Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

tổng quan về thuế và các tác động của thuế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (777.91 KB, 34 trang )

Lưu hành nội bộ Biên soan: Ths Nguyễn Việt Dũng
Chương 5: Tổng quan về thuế và tác động của thuế 1

CHƯƠNG 5
TỔNG QUAN VỀ THUẾ VÀ CÁC TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ

5.1. TỔNG QUAN VÊ THUẾ
5.1.1. Khái niệm thuế
Thuế có lịch sử rất lâu đời. Thuế đã phát sinh, tồn tại và phát triển cùng với
sự ra đời, tồn tại và phát triển của nhà nước. Từ khi có nhà nước là phải có thuế.
Tuy nhiên, môi trường tồn tại của thuế phải là nền kinh tế hàng hoá, tuỳ theo cách
tiếp cận có khái niệm thuế như sau:
Thuế là khoản đóng góp bắt buộc của các cá nhân và doanh nghiệp cho một
hoạt động vì lợi ích chung nào đó. Khoản thu từ thuế sẽ được sử dụng để mua các
đầu vào cần thiết nhằm sản xuất các hàng hóa và dịch vụ của Chính phủ hoặc để
phân phối lại sức mua giữa các cá nhân.
“thuế là gì?” không đơn thuần chỉ là một cầu hỏi mang tính học thuật, nó
còn mang những ý nghĩa thực tiễn quan trọng. Thuế có hai đặc điểm cơ bản:
Thứ nhất, nó mang tính bắt buộc chứ không có tính chất tự nguyện
Thứ hai, thuế là khoản đóng góp không hoàn trả trực tiếp cho người nộp.
Những đặc điểm này cho thấy, thuế thường bị coi là tạo ra gánh nặng lớn
hơn so với giá cả. Vì thế, trong những trường hợp có thể được thì tài trợ cho các
khoản chi tiêu bằng giá cả sẽ có lợi thế hơn là bằng thuế. Nhưng có những loại
hàng hóa và dịch vụ không thể tài trợ được bằng cách đặt giá như nhiều loại hàng
hóa công cộng và ngoại ứng, vì thế bắt buộc phải sử dụng thuế như một công cụ
quan trọng để tạo dựng nguồn thu.
Thuế có một số vai trò như sau:
Thuế là nguồn thu chủ yếu và lâu dài của ngân sách quốc gia.
Thuế là một công cụ tác động vào sự phân bổ nguồn lực trong xã hội.
Thuế là công cụ để phân phối lại thu nhập giữa các cá nhân trong xã hội.


Lưu hành nội bộ Biên soan: Ths Nguyễn Việt Dũng
Chương 5: Tổng quan về thuế và tác động của thuế 2

5.1.2. Các nguyên tắc cơ bản khi đánh thuế
a./ Nguyên tắc lợi ích và nguyên tắc khả năng thanh toán.
Nguyên tắc lợi ích cho rằng nên đánh thuế các cá nhân tỷ lệ theo mức lợi ích
mà họ nhận được từ các chương trình của Chính phủ. Theo quan điểm này, nếu như
các cá nhân phải trả tiền túi cho các hàng hóa cá nhân tương ứng với lượng tiêu
dùng hàng hóa đó của họ, Chính phủ cũng nên bắt họ phải trả thuế tương ứng với
mức độ sử dụng các hàng hóa công cộng của họ như đường sá, công viên.
Nguyên tắc khả năng thanh toán: Nguyên tắc này phát biểu rằng, thuế mà
người dân phải đóng nên tùy thuộc vào khả năng chi trả, tức là phụ thuộc vào thu
nhập và của cải tích lũy được của họ. Cá nhân nào có khả năng đóng thuế cao hơn
thì sẽ có nghĩa vụ nộp thuế nhiều hơn so với những người có khả năng chi trả thấp.
Theo nguyên tắc này, việc phân chia nghĩa vụ thuế giữa các cá nhân hoàn toàn
không phụ thuộc vào mức lợi ích biên mà các cá nhân nhận được từ các dịch vụ của
Chính phủ.
b./ Nguyên tắc công bằng ngang và công bằng dọc.
Cho dù được tổ chức theo nguyên tắc lợi ích hay khả năng thanh toán thì các
hệ thống thuế hiện đại đều cố gắng phản ánh quan niệm về công bằng. Nhắc lại
rằng, bất kể một chính sách nào cũng cần được xem xét theo hai tiêu chuẩn về công
bằng: Tiêu chuẩn công bằng ngang cho rằng các cá nhân có năng lực kinh tế như
nhau thì phải chịu thuế như nhau. Như vậy, nếu hệ thống thuế được xây dựng trên
nguyên tắc lợi ích, thì hai người hưởng thụ các dịch vụ hoàn toàn như nhau, từ
đường cao tốc đến công viên, sẽ phải trả thuế như nhau. Còn nếu hệ thống thuế xây
dựng theo nguyên tắc khả năng thanh toán, công bằng ngang đòi hỏi những người
có thu nhập như nhau sẽ phải đóng thuế như nhau. Tiêu chuẩn gây nhiều tranh cãi
hơn là công bằng dọc vì nó cho rằng những người có năng lực kinh tế khác nhau sẽ
phải trả những mức thuế khác nhau. Tuy nhiên, trả thuế khác nhau như thế nào
được coi là công bằng là một vấn đề rất mơ hồ.


Lưu hành nội bộ Biên soan: Ths Nguyễn Việt Dũng
Chương 5: Tổng quan về thuế và tác động của thuế 3

5.1.3. Các cách phân loại thuế
a./ Thuế trực thu và thuế gián thu.
Thuế trực thu là loại thuế đánh trực tiếp vào các cá nhân hoặc các doanh
nghiệp. Ví dụ, về thuế trực thu là thuế thu nhập, thuế bảo hiểm xã hội, các loại thuế
đánh vào lương khác, thuế thừa kế và thuế quà tặng. Thuế thu nhập doanh nghiệp
cũng được coi là thuế trực thu vì mọi người nhận thu nhập từ doanh nghiệp.
Thuế gián thu là thuế đánh vào hàng hóa và dịch vụ, tức là chỉ đánh gián tiếp
vào các cá nhân. Chẳng hạn như thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu, thuế tài sản,
thuế giá trị gia tăng là các loại thuế gián thu.
b./ Thuế phổ cập và thuế chọn lọc.
Để giải thích về cách phân loại này, cần bắt đầu với khái niệm về cơ sở tính
thuế. Cơ sở tính thuế là một khoản mục hay một hoạt động kinh tế mà dựa vào đó,
Chính phủ đánh thuế. Cơ sở tính thuế thường được chia làm ba loại chính là thu
nhập, tiêu dùng và của cải. Ba loại cơ sở tính thuế này có quan hệ mật thiết với
nhau. Thuế đánh vào các cơ sở này có thể là thuế phổ cập hay thuế chọn lọc.
Thuế phổ cập là loại thuế đánh vào tất cả các bộ phận cấu thành của một cơ
sở tính thuế, và không chấp nhận một trường hợp nào được loại trừ, được miễn
hoặc giảm thuế từ cơ sở tính thuế đó.
Thuế chọn lọc là loại thuế chỉ đánh vào một phần của cơ sở tính thuế, hoặc
nó cho phép có các trường hợp miễn giảm thuế khỏi cơ sở tính thuế chung.
c./ Thuế lũy tiến, lũy thoái và thuế tỷ lệ
Một cách phân loại thuế cũng rất phổ biến khác là phân loại thuế theo thuế
suất thành thuế lũy tiến, lũy thoái và thuế tỷ lệ. Tuy nhiên, một điều cần lưu ý ở đây
là thuế suất dùng làm căn cứ phân loại là thuế suất trung bình (Average tax rate –
ATR) là tỷ số giữa tổng số tiền thuế phải trả chia cho giá trị bằng tiền của cơ sở
tính thuế. Còn thuế suất biên (Marginal tax rate – MTR) là doanh thu thuế thu được

thêm trên giá trị tăng thêm của cơ sở tính thuế khi cơ sở tính thuế tăng lên.
Dựa vào thuế suất trung bình, thuế được chia làm ba loại:
Lưu hành nội bộ Biên soan: Ths Nguyễn Việt Dũng
Chương 5: Tổng quan về thuế và tác động của thuế 4

