Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

tìm hiểu về cách cài đặt và phòng tránh mã độc trên android

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 46 trang )

Tìm hiểu về cách cài đặt và phòng tránh mã độc trên Android
Trung Tâm Đào Tạo Quản Trị Mạng & An Ninh
Mạng Quốc Tế ATHENA
Báo Cáo Thực Tập Cuối Kì
Giáo viên hướng dẫn : Võ Đỗ Thắng
Nhóm : Võ Nhựt Tân
Nguyễn Lý Hóa
1
Tìm hiểu về cách cài đặt và phòng tránh mã độc trên Android
NHẬN XÉT
(Của giáo viên hướng dẫn)
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………


………………………………………………………………………………………
2
Tìm hiểu về cách cài đặt và phòng tránh mã độc trên Android
Mục Lục
Mục lục ……………………………………………………………………….3
Lời nói đầu ………………………………………………………………… 5
Lời cảm ơn ……………………………………………………………………6
Tóm tắt đồ án …………………………………………………………………7
Phần I – Nghiên cứu và cài đặt HĐH Android……………………………… 8
Chương 1 – Tổng quan về HĐH Android…………………………………….8
1.1 – Android là gì? ………………………………………………………… 8
1.2 – Lịch sử phát triển của Android …………………………………………9
1.3 – Kiến trúc Android ………………………………………………………10
1.3.1 – Tầng ứng dụng ………………………………………………………11
1.3.2 – Application framework …………………………………………… 11
1.3.3 – Library ………………………………………………………………12
1.3.4 – Android Runtime ……………………………………………………13
1.3.5 – Linux Kernel ……………………………………………………… 13
1.4 - Ứng dụng trên Android ………………………………………………….13
1.5 – Bảo mật trên Anroid …………………………………………………….14
Chương 2 – Tìm hiểu tính năng và cài đặt HĐH Android ……………………15
2.1 – So sánh HĐH Android 2.3 và HĐH Android 4.0 ……………………….16
2.2 – Cách Upgrade HĐH Android 2.3 lên HĐH Android 4.0 ……………….16
2.3 – Đưa một ứng dụng lên Google Play …………………………………….17
2.4 – Các cách cài một ứng dụng Android …………………………………….27
2.5 – Cài máy ảo Android …………………………………………………… 27
2.5.1 – Cài đặt JDK ……………………………………………………………27
2.5.2 – Tiến hành cài đặt máy ảo Android ……………………………………29
Phần II – Nghiên cứu và đưa ra giải pháp phát hiện mã độc xâm nhập vào
thiết bị Android …………………………………………………………………….33

Chương I – Tìm hiểu và cài đặt mã độc vào ứng dụng Android …………… 33
3
Tìm hiểu về cách cài đặt và phòng tránh mã độc trên Android
1.1 – Bộ lệnh trong Android ………………………………………………… 33
1.1.1 – Bộ lệnh Android ………………………………………………… 33
1.1.2 – Bộ lệnh Android emulator ………………………………………… 35
1.1.3 – Bộ lệnh bmgr ……………………………………………………… 38
1.1.4 – Bộ lệnh adb ………………………………………………………….38
1.2 – Mã độc trong Android ………………………………………………… 42
1.2.1 – Mã độc là gì? ……………………………………………………… 42
1.2.2 – Mã độc trong môi trường Android ………………………………….42
1.2.3 –Tính bảo mật trong Android …………………………………………42
1.2.4 –Cài mã độc trên máy ảo Android ……………………………………43
Chương 2 – Biện pháp ngăn chặn thiết bị Android không bị dính mã độc
………………………………………………………………………………….45
Phần III – Tổng Kết ………………………………………………………… 46
3.1 – Kết luận ………………………………………………………………….46
3.2 – Tài liệu tham khảo ………………………………………………………47
4
Tìm hiểu về cách cài đặt và phòng tránh mã độc trên Android
Lời Nói Đầu
Hiện nay có nhiều hệ điều hành mới dành cho các thiết bị điện thoại di động,
tablet để thay thế cho những hệ điều hành cũ lõi thời. Như Apple có hệ điều
hành IOS, Nokia có hệ điều hành Window Phone, SamSung sử dụng hệ điều
hành Android. Trong đó đáng kể nhất phải nói đến Android, tuy mới bước chân
vào làng điện thoại di động nhưng Android đã lần lượt hạ gục các đối thũ tầm
cỡ và trở thành hệ điều hành có tốc độ tăng trưởng cũng như chiếm thị phần
lớn nhất trên thế giới. Mỗi phiên bản của Android luôn thu hút mối quan tâm
của giới công nghệ, các nhà sản xuất và người sử dụng.
Sơ đồ thể hiện thị phần của các HĐH hiện nay

