Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Điểm danh thuốc và các loại hóa dược thường dùng trong thú y

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (266.22 KB, 11 trang )

Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản
Chương III.
THUỐC VÀ CÁC HÓA DƯỢC THƯỜNG DÙNG TRONG THÚ
Y
Nội dung chính của chương:
Thuốc và các hóa dược sử dụng trong thú y là một trong những nội dung quan trọng trong
thú y. Trong chương này bao gồm các nội dung chính sau:
- Những hiểu biết về thuốc
-Tác dụng của thuốc
-Phân loại nhóm thuốc
-Cách sử dụng của thuốc
-Các con đường đưa thuốc vào cơ thể
-Những mặt tồn tại khi sử dụng thuốc
-Tìm kiếm một số bài thuốc nam trong nhân gian để sử dụng, nâng cao hiệu quả kinh
tế, tránh những tồn dư hóa chất trong sản phẩm, thịt trứng sữa có hại cho sức khỏe cộng
đồng.

1. Đại cương chung về thuốc- Khoa học dược lý- thuốc

Pharmakon- từ tiếng Hy lạp cổ đại có nghĩa là thuốc- là một khoa học nghiên cứu bào chế,
tác dụng, cách sử dụng của thuốc.
Thực tế các thuốc được dùng trong thú y đã mang lại không ít hiệu quả chăn nuôi, góp phần
hạn chế bệnh tật nâng cao sức khỏe, góp phần cải tạo môi trường.
Nói chung tất cả các thuốc và hóa dược dùng trong thú y đều là những chất độc, một khi cá
tác dụng là sử dụng đúng liều lượng đúng thời gian và đúng mục đích.Nếu sử dụng không
đúng sẻ mang lại những kết quả xấu khôn lường.
Do tính chất đọc hại của thuốc mà người ta chia thuốc ra làm 2 bảng:
Độc bảng A: Những thuốc nằm trong bảng này có tính độc lực cao, bảo quản cẩn
thận, liều lượng khi dùng nhóm thuốc này phải hết sức chú ý.
Độc bảng B: Là những thuốc tác dụng mạnh, bảo quản cẩn thận tránh trộn lẫn với
nhau sinh ra các tác dụng phụ mất tác dụng của thuốc.


Do mỗi một thuốc có nhiều tác dụng khác nhau tính chất tác dụng khác nhau,nên sử dụng
thuốc cần chú y những vấn đề sau:
-Tên thuốc phải có rõ ràng (Tên tiếng việt, tiếng latinh, hoặc tiếng anh, cần thiết có
công thức cấu tạo hóa học.) Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại thuốc khác nhau có nhiều
tên khác nhau, nhưng chỉ có hai tên chính tren thuốc như sau: Tên thương phẩm- là tên thuốc
có giái trị quảng cáo, làm cho người tiêu dùng dễ nhớ dễ nhận biết mang tính kích thích cho
người tiêu dùng; Tên thuốc, phải là tên khoa học bằng tiến Anh, tiếng Latinh, có thể có cả
công thức cấu tạo của thuốc đó.
-Chỉ dẫn tác dụng của thuốc, cách bảo quản cách sử dụng, liều lượng, và các tác dụng
phụ của thuốc.
-Chỉ rõ các biến chứng có thể ó khi sử dụng thuốc và cách phòng tránh
-Các chống chỉ định của thuốc.
-Phối hợp sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau để nâng cao hiệu quả tác dụng của
thuốc.
Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế
25
Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản
2.Phân loại thuốc
Thuốc tùy theo tác dụng và tính chất của thuốc mà người ta chia ra nhiều nhóm thuốc khác
nhau.
Trong quan niệm của người dân thuốc chia ra hai nhóm đó là thuốc tây và Đông dược. Thuốc
tây là do thói quen từ lâu của con người Việt Nam, là những thuốc xuất xứ từ "Bên Tây" . Do
những năm tháng nước ta dưới sự đo hộ của Pháp Quốc, nên những thuốc nhập từ pháp vào
đều được gọi là thuốc Tây, nhưng thực tế đây là những thuốc được bào chế tổng hợp bằng
con đường hóa học.
Còn thuốc "Bắc" là những thuốc từ trung quốc có nguồn gốc là thảo mộc, thuốc nam là
những thuốc thảo mộc do người Việt. Trên đây là những quan niệm do thói quen chứ không
đúng theo cách phân loại của thuốc.
Phần sau chúng tôi giới thiệu một số tính chất và bài thuốc Đông dược được rõ hơn.
Theo tính chất tác dụng của thuốc, thuốc được chia ra làm mấy nhóm chính sau đây:

2.1. Thuốc tác dụng lên hệ thần kinh trung ương
Là tất cả những thuốc và hóa chất khi vào cơ thể tác dụng trực tiếp hay gián tiếp lên hệ thần
kinh trung ương.
Trong nhóm thuốc này người ta chia ra hai nhóm : - thuốc ức chế và hưng phấn thần kinh.
Những thuốc gây ức chế thần kinh là những thuốc nằm trong nhóm thuốc gây mê(narcose)-
hay thuốc gây giấc ngủ nhân tạo. Trong thú y được sử dụng để gây mê trong phẩu thuật,
trong vận chuyển gia súc tránh các tác nhânkích thích stress.
Những thuốc gây hưng phấn thần kinh-là những thuốc gây những kích thích hưng phần nhiều
hay ít đến hệ thần kinh trung ương. Làm cho khả năng hồi phục lại sau khi bị mệt mỏi như
Strichin, caffein, Camphora, Korazol
Tất cả những thuốc tác dụng lên hệ thần kinh, hưng phấn hay ức chế đều là những thuốc gây
nghiện cho cơ thể.
Một số thuốc trong nhóm này: Axit barbitura, Thiopental, Hecxenalum, Phenobarbitalum,
Chuoralum hydratum Chloroformium, Ethel, Phthorothanum
Thuốc gây tê: -là những thuốc ức chế quá trình dẫn truyền xung động thần kinh. Trong thú y
và y học thuốc được sử dụng như những chất gây tê trong phẩu thuất , phong bế thần kinh,
giảm đau Ví dụ: Aminazin,Triftazinum, Kalibromat
Thuốc chóng co dật: Dipheninum, hecxamidium, Morphini hyđrochlỏium
Thuốc hạ nhiệt: cơ chế tác dụng hạ nhiệt của nhóm thuốc này được giải thích khác nhau
nhưng chung qui là là những thuốc tác dụng lên trung khu điều hòa thân nhiệt. Tất cả các
thuốc này đều nằm trong nhóm thuốc Axit Salicilic, ngoài tác dụng hạ nhiệt thuốc này còn có
tác dụng kìm khuẩn nên nó được dùng như là những thuốc chống viêm diệt khuẩn. Như:
Paracetamol, pirazol, Antipirin, analgin
2.2. Thuốc kháng sinh:
Thuốc kháng sinh-Antibiotic- là những chất được bào chế từ những vsv, động vật thực vật có
khả năng diệt khuẩn hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn trong cơ thể động vật. Ngày nay,
kháng sinh như một cứu cánh để chống lại sự nhiễm trùng, hay nói cách khác là những thuốc
dùng để phòng và điều trị các bệnh truyền lây, kích thích sinh trưởng vật nuôi.
Thuốc kháng sinh có những mặt lợi sau đây:
-Cơ chế tác dụng đặc biệt

-Phổ tác dụng của nó rộng, có khả năng trung hòa độc tố
-Hiệu quả sử dụng ở liều thấp
Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế
26
Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản
-Dễ bảo quản
-Hiệu quả tác dụng điều trị rõ ràng
-Độc lực của thuốc thấp nên trong điều trị có thể dùng liều cao tấn công ngay từ đầu.
Liều điều trị và liều gây độc cách nhau rất xa.
-Sử dụng ở liều thấp kích thích tăng trưởng của cơ thể, nên có thể dùng như là một
thuốc phòng và kích thích tăng trọng.
Những mặt hạn chế của thuốc kháng sinh
-Sử dụng liều thấp sẻ dẫn tới tính quen thuốc và nhờn thuốc, do vậy hiệu quả điều trị
không cao.
-Đối với gia súc non khi sử dụng kháng sinh nhiều dẫn tới còi cọc chậm lớn và có thể
gây nên những biến chứng khó lường.
-Trong thú y sử dụng kháng sinh bừa bải gây nên hiện tượng tồn dư kháng sinh trong
sản phẩm như thịt trứng sữa, sự tồn dư kháng sinh này gây bất lợi cho con người. Người sử
dụng sản phẩm có tồn dư kháng sinh, sẻ khó điều trị các bệnh nhiễm khuẩn, và nặng hơn có
thể gây ưng thư.
-Kháng sinh có nhiều loại và mỗi loại có tác dụng diệt và ức chế sự phát triển của vi
khuẩn khác nhau. (KS trị bệnh vi khuẩn Gram+, Ks trị bệnh vi khuẩn Gram-; Để hạn chế
nhược điểm này hiện nay người ta đã phối hợp nhiều kháng sinh với nhau, gọi là kháng sinh
tổng hợp điều trị được nhiều nhóm vi khuẩn gây bệnh khác nhau.
Phân loại kháng sinh
Kháng sinh có thể phân loại theo nhiều cách: theo nguồn gốc, theo tính chất chữa bệnh, theo
hiệu quả tác động, theo cơ chế tác động, theo bản chất của thuốc.
Theo nguồn gốc:
-Có thể là kháng sinh lấy từ nguồn gốc vi sinh vât
-Kháng sinh sản xuất theo con đường tổng hợp

-Kháng sinh bán tổng hợp
Các loại vi sinh vật khác nhau đều sản sinh ra các loại kháng sinh khác nhau
Theo tính chất chữa bệnh:
-Nhóm kháng sinh thông dụng, như penicillin, streptomycin,Ampicilin
-Nhóm kháng sinh không thông dụng
Theo cơ chế tác động:
Theo cách này kháng sinh được chia ra làm bốn nhóm chính
-Kháng sinh kìm hảm tổng hợp vách tế bào vi khuẩn
-Kháng sinh làm tăng thẩm thấu màng tế bào
-Kháng sinh kìm hảm tổng hợp protein
-Kháng sinh tác động lên di truyền, Là những chất có tính chất ái lực cao đối với
ADN, ngăn cách quá trình chia đôi của hai sợi xoắn kép, phong tỏa hệ thống enzym của vi
khuẩn.
Phân loại theo họ:
Tùy theo bản chất hóa học của các chất kháng sinh mà được chia ra các họ. Hiện nay, quan
điểm này được coi như hoàn chỉnh nhất.
-Họ aminosid (streptomycin, kanamycin,gentamycin )
-Họ Tetracyclin (Teracyclin, oxyteracylin, domycilin )
Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế
27
Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản
-Nhóm Chloraphenicol- Đây là nhóm thuốc cầm dùng trong thú y, thủy sản nhưng
vẫn được dùng trong nhâny.
-Các Sunfamid
-CácNitrofuran
-Họ beta-lactam (penicillin,ampicilin )
-Các dẫn xuất của axid Izonicotic
Những nguy cơ của việc tồn dư kháng sinh tới sức khỏe cộng đồng
Do việc sử dụng kháng sính rộng rãi, để điều trị bệnh và làm phụ gia cho thức ăn gia súc,
không thể không tìm thấy tồn dư kháng sinh ở thực phẩm có nguồn gốc động vật. Những