Thuế tỷ lệ: là loại thuế mà thuế suất trung bình không thay đổi theo giá trị
của cơ sở tính thuế. Ví dụ, thuế 10% đánh vào mọi mức thu nhập là thuế tỷ lệ, vì
thuế suất trung bình đối với người có thu nhập 100.000 đồng hay 1 triệu đồng đều
bằng nhau là 10%.
Thuế lũy tiến: là loại thuế mà thuế suất trung bình tăng lên khi giá trị cơ sở
tính thuế tăng lên. Thông thường, một biểu thuế lũy tiến thường bao gồm nhiều
thuế suất biên khác nhau, mỗi thuế suất được áp dụng cho các mức thu nhập nằm
trong một giới hạn nhất định mà người ta gọi là khoang thuế. Khoang thuế càng cao
thì thuế suất biên phải chịu thường là càng lớn. Ví dụ, một người đang quyết định
làm nhiều giờ hơn, và lợi ích ròng mà người đó nhận được là phần thu nhập khả
dụng sau thuế của anh ta. Nếu thu nhập của anh ta phải chịu thuế suất biên là 50%
thì anh ta chỉ có khả năng giữ lại cho mình một nửa thu nhập đó, sau khi đã trả
thuế. Tuy nhiên, vì chi khi thu nhập vượt quá một mức giới hạn nhất định thì mới
chịu 50% thuế, nên thuế suất trung bình của anh ta sẽ thấp hơn 50%.
Thuế lũy thoái: là loại thuế mà thuế suất trung bình giảm xuống khi giá trị
cơ sở tính thuế tăng lên. Một số người cho rằng, nếu thu nhập cao hơn là do con
người làm việc chăm chỉ hơn thì đánh thuế thu nhập lũy thoái có thể làm tăng tính
hiệu quả, vì những người làm việc có hiệu suất đã được xã hội “thưởng” bằng một
thuế suất thấp hơn khi họ lao động hăng say hơn. Tuy vậy, thuế lũy thoái lại bị rất
nhiều người khác coi là không tiến bộ vì nó đã vi phạm nguyên tắc khả năng thanh
toán, cho rằng thu nhập cao hơn thì khả năng trả thuế của cá nhân cũng cao hơn, vì
thế người có thu nhập cao cần đóng góp nhiều hơn cho xã hội. Trong thuế lũy
thoái, người giầu trả một tỷ lệ thuế thấp hơn trong thu nhập của mình so với người
nghèo, nhưng điều đó không có nghĩa là họ trả một mức thuế tuyệt đối nhỏ hơn
người nghèo.

5.1.4. Phạm vi ảnh hưởng của thuế
Phạm vi ảnh hưởng của thuế là một khái niệm chung để chỉ tác động của
thuế đến sự thay đổi thu nhập của các đối tượng có liên quan. Người ta thường đề
Lưu hành nội bộ Biên soan: Ths Nguyễn Việt Dũng
Chương 5: Tổng quan về thuế và tác động của thuế 5

cập đến hai loại phạm vi ảnh hưởng của thuế. Phạm vi ảnh hưởng luật định của
thuế là khái niệm để chỉ ai là đối tượng phải có nghĩa vụ trả thuế theo luật định.
Sự thay đổi trong thu nhập thực tế của các cá nhân do thuế gây ra gọi là
phạm vi ảnh hưởng kinh tế của thuế. Như vậy, chỉ có phạm vi ảnh hưởng kinh tế,
chứ không phải phạm vi ảnh hưởng luật định, mới cho chúng ta biết thực chất gánh
nặng thuế đã được phân chia như thế nào giữa các cá nhân trong xã hội. Từ đây, khi
nói đến phạm vi ảnh hưởng của thuế nghĩa là chúng ta ngầm định về phạm vi ảnh
hưởng kinh tế.
5.1.5. Sự chuyển thuế
Sự khác nhau giữa phạm vi ảnh hưởng luật định và phạm vi ảnh hưởng kinh
tế của thuế được gọi là chuyển thuế. Có thể có hai dạng chuyển thuế.
Chuyển thuế thuận chiều: là sự chuyển thuế từ người sản xuất, khi họ là
người chịu thuế theo luật định, sang cho người tiêu dùng dưới dạng nâng cao giá
hàng.
Chuyển thuế nghịch chiều: là sự chuyển thuế từ người tiêu dùng, khi họ là
đối tượng chịu thuế luật định, sang cho người sản xuất hay người bán hàng bằng
cách làm giảm giá hàng hóa chịu thuế.
5.1.6. Thuế đơn vị và thuế theo giá trị
Thuế đánh vào các hàng hóa được trao đổi trên thị trường có thể thuộc về
một trong hai loại: Thuế đơn vị và thuế theo giá trị.
Thuế đơn vị là thuế đánh vào một lượng cố định trên từng đơn vị sản phẩm
được bán.
Thuế theo giá trị là thuế đánh theo một tỷ lệ phần trăm nhất định của giá bán.
Như khái niệm của loại thuế này cho thấy, thuế theo giá trị phụ thuộc vào giá bán.





Lưu hành nội bộ Biên soan: Ths Nguyễn Việt Dũng
Chương 5: Tổng quan về thuế và tác động của thuế 6

5.2. TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ ĐẾN PHÂN PHỐI THU NHẬP
5.2.1. Phân tích phạm vi ảnh hưởng của thuế bằng mô hình cân bằng
cục bộ.
5.2.1.1. Phạm vi ảnh hưởng của thuế trong thị trường cạnh tranh hoàn
hảo.
a./ Tác động của thuế đơn vị.
Chúng ta bắt đầu bằng việc phân tích tác động của thuế đơn vị. Giả sử Chính
phủ công bố, để hạn chế việc uống rượu, Chính phủ quyết định đánh thuế T đồng
vào mỗi chai rượu được mua trên thị trường. Nhưng liệu trong thực tế, có phải bây
giờ người tiêu dùng sẽ phải trả giá cho mỗi chai rượu cao hơn trước đây T đồng
hay không? Điều này sẽ được làm rõ qua hình 5.1.
Hình 5.1: Phạm vi ảnh hưởng của thuế đơn vị đánh vào người tiêu dùng








Trước khi có thuế, thị trường cân bằng tại điểm E với giá mỗi chai rượu được
bán là P
0

đồng và lượng rượu trao đổi là Q
0
chai.
Chú ý rằng, đường cầu D của người tiêu dùng là đường thể hiện mức tối đa
mà các cá nhân sẵn sàng trả cho mỗi chai rượu, không cần biết số tiền phải trả đó là
cho ai, người bán hay Chính phủ. Vì thế, dù có thuế hay không thì tổng mức sẵn
sàng trả của người tiêu dùng vẫn không thay đổi. Tuy nhiên, nếu trước thuế, họ chỉ
có nghĩa vụ trả tiền cho người bán thì đường cầu D chính là đường cầu thể hiện
mức độ sẵn sàng trả của người tiêu dùng cho người bán. Nhưng khi có thuế, người
P(đ)
P
m
P
0
Q
1
P
b
Q
0
H
G

E

F

S

D


D’

T

(Chai rượu)

