Tải bản đầy đủ (.pdf) (161 trang)

hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh vĩnh long tham gia thương mại điện tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.05 MB, 161 trang )

- i -

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP. HCM




BÁO CÁO KHOA HỌC NGHIỆM THU
TỔNG KẾT ĐỀ TÀI CẤP TỈNH


HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP TỈNH VĨNH LONG
THAM GIA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ


TS. LÊ XUÂN TRƯỜNG



Vĩnh Long - Tháng 06/2013

- ii -

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP. HCM




BÁO CÁO KHOA HỌC NGHIỆM THU


TỔNG KẾT ĐỀ TÀI CẤP TỈNH


HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP TỈNH VĨNH LONG
THAM GIA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ


TS. LÊ XUÂN TRƯỜNG



Vĩnh Long - Tháng 06/2013

- iii -

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP. HCM


BÁO CÁO KHOA HỌC NGHIỆM THU
TỔNG KẾT ĐỀ TÀI CẤP TỈNH

HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP TỈNH VĨNH LONG
THAM GIA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

TS. LÊ XUÂN TRƯỜNG

Đơn vị phối hợp thực hiện:
TT Tin học & Thông Tin KHCN Vĩnh Long
Sở Khoa học và Công nghệ Vĩnh Long

Sở Công Thương Vĩnh Long
Hội Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ Vĩnh Long

Cán bộ tham gia đề tài:
Th.S Lê Hồng Thái
Th.S Nguyễn Lâm Kim Thy
Th.S Nguyễn Thị Trâm Anh
Th.S Tô Oai Hùng
CN Trần Hữu Nhân


Vĩnh Long – Tháng 06/2013

- iv -

TRANG GHI ƠN

Chúng tôi xin chân thành gởi lời cám ơn sâu sắc đến: Lãnh đạo sở
Khoa học và Công nghệ tỉnh Vĩnh Long, Lãnh đạo và tập thể cán bộ phòng
Quản lý Khoa học – Sở Khoa học và Công nghệ Tỉnh, đã tạo điều kiện và
hỗ trợ chúng tôi hoàn thành đề tài.
Chúng tôi cũng xin chân thành cám ơn Lãnh đạo trường Đại học Mở
TP. Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện và thời gian cho chúng tôi thực hiện đề
tài. Cám ơn Lãnh đạo và Tập thể cán bộ phòng Hợp tác và Quản lý Khoa
học – Trường Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh, đã nhiệt tình hỗ trợ chúng tôi
trong các hoạt động khoa học khi chúng tôi cần sự giúp đỡ.
Xin chân thành cám ơn các đơn vị phối hợp thực hiện đề tài: Sở
Công Thương Vĩnh Long, Hội Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ Vĩnh Long, Trung
tâm Tin học và Thông tin Khoa học Công nghệ - Sở Khoa học và Công
nghệ Vĩnh Long, đã nỗ lực hỗ trợ chúng tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu

khoa học này.
Cuối cùng xin ghi nhận công đóng góp của Quí thầy cô Khoa Công
nghệ Thông tin – Trường Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh: tập thể thành viên
tham gia thực hiện đề tài, vì sự nỗ lực làm việc của Quí thầy cô. Nếu không
có sự hợp tác của Quí thầy cô, đề tài này không thể hoàn thành.
Chủ nhiệm đề tài: TS. Lê Xuân Trường


- v -

LỜI NÓI ĐẦU
Thương mại điện tử đã mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp
trong và ngoài nước. Với thương mại điện tử, việc quảng bá doanh nghiệp,
tiếp thị sản phẩm, thực hiện mua bán sản phẩm, … thông qua Internet
được thực hiện nhanh chóng, và rộng rãi. Khách hàng của doanh nghiệp có
thể đến từ khắp nơi trên thế giới.
Tại Việt Nam, sau hơn năm năm khi Chính phủ ban hành nghị định về
thương mại điện tử, thương mại điện tử đã có nhiều chuyển biến lớn.
Doanh thu từ thương mại điện tử đạt xấp xỉ 2.5 % GPD, dự báo doanh thu
này sẽ tăng 300% vào năm 2015.
Nhiệm vụ của đề tài nhằm thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Vĩnh
Long tham gia thương mại tử trong bối cảnh có nhiều thuận lợi và cả thách
thức. Với mục đích: phát triển cổng thương mại điện tử cho các doanh
nghiệp Tỉnh dạng trung tâm thương mại B2C và B2B, và tập huấn cho các
doanh nghiệp kiến thức và các kỹ năng về thương mại điện tử, nhằm góp
phần quảng bá và tăng cường mua bán sản phẩm thông qua Internet, góp
phần phát triển kinh tế Tỉnh nhà.

- i -


MỤC LỤC


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
PHẦN MỞ ĐẦU 1
Chương 1: HIỆN TRẠNG VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 5
1.1 Sự phát triển của thương mại điện tử trên thế giới 5
1.2 Tình hình phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam 8
1.3 Thương mại điện tử tại Vĩnh Long 11
Chương 2: MÔ HÌNH CHỨC NĂNG HỆ THỐNG 13
2.1 MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 13
2.2 MÔ HÌNH HÓA CÁC CHỨC NĂNG CỦA HỆ THỐNG 14
2.2.1 Mô hình giao dịch giữa doanh nghiệp và khách hàng 14
2.2.2 Mô hình tổng quát thông tin hiển thị trên trang chủ 14
2.2.3 Mô hình quảng bá thông tin trên trang chủ 15
2.2.4 Mô hình quản trị gian hàng cùa doanh nghiệp 16
2.2.5 Mô hình doanh nghiệp quản lý sản phẩm 17
2.2.6 Mô hình giao dịch mua bán giữa khách hàng và doanh nghiệp 18
2.2.8 Mô hình qui trình thanh toán tại cổng thương mại điện tử 21
2.2.9 Mô hình quản trị hệ thống cổng thương mại 22
Chương 3: HIỆN THỰC 25
3.1 THU THẬP THÔNG TIN SẢN PHẨM VÀ DOANH NGHIỆP 25
3.2. XÂY DỰNG TRANG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CHO DOANH NGHIỆP 30
3.2.1 Trang chủ 30
3.2.2 Quản trị hệ thống 32
3.2.3 Hệ thống website của các doanh nghiệp 33
3.2.4 Doanh nghiệp mới đăng ký 37