nguy cơ độc hại này có thể chia thành 4 nhóm sau:
* Nguy cơ về độc tố, hầu hết các kháng sinh điều trị bệnh cho vật nuôi đều được dùng
cho con người. Những kháng sinh phản ứng hóa học như Bazơ(chloraphenicol, Erytromyxin,
Tylosin ) có thể tích lủy ở mô nhiều hơn huyết tương. Đây là vì ion bị giử lại do sự khac
nhau về pH máu và mô bào. Có thể độc tố trực tiếp của kháng ssinh hay các chất chuyển tiếp
của chúng ở sản phẩm thịt, trứng, sữa, độc tố này sinh ra các đột biến về gen, gây quái thai,
ung thư
*nguy cơ về vi sinh: Hệ quả quan trọng nhất là việc dùng kháng sinh ở động vật làm
phát triển tính đa kháng thuốc của víinh vật.
Sự phá vở khu hệ vi sinh vật ở ruột, dạ dày ở người do ăn phải sản phẩm có tồn dư kháng
sinh đã tăng lên khá nhiều (walton,1983).
*Nguy cơ miễn dịch bệnh lý: Việc sử dụng sản phẩm thịt có tồn dư kháng sinh đã gây
nên các phản ứng dị ứng.
* Nguy cơ về môi trường: Nguồn kháng sinh sau khi sử dụng cũng phần lớn được thải
ra theo phân nước tiểu vào môi trường. Đặc biệt là chăn nuôi tập trung ở trang trại.Người ta
ghi nhận rằng vi khuẩn gây bệnh sẻ kháng với kháng sinh tờn dư trong phân với một thời
gian dài(Jones,1980), và kiểu kháng thuốc này không thay đổi ít nhất là 7 tuần.
Tóm lại: Sự có mặt của kháng sinh và ảnh hưởng của chúng tới sức khỏe con gnười đã được
xác định và có nhiều công trình nghiên cứu. Chính vì vậy với xu thế hiện nay việc sử dụng
kháng sinh cũng cần hạn chế để tạo ra thực phẩm sạch an toàn cho người tiêu dùng. Trong
thú y phải tuân thủ nguyên tác phòng bệnh hơn trị bệnh.
Một số thuốc kháng sinh thường dùng trong thú y:
Coli-flox tên khoa học: Norfloxacin là một kháng sinh tổng hợp có khả năng tiêu diệt nhiều
loại vi khuẩn Gram+ và Gram- gây bệnh cho gia súc và gi cầm. Thuốc được dùng có hiệu
quả cao trong việc điều trị các bệnh coli dung huyết,phân trắng lợn con, phó thương hàn,
bặch lj tụ huyết trùng, viêm đường tiết niệu.
Chế phẩm Coli-flox đã được phát triển thêm dạng cho ướng đặc trị hội chứng tiêu chảy, các
bệnh viêm ruột ở gia cầm. Thuốc cho hiệu quả điều trị cao, tiện sử dụng, đặc biệt kích thích
tiêu hóa, không gây táo bón cho vật nuôi.
Doxycolison-F: Làmột chất kháng sinh thuộc nhóm Tetracyclin thế hệ mới, phổ rộng là

