Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

báo cáo thực hành môn máy phụ tàu thủy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.28 MB, 16 trang )



BÁO CÁO THỰC HÀNH MÁY PHỤ TÀU THỦY – N01.TH1

BÁO CÁO THỰC HÀNH MÔN
MÁY PHỤ TÀU THỦY

A. MÁY NÉN.
1. Mục đích thực hành.
Giúp cho sinh viên tiếp cận với thực tế nhiều hơn, hiểu rõ kết cấu
và nguyên lý hoạt động của máy nén.
2. Yêu cầu.
- Sau khi kết thúc buổi thực hành, sinh viên phải nắm chắc được kiến thức
về cấu tạo, nguyên lý hoạt động của máy nén.
-Viết bẩn báo cáo thu hoạch những gì kình tiếp thu được.
3. Nội dung thực hành.
Máy nén khí piston
Máy nén khí Piston(máy nén khi piston) hay còn gọi là máy nén khí
chuyển động tịnh tiến sử dụng piston điều khiển bằng tay quay. Có thể đặt cố
định hoặc di chuyển được, có thể sử dụng riêng biệt hoặc tổ hợp. Chúng có thể
được điều khiển bằng động cơ điện hoặc động cơ Diesel.
Máy nén khí sử dụng piston tịnh tiến loại nhỏ công suất từ 5HP-30HP thường
được sử dụng trong lắp ráp tự động và trong cả những việc không chuyển động
liên tục.
Những máy nén khí loại lớn có thể công suất lên đến 1000HP được sử dụng
trong những ngành lắp ráp công nghiệp lớn, nhưng chúng thường không được sử
dụng nhiều vì có thể thay thế bằng các máy nén khí chuyển động tròn của bánh
răng và trục vít với giá thành rẻ hơn.
Áp suất đầu ra có tầm dao động từ thấp đến rất cao (>5000PSI hoặc 35Mpa).
Giống như máy nén khí trục vít, máy nén khí Piston cũng được chia làm hai loại:
máy nén khí piston có dầu(Oil flood piston air compressor) và máy nén khí piston


không dầu(Oil free piston air compressor).
-Phân loại:
• Theo số xylanh: Một xylanh
Nhiều xylanh
• Theo cách phân bố xylanh:
Kiểu dứng
Kiểu nằm
Kiểu chữ V
• Theo số cấp:
Sinh Viên: Nguyễn Quốc Hoan – MSV: 42342 Trang 1


BÁO CÁO THỰC HÀNH MÁY PHỤ TÀU THỦY – N01.TH1

Một cấp
Nhiều cấp
• Phương thức tác động piston:
Nén một phía
Nén hai phía
• Theo cách làm mát máy nén:
Làm mát bằng không khí
Làm mát bằng nuớc
• Kiểu kín và hở
• Hút thẳng và không thẳng.
-Công dụng.
Dùng để nén khí tạo ra khí có áp lực cao sau đó đưa vào chai
gió để phục vụ các mục đích khác nhau trên tàu như khởi động máy
chính, thổi rửa van thông biển, vệ sinh các tiết máy.
Cấu tạo máy nén.
Sinh Viên: Nguyễn Quốc Hoan – MSV: 42342 Trang 2



BÁO CÁO THỰC HÀNH MÁY PHỤ TÀU THỦY – N01.TH1

Sinh Viên: Nguyễn Quốc Hoan – MSV: 42342 Trang 3
DCT DCD
P0
P1
P2
P
V
2'
3'
4'3=1'
2
1
4


BÁO CÁO THỰC HÀNH MÁY PHỤ TÀU THỦY – N01.TH1

Máy nén 2 cấp tác dụng 2 phía
- Nguyên lý hoạt động:
• Xét piston đi từ điểm chết dưới (ĐCD) lên điểm chết trên (ĐCT), thể tích
công tác (V
h
) giảm, không khí trong xylanh bị nén, áp suất trong xylanh
tăng lên đến độ chênh áp suất giữa xylanh và bên ngoài đủ lớn để
thawngd lực cản lò xon van đẩy thì van đẩy mở ra, thực hiện cấp khí vào
đường ống để vào cấp nén thứ 2.