Tuy vậy hệ điều hành Android cũng là hệ điều hành dễ bị các Hacker khai thác
nhất, vì vậy việc bảo đảm an toàn và hệ thống Security trên Android là vấn đề
đau đầu của người dùng hiện nay.
5
Tìm hiểu về cách cài đặt và phòng tránh mã độc trên Android
Nhóm chúng em chọn đề tài này, với mục đích cũng cố kiến thức tin học và kiến
thức thực tế của bản thân. Đồng thời muốn đóng góp một phần trong việc cung
cấp các thông tin, cách thức bảo mật cho người dùng Android .
Lời Cảm Ơn

Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy Võ Đỗ Thắng đã tận tình
giúp đỡ, hướng dẫn và cung cấp tài liệu liên quan đến đồ án này
Xin chân thành cảm ơn Trung Tâm Athena đã tạo điều kiện thuận
lợi trong học tập cũng như trong quá trình làm đồ án thực tập này.
Chúng em cũng gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô trong
Trung Tâm đã tận tình giảng dạy, trang bị cho chúng em những kiến thức
quý báu trong những tháng vừa qua.
Cảm ơn các thầy cô và bạn bè đã góp ý và giúp đỡ tận tình xây
dựng đồ án này.
Xin chân thành cảm ơn!
Nhóm sinh viên thực
tập:
Võ Nhựt Tân
Nguyễn Lý Hóa
6
Tìm hiểu về cách cài đặt và phòng tránh mã độc trên Android
Tóm tắt đồ án
Đồ án nhằm giới thiệu một cách tổng quan về hệ điều hành Android. Một hệ
điều hành do Google phát triển và đang là một HĐH chiếm thị phần lớn nhất
hiện nay. Với những tính năng nổi bật như mã nguồn mở, có nhiều ứng dụng

hay, dễ sử dụng … đang giúp cho Android trở thành ông trùm của hệ điều hành
di động.
Bên cạnh đó cũng nói cho người dùng biết về vấn đề Security của HĐH Android,
từ đó đưa ra các giải pháp giúp người dùng sử dụng thiết bị Android của mình
một cách an toàn, tránh các trường hợp rủi ro xảy ra. Với tham vọng tìm hiểu,
học hỏi những điểm mới trong công nghệ, nên chúng em mạnh dạn đăng kí đề
tài này mong rằng sẽ một phần nào đó nắm bắt được những công nghệ tiên tiến
và hữu ích trong thời đại công nghệ số như hiện nay.
Bố cục đồ án chia làm 2 phần như sau:
Phần 1: Nghiên cứu và cài đặt HĐH Android
Chương 1: Tổng quan về Android
Chương 2: Tìm hiểu tính năng và cài đặt trên Android
Phần 2: Nghiên cứu và đưa ra giải pháp phát hiện mã độc xâm nhập vào HĐH
Android
Chương 1: Cách cài mã độc vào một ứng dụng Android
Chương 2: Biện pháp phát hiện và ngăn chặn mã độc trên Android
7
Tìm hiểu về cách cài đặt và phòng tránh mã độc trên Android
PHẦN I – Nghiên cứu và cài đặt HĐH Android
Chương 1 – Tổng Quan về HĐH Android
1.1 – Android là gì?
Android là một “Hệ Điều Hành” được cài đặt trên một số phần cứng riêng
biệt mà ở đây chủ yếu là cài đặt trên các thiết bị smartphone (của SamSung,
LG, HTC, Motorola … ). Cũng giống như các hệ điều hành khác trên điện
thoại (window phone 7, ios, blackberry …), Android là một hệ điều hành
dành cho điện thoại được viết từ java, mã nguồn mở hoàn toàn giúp có các
lập trình viên cài đặt các ứng dụng trên thiết bị do chính mình viết ra.
Logo Android
Các nhà phát triển viết ứng dụng cho Android dựa trên ngôn ngữ Java. Sự
ra mắt của Android vào ngày 5 tháng 11 năm 2007 gắn với sự thành lập

