Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

khảo sát ứng dụng epley trong điều trị chóng mặt tư thế kịch phát lành tính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.44 KB, 19 trang )

1
Khảo sát ứng dụng Epley trong điều trị chóng mặt tư thế kịch phát
lành tính
TÓM TẮT
Cơ sở: CMTTKPLT nguyên nhân phổ biến của chóng mặt,chiếm
khoàng 20 % chóng mặt ,tuổi càng cao càng có nhiều khả năng
CMTTKPLT . Hội chứng bao gồm các đặc điểm chóng mặt khi thay đổi
tư thế ,kèm rung giật nhãn cầu cơn ngắn ,buồn nôn và nôn mửa ,tay
chân lạnh. vả mồ hôi, CMTTKPLT được cho do các mãnh vở sỏi tai lạc
vào ống bán khuyên . Điều trị hiện nay bao gồm các bài tập tái định vị
sỏi tai trong đó có thao tác Epley
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 31 bệnh nhân được
khám và xác định CMTTKPLTdo tổn thương ống bán khuyên sau từ
tháng 11/2011-11/2012 tại bệnh viện Y DƯỢC CỔ TRUYỀN THÀNH
PHỐ VĨNH LONG.Tất cả được điều trị bằng thao tác Epley.Chúng tôi
phân tích và đánh giá kết quả hết chóng mặt sau 15 phút ,sau 48 giờ
,tái phát sau 6 tháng và tác dụng phụ sau thao tác
Kết quả: Nghiên cứu 31 bệnh nhân. Nữ chiếm 96,8 %, nam 3,2
%,độ tuổi <60 tuổi 48,4 %,>60 tuổi 51,6%. Hết chóng mặt sau 15 phút
35,5 %, giảm chóng mặt khả quan 61,3%, nặng đầu mất thăng bằng
3,2% ,chóng mặt nặng hơn 0%. Sau 48 giờ hết chóng mặt 90,3 %. Tái
phát sau 6 tháng 22,6 %, Tác dụng phụ sau thao tác buồn nôn 74.2 %,
nôn mửa 6,5%, vả mồ hôi 19,3 %
Kết luận: Qua thực tế nghiên cứu này chúng tôi nhận thấy ứng
dụng thao tác Epley trong điều trị chóng mặt tư thế kịch phát lành tính
khá an toàn và hiệu quả .
1
2
từ khoá ;chóng mặt ,Epley
KHẢO SÁT ỨNG DỤNG THAO TÁC EPLEY TRONG ĐIỀU TRỊ
CHÓNG MẶT TƯ THẾ KỊCH PHÁT LÀNH TÍNH


TẠI BỆNH VIỆN Y DƯỢC CỔ TRUYỀN THÀNH PHỐ VĨNH LONG
Từ tháng 11/2011 – tháng 11/2012
1-Đặt vấn đề:
-Chóng mặt là triệu chứng cơ năng xuất hiện cấp hoặc mãn tính do
nhiều nguyên nhân khác nhau. Triệu chứng phổ biến của bệnh lý tiền
đình TW hoặc ngoại biên .CMTTKPLT là một trong rối loạn tiền đình
ngoại biên thường gặp nhất ,nó chiếm khoảng 20% bệnh nhân chóng
mặt .Trước đây bệnh thường được điều trị bằng cách dùng thuốc trị
chóng mặt ,chống nôn hoặc thuốc an thần ,tính hiệu quả chưa cao , thời
gian điều trị kéo dài và thường tái phát ,Gần đây những nghiên cứu
trong và ngoài nước đưa ra các bài tập phục hồi chức năng trong đó có
thao tác Epley ,Theo báo cáo năm 1992 của EPLEY chỉ sau một lần thao
tác giảm chóng mặt 80 %,một số ca phải lập lại nhiều lần giảm chóng
mặt 97,7%
Vì vậy việc khảo sát ứng dụng thao tác Epley là cần thiết.Từng bước
góp phần nâng cao chất lượng khám và điều trị tại bệnh viện
-Mục tiêu nghiên cứu :
+ đánh giá hiệu quả sau thao tác 15 phút ,sau 48 giờ
+Xác định tỉ lệ tái phát sau 6 tháng
2/ Tổng Quan:
2
3
2.1 Định nghĩa chóng mặt:
Chóng mặt là một ảo giác vận đông của cơ thể, một thể đặc biệt của
choáng váng, người bệnh có cảm giác chủ quan, cơ thể quay tròn hoặc
nghiêng qua lại đu đưa, hoặc lộn nhào hoặc có cảm giác khách quan về
đồ vật quay tròn xung quanh mình.
2.2 Phân loại: Theo Timothy C.Hain MD, chóng mặt phân thành 4
nhóm:
- Chóng mặt trung ương

