Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

hoạt động bảo hiểm vi mô tại việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.2 KB, 19 trang )

tìm hiểu về hoạt động bảo hiểm vi mô ở Việt Nam hiện nay
Lời mở đầu
Tài chính vi mô là một lĩnh vực kinh tế xuất hiện khá lâu trên thế giới nhưng
nó vẫn chưa thực sự trở nên quen thuộc với nhiều người: tài chính vi mô là gì? ai là
khách hàng của tài chính vi mô? tài chính vi mô có thể hoạt động có lợi nhuận
được không? mặc dù hiện nay lĩnh vực tài chính vi mô ở Việt Nam vẫn đang trong
giai đoạn phát triển. Những tổ chức tài chính vi mô ở Việt Nam vẫn đang ngày
càng tìm tòi những hướng đi tốt hơn để tiếp cận những cộng đồng nghèo và yếu
thế. Rất nhiều tổ chức tài chính vi mô ở Việt Nam đã được hình thành từ những
quỹ phát triển cộng đồng có mục đích xã hội, chính vì lẽ nó các hoạt động của nó
cũng rất đa dạng, phong phú và cũng có nhiều vấn đề xung quanh xảy ra…
Với việc lựa chọn đề tài “ tìm hiểu về hoạt động bảo hiểm vi mô ở Việt
Nam hiện nay” mục đích sẽ làm rõ thực trạng hoạt động vi mô ở Việt Nam hiện
nay, giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về hoạt động vi mô và có những giải pháp cho
những khó khăn và thách thức trong lĩnh vực tài chính vi mô. Bài thảo luận gồm
những phần sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về bảo hiểm vi mô.
1. Khái niệm về bảo hiểm vi mô.
2. Các sản phẩm dịch vụ của bảo hiểm vi mô
3. Khó khăn trong triển khai bảo hiểm vi mô.
4. Các mô hình tài chính vi mô hiện nay
Chương 2: Thực trạng họa động BHVM ở VN hiện nay.
1. Giới thiệu khái quát lịch sử ra đời và hoạt động BHVM ở Việt Nam
hiện nay.
2. Các sản phẩm dịch vụ BHVM ở VN đang áp dụng.
3. Thực trạng triển khai BHVM ở nước ta hiện nay.
• Nhận xét về hoạt động BHVM về các mặt:
 Thành công.
 Hạn chế.
 Nguyên nhân .
Chương 3: Giải pháp


Cơ sở lý thuyết
Chương I. Lý thuyết
1, Khái niệm về bảo hiểm vi mô.
Các sản phẩm bảo hiểm dành cho người có thu nhập thấp thường được gọi dưới cái
tên “ Bảo hiểm vi mô”.
 Sản phẩm bảo hiểm phải đạt được 4 điều kiện:
(i)Sản phẩm phải phục vụ các nhóm người, các ngành kinh doanh và các khu vực
yếu thế, dễ bị tổn thương;
(ii)Chi phí thấp;
(iii)Thủ tục chi trả bảo hiểm thuận tiện và đơn giản;
(iv)Lãi suất từ sản phẩm tương đối thấp, xấp xỉ với chi phí đã bỏ ra.
2, Các sản phẩm dịch vụ của bảo hiểm vi mô
Bảo hiểm vi mô là các sản phẩm phân bổ và giảm thiểu rủi ro liên quan đến chi
phí, điều khoản, mức hỗ trợ và kênh phân phối được thiết kế một cách phù hợp cho
thị trường có thu nhập thấp và thường bảo hiểm cho rất nhiều lĩnh vực, từ nhân thọ
và chăm sóc sức khoẻ tới thời tiết, tài sản, mùa màng, gia súc và thiên tai. Đối
tượng chủ yếu là nông dân và khu vực nông thôn, những người có thu nhập thấp.
- Bảo hiểm nhân thọ
- Bảo hiểm tài sản
- Bảo hiểm y tế
3. Khó khăn trong triển khai bảo hiểm vi mô.
Việc đẩy mạnh sản phẩm bảo hiểm vi mô hướng đến người nghèo đã và đang
nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của Chính phủ và các cơ quan chức năng, vì việc
này hỗ trợ đáng kể cuộc sống người nghèo.Mặc dù nhu cầu về sản phẩm này đối
với người dân Việt Nam là khá lớn, nhưng để triển khai và nhân rộng mô hình này
lại không hề dễ dàng. Hiện nay còn một số những khó khăn chủ yếu sau đây:
 Trước hết là việc xây dựng mô hình thu phí bảo hiểm sao cho hiệu quả, đơn giản
để duy trì và phát triển loại hình bảo hiểm này là một trở ngại lớn, bởi phải tính
toán chi phí hợp lý cho người đi thu phí, cũng như trở ngại trong việc thu phí từ
những người có thu nhập mang tính thời vụ. Đây là mâu thuẫn chủ yếu mà các

DNBH vấp phải khi triển khai sản phẩm này. Ngoài ra còn chưa kể tới việc triển
khai sản phẩm này cũng sẽ làm thay đổi phần nào đó chiến lược kinh doanh của
các DNBH, gây ra những xáo trộn trong hoạt động KD.
 Phát triển bảo hiểm vi mô không hề dễ dàng, vì đa số doanh nghiệp đang kinh
doanh bảo hiểm tại Việt Nam chưa muốn cung cấp các sản phẩm bảo hiểm vi mô.
Bởi lẽ, không chỉ phải thay đổi một phần chiến lược kinh doanh, mà các doanh
nghiệp bảo hiểm còn phải thay đổi sản phẩm theo hướng đơn giản và cắt giảm chi
phí cho phù hợp với đối tượng khách hàng là người có thu nhập thấp. Trong khi
đó, thị trường bảo hiểm dành cho những đối tượng thượng lưu và trung lưu dễ
thâm nhập và còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác hết.
Là một trong những doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đầu tiên được chọn thí
điểm triển khai mô hình bảo hiểm vi mô, sau một thời gian triển khai sản phẩm này
cho người nghèo tại hai tỉnh Hải Phòng và Tiền Giang, đầu năm 2010, Manulife
Việt Nam đã mở rộng triển khai sang các tỉnh Bắc Giang, Bến Tre, Nam Định và
Đồng Tháp, với kết quả triển khai ban đầu tương đối khả quan.
Được biết, doanh thu phí bảo hiểm thường niên của hợp đồng khai thác mới
trong 6 tháng đầu năm 2010 của Manulife Việt Nam đạt hơn 195 tỷ đồng, tăng
46% so với cùng kỳ năm 2009. Tổng doanh thu phí bảo hiểm và ký quỹ đạt 666,4
tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2009. Mức tăng trưởng chủ yếu trong 6
tháng đầu năm 2010 là do mệnh giá hợp đồng tăng, sự tăng trưởng của đội ngũ đại
lý và đóng góp từ các kênh phân phối khác, đặc biệt bảo hiểm vi mô đóng góp 8%
trong kinh doanh.
Giữa tháng 5/2010, CTCP Bảo hiểm Bưu điện (PTI) đã phối hợp với Tổ
chức Cứu trợ trẻ em tại Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ phụ nữ nghèo Thanh Hóa tổ chức
hội thảo giới thiệu sản phẩm bảo hiểm dành cho người có thu nhập thấp tại Thanh
Hóa. Hai sản phẩm bảo hiểm dành cho người nghèo mang tên Bảo hiểm sức khỏe
toàn diện và Bảo hiểm đảm bảo khoản vay đã chính thức được ra mắt.
 Tuy nhiên, thực tế triển khai thí điểm vừa qua cũng đã nảy sinh một vài vấn đề. Do
bảo hiểm vi mô cung cấp cho người nghèo nên phí bảo hiểm rất thấp. Vì vậy, tìm
ra một kênh phân phối thực sự hiệu quả để bán sản phẩm bảo hiểm vi mô tới tận