Lưu hành nội bộ Biên soan: Ths Nguyễn Việt Dũng
Chương 5: Tổng quan về thuế và tác động của thuế 7

mua biết rằng họ còn có nghĩa vụ nộp thuế T cho Chính phủ. Vì vậy, mức độ sẵn
sàng trả cho người bán của họ tại mọi điểm dọc trên đường cầu ít hơn lúc trước một
lượng bằng T. Kết quả, toàn bộ đường cầu D sẽ dịch chuyển song song xuống dưới
đến đường cầu D’ một khoảng đúng bằng T. Cân bằng thị trường chuyển từ E
xuống F, với số lượng rượu được bán trên thị trường chỉ còn Q
1.
Mức giá tại F là
mức mà người mua sẵn sàng trả cho người bán sau khi có thuế, được ký hiệu là P
b

để chỉ mức giá mà người bán thực sự nhận được sau khi có thuế, vì người mua còn
phải trả thuế T cho Chính phủ nên mức giá mà người mua thực sự phải trả khi có
thuế là P
m
. Nhưng T lại chính là khoảng cách dọc giữa D và D’ nên: Nếu P
b
tương
ứng với điểm F thì P
m
sẽ tương ứng với điểm H trong hình 5.1

Như vậy, thuế đã tạo ra một sự chênh lệch giữa giá người mua phải trả và giá
người bán được nhận. Khoảng chênh lệch đó chính là thuế Chính phủ thu (T = P
m

P
b
). So với trước thuế, người mua đã phải trả một mức giá cao hơn, nhưng người
bán cũng chỉ nhận được một mức giá thấp hơn. Nói cách khác, tuy về danh nghĩa,
người tiêu dùng trả thuế nhưng thực chất, gánh nặng thuế đã được chia sẻ giữa hai
người. Tổng doanh thu thuế mà Chính phủ thu được bằng T nhân với số chai rượu
bán ra (Q
1
) hay chính là diện tích hình chữ nhật P
b
P
m
HF. Hình chữ nhật này được
chia làm hai phần: Diện tích P
0
P
m
HG là gánh nặng thuế mà người tiêu dùng phải
trả, còn diện tích P
b
P
0
GF là gánh nặng thuế mà người sản xuất phải trả.
Đến đây người ta sẽ hỏi nếu người trả thuế luật định là người sản xuất thì
phân tích trên có thay đổi gì không? Giả sử Chính phủ vẫn đánh thuế T trên mỗi
chai rượu sản xuất ra, nhưng không thu thuế này tại khâu tiêu thụ mà ngay từ khi

rượu xuất xưởng (ví dụ, đây là thuế doanh thu). Khi đó, người bán sẽ phải trả thuế
theo luật, như đã phản ánh trong hình 5.2. Cân bằng thị trường trước thuế vẫn tại
điểm E. Đường cung S là đường thể hiện mức tối thiếu mà người sản xuất sẵn sàng
bán hàng hóa của mình cho người tiêu dùng. Sau khi có thuế, người sản xuất biết
rằng họ không được giữ lại toàn bộ số tiền mà người tiêu dùng trả cho họ, mà phải
trích T đồng/chai rượu để trả thuế cho Chính phủ. Vì thế tại mọi điểm dọc theo
Lưu hành nội bộ Biên soan: Ths Nguyễn Việt Dũng
Chương 5: Tổng quan về thuế và tác động của thuế 8

đường cung, bây giờ người sản xuất chỉ sản sàng bán cho người tiêu dùng với mức
giá cao hơn trước khi có thuế một khoản bằng T.








Hình 5.2: Phạm vi ảnh hưởng của thuế đơn vị đánh vào người sản xuất
Kết quả, đường cung sẽ dịch chuyển song song lên trên đúng bằng mức thuế.
Cân bằng mới của thị trường diễn ra tại H, và đó cũng là mức giá P
m
mà người mua
thực sự phải trả để mua được hàng hóa. Tuy nhiên, mức giá mà người sản xuất thực sự
nhận được không phải là P
m
mà là P
m
– T, hay chính là P

b
tương ứng với điểm F. So
sánh hình 5.2 và hình 5.1 có thể thấy, cho dù thuế đánh vào người sản xuất hay người
tiêu dùng thì phạm vi ảnh hưởng kinh tế của thuế cũng hoàn toàn tương tự như nhau.
b./ Tác động của thuế theo giá trị.
Tác động của thuế theo giá trị rất giống với thuế đơn vị. Nguyên tắc cơ bản
vẫn là xác định xem thuế làm đường cung và cầu dịch chuyển thế nào, rồi sau đó
tính toán điểm cân bằng mới của thị trường. Chỉ có điều cần nhớ rằng, vì thuế theo
giá trị phụ thuộc vào giá bán, nên khi đường cầu (hoặc cung) dịch chuyển, nó
không thể dịch chuyển song song như trường hợp thuế đơn vị, mà trái lại, các điểm
trên đường cầu (hoặc cung) đó sẽ dịch chuyển cùng một tỷ lệ với mức giá tương
ứng. Có nghĩa là, điểm nào trên đường cầu (hoặc cung) ứng với mức giá càng thấp
thì mức dịch chuyển tuyệt đối của điểm đó xuống dưới (hoặc lên trên) càng ít, cho
đến khi đường cầu (hoặc cung) đó cắt trục hoành thì mức giá tương ứng bằng 0,
P(đ)
P
m
P
0
Q
1
P
b
Q
0
H
G

E


F

S

D

S’

T

(Chai rượu)

Lưu hành nội bộ Biên soan: Ths Nguyễn Việt Dũng
Chương 5: Tổng quan về thuế và tác động của thuế 9

nên đường cầu (hoặc cung) mới phải trùng với đường cũ. Còn sự phân chia gánh
nặng thuế vẫn giống như trường hợp thuế đơn vị.
Hình 5.3 (a) và (b) lần lượt mô tả phạm vi ảnh hưởng của thuế theo giá trị
khi nó đánh vào người tiêu dùng và người sản xuất.










Như vậy, việc phân chia gánh nặng của thuế hoàn toàn không phụ thuộc vào

thuế đó là thuế đơn vị hay thuế theo giá trị, và nó được đánh vào người sản xuất
hay người tiêu dùng.
Nhưng nếu phạm vi ảnh hưởng của thuế không phụ thuộc vào những yếu tố
trên thì yếu tố nào sẽ quyết định gánh nặng thuế phần lớn sẽ rơi vào ai? Như phần
sau sẽ thấy, chỉ có độ co giãn của cung và cầu mới thực sự là yếu tố quyết định.
c./ Độ co giãn của cung và cầu quyết định sự phân chia gánh nặng thuế.
Quy luật chung: Thuế làm lượng hàng hóa được mua bán trên thị trường
giảm xuống, đồng thời làm giá người mua phải trả tăng, giá người bán nhận được
giảm so với trước khi có thuế. Tuy nhiên, giá người mua phải trả tăng bao nhiêu tùy
thuộc vào độ co giãn của cầu. Nếu cầu co giãn nhiều thì với một mức độ tăng giá
cho trước, lượng cầu sẽ giảm nhiều hơn. Nói cách khác, tương ứng với cùng một độ
giảm xuống của lượng cầu thì giá mà người tiêu dùng thực sự phải trả sẽ tăng ít
hơn, và người tiêu dùng sẽ phải chịu thiệt ít hơn. Tương tự, nếu cung càng ít co
D

P(đ)
P
m
P
0
Q
1
P
b
Q
0
H
G

E


F

S

D

(Chai rượu)

D’

O

P(đ)
P
m
P
0
Q
1
P
b
Q
0
H
G

E

F


S

(Chai rượu)

O

S’

Hình 5.3 (a): Ph

m vi

nh hư

ng c

a thu
ế

giá
trị đánh vào người tiêu dùng

Hình 5.3 (b): Ph

m vi

nh hư

ng c


a thu
ế

giá
trị đánh vào người sản xuất

Lưu hành nội bộ Biên soan: Ths Nguyễn Việt Dũng
Chương 5: Tổng quan về thuế và tác động của thuế 10

giãn thì tương ứng với cùng một mức độ giảm xuống của lượng, giá mà người sản
xuất thực sự được nhận sẽ giảm nhiều hơn, và người sản xuất sẽ phải chịu thiệt
nhiều hơn. Vì vậy, có thể kết luận rằng cầu càng co giãn và cung càng ít co giãn
thì gánh nặng thuế sẽ chủ yếu rơi vào người sản xuất, và ngược lại, cầu càng ít co
giãn và cung càng co giãn thì gánh nặng thuế sẽ chủ yếu rơi vào người tiêu dùng.
Tính quy luật này được thể hiện trong hình 5.4 (a) và (b). Cả hai trường hợp
này đều lấy thuế đơn vị đánh vào người tiêu dùng làm ví dụ. Bằng trực giác cũng
có thể thấy gánh nặng thuế của người tiêu dùng (P
0
P
m
HG) trong hình (a) nhỏ hơn,
tương đối so với gánh nặng thuế của người sản xuất (P
b
P
0
GF), và lớn hơn tương đối
trong hình (b).











