời phỏng vấn xin việc
cái bắt tay để đoán biết được ai đang phỏng vấn mình, và có nhưng ứng sử
thích hợp.
Để có được một cái bắt tay hoàn hảo, chúng ta chú ý ba bước cơ bản
sau:
- Giữ bàn tay sạch sẽ và cắt tỉa móng tay gọn gàng.
- Giữ cho tay ấm áp và không có mồ hôi.
- Bắt tay một cách chuyên nghiệp và lịch sự, nắm tay một cách chắc
chắn và quyết đoán cùng với nụ cười ấm áp, than thiện.
3. Đôi mắt biết nói:
Ở các quốc gia khác nhau, sự
giao tiếp bằng mắt được thể hiện
rất đa dạng. Theo sự tìm hiểu

cho thấy, trong giao tiếp, sử
dụng khoảng 50% sự giao tiếp
bằng mắt là thích hợp nhất. Bởi
vì điều này sẽ tạo cảm giác rất
thoải mái khi tiếp xúc bạn. Nhưng nếu giao tiếp bằng mắt quá nhiều thì chứng
15
Kỹ năng trả lời phỏng vấn xin việc
tỏ bạn đang quá căng thẳng, và ngược lại nếu quá ít, thì người khác sẽ có cảm
giác bạn đang thờ ơ, không chú ý, và thiếu mặn mà với công việc.
Một số kinh nghiệm nhỏ khi giao tiếp bằng mắt:
- Khi gặp người phỏng vấn, hãy nhìn thẳng vào mắt họ, sau đó nghĩ:
”Mình thật là người may mắn vì cuối cùng mình cũng được gọi
phỏng vấn”. Điều này có thể giúp bạn luôn mỉm cười và nhà tuyển
dụng sẽ cảm nhận thấy thái độ tích cực của bạn. Bởi lẽ, khi chúng ta
nhìn thấy ai đó khiến chúng ta cảm thấy thú vị và thiện cảm với họ,
đồng tử chúng ta sẽ giãn ra, theo bản năng, người khác sẽ hiểu được
tâm ý của bạn.
- Trong suốt buổi phỏng vấn, hãy giữ đôi mắt của bạn hướng đến
vùng tam giác ngược trên khuôn mắt người phỏng vấn: từ long mày
trái xuống mũi rồi vòng lên long mày phải.
4. Tư thế ngay thẳng:
Tư thế cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong suốt buổi phỏng
vấn. Tư thế phải luôn thẳng, vì điều này sẽ giúp bạn thể hiển sự tự tin trước
các nhà tuyển dụng. Đấy là một trong những nhân tố quan trọng quyết định
16
Kỹ năng trả lời phỏng vấn xin việc
liệu bạn có nhận được công việc đó hay không. Sau đó bạn nên chú ý tới tâm
trạng hiện tại của mình, đồng thời để ý tới tư thế của mình, xem mình đang
ngồi như thế nào và đứng như thế nào. Bởi vì nếu tình cờ bạn ngồi khom lưng,
hay cúi người xuống, sẽ tạo ra trước mắt nhà tuyển dụng một hình ảnh không