3.2.5 Doanh nghiệp cập nhật thông tin 41
3.2.6 Khách hàng giao dịch 61
3.2.7 Doanh nghiệp xử lý đơn hàng 71
3.2.8 Phương thức thanh toán của hệ thống 76
3.2.9 Tổng hợp báo cáo đơn hàng, doanh thu 81
3.2.10 Phân tích chức năng hỗ trợ của hệ thống 85

- ii -

3.2.11 An ninh - an toàn hệ thống 86
3.3 TẬP HUẤN DOANH NGHIỆP VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 87
3.3.1 Phương pháp và mục đích tập huấn 87
3.3.1.1 Phương pháp 87
3.3.1.2 Mục đích: 87
3.3.1.3 Đối tượng tham dự 88
3.3.1.4 Thời gian và địa điểm tập huấn 90
3.3.2 Nội dung tập huấn 90
3.3.2.1 Internet và các ứng dụng Internet 90
3.3.2.3 Trang thương mại điện tử alibaba.com 91
3.3.2.4 Các cổng thương mại điện tử Quốc gia 92
3.4 TRIỂN KHAI THỬ NGHIỆM CỔNG THƯƠNG MẠI VĨNH LONG 93
3.4.1 Mục đích triển khai thử nghiệm cổng thương mại điện tử 93
3.4.2 Thời gian và địa chỉ triển khai thử nghiệm 93
3.4.3 Các bước triển khai thử nghiệm cổng thương mại 93
Chương 4: KẾT QUẢ THỰC HIỆN - BÀN LUẬN 96
4.1 KẾT QUẢ TẬP HUẤN 96
4.1.1 Mục đích khảo sát - Đối tượng tập huấn 96
4.1.1.1 Mục đích khảo sát 96
4.1.1.2 Đối tượng tập huấn 97
4.1.2 Giáo trình 98

4.1.3 Giáo viên tập huấn 99
4.1.4 Kết quả tiếp thu nội dung tập huấn của học viên 100
4.1.4.1 Kết quả tiếp thu kỹ năng sử dụng Internet 100
4.1.4.2 Kết quả tiếp thu kỹ năng quản trị trang thương mại 102
4.1.4.3 Kết quả tiếp thu kỹ năng tham gia trang Alibaba 103
4.1.4.4 Kết quả tiếp thu kỹ năng tham gia cổng thương mại ECVN 105
4.1.4.5 Kết quả tiếp thu kỹ năng tham gia cổng Exporters 106
4.2 ĐÁNH GIÁ CÁC CHỨC NĂNG CỔNG THƯƠNG MẠI VĨNH LONG 107
4.3 ĐÁNH GIÁ THÔNG TIN GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP 108
4.4 KẾT QUẢ TRIỂN KHAI THỬ NGHIỆM CỔNG THƯƠNG MẠI 110
4.4.1 Kết quả thử nghiệm hệ thống trong quá trình tập huấn 111
4.4.2 Hội thảo trình bày kết quả thử nghiệm 112
4.4.2.1 Nội dung – Đại biểu tham dự 112
4.4.2.2 Danh sách 10 doanh nghiệp có báo cáo giao dịch thành công 114
4.4.2.3 Tham luận của doanh nghiệp tiêu biểu giao dịch thành công 115
4.4.3 Ghi nhận một số tồn tại 116

- iii -

4.4.3.1 Cập nhật thông tin doanh nghiệp và sản phẩm 117
4.4.3.2 Doanh nghiệp có quan tâm quảng cáo trên trang thương mại 118
4.4.3.3 Thông tin hàng hóa trên trang thương mại chưa chuẩn 118
4.4.3.4 Vấn đề lãnh đạo doanh nghiệp quan tâm đến TMDT 118
4.5 ĐỀ XUẤT DUY TRÌ VÀ PHÁT TRIỂN CỔNG THƯƠNG MẠI 120
4.5.1 Mục đích 120
4.5.2 Đề xuất giải pháp 120
4.5.2.1 Đề xuất doanh nghiệp 120
4.5.2.2 Cơ quan quản lý Tỉnh 125
4.5.2.3 Đơn vị quản lý cổng thương mại điện tử Vĩnh Long 127
4.5.2.4 Phát triển cổng thương mại điện tử 131

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 133
TÀI LIỆU THAM KHẢO 137
PHỤ LỤC 139




- iv -

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Danh sách các doanh nghiệp tham gia tại cổng TMDT 26
Bảng 3.2: Số lượng doanh nghiệp tham gia cổng TMĐT theo ngành 28
Bảng 4.1: Danh sách các cơ quan, doanh nghiệp tham gia hội thảo. 113
Bảng 4.2: Danh sách doanh nghiệp xác nhận có giao dịch thành công. 114
Bảng 4.3: Số lần cập nhật thông tin của doanh nghiệp 117