tay người dân nông thôn đang là bài toán khó cho các công ty bảo hiểm muốn phát
triển sản phẩm này. Việc các doanh nghiệp bảo hiểm bán sản phẩm bảo hiểm vi
mô không thông qua đại lý, mà chỉ thông qua các hội, đoàn thể nên công tác thu
phí hàng tháng cũng là một vấn đề nan giải. Bởi lẽ, địa bàn nông thôn không
giống như thành phố, người dân sống ở các địa hình khác nhau nên việc tiếp cận
được họ để giới thiệu sản phẩm và ký hợp đồng đã khó, mà thu tiền phí lại càng
khó khăn hơn. Trong khi đó, cùng với tiếp thị, việc cung cấp sản phẩm là một
trong những hoạt động chiếm nhiều chi phí nhất khi tiến hành sản phẩm mới.
Thậm chí, một nhà cung cấp bảo hiểm vi mô có thể tiêu tốn tới 90% tổng số phí
thu được cho việc cung cấp sản phẩm và thu phí trong năm đầu tiên.
Theo ông Philip Hampden-Smith, Phó tổng giám đốc điều hành khu vực
Đông Nam Á của Tập đoàn Manulife, tại thời điểm này, việc phát triển sản phẩm
bảo hiểm vi mô chưa phải là hoạt động kinh tế, mà là hoạt động xã hội. Những gì
Manulife Việt Nam làm chính là nâng cao sự hiểu biết trong cộng đồng nông thôn
về nhu cầu được bảo hiểm.
Tại hội nghị về bảo hiểm vi mô được tổ chức mới đây tại TP. HCM, đại diện
Hội liên hiệp Các hãng bảo hiểm Việt Nam cho rằng, mặc dù nhu cầu về sản phẩm
này đối với người dân Việt Nam là khá lớn, nhưng để triển khai nhân rộng mô hình
này không hề dễ dàng. Có hai vấn đề đặt ra: đầu tiên là tổ chức quản lý công tác
chi trả bảo hiểm và phục vụ khách hàng đối với đối tượng thuộc tầng lớp có thu
nhập thấp trong xã hội; thứ hai là xem xét những đòi hỏi phải cải tiến công tác phát
triển sản phẩm sao cho phù hợp với nhu cầu của các tầng lớp dân cư nói trên.
Theo đại diện Hội liên hiệp Các hãng bảo hiểm Việt Nam, các nhà hoạch
định chính sách cần tạo ra những chính sách điều tiết cho lĩnh vực bảo hiểm đặc
biệt này, xóa bỏ những trở ngại, khuyến khích các cá nhân và tổ chức tham gia thị
trường thông qua việc miễn thuế và khuyến khích đối với các đại lý, cộng đồng, tổ
chức và các công ty bảo hiểm. Đồng thời, thực hiện các chương trình giáo dục thị
trường một cách hiệu quả thông qua các kênh quảng cáo truyền thông miễn phí
hoặc được trợ giá.
 Bên cạnh đó việc lựa chọn kênh phân phối sản phẩm một cách tối ưu, do bảo hiểm

vi mô cung cấp cho người có thu nhập thấp nên phí bảo hiểm thấp. Vì vậy, tìm ra
một kênh phân phối thực sự hiệu quả để bán sản phẩm bảo hiểm vi mô tới tận tay
người dân nông thôn đang là bài toán khó cho các DNBH. Hiện nay việc các
DNBH bán sản phẩm bảo hiểm vi mô không thông qua đại lý, mà chỉ thông qua
các hội, đoàn thể nên công tác thu phí hàng tháng cũng là một vấn đề nan giải. Bởi
lẽ, địa bàn nông thôn không giống như thành phố, người dân sống ở các địa hình
khác nhau nên việc tiếp cận được họ để giới thiệu sản phẩm và ký hợp đồng đã
khó, mà thu tiền phí lại càng khó khăn hơn. Việc cung cấp sản phẩm là một trong
những hoạt động chiếm nhiều chi phí nhất khi triển khai sản phẩm mới. Thậm chí,
một nhà cung cấp bảo hiểm vi mô có thể tiêu tốn tới 90% tổng số phí thu được cho
việc cung cấp sản phẩm và thu phí trong năm đầu tiên.
- Với kiến thức về bảo hiểm còn hạn chế, khá nhiều khách hàng là những
người có thu nhập thấp cảm thấy không “thoải mái” khi tiếp xúc với loại sản phẩm
bảo hiểm mới lạ này.
4. Các mô hình cung cấp dịch vụ bảo hiểm vi mô:
Cách tốt nhất để tránh các rủi ro và thách thức của việc cung cấp bảo hiểm la
cộng tác với một công ty bảo hiểm truyền thống. có nhiều mô hình cung cấp dịch
vụ bảo hiểm tại Việt Nam như: mô hình dịch vụ hoàn chỉnh, mô hình dựa vào
cộng đồng và mô hình đối tác đại lý Mỗi mô hình cung cấp dịch vụ bảo hiểm đều
có những ưu nhược điểm riêng, vì thế chúng ta cần biết cách áp dụng sao cho phù
hợp để đặt được hiệu quả cao nhất.
4.1. Mô hình dịch vụ hoàn chỉnh.
• Khái niệm:
Mô hình dịch vụ hoàn chỉnh là việc nhà bảo hiểm cung cấp dịch vụ hoàn
chỉnh, họ sẽ điều hành tất cả các lĩnh vực của việc cung cấp bảo hiểm, bao gồm:
thiết kế sản phẩm, định giá, tiếp thị, kiểm tra, lập hợp đồng, thu phí bảo hiểm, dự
trữ, trả tiền bồi thường… Mô hình này thường được điều tiết bởi chính phủ và đòi
hỏi phải có một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp với trình độ chuyên môn nhất
định, lượng tiền mặt dự trữ lớn, hệ thống quản lý tiên tiến để theo dõi việc đóng
phí bảo hiểm, chi trả bồi thường, chi phí cho việc cung cấp dịch vụ. Các tổ chức