• Khi piston dịch chuyển từ ĐCT đến ĐCD, thì lượng không khí ở cấp nén
thứ hai bị nén thêm một lần lữa cho đến khi áp suất không khí thắng
được lực căng của lò xo trên van đường ống đẩy thì van đẩy mở ra cấp
khí vào chai gió, đồng thời trong hành trình này lượng không khí có áp
suất p
2
trong không gian chết (do có khe hở giữa đỉnh piston và nắp
xylanh) giẫn nở, áp suất trong xylanh giảm, đến khi độ chênh áp suất giãu
bên ngoài van hút và nắp xylanh đủ lớn để thắng lực cản của lò xo van
hút thì van hút mở ra, thực hiện hút khí từ bên ngoài vào xylanh. Quá
trình kết thúc khi piston đến điểm chết dưới kết thúc chu trình làm việc
của máy nén. Ở chu trình tiếp theo, piston dịch chuyển từ ĐCD lên ĐCT,
quá trình lặp lại.
B. MÁY LỌC LY TÂM.
1. Mục đích thực hành.
Giúp cho sinh viên tiếp cận với thực tế nhều hơn, hiểu rõ kết cấu và
nguyên lý hoạt động của máy lọc dầu.
2. Yêu cầu.
- Sau khi kết thúc buổi thực hành, sinh viên phải nắm chắc được kiến thức
về cấu tạo, nguyên lý hoạt động của máy lọc dầu.
- Viết bẩn báo cáo thu hoạch những gì kình tiếp thu được.
3. Nội dung thực hành.
- Cấu tạo máy phân ly ly tâm kiểu nón.
Sinh Viên: Nguyễn Quốc Hoan – MSV: 42342 Trang 4


BÁO CÁO THỰC HÀNH MÁY PHỤ TÀU THỦY – N01.TH1

Nguyên lý máy phân ly dầu.
Sinh Viên: Nguyễn Quốc Hoan – MSV: 42342 Trang 5



BÁO CÁO THỰC HÀNH MÁY PHỤ TÀU THỦY – N01.TH1

Cấu tạo máy phân ly dầu 3 pha (đường vào là dầu bẩn, đường ra dầu sạch và nước)
Sinh Viên: Nguyễn Quốc Hoan – MSV: 42342 Trang 6


BÁO CÁO THỰC HÀNH MÁY PHỤ TÀU THỦY – N01.TH1

Cấu tạo máy phân ly dầu.
Cấu tạo đĩa trong máy phân ly.
Sinh Viên: Nguyễn Quốc Hoan – MSV: 42342 Trang 7


BÁO CÁO THỰC HÀNH MÁY PHỤ TÀU THỦY – N01.TH1

Máy phân ly.
Sinh Viên: Nguyễn Quốc Hoan – MSV: 42342 Trang 8


BÁO CÁO THỰC HÀNH MÁY PHỤ TÀU THỦY – N01.TH1

Máy phân ly.
• Kết cấu của nón phân ly: Nón phân ly thường được đột dập từ những tấm thép
không gỉ, có độ dày khoảng 0,5 ÷ 1 mm. Góc ở đỉnh nón thường: 2.α = 800. Trên
các tấm nón có các lỗ tròn nhỏ, đường kính thường 10 mm. Mỗi chồng nón
thường từ 30 ÷ 100 tấm xếp chồng lên nhau, khoảng cách giữa các tấm là 0,6 ÷
0,8 mm.
• Nguyên lý chung của máy phân ly hình nón bên trên chủ yếu dựa vào tỷ trọng

của các chất có lẫn trong dầu. Lực ly tâm tỷ lệ thuận với tỷ trọng của các chất
lỏng và các hạt rắn, dầu bẩn được đưa vào bên trong máy phân ly qua đường ống
dọc trục, dầu được phân ly tại khe hở giữa 2 tấm nón, các hạt rắn có tỷ trọng lớn
nhất sẽ bị văng ra bám trên thành trong của vỏ, nước cỏ tỷ trọng bé hơn nên ở
tầng giữa, dầu có tỷ trọng bé nhất sẽ ở vòng trong cùng.
Sinh Viên: Nguyễn Quốc Hoan – MSV: 42342 Trang 9


