Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Tiểu luận Liên kết văn bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.64 KB, 7 trang )

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
ĐỀ BÀI
1. HOÀN CHỈNH VĂN BẢN
a. Sắp xếp lại các đoạn sau thành một văn bản có tính liên kết “trọn vẹn về
nội dung và hồn chỉnh về hình thức”.
b. Đặt tên văn bản
(a) Vấn đề cịn có thể nghiêm trọng hơn nếu do thiếu hiểu biết về văn hóa cịn có
thể gây “xung đột văn hóa” hay “sốc văn hóa”. Phần lớn người học thường áp đặt
văn hóa mẹ đẻ trong việc học ngoại ngữ của mình. Chẳng hạn trong quá trình
giảng dạy, sinh viên thường đặt ra các câu hỏi làm quen như: “ thầy/Cô có gia đình
chưa?”, “Thầy/Cơ bao nhiêu tuổi?”, “ thầy/cơ có mấy người con?” “Lương thầy/cô
bao nhiêu?”… Những câu hỏi tưởng chừng muốn thể hiện sự quan tâm trong văn
hóa Việt vơ hình chung lại là sự tị mị khơng nên dùng trong các nền văn hóa
khác.
(b) Ngơn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của loài người nhưng sự
giao tiếp chỉ có hiệu quả khi cả người phát lẫn người nhận thơng tin phải có sự
hiểu biết chung. Mỗi một dân tộc đều có những phong tục, tập quán, nghi lễ riêng
được phản ánh bằng ngôn ngữ. Như vậy, quan hệ tương tác giữa các yếu tố văn
hóa, ngôn ngữ và kĩ năng giao tiếp là một thực tế hiển nhiên và để sử dụng ngơn
ngữ có hiệu quả cần phải có sự hiểu biết về văn hóa của dân tộc bản ngữ. Người
học không thể nào học tiếng nói của một dân tộc nào đó mà khơng học văn hóa của
đất nước họ.
(c) Vì thế, để giúp người học thành công trong giao tiếp và tránh những cú “sốc”
do khác biệt về văn hóa, người dạy cần xác định lại mối quan hệ chặt chẽ giữa
ngôn ngữ và văn hóa và nhận thức rõ về sự cần thiết phải đưa văn hóa của ngoại
ngữ vào q trình dạy - học ngoại ngữ.


(d) Sự cảm nhận ngôn ngữ không chỉ dừng lại ở chỗ biết nghĩa, biết nội dung
chứa đựng trong các từ ngữ mà quan trọng hơn là nắm được ý nghĩa sâu xa của
những nội dung thông tin ấy. Một người dù có nắm vững ngữ pháp và có vốn từ


phong phú đến đâu nhưng nếu thiếu hiểu biết về văn hóa bản ngữ thì khi giao tiếp
họ chỉ dừng lại ở mức độ là biết cách diễn đạt ý nghĩ của mình một cách vụng về
bằng ngơn ngữ của họ và bằng việc áp đặt văn hóa của họ vào ngoại ngữ mà thơi.
Hay nói cách khác chỉ có năng lực ngơn ngữ thơi thì chưa đủ cho người học ngoại
ngữ thành thạo ngơn ngữ đó.
(e) Ngơn ngữ và văn hóa có mối liên hệ khơng thể tách rời. Nếu ví văn hóa như
một tảng băng trơi thì phần nổi trên mặt nước có thể dễ dàng nhận biết được đấy
chính là ngơn ngữ. Chúng ta khơng thể làm chủ một ngôn ngữ nếu không nắm bắt
được những nét đặc trưng của một nền văn hóa và ngược lại chúng ta không thể
hiểu được sắc thái tinh tế và ý nghĩa sâu xa của một nền văn hóa nếu khơng hiểu rõ
về ngơn ngữ.
(g) Văn hóa là một bộ phận không thể thiếu của dạy học ngoại ngữ. Văn hóa
đóng một vai trị quan trọng hướng đến mục tiêu “năng lực giao tiếp” cho người
học. Trong quá trình giảng dạy ngoại ngữ việc lồng các yếu tố văn hóa vào bài
giảng là rất quan trọng. Việc hiểu biết những yếu tố văn hóa này giúp người giao
tiếp cũng như người dạy và người học tiếp thu được ngoại ngữ một cách có hiệu
quả bởi nghĩa của một từ, nội dung lời thoại của bất kỳ ngôn ngữ nào cũng có thể
thay đổi theo ngữ cảnh.
2. MỐI LIÊN KẾT CẤU TRÚC TRÊN CÂU TRONG CÁC CÂU SAU
Trong từng đoạn văn sau, giữa các câu HOẶC CÁC BỘ PHẬN TRONG CÂU
thuộc mối liên kết nào và chỉ rõ yếu nào đóng vai trị liên kết đó:
(a) phép thế đại từ; (b) phép lặp từ vựng; (c) phép liên tưởng; (d) phép nối; ( e )
phép lặp ngữ pháp