- v -

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1: Mô hình hoạt động thương mại điện tử. 13
Hình 2.2: Sơ đồ giao dịch giữa doanh nghiệp và khách hàng 14
Hình 2.3: Sơ đồ quảng bá thông tin tại trang chủ. 15
Hình 2.4: Sơ đồ quản trị gian hàng doanh nghiệp. 16
Hình 2.5: Sơ đồ quản lý sản phẩm trên cổng thương mại điện tử. 17
Hình 2.6: Sơ đồ giao dịch mua bán giữa khách hàng và doanh nghiệp. 19
Hình 2.7: Sơ đồ quy trình xử lý đơn hàng 20
Hình 2.8: Sơ đồ quy trình thanh toán tại cổng thương mại điện tử 22

Hình 2.9: Sơ đồ quản trị hệ thống cổng thương mại điện tử. 23
Hình 3.1: Số lượng tham gia cổng thương mại Vĩnh Long theo ngành nghề. 29
Hình 3.2: Giao diện trang chủ cổng thương mại điện tử. 30
Hình 3.3: Giao diện giỏ hàng tại trang chủ. 31
Hình 3.4: Giao diện đăng nhập tại trang chủ. 32
Hình 3.5: Giao diện ngành nghề với các trang web doanh nghiệp 34
Hình 3.6: Giao diện liệt kê doanh nghiệp theo danh mục. 35
Hình 3.7: Giao diện doanh nghiệp hàng đầu. 35
Hình 3.8: Giao diện sản phẩm nổi bật của các doanh nghiệp. 36
Hình 3.9: Giao diện liên kết đăng ký mở gian hàng. 37
Hình 3.10: Giao diện đăng ký thông tin tài khoản 38
Hình 3.11: Giao diện đăng ký danh mục ngành nghề. 38
Hình 3.12: Giao diện đăng ký thông tin doanh nghiệp. 39
Hình 3.13: Giao diện đăng ký thông tin khác của doanh nghiệp. 40
Hình 3.14: Giao diện đăng ký giới thiệu thông tin doanh nghiệp. 40
Hình 3.15: Giao diện liệt kê các chức năng quản trị. 41
Hình 3.16: Giao diện xem thông tin doanh nghiệp 43
Hình 3.17: Giao diện cập nhật thông tin tài khoản doanh nghiệp. 44
Hình 3.18: Giao diện cập nhật tên doanh nghiệp. 44
Hình 3.19: Giao diện cập nhật thông tin khác của doanh nghiệp. 45
Hình 3.20: Giao diện tổng quan gian hàng của doanh nghiệp. 46
Hình 3.21: Giao diện sản phẩm bán chạy trên gian hàng. 47

- vi -

Hình 3.22: Giao diện sản phẩm nổi bật trên gian hàng. 49
Hình 3.23: Giao diện liệt kê danh sách các sản phẩm của doanh nghiệp. 50
Hình 3.24: Giao diện xem và chỉnh sửa chi tiết sản phẩm 51
Hình 3.25: Giao diện chức năng phân trang sản phẩm. 51
Hình 3.26: Giao diện chi tiết thông tin sản phẩm 52

Hình 3.27: Giao diện chỉnh sửa chi tiết thông tin sản phẩm. 53
Hình 3.28: Giao diện xác nhận cập nhật thông tin chi tiết sản phẩm. 53
Hình 3.29: Giao diện chức năng cập nhật phân loại sản phẩm 55
Hình 3.30: Giao diện chức năng lọc sản phẩm. 56
Hình 3.31: Giao diện chức năng lọc sản phẩm theo trạng thái. 57
Hình 3.32: Giao diện chức năng lọc sản phẩm theo phân loại. 57
Hình 3.33: Giao diện chức năng lọc sản phẩm theo ngôn ngữ. 57
Hình 3.34: Giao diện liên kết trang tạo mới sản phẩm. 58
Hình 3.35: Giao diện nhập thông tin tạo sản phẩm. 58
Hình 3.36: Giao diện chức năng thêm sản phẩm mới. 59
Hình 3.37: Giao diện xem Banner. 60
Hình 3.38: Giao diện cập nhật thông tin banner. 60
Hình 3.39: Giao diện danh mục hàng hóa. 62
Hình 3.40: Giao diện kết quả tìm kiếm sản phẩm. 63
Hình 3.41: Giao diện chức năng tìm kiếm nâng cao. 63
Hình 3.42: Giao diện tùy chọn khi tìm kiếm. 64
Hình 3.43: Giao diện chi tiết sản phẩm trên gian hàng. 65
Hình 3.44: Giao diện gian hàng mua sắm sản phẩm. 65
Hình 3.45: Giao diện cảnh báo khi mua 2 sản phẩm khác gian hàng. 66
Hình 3.46: Giao diện đặt mua sản phẩm. 66
Hình 3.47: Giao diện giỏ hàng 67
Hình 3.48: Giao diện đăng nhập hệ thống. 67
Hình 3.49: Giao diện khách hàng đăng ký thông tin. 68
Hình 3.50: Giao diện chọn hình thức thanh toán 68
Hình 3.51: Giao diện thông báo tạo đơn hàng. 69
Hình 3.52: Khách hàng nhận mail thông báo đơn hàng. 70
Hình 3.53: Khách hàng nhận mail kích hoạt tài khoản. 70
Hình 3.54: Giao diện danh sách đơn hàng mua vào. 71