của liên minh thiết bị cầm tay mã nguồn mở, bao gồm 78 công ty phần
cứng, phần mềm và viễn thông nhằm mục đính tạo nên một chuẩn mở cho
điện thoại di động trong tương lai.
1.2 – Lịch sử phát triển của Android
Tổng công ty Android (Android, Inc.) được thành lập tại Palo Alto,
California vào tháng 10 năm 2003 bởi Andy Rubin (đồng sáng lập công ty
Danger), Rich Miner (đồng sáng lập Tổng công ty Viễn thông Wildfire) Nick
Sears (từng là Phó giám đốc T-Mobile),và Chris White (trưởng thiết kế và
giao diện tại WebTV) để phát triển, theo lời của Rubin, "các thiết bị di động
thông minh hơn có thể biết được vị trí và sở thích của người dùng".DÙ
8
Tìm hiểu về cách cài đặt và phòng tránh mã độc trên Android
những người thành lập và nhân viên đều là những người có tiếng tăm, Tổng
công ty Android hoạt động một cách âm thầm, chỉ tiết lộ rằng họ đang làm
phần mềm dành cho điện thoại di động. Trong năm đó, Rubin hết kinh
phí. Steve Perlman, một người bạn thân của Rubin, mang cho ông 10.000
USD tiền mặt nhưng từ chối tham gia vào công ty.
Google mua lại Tổng công ty Android vào ngày 17 tháng 8 năm 2005, biến
nó thành một bộ phận trực thuộc Google. Những nhân viên của chủ chốt của
Tổng công ty Android, gồm Rubin, Miner và White, vẫn tiếp tục ở lại công ty
làm việc sau thương vụ này. Vào thời điểm đó không có nhiều thông tin về
Tổng công ty, nhưng nhiều người đồn đoán rằng Google dự tính tham gia
thị trường điện thoại di động sau bước đi này. Tại Google, nhóm do Rubin
đứng đầu đã phát triển một nền tảng thiết bị di động phát triển trên
nền nhân Linux. Google quảng bá nền tảng này cho các nhà sản xuất điện
thoại và các nhà mạng với lời hứa sẽ cung cấp một hệ thống uyển chuyển và
có khả năng nâng cấp. Google đã liên hệ với hàng loạt hãng phần cứng cũng
như đối tác phần mềm, bắn tin cho các nhà mạng rằng họ sẵn sàng hợp tác
với các cấp độ khác nhau.
Ngày 5 tháng 11 năm 2007, Liên minh thiết bị cầm tay mở (Open Handset

Alliance), một hiệp hội bao gồm nhiều công ty trong đó có Texas
Instruments, Tập đoàn Broadcom, Google, HTC, Intel,LG, Tập đoàn Marvell
Technology, Motorola, Nvidia, Qualcomm, Samsung Electronics, Sprint
Nextel và T-Mobile được thành lập với mục đích phát triển các tiêu chuẩn
mở cho thiết bị di động. Cùng ngày, Android cũng được ra mắt với vai trò là
sản phẩm đầu tiên của Liên minh, một nền tảng thiết bị di động được xây
dựng trên nhân Linux phiên bản 2.6.