Colistin. Khả năng diệt khuẩn ở nồng độ thấp dễ dung nạp thuốc, tránh được hiện tượng
kháng thuốc.
Lincoseptin: Được coi là kháng sinh tốt thay thế cho penicilin, có tác dụng tiêu diệt trên
nhiều chủng tụ cầu, liên cầu, các trực khuẩn Gram+ và Mycoplasma, nó hấp thu tốt vào các
tổ chức mô nhất là mô xương, sự đề kháng của vi khuẩn xuất hiện chậm.
Thuốc đặc trị hội chứng tiêu chảy, viêm ruột phân trắng lợn con, phó thương hàn, viêm phổi
viêm phế quản phổi
Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế
28
Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản
Supermotic: Là một kháng sinh tổng hợp bao gồm 3 loại kháng sinh: Doxycyclin,
Dexamethazol, Tylosin, tiamulin. Là một kháng sinh có phổ tác dụng mạnh bao trùm tiêu
diệt nhiều loại vi khuẩn. Kháng sinh này có khả năng thấm sâu và đạt nồng độ cao trong máu
cũng như trong các tổ chức, thời gian tác dụng kéo dài do đó thích hợp với điều trị bệnh
nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu hóa tiết niệu sinh dục
Kânmulin: Thành phần gồm có: Tiamulin hydrosulphat, kânmycin sulphat. Sự kết hợp hai
kháng sinh tạo cho chế phẩm Kânmulin có khả năng tiêu diệt được nhiều mầm bệnh gây ra ở
gia súc, gia cầm, đặc trị là bệnh viêm ruột gây xuất huyết, bệnh nhiễm trùng máu.
Tylosin: Là một kháng sinh nhóm macrolid, có tác dụng trên nhiều trực khuẩn Gram+ vibrio
coli, trực khuẩn gây thối loét da thịt. Nhờ có sự kết hợp hai loại kháng sinh Tylosin và
Doxycyclin đặc hiệu mà hợp đồng tác dụng, cộng với kỷ thuật bào chế khác biệt giúp cho các
thành phần hợp chất hấp thu nhanh, tác dụng tốt hiệu quả điều trị cao.
Kháng sinh được dùng với các liều lượng tiêu chuẩn như : UI, đơn vị quốc tế, mg miligram,
ml/kg thể trọng cơ thể.
2.3.Nhóm thuốc đông dược -hay còn gọi là thuốc nam
Nước ta có rất nhiều cây thuốc, ông cha ta đã biết dùng để chữa bệnh không những cho con
người mà còn cho các loại vật nuôi. Thuốc nam vô cùng tiện lợi, giái thành rẻ dễ kiếm, mà
không gây đọc hại cho cơ thể.
Thuốc nam có nguồn gốc thực vật như: rễ, thân lá, hoa củ quả, hạt.
Thuốc có nguồn gốc động vật như: rắn, rết, tắc kè ve sầu

Thuốc có nguồn gốc động vật như: khoáng vật vôi phèn
Thuốc nam có những tính chất sau:
Lương mát, hàn( lạnh), ôn(ấm) nhiệt(nống)
Thuốc hàn và mát dùng để chữa chứng nhiệt như cây sài đất, kim ngân
Thuốc ôn, nhiệt là thuốc nống dùng để chữa chứng cảm lạnh như quế, hồi, gầng
Thuốc nam có năm vị chính- gọi là ngũ vị: Cay, đắng, chua, ngọt, mặn. Vị cay giải cảm, vị
ngọt bổ dưỡng, điều hòa, vị đắng thanh nhiệt giải độc. Vị mặn thông đờm làm tan khối cứng,
vị chua có tác dụng thu liễm(giữ lai). Ngoài ra còn có vị đạm nhạt -không có vị rõ ràng có tác
dụng lợi tiểu.
Nguyên tắc sử dụng thuốc nam: Phải biết đúng cây vị thuốc, và biết sắp xếp thành bài thuốc.
Trong y học dân tộc người ta gọi là nguyên tắc" Quân, thần, tá, sứ".
Quân: là vị thuốc chính chữa bệnh.
Thần: là vị thuốc giúp cho hiệu lưc của vị thuốc chính tác dụng tốt hơn.
Tá: là vị thuốc hạn chế tác dụng phụ của vị thuốc chính, và thần.
Sứ: là vị thuốc dẫn các các vị thuốc trên đi vào kinh, tức là đi vào con đường tác dụng của
nó. Việc sử dụng nhiều vị thuốc trong một bài thuốc không những có tác dụng chữa bệnh
cao, mà tính an toàn về thuốc được tốt hơn.
Về thành phần hóa học của cây thuốc nam người ta cũng đã tách chiết ra những nhóm chất
chính như sau:
Nhóm alcaloid, người ta gọi là kiềm thực vật, nhóm glucozid, nhóm Saponin, nhóm tinh dầu
thơm, nhóm chất tanin. Và đặc biệt là nhóm cây thuốc có chứa Phitoxit- còn gọi là kháng
sinh thực vật. Kháng sinh thực vật có nhiều ưu điểm hơn loại kháng sinh tổng hợp. Vì kháng
sinh thực vật không gây tính quen nhờn thuốc, không để lại di chứng khác . không để lại tồn
dư kháng sinh có hại cho người tiêu dùng.
Ngoài những ưu điểm trên của thuốc nam, thì có một số nhược điểm như: Mất thời gian thu
hái, thời gia tác dụng kéo dài, nên thời gian điều trị bệnh không được như mong muốn. Để
Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế
29
Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản
khắc phục những nhược điểm trên, Đông y học người ta đã bào chế tách chiết ra những cơ