5.2.1.2. Phạm vi ảnh hưởng của thuế trong thị trường cạnh tranh không
hoàn hảo.
Tác động của việc đánh thuế phụ thuộc rất nhiều vào cơ cấu của thị trường.
Trong phần trước, chúng ta đã nghiên cứu tác động của thuế trong thị trường cạnh
tranh hoàn hảo. Tuy nhiên, nếu thị trường là độc quyền hay độc quyền nhóm thì tác
động của thuế lại có nhiều điểm khác biệt. Trong phần này, chúng ta sẽ tiếp tục
xem xét hai cơ cấu thị trường này.
a./ Phạm vi ảnh hưởng của thuế trong độc quyền.
P(đ)
P
m
P
0
Q
1
P
b
Q
0
H
G


E

F

S

D

(Chai rượu)

D’

O

P(đ)
P
m
P
0
Q
1
P
b
Q
0
H
G

E


F

S

(Chai rượu)

O

D’

Hình 5.4

(a): Ph
ân chia gánh n

ng thu
ế

khi c

u
co giãn nhiều, cung co giãn ít

Hình 5.4

(b
): Ph
ân chia
gánh n


ng thu
ế

khi c

u
co giãn ít, cung co dãn nhiều.

D

Lưu hành nội bộ Biên soan: Ths Nguyễn Việt Dũng
Chương 5: Tổng quan về thuế và tác động của thuế 11

Hãng độc quyền luôn tối đa hóa lợi nhuận bằng cách chọn sản xuất ở mức
sản lượng mà tại đó, chi phí biên (MC) = Doanh thu biên (MR).









Hình 5.6: Thuế đơn vị đánh vào hãng độc quyền
Điểm cân bằng của thị trường độc quyền tại điểm E, tại đó, hãng độc quyền
định giá bằng P
1
và sản xuất tại Q
1

. Nếu đây là thị trường cạnh tranh thì thị trường
sẽ cân bằng tại F với giá cân bằng là P
0
và sản lượng cung cấp là Q
0
.
Nếu Chính phủ quyết định đánh thuế T vào từng đơn vị hàng hóa do hãng
độc quyền sản xuất thì đường chi phí biên sẽ tăng lên bằng MC + T. Nếu là thị
trường cạnh tranh thì điểm cân bằng mới sẽ là F’. Sản lượng cân bằng giảm xuống
Q
0
’ và giá cân bằng tăng lên đến P
0
’. Nhưng nếu đây là thị trường độc quyền thì
điểm cân bằng mới là E’ đạt tại mức giá P
1
’ và sản lượng Q
1
’.
Nhưng, như có thể nhận thấy qua hình 5.6, thuế trong thị trường độc quyền
sẽ làm giá tăng ít hơn và sản lượng giảm ít hơn so với trong thị trường cạnh tranh.
Sở dĩ như vậy là vì đường doanh thu biên dốc hơn đường cầu, khiến cho cùng một
mức thuế sẽ làm giảm sản lượng trong thị trường độc quyền giảm ít hơn so với thị
trường cạnh tranh. Điều này có nghĩa là, người tiêu dùng trong thị trường độc
quyền sẽ chịu gánh nặng thuế thấp hơn so với trong thị trường cạnh tranh.
Nói cách khác, sự chuyển thuế thuận chiều trong môi trường độc quyền ít
hơn trong môi trường cạnh tranh. Tuy nhiên, điều này chưa hẳn đã là điều tốt đối
P(đ)
P
0


P
1

Q
0
’ Q
1

P
0

P
1

Q
0
Q
1

E’
F’
MR
MC
E
F
Q
MC + T
O
D

Lưu hành nội bộ Biên soan: Ths Nguyễn Việt Dũng
Chương 5: Tổng quan về thuế và tác động của thuế 12

với người tiêu dùng, vì ngay khi chưa có thuế, họ đã phải trả mức giá độc quyền
cao hơn nhiều so với giá cạnh tranh. Nếu như trong thị trường cạnh tranh, phạm vi
ảnh hưởng của thuế phụ thuộc vào độ co giãn của đường cung và cầu, thì trong thị
trường độc quyền, nó cũng sẽ phụ thuộc vào độ dốc của đường chi phí biên và
đường cầu.
Mọi yếu tố khác không đổi, nếu đường chi phí biên càng dốc, tức là tốc độ
tăng chi phí biên khi sản lượng tăng càng cao, thì khả năng chuyển thuế thuận
chiều của hãng độc quyền càng nhỏ. Điều này có thể thấy rõ khi chúng ta so sánh
ảnh hưởng của thuế đơn vị tương ứng với hai đường MC có độ dốc khác nhau.
Trong hình 5.7 minh họa hai hãng độc quyền có đường chi phí biên khác nhau, lần
lượt là MC
1
và MC
2
. Để dễ dàng cho việc so sánh, giả sử cả hai hãng này đều đứng
trước một đường cầu thị trường như nhau, và đều tối đa hóa lợi nhuận độc quyền
tại một mức giá và lượng ban đầu, khi chưa có thuế, như nhau.









Hình 5.7: Phạm vi ảnh hưởng của thuế phụ thuộc vào độ dốc của MC

Bây giờ, Chính phủ đánh thuế T vào cả hai hãng độc quyền. Khi đó, mức độ
dịch chuyển dọc lên trên của cả hai đường MC này đều phải như nhau. Vì thế, nếu
khi chưa có thuế, hai đường này đều đi qua điểm A thì có nghĩa là sau thuế, chúng
đều phải đi qua điểm B. Một điểu hiển nhiên có thể thấy rõ qua hình 5.7 là với
đường MC
1
dốc hơn, mức độ tăng giá thị trường ít hơn, hay nói cách khác, hãng
P(đ)
P
2

Q
2

P
0

P
1

Q
0
Q
1

E
1
MR
MC
1

E
0
E
2
Q
MC
1
+ T
O
D
MC
2
MC
2
+ T
A

B

Lưu hành nội bộ Biên soan: Ths Nguyễn Việt Dũng
Chương 5: Tổng quan về thuế và tác động của thuế 13

độc quyền thứ nhất ít có khả năng chuyển thuế thuận chiều hơn so với hãng độc
quyền thứ hai. Như vậy, khi đường chi phí biên thẳng đứng thì không có sự thay
đổi giá và sản lượng do thuế, và hãng độc quyền sẽ phải chịu toàn bộ thuế. Trái lại,
khi đường chi phí biên nằm ngang, giống như trong nhiều trường hợp các nhà kinh
tế hay giả định để đơn giản hóa sự phân tích, thì khả năng hãng độc quyền có thể
tăng giá hàng hóa sau thuế là cao nhất. Nhưng khi đó có phải người tiêu dùng sẽ
phải gánh chịu phần lớn gánh nặng thuế hay không? Câu trả lời còn phụ thuộc vào
hình dáng của đường cầu.

