H
H
ội đồng cố vấn nghệ thuật:
ội đồng cố vấn nghệ thuật:
o
Viện sĩ thông tấn hàn lâm viện Châu Âu, Khoa học,
Văn chương, Nghệ thuật:
Giáo sư – Tiến sỹ Trần Văn Khê
o
Giải thưởng nhà nước – Nhà viết kịch Lê Duy Hạnh
o
Nhà sử học Dương Trung Quốc
Tác giả kịch bản - Tổng đạo diễn:
Tác giả kịch bản - Tổng đạo diễn:
Đạo diễn Lê Qúy Dương
Đơn vị thực hiện:
Đơn vị thực hiện:
Công ty TNHH Lê Quý Dương
HỘI ĐỒNG CỐ VẤN VÀ ĐƠN VỊ THỰC HIỆN
HỘI ĐỒNG CỐ VẤN VÀ ĐƠN VỊ THỰC HIỆN
LỜI MỞ ĐẦU
Thủy tổ Bách Việt khi đản sinh đã mang dòng máu Rồng Tiên, kề bên nhịp đập
con tim mẹ Âu Cơ mà lớn khôn cứng cáp, sát từng hồi trống lệnh cha Lạc Long
Quân mà gây dựng giang sơn. Kế thừa tâm nguyện khai vương lập quốc của tiên
tổ, mỗi người con đất Việt đều tự thân phát huy cơ đồ, tạo dựng sự nghiệp và tự
tôn tinh thần dân tộc mặc cho bao biến cố lịch sử và thăng trầm thời cuộc suốt 4000
năm. Ấy là tinh thần tự lập tự cường đáng quý lắm thay.
Ngược dòng binh biến, đã nghe tiếng trống Mê Linh vang lên oai nghiêm theo Hai Bà Trưng dấy quân quét sạch
nhà Hán để trả thù nước khôi lại nghiệp xưa, hay hồi trống Tây Sơn cất lên hào hùng cùng Quang Trung
khởi binh đại phá quân Thanh cho thiên hạ thái bình. Khúc ca khải hoàn luôn đi cùng với tiếng trống, vậy
trống chẳng phải là âm thanh của hào khí dân tộc và tình yêu đất nước đó sao?!
Xuôi dòng thời đại, quần hùng không còn chứng kiến cảnh rừng đao biển kiếm, nhưng đâu đó ý chí và nghị lực
luôn bị thử thách bởi con tạo nơi thương trường. Để rồi không ít thế hệ các doanh nhân từ hai bàn tay trắng
mà vươn lên xây dựng được sản nghiệp vững chắc, đóng góp cho đất nước Việt Nam thêm phồn hoa, hưng
thịnh. Một lần nữa, tiếng trống lại vang lên trong mỗi dịp khánh thành một cơ ngơi mới, hay khơi mào cho
một phiên giao dịch đầy hứa hẹn... Tiếng trống này phải chăng là âm thanh của thái bình và an lạc?!
THƯ NGỎ CỦA TỔNG ĐẠO DIỄN CHƯƠNG TRÌNH – TỔNG GIÁM ĐỐC CÔNG TY TNHH LÊ
QUÝ DƯƠNG
Theo hành trình ngợi ca công lao mở cõi của cha ông và tôn vinh cái hậu của người làm kinh doanh, Festival Huế
năm 2012 được xây dựng bởi một tiết mục đặc sắc với tên gọi: “Lễ hội Trống và các nhạc cụ Gõ quốc tế” – được
xác định là có quy mô lớn nhất trong năm ở cùng thể loại với sự tham gia của nhiều nghệ nhân và doanh nhân tri
thức, như một sự kiện trọng điểm nhằm kích hoạt toàn bộ chương trình Lễ hội văn hóa tại Huế và là sự khởi đầu
may mắn cho kế hoạch phát động Năm Du lịch Quốc gia 2012 theo như chủ trương của Chính phủ. Để sự kiện
này được thành công tốt đẹp, ngoài sự nỗ lực đóng góp chất xám của đội ngũ nghệ sỹ tham gia chương trình, còn
rất cần sự nhiệt thành ủng hộ tài vật của các đấng Mạnh Thường Quân, bất kể là nữ tướng hay người hùng áo vải
cờ đào, có nguyện vọng chung sức cùng Nhà sản xuất, đồng lòng cùng Ban tổ chức Festival Huế để hồi trống
khai mạc được vang xa, và để sự “cho đi” thêm bội phần ý nghĩa.