được khuyến cáo không nên đi theo mô hình này ngoại trừ việc cung cấp các loại
hình bảo hiểm nhân mạng-tín dụng. Ngay cả với sản phẩm nhân mạng- tín dụng,
cần để các nhà bảo hiểm chuyên nghiệp giúp đỡ trong việc tính giá phí bảo hiểm
thong qua một nghiên cứu định giá.
Ưu điểm:
- Mô hình được điều tiết bởi chính phủ.
- Bảo hiểm cung cấp dịch vụ hoàn chỉnh và đầy đủ trên nhiều lĩnh vực.
Nhược điểm:
- Phải có nguồn vốn lớn.
- Đòi hỏi phải có một đội ngũ nhân viên tốt, có kế hoạch đào tạo và tuyển
dụng tốt.
- Có hệ thống quản lý tốt.
4.2.Mô hình dựa vào cộng đồng.
Một cách tiếp cận khác với mô hình dịch vụ hòa chỉnh là một tổ chức tương
trợ do những người tình nguyện trong cộng đồng điều hành. Các thành viên, cũng
đồng thời là người chủ, sẽ xác định các dịch vụ bảo hiểm, định phí, các hoạt động
hằng ngày.
Ưu điểm:
- Phục vụ tốt lợi ích của khách hàng.
- Cách tiếp cận này, được sử dụng nhiều nhất để cung cấp dịch vụ bảy tế,
cũng có khả năng thâm sâu hơn bằng cách cung cấp dịch vụ cho những phân
đoạn nghèo hơn trong cộng đồng.
Nhược điểm:
- Đòi hỏi kĩ năng, kiến thức công đồng.
- Đòi hỏi sự nhiệt tình của tình nguyện viên.
- Dễ bị phá sản do tiền dự trữ hạn chế và khả năng dễ bị tổn thương bởi các
rủi ro kết hợp.
Các ngân hàng làng xã(NHLX) dễ chọn mô hình này vì nó rất phù hợp với các
đặc trưng của NHLX truyền thông.bao gồm sự điều hành và tham gia của cộng
đồng, khả năng phục vụ củ các thành viên nghèo hơn trong cộng đồng và việc

giám sát lẫn nhau giữa các thành viên làm giảm thiểu sự gian lận và sự lụa chọn
ngược. Dĩ nhiên các nhược điểm của chúng cũng bộc lộ rõ trong mô hình dựa vào
công đồng như:
 Chi phí và thời gian đào tạo.
 Thiếu an toàn.
 Dựu trữ hạn chế, làm cho các NHLX dễ gặp khó khăn khi giải quyết nhiều hơn đòi
bồi thường cùng một lúc.
 Đối mặt với vấn đề gian lận và các rủi ro đạo đức.
4.3. Mô hình đối tác- đại lý:
Trong mô hình này, NHLX cung cấp dịch vụ bảo hiểm bằng cách cộng tác với
một công ty bảo hiểm truyền thống. Thỏa thuận này cũng giống như sự thỏa thuận
giữa các công ty bảo hiểm với các đại lý từ nhiều năm nay, trong đó đại lý bán và
làm các dịch vụ liên quan đến sản phẩm để nhân tiền hoa hồng. Một số đại lý thậm
chí còn cung cấp các loại sản phẩm của nhiều công ty bảo hiểm khác nhau. Công
ty bảo hiểm làm nhiệm vụ phân tích tình hình rủi ro, thiết kế, định giá sản phẩm,
thực hiện các chức năng quản lý hành chính và chịu trách nhiệm với tất cả các rủi
ro bảo hiểm.
Ưu điểm:
- Phục vụ tốt lợi ích khách hàng.
- Có thể tập trung vào hoạt động kinh doanh chủ yếu là tiết kiệm và cho vay.
- Tiếp cận được với một thị trường mà trước đó chưa được khai thác qua một
số cơ sở hạ tầng có và đã được khách hàng tin cậy.
- Phương pháp làm việc của các NHLX làm cho họ dễ dàng đảm nhận vai trò
đại lý bảo hiểm.
Bảo hiểm vi mô có nguồn gốc từ tài chính vi mô và được triển khai từ lâu. Hiện
nay mô hình này ngày càng trở nên phổ biến ở các nước nghèo và các nước đang
phát triển. Nó đã và đang đóng góp đáng kể cho công cuộc xoá đói giảm nghèo
thông qua việc cung cấp sự bảo vệ cho người nghèo không thể tham gia bảo hiểm
thông thường hoặc hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của Nhà nước. Ở nước ta
hiện nay việc đẩy mạnh sản phẩm bảo hiểm vi mô hướng đến với người có thu

nhập thấp cũng nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của Chính phủ, vì nó hỗ trợ đáng kể
cuộc sống người nghèo - một trong những mục tiêu quan trọng của chính phủ.
MÔ HÌNH THỬ NGHIỆM
• Dành một phần hoạt động bảo hiểm cho người có thu nhập thấp thay cho các
hoạt động từ thiện. Nếu được khuyến khích và ghi nhận, sẽ có nhiều DNBH
ủng hộ cách làm này. Đây cũng là cách DNBH “nuôi” nguồn khách hàng
tiềm năng.
• DNBH đứng ra thực hiện bảo hiểm và NN hỗ trợ một phần phí bảo hiểm cho
người có thu nhập thấp. Chủ trương hỗ trợ 50% phí bảo hiểm nông nghiệp
khi khách hàng vay vốn của các tổ chức tín dungh như đề xuấ trình Chính
phủ là một chủ trương đúng đắn và cần được thúc đẩy thực hiện sớm.
• Các DNBH có thể hỗ trợ về nghiệp vụ, công nghệ quản lý, phát triển sản
phẩm cho các tổ chức bảo hiểm tương hỗ thực hiện bảo hiểm cho người thu
nhập thấp.
• DNBH cũng có thể triển khai có lãi ngoài bảo hiểm cho người có thy nhập
thấp thông qua việc xác định sản phẩm, kênh phân phối, thu phí, thủ tục và
công nghệ quản lý một cách phù hợp.
Chương 2: Thực trạng
1. Giới thiệu khái quát lịch sử ra đời và hoạt động BHVM ở Việt Nam hiện
nay.
Ở nước ta, bảo hiểm vi mô đã bắt đầu triển khai độc lập với các chương
trình tài chính vi mô từ cuối thập niên 90. Năm 1998, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam
thông qua Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và Hội Nông dân Việt Nam đã tiến hành
thử nghiệm bán bảo hiểm cho nông dân tại Nghệ An. Tuy nhiên, dự án này đã
không mấy thành công do mức phí quá cao (100.000 đồng/tháng). Sau đó, mô hình
này tiếp tục được triển khai ở Huế nhưng với mức phí thấp hơn nhiều (77.000
đồng/năm) và đã có kết quả tốt hơn. Về phía các DN, năm 2004, Bảo Việt đã thử
nghiệm triển khai thông qua quan hệ đối tác với Quỹ hỗ trợ Ninh Phước để phân
phối sản phẩm bảo hiểm nhân thọ tín dụng cho thành viên vay vốn có thu nhập
thấp, với phí bảo hiểm là 0,9% số tiền vay/năm. Mô hình này được đánh giá là