Hình 5.8 minh họa hai khả năng. Với đường cầu tuyến tính như trong hình
5.8 (a) thì giá sẽ tăng đúng bằng một nửa mức thuế và người tiêu dùng và hãng độc
quyền sẽ chia đôi gánh nặng thuế. Trái lại, với đường cầu co giãn đều như trong
hình 5.8 (b) (tức là cứ 1% tăng giá sẽ làm lượng cầu giảm đi theo đúng một tỷ lệ
phần trăm cố định) thì giá luôn là cấp số nhân của doanh thu biên. Do đó, thuế sẽ
làm giá tăng nhiều hơn mức thuế, và người tiêu dùng sẽ phải chịu nhiều hơn 100%
thuế.









b./ Phạm vi ảnh hưởng của thuế trong độc quyền nhóm
Nằm giữa hai thái cực nói trên là thị trường độc quyền nhóm, trong đó chỉ có
“một số ít” người bán. Cho đến nay vẫn chưa co một mô hình hoàn chỉnh nào
nghiên cứu phạm vi ảnh hưởng của thuế trong cơ cấu thị trường này. Lý do là vì sự
P
(đ)

MC + T

Q
1

P
0


Q
0

D

Q

O

P
(đ)

Q

O

Hình 5.8

(
a
):
Thu
ế

đánh vào h
ãng
đ

c quy


n
khi đường cầu tuyến tính đều
Hình 5.
8

(
b
):
Thu
ế

đánh vào h
ãng
đ

c quy

n
khi đường cầu có độ co giãn đều
D

MC

P
1

MC + T

MC


Q
1

P
0

Q
0

P
1

Lưu hành nội bộ Biên soan: Ths Nguyễn Việt Dũng
Chương 5: Tổng quan về thuế và tác động của thuế 14

phân chia gánh nặng thuế phụ thuộc chủ yếu vào mức độ thay đổi giá trên thị
trường, mà điều này còn tùy thuộc vào hành vi của những người bán, xem họ sẽ
cạnh tranh hay cấu kết với nhau.
Tuy nhiên, ta vẫn có thể rút ra kết luận nhất định khi xem xét các khả năng
ứng xử của các hãng trong thị trường độc quyền nhóm. Lý tưởng nhất đối với các
hãng là cấu kết lại với nhau để sản xuất ra mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận cho
cả ngành. Giải pháp này được gọi là cấu kết theo kiểu Các – ten. Để có được giải
pháp theo kiểu các – ten, tất cả các hãng sản xuất phải tự nguyện cắt giảm sản
lượng của mình để đẩy giá thị trường lên. Tuy nhiên, giải pháp kiểu các – ten này
rất dễ bị phá vỡ trong thực tế, vì tất cả các hãng cấu kết đều có động cơ gian lận,
muốn bán nhiều hơn mức sản lượng đã thỏa thuận với các hãng khác để tranh thủ
mức giá cao thủ lợi cho mình. Vì thế, mức sản lượng của nhóm độc quyền cần thiết
để tối đa hóa lợi nhuận cả ngành. Các hãng nói chung sẽ được lợi hơn nếu có một
cơ chế nào đó buộc họ phải giảm sản lượng xuống gần với mức sản lượng kiểu cac

–ten.
Nếu sản xuất của ngành bị đánh thuế, thì như thường lệ, các hãng trong
ngành sẽ buộc phải cắt giảm sản lượng. Tuy vậy, điều này chưa chắc đã là xấu đối
với các hãng độc quyền nhóm. Mặc dù với mức lợi nhuận trước thuế cho trước,
đánh thuế sẽ làm các hãng bị thiệt, nhưng khi các hãng phải cắt giảm sản lượng thì
chúng lại đi đến gần với giải pháp kiểu các – ten hơn, do đó lợi nhuận trước thuế
của chúng sẽ tăng lên. Nếu nhờ việc cắt giảm sản lượng mà lợi nhuận trước thuế
của các hãng tăng lên cao hơn mức ngay cả sau khi trừ thuế, lợi nhuận của chúng
vẫn tăng hơn trước thì thực chất, thuế đã làm các hãng được lợi. Tất nhiên, đây chỉ
là một khả năng trong nhiều khả năng khác. Muốn chính xác các hãng có được lợi
hay không thì cần biết thêm các thông tin chi tiết về thị trường độc quyền nhóm
này.
5.2.1.3. Phạm vi ảnh hưởng của thuế trong thị trường yếu tố sản xuất.
Lưu hành nội bộ Biên soan: Ths Nguyễn Việt Dũng
Chương 5: Tổng quan về thuế và tác động của thuế 15

Trên đây, chúng ta đã bàn đến thuế vào thị trường hàng hóa, tức là thị trường
đầu ra. Trong phần này, chúng ta sẽ xem xét thuế đánh vào thị trường đầu vào, hay
thị trường yếu tố sản xuất.
a./ Thị trường lao động.
Câu hỏi thường hay được đặt ra đối với thị trường lao động là liệu thuế sẽ
làm cho cá nhân làm việc nhiều lên hay ít đi. Muốn trả lời câu hỏi này, cần xem xét
đặc điểm về thị trường lao động, mà chủ yếu là cung lao động ở đây. Cung về lao
động là số giờ mà người lao động muốn dành cho những công việc hữu ích tạo ra
thu nhập trên thị trường.
Vì công nhân vừa là người có cung về lao động vừa là người thụ hưởng
những thành quả do lao động của mình tạo ra, nên khi giá trị giờ công tăng lên sẽ
có hai hiệu ứng đối với họ. Thứ nhất, họ chịu tác động của hiệu ứng thay thế, khiến
họ mong muốn làm việc nhiều giờ hơn vì mỗi giờ làm việc được trả khá hơn. Mỗi
giờ nghỉ ngơi trở nên đắt hơn và cá nhân có xu hướng thay thế nghỉ ngơi bằng làm

việc. Kết quả, cung về lao động tăng lên.
Bên cạnh đó, công nhân còn chịu tác động của hiệu ứng thứ hai là hiệu ứng
thu nhập. Với số tiền lương cao hơn, thu nhập nhiều hơn thì cá nhân muốn “mua”
nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn, trong đó có “hàng hóa” nghỉ ngơi. Hiệu ứng này
còn được tăng cường thêm vì một lẽ số giờ làm việc của mỗi cá nhân chịu giới hạn
về mặt sinh lý. Tức là, không ai có thể làm việc quá một số giờ nhất định trong
ngày. Vì thế, khi số giờ làm việc đạt gần đến giới hạn sinh lý đó thì cầu về nghỉ
ngơi của cá nhân càng tăng.
Kết hợp hai tác động này cho thấy khi giờ công tăng, cá nhân có xu hướng
giảm thời gian làm việc. Câu trả lời cuối cùng về việc giờ công tăng lên thì cung
lao động tăng hay giảm còn tùy thuộc vào tương quan độ lớn giữa hiệu ứng thay
thế và hiệu ứng thu nhập. Tuy nhiên, đa số các nhà kinh tế tin rằng, khi giờ công
thấp hơn một mức nhất định thì cung lao động sẽ tăng theo tiền lương như mọi
đường cung thông thường khác. Nhưng khi tiền lương vượt quá điểm giới hạn đó
Lưu hành nội bộ Biên soan: Ths Nguyễn Việt Dũng
Chương 5: Tổng quan về thuế và tác động của thuế 16

thì hiệu ứng thay thế sẽ lấn át hiệu ứng thu nhập và tiền lương tăng sẽ làm cung lao
động giảm. Kết quả, cung về lao động có dạng quay vòng như biểu diễn trong hình
5.9.







Đến đây, tác động của thuế đến thị trường lao động sẽ phụ thuộc vào giao
điểm cung cầu về lao động trước và sau thuế. Nếu đường cầu về lao động D
L

cắt
đường cung S
L
trước khi đường cung quay vòng như hình 5.10 (a) thì thuế sẽ có tác
động tương tự như trong các thị trường hàng hóa thông thường khác.