- Chóng mặt ngoại biên
- Chóng mặt tâm thần
- Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính (CMTTKPLT)
2.3 Đặc điểm lâm sàng:
- CMTTKPLT là một trong rối loạn tiền đình ngoại biên thường gặp,
chiếm khoảng 20% bệnh nhân chóng mặt, khoảng 10,2 – 10,7/100.000
dân. Tuổi càng cao tỷ lệ càng tăng, thường gặp ở người > 50 tuổi, nữ
gấp 2 lần nam.
- Căn nguyên của bệnh: là do bệnh lý ống bán khuyên với đặc điểm
chóng mặt khi thay đổi tư thế, cơn chóng mặt < 60s, buồn nôn, nôn mửa
, rung giật nhãn cầu.
- CMTTKPLT được Barany mô tả đầu tiên vào 1921. Đến 1952, Dix-
Hallpike đưa ra những đặc điểm kinh điển của bệnh: chóng mặt, rung
giật nhãn cầu, giảm đáp ứng khi lập lại kích thích tư thế. Chuẩn đoán
dựa vào đặc điểm triệu chứng và nghiệm pháp Dix-Hallpike.
- CMTTKPLT được giải thích bằng 2 giả thuyết:
+Giả thuyết1: Được Schuknecht đưa ra rằng do sỏi đài tai
(Cupulolithiasis) hay đài tai nặng (heavy cupular), do nhiều mãnh vỡ
bám vào hoặc vôi hóa đài tai làm cho các tế bào tóc (hair-cell) nhạy cảm
với trọng lưc khi thay đổi tư thế tạo ra những xung động bệnh lý đến dây
thần kinh tiền đình gây ra triệu chứng chóng mặt.
+ Giả thuyết 2: Do các mảnh vỡ ở sỏi tai, đặc biệt là ở xoang nang
đi vào ống bán khuyên, di chuyển tự do trong ống nội dịch khi cơ thể cử
động hoặc thay đổi tư thế, gây ra triệu chứng chóng mặt tư thế. Hiện
nay phần lớn trường hợp được cho là mảnh vỡ sỏi tai vào ống bán
khuyên (canalithiasis). Thay thế cho giả thuyết sỏi đài tai hoặc vôi hóa.
2.4 Điều trị CMTTKPLT:
- Dùng thuốc
- Phẫu thuật
- Lý liệu pháp:

3
4
+ Dựa vào cơ sở sinh lý bệnh nêu trên. Đến 1980, Epley đưa ra
một số thao tác tái định vị sỏi ống tai cho từng mỗi loại ống bán
khuyên.Cũng như thao tác đu đưa của Semont
+ Nghiên cứu của Epley có kiểm chứng chỉ sau một lần thao tác,
giảm chóng mặt từ 70-80%. một số trường hợp phải lặp lại thao tác
nhiều lần giảm chóng mặt khoảng 97,7%.
3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu thực hiện trên 31 bệnh nhân chóng mặt đến khám và
điều trị tại Bệnh viện Y dược Cổ truyền Thành phố .Vĩnh Long từ tháng
11/2011 đến tháng 11/2012.
- Tất cả bệnh nhân nghiên cứu đúng với tiêu chuẩn chọn bệnh như
sau:
+ Cơn chóng mặt khi thay đổi tư thế < 30s.
+ Thời gian tiềm trước khi biểu hiện chóng mặt và rung giật
nhãn cầu.
+ Giật nhãn cầu xoay hoặc dọc xoay pha nhanh hướng về tai
thấp nhất.
+ Cơn giật nhãn cầu < 30s.
- Tiêu chuẩn loại trừ:
+ Chóng mặt trung ương
+ Chóng mặt do ống bán khuyên ngang và trước
+ Bệnh nhân có tiền sử chấn thương cột sống cổ
+ Bệnh nhân cao huyết áp và suy tim nặng.
+ chóng mặt do ống bán khuyên sau hai bên
- Khi đối tượng được thiết lập, xác định tai tổn thương.
- Được sự đồng ý của người bệnh
Tiến hành thực hiện thao tác Epley:
+ Bước 1: Bệnh nhân nằm ngửa cổ 30