Chiếc điện thoại chạy Android đầu tiên
được bán ra là HTC Dream, phát hành ngày 22 tháng 10 năm 2008. Biểu
trưng của hệ điều hành Android mới là một con rôbốt màu xanh lá cây do
hãng thiết kế Irina Blok tại California vẽ.
Từ năm 2008, Android đã trải qua nhiều lần cập nhật để dần dần cải tiến hệ
điều hành, bổ sung các tính năng mới và sửa các lỗi trong những lần phát
9
Tìm hiểu về cách cài đặt và phòng tránh mã độc trên Android
hành trước. Mỗi bản nâng cấp được đặt tên lần lượt theo thứ tự bảng chữ
cái, theo tên của một món ăn tráng miệng, ví dụ như phiên bản
1.5 Cupcake (bánh bông lan nhỏ có kem) tiếp nối bằng phiên bản
1.6 Donut (bánh vòng). Phiên bản mới nhất là 4.2 Jelly Bean (kẹo dẻo).
Các phiên bản Android
Vào năm 2010, Google ra mắt loạt thiết bị Nexus, một dòng sản phẩm bao
gồm điện thoại thông minh và máy tính bảng chạy hệ điều hành Android, do
các đối tác phần cứng sản xuất. HTC đã hợp tác với Google trong chiếc điện
thoại thông minh Nexus đầu tiên, Nexus One. Kể từ đó nhiều thiết bị mới hơn
đã gia nhập vào dòng sản phẩm này, như điện thoại Nexus 4 và máy tính
bảng Nexus 10, lần lượt do LG và Samsung sản xuất. Google xem điện thoại
và máy tính bảng Nexus là những thiết bị Android chủ lực của mình, với
những tính năng phần cứng và phần mềm mới nhất của Android.
1.3 - Kiến trúc của Android

Mô hình sau thể hiện một cách tổng quát các thành phần của hệ điều hành
Android. Mỗi một phần sẽ được đặc tả một cách chi tiết dưới đây.
10
Tìm hiểu về cách cài đặt và phòng tránh mã độc trên Android
Sơ đồ kiến trúc HĐH Android
1.3.1 – Tầng Ứng Dụng
Android được tích hợp sẵn một số ứng dụng cần thiết cơ bản như: contacts,
browser, camera, Phone,… Tất cả các ứng dụng chạy trên hệ điều hành
Android đều được viết bằng Java.
1.3.2 - Application framework
Bằng cách cung cấp một nền tảng phát triển mở, Android cung cấp cho
các nhà phát triển khả năng xây dựng các ứng dụng cực kỳ phong phú và
sáng tạo. Nhà phát triển được tự do tận dụng các thiết bị phần cứng,
thông tin địa điểm truy cập, các dịch vụ chạy nền, thiết lập hệ thống báo
động, thêm các thông báo để các thanh trạng thái, và nhiều, nhiều hơn
nữa.
Nhà phát triển có thể truy cập vào các API cùng một khuôn khổ được sử
dụng bởi các ứng dụng lõi. Các kiến trúc ứng dụng được thiết kế để đơn
giản hóa việc sử dụng lại các thành phần; bất kỳ ứng dụng có thể xuất
bản khả năng của mình và ứng dụng nào khác sau đó có thể sử dụng
những khả năng (có thể hạn chế bảo mật được thực thi bởi khuôn khổ).
Cơ chế này cho phép các thành phần tương tự sẽ được thay thế bởi
người sử dụng.
11
Tìm hiểu về cách cài đặt và phòng tránh mã độc trên Android
Cơ bản tất cả các ứng dụng là một bộ các dịch vụ và các hệ thống, bao
gồm:
• Một tập hợp rất nhiều các View có khả năng kế thừa lẫn nhau
dùng để thiết kế phần giao diện ứng dụng như: gridview,
tableview, linearlayout,…