- vii -


Hình 3.55: Giao diện xem đơn hàng bán ra. 73
Hình 3.56: Giao diện liên kết xem các đơn hàng mới từ khách hàng. 74
Hình 3.57: Giao diện đơn hàng đang chờ xử lý. 74
Hình 3.58: Giao diện doanh nghiệp xử lý đơn hàng. 75
Hình 3.59: Mô hình thanh toán kiểu truyền thống. 77
Hinh 3.60: Mô hình thanh toán hiện đại trên Paypal. 78
Hình 3.61: Giao diện hiển thị phương thức thanh toán của đơn hàng. 78
Hình 3.62: Giao diện đăng nhập vào Palpal để thanh toán. 79
Hình 3.63: Giao diện khách hàng chi trả đơn hàng thông qua Paypal. 79
Hình 3.64: Giao diện thông báo thanh toán kết thúc trên Paypal. 80
Hình 3.65: Giao diện thông báo thanh toán đơn hàng hoàn tất trên Paypal. 80
Hình 3.66: Giao diện thông báo đơn hàng hoàn tất trên cổng thương mại. 80
Hình 3.67: Giao diện liên kết các chức năng thống kê. 82
Hình 3.68: Giao diện báo cáo doanh thu tổng hợp. 82
Hình 3.69: Giao diện báo cáo doanh thu theo năm. 83
Hình 3.70: Giao diện báo cáo doanh thu theo sản phẩm. 84
Hình 3.71: Số cán bộ tham gia tập huấn dự kiến quản lý trang web. 89
Hình 3.72: Tỷ lệ doanh nghiệp có lãnh đạo tham gia tập huấn 90
Hình 4.1: Kết quả học viên đánh giá giáo trình tập huấn. 99
Hình 4.2: Kết quả học viên đánh giá mức độ hài lòng đối với giảng viên. 100
Hình 4.3: Kết quả khảo sát tiếp thu tập huấn Internet, Email. 101
Hình 4.4: Kết quả khảo sát tiếp thu kỹ năng quản trị. 102
Hình 4.5: Kết quả khảo sát tiếp thu sử dụng trang alibaba.com. 104
Hình 4.6: Kết quả khảo sát tiếp thu sử dụng EVCN.com 105
Hình 4.7: Kết quả khảo sát tiếp thu sử dụng trang Exporters. 106
Hình 4.8: Ý kiến đánh giá các chức năng của trang thương mại Vĩnh Long 108
Hình 4.9: Kết quả khảo sát về thông tin giới thiệu trên cổng Vĩnh Long 109
Hình 4.10: Số lần cập nhật thông tin trên các trang thương mại điện tử 118



- viii -

KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT


B2B
Business to Business
B2C
Business to Customer
B2G
Business to Government
Business
Doanh nghiệp
C2C
Customer to Customer
Customer
Khách hàng
E-Commerce
Thương mại điện tử
G2B
Government to Business
Government
Chính phủ
HTX
Hợp tác xã
TMDT
Thương mại điện tử
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn

- 1 -

PHẦN MỞ ĐẦU

Hiện nay trên thế giới thông qua Internet, giao dịch điện tử rất phổ biến
trong nhiều lãnh vực khác nhau như: chính phủ điện tử, thương mại điện
tử, … Việc ứng dụng giao dịch điện tử đã mang lại nhiều kết quả vượt trội
về mặt kinh tế cũng như xã hội. Những hệ thống giao dịch điện tử trong
kinh doanh, quản lý có thể kể như: mua hàng qua mạng, bán vé máy bay
qua mạng, bán vé tàu qua mạng, đặt phòng khách sạn qua mạng, làm thủ
tục lên máy bay qua mạng, đăng ký kinh doanh qua mạng, đăng ký xin visa
qua mạng; …
Thương mại điện tử (E-Commerce) là trao đổi dịch vụ hoặc sự mua
bán giữa các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp dùng các giao dịch điện tử,
thông qua mạng Internet. Các kỹ thuật liên lạc như Internet, Extranet, Email
có thể hỗ trợ thương mại điện tử. [9],[11]
Thương mại điện tử đã làm thay đổi đáng kể mô hình kinh doanh trên
toàn thế giới. Ngày nay, thương mại điện tử liên quan đến tất cả dịch vụ đặt
hàng thông qua mạng Internet. Thông qua thương mại điện tử, khách hàng
có thể dễ dàng thực hiện giao dịch mua bán. Khách hàng có thể dễ dàng
tìm kiếm thông tin sản phẩm từ nhiều doanh nghiệp khác nhau trên thế giới
một cách dễ dàng và nhanh chóng.
Doanh thu từ thương mại điện tử tại các quốc gia phát triển trên thế
giới, tăng đánh kể. Tại Việt Nam, thương mại điện tử cũng đã bắt đầu phát
triển, hạ tầng Internet và các nghị định của Chính phủ về thương mại điện
tử cũng đã tạo điều kiện cho thương mại điện tử tại Việt Nam phát triển,
góp phần quảng bá sản phẩm và phát triển triển kinh doanh cho các doanh
nghiệp. Bước đầu, doanh thu từ thương mại điện tử tại Việt Nam cũng đã
có những bước phát triển đáng kể, doanh thu tăng mạnh trong những năm
vừa qua.