o
. Xoay đầu qua phải hoặc
qua trái 45
0
tùy theo tai tổn thương. Tai bệnh nhân hướng về sàn nhà
khoảng 1 phút, theo dõi cử động mắt, thời gian chóng mặt.
+ Bước 2: Xoay đầu về phía đối diện 90
0
, giữ tư thế 1 phút, theo
dõi cử động mắt.
+ Bước 3: Tiếp tục xoay đầu, mình thêm 90
0
, giữ tư thế úp mặt sàn
nhà 1 phút, quan sát cử động mắt.
+ Bước 4: giữ nguyên tư thế nâng bệnh nhân ngồi dậy, đầu hơi
gập vào vai 15 phút
+ Bước 5: Đánh giá kết quả sau hoàn thành thao tác 15 phút theo
phiếu khảo sát:
*Hiệu quả sau 15 phút đầu: hết chóng mặt, giảm chóng mặt khả
quan, nặng đầu và mất thăng bằng.chóng mặt nặng hơn
4
5
*Tác dụng phụ sau thao tác: buồn nôn, nôn mửa, vã mồ hôi, chóng
mặt nặng hơn.
*Đánh giá kết quả sau 48h: đánh giá bằng nghiệm pháp Dix-Hallpike:
- Có rung giật nhãn cầu => nghiệm pháp (+)
- Không có rung giật nhãn cầu => nghiệm pháp (-)
* Đánh giá tỉ lệ tái phát sau 6 tháng điều trị bằng cách đến từng nhà
bệnh nhân thăm khám
* Dữ liệu được xử lí bằng phần mềm SPSS 18.0

4. Kết quả nghiên cứu:
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1.Đặc điểm chung: Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu
Nghề nghiệp Số lượng Tỷ lệ (%)
Cán bộ công chức 6 19.4
Nội trợ 8 25.8
Công nhân 2 6.5
Buôn bán 4 12.9
Hưu trí, mất sức lao động 11 35.5
Tổng cộng
31 100.0
Nhận xét : Đối tượng hưu trí & mất sức lao động chiếm tỉ lệ cao:
35.5%
Nhóm tuổi của các đối tượng nghiên cứu
Nhóm tuổi Số lượng Tỷ lệ (%)
< 60 tuổi 15 48.4
>= 60 tuổi 16 51.6
Tổng cộng
31 100.0
Nhận xét Tuổi càng cao thì tỉ lệ CMTTKPLT càng tăng. >60 tuổi
chiếm 51,6%
5
6
Giới tính của các đối tượng nghiên cứu
Giới tính Số lượng Tỷ lệ (%)
Nam 1 3.2
Nữ 30 96.8
Tổng cộng
31 100.0
Bệnh nhân nữ chiếm 96,8%

4.2 Tiền sử : Tiền sử của các đối tượng nghiên cứu
Tiền sử Số lượng Tỷ lệ (%)
Chấn thương đầu
Có 0 0
Không 31 100
Viêm thần kinh tiền đình mê
đạo
Có 0 0
Không 31 100
Bệnh Meniere
Có 0 0
Không 31 100
Cao huyết áp
Có 7 22.6
Không 24 77.4
Phẫu thuật tai trong
Có 0 0
Không 31 100
6
7
Vô căn
Có 31 100
Không 0 0
4.3 Triệu chứng
Triệu chứng của các đối tượng nghiên cứu
Triệu chứng Số lượng Tỷ lệ (%)
Thời gian tiềm trước khởi phát
Có 30 96.8
Không 1 3.2
Chóng mặt