• Một “Content Provider” cho phép các ứng dụng có thể truy xuất dữ
liệu từ các ứng dụng khác (chẳng hạn như Contacts) hoặc là chia
sẻ dữ liệu giữa các ứng dụng đó.
• Một “Resource Manager” cung cấp truy xuất tới các tài nguyên
không phải là mã nguồn, chẳng hạn như: localized strings,
graphics, and layout files.
• Một “Notifycation Manager” cho phép tất cả các ứng dụng hiển thị
các custom alerts trong status bar.
Activity Maanager được dùng để quản lý chu trình sống của ứng dụng
và điều hướng các activity.
1.3.3 – Library
Android bao gồm một tập hợp các thư viên C/C++ được sử dụng bởi
nhiều thành phần khác nhau trong hệ thống Android. Điều này được thể
hiện thông qua nền tảng ứng dụng Android. Một số các thư viện cơ bản
được liệt kê dưới đây:
• System C library: a BSD-derived implementation of the standard
C system library (libc), tuned for embedded Linux-based devices.
• Media Libraries - based on PacketVideo's OpenCORE; the
libraries support playback and recording of many popular audio
and video formats, as well as static image files, including MPEG4,
H.264, MP3, AAC, AMR, JPG, and PNG
• Surface Manager – Quản lý việc truy xuất vào hệ thống hiển thị
• LibWebCore - là thành phần để xem nội dung trên web, được sử
dụng để xây dựng phần mềm duyệt web (Android Browse) cũng
như để các ứng dụng khác có thể nhúng vào. Nó cực kỳ mạnh, hỗ
12
Tìm hiểu về cách cài đặt và phòng tránh mã độc trên Android
trợ được nhiều công nghệ mạnh mẽ như HTML5, JavaScript, CSS,
DOM, AJAX…
• SGL – thiết kế đồ họa 2D cơ bản

• 3D libraries - dựa vào OpenGL ES 1.0 APIs quản lý các hình ảnh
3D và tối ưu hóa việc hiển thị
• FreeType - chứa các bit và vector dùng cho việc hiển thị font
• SQLite -đơn giản là database
1.3.4 - Android Runtime
Android bao gồm một tập hợp các thư viện cơ bản mà cung cấp hầu hết các
chức
năng có sẵn trong các thư viện lõi của ngôn ngữ lập trình Java. Tất cả các
ứng dụng Android đều chạy trong tiến trình riêng. Máy ảo Dalvik đã được
viết để cho một thiết bị có thể chạy nhiều máy ảo hiệu quả. Các VM Dalvik
thực thi các tập tin thực thiDalvik (dex). Định dạng được tối ưu hóa cho bộ
nhớ tối thiểu. VM là dựa trên register-based, và chạy các lớp đã được biên
dịch bởi một trình biên dịch Java để chuyển đổi thành các định dạng dex.
Các VM Dalvik dựa vào nhân Linux cho các chức năng cơ bản như luồng và
quản lý bộ nhớ thấp.
1.3.5 - Linux kernel
Android dựa trên Linux phiên bản 2.6 cho hệ thống dịch vụ cốt lõi như
security, memory management, process management, network stack, and
driver model. Kernel Linux hoạt động như một lớp trừu tượng hóa giữa
phần cứng và phần còn lại của phần mềm stack.
1.4 - Ứng dụng trên Android
Android có lượng ứng dụng của bên thứ ba ngày càng nhiều, được chọn lọc
và đặt trên một cửa hàng ứng dụng như Google Play hay Amazon
Appstore để người dùng lấy về, hoặc bằng cách tải xuống rồi cài đặt tập
tin APK từ trang web khác. Các ứng dụng trên cửa hàng Play cho phép
người dùng duyệt, tải về và cập nhật các ứng dụng do Google và các nhà
phát triển thứ ba phát hành. Cửa hàng Play được cài đặt sẵn trên các thiết
bị thỏa mãn điều kiện tương thích của Google. Ứng dụng sẽ tự động lọc ra
một danh sách các ứng dụng tương thích với thiết bị của người dùng, và
13