tương đối thành công. Năm 2005, Prevoir sử dụng mạng lưới tiết kiệm bưu điện để
bán bảo hiểm tử kỳ do tai nạn cho đối tượng có thu nhập thấp (phí bảo hiểm là
26.000 đồng/năm). Đây chỉ là 2 trong số nhiều những dự án triển khai cho đối
tượng có thu nhập thấp.
Rất nhiều chuyên gia trong ngành đều tin rằng đây là thời điểm lý tưởng để
bảo hiểm vi mô hoạt động xen kẽ với ngành tài chính vi mô, vốn đã có quy củ và
đóng vai trò to lớn hơn trong công cuộc xoá đói giảm nghèo
1. Các sản phẩm, dịch vụ bảo hiểm vi mô ở Việt Nam hiện nay
• Bảo hiểm nhân thọ
- Với khối bảo hiểm nhân thọ, Prudential có nhiều thuận lợi khi triển khai sản phẩm
Phú- An Tâm, bởi công ty có hệ thống văn phòng rộng lớn, có thể tiếp cận khách
hàng tại địa phương dễ dàng hơn, đặc biệt là những khách hàng có thu nhập thấp
sinh sống ở những địa bàn giao thông ít thuận lợi. Tuy nhiên, đại diện doanh
nghiệp này cũng nhận định, với sản phẩm này, phải phát triển từ từ, không thể
nóng vội. Việc triển khai sản phẩm đòi hỏi phải xây dựng quy trình tốt, sau đó mới
mở rộng. Hiện công ty đang triển khai ở một số tỉnh miền Trung và sẽ mở rộng dần
ra một số tính miền Nam, đồng thời phối hợp với các đơn vị địa phương thuộc Hội
liên hiệp phụ nữ Việt Nam để thông tin về lợi ích của sản phẩm này tới đông đảo
người dân.
- Dai-ichi Life Việt Nam đã cho ra mắt An Nghiệp Chu Toàn – được thiết kế với
nhiều quyền lợi bảo vệ toàn diện nhằm đáp ứng nhu cầu bảo vệ tài chính của đối
tượng có thu nhập thấp. Nhưng sau khi đưa sản phẩm này ra thị trường, Dai-ichi
Life Việt Nam vẫn chưa triển khai chính thức cho các tư vấn bảo hiểm, mà chỉ có
các giám đốc bán hàng thực hiện bán thử nghiệm với số lượng ít.
- Manulife Việt Nam hiện là công ty bảo hiểm nhân thọ duy nhất trên thị trường
phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam nhằm triển khai sản phẩm bảo hiểm
vi mô “Bạn đồng hành” dành cho phụ nữ nghèo tại các vùng nông thôn Việt Nam.
Sản phẩm bảo hiểm vi mô “Bạn đồng hành” được thiết kế phù hợp với phụ nữ
nghèo trên cả nước. chương trình bảo hiểm vi mô của Manulife Việt Nam là cơ hội
để phụ nữ nghèo Việt Nam tham gia bảo hiểm nhân thọ, chủ động lên kế hoạch bảo

vệ và tiết kiệm cho bản thân và gia đình cũng như nhận được các quyền lợi bảo
hiểm thiết thực từ sản phẩm bảo hiểm mà mình tham gia.
• Bảo hiểm tài sản
Theo Cục Quản lý giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính), sau giai đoạn triển
khai thí điểm, đến ngày 30/4/2013, BHNN đã được triển khai ở các tỉnh, thành trên
toàn quốc. Đã có 234.235 hộ dân ký hợp đồng BHNN, trong đó có 80,8% là hộ
nghèo. Tổng giá trị BH cây trồng, vật nuôi, thủy sản là hơn 5.437 tỷ đồng. Tổng
doanh thu phí bảo hiểm gốc hơn 303 tỷ đồng.
-BHNN với cây lúa được triển khai tại Nam Định, Thái Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh,
Bình Thuận, An Giang, Đồng Tháp với tổng diện tích 45.412ha, 189.797 hộ
tham gia. Các hộ gặp rủi ro đã được bồi thường hơn 6,3 tỷ đồng và số sẽ được
bồi thường 2,8 tỷ đồng.
- BHNN với vật nuôi được triển khai tại Hà Nội, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hải Phòng,
Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định, Bình Dương, Đồng Nai với tổng số 623.131 con
trâu, bò, lợn, gia cầm, thu hút 29.163 hộ tham gia. Đã bồi thường hơn 2,3 tỷ đồng
và số sẽ được bồi thường là 258 triệu đồng.
- Với thủy sản đã triển khai tại Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, Cà Mau với
tổng diện tích 5.523ha và 15.275 hộ tham gia. Đã bồi thường hơn 458 tỷ đồng và
sẽ bồi thường hơn 41 tỷ đồng.
- Tại Hà Nội, việc triển khai đã thu được kết quả khả quan. Ông Nguyễn Ngọc Sơn,
thành viên Ban chỉ đạo BHNN Hà Nội cho biết, 2 huyện Chương Mỹ và Ba Vì
được lựa chọn triển khai thí điểm với vật nuôi được bảo hiểm là lợn và bò.
- Thời gian đầu, do phạm vi và đối tượng bảo hiểm hẹp, nên dù tuyên truyền tích
cực người dân cũng không mặn mà. Sau khi mở rộng phạm vi bảo hiểm với 6 loại
bệnh của lợn và 3 loại bệnh của bò, BHNN đã đạt hiệu quả rõ rệt. Hiện đã thực
hiện bảo hiểm cho gần 10.000 con lợn và trên 1.000 con bò.
• Bảo hiểm y tế
Các chương trình tài trợ: 2.000 thẻ bảo hiểm y tế đầu tiên trong chương
trình 18.500 thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo và cận nghèo năm 2014, vừa chính
thức đến tay những người nghèo ở TPHCM.