"đẹp". Không những thế, tư thế này sẽ khiến bạn khó thở, dẫn đến việc bạn
cảm thấy lo lắng, căng thẳng, và không thoải mái.
5. Sự linh hoạt của đầu :
Tư thế của đầu cũng nói lên rất nhiều điều. Khi bạn muốn cảm thấy tự
tin hơn trong suốt quá trình phỏng vấn, hãy giữ cho đầu ở vị trí cân đối, tạo
thành một đường vuông góc với hai vai. Tư thế này sẽ giúp bạn thể hiện được
thái độ nghiêm túc khi nói chuyện với nhà tuyển dụng. Khi bạn muốn tỏ ra
thân thiên, lắng nghe, và học hỏi, hãy nghiêng đầu về một phía.
6. Những hành động của cánh tay :
Cánh tay chính là manh mối giúp người khác nhận biết được chúng ta là
người cởi mở hay hướng nội. Bởi vậy, để tạo ấn tượng tốt, bạn nên để tay sát
với cơ thể mình, vì điều này cho thấy, bạn là người không sợ phải đương đầu
với bất cứ khó khăn nào.
17
Kỹ năng trả lời phỏng vấn xin việc
Những người trầm tính, hướng nội thường có xu hướng ít di chuyển
cánh tay ra phía xa cơ thể, trong khi đó những người cởi mở, thân mật thường
xuyên di chuyển cánh tay rất mạnh. Hãy giữ những cử chỉ, những hành động
của cánh tay luôn trong khung cơ thể, nếu không, nhà tuyển dụng sẽ hiểu
nhầm rằng bạn là người dễ bị mất kiểm soát. Tránh những hành động tiêu cực
do cánh tay tạo ra trong suốt buổi phỏng vấn.
Điệu bộ của cánh tay thường thể hiện hai kiểu tính cách chính dưới đây:
- Lòng bàn tay mở nhẹ ra và hơi hướng lên trên thể hiển tính cách cởi
mở, thân thiện.
- bàn tay hướng xuống thể hiện tính cách thích vượt trội, và một chút
hiếu thắng.
7. Đôi chân :
Chân của chúng ta thường có xu hướng di chuyển nhiều hơn mức bình
thường khi lo lắng và căng thẳng hay đang nói dối. Vì vậy, bạn hãy cố gắng
giữ chân đứng yên trong suốt quá trình phỏng vấn. Bạn không nên vắt chéo

chân khi phỏng vấn vì nó sẽ tạo ra khoảng cách giữa bạn với người phỏng vấn,
và có thể dẫn đến tâm trạng bồn chồn. Còn nếu bạn bắt chéo chân bằng cách
để mắt cá chân này tì lên đầu gối chân kia, giống như "hình số bốn", thường
được hiểu là bạn đang thủ thế, hoặc đang cố gắng che dấu khuyết điểm.
18
Kỹ năng trả lời phỏng vấn xin việc
• Điều quan trọng khi đi phỏng vấn là bạn luôn giữ thái độ bình tĩnh và tránh
phạm phải những lỗi dưới đây:
1. Tỏ thái độ không thích thú theo kiểu đi cho biết :
Không gì khiến nhà tuyển dụng khó chịu bằng việc trò chuyện với một
ứng viên mà người này không tỏ vẻ quan tâm, hoặc chỉ trả lời hời hợt. Hỏi ra
thì ứng viên chỉ “đến để biết công ty ra sao rồi mới cân nhắc có chấp nhận làm
việc hay không”. Nếu bạn có những cử chỉ không mấy đẹp mắt, người phỏng
vấn bạn sẽ nhớ chúng và đem kể lại với nhiều người khác, biết đâu một trong
số đó sẽ là người có ảnh hưởng tới công cuộc tìm kiếm việc làm của bạn sau
này.
Dù có bất cứ điều gì xảy ra, đừng tỏ thái độ chán ngán trong buổi phỏng
vấn. Ngay cả khi bạn cảm thấy chẳng gì có thể khiến bạn nhận công việc này,
hãy giữ thái độ chăm chú và cố gắng tỏ ra quan tâm đến cuộc nói chuyện.
2. Nghe điện thoại khi phỏng vấn :
19
Kỹ năng trả lời phỏng vấn xin việc
Việc nghe điện thoại khi đang phỏng vấn là một trong những điều tối
kỵ. Nếu bạn đang chờ một cuộc gọi cực kỳ khẩn cấp hoặc có công việc cực kỳ
gấp phải giải quyết qua điện thoại, hãy hỏi ý người tuyển dụng trước khi buổi
phỏng vấn bắt đầu. Chỉ nên nghe điện thoại khi người tuyển dụng đồng ý và
cố gắng kết thúc cuộc gọi sớm. Thông thường người tuyển dụng phải tiếp xúc
khá nhiều ứng viên và sẽ không có đủ thời gian nếu bạn cứ “buôn chuyện”
trên điện thoại. Nếu bạn không ở trong bất kỳ tình huống nào bên trên, hãy tắt
điện thoại trước khi vào phỏng vấn.