chất, tiện lợi cho người tiêu dùng hiệu quả cao trong điều trị. Đây cũng là một hướng đi cúa
ngành Đông dược thú y, nhằm tạo ra những sản phẩm thuốc có chất lượng cao, hiệu quả điều
trị tốt.
Một số bài thuốc nam thông dụng:
- Thuốc giải cảm: Lá tía tô chữa cảm , chống nôn. Lá sả chữa chướng hơi, tăng cường
tiêu hóa.
-Thuốc chống nôn: Cây bán hạ (họ củ ráy) thân rể phình to thành củ, chống nôn, chữa
ho. Gầng chữa chứng đau bụng khó tiêu.
-Thuốc nhuận tràng: Hạt cây ba đậu họthầu dầu. Chữa táo bón, khó thở: 10-20 gam
cho bò, 1-2 gam cho lợn, sao đen cháy sắc lấy nước cho uống. Chú ý gia súc có chữa không
được dùng, nếu bị ngộ độc thì cho con vật uống nước đậu xanh. Cây võ đại: Họ trúc đào làm
cảnh ở các đình chùa, cây cao. Dùng võ cây chữa táo bón.
-Chữa tiêu chảy: Các cây thuốc có vị đắng chứa hàm lượng chất tanin cao, làm se
niêm mạc ruột, ngăn trở quá trình tiết nước của tế bào ruột. Như: lá, búp ổi non, lá sim non,
lá cây mui.
Chống nhiễm trùng: Thuốc rữa vết thương, sát trùng vết thương:Lá trầu 100g + phèn
chua 20g + nước 1l. Lá trầu dã nhỏ, đun sôi trong nước, sau đó cho phèn chua vào, lọc lấy
nước để rữa vết thương do xây xát, trợt ngã trâu bò do húc nhau có vết thương.
-Cầm máu: Cỏ nhọ nồi 100g + lá trắc bá diệp 100g + lá thân cây ngãi cứu 100g. Tất
cả đem sao cháy giả thành than, đắp lên vết thương cầm máu. Nếu vết thương chảy máu liên
tục có thể dùng: hạt cau khô 100g + lá trầu 100g + mốc cây cau100g tất cả đem giả nhỏ trộn
với bồ hóng bếp. Rắc lên vết thương cầm máu.
-Bong gân hay chạm xương: Con vật do lao tác mạnh hay bị sập ngã, bong gân (loại
trừ gảy xương, trật khớp). Lá si + lá ngải cứu + lá cúc tần tỷ lệ như nhau dả nhỏ rồi cho thêm
một ít dấm ăn, đun nóng lên rồi để nguội đắp vào chổ bong gân.
-Trị rắn độc cắn: Khi gia súc bị rắn độc cắn, buộc trên vết thương 3-5 cm để hạn chế
nộc rắn độc la tỏa. Lấy một sợi long đuôi bò kéo qua lại chổ vết thương do rằn cắn, để lấy
răng phụ của rắn và mỡ rộng vết thương, nặn máu. Sau đó dùng: Hạt đậu lào cắt đốt dán chặt
vào vết thương. Tiếp theo dùng một trong cây thuốc sau: Cây xương cá, lá bong vang, lá sòi,
lá sắn dây tất cả trộn với nhau cho con vật bị rắn cắn ăn và đập nát đắp lên vết thương. (Bài

thuốc của đồng bào dân tộc Vỉnh Phú).
Nước ta là một nước nhiệt đới, thiên nhiên ban tặng cho một thảm thực vật vô cùng phong
phú và đa dạng. Là một trong những quốc gia có tiềm năng về cây thuốc thực vật. Đông y
dược ngày nay đã và đang phát triển trồng và thu hái tạo ra một nguồn dược liệu khá dòi dào.
Thú y cũng đang tận dụng một số bài thuốc nam để chữa bệnh. Nhất là bệnh tiêu chảy của
gia súc non. Mỗi một chúng ta cần tìm hiểu học hỏi trong nhân gian để hiểu biết thêm nhiều
bài thuốc quí hiếm, tạo nên kho tàng đông y dược Việt Nam dồi dào hơn.
2.4. Thuốc sát trùng
Đây là một nhóm thuốc trong thú y cũng như y học được sử dụng rộng rãi, thường
xuyên. Là nhóm thuốc dùng để tiêu diệt mầm bệnh vi khuẩn virut, tiêu diệt côn trùng. Thuốc
được dùng để vô trùng vết thương, tẩy uế chuồng trại, ao đầm nuôi trồng thủy sản.
Đây là nhóm thuốc vô cùng độc, thường dùng ở nồng độ thấp1-3 %. Trong nuôi trồng thủy
sản dùng để tẩy uế ao đầm nuôi, diệt nấm kí sinh thường được dùng với nồng độ 1-5 ppm.
Nhóm thuốc này thường được chia ra mấy nhóm sau:
- Các axit, kiềm, muối vô cơ
- Các hợp chất hửu cơ như phenol, krezol phormaldehyd
Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế
30
Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản
- Nhóm thuốc các chất tiêu diệt vi khuẩn thông qua cơ chế sinh học, quá trình
trao đổi chất của vsv gây bệnh. Bao gồm: sulphanilamit, Nitrophuran
2.5. Nhóm thuốc trợ sức tăng cường trao đổi chất
Là một nhóm thuốc được sử dụng nhiều, nhằm tăng cường quá trình trao đổi chất nâng cao
sức khỏe con vật. Nhóm thuốc mà trong các ca điều trị không thể thiếu được.
-Nhóm Vitamin
Là một nhóm thuốc được sử dụng như những chất phòng và trị bệnh cho các đối tượng vật
nuôi. Trong phối hợp khẩu phần thức ăn. việc bổ sung một lượng vi tamin vào khẩu phần là
không thể thiếu được.
Vitamin được chia ra hai nhóm chính, nhóm vi tamin hòa tan trong nước và nhóm vitamin
hòa tan trong dầu.