- Chương trình do Hội bảo trợ bệnh nhân nghèo TPHCM khởi xướng; người
nghèo ở 4 quận thuộc địa bàn TPHCM còn tỷ lệ hộ nghèo cao đã nhận được
tấm thẻ bảo hiểm chăm sóc sức khỏe quý như "bùa hộ mệnh" những lúc ốm
đau.
- Ông Trần Hữu Tâm – Phó Chủ Tịch Thường Trực Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo
TPHCM - chia sẻ: Chương trình Thẻ bảo hiểm cho người nghèo được Hội triển
khai từ 17 năm qua và đã được đông đảo doanh nghiệp trong và ngoài nước đồng
hành nên ngày càng lan tỏa, tiếp cận đến được nhiều đối tượng hơn. Tính đến nay
đã có hàng trăm ngàn người dân nghèo trên địa bàn TPHCM được hưởng thụ
chương trình này. Riêng năm 2014, Hội đã kêu gọi và nhận được sự hưởng ứng
của đông đảo nhà tài trợ. Sẽ có đến 18.500 đối tượng nghèo và cận nghèo lần lượt
sở hữu chiếc thẻ bảo hiểm y tế này trong năm nay.
- Đơn vị tài trợ mới của chương trình này trong năm 2014 là một doanh nghiệp Hàn
Quốc. Còn người đồng hành lâu bền nhất với chương trình này của hội – xuyên
suốt 5 năm qua là chi hội thuộc công ty Kinh Đô. Đây cũng là đơn vị mở đầu cho
đợt tặng 18.500 thẻ năm 2014 của Hội, với 2.000 thẻ, nâng tổng số đối tượng được
hưởng bảo hiểm y tế mà doanh nghiệp này tài trợ trong thời gian qua lên 10.000
người.
- Cũng trong buổi lễ, lãnh đạo các địa phương cho biết: Đối tượng được tặng thẻ đợt
này là các hộ cận nghèo -lao động tự do, lao động thời vụ và người cao tuổi. Các
cụ các bác hiện không còn khả năng lao động, kiếm tiền mà chủ yếu là ở nhà trông
cháu giúp con. Vì thế, chiếc thẻ này rất ý nghĩa, là cứu cánh với nhiều gia đình.
 Dự thảo Luật Bảo hiểm y tế (sửa đổi) dự kiến trình Quốc hội vào Kì họp thứ 7
(tháng 5/2014) quy định, người thuộc hộ nghèo, dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng
kinh tế khó khăn, đối tượng bảo trợ xã hội được Quỹ BHYT thanh toán 100% chi
phí khám chữa bệnh thay vì 95% như hiện nay; đối tượng thuộc hộ gia đình cận
nghèo cũng được thanh toán 95% chi phí khám chữa bệnh.
2. Thực trạng về triển khai bảo hiểm vi mô ở nước ta hiện nay
Việc thực hiện bảo hiểm cho người có thu nhập thấp đã được quan tâm ở Việt
Nam từ khi Việt Nam chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh

tế thị trường. Trong những năm qua mặc dù Đảng và Nhà nước ta đưa ra nhiều
chính sách để giúp đỡ người nghèo như chính sách khám chữa bệnh, chính sách tín
dụng, chính sách hỗ trợ dạy nghề… nhưng chưa có chính sách thực sự cụ thể cho
việc cung cấp bải hiểm vi mô cho người nghèo; chính vì vậy số lượng người dân
có thu nhập thấp tiếp cận được với bảo hiểm này hầu như không đáng kể so với
tổng số người nghèo trên toàn quốc; các sản phẩm bảo hiểm còn chưa đa dạng, phù
hợp với thực tế của người dân. Trên thưc tế có nhiều sản phẩm bảo hiểm cho người
nghèo cũng đã được triển khai nhưng kết quả chưa đủ mạnh, chưa được cộng đồng
biết đến và ủng hộ hưởng ứng mạnh mẽ. Các chủ thể tham gia thực hiện bao gồm
các doanh nghiệp bảo hiểm, các doanh nghiệp phi bảo hiểm, các tổ chức phi lợi
nhuận, các nhà từ thiện.
Năm 1998, loại hình bảo hiểm vi mô( bảo hiểm xã hội ) bắt đầu xuất hiện và
có một số chương trình hữu ích để giúp đỡ người nghèo.
Ngoài loại hình bảo hiểm trực tiếp nêu trên, cũng có bốn doanh nghiệp bảo
hiểm triển khai bảo hiểm cho người nghèo theo luật Kinh doanh Bảo Hiểm như
triển khai bảo hiểm nông nghiệp, bảo hiểm nhân thọ tín dụng cho thành viên vay
vốn có thu nhập thấp. Tới nay, cả nước có 4 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ là
Tổng công ty Bảo Hiểm Bảo Việt, Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Bưu Điện,
Công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng nông nghiệp và Tổng công ty cổ phần Bảo
hiểm Dầu khí triển khai sản phẩm bảo hiểm vi mô cho người nghèo. Cụ thể, năm
2004,công ty Bảo hiểm Bảo Việt đã thử nghiệm triển khai thông qua quan hệ đối
tác đối với quỹ hỗ trợ Ninh Phước để phân phối sản phẩm bảo hiểm nhân thọ tín
dụng cho thành viên vay vốn có thu nhập thấp với mức phí bảo hiểm là 0,9% số
tiền vay/năm, mô hình được đánh giá là khá thành công. Năm 2010, tại Thanh Hóa,
công ty Cổ phần Bưu Điện (PTI) cho ra mắt hai sản phẩm dành cho người nghèo
mang tên bảo hiểm sức khỏe toàn diện và bảo hiểm đảm bảo khoản vay, Việc ra
mắt hai sản phẩm này đánh dấu bước ngoặt lớn trên thị trường dịch vụ bảo hiểm
Việt Nam bởi đây là lần đầu tiên những người có thu nhập thấp được tiếp cận và
cung cấp dịch vụ bảo hiểm, hơn nữa khi tham gia bảo hiểm sức khỏe người có thu
nhập thấp không phải đứng trong tổ chức đơn vị nào mà có thể tự mua theo tư cách