Quá tự tin, tự hào về bản thân :
Bạn hoàn toàn có quyền tự hào về những thành tích mình đạt được
nhưng nên thể hiện một cách khiêm tốn. Bạn có thể nói “Tôi không tự nhận
mình là người giỏi nhất, nhưng tôi luôn cố gắng hết sức và nỗ lực của tôi được
đền đáp với giải nhất cuộc thi XYZ.” Ngược lại, nếu bạn vỗ ngực: “Sau khi
qua mặt 2 ứng viên nặng ký cho ghế Giám đốc và thắng luôn ứng viên sáng
giá cuối cùng bằng bảng kế hoạch kinh doanh xuất sắc, vị trí Giám đốc Kinh
doanh tại công ty ABC đương nhiên trở thành của tôi”, chỉ cần đến đây, người
tuyển dụng có thể nhẹ nhàng gạch tên bạn ra khỏi danh sách.
20
Kỹ năng trả lời phỏng vấn xin việc
Bên cạnh đó, có những ứng viên chọn cách “thêu dệt” thêm thành tích
nhằm làm lý lịch của mình “đẹp” hơn, nhưng người tuyển dụng tinh ý luôn dễ
dàng phát giác những chi tiết “giả tưởng” này. Không gì sáng suốt bằng việc
nói đúng sự thật và khiêm tốn.
3. Nói lan man :
“Hãy cho tôi biết về bạn” là một câu hỏi người tuyển dụng rất “sợ” phải
hỏi nhưng không hỏi thì không được. Nhiều ứng viên vừa nghe đến câu hỏi
này là lập tức “tuôn” tràng giang đại hải về tiểu sử bản thân, sở thích, thói
quen của mình. Ngược lại, những thông tin cần thiết cho người tuyển dụng
như công việc, những điều bạn thích khi làm việc và những gì động viên tinh
thần làm việc thì lại không thấy nói đến.
4. Quên nói lời cảm ơn :
Sau buổi phỏng vấn nhiều người quên không nói lời cảm ơn, điều này
có thể coi là sự thiếu tôn trọng đối với người tuyển dụng. Với những người
tuyển dụng khó tính, bạn đã bị loại.
Vì vậy, ngay khi buổi phỏng vấn kết thúc, nhớ bỏ ra vài phút để viết lại
những ấn tượng của bạn đối với người phỏng vấn, những điều bạn đã chia sẻ
21
Kỹ năng trả lời phỏng vấn xin việc

và bất cứ điểm gì bạn thấy thích thú trong buổi phỏng vấn.Thời gian lý tưởng
nhất đế làm việc này là ngay khi ra khỏi phòng phỏng vấn bởi lúc này cảm xúc
của bạn vẫn còn nguyên vẹn. Những thông tin này sẽ được bạn sử dụng khi
viết thư cảm ơn người phỏng vấn và tốt hơn hết hãy gửi thư ngay ngày hôm
sau.
22
Kỹ năng trả lời phỏng vấn xin việc
Phần IV
NHỮNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN THƯỜNG GẶP
VÀ CÁCH XỬ LÝ
1. Mục đích của các câu hỏi phỏng vấn
Các câu hỏi phỏng vấn nên được đến từ cả hai phía, cả nhà tuyển dụng
lẫn ứng viên. Bởi suy cho cùng của một buổi phỏng vấn là một cuộc giao tiếp,
và nguyên tắc của giao tiếp bao giờ cũng là 50 – 50, nghĩa là nó phải bình
đẳng và phải được sự hưởng ứng từ cả hai phía.
Ý nghĩa của các câu hỏi phỏng vấn là giúp nhà tuyển dụng và ứng viên
hiểu rõ về nhau, từ đó có thể đưa ra quyết định chính xác việc có nên hợp tác
làm việc với nhau hay không? Ở đây ta chỉ xét những câu hỏi mà nhà tuyển
dụng sẽ đưa ra cho ứng viên. Về những câu hỏi mà ứng viên có thể hỏi lại nhà
tuyển dụng, những câu hỏi loại này sẽ được làm sáng tỏ trong phần tiếp theo
của báo cáo.
Nhà tuyển dụng muốn hiểu rõ ứng viên về các phương diện:
 Khả năng giao tiếp
 Khả năng trình bày
 Tính cách
 Điểm mạnh, điểm yếu
 Lòng nhiệt tình, niềm đam mê đối với công việc
 Tinh thần trách nhiệm với công việc
Ngoài ra, tùy thuộc vào vị trí công việc mà nhà tuyển dụng sẽ kiểm tra
ứng viên về nhiều mặt khác.