* Nhóm vi tamin hòa tan trong nước: bao gồm vitamin nhóm B (B
1;
B
2
, B
6
, B
12
,
vitamin H, VitaminPp, và vitamin C.,K).
Là nhóm vitamin tăng cường quá trình oxy hóa khử thúc đẩy quá trình trao đổi chất. Tăng
cường quá trình giải độc. Nhất là vitamin C được sử dụng trong điều trị là một loại thuốc
tăng cường giải độc, tăng sức đề kháng của con vật.
Trong thú y cũng như trong y học để tiện cho người sử dụng người ta phối chế các loại
vitamin nhóm B với nhau gọi là B.complex.
Vitamin nhóm B( nhóm vitamin hòa tan trong nước) có nhiều trong hoa quả, rau. Một số loại
động vật như bò, chúng có khả năng tổng hợp được nhóm vitamin B tại dạ cỏ, nên sự thiếu
hụt vitamin nhóm B đối với bò, loài nhai lại ít gặp hơn.
Sự thiếu hụt vitamin trong khẩu phần thức ăn của vật nuôi thường dẫn tới các bệnh hiểm
ngèo. Ví dụ: thiếu B
1
cơ thể mắc chứng bệnh Beri-Beri, bại liệt. Thiếu C,sức đề kháng kém
hay chảy máu chân răng, và các cơ quan nội quan, vitamin làm cho thành mạch máu rắn
chắc. Vitamin C tăng cường giải độc. Đặc biệt là trong các ổ viêm do quá trình trao đổi chất
ở khu vực viêm xẩy ra mạnh tạo ra một số chất trung gian, ngăn trở kéo dài quá trình viêm và
lành sẹo. Do vậy việc dùng vitamin C trong các trường hợp viêm là không thể thiếu được
*Nhóm vitamin hòa tan trong dầu mỡ.
Bao gồm các vi tamin A,D,E Nhóm vi tamin có nhiều trong sản phẩm động vật như gan dầu
mỡ cá, trứng sữa.
Vitamin A trong sản phẩm thực vật có tiền vitamin A -Karoten, có nhiều trong các hoa củ

quả có màu đỏ.
Vitamin A, là vi tamin sinh trưởng, thiếu vi tamin A gia súc còi cọc chậm lớn, long da không
bóng mượt. Nhất là đối với gia súc sinh sản thì nhu cầu vi tamin A càng lớn (Đực giống, nái
mang thai).
Vitamin D- là vitamin làm xúc tác cho quá trình hấp thụ canxi và photpho. Thiếu vi taminD
cơ thể gia súc non phát triển còi cọc, chậm lớn dị hình về bộ xương, gia súc già thì mắc bệnh
loảng xương mềm xương. Đối với gia súc non trong giai đoạn sinh trưởng việc bổ sung một
lượng vitamin D trong khẩu phần ăn là vô cùng quan trọng.
Trong tự nhiên, trong các sản phẩm thực vật như rơm cỏ khô có chứa nhiều vitaminD, khi
vào cơ thể chúng được tích dự trử ở dưới da ở dạng tiền vitminD, dưới tác dụng của ánh sáng
mặt trời,tia tủư ngoại, tiền vitamin D sẻ chuyển thành VitaminD.
VitaminE- Người ta còn gọi là vitamin sinh dục. Đây là một vitamin tăng cường khả năng
tạo tinh trùng ở tinh nang, và kích thích quá trình trứng chín và rụng. Ngời ra vitamin E còn
giúp cho bộ long da bóng mượt, cơ thể cường tráng. Vitamin E có nhiều trong các hạt nẩy
mầm, như giá, đổ. Trong chăn nuôi đực giống việc bổ sung vitamin E là vô cùng cần thiết.
Thực tế người ta phải ủ thóc nẩy mầm rồi nghiền bột cho đực giống ăn.
Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế
31
Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản
Trong thú y, nhóm vitamin hòa tan trong dầu mỡ, được xem như là một thứ thuốc tăng cường
sức khỏe cho con vật và được dùng rộng rãi trong các ca điều trị bệnh, hoặc bổ dưỡng cho
con vật sau khi bị bệnh, chống béo, hồi phục cơ thể nhanh. Để tiện sử dụng các công ty thuốc
thú y, người ta phối trộn 3 loại vitamin này với nhau, gọi là ADE. Complex.
-Nhóm hormon
Hormon là- sản phẩm của các tuyến nội tiết , tiết ra đi thẳng vào máu không thông qua hệ
thống ống dẫn đến cơ quan cần tác động.
Trong y học, và thú y học bằng con đường tổng hợp hóa học mà người ta tổng hợp nên thuốc
có tác dụng như những hormon tự nhiên. Nhóm thuốc này sử dụng khá rộng rải, nhằm điều
trị bệnh, tăng cường quá trình trao đổi chất, tạo năng xuất cao trong chăn nuôi.
Những thành tựu của công nghệ hóa học, ngày nay trong thú y và y học xuất hiện nhiều loại