Tìm hiểu về cách cài đặt và phòng tránh mã độc trên Android
nhà phát triển có thể giới hạn ứng dụng của họ chỉ dành cho những nhà
mạng cố định hoặc những quốc gia cố định vì lý do kinh doanh. Nếu người
dùng mua một ứng dụng mà họ cảm thấy không thích, họ được hoàn trả
tiền sau 15 phút kể từ lúc tải về, và một vài nhà mạng còn có khả năng mua
giúp các ứng dụng trên Google Play, sau đó tính tiền vào trong hóa đơn sử
dụng hàng tháng của người dùng. Đến tháng 9 năm 2012, có hơn 675.000
ứng dụng dành cho Android, và số lượng ứng dụng tải về từ Cửa hàng Play
ước tính đạt 25 tỷ.
Các ứng dụng cho Android được phát triển bằng ngôn ngữ Java sử dụng Bộ
phát triển phần mềm Android (SDK). SDK bao gồm một bộ đầy đủ các công
cụ dùng để phát triển, gồm có công cụ gỡ lỗi, thư viện phần mềm, bộ giả
lập điện thoại dựa trên QEMU, tài liệu hướng dẫn, mã nguồn mẫu, và hướng
dẫn từng bước. Môi trường phát triển tích hợp (IDE) được hỗ trợ chính
thức là Eclipse sử dụng phần bổ sung Android Development Tools (ADT). Các
công cụ phát triển khác cũng có sẵn, gồm có Bộ phát triển gốc dành cho các
ứng dụng hoặc phần mở rộng viết bằng C hoặc C++, Google App Inventor,
một môi trường đồ họa cho những nhà lập trình mới bắt đầu, và nhiều nền
tảng ứng dụng web di động đa nền tảng phong phú.
Để vượt qua những hạn chế khi tiếp cận các dịch vụ của Google do sự Kiểm
duyệt Internet tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, các thiết bị Android bán
tại Trung Quốc lục địa thường được điều chỉnh chỉ được sử dụng dịch vụ đã
được duyệt.
1.5 – Bảo mật trong Android
Các ứng dụng Android chạy trong một "hộp cát", là một khu vực riêng rẽ với
hệ thống và không được tiếp cận đến phần còn lại của tài nguyên hệ thống,
trừ khi nó được người dùng trao quyền truy cập một cách công khai khi cài
đặt. Trước khi cài đặt ứng dụng, Cửa hàng Play sẽ hiển thị tất cả các quyền
mà ứng dụng đòi hỏi: ví dụ như một trò chơi cần phải kích hoạt bộ rung
hoặc lưu dữ liệu vào thẻ nhớ SD, nhưng nó không nên cần quyền đọc tin