Hình 5.10: Tác động của thuế trong thị trường lao động phụ thuộc vào
giao điểm của cung cầu lao động
Nói chung, thuế sẽ do cả người lao động và người sử dụng lao động cùng
chịu. Tuy nhiên, nếu D
L
cắt S
L
sau khi đường cung quay vòng như hình 5.10 (b) thì
thuế có thể làm giờ công giảm mạnh hơn mức thuế (w
0
– w
1
> t). Khi đó, thuế sẽ do
Gi


công (w)


w
1
+ t

L
1

w
0

L
0

D
L

L

O

L

O

S
L

w
1


L
1

L
0

Gi


công (w)

w
1
+ t

w
0

w
1

D
L

S
L

C


C

(a)

(b)

Lưu hành nội bộ Biên soan: Ths Nguyễn Việt Dũng
Chương 5: Tổng quan về thuế và tác động của thuế 17

người lao động chịu toàn bộ. Đồng thời, thuế còn làm cung về lao động. Sự thay đổi
hành vi của cá nhân để phản ứng lại với thuế sẽ được bàn đến kỹ hơn trong bài sau.
b./ Thị trường vốn.
Tương tự, phân tích tác động của thuế trong thị trường vốn cũng cần bắt đầu
bằng việc phân tích lại đặc điểm của thị trường vốn. Nếu nền kinh tế đóng, không
có quan hệ ngoại thương với các nước khác thì cung về vốn hoàn toàn do tiết kiệm
trong nước đáp ứng. Khi đó, sẽ hợp lý nếu giả định đường cầu về vốn đi xuống và
đường cung đi lên (lãi suất tăng lên các hãng sẽ có ít cầu về vốn hơn và cá nhân
muốn tiết kiệm nhiều hơn). Khi đó, tác động của thuế giống như với các hàng hóa
khác.
Nhưng nếu nền kinh tế mở và vốn lưu động hoàn toàn giữa các nước thì sẽ
chỉ có một thị trường về vốn, đó là thị trường vốn thế giới. Bất kể khi nào lãi suất
trong nước cao hơn hoặc thấp hơn lãi suất thế giới thì đều xuất hiện một luồng vốn
vào hoặc ra khỏi nước đó để cân bằng lãi suất trong nước với lãi suất quốc tế.
Đường cung về vốn với mỗi nước là đường nằm ngang – doanh nghiệp trong nước
có thể vay bất kỳ một lượng vốn nào tại lãi suất quốc tế. Kết quả, thuế vốn sẽ hoàn
toàn do người vay vốn trong nước gánh chịu (hình 5.5 (c) )











Hình 5.5 (c): Cung hoàn toàn co giãn

Khi đường cung nằm ngang, thuế không làm thay đổi giá cả thị trường nên
người tiêu dùng phải chịu toàn bộ gánh nặng thuế.
P
(đ)

P
0
 P
b
Q
1

P
m

Q
0

S

D


(
Chai rư

u)

D’

O

Lưu hành nội bộ Biên soan: Ths Nguyễn Việt Dũng
Chương 5: Tổng quan về thuế và tác động của thuế 18

Mặc dù trong một thế giới đang có xu hướng tự do hóa và toàn cầu hóa
thương mại như ngày nay, vốn vẫn chưa thể lưu chuyển tự do hoàn toàn giữa các
nước, tức là đường cung về vốn không hoàn toàn nằm ngang, nhưng từ phân tích
trên, có thể rút ra những bài học thực tiễn nhất định. Chính phủ nào bỏ qua tác động
của thương mại quốc tế sẽ thổi phồng khả năng đánh thuế vốn của mình. Nền kinh
tế càng mở thì thuế vốn càng tạo thêm gánh nặng cho những người sản xuất trong
nước đang rất cần vay vốn để phát triển sản xuất.
c./ Thị trường đất đai.
Một đặc điểm phổ biến đối với thị trường đất đai, nhất là đối với đất đai các
vùng đô thị hoặc những nơi đã phát triển lâu đời, là lượng cung về đất thường cố
định. Nói cách khác, đường cung về đất là đường thẳng đứng. Một yếu tố có đường
cung thẳng đứng là người bán sẽ phải chịu toàn bộ thuế đánh vào yếu tố đó (xem
hình 5.5 (d)). Theo hình vẽ này, giá thuê đất ban đầu cân bằng tại P
0
. Sau khi có
thuế, đường cầu dịch chuyển xuống dưới làm giá thuê đất giảm xuống còn P
b
.

Người chủ đất đã phải gánh chịu toàn bộ thuế đất, còn người đi thuê đất vẫn trả một
số tiền không thay đổi so với trước khi có thuế đất (P
m
= P
b
).










Điều này có thể giải thích là vì thuế đất đã được tính vào giá trị đất đai.
Những người mua hoặc thuê đất tiềm năng sẽ hiểu rằng khi họ mua đất là đồng thời
Hình 5.5 (d): Cung hoàn toàn không co giãn

Khi đường cung thẳng đứng, thuế làm giá trị thị trường giảm xuống đúng bằng
mức thuế nên người sản xuất phải chịu toàn bộ thuế
P
(đ)

P
b

Q
1



Q
0
S

(Chai rư

u)

O

P
0



P
m

D

D’

Lưu hành nội bộ Biên soan: Ths Nguyễn Việt Dũng
Chương 5: Tổng quan về thuế và tác động của thuế 19

họ cũng “mua” luôn một dòng trách nhiệm thuế hàng năm trên mảnh đất đó. Điều
này sẽ làm giảm mức độ sẵn sàng trả giá cho mảnh đất. Vì thế, người chịu toàn bộ
gánh nặng thuế này là chủ đất tại thời điểm ban hành thuế. Hiện tượng này được

gọi là hiện tượng vốn hóa vào giá trị tài sản, hay là quá trình các dòng trách nhiệm
thuế được phản ánh vào giá của một tài sản. Qúa trình vốn hóa đã làm việc xác định
phạm vi ảnh hưởng thực sự của thuế đất thêm phức tạp. Biết được chủ nhân hiện tại
của mảnh đất chưa đủ mà còn cần phải biết chủ đất tại thời điểm ban hành thuế đất
nữa, nếu chúng ta muốn biết ai thực sự chịu thuế này.
Nếu cung về đất không cố định, chẳng hạn có thể mở rộng thêm nhờ san lấp
hồ ao, khai khoáng phục hóa…vv thì đường cung đất đai sẽ dốc lên chứ không
thẳng đứng. Khi đó, thuế đất do cả chủ đất và người đi thuê cùng chịu, và mức độ
chịu phụ thuộc vào độ co giãn của cung và cầu về đất đai.
5.2.2. Phân tích phạm vi ảnh hưởng của thuế bằng mô hình cân bằng
tổng thể
5.2.2.1. Phân tích mô hình cân bằng tổng thể.
Khởi đầu để minh họa mô hình cân bằng tổng thể của thuế, chúng ta lấy ví
dụ thuế đánh vào nhà hàng được minh chứng trong hình 5.11. Giả sử đường cầu về
suất ăn có độ co giãn cao.








Trong trường hợp như thế, nếu như Chính phủ đánh thuế T đồng vào nhà
hàng, nó sẽ làm thay đổi cung và nhà hàng gánh chịu toàn bộ gánh nặng thuế.
Hình 5.11: Thị trường bữa ăn
Giá c

/b


a ăn

(P)
P
1
= 20$
Q
2

S
1

Q
1

D

S


su

t ăn/ngày (Q)

O

S
2

T


A

B

Lưu hành nội bộ Biên soan: Ths Nguyễn Việt Dũng
Chương 5: Tổng quan về thuế và tác động của thuế 20

Trong thực tế, nhà hàng không thể tự một mình vận hành mà phải gắn kết với sự
cung cấp lao động, vốn để hoạt động. Đối với nhà hàng, vốn được xem là vốn tài
chính – dùng để đầu tư xây dựng và mua các dụng cụ lao động… Khi đánh thuế T
đồng vào suất ăn thì nhà hàng phải gánh chịu thuế, đồng nghĩa là các yếu tố lao
động và vốn đều gánh chịu thuế.
Chúng ta trở lại thị trường các yếu tố sản xuất như hình 5.12 (a) và (b) dưới
đây minh họa thị trường lao động và thị trường vốn.