- 2 -

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Thương mại điện tử đã mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp phát triển
trong hoàn cảnh Internet thuận lợi, tạo nhiều khả năng quảng bá tiếp thị,
phát triển kinh doanh một cách hiệu quả và nhanh chóng.
Tuy nhiên, hiện nay trong nước ta nhất là tại tỉnh Vĩnh Long, còn khá
nhiều doanh nghiệp chỉ sử dụng duy nhất lối giao dịch truyền thống trong
việc mua bán và quảng bá sản phầm. Phần lớn các sản phẩm của các địa
phương, của các doanh nghiệp quảng bá chủ yếu dựa vào báo đài, hoặc từ
uy tín của doanh nghiệp mà người tiêu dùng giới thiệu,… Việc giao dịch và
thanh toán chủ yếu là trực tiếp.
Trước tình hình trên, các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp
tại Vĩnh Long, cần có thêm một hình thức để quảng bá và giao dịch sản
phẩm một cách tiện dụng hơn, rộng rãi hơn, nhanh chóng hơn, dễ dàng
hơn,… Vì những lý do trên, các doanh nghiệp Vĩnh Long cần được hỗ trợ
phát triển một cổng thương mại điện tử dạng trung tâm thương mại, các
doanh nghiệp có thể giới thiệu và chào mua bán sản phẩm tại cổng này;
các doanh nghiệp cần được hỗ trợ tập huấn tham gia thương mại điện tử,
từng bước làm quen, nâng dần mức độ tham gia giao dịch thương mại điện
tử để giới thiệu sản phẩm, chào mua chào bán…
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Phát triển và triển khai thử nghiệm cổng thương mại điện tử Vĩnh
Long, theo dạng trung tâm thương mại B2C, B2B, dựa vào sự kế thừa đề
tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh “Triển khai cổng thương mại điện tử quốc
gia tại tỉnh Vĩnh Long ”, là trong những mục tiêu của đề tài. Có tối thiểu 50
doanh nghiệp tham gia thương mại trên cổng thương mại điện tử được phát
triển này.


- 3 -

Tổ chức đào tạo huấn luyện cho đại diện các doanh nghiệp tham gia
thương mại điện tử: tiếp thu các kiến thức và các kỹ năng về Internet ở mức
độ đạt yêu cầu trở lên, phục vụ công tác tham gia thương mại điện tử; hiểu
được về ý nghĩa và những lợi ích của thương mại điện tử mang lại, nhằm
đề xuất các chính sách tối ưu để phát triển thương mại điện tử cho doanh
nghiệp; tiếp thu từ mức đạt yêu cầu trở lên các kỹ năng về quản trị trang
thương mại của doanh nghiệp trên cổng thương mại điện tử Vĩnh Long; các
đại diện danh nghiệp cũng được huấn luyện các kỹ năng tham gia các sàn
giao dịch khác trong và ngoài nước như Alibaba, ECVN,… yêu cầu đạt từ
mức từ đạt yêu cầu trở lên. Nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có đủ
kiến thức và kỹ năng tham gia giao dịch thương mại điện tử trong các sàn
giao dịch thương mại điện tử trong và ngoài nước, góp phần phát triển
thương mại cho doanh nghiệp và phát triển kinh tế Tỉnh.
Trong các doanh nghiệp được huấn luyện và thử nghiệm triển khai
thương điện tử trên cổng thương mại điện tử Vĩnh Long, có ít nhất 10
doanh nghiệp đạt mức giao dịch thành công. Được coi là đạt mức giao dịch
thành công, khi đạt được sự trao đổi giao dịch thương mại giữa doanh
nghiệp với khách hàng, đi đến một thỏa thuận nào đó, ví dụ như: khách
hàng liên hệ doanh nghiệp đề nghị cung cấp thêm thông tin về doanh
nghiệp hoặc sản phẩm doanh nghiệp, hoặc doanh nghiệp đồng ý gửi mẫu
hàng cho khách hàng, hoặc khách hàng đặt hàng của doanh nghiệp từ
cổng thương mại điện tử được xây dựng và triển khai thử nghiệm (việc mua
bán có thể thành công hoặc không thành công), hoặc theo báo cáo của
danh nghiệp
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU – PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI
 Khảo sát điều tra thông tin sàn phẩm.
 Khảo sát tính khả thi.
 Đối chiếu.


- 4 -

 Tính toán
 Kế thừa kinh nghiệm từ một số tổ chức/quốc gia đã triển khai
thương mại điện tử thành công.
 Xây dựng nội dung trang web.
 Tập huấn, hướng dẫn sử dụng.
BỐ CỤC BÁO CÁO
Nội dung của báo cáo tổng kết bao gồm 135 trang, phần 1 trình bày
phần mở đầu gồm các nội dung: tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu nghiên
cứu, phương pháp nghiên cứu – phạm vi nghiên cứu; và phần 2 được chia
thành 4 chương:
Chương 1: Hiện trạng và sự phát triển của thương mại điện tử.
Chương 2: Mô hình chức năng hệ thống. Trong chương này, nội dung
các mô hình qui trình chức năng của hệ thống cổng thương mại điện tử,
được trình trình bày.
Chương 3: Hiện thực. Trong chương 3, bao gồm các nội dung chính
sau: thu thập thông tin doanh nghiệp; xây dựng các trang thương mại điện
tử cho các doanh nghiệp trên cổng thương mại điện tử Vĩnh Long; tập huấn
doanh nghiệp; triển khai thử nghiệm cổng thương mại điện tử.
Chương 4: Kết quả thử nghiệm – Bàn luận. Chương này gồm có các
nội dung: kết quả tập huấn doanh nghiệp; mức độ đáp ứng của cổng
thương mại điện tử Vĩnh Long; kết quả triển khai thử nghiệm; và cuối cùng
là giải pháp đề xuất nhằm duy trì và phát triển cổng thương mại.