Có 31 100
Không 0 0
Giật nhãn cầu xoay hay phối
hợp
Có 31 100
Không 0 0
Cơn giật nhãn cầu < 30s
Có 31 100
Không 0 0

4.4. Kết quả điều trị
4.4.1.Kết quả trong 15 phút đầu
7
8
Kết quả trong 15 phút đầu của các đối tượng nghiên cứu
Kết quả Số lượng Tỷ lệ (%)
Hết chóng mặt 11 35.5
Giảm chóng mặt 19 61.3
Nặng đầu và mất thăng bằng 1 3.2
Tổng cộng
31 100.0
Hết chóng mặt chiếm 35,5%

4.4.2.Sau 48 giờ
Nghiệm pháp Dix-Hallpike của các đối tượng nghiên cứu
Nghiệm pháp Dix-Hallpike Số lượng Tỷ lệ (%)
Có 3 9.7
Không 28 90.3
Tổng cộng
31 100.0

- Kết quả sau 48 giờ bằng cách thực hiện nghiệm pháp Dix-Hallpike:
bệnh nhân âm tính là 90,3%; dương tính là 9,7%
4.4.3.Tác dụng phụ
Tác dụng phụ của các đối tượng nghiên cứu
Tác dụng phụ Số lượng Tỷ lệ (%)
Buồn nôn 23 74.2
Nôn mửa 2 6.5
Vả mồ hôi 6 19.4
Tổng cộng
31 100.0
8
9
Tác dụng phụ:
- Buồn nôn chiếm 74,2%; nôn mửa chiếm 6,5%; vả mồ hôi 9,4%
- Tác dụng phụ này bệnh nhân tự khỏi không dùng thuốc.
4.4.4.Cơn chóng mặt tái phát sau 6 tháng
Cơn chóng mặt tái phát sau 6 tháng của các đối tượng nghiên cứu
Cơn chóng mặt tái phát Số lượng Tỷ lệ (%)
Có 7 22.6
Không 24 77.4
Tổng cộng
31 100.0
- Kết quả tái phát sau 6 tháng: 7/31 trường hợp tương đương 22,6%

5. Một số yếu tố liên quan kết quả điều trị:
5.1 Kết quả 15 phút đầu
5.1.1.Kết quả 15 phút đầu theo tuổi
Nhóm tuổi
Hết chóng mặt Không p
< 60 tuổi

4
26.7%
11
73.3%
0.320
>= 60 tuổi
7
43.8%
9
56.3%
Tổng số 11
35.5%
20
64.5%
9
10
- Kết quả 15 phút đầu liên quan đến độ tuổi: bệnh nhân hết chóng mặt
dưới 60 tuổi là 26,7%; trên 60 tuổi là 43,8%
5.1.2.Kết quả 15 phút đầu theo tiền sử huyết áp
Tiền sử huyết áp Hết chóng mặt Không P
Có 0
0%
7
100.0%
0.033
Không 11
45.8%
13
54.2%
Tổng số 11

35.5%
20
64.5%
- Kết quả 15 phút đầu liên quan đến tiền sử cao huyết áp:
+ Hết chóng mặt 0% đối với bệnh nhân có tiền sử cao huyết áp.
+ Hết chóng mặt 45,8% đối với bệnh nhân không có tiền sử cao
huyết áp.
Bệnh nhân có tiền sử huyết áp không hết chóng mặt 100%
5.2. Kết quả sau 48 giờ
5.2.1.Kết quả 48 giờ theo tuổi
Nhóm tuổi
Có nghiệm
pháp Dix-
Không P
10
11
Hallpike
< 60 tuổi
1
6.7%
14
93.3%
0.583
>= 60 tuổi
2
12.5%
14
87.5%
Tổng số 3
9.7%