Hình 5.11: Thuế đánh vào nhà hàng: Xét các yếu tố lao động và vốn
Như hình 5.11(a) minh họa thị trường lao động. Ở điểm cân bằng ban đầu
(điểm A), tiền lương lao động là w
1
= 8$/giờ và số giờ lao động là H
1

= 1000
giờ/năm. Khi Chính phủ đánh thuế vào nhà hàng, nhà hàng phải gánh chịu thuế
hoàn toàn và họ giảm nhu cầu thuê mướn lao động. Điều này làm cho đường cầu
dịch chuyển từ D
1
xuống D
2
. Vì cung lao động co giãn hoàn toàn (do các nhân viên
dễ dàng tìm kiếm ở chỗ khác/địa phương khác), nên tiền lương không giảm và
người lao động không gánh chịu thuế. Nói tóm lại, thuế đánh vào đầu ra – suất ăn,
sẽ làm giảm nhu cầu lao động, tức là giảm số người lao động ở đây.
Như hình 5.11(b) minh họa thị trường vốn – cung cấp vốn cho nhà hàng.
Trong ngắn hạn, các chủ nhà hàng bị “kẹt vốn” do đã đầu tư vào các tài sản như
nhà cửa, dụng cụ phục vụ cho kinh doanh nhà hàng, trong khi cung vốn trên thị
Ti

n lương

(w)

w
1
= 8$
H
2

B

H
1


Gi


lao đ

ng (H)

O

Hình 5.
11

(a): T
hu
ế

đánh vào
nhà hàng: Xét
theo yếu tố lao động
A

D
1

D
2

T



su

t sinh l

i (r)

Đ

u tư (I)

O

Hình
5.11 (
b
): Thu
ế

đánh vào nhà hàng: Xét
theo yếu tố vốn
r
2
=8%

I
1

= 50tr$


r
1
=10%

B

A

D
1

D
2

S

S

Lưu hành nội bộ Biên soan: Ths Nguyễn Việt Dũng
Chương 5: Tổng quan về thuế và tác động của thuế 21

trường là cố định. Điểm cân bằng ban đầu thị trường vốn là điểm A với lãi suất là r
1

= 10% và đầu tư vào nhà hàng là I
1
= 50tr$. Bởi vì, nhà hàng gánh chịu gánh nặng
thuế toàn bộ, nên họ giảm nhu cầu sử dụng vốn. Điều này kéo theo đường cầu về
vốn dịch chuyển từ D
1

sang D
2
. Tại điểm cân bằng vốn mới là điểm B, lãi suất
giảm xuống còn r
2
= 8%. Vì cung vốn không co giãn trong ngắn hạn, các chủ sở
hữu vốn phải gánh chịu gánh nặng thuế vào nhà hàng dưới hình thức tiền lãi đầu tư
vào nhà hàng giảm xuống từ r
1
xuống r
2
.
5.2.2.2. Các vấn đề cần xem xét trong mô hình phân tích cân bằng tổng
thể
a./ Yếu tố thời gian đối với phạm vi ảnh hưởng của thuế: Ngắn hạn so với
dài hạn.
Sự phân tích tác động của thuế đến hoạt động kinh doanh của nhà hàng như
trên được giả định diễn ra trong thời gian ngắn hạn (chẳng hạn là 1 năm). Tuy
nhiên, trong dài hạn, giả định trên không hợp lý (chẳng hạn 10 năm trở lên). Theo
thời gian, đầu tư vốn vào nhà hàng co giãn. Các nhà đầu tư có thể đóng cửa hoặc
bán nhà hàng và đầu tư vào nơi khác. Như vậy, người chủ sở hữu vốn sẽ không
chịu bất kỳ gánh nặng thuế. Trong dài hạn, vốn có thể co giãn hoàn toàn như là có
sự thay thế trong đầu tư: di chuyển từ địa phương này đến địa phương khác. Cung
lao động hoàn toàn co giãn trong ngắn hạn và sẽ co giãn hơn trong dài hạn khi mà
người lao động có tay nghề cao di chuyển sang địa phương khác, ở nơi không bị
đánh thuế và được trả lương cao.
Có một yếu tố trong tiến trình sản xuất của nhà hàng là đất. Do cung yếu tố
đất cố định, nếu như cả yếu tố lao động và vốn có thể di chuyển để tránh thuế, thì
cách duy nhất để nhà hàng có thể duy trì kinh doanh nếu như họ nộp thuế đất với
thuế suất thấp hơn.

b./ Phạm vi đánh thuế tác động đến ảnh hưởng của thuế.
Hãy xem xét thuế nhà hàng đánh trên diện rộng chứ không phải trong phạm
vi một địa phương. Khi đó, gánh nặng thuế trải đều cho nhiều đối tượng. Mức độ
Lưu hành nội bộ Biên soan: Ths Nguyễn Việt Dũng
Chương 5: Tổng quan về thuế và tác động của thuế 22

chính xác về gánh nặng thuế tùy thuộc vào sự co giãn cung – cầu trong mỗi thị
trường ở từng địa phương. Nhìn chung, nếu như nhu cầu trong thị trường đầu ra ít
co giãn, thì người tiêu dùng gánh chịu gánh nặng thuế.
Phạm vi của thuế có ý nghĩa đối với phân tích phạm vi bởi vì nó quyết định
mức co giãn trong phân tích. Thuế có cơ sở càng rộng thì khó mà tránh thuế. Phản
ứng của người sản xuất và người tiêu dùng đối với thuế sẽ rất nhỏ và không co
giãn.
c./ Sự lan tỏa giữa các thị trường hàng hóa
Đánh thuế vào một thị trường hàng hóa gây tác động lan tỏa đến thị trường
hàng hóa khác. Khi người tiêu dùng gánh chịu bất kỳ gánh nặng thuế đánh vào một
hàng hóa, thì gánh nặng này ảnh hưởng đến tiêu dùng của họ đối với các hàng hóa
khác do dịch chuyển đường giới hạn ngân sách. Sự lan tỏa đến thị trường hàng hóa
khác nghĩa là thuế đánh vào một thị trường có thể tạo ra gánh nặng hay lợi ích đối
với người tiêu dùng và người sản xuất ở thị trường khác.
5.3. TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ ĐẾN HIỆU QUẢ KINH TẾ
Phần này sẽ đề cập đến khía cạnh thứ hai (sau vấn đề công bằng trong phân
phối) của việc đánh thuế, đó là tính hiệu quả. Chúng ta sẽ so sánh các phương pháp
đánh thuế khác nhau để thấy rằng thuế hàng hóa là không hiệu quả, và tìm cách đo
lường sự phi hiệu quả đó. Trên cơ sở những phân tích này, kết hợp với phần trước,
chúng ta sẽ nghiên cứu những kiến nghị của các nhà kinh tế về việc xây dựng một
hệ thống thuế tối ưu, đồng thời chỉ ra những tiêu chuẩn về một hệ thống thuế tối ưu
trong lý thuyết và trong thực tế có sự khác biệt lớn đến như thế nào.
5.3.1. Tính phi hiệu quả của việc đánh thuế
Thuế bao giờ cũng làm thay đổi hành vi của các cá nhân, nhưng dù cho họ có

tìm cách thích ứng thế nào đi chăng nữa thì suy cho cùng họ cũng vẫn phải chịu
thiệt. Phần lợi ích mà cá nhân bị mất đi do thuế sẽ được chuyển sang cho Chính
phủ dưới dạng doanh thu thuế để Chính phủ trang trải cho các khoản chi tiêu công
cộng. Tuy nhiên, thường là tổng độ thỏa dụng mất đi của tất cả những người bị ảnh
Lưu hành nội bộ Biên soan: Ths Nguyễn Việt Dũng
Chương 5: Tổng quan về thuế và tác động của thuế 23