23
Kỹ năng trả lời phỏng vấn xin việc
2. Những câu hỏi phỏng vấn thường gặp
Chúng ta sẽ cùng xét đến những câu hỏi quen thuộc nhất mà gần như
100% các nhà tuyển dụng sẽ hỏi ứng viên. Với từng câu hỏi, chúng ta sẽ tìm
hiểu nhà tuyển dụng thực sự mong muốn điều gì, từ đó sẽ có những tip ứng
phó được trình bày cụ thể.
Câu hỏi 1: Hãy giới thiệu về bản thân bạn.
Điều họ mong muốn ở câu hỏi này là gì? Họ muốn biết tất cả những gì
về bạn ư? Câu trả lời là không. Vì thế, bạn đừng bao giờ trả lời lan man với
câu hỏi loại này, đừng nói về sở thích hát lúc đi tắm của bạn khi bạn đang
trong một cuộc phỏng vấn vào vị trí lập trình viên cho một công ty tin học.
Vậy phải trình bày những gì? Câu trả lời là hãy nói về những gì sẽ giúp
tạo ấn tượng cho nhà tuyển dụng về khả năng của bạn đối với vị trí mà họ
đang cần người. Thường thì đó sẽ là những thành tích, kinh nghiệm cá nhân,
và các bằng cấp mà bạn đạt được trong lĩnh vực mà bạn đang muốn xin vào
làm việc.
Câu hỏi 2: Điểm mạnh và điểm yếu của bạn là gì?
Hãy nhớ nguyên tắc: Quảng bá về điểm mạnh, trung thực về điểm yếu.
Vì sao? Hãy tìm hiểu xem nhà tuyển dụng muốn gì từ câu hỏi này. Họ
muốn biết hai điều:
 Họ muốn biết khả năng sử dụng tài năng của bạn đến đâu? Bạn có
thể trở thành một tài sản quý giá của công ty không? (về điểm mạnh)
 Họ muốn biết bạn trung thực đến đâu khi kể về bản thân mình? (về
điểm yếu)
24
Kỹ năng trả lời phỏng vấn xin việc
Vì vậy, hãy tự PR bản thân về những điểm mạnh của mình với nhà
tuyển dụng. Về những điểm yếu, hãy trung thực về bản thân mình nhưng đừng
trình bày quá nhiều hay nhấn mạnh vào những thất bại của bạn.

Câu hỏi 3: Tại sao bạn lại quan tâm đến công việc này?
Khi hỏi câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn ý nghĩa của công việc đối
với bạn là gì. Họ muốn biết bạn tận tâm đến công việc đến đâu, niềm đam mê
đối với công việc của bạn đến đâu, bạn có yêu thích loại hình công việc này
không.
Vì thế, hãy trả lời thẳng thắn và đừng dài dòng. Thể hiện quá nhiều hay
quá lâu nhiều khi lại phản tác dụng và không gây được ấn tượng với nhà tuyển
dụng.
Câu hỏi 4: Tại sao chúng tôi lại phải chọn bạn?
Đây là lúc bạn cần chứng tỏ cái tôi cá nhân của bạn. Cho nhà tuyển
dụng thấy bạn là sự khác biệt so với tất cả các ứng viên khác, để thuyết phục
nhà tuyển dụng rằng mình là người “duy nhất” mà họ cần. Hãy tìm một đánh
giá có trọng lượng về bản thân mình, nhưng hãy cẩn thận, đây là một con dao
hai lưỡi, nó có thể gây hại nếu khiến nhà tuyển dụng nghĩ rằng bạn quá tự
kiêu.
Câu hỏi 5: Bạn muốn mức lương bao nhiêu?
Câu hỏi này là một câu hỏi nhạy cảm. Vì thế, nếu không có được những
tìm hiểu kỹ càng, hãy né tránh bằng cách trả lời chung chung, đừng đưa ra
những con số cụ thể. Như vậy có thể tránh việc nhà tuyển dụng nghĩ bạn chỉ
nghĩ đến quyền lợi của mình. Một câu trả lời chung chung kiểu như tin tưởng
vào mức đãi ngộ của công ty và sẽ thỏa thuận hợp lý sau là một câu trả lời ổn.
Ngoài năm câu hỏi điển hình trên, còn có vô số các câu hỏi khác nhà
tuyển dụng có thể hỏi, nhiều khi chỉ là biến dạng của những câu hỏi trên mà
25

×