- 5 -

Chương 1:

HIỆN TRẠNG VÀ SỰ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
1.1 Sự phát triển của thương mại điện tử trên thế giới
Dịch vụ thương mại điện tử đầu tiên được bắt nguồn từ Mỹ và Canada từ
đầu những năm 80 của thế kỷ 20. Năm 1995 trang thương mại điện tử
Amazon.com và .ebay được thành lập, sau đó 3 năm Alibaba được thành
lập tại Trung Quốc. Năm 2009 Amazon mua Zappos.com với giá 928 triệu
USD. Sau gần 30 năm thành lập, thương mại điện tử tại Mỹ ước tính dự
kiến đạt trên 200 tỷ USD, tăng hơn 10% so với năm 2011. [11]
Thương mại điện tử đã làm thay đổi đáng kể mô hình kinh doanh trên
toàn thế giới. Nhiều quốc gia trên thế giới đã có thương mại điện tử phát
triển như Mỹ, Anh, Trung Quốc, Trung Đông, Nga….Tại Anh có chợ thương
mại điện tử lớn nhất thế giới. Tại Trung Đông là nơi được đánh giá là có tốc
độ Internet phát triển nhanh nhất thế giới, từ năm 2000 đến 2010 có hơn 60
triệu người sử dụng Internet, trên cơ sở đó thương mại điện tử cũng được
phát triển mạnh tại Trung Đông. Tại Trung Quốc, thương mại điện tử cũng
phát triển rất mạnh. Với gần 400 triệu người sử dụng Internet, bán lẻ thông
qua thương mại điện từ tại Trung Quốc đã tăng gần 40 tỉ USD trong năm
2009. Đạt được thành tựu trên, là do thương mại điện tử tại Trung Quốc
dần đã tạo được sự tín nhiệm từ khách hàng. Người dùng Trung Quốc cảm
thấy tiện dụng khi tham gia thương mại điện tử. [12]
Ngày nay, thương mại điện tử liên quan đến tất cả dịch vụ đặt hàng
thông qua mạng Internet. Hiện có nhiều dạng hình thức giao dịch thương
mại điện tử như: Giao dịch giữa doanh nghiệp (Business) với khách hàng
(customer) - B2C; Giao dịch giữa khách hàng với khách hàng – C2C; Giao
dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp – B2B; Giao dịch giữa doanh
nghiệp với chính phủ (Government) – B2G [9]

- 6 -

Thuận lợi đầu tiên của các hệ thống thương mại điện tử so với

thương mại truyền thống là tốc độ giao dịch. Tốc độ của giao dịch truyền
thống có thể tính bằng giờ hoặc ngày, trong khi đó tốc độ của giao dịch
thương mại điện tử có thể tính bằng giây.
Với thương mại điện tử, việc quảng bá doanh nghiệp, tiếp thị sản
phẩm, … thông qua Internet được dễ dàng và rộng rãi, khách hàng có thể
đến từ khắp nơi trên thế giới.
Thông qua thương mại điện tử, khách hàng có thể dễ dàng thực hiện
giao dịch mua bán. Khách hàng có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin sản phẩm
từ nhiều doanh nghiệp khác nhau trên thế giới một cách dễ dàng và nhanh
chóng. Khách hàng có thể dễ dàng so sánh đối chiếu giá cả hoặc chất
lượng của một mặt hàng được bán từ các doanh nghiệp khác nhau. Từ đó
khách hàng có thể quyết định mua hàng với giá tốt nhất hoặc chất lượng từ
một doanh nghiệp.
Việc thành lập và duy trì một trang web thương mại điện tử tốn một
khoản chi phí rẻ hơn nhiều, so với việc thành lập và duy trì một cửa hàng
hoặc hệ thống giới thiệu sản phẩm theo lối truyền thống. Việc giới thiệu các
sản phẩm trên trang thương mại điện tử, cũng không giới hạn về số lượng
sản phẩm và nội dung giới thiệu. Trong khi đó, đối với những cửa hàng giới
thiệu sản phẩm theo lối truyền thống, thì việc tăng số lượng sản phẩm trong
cửa hàng là có giới hạn.
Về chi phí giao dịch, giao dịch thương mại điện tử rẻ hơn nhiều so
với các hình thức giao dịch truyền thống. Chi phí khi giao dịch thương mại
điện tử gần như là miễn phí, khách hàng chỉ tốn chi phí truy cập Internet …
Các trang web thương mại điện tử chủ yếu hoạt động theo một trong
ba dạng: rao vặt hoặc quảng cáo sản phẩm, trung tâm thương mại điện tử,
kinh doanh theo nhóm mặt hàng [7],[9]:

- 7 -

 Rao vặt hoặc quảng cáo sản phẩm: Các trang dạng rao vặt tham

gia thương mại điện tử, chủ yếu để quảng cáo sản phẩm hoặc dịch vụ. Thí
dụ trang thương mại điện tử dạng rao vặt như: ,
, Các trang web này cho phép khách hàng đăng
ký thành viên, và các thành viên này có thể tự đăng tin quảng cáo sản
phẩm, thông tin rao vặt sản phẩm của mình. Các trang thương mại điện tử
này, cũng đồng thời cũng cung cấp các dịch vụ diễn đàn thảo luận các sản
phẩm, cho phép các khách hàng, thành viên tham gia ý kiến, đánh giá của
họ về các sản phẩm, nhằm giúp các khách hàng có đầy đủ thông tin về sản
phầm, giúp khách hàng có những quyết định đúng khi mua hàng. Các trang
này chủ yếu thuộc nhóm quảng cáo khách hàng với khách hàng (C2C).
Ngoài ra, các trang dạng này cũng phục vụ một số doanh nghiệp nhỏ quảng
cáo sản phẩm với khách hàng (B2C), hoặc doanh nghiệp với doanh nghiệp
(B2B).
 Trung tâm thương mại điện tử: Các trang dạng trung tâm thương
mại điện tử, là nơi các doanh nghiệp có khả năng tự mở gian hàng và thực
hiện mua bán hàng, có quyền quản lý gian hàng của mình, doanh nghiệp có
quyền tự cập nhật thông tin giới thiệu hoặc quảng cáo doanh nghiệp và
hàng hóa của doanh nghiệp. Khách hàng có thể đặt mua hàng và có thể
thanh toán trực tuyến, nhận thông tin doanh nghiệp xử lý đơn hàng của
khách hàng. Doanh nghiệp có quyền quản lý đơn đặt hàng của các khách
hàng đặt hàng các sản phẩm của doanh nghiệp, nhằm thực hiện giao dịch
mua hoặc bán hàng với khách hàng một các nhanh chóng. Ngoài ra các
trang dạng trung tâm thương mại còn có thể có các chức năng báo cáo,
giúp các doanh nghiệp có thể thống kê các đơn hàng, thống kê số lượng
đơn hàng chưa xử lý, số lượng từng mặt hàng được đặt hàng trong từng
thời điểm,… Các trang thương mại điện tử dạng trung tâm điện tử của các
doanh nghiệp hiện nay, có thể liệt kê là: ,
, ,
Các trang này chủ yếu thuộc nhóm giao dịch mua bán hoặc quảng cáo