nhắn SMS hoặc tiếp cận danh bạ điện thoại. Sau khi xem xét các quyền này,
14
Tìm hiểu về cách cài đặt và phòng tránh mã độc trên Android
người dùng có thể chọn đồng ý hoặc từ chối chúng, ứng dụng chỉ được cài
đặt khi người dùng đồng ý.
Hệ thống “hộp cát” và hỏi quyền làm giảm bớt ảnh hưởng của lỗi bảo mật
hoặc lỗi chương trình có trong ứng dụng, nhưng sự bối rối của lập trình
viên và tài liệu hướng dẫn còn hạn chế đã dẫn tới những ứng dụng hay đòi
hỏi những quyền không cần thiết, do đó làm giảm đi hiệu quả của hệ thống
này. Một số công ty bảo mật, như Lookout Mobile Security, AVG
Technologies, McAfee, đã phát hành những phần mềm diệt virus cho các
thiết bị Android. Phần mềm này không có hiệu quả vì cơ chế hộp cát vẫn áp
dụng vào các ứng dụng này, do vậy làm hạn chế khả năng quét sâu vào hệ
thống để tìm nguy cơ.
Google hiện đang sử dụng bộ quét phần mềm ác ý Google Bouncer để theo
dõi và quét các ứng dụng trên Cửa hàng Google Play. Nó sẽ đánh dấu các
phần mềm bị nghi ngờ và cảnh báo người dùng về những vấn đề có thể xảy
ra trước khi họ tải nó về máy. Android phiên bản 4.2 Jelly Bean được phát
hành vào năm 2012 cùng với các tính năng bảo mật được cải thiện, bao
gồm một bộ quét phần mềm ác ý được cài sẵn trong hệ thống, hoạt động
cùng với Google Play nhưng cũng có thể quét các ứng dụng được cài đặt từ
nguồn thứ ba, và một hệ thống cảnh báo sẽ thông báo cho người dùng khi
một ứng dụng cố gắng gửi một tin nhắn vào số tính tiền, chặn tin nhắn đó
lại trừ khi người dùng công khai cho phép nó
Bản chất mã nguồn mở của Android cho phép những nhà thầu bảo mật lấy
những thiết bị sẵn có rồi điều chỉnh để sử dụng ở mức độ bảo mật cao hơn.
Ví dụ như Samsung đã cộng tác với General Dynamics sau khi họ thâu
tóm Open Kernel Labs để xây dựng lại Jellybean trên nền bộ vi kiểm soát
dành cho dự án "Knox".
Chương 2 – Tìm hiểu tính năng và cài đặt HĐH Android

2.1 - So sánh HĐH Android 2.3 và HĐH Android 4.0
OS Android 2.3 Android 4.0
Giao diện Đơn giản
Không hỗ trợ phím ảo
Không có Widget menu
Trong suốt,tinh tế hơn
Có hỗ trợ phím ảo
Có Widget menu
15
Tìm hiểu về cách cài đặt và phòng tránh mã độc trên Android
Tính năng Tối ưu hóa cho martphone
Xóa tất cả các thông báo
Chỉ có thể trả lời cuộc gọi
khi màn hình bị
khóa
Không hỗ trợ nhận biết
khuôn mặt
Không hỗ trợ chỉnh sữa
hình ãnh
Tối ưu hóa cho cả tablet và
smartphone
Xóa từng thông báo
Có thể thực hiện nhiều tính
năng khi màn hình bị
khóa
Mở khóa bằng nhận biết
gương mặt (face
unclock)
Hỗ trợ chỉnh sủa hình ảnh
Giao thức mạng Không hỗ trợ https Có hỗ trợ giao thức https

Phần cứng Kernel tối thiểu 128M
Ram 150MB
Thiết bị phải có khả năng
tải về 1 file ít nhất
55MB hoặc lốn hơn
Độ phân giả màn hình 100
dpi
Yêu cầu phải có phím vật lí
Kiểm tra hiệu suất dựa trên
thời gian mở ứng
dụng(performance
matrics)
+trình duyệt: 1300ms
+ MMS/SMS: 700ms
+ báo thức :650ms
Kernel tối thiểu 340MB
RAM 350MB
Thiết bị phải có khả năng tải
1 file ít nhất 100MB
hoặc lớn hơn
Độ phân giải màn hình
120dpi
Không yêu cầu phải có phím
vli
Kiểm tra hiệu suất dựa trên
thời gian mở ứng
dụng (performance
matrics)
+trình duyệt: 1300ms
+ MMS/SMS: 700ms