28
90.3%
- Kết quả 48 giờ liên quan đến độ tuổi:
+ Dưới 60 tuổi âm tính là 93,3%
+Trên 60 tuổi âm tính là 87,5%
5.2.2.Kết quả 48 giờ theo tiền sử huyết áp
Tiền sử huyết áp Có nghiệm
pháp Dix-
Hallpike
Không P
Có 1
14.3%
6
85.7%
0.550
Không 2
8.3%
22
91.7%
Tổng số 3
9.7%
28
90.3%
- Kết quả 48 giờ liên quan đến tiền sử cao huyết áp:
11
12
+ Bệnh nhân có tiền sử cao huyết áp: dương tính là 14,3%
+ Bệnh nhân không có tiền sử cao huyết áp: dương tính là
8,3%


5.2.3.Kết quả 48 giờ theo kết quả 15 phút đầu
Kết quả 15 phút
đầu
Có nghiệm pháp
Dix-Hallpike
Không P
Hết chóng mặt
1
9.1%
10
90.9%
0.935
Không
2
10.0%
18
90.0%
Tổng số 3
9.7%
28
90.3%
- Kết quả 48 giờ liên quan đến 15 phút đầu:
+ Bệnh nhân hết chóng mặt 15 phút đầu: dương tính là 9,1%
+ Bệnh nhân không hết chóng mặt 15 phút đầu: dương tính
là 10%
5.3. Tình trạng tái phát sau 6 tháng:
5.3.1.Tình trạng tái phát theo nhóm tuổi
12
13
Nhóm tuổi

Có tái phát Không P
< 60 tuổi
3
20.0%
12
80.0%
0.739
>= 60 tuổi
4
25.0%
12
75.0%
Tổng số 7
22.6%
24
77.4%
Tình trạng tái phát liên quan đến nhóm tuổi:
-Trên 60 tuổi tái phát là 25%;
-Dưới 60 tuổi tái phát là 20%
5.3.2.Tình trạng tái phát theo tình trạng huyết áp
Tiền sử huyết áp Có tái phát Không P
Có 2
28.6%
5
71.4%
0.642
Không 5
20.8%
19
79.2%

Tổng số 7
22.6%
24
77.4%
- Tình trạng tái phát liên quan đến tiền sử bệnh nhân cao huyết áp:
+ Có cao huyết áp tái phát là 28,6%
+ Không có cao huyết áp tái phát là 20,8%
13
14
Bệnh nhân có tiền sử huyết áp cao thì tỉ lệ tái phát cao hơn.
5.3.3Tình trạng tái phát theo kết quả 15 phút đầu
Kết quả 15 phút
đầu
Có tái phát Không p
Hết chóng mặt
1
9.1%
10
90.9%
0.183
Không
6
30.0%
14
70.0%
Tổng số 7
22.6%
24
77.4%
Tình trạng tái phát liên quan đến kết quả 15 phút đầu:

+Bệnh nhân hết chóng mặt: tỷ lệ tái phát là 9,1%
+ Bệnh nhân khác (chóng mặt khả quan, nặng đầu mất thăng
bằng): tỷ lệ tái phát là 30%
5.3.4 Tình trạng tái phát theo kết quả sau 48 giờ
Nghiệm pháp Dix-
Hallpike
Có tái phát Không P

1
33.3%
2
66.7%
0.550
Không 6 22
14
15
21.4% 78.6%
Tổng số 7
22.6%
24
77.4%
- Tình trạng tái phát theo kết quả 48 giờ: Dix-Hallpike
+ Dương tính tỷ lệ tái phát 33,3%
+ Âm tính tỷ lệ tái phát 21,4%
Bàn luận:
- Đặc điểm chung: CMTTKPLT không liên quan đến nghề nghiệp
thường gặp trên 50 tuổi, trên nghiên cứu này chúng tôi lấy mốc 60 tuổi
phù hợp với các tác giả trong và ngoài nước, tuổi cao thì tỉ lệ mắc bệnh
càng tăng, trên 60 tuổi là 51,6 %, dưới 60 tuổi là 48,4%.
- Thường gặp nữ > nam theo Epley nữ gấp 2 lần nam, nghiên cứu