- 8 -

hàng hóa của các doanh nghiệp trong một cổng thương mại với khách hàng
của mình (B2C), và ngoài ra các trang dạng này cũng phục vụ giao dịch
mua bán hoặc quảng cáo giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B).
 Kinh doanh theo nhóm mặt hàng hoặc nhóm dịch vụ: Các trang
thương mại điện tử cung cấp dịch vụ kinh doanh theo nhóm mặt hàng hoặc
nhóm dịch vụ, là nơi khách hàng có thể tìm mua hàng theo loại mặt hàng.
Khi khách hàng cần mua một mặt hàng, các cổng này có thể cung cấp
thông tin đồng thời của tất cả các sản phẩm của mặt hàng mà khách hàng
muốn mua của các doanh nghiệp tham gia hoạt động tại cổng này, để
khách hàng có thể so sánh. Khách hàng có thể có đầy đủ thông tin sản
phẩm muốn mua từ các doanh nghiệp khác nhau, để khách hàng có quyết
định đúng đắn. Các trang thương mại điện tử dạng kinh doanh theo nhóm
mặt hàng hoặc nhóm dịch vụ hiện nay tại Việt Nam, điển hình là:
, , ,
… Các trang này chủ yếu thuộc nhóm giao dịch mua bán hoặc quảng cáo
hàng hóa giữa các doanh nghiệp trong cổng thương mại với khách hàng
của mình (B2C), phục vụ giao dịch mua bán hoặc quảng cáo giữa doanh
nghiệp với doanh nghiệp (B2B).
1.2 Tình hình phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam
Tại Việt Nam dịch vụ Internet tăng trưởng hằng năm trung bình
khoảng 20% trong giai đoạn mười năm qua từ năm 2000 đến năm 2010,
đạt mức tăng trưởng nhanh nhất châu Á. Dân số Việt Nam hiện xấp xỉ 90
triệu người, trong đó có khoảng một phần ba dân số đang sử dụng Internet.
Tầng lớp trung lưu tại Việt Nam ngày càng gia tăng về số lượng, người tiêu
dùng trẻ Việt Nam chiếm một số lượng đông đảo. [3]
Tại Việt Nam, hiện nay hầu hết các doanh nghiệp đều sử dụng
Internet, không nhỏ số lượng các khách hàng có thể sử dụng Internet hoặc


- 9 -

điện thoại công nghệ cao, và có khoảng 60% khách hàng tìm kiếm thông tin
sản phẩm trên mạng Internet trước khi quyết định mua sản phầm. [9]
Luật thương mại điện tử cũng được Quốc hội thông qua vào tháng
11/2005. Và sau đó vào tháng 06/2006, nghị định về thương mại điện tử
cũng được Chính phủ Việt Nam ban hành theo nghị định số 57/2006/NĐ-
CP, tạo điều kiện về pháp lý cho thương mại điện tử tại Việt Nam hoạt động
và phát triển. Nghị định số 27/2007/NĐ-CP ngày 23/02/2007 về giao địch
điện tử trong hoạt động tài chính và nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày
15/02/2007 qui định chi tiết thi hành Luật giao dịch điện tử về chữ ký số, và
dịch vụ chứng thực chữ ký số, được Chính phủ Việt Nam ban hành vào
năm 2007, tạo cơ sở pháp lý cho các giao dịch điện tử và thanh toán trực
tuyến. [1],[6]
Theo ông Nguyễn Thanh Hưng phó chủ tịch Hiệp hội thương mại
điện tử Việt Nam, hiện nay tại Việt Nam tính pháp lý và hạ tầng công nghệ
thông tin phục vụ cho thương mại điện tử đã được thuận lợi. Vấn đề còn
tồn tại hiện nay, là lòng tin của người tiêu dùng đối với các giao dịch thương
mại điện tử.
Sau năm năm, từ khi Chính phủ Việt Nam ban hành nghị định về
thương mại điện tử, đến nay thương mại điện tử tại Việt Nam đã có một
bước phát triển lớn. Theo báo cáo của Bộ Công Thương, đã có khoảng
40% doanh nghiệp có doanh thu từ thương mại điện tử. Doanh thu từ
thương mại điện tử tại của các doanh nghiệp chiếm trung bình khoảng 15%
tổng doanh thu của doanh nghiệp. [3],[6]
Hơn 60% doanh nghiệp tại Việt Nam đã ý thức được lợi ích của
thương mại điện tử sẽ làm tăng doanh thu cho doanh nghiệp, và sẽ còn tiếp
tục tăng hơn nữa trong tương lai. Hơn năm mươi phần trăm doanh nghiệp
đã đầu tư cho những ứng dụng thương mại điện tử cho đơn vị mình.