1. Học tập là một thói quen tốt. Nếu bạn học tập chăm chỉ và thành công trong
tương lai.
2. “Các ngươi ở cùng ta coi giữ binh quyền, cũng đã lâu ngày, khơng có áo thì
ta cho áo, khơng có ăn thì ta cho ăn, quan cịn nhỏ thì ta thăng thưởng, lương có ít
thì ta tăng cấp, đi thủy thì ta cho thuyền, đi bộ thì ta cho ngựa, lúc hoạn-nạn thì

cùng nhau sống chết, lúc nhàn-hạ thì cùng nhau vui cười, những cách cư-xử so với
Vương Công Kiên, Đường Ngột Ngại ngày xưa cũng chẳng kém gì.” (Hịch tướng
sĩ của Trần Quốc Tuấn).
3. Chúng ta đã tốt nghiệp đại học. Điều có có nghĩa là chúng ta đã bắt đầu cuộc
sống tự lập hoàn toàn.
4. Mặt trời lên bằng hai con sào thì ơng về đến con đường nhỏ rẽ về làng. Không
cần phải hỏi thăm nữa cũng nhận ra rặng tre ở trước mặt kia là làng mình rồi. Cái
chấm xanh sẫm nhơ lên đó là cây đa đầu làng. Càng về đến gần càng trông rõ
những quán chợ khẳng khiu nấp dưới bóng đa.
5. Ai cũng muốn là sinh viến xuất sắc. Muốn được như vậy, thì mọi người phải
cố gắng học tập
3. VIẾT ĐOẠN VĂN CĨ CHỦ ĐỀ CHO SẴN:
CHỦ ĐỀ: “ TƠI U TIẾNG NƯỚC TÔI: TIẾNG VIỆT”
Từ chủ đề trên viết thành 05 đoạn văn, gồm:
a. Đoạn văn có quan hệ quy nạp.
b. Đoạn văn có quan hệ diễn dịch.
c. Đoạn văn có quan hệ song hành.
d. Đoạn văn có quan hệ tổng-hợp-phân.
e. Đoạn văn có quan hệ móc xích.
(*Ghi chú: Mỗi đoạn ít nhất gồm 3-5 câu)


BÀI LÀM
1.
a. Thứ tự sắp xếp văn bản:

e-b-g-d-a-c

b. Đặt tên văn bản : Muốn chuyên sâu về ngoại ngữ cần phải hiểu rõ về văn hóa.
( *Ghi chú: hồn thành một văn bản hồn chỉnh: có tiêu đề và cấu trúc hồn

chỉnh, hợp lí).
Ngơn ngữ và văn hóa có mối liên hệ khơng thể tách rời. Nếu ví văn hóa như một
tảng băng trơi thì phần nổi trên mặt nước có thể dễ dàng nhận biết được đấy chính
là ngơn ngữ. Chúng ta không thể làm chủ một ngôn ngữ nếu không nắm bắt được
những nét đặc trưng của một nền văn hóa và ngược lại chúng ta khơng thể hiểu
được sắc thái tinh tế và ý nghĩa sâu xa của một nền văn hóa nếu khơng hiểu rõ về
ngơn ngữ. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của lồi người nhưng
sự giao tiếp chỉ có hiệu quả khi cả người phát lẫn người nhận thông tin phải có sự
hiểu biết chung. Mỗi một dân tộc đều có những phong tục, tập quán, nghi lễ riêng
được phản ánh bằng ngôn ngữ. Như vậy, quan hệ tương tác giữa các yếu tố văn
hóa, ngơn ngữ và kĩ năng giao tiếp là một thực tế hiển nhiên và để sử dụng ngơn
ngữ có hiệu quả cần phải có sự hiểu biết về văn hóa của dân tộc bản ngữ. Người
học khơng thể nào học tiếng nói của một dân tộc nào đó mà khơng học văn hóa của
đất nước họ.
Như đã đề cập ở trên, văn hóa là một bộ phận không thể thiếu của dạy học ngoại
ngữ. Văn hóa đóng một vai trị quan trọng hướng đến mục tiêu “năng lực giao tiếp”
cho người học. Trong quá trình giảng dạy ngoại ngữ việc lồng các yếu tố văn hóa
vào bài giảng là rất quan trọng. Việc hiểu biết những yếu tố văn hóa này giúp
người giao tiếp cũng như người dạy và người học tiếp thu được ngoại ngữ một
cách có hiệu quả bởi nghĩa của một từ, nội dung lời thoại của bất kỳ ngôn ngữ nào
cũng có thể thay đổi theo ngữ cảnh. Sự cảm nhận ngôn ngữ không chỉ dừng lại ở