cá nhân, hai sản phẩm này có mức phí thấp hơn 30% so với các sản phẩm cũng loại
trên thị trường, ngoài ra PIT còn có cơ chế khuyến khích tạo điều kiện cho người
nghèo tham gia bảo hiểm sức khỏe với cơ chế đóng phi linh hoạt.
Trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ có 3/14 doanh nghiệp đã và đang triển
khai sản phẩm bảo hiểm dành cho người nghèo là Manuife, Prudential, Dai-ichi.
Cụ thể, Manulife là doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đầu tiên triển khai sản phẩm
bảo hiểm vi mô “Bạn đồng hành” dành cho phụ nữ nghèo tại các vùng nông thôn
Việt Nam, Sản phẩm này được thiết kế phù hợp với phụ nữ nghèo trên cả nước với
mức phí thấp chỉ có 300.000 đồng/ năm (tương đương gần 1.000 đồng/ ngày),
chương trình bảo hiểm vi mô của Manulife là cơ hội để phụ nữ nghèo tại Việt Nam
tham gia bảo hiểm nhân thọ,chủ động lên kế hoạch bảo vệ và tiết kiệm cho bản
thân và gia đình cũng như nhận được các quyền lợi thiết thực từ sản phẩm. Sau 4
năm thực hiện, chương trình đã có hơn 130.000 phụ nữ nghèo tại 15 tỉnh thành trên
cả nước tham gia, gần 1.000 trường hợp đã được chi trả quyền lợi bảo hiểm với
tổng số tiền chi trả lên đến hàng tỷ đồng. Sản phẩm “An Nghiệp Chu Toàn” của
Dai-ichi Life Việt Nam được thiết kế với nhiều quyền lợi bảo vệ toàn diện nhằm
đáp ứng nhu cầu bảo vệ tài chính của đối tượng co thu nhập thấp, những người
luôn phải song trong môi trường có nhiều biến động và đối mặt với nhiều rủi ro.
Đến ngày 16/9/2011, công ty bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam đã giới thiệu
thêm sản phẩm bảo hiểm mới “ Phú An Tâm” nhằm mang lại cơ hội an sinh và an
toàn tài chính trước những rủi ro trong cuộc sống cho một số lượng đông đảo
những người có thu nhập thấp khiêm tốn với mức phí đóng chỉ từ 350.000 đồng/
năm hoặc chưa đến 1.000 đồng tiết kiệm mỗi ngày, Prudential cho phép khách
hàng đóng phí ngắn hạn trong 5 năm nhưng vẫn được sự bảo vệ trong 10 năm, thủ
tục đơn giản phù hợp với trình độ nhận thức của người nghèo.
Ngày 9 tháng 3 năm 2011, Trung tâm Nguồn lực tài chính Cộng đồng
(CFRC) đã phối hợp cùng với tổ chức RIMANSI (Philippines) và Dự án Nâng cấp
Quỹ Tương trợ (MAF) của Hội LHPN Việt Nam đồng tổ chức diễn đàn Bảo hiểm
vi mô Việt Nam lần thứ nhất với chủ đề “Mở rộng hoạt động Bảo hiểm vi mô cho
khu vực dân cư có thu nhập thấp”.

Tới dự diễn đàn này có 69 đại diện từ 25 tổ chức bao gồm các Bộ ngành liên
quan như: Bộ Tài chính, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), Hội liên hiệp phụ nữ
Việt Nam, các tổ chức hoạt động tài chính vi mô trong nước, các tổ chức Phi chính
phủ trong nước và quốc tế, các công ty Bảo hiểm, các trường đại học và các cơ
quan báo chí truyền thông. Diễn đàn được khai mạc bởi bà Nguyễn Thị Kim Thúy
– Phó Chủ tịch hội LHPNVN.
Trên quan điểm của cơ quan điều hành, ông Nguyễn Văn Thành – Phó phòng
Bảo hiểm Phi nhân thọ, Bộ Tài chính – cơ quan quản lý hoạt động bảo hiểm, sau
khi trình bày về tình hình triển khai BHVM tại Việt Nam cũng đã phân tích giúp
làm rõ hơn nguyên nhân cơ bản của các hạn chế khiến thị trường chưa phát triển.
Theo ông, nguyên nhân đầu tiên chính là môi trường chính sách chưa rõ ràng. Mặc
dù luật kinh doanh bảo hiểm đã được sửa đổi và có các thông tư hướng dẫn nhằm
điều chỉnh đáp ứng những nhu cầu thúc đẩy kinh doanh bảo hiểm, trong lĩnh vực
cụ thể như BHVM thì chưa có chính sách cụ thể để thúc đẩy BHVM phát triển.
Ngoài ra, chính các doanh nghiệp bảo hiểm chưa quan tâm phân khúc thị trường
BHVM do hiệu quả kinh doanh thấp, rủi ro cao. Ông cũng cho biết thêm, việc triển
khai BHVM vẫn còn là 1 thách thức lớn và cần phải có chiến lược ở cấp độ vĩ mô
của Nhà nước cũng như nỗ lực chung sức của các doanh nghiệp bảo hiểm. Trong
thời gian tới, Bộ Tài chính, cùng với các doanh nghiệp bảo hiểm và các tổ chức có
liên quan đã tiến hành nghiên cứu kinh nghiệm Quốc tế cũng như thực trạng trong
nước để thúc đẩy triển khai BHVM tại Việt Nam. Trước mắt, Bộ Tài chính đã chủ
động xây dựng chính sách bảo hiểm nông nghiệp dành cho người thu nhập thấp,
đang trình Chính phủ cho thực hiện đề án này từ 2011 đến 2013 hướng đến cung
cấp bảo hiểm nông nghiệp cho nông dân, để hỗ trợ đáp ứng được nhu cầu của nông
nhân như: cây lúa, vật nuôi, thủy sản.
Bên cạnh các bài trình bày trên là 3 bài trình bày từ các đại diện của các tổ
chức hiện đang thực hành sản phẩm BHVM. Tuy nhiên, việc triển khai sản phẩm
được thực hiện theo 2 mô hình khác nhau; Hội LHPN kết hợp với công ty bảo
hiểm Manulife thông qua kênh cung cấp là hội phụ nữ các cấp trong khi Quỹ Tình
thương T.Y.M và CFRC triển khai dự án Quỹ tương trợ (MAF)/ Quỹ bảo vệ tương

hỗ (M7MPA) cho thành viên thông qua các tổ chức TCVM. Tuy mục tiêu chung
cùng là cung cấp các sản phẩm bảo vệ cho những người có thu nhập thấp; mục
đích của Manulife và Hội LHPN là giúp hội viên hội phụ nữ là người nghèo/thu
nhập thấp có giải pháp tài chính an toàn, chủ động khắc phục hậu quả khi gặp rủi
ro và tiết kiệm; còn mục đích của MAF và M7MPA là giúp các khách hàng TCVM
- những người nghèo, nhóm thu nhập thấp, đặc biệt là phụ nữ - bảo vệ được những
thành quả do Tài chính vi mô đem lại, tăng cường khả năng chống đỡ khi gặp phải
rủi ro, giảm khó khăn và tránh không bị rơi vào thảm cảnh hoặc tái nghèo.
Trong quá trình hoạt động, các tổ chức cũng gặp rất nhiều khó khăn, tác
động có thể đến từ bân ngoài hoặc ngay chính từ bên trong bộ máy vận hành.
Nhưng tín hiệu đáng mừng mà các tổ chức đều nhận thấy chính là sản phẩm đang
dần được người dân chấp nhận và được cộng đồng cũng như chính quyền địa
phương đánh giá cao.
Với một tỷ lệ không nhỏ dân số có thu nhập thấp và trên 70% dân số sống ở
nông thôn, việc thực hiện bảo hiểm vi mô cần được xem là thành tố quan trọng
trong thực hiện chính sách an sinh xã hội cho người có thu nhập thấp cũng như
trong hệ thống chính sách “xóa đói, giảm nghèo” của Việt Nam. Đây là một chính
sách lớn, cần có sự hỗ trợ và tham gia tích cực của nhiều chủ thể trong đó Nhà
nước đóng vai trò nòng cốt. Xác định mô hình triển khai hiệu quả là công việc cần
thực hiện trước tiên.
 Về thành tựu:
Hoạt động tài chính vi mô đã và đang có tác động tích cực tới việc tạo thu
nhập và gây dựng tài sản của những người nghèo và nghèo nhất, những người
không có đủ điều kiện tiếp cận nguồn vốn vay chính thức. Được các tổ chức tài
chính vi mô hỗ trợ vốn vay và trang bị kiến thức về sản xuất, kinh doanh, vị trí của
họ trong xã hội từng bước được cải thiện. Trên thực tế, khách hàng của các tổ chức
cung cấp dịch vụ tài chính vi mô thuộc các phân đoạn khác nhau. Vì vậy, mức độ
tác động đến giảm nghèo cũng khác nhau và mức sống chung cũng đã và đang
được tăng lên bởi nhiều nhân tố tác động khác nhau. Hiện nay ngành tài chính vi
mô Việt Nam đang bắt đầu phát triển theo hướng chuyên nghiệp hóa, hướng tới sự