Hỡi những bậc Nhân – Trí – Dũng, người bấy lâu nay đứng đằng sau các sự kiện kinh tế nước nhà, nay hãy chọn
vị trí của mình sau những chiếc trống mà cầm dùi đánh lên âm thanh oai hùng, vang lên tiếng trống bách chiến
bách thắng để khơi nguồn thịnh vượng, âm vang hào khí cho sơn hà xã tắc. Hoàng thiên bất phụ hảo tâm nhân:
Mọi thành ý của quý vị đều được ghi nhận và các quyền lợi sẽ được đền đáp xứng đáng, tại một sự kiện đang
được quan tâm hàng đầu bởi chính quyền cùng toàn thể cộng đồng trong, cũng như ngoài nước này.
Xin chân thành cảm tạ
TP.HCM, 5/9/2011
Thân gửi: Các Cơ quan, Doanh nghiệp và các Mạnh Thường Quân
Trong văn hóa nghệ thuật ca vũ nhạc của nước Việt Nam, trống chiếm một vị trí vô
cùng quan trọng.
Trong làng xã: tiếng trống báo cho dân trong làng những sự cố bất thường: cháy
nhà, chết đuối… và những sinh hoạt bình thường. Tiếng trống trong trường học,
trống canh suốt đêm trường và trong tất cả các lễ hội: cúng Đình, cúng Kỳ yên, trống
khai tràng cho các cuộc lễ Phật giáo lớn, trống Bát nhã. Và trong những dịp Tết Nguyên
Đán, Tết Trung Thu (trống múa lân, múa rồng).
Trong nghệ thuật sân khấu: hát chèo, hát bội… người đánh trống là nhạc sỹ chỉ huy cho dàn nhạc.
Trong các bộ môn âm nhạc liên quan đến tín ngưỡng như Chầu văn (miền Bắc), Hầu văn (miền Trung), Rỗi
bóng (miền Nam)… tiếng trống cũng chiếm một vai trò quan trọng. Tại tỉnh Thanh Hóa, có loại trống ngũ lôi,
hằng năm được năm thanh niên chưa vợ trong làng đánh vào dịp đầu năm. Sự kiện đó còn được ghi lại trong
quyển “Dịch vọng tiền xã để niên sự lệ”.
Ngoài ra, trong cung đình ban Đại nhạc dùng đến bốn trống nhạc lễ hòa tấu với bốn cây kèn bầu. Trống còn
được dùng trong các điệu múa Tứ linh, Phụng vũ, Phiến vũ, Lục cúng hoa đăng…
Xem qua các nước trong vùng Đông Á, trống cũng chiếm một vai trò quan trọng trong các Lễ hội dân gian hay
cung đình, trong các nghệ thuật sân khấu: Jingxi – Trung Quốc, Hát Nô, Hát Kabuki - Nhật Bản, Nông Ak -
Triều Tiên và trong các tiết mục đặc biệt như một diễn viên độc tấu với chín cái trống vừa múa vừa mặc áo tràng
(giống như các ni- cô thường mặc).
THƯ ỦNG HỘ TỪ GIÁO SƯ - TIẾN SỸ TRẦN VĂN KHÊ
Trong các nước khác : Ấn Độ (Tabla, miền Bắc: Mridangam), Ba Tư (Dombak: cũng gọi là Zarb), nghệ thuật
đánh trống rất tinh vi nhứt là trong các loại tiết tấu có chu kỳ.
Trong các nước Đông Nam Á, tiếng trống không có tầm quan trọng như các nước kể trên nhưng những dàn nhạc
thuộc bộ gõ rất đa dạng và phong phú giống như các dàn nhạc cồng chiêng của Tây Nguyên, như Piphat (Thái
Lan), Pin Peat (Campuchia), Piphat (Lào), Pat Waing (Miến Điện), Gamelang (Indonesia).
Bên Châu Phi, có nhiều loại trống đặc biệt mà người bản xứ gọi là loại trống biết nói (talking drums).
Việc tổ chức Festival “Trống và các Nhạc cụ gõ quốc tế” là một dịp có thể ghi lại những nét đặc thù của tiếng
trống và bộ gõ của Việt Nam.
Lê Quý Dương là một đạo diễn đẳng cấp với những sáng tạo mới lạ và khả năng dàn dựng các chương trình có
quy mô lớn, đòi hỏi tính hoành tráng và tổng thể cao. Tôi thực sự hoan nghinh người tác giả - đạo diễn trẻ có tri
thức và trí thức, nhưng hơn cả là có một tấm lòng với quê hương đất nước, với văn hóa nghệ thuật dân tộc.
Vì những lẽ trên, tôi hoàn toàn ủng hộ dự án “Trống và các nhạc cụ gõ quốc tế” của đạo diễn Lê Quý Dương.
Tôi mong rằng sẽ có nhiều cơ quan trong chính quyền và nhiều Mạnh Thường Quân trong các giới, đặc biệt là
các Doanh nghiệp ủng hộ nhiệt liệt chương trình này để cho Festival Huế 2012 không kém phần hoành tráng và
phong phú so với các Festival trước.
Bình Thạnh, ngày 07 tháng 9 năm 2011
GS.TS Trần Văn Khê