chỗ biết nghĩa, biết nội dung chứa đựng trong các từ ngữ mà quan trọng hơn là
nắm được ý nghĩa sâu xa của những nội dung thông tin ấy. Một người dù có nắm
vững ngữ pháp và có vốn từ phong phú đến đâu nhưng nếu thiếu hiểu biết về văn
hóa bản ngữ thì khi giao tiếp họ chỉ dừng lại ở mức độ là biết cách diễn đạt ý nghĩ
của mình một cách vụng về bằng ngơn ngữ của họ và bằng việc áp đặt văn hóa của
họ vào ngoại ngữ mà thơi. Hay nói cách khác chỉ có năng lực ngơn ngữ thơi thì
chưa đủ cho người học ngoại ngữ thành thạo ngơn ngữ đó.

Vấn đề cịn có thể nghiêm trọng hơn nếu do thiếu hiểu biết về văn hóa cịn có thể
gây “xung đột văn hóa” hay “sốc văn hóa”. Phần lớn người học thường áp đặt văn
hóa mẹ đẻ trong việc học ngoại ngữ của mình. Chẳng hạn trong quá trình giảng
dạy, sinh viên thường đặt ra các câu hỏi làm quen như: “ thầy/Cơ có gia đình
chưa?”, “Thầy/Cơ bao nhiêu tuổi?”, “ thầy/cơ có mấy người con?” “Lương thầy/cô
bao nhiêu?”… Những câu hỏi tưởng chừng muốn thể hiện sự quan tâm trong văn
hóa Việt vơ hình chung lại là sự tị mị khơng nên dùng trong các nền văn hóa
khác.
Vì thế, để giúp người học thành công trong giao tiếp và tránh những cú “sốc” do
khác biệt về văn hóa, người dạy cần xác định lại mối quan hệ chặt chẽ giữa ngôn
ngữ và văn hóa và nhận thức rõ về sự cần thiết phải đưa văn hóa của ngoại ngữ
vào q trình dạy – học ngoại ngữ.
2. MỐI LIÊN KẾT CẤU TRÚC TRÊN CÂU TRONG CÁC CÂU SAU
1.Học tập là một thói quen tốt. Nếu bạn học tập chăm chỉ và thành công trong
tương lai.
 Giữa các câu có sử dụng phép lặp từ vựng ( học tập-học tập)
2.“Các ngươi ở cùng ta coi giữ binh quyền, cũng đã lâu ngày, khơng có áo thì ta
cho áo, khơng có ăn thì ta cho ăn, quan cịn nhỏ thì ta thăng thưởng, lương có ít thì
ta tăng cấp, đi thủy thì ta cho thuyền, đi bộ thì ta cho ngựa, lúc hoạn-nạn thì cùng


nhau sống chết, lúc nhàn-hạ thì cùng nhau vui cười, những cách cư-xử so với
Vương Công Kiên, Đường Ngột Ngại ngày xưa cũng chẳng kém gì.” (Hịch tướng
sĩ của Trần Quốc Tuấn).
Giữa các câu có sử dụng phép lặp ngữ pháp. ( ...thì...), ( lúc...thì..)
3. Chúng ta đã tốt nghiệp đại học. Điều đó có nghĩa là chúng ta đã bắt đầu cuộc
sống tự lập hoàn toàn.
 (a) phép thế đại từ. ( tốt nghiệp đại học _ điều đó)
4. Mặt trời lên bằng hai con sào thì ơng về đến con đường nhỏ rẽ về làng. Không
cần phải hỏi thăm nữa cũng nhận ra rặng tre ở trước mặt kia là làng mình rồi. Cái