BÁO CÁO THỰC HÀNH MÁY PHỤ TÀU THỦY – N01.TH1

• Trong trường hợp chỉ phân ly 2 pha (lọc dầu nhờn) thì thường không có đường
nước ra.
• Với máy lọc ly tâm xả cặn định kỳ tự động theo hay không theo chương trình thì
quá trình xả cặn nhờ nước áp lực và van điều khiển. Nước cấp đi vào (hình 91,
hình 96) làm cơ cấu phía dưới vỏ máy giãn ra, thắng được lực lò xo, mở khe hở
cho chất bẩn đi ra ngoài.
Hệ thống tự xả cặn
• Xả cặn định kỳ: nghĩa là sau một thời gian hoạt động nhất định của máy, ta tiến
hành xả cặn ra ngoài.
Có 3 dạng xả cặn:
- Xả cặn định kỳ bằng tay: tức là dừng máy, tháo máy ra vệ sinh, lấy cặn
bẩn ra.
- Xả cặn định kỳ tự động không theo chương trình: nghĩa là trực tiếp điều
khiển quá trình tự động.
• Xả cặn định kỳ tự động theo chương trình
• Quỹ đạo chuyển động của hạt bẩn như sau:
- Chuyển động dọc đường sinh của hình nón do dòng chảy của chất lỏng
đi vào tâm.
- Chuyển động ly tâm do tác động của lực ly tâm.
Sinh Viên: Nguyễn Quốc Hoan – MSV: 42342 Trang 10



BÁO CÁO THỰC HÀNH MÁY PHỤ TÀU THỦY – N01.TH1

Hệ thống lọc liên tục
• Xả cặn liên tục: là việc xả cặn được tiến hành liên tục song song với quá trình
phân ly.
Các bước tiến hành:
• Đóng van cấp dàu vào máy lọc.
• Sử dụng khí nén hoặc nước áp lực cao, khí này thắng được áp lực lò xo
đẩy trống lọc phía dưới đi xuống van xả cặn mở ra đẩy cặn bẩn ra ngoài.
Kết thúc ta đóng van khí nén áp lực cao lại, nửa trống còn lại bung lên do
sức căng của lò xo chặn cửa xả.
Đầu tiên ta phải cấp nước ở đường máy lọc vào để tạo mặt
trugngian cho đến khi thấy nước ra ở đường nước ra số 2 thì đóng van
lại đồng thời mở van cấp dầu lọc vào để tiến hành lọc, tùy theo lưu lượng
cần lọc mà điều chỉnh van cấp dầu vào máy lọc cho phù hợp. Ta có thể
điều chỉnh sản lượng của máy lọc bằng cách điều chỉnh đĩa trọng lực,
trong quá trình lọc nhờ lực ly tâm của trống lọc và tỉ trọng các chất trong
Sinh Viên: Nguyễn Quốc Hoan – MSV: 42342 Trang 11


BÁO CÁO THỰC HÀNH MÁY PHỤ TÀU THỦY – N01.TH1

dầu, cặn bẩn được văng ra ngoài nước làm mặt trung hòa ở giữa, dầu
nhẹ nhất nằm ở trong cùng và đi vào két sử dụng theo đường dầu ra.
Trong quá trình lọc từ 2 đến 4 giờ tiến hành xả cặn 1 lần. Đóng van cấp
dầu đóng van cấp nước năng chống, mở van khí nén hoặc nước áp lực
cao. Do khí nén hoặc nước áp lực cao thắng được sức căng lò xo làm
cho van mở ra, nước nâng chống trong đường được xả ra ngoài, nửa

trống phía dưới được hạ xuống, lập tức của xả cặn số 4 được mở rộng ra
cặn bẩn được văng ra ngoài theo cửa xả cặn. Kết thúc đóng van cấp khí,
nước áp lực cao, van xả cặn đóng lại do sức căng lò xo.