hocmon được sử dụng vào nhiều lỉnh vực và mục đích khác nhau.
Ví dụ: Chất hormon Oestrogen, là hôcmon không những có trong cơ thể con cái, mà người ta
còn tìm thấy cả trong cơ quan sinh dục con đực, và còn tìm thấy các hợp chất có cấu tạo
tương tự như Oestrogen như trong khoai tây, mạch nha
Hocmon tác dụng lên nhiều quá trình hoạt động sống của cơ thể, như Adrenalin, Serotonin,
angiotenzin, histamin. Bởi vậy trong thực tế có thể bổ sung rất nhiều chất có tác dụng tương
tự như hocmon.
Bằng con đường hóa học, sinh tiết, chiết xuất chia hocmon ra làm bốn nhóm chính sau:
* Nhóm 1: Chất tiết từ các tuyến tế bào nội tiết như: insulin, adrenalin Oestron.
Những sản phẩm này chứa một hàm lượng lớn hocmon tinh chất
* Nhóm2: Chế phẩm thực vật:
* Nhóm 3: Các hocmon bằng con đường tinh chiết.
* Nhóm4: Các hocmon tổng hợp bằng con đường hóa học
Thực tế, những nghiên cứu sử dụng hocmon có một ý nghĩa thực tiển vô cùng to lớn. Trong
công nghệ sinh học hiện nay hướng sử dụng các chế phâme hocmon tăng năng suất chăn nuôi
đã và đang thực hiện có kết quả.
Bên cạnh những thành tựu đáng kể thì việc lạm dụng các chế phẩm hocmon trong chăn nuôi
vẫn còn một số tồn tại.
Những chế phẩm sử dụng thêm để theo ý muốn của con người, khi các chế phẩm hocmon
vào cơ thể động vật có những biến đổi khác thường có khi gây nên những bệnh khá trầm
trọng. Ví dụ: khi thiểu năng tuyến giáp cơ thể tăng cường tích nước ở dưới da, nhược năng
hoạt động thần kinh trung ương, khả năng làm việc của cơ thể yếu kém. Nặnghơn đó là bệnh
Bazedo. Ngược lại một khi ưu năng tuyến giáp, hoạt động thần kinh giao cảm tăng cường,
dẫn tới rối loạn hàng loạt bệnh lý khác.
Trong một số trường hợp thừa hàm lượng hocmon gây những biến đổi của cơ thể. Ví dụ :
thừa hocmon sinh dục nử ở những con gia súc non đang trưởng thành thì dẫn tới mất các dấu
hiệu về sinh dục,tăng cường quá trình phát triển của cơ thể.
Theo những nghiên cứu mới nhất, hcác nhà nghiên cứu cho rằng một số hocmon có thể kìm
hảm sự phát triển của các khối u.
Thú y họcvà y học hocmon được sử dụng như những thuốc để điều trị những thiếu hụt về

chức năng nào đó của cơ thể.
Một số hocmon thường dùng:
-Oestrogen: là hocmon của tuyến sinh dục con cái, do noản nang tiết ra, có tác dụng
kích thích quá trình chuyển hóa đường, protein và purin, tăng cường quá trình trao đổi chất ở
Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế
32
Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản
xương, thúc đẩy vòng chuyển hóa axit axetic. Chính vì vậy mà kích thích quá trình trứng
chín.
Trong chăn nuôi đểtạo cho các con vật động dục hàng loạt người ta tiêm bổ sung thêm
Oestrogen để kích thích quá trình trứng chín và động dục.
Trong sinh sản cá nhân tạo, để cho các chép, trắm,mè đẻ theo ý muốn cũng tiêm bổ sung chế
phẩm Oestrogen.
Về độc lực của oestrogen cũng rất cao. Có thể gây xuất huyết tử cung.
Adrenalin : Đây là hocmon của miền võ tuyến thượng thận. Bằng con đường hóa học
người ta đã bào chế được adrenalin, mà tính chất tác dụng như adrenalin chiết xuất. Tác dụng
của adrenalin, co mạch ngoại vi, tăng cường tuần hoàn, tăng hoạt động của tim.
3. Những con đường đưa thuốc vào cơ thể
Tác dụng điều trị của thuốc phụ thuộc một phần lớn là con đường đưa thuốc vào cơ thể. Có
rất nhiều con đường đưa thuốc vào cơ thể, mỗi một con đường đưa thuốc đều có những thuận
lợi và đều có những bất lợi. Có những dạng thuốc có nhiều cách đưa vào cơ thể , nhưng cũng
có loại thuốc duy nhất chỉ có và chỉ một con đường đưa thuốc vào cơ thể mà thôi.
Hấp thụ và thẩm thấu thuốc vào cơ thể, là thuốc thẩm thấu qua màng tế bào tổ chức mô, xâm
nhập vào máu, và hạch lâm ba.
Đây là một quá trinh sinh lý bình thường thẩm thấu các chất , khả năng thẩm thấu hập thụ
phụ thuộc vào phòng tuyến bảo vệ của mô bào. Chính vì vậy mà có nhiều con đường đưa
thuốc vào cơ thể.
- Đường đưa thuốc qua ống tiêu hóa- đường uống
Đây là con đường đưa thuốc đơn giản và hiệu quả nhất. Thuốc đưa vào cơ thể thông qua
đường miệng, có thể là thuốc ở dạng dung dịch, dạng viên, dạng con nhộng, hay bột. Là