chấm xanh sẫm nhơ lên đó là cây đa đầu làng. Càng về đến gần càng trơng rõ
những qn chợ khẳng khiu nấp dưới bóng đa.
 Giữa các câu có sử dụng phép liên tưởng. Phép liên tưởng từ “làng” suy ra
các hình ảnh “rặng tre”, “cây đa”, “quán chợ”, “bóng đa”.
5. Ai cũng muốn là sinh viến xuất sắc. Muốn được như vậy, thì mọi người phải cố
gắng học tập
 Giữa các câu có sử dụng phép phép nối ( muốn được như vậy )
3.
a. Đoạn văn có quan hệ quy nạp.
Sự ra đời, tồn tại và phát triển của chữ viết tiếng Việt cũng là một nỗ lực rất
lớn của biết bao thế hệ. Người dân Việt Nam khơng ngừng giữ gìn, cải tiến tiếng
Việt, làm cho tiếng nói của dân tộc ngày càng giàu và đẹp. Tiếng Việt chính là
niềm tự hào của con người Việt Nam trước bạn bè quốc tế. Là một người con của
mảnh đất hình chữ S tơi ln dành một tình cảm thiêng liêng và tha thiết với tiếng
mẹ đẻ của mình. Tơi u tiếng nước tơi – Tiếng Việt.
b. Đoạn văn có quan hệ diễn dịch.
Tơi yêu tiếng nước tôi – Tiếng Việt. Tiếng Việt đã góp phần tạo nên bản sắc
Việt Nam trong suốt quá hình thành và phát triển dân tộc, là nhân tố, là chìa khóa
tạo nên sự thống nhất, hịa hợp, đồn kết trong đấu tranh giải phóng dân tộc. Tiếng
nói Việt Nam luôn là niềm tự hào vang lên trên quốc tế, là sự vẻ vang của con dân


Việt Nam với bạn bè năm châu. Có câu "Phong ba bảo táp không bằng ngữ pháp
Việt Nam", nhưng đối với tơi Tiếng Việt dù có khó nhưng vẫn có một sức hút rất
riêng, rất đặc biệt khiến tôi yêu thích.
c. Đoạn văn có quan hệ song hành.
Tiếng Việt cũng giống như linh hồn của đất nước vậy, nó là bản sắc, là hồn
túy của dân tộc. Từ tận sâu đáy lịng mình tơi ln dành một tình u cao quý và
thiêng liêng đối với tiếng Việt. Bởi tôi được nuôi dưỡng từ những câu hát ru của
bà, của mẹ, trưởng thành từ trong chính thứ ngơn ngữ mộc mạc mà sâu sắc ấy. Với

tôi, tiếng Việt giúp tâm hồn tơi ln được bình n, tiếng mẹ đẻ giúp tơi hiểu rõ về
văn hóa và truyền thống của dân tộc, đất nước nơi tơi sinh ra.
d. Đoạn văn có quan hệ tổng-hợp-phân.
Sinh ra và lớn lên trên dải đất hình chữ S, được nói thứ ngơn ngữ mà ơng bà,
bố mẹ và những người thân yêu của ta cùng nói – tiếng Việt. Điều nhỏ nhoi ấy làm
tôi càng cảm thấy yêu tiếng Việt hơn. Tiếng Việt được thể hiện phong phú trong
những bài thơ, điệu hò, câu chữ trong cuộc sống người dân Việt Nam. Tiếng Việt
qua những ngôn từ đơn giản, hồn nhiên của em nhỏ cho đến cách nói bóng gió
trong ca dao tục ngữ của các cụ già rất độc đáo và thi vị. Là thế hệ trẻ được tiếp thu
tinh hoa ngôn ngữ từ ông cha truyền lại, bản thân tôi càng cảm thấy yêu ngơn ngữ
tiếng Việt của mình hơn.
e. Đoạn văn có quan hệ móc xích.
Tiếng Việt chất chứa bề dày lịch sử, nét văn hóa, phong tục tập qn, tín
ngưỡng truyền thống của dân tộc. Tiếng Việt chinh là linh hồn của đất nước, nó là
bản sắc, là hồn túy của dân tộc. Tiếng Việt chính là tiếng mẹ đẻ, là thứ tiếng tơi
u nhất trong cuộc đời của mình. Tơi u tiếng Việt bởi sự mộc mạc, bình dị
nhưng khơng bình dân. Vì u nên tơi ln trân trọng, giữ gìn sự trong sáng của
tiếng Việt và không để cho bất kỳ ai đùa cợt, thiếu tôn trọng với tiếng nước tôi.



×