C. HỆ THỐNG LÁI.
1. Mục đích thực hành.
Giúp cho sinh viên tiếp cận với thực tế nhều hơn, hiểu rõ kết cấu và
nguyên lý hoạt động của máy lọc dầu.
2. Yêu cầu.
- Sau khi kết thúc buổi thực hành, sinh viên phải nắm chắc được kiến thức
về cấu tạo, nguyên lý hoạt động của máy lọc dầu.
- Viết bẩn báo cáo thu hoạch những gì kình tiếp thu được.
3. Nội dung thực hành.
Hệ thống lái là cơ cấu các chi tiết liên kết động nhau có nhiệm vụ truyền lực,
mô men cho bánh lái (từ máy lái cho trục lái).
Vị trí có thể đặt ở buồng máy hoặc đuôi tàu, hiện nay hay đặt ở chỗ đuôi tàu
để giảm diện tích và rút ngắn khoảng cách từ máy lái đến trục lái nên giảm tổn
thất ma sát và tăng tính tin cậy hệ thống.
Dựa theo kết cấu và nguyên lý làm việc bộ truyền động lái chia ra:
• Bộ truyền động kiểu dây cáp hoặc xích (hay dùng)
• Bộ truyền động kiểu trục cac đăng (đối hướng < 90độ)
• Bộ truyền động kiểu trục vít
• Bộ truyền động kiểu cung răng bánh lái (hay dùng)
• Bộ truyền động thuỷ lực (rất hay dùng).
Máy lái thủy lực.
a. Cấu tạo máy lái thuỷ lực.
Gồm 3 bộ phận chính.
• Bơm thuỷ lực.
- Bơm có lưu lượng không đổi.
- Bơm có lưu lượng thay đổi.

Sinh Viên: Nguyễn Quốc Hoan – MSV: 42342 Trang 12


BÁO CÁO THỰC HÀNH MÁY PHỤ TÀU THỦY – N01.TH1

• Hệ truyền động thuỷ lực.
- Xilanh thuỷ lực.
- Động cơ thuỷ lực.
• Hệ điều khiển máy lái.
- Hệ điều khiển đơn giản.
- Hệ điều khiển tuỳ động.
- Hệ điều khiển tự động.
b. Hệ truyền động thủy lực.
3
2
5
1
4
• Hệ xilanh thủy lực cố định.
Hệ xi lanh thuỷ lực cố định (2 Xylanh kiểu ngẫu lực- 2 RAM )
1. Xilanh thuỷ lực 4. Ống dẫn dầu
2. Cần lái 5. Hộp van phân phối
3. Trục lái
Nguyên lý:
Khi cần bẻ lái sang phải thì dầu từ két chứa được bơm qua van phân phối 5
theo đường dẫn dầu vào xilanh bên trái đẩy piston trong xilanh bên trái di
chuyển làm cho cần lái 2 quay sang phải dẫn đến trục lái 3 quay, đồng thời dầu
từ xilanh bên phải được hồi về két.
Khi muốn bẻ lái sang trái thì bơm dầu vào bên xilanh bên phải các quá
trình thực hiện giống với trên nhưng theo chiều ngược lại.

Sinh Viên: Nguyễn Quốc Hoan – MSV: 42342 Trang 13


BÁO CÁO THỰC HÀNH MÁY PHỤ TÀU THỦY – N01.TH1

• Hệ xilanh thủy lực lắc được.
5
4
1
3
2
6

Hệ xi lanh thuỷ lực lắc được.
1. Bệ máy lái 4. Cần lái
2. Hộp van phân phối 5. Trục lái
3. Xilanh 2 chiều 6. Cảm biến góc lái
Nguyên lý:
Khi có tín hiệu bẻ lái sang phải, dầu từ két chứa được bơm qua van phân
phối 2 vào khoang bên sau của xilanh bên trái và khoang trước của xilanh bên
phải đồng thời dầu từ khoang trước của xilanh bên trái và khoang sau của xilanh
bên phải được hồi về két thông qua van phân phối 2. Lúc này piston của xilanh
bên trái di chuyển từ trái sang sau ra trước thông qua cần nối với cần lái 4 đẩy
cần lái 4 quay sang phải và đồng thời piston của xilanh bên phải thì di chuyển từ
trước ra sau kéo cần lái 4 về bên phải, làm cho trục lái 5 quay. Khi cần bẻ lái
theo chiều ngược lại thì thực hiên quá trình trên với bên ngược lại.
Sinh Viên: Nguyễn Quốc Hoan – MSV: 42342 Trang 14


BÁO CÁO THỰC HÀNH MÁY PHỤ TÀU THỦY – N01.TH1


Sinh Viên: Nguyễn Quốc Hoan – MSV: 42342 Trang 15


BÁO CÁO THỰC HÀNH MÁY PHỤ TÀU THỦY – N01.TH1

Sinh Viên: Nguyễn Quốc Hoan – MSV: 42342 Trang 16

×