- 10 -

Theo báo cáo của Bộ Công thương trong số gần 3.500 doanh nghiệp
được khảo sát vừa qua trong toàn quốc, đã có 60% doanh nghiệp chấp
nhận giao dịch thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, và
trong đó hơn 90% đồng ý nhận đơn đặt hàng trực tuyến.[6]
Tại Việt Nam hiện nay, doanh thu từ thương mại điện tử đạt xấp xỉ
2.5% GDP, thu khoảng 2 tỷ USD. Doanh thu từ thương mại điện tử được
dự báo trong năm 2015, Việt Nam sẽ thu được khoảng 6 tỷ USD. [3],[6]
Tại Việt Nam, các tổ chức thương mại điện tử tên tuổi nổi tiếng thế
giới như Alibaba, eBay, Amazon, … và cả Google cũng đã bắt đầu tham gia
thị trường thương mại điện tử Việt Nam. Cụ thể là Alibaba đã có đại diện
của mình tại Việt Nam là công ty Investment and Technology JSC. Tổ chức
eBay cũng đã có cổ phần 20% tại một tổ chức kinh doanh thương mại điện
tử tại Việt Nam là công ty Peacesoft Solution, chủ sở hữu trang thương mại
điện tử www.chodientu.vn. Amazon cũng đã có những hoạt động nhằm
phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam. Vừa qua Hiệp hội Thương mại
Điện tử Việt Nam cũng đã có một thành viên mới là Google, Google đặt
mục tiêu hy vọng sẽ thu từ thương mại điện tử tại thị trường Việt Nam mỗi
năm khoảng 30 triệu USD. [3],[6]
Trong năm 2011 tại Việt Nam, đã có 35 sàn giao dịch thương mại
điện tử được Cục Thương mại điện tử và Công nghệ Thông tin chấp thuận
đăng ký trong khoảng 130 doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký.
Theo thống kê của Cục thương mại điện tử và Công nghệ thông tin,
trong năm 2011 đã có trên 3 triệu thành viên tham gia giao dịch tại 35 cổng
thương mại điện tử tại Việt Nam nêu trên. Trong đó, có trên 1,5 triệu giao
dịch thương mại điện tử thành công, đạt doanh thu trên 4.000 tỉ đồng. [3]
Tuy nhiên cũng theo thống kê của Bộ Thương mại, trong hơn 30
trang web giao dịch thương mại điện tử nêu ở trên, trong năm 2011 khách
hàng chủ yếu tập trung giao dịch mua hàng tại 5 trang thương mại điện tử,


- 11 -

đó là các trang thương mại điện tử sau: ,
, , , và
. Tổng giao dịch của 5 trang thương mại điện tử
nêu trên chiếm gần 95% tổng số giao dịch thành công, tương đương 86%
doanh thu của tổng số hơn 30 trang thương mại điện tử nêu trên. [6]
Tại Việt Nam, khách hàng thanh toán giao dịch thương mại điện tử
với nhiều thức: từ việc thanh toán tiền trực tiếp cho doanh nghiệp khi nhận
hàng giao, hoặc khách hàng có thể thanh toán đơn hàng thông qua ngân
hàng, mặc dù hiện nay khá nhiều khách hàng Việt Nam vẫn chưa có thẻ tín
dụng. Tại Việt Nam hiện nay, việc thanh toán trực tuyến khi mua hàng qua
mạng tại các trang thương mại điện tử đã trở nên rất dễ dàng, dựa trên hợp
tác giữa các ngân hàng, tổ chức giao dịch tiền tệ như Paypal, … Tuy nhiên
hình thức thanh toán trực tuyến, hiện nay vẫn chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. [7]
1.3 Thương mại điện tử tại Vĩnh Long
Tại tỉnh Vĩnh Long có hàng trăm doanh nghiệp sản xuất và kinh
doanh các mặt hàng chủ lực như gốm sứ, gạch, thủ công mỹ nghệ, lương
thực, thực phẩm, … Một số doanh nghiệp có website giới thiệu doanh
nghiệp và sản phầm của doanh nghiệp như xí nghiệp Dược Tỉnh, nhà máy
thuốc lá Cửu Long, Tuy nhiên, các website này nếu có chỉ dừng lại ở
mức giới thiệu sản phẩm, chứ chưa có một website của doanh nghiệp có
chức năng giao dịch mua bán sản phẩm thông qua Internet. Tại tỉnh Vĩnh
Long cũng chưa có một cổng thương mại điện tử chính thức dạng trung tâm
thương mại, để các doanh nghiệp có thể tham gia đăng thông tin doanh
nghiệp và sản phẩm doanh nghiệp nhằm quảng bá sản phẩm, và giao dịch
mua bán sản phẩm.
Vào cuối năm 2009, đã có một công trình nghiên cứu về khả năng
triển khai thương mại điện tử cùa các doanh nghiệp tại Vĩnh Long, với tên:

“Triển khai cổng thương mại điện tử quốc gia tại tỉnh Vĩnh Long ”. Nhóm tác

- 12 -

giả cũng đã nghiên cứu, và đề xuất các mô hình cho qui trình của các chức
năng cho cổng thương mại điện tử Vĩnh Long, theo mô hình trung tâm
thương mại, và đề xuất thiết kế mẫu cho hệ thống cổng thương mại điện tử
này.[5]


×