phát triển bền vững. Một số tổ chức và chương trình tài chính vi mô bán chính thức
đang trải qua quá trình đổi mới quan trọng để có thể mở rộng hoạt động, nâng cao
kỹ năng quảnlý, giảm chi phí, đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ nhằm đáp ứng nhu
cầu của khách hàng để đạt được sự phát triển lành mạnh và bền vững với mục tiêu
tiếp tục đóng góp vào công cuộc giảm nghèo và phát triển nền kinh tế. Môi trường
pháp lý cho hoạt động tài chính vi mô Việt Nam đã được cải thiện đáng kể. Chính
phủ đã xây dựng và ban hành nhiều luật và văn bản dưới luật khuyến khích quá
trình tăng trưởng và phát triển bền vững của ngành TCVM nhằm cung cấp dịch vụ
tài chính đáp ứng nhu cầu của khách hàng nghèo và thu nhập thấp, đặc biệt là Luật
các TCTD 2010. Đề án xây dựng và phát triển hệ thống tài chính vi mô Việt Nam
đến năm 2020 cũng đã được Chính phủ phê duyệt vào tháng 12/2011. Đây là cơ sở
quan trọng cho việc phát triển tài chính vi mô Việt Nam trong thời gian tới.
- Hiệu quả của tài chính vi mô đến thu nhập và tài sản: Có 89,75% khách hàng
đánh giá thu nhập đã tăng lên sau khi vay vốn. Tuy vậy, tài chính vi mô có tác
động giúp thay đổi tổng mức thu nhập chứ hầu như không làm thay đổi cơ cấu
đóng góp của các hoạt động vào tổng thu nhập. So sánh giữa quy mô vốn vay và
mức độ tăng lên của thu nhập, một đồng vốn cho vay trung bình của tổ chức
TCVM có tác động đến tăng thu nhập cao hơn các tổ chức khác. Tài sản, chi tiêu
và tiết kiệm cũng có mức tăng khá đáng kể. Tổng tài sản trung bình của các hộ gia
đình sau khi vay vốn ít nhiều đã tăng lên so với trước khi được tiếp cận nguồn vốn.
- Tài chính vi mô góp phần hỗ trợ cho khách hàng có việc làm tốt hơn, hoặc công
việc hiện tại tốt hơn.
- Tác động của tài chính vi mô đến mức sống: Tỷ lệ khách hàng khá giả tăng lên
7,37%, và tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống (31,64% hộ nghèo và 6,95 % hộ rất nghèo
trước khi vay vốn; 16,61% hộ nghèo và 1,25 % hộ rất nghèo sau khi vay vốn.
Khách hàng tài chính vi mô thoát nghèo tạo được dấu ấn, nhưng không có sự bứt
phá nhiều về sự giàu có. Hầu hết số người được phỏng vấn(chiếm 94,28%) đều
nhận định mức sống chung của địa phương hiện nay tốt hơn so với trước khi có các
tổ chức cung cấp dịch vụ TCVM; 5,61 % cho rằng mức sống không thay đổi, và
hầu như không ai nói mức sống của địa phương kém hơn kể từ khi có sự xuất hiện

các tổ chức này. Đa số khách hàng (63,54%) cho rằng sự thay đổi mức sống của
gia đình tương đương với sự thay đổi mức sống chung trong địa phương. Gần 1/4
số khách hàng được phỏng vấn đánh giá là có thay đổi nhanh hơn, trong khi
13,43% cho rằng mức sống của họ thay đổi chậm.
- Hầu hết các khách hàng được phỏng vấn đều khẳng định việc tham gia các tổ chức
tín dụng có tác động tích cực đến mức sống của gia đình họ. Nhìn chung, mức sống
của người dân Việt Nam nói chung, khách hàng tài chính vi mô nói riêng đã được
nâng cao. Các thay đổi chính trong cộng đồng được đánh giá cao chủ yếu tập trung
vào vấn đề cơ sở hạ tầng cứng như đường sá, điện nước…
 Về hạn chế:
Đến nay một bộ phận người nghèo đã được Nhà nước cấp thẻ bảo hiểm y tế,
tuy nhiên đến nay còn một phận lớn người nghèo nói chung và người có thu nhập
thấp nói riêng chưa được hưởng chế độ bảo hiểm y tế. Một bộ phận khá nhỏ người
có thu nhập thấp có thể có bảo hiểm vật chất xe máy - một tài sản lớn đối với họ.
Có thể nói rằng tuyệt đại đa số người có thu nhập thấp, đặc biệt là người nghèo
chưa được bảo hiểm về tài sản, trách nhiệm.
- Còn về quỹ tương hỗ TYM thì chưa phổ biến ở các địa phương. Mô hình bảo hiểm
theo quỹ này cũng gặp phải những vấn đề như: mức phí bảo hiểm không đủ để đảm
bảo sự hoạt động bền vững của quỹ, cần thiết lập cách thức quản lý quỹ hiệu quả
và chi phí hoạt động thấp, mức trách nhiệm bảo hiểm còn quá thấp nên chưa có ý
nghĩa thiết thực đối với người có thu nhập thấp trong bối cảnh lạm phát cao.
- Bảo hiểm hưu trí mới được thực hiện ở bước sơ khai, trong phạm vi hẹp; việc quản
lý quỹ, tính toán mức đóng góp và mức lương được hưởng để đảm bảo sự hoạt
động hiệu quả, khả năng thanh toán của quỹ vẫn là vấn đề cần được nghiên cứu,
thực hiện.
- Việc đẩy mạnh sản phẩm bảo hiểm vi mô hướng đến người nghèo đã và đang nhận
được sự ủng hộ mạnh mẽ của Chính phủ và các cơ quan chức năng, vì việc này hỗ
trợ đáng kể cuộc sống người nghèo. Tuy nhiên, phát triển bảo hiểm vi mô không hề
dễ dàng, vì đa số doanh nghiệp đang kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam chưa muốn
cung cấp các sản phẩm bảo hiểm vi mô. Bởi lẽ, không chỉ phải thay đổi một phần