hưởng bởi thuế lớn hơn phần lợi ích Chính phủ thu lại dưới dạng thu thuế. Như
vậy, thuế đã gây ra sự phi hiệu quả, mà người ta thường gọi bằng cái tên là tổn thất
vô ích hay gánh nặng quá mức hay mất trắng của thuế. Tổn thất vô ích (gánh nặng
quá mức, mất trắng) của thuế là phần mất mát trong phúc lợi của xã hội do thuế
gây ra mà không thể bù đắp được bằng doanh thu thuế.
5.3.1.1. Gánh nặng quá mức của thuế từ góc độ lợi ích người tiêu dùng
a./ Xác định gánh nặng quá mức của thuế.
Để thấy rõ thuế đánh vào hàng hóa có thể gây ra gánh nặng quá mức như thế
nào, hãy xét một cá nhân có mức thu nhập cố định được dùng để mua hai loại hàng
hóa gạo và vải. Giá một kg gạo ban đầu là P
x
và một mét vải là P
y
.










Hình 5.12: Đường ngân sách trước và sau thuế đánh vào gạo
Đường giới hạn ngân sách ban đầu của cá nhân đó là AD trong hình 5.12 có
độ dốc là – P
x
/P
y
và cá nhân tố đa hóa độ thỏa dụng tiêu dùng tại điểm E
1
là điểm
tiếp xúc giữa đường ngân sách AD với đường bàng quan cao nhất có thể đạt được
U
i
. Tại E
1
, cá nhân quyết định mua X
1
kg gạo và P
1
mét vải. Để đơn giản, giả định
rằng thị trường đang xem xét là thị trường cạnh tranh hoàn hảo, tức là giá cả hàng
hóa luôn phản ánh đúng chi phí xã hội biên của nó (P = MSC).
Đồng thời, cũng giả định mức chi phí xã hội biên đó không đổi theo mức sản
lượng, có nghĩa là đường cung về sản phẩm là đường nằm ngang. Giả định này sẽ
Vải (m)
Gạo (kg)
A
B
C
D
E

1
X
b
X
1
Y
b
Y
1
O

U
i
F
Y
c

Lưu hành nội bộ Biên soan: Ths Nguyễn Việt Dũng
Chương 5: Tổng quan về thuế và tác động của thuế 24

đảm bảo toàn bộ thuế đánh vào một trong hai loại hàng hóa trên đều sẽ chuyển hết
sang cho người tiêu dùng. Bây giờ, giả sử Chính phủ đánh thuế với thuế suất là t
vào gạo. Vì đường cung về gạo nằm ngang nên thuế này sẽ làm giá gạo mà người
tiêu dùng phải trả tăng lên đến P
x
(1+t). Điều này làm đường ngân sách của cá nhân
xoay vào trong thành đường AF với độ dốc bằng – P
x
(1+t) / P
y

. Sở dĩ đường ngân
sách trước và sau thuế gạo đều có chung giao điểm với trục tung là vì giá vải không
thay đổi nên lượng vải tối đa mà cá nhân mua được (hay giao điểm với trục tung) là
không thay đổi, cho dù trước hay sau khi Chính phủ đánh thuế gạo. Chú ý rằng, với
bất kỳ mức tiêu dùng gạo cho trước nào thì khoảng cách dọc giữa hai đường ngân
sách đều cho ta biết lượng thuế mà Chính phủ thu được tính bằng số mét vải.
Chẳng hạn, tại mức tiêu dùng gạo là X
b
bất kỳ, nếu trước khi có thuế, cá nhân có
thể mua được Y
b
mét vải thì sau thuế, lượng vải có thể mua được chỉ còn là Y
c
.
Lượng vải mà cá nhân không mua được nữa (đoạn BC), thể hiện sự giảm sút thu
nhập do cá nhân đã phải trả thuế gạo cho Chính phủ. Nếu muốn quy đổi lượng thuế
tính bằng mét vải này thành thuế tính bằng tiền, thì chỉ cần lấy BC x P
y
. Để thuận
tiện, giả sử giá vải là 1 đồng. Khi đó, đoạn BC, vừa thể hiện doanh thu thuế tính
bằng lượng vải, vừa thể hiện doanh thu thuế bằng tiền.
Trở lại ví dụ trên, khi đường ngân sách chuyển xuống AF thì cân bằng của
người tiêu dùng chuyển xuống điểm E
2
tương ứng với đường bàng quan U
ii
. Tại
đây, người tiêu dùng đã lựa chọn mua X
2
kg gạo và Y

2
mét vải. Doanh thu thuế mà
Chính phủ thu được lúc này là GE
2
. Tuy nhiên, cần phải đặt ra câu hỏi là nếu Chính
phủ muốn có GE
2
thuế thì liệu có cách đánh thuế nào khác để cá nhân ít bị thiệt
thòi hơn, tức là có thể ở trên một đường bàng quan cao hơn U
ii
hay không? Nói một
cách khác, nếu cùng buộc độ thỏa dụng của cá nhân phải giảm từ mức tương ứng
với đường bàng quan U
i
xuống đường bàng quan U
ii
thì có loại thuế nào mang lại
doanh thu thuế lớn hơn hay không?


Lưu hành nội bộ Biên soan: Ths Nguyễn Việt Dũng
Chương 5: Tổng quan về thuế và tác động của thuế 25











Hình 5.13: Gánh nặng thuế quá mức của thuế gạo
Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cần xác định giá trị bằng tiền tương đơng của
mức thỏa dụng bị mất đi khi cá nhân phải chuyển từ đường bàng quan Ui xuống
Uii. Giá trị này sẽ đúng bằng lượng thu nhập của cá nhân cần phải khấu trừ đi để cá
nhân chuyển từ đường bàng quan Ui xuống Uii. Cần chú ý rằng, khi thu nhập của
cá nhân bị khấu trừ đi thì đường ngân sách của anh ta sẽ dịch chuyển song song vào
trong. Vì thế, muốn xác định giá trị tương đương của phần lợi ích tiêu dùng bị giảm
xuống do thuế, ta chỉ cần vẽ một đường ngân sách mới song song với đường AD và
tiếp xúng với Uii, tức là đường HI trong hình 5.13. Khoảng cách dọc giữa đường
HI và AD, hay đoạn ME
3
, chính là giá trị tương đương của mức thỏa dụng suy
giảm. Nói cách khác, nếu Chính phủ có cách đánh một loại thuế nào đó làm thu
nhập của cá nhân bị giảm đi ME
3
đồng nhưng không làm thay đổi giá tương đối của
các hàng hóa thì điều đó sẽ làm độ thỏa dụng của cá nhân giảm đi đúng bằng việc
đánh thuế gạo với thuế suất t. Loại thuế buộc các cá nhân phải trả một lượng cố
định, không phụ thuộc vào hành vi tiêu dùng và tích lũy của cá nhân. Như vậy,
được gọi là thuế khoán hay thuế trọn gói. Tác động của loại thuế khoán với mức
thu nhập bằng ME
3
sẽ làm đường ngân sách dịch chuyển song song từ AD xuống
HI. Nhưng ME
3
lại chính bằng GN nên thuế khoán đã mang lại về cho Chính phủ
một doanh thu thuế bằng GN. Trong khi đó, thuế gạo lại chỉ mang về cho Chính
phủ một doanh thu thuế bằng GE

2
. Vì thế, chênh lệch giữa hai đoạn thẳng này là
đoạn NE
2
, chính là gánh nặng quá mức hay tổn thất vô ích do thuế gạo gây ra.
Y
2

F
Vải (m)
Gạo (kg)
A
G
E
2
D
E
1
X
2
X
1
H

Y
1
O

U
i

I
Y
3
U
ii
X
3
N

×