+ cài đặt :700ms
2.2 – Cách upgrade HĐH Android 2.3 lên HĐH Android 4.0
Muốn upgrade được ta cần chú ý đến các vấn đề sau:
Máy Android thuộc dòng nào : Sony, SamSung, LG … để chọn bản ROM phù
hợp.
Tìm hiểu về ROM:
ROM là gì?
ROM có thể hiểu là một phiên bản của hệ điều hành dành cho thiết bị chạy
Android. ROM bao gồm toàn bộ hệ điều hành cũng như các tùy chỉnh khác.
Up ROM là gì? Tại sao phải up ROM?
Up ROM là việc thay đổi hệ điều hành hiện tại của máy chạy android thành
một phiên bản hệ điều hành khác tương đồng.
16
Tìm hiểu về cách cài đặt và phòng tránh mã độc trên Android
Up ROM có thể làm cho điện thoại của bạn chạy nhanh hơn và có nhiều tính
năng mới hơn, tuy nhiên nếu gặp phải bản ROM chưa hoàn chỉnh, máy có
thể bị treo, hoạt động không ổn định. Khi đó, bạn phải up lại bản ROM khác
ổn định hơn.
Cấu hình máy Android: Xem cấu hình có đáp ứng được phiên bản mới hay
không? Nếu phù hợp thì tiến hành Up, nếu không đủ điều kiện thì cơ hội
thành công rất thấp, hoặc up được nhưng máy sẽ bị chậm đi, thao tác không
còn mượt mà như trước, làm cho người dùng rất khó chịu.
Hiện nay có nhiều cách Upgrade Android, tùy thuộc và dòng máy, đời máy
và cấu hình máy.
2.3 – Đưa một ứng dụng lên Google Play
Điều kiện thực hiện:
Bạn phải có 1 tài khoản Google Play. Đăng kí tại
/>Ứng dụng bạn muốn up phải là một file có đuôi .apk
Ứng dụng có đuôi .apk vẫn chưa đủ điều kiện, bạn phải có một Keystore,
Keystore giống như một chìa khóa bảo vệ và đặt quyền chính phủ vậy, nó

cũng được dùng để Update ứng dụng.
Sau đây là các bước thực hiện để đưa một ứng dụng lên Google play:
Bước 1: Chọn project mà bạn muốn xuất, nhấp phải chọn Export
17
Tìm hiểu về cách cài đặt và phòng tránh mã độc trên Android
Bước 2: Xuất hiện hộp thoại, chọn Android -> Export Android Application ->
Next
18
Tìm hiểu về cách cài đặt và phòng tránh mã độc trên Android
Bước 3 : Chọn và click Next
19
Tìm hiểu về cách cài đặt và phòng tránh mã độc trên Android
Bước 4 :Bước này chúng ta bắt đầu tạo 1 Keystore như lúc nảy đã nói.
Keystore này chỉ tạo lần đầu cho App thôi.
Chọn Create new keystore , chọn vị trí và tạo password
Tiếp tục điền các thông tin. Lưu ý chỉ cần điền một số thông tin như bên
dưới là được rồi. Xong chọn Next.
20
Tìm hiểu về cách cài đặt và phòng tránh mã độc trên Android
Vậy là đã xong Keystore
Bước 5: Chọn thư mục lưu file .apk và đợi khoản 30s.
21
Tìm hiểu về cách cài đặt và phòng tránh mã độc trên Android
Đến đây bạn đã có một file .apk đã sẵn sàng được up lên Google Play
Bước 6: Chúng ta truy cập vào địa chỉ
và đăng nhập tài khoản Google
Play của mình. Chọn Upload a new App
22
Tìm hiểu về cách cài đặt và phòng tránh mã độc trên Android
Sau đó nhập tên App và chọn ngôn ngữ mặc định rồi chọn Upload APK

Bước 7: Khi đã Upload, bạn cần hoàn thành 3 bước quan trọng. Sau đây là
hình ảnh mô tả quá trình thực hiện:
UpLoad file xong bạn cần điền thông tin ứng dụng tại mục Store Listing
23
Tìm hiểu về cách cài đặt và phòng tránh mã độc trên Android
24
Tìm hiểu về cách cài đặt và phòng tránh mã độc trên Android
25

×