chiến lược kinh doanh, mà các doanh nghiệp bảo hiểm còn phải thay đổi sản phẩm
theo hướng đơn giản và cắt giảm chi phí cho phù hợp với đối tượng khách hàng là
người có thu nhập thấp. Trong khi đó, thị trường bảo hiểm dành cho những đối
tượng thượng lưu và trung lưu dễ thâm nhập và còn nhiều tiềm năng chưa được
khai thác hết.
Chương 3: Giải pháp.
Rút ra từ các kinh nghiệm của các nước đã triển khai bảo hiểm vi mô cho
thấy, để bảo hiểm vi mô được thực hiện thành công chúng ta cần quan tâm tới các
giải pháp sau:
• Sản phẩm bảo hiểm thiết kế cần đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ, phù hợp với
nhận thức và trình độ của người có thu nhập thấp và người nghèo. Thủ tục tham
gia bảo hiểm và bồi thường cũng phải đơn giản, nhanh chóng. Trước mắt các
doanh nghiệp bảo hiểm nên triển khai ở một số lĩnh vực thiết thực và có nhu cầu
lớn đối với người có thu nhập thấp và người nghèo. Các doanh nghiệp bảo hiểm
cũng có thể bị lỗ nhưng ban đầu sẽ giúp người dân quen với tập quán mua bảo
hiểm.
• Quản lý chi phí hoạt động thấp, đặc biệt cần sử dụng hệ thống phân phối,
hệ thống thanh toán sẵn có để tiết kiệm chi phí hoạt động. Mô hình triển khai phù
hợp, cần thực hiện quản lý chặt chẽ, nâng dần tính chuyên nghiệp trong hoạt động
nhằm đảm bảo sự hoạt động bền vững đồng thời cần có khung pháp lý về hoạt
động bảo hiểm cho người có thu nhập thấp và người nghèo.Bên cạnh đó các doanh
nghiệp bảo hiểm cũng cần thực hiện tốt công việc truyền thông,quảng bá sản phẩm
bảo hiểm vi mô, cung cấp bảo hiểm vi mô đến với những vùng sâu vùng xa nơi mà
tỉ lệ người nghèo cao và nhận thức còn hạn chế.
• Nhà nước cần phải có những chính sách tạo điều kiện khuyến khính các
doanh nghiệp và người dân có thu nhập thấp cũng như không có kiến thức về bảo
hiểm tham gia bảo hiểm vi mô. Và bảo hiểm cho người có thu nhập thấp có thể
được thực hiện tốt hơn khi được tài trợ từ các tổ chức và cá nhân, lồng ghép với
các chính sách của Nhà nước (như cho vay xóa đói giảm nghèo, cho vay ưu đãi,
đào tạo nghề ), phối hợp với sự hoạt động của các tổ chức chính trị, xã hội.

• Cần huy động được tất cả các bên có liên quan cùng hợp tác với nhau triển
khai bảo hiểm vi mô. Quan hệ đối tác chặt chẽ giữa các tổ chức tài chính, các tổ
chức phi chính phủ, các nhóm tự lực tại địa phương và các cơ quan điều tiết đem
lại rất nhiều lợi ích trong ngành công nghiệp bảo hiểm vi mô. Tìm kiếm các nguồn
đầu tư bền vững làm tăng nguồn vốn và sức mạnh tài chính của các tổ chức tài
chính vi mô nói chung và các doanh nghiệp bảo hiểm vi mô nói riêng.
• Ngoài việc xác định mô hình triển khai phù hợp, để bảo hiểm cho người có
thu nhập thấp và người nghèo hoạt động hiệu quả, cần xây dựng một khung pháp
lý đồng bộ và phù hợp, đặc biệt là trong truyền thông, giám sát quỹ dự phòng, biên
khả năng thanh toán và đầu tư. Bên cạnh đó, Hiệp hội Bảo hiểm và các doanh
nghiệp bảo hiểm cần trợ giúp tích cực về mặt nghiệp vụ và công nghệ quản lý
trong hoạt động bảo hiểm cho người thu nhập thấp và người nghèo.
Với điều kiện hoàn cảnh hiện tại của Việt Nam, các doanh nghiệp bảo hiểm
Việt Nam có thể tham gia thực hiện bảo hiểm vi mô cho những người có thu nhập
thấp và người nghèo thông qua các hình thức sau:
• Dành một phần hoạt động bảo hiểm cho người có thu nhập thấp, thay cho
các hoạt động từ thiện. Nếu được khuyến khích và ghi nhận, sẽ có nhiều doanh
nghiệp bảo hiểm ủng hộ cách làm này. Đây cũng là cách DNBH “nuôi” nguồn
khách hàng tiềm năng.
• DNBH đứng ra thực hiện bảo hiểm và Nhà nước hỗ trợ một phần phí bảo
hiểm cho người có thu nhập thấp. Chủ trương hỗ trợ 50% phí bảo hiểm nông
nghiệp khi khách hàng vay vốn của các tổ chức tín dụng như đề xuất trình Chính
phủ là một chủ trương đúng đắn và cần được thúc đẩy thực hiện sớm.
• Bên cạnh việc trực tiếp tham gia bảo hiểm, các DNBH cũng có thể hỗ trợ
về nghiệp vụ, công nghệ quản lý, phát triển sản phẩm cho các tổ chức bảo hiểm
tương hỗ thực hiện bảo hiểm cho người có thu nhập thấp.
• DNBH cũng có thể triển khai có lãi bảo hiểm cho người có thu nhập thấp
thông qua việc xác định sản phẩm, kênh phân phối, thu phí, thủ tục và công nghệ
quản lý một cách phù hợp.
Với một tỷ lệ không nhỏ dân số có thu nhập thấp và trên 70% dân số sống ở

nông thôn, việc thực hiện bảo hiểm vi mô cần được xem là thành tố quan trọng
trong thực hiện chính sách an sinh xã hội cho người có thu nhập thấp cũng như
trong hệ thống chính sách “xóa đói, giảm nghèo” của Việt Nam. Đây là một chính
sách lớn, cần có sự hỗ trợ và tham gia tích cực của nhiều chủ thể trong đó Nhà
nước đóng vai trò nòng cốt. Xác định mô hình triển khai hiệu quả là công việc cần
thực hiện trước tiên.

×