những thuốc dễ hòa tan thành dung dịch, khi vào tới dạ dày và ruột dễ bị các men tiêu hóa
phân giải nên tác dụng của thuốc có phần bị hạn chế. Khi cho gia súc uống thuốc cần uống
với nước, tránh uống cùng với một số cơ chất khác làm mất tác dụng của thuốc.
- Đường tiêm dưới da- injectio subcutanea: Con đường này lượng thuốc đưa vào ít,
thuốc dạng dung dịch, sau khi vào tổ chức liên kết thuốc dễ dàng hấp thụ vào máu. Tác dụng
của thuốc chỉ sau 5-15 phút. Phương pháp này chủ yếu được sử dụng để tiêm phòng vacxin,
và một ssô thuốc mà liều lượng thấp.
-Đường tiêm bắp- injectio intramuscularis, con đường đưa thuốc này tác dụng của
thuốc nhanh hơn so với phương pháp tiêm dưới da. Nhưng nếu tiêm với một liều lượng lớn
dễ bị xẩy ra apxe.
Đường ngửi- Con đường này chủ yếu là những thuốc dạng hơi, thuốc dể dàng thấm
qua niêm mạc, đến tận các phế nang . Trong một số trường hợp thuốc dạng nước có thể tiêm
thẳng vào phổi.
-Tiêm tỉnh mạch, với những thuốc có tính hòa tan cao. Thuốc tác dụng nhanh, đưa
vào cơ thể một khối lượng lớn. Trong thú y và y học con đường này chủ yếu là truyền các
dung dịch ưu, đẳng trương bù nước và các chất điện giải.
- Phương pháp phun - chủ yếu được sử dụng để tiêu độc, và trị bệnh KST ngoài da
của vật nuôi.
Một số dạng thuốc và con đường đưa thuốc vào cơ thể
Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế
33
Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản

Stt dạng thuốc bào chế Con đường đưa thuốc vào
cơ thể
Ví dụ tên thuốc
1 Dạng viên, con nhộng
( tablets, capsul)
Uống , nhét trực tràng Parasetamol, tetracyclin
Amocxilin, becberin

2 Dung dịch ( solution) Tiêm dưới da, vào cơ, tỉnh
mặch
Tyloxin, penstep,
gentatylo, dung dịch sinh
lý, đường, vacxin
3 Mỡ ( pasta) Bôi ngoài da Mỡ, chloratetracyclin, mỡ
vazelin
4 Bột ( Crístall) Hòa thành dung dịch cho
uống hoặc tiêm
Đường, penicilin,
streptomycin


TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Tài liệu tham khảo:
1. Thomas Carlyle Jones, (1983), Veterinary pathology
2.Daniel. K. Kusewitt, (2001) Veterinary pathology, volume 38, p.20-23
3.Vũ Công Hòe, (2002), Giải phẩu bệnh học, NXB yhọc, Hà Nội
4.Sử An Ninh, (2004) Tồn dư kháng sinh và sức khỏe cộng đồng. Khoa học kỷ thuật
thú y, 2. 74-82
D.Herenda, (1994) Cẩm nang kiểm tra thịt tại lò mổ.
BộNN& PTNT, (2003), Công tác vệ sinh thú y, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
5.Phạm Văn Tý, 2001), Miễn dịch học, NXB Hà nội
6.Nguyễn Chính, (1993), Kỷ thuật sản xuất tôm giống và cá nước lợ.
7.Cao Xuân Ngọc, (1997), Giải phẩu bệnh đại cương. NXB, nông nghiệp.
8.Lê Thanh Hòa (2004), nguyên lý ứng dụng RT-PCR; PCR, và dồng hóa sản
phẩmNguyễn Vỉnh Phước (chủ biên), Nguyễn Văn Hanh, Đặng Thế Huynh, !1978),
Giáo trình bẹnh truyền nhiễm gia súc, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
9.Phạm Hồng Sơn (chủ biên), Phan Văn Chinh, Nguyễn Thị Thanh, Phạm Quang
Trung, (2002), Giáo trình vi sinh vật, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

10. Phạm Hồng Sơn, (2006), Giáo trình vi sinh vật (phần đại cương), NXB Nông
nghiệp, Hà Nội.
11.Viện hàn Lâm Liên Xô (cũ), (1976), bách khoa toàn thư thú y, tập 1-6. (tiếng Nga)
12.I.F. Ivanov, (1976) Tế bào tổ chức phôi thai, NXB Bông lúa ,Moskva (Tiếng Nga)
13.M.B.Plachotina, (1966) Phẩu thuật thú y, NXB Bông lúa, Moskva (Tiếng Nga)
14. I.P.Plochin, (1971), Chẩn đoán lâm sàng học, NXB Bông lúa, Moskva (Tiếng
Nga)
15.I.E. Mozgov, (1974), Dược lý hoc, NXB Bông lúa, Moskva (Tiếng Nga)
16.F.P. Trynus, (1976), Sổ tay tra cứu dược, NXB Bông lúa, Moskva (Tiếng Nga)


Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế
34
Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản



MỤC LỤC
Trang

Chương III. 25
THUỐC VÀ CÁC HÓA DƯỢC THƯỜNG DÙNG TRONG THÚ Y 25
1. Đại cương chung về thuốc- Khoa học dược lý- thuốc 25
2.Phân loại thuốc 26
2.1. Thuốc tác dụng lên hệ thần kinh trung ương 26
2.2. Thuốc kháng sinh: 26
Phân loại kháng sinh 27
2.3.Nhóm thuốc đông dược -hay còn gọi là thuốc nam 29
2.4. Thuốc sát trùng 30
2.5. Nhóm thuốc trợ sức tăng cường trao đổi chất 31

3. Những con đường đưa thuốc vào cơ thể 33
Tài liệu tham khảo: 34





















Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế
35

×