chúng tôi nữ 96,8%, nam 3,2%, theo nghiên cứu của TS Cao Phi Phong
nữ chiếm 73,3%, nam 26,7%.
-Tiền sử: Nghiên cứu 31 case CMTTKPLT tại bệnh viện chúng tôi
nhận thấy 7 ca có tiền sử cao huyết áp, 24 ca vô căn so với tác giả
Timothy, Epley có chấn thương đầu, viêm thần kinh, bệnh Meniere,
phẫu thuật tai trong
-Triệu chứng hầu hết phù hợp tiêu chuẩn chẩn đoán trong nghiên
cứu. 01 ca không xuất hiện thời gian tiềm (bệnh nhân chóng mặt ngay
sau xoay đầu)
- Kết quả điều trị: trên 31 bệnh nhân thực hiện thao tác Epley có
35,5% hết chóng mặt, giảm chóng mặt 61,3% , nặng đầu mất thăng
bằng 3,2%, chóng mặt nặng hơn 0%. Kết quả này đạt được là do chọn
bệnh có cơn chóng mặt <30s, so với tác giả Cao Phi Phong chọn bệnh
cơn chóng mặt < 60s kết quả hết chóng mặt 23,3%, 53,3% giảm chóng
mặt khả quan, 16,7% nhẹ đầu mất thăng bằng, 6.7% chóng mặt nặng
hơn.
- Thao tác điều trị của Epley dựa trên giả thuyết thừa nhận sự hiện
diện mãnh vỡ sỏi tai di chuyển tự do trong ống bán khuyên sau. Trong
nghiên cứu này chúng tôi xác định chính xác thời gian hết triệu chứng
15
16
chóng mặt loại trừ được kết luận chóng mặt khỏi tự nhiên. Sau thao tác
tái định vị kết quả gần như giảm ngay tức khắc triệu chứng chóng mặt
và rung giật nhãn cầu mà bệnh nhân đã bị trong thời gian trước đó, mặt
khác một số bệnh nhân hết chóng mặt nhưng vẫn còn lại các triệu
chứng nhẹ đầu mất thăng bằng, điều này có thể giải thích
+ Do còn sót lại sỏi tai nhỏ kích thích cho triệu chứng trên
+ Sự hiện diện sỏi tai gây tổn thương đài tai, tế bào tóc, cần thời
gian để thích nghi
+ Hoạt động CMTTKPLT có thể gây một vài hiệu chuẩn để lại hệ

thần kinh trung ương và cần phải thích nghi sau sỏi tai.
Tuy nhiên triệu chứng còn lại tồn tại rất ngắn không cần can thiệp
điều trị
- Epley báo cáo 97,7% bệnh nhân CMTTKPLT đáp ứng với điều trị
sau thao tác,80% đáp ứng tức thì. Nghiên cứu của Herdman 57% là hết
tức thì, 92% hết sau khi lặp lại thao tác, 8% không thay đổi.
- Tái phát sau điều trị cũng được nghiên cứu Herdman báo cáo tái
phát là 10% tái phát sau 4 tháng , Epley báo cáo tái phát là 30%năm,
nghiên cứu của chúng tôi theo dõi bệnh nhân sau 6 tháng tái phát là
22,6% . Thật sự một vài bệnh nhân đáp ứng tốt với thao tác Epley
nhưng tình trạng thoái hoá sỏi tai vẫn tiếp diễn theo thời gian nên tình
trạng tái phát là điều không tránh khỏi. Các trường hợp tái phát cách
điều trị cũng sử dụng thao tác Epley tại nhà. Thao tác Epley có thể lặp đi
lặp lại nhiều lần trên bệnh nhân, không gây tai biến.
Kết luận:
Qua khảo sát 31 ca CMTTKPLT có kết quả sau:
-Hết chóng mặt tức thì là 35,5%. Hết chóng mặt sau 48 giờ chiếm
90,3%.
-Tỉ lệ tái phát sau 6 tháng 22.6%
-Tác dụng phụ sau thao tác: Buồn nôn 74,2%; nôn mửa chiếm 6,5%;
vả mồ hôi chiếm 19,4% (tác dụng phụ này tự khỏi)
-Từ kết quả nghiên cứu ban đầu chúng tôi nhận thấy ứng dụng thao
tác Epley trong điều trị CMTTKPLT là phương pháp điều trị khá hiệu quả,
16
17
không xâm lấn, không tai biến, giảm chi phí và thời gian điều trị, có thể
thực hiện dể dàng tại các phòng khám
Kiến nghị:
- Cho phép BV Y Dược Cổ Truyền Thành phố Vĩnh Long được áp
dụng phương pháp này trong điều trị bệnh CMTTKPLT tại bệnh viện.

- Được phép tiếp tục nghiên cứu bệnh CMTTKPLT liên quan đến yếu
tố về: tuổi mãn kinh ở phụ nữ và tình trạng loãng xương.
- Từng bước triển khai tổ chức tập huấn, ứng dụng thao tác này trong
các cơ sở y tế của tỉnh.
- Nên đưa phương pháp này vào danh mục các thủ thuật phục hồi
chức năng để đươc áp dụng rộng rãi hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cao Phi Phong –Bùi Châu Tuệ phân tích 30 trường hợp điều trị tái
định vị sỏi ống bán khuyên sau bằng thao tác Epley tại Bệnh viện
115 và Bệnh viện Đại học y dược TP HCM
2. ATACAN E, Sennaroglu L, Genc A, Kaya S. Benign paroxysmal
positional vertigo after stapedectomy. Laryngoscope 2001; 111: 1257-9.
3. Bertholon, P., A. M. Bronstein, et al. (2002). "Positional down beating
nystagmus in 50 patients: cerebellar disorders and possible anterior
semicircular canalithiasis." J Neurol Neurosurg Psychiatry 72(3): 366-72.
4. Brandt T, Daroff RB. Physical therapy for benign paroxysmal positional
vertigo. Arch Otolaryngol 1980 Aug;106(8):484-485.
5. Brandt T, Steddin S, Daroff RB. Therapy for benign paroxysmal
positioning vertigo, revisited. Neurology 1994 May;44(5):796-800.
6. Buckingham RA. Anatomical and theoretical observations on otolith
repositioning for benign paroxysmal positional vertigo. Laryngoscope
109:717-722, 1999
7. Epley JM. The canalith repositioning procedure: For treatment of benign
paroxysmal positional vertigo. Otolaryngol Head Neck Surg 1992
Sep;107(3):399-404.
17
18
8. Fife TD. Recognition and management of horizontal canal benign
positional vertigo. Am J Otol 1998 May;19(3):345-351.
9. Fujino A and others. Vestibular training for benign paroxysmal positional

vertigo. Arch Otolaryngol HNS 1994:120:497-504.
10. Froehling DA, Silverstein MD, Mohr DN, Beatty CW, Offord KP, Ballard
DJ. Benign positional vertigo: incidence and prognosis in a population-
based study in Olmsted County, Minnesota. Mayo Clin Proc 1991
Jun;66(6):596-601.
11. Gacek RR. Technique and results of singular neurectomy for the
management of benign parodxysmal positional vertigo.l Acta Oto-
laryngologica 1995 115(2) 154-7
12. Gacek RR, Gacek MR. The three faces of vestibular ganglionitis. Ann
ORL 111:2002, 103-113
13. Hain TC, Helminski JO, Reis I, Uddin M. Vibration does not improve
results of the canalith repositioning maneuver. Arch Oto HNS, May
2000:126:617-622
14. Harvey SA, Hain TC, Adamiec LC. Modified liberatory maneuver:
effective treatment for benign paroxysmal positional vertigo.
Laryngoscope 1994 Oct;104(10):1206-1212.
15. Herdman SJ. Treatment of benign paroxysmal vertigo. Phys Ther 1990
Jun;70(6):381-388.
16. Herdman SJ, Tusa RJ, Zee DS, Proctor LR, Mattox DE. Single treatment
approaches to benign paroxysmal positional vertigo. Arch Otolaryngol
Head Neck Surg 1993 Apr;119(4):450-454.
Chủ nhiệm đề tài
18
19
BSCKI Võ Văn Trung
Được Hội đồng khoa học Sở y tế nghiệm thu
vào ngày 13 tháng 6 năm 2013
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
19

×