Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Chương 2: Giáo thực định tuyến EIGRP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (508.41 KB, 21 trang )

Giáo trình khóa học BSCI Chƣơng 2 - EIGRP
21

CHƢƠNG 2: EIGRP

2.1. Tổng quan
- EIGRP là giao thức định tuyến distance vector nâng cao.
- EIGRP là một phát triển riêng của Cisco nhằm khắc phục các nhược điểm của
RIP/IGRP và có những ưu điểm như dễ cấu hình, độ hội tụ nhanh, tiết kiệm tài nguyên mạng
khi trao đổi thông tin, sử dụng địa chỉ multicast để liên lạc, khả năng sử dụng hiệu quả băng
thông, hỗ trợ VLSM và vấn đề mạng không liên tục (discontiguous network).
- Các giao thức định tuyến nhóm classless được thiết kế để khắc phục các hạn chế của
định tuyến classful, trong đó bao gồm các đặc điểm sau:
o Không gian địa chỉ được sử dụng hiệu quả
o Hỗ trợ VLSM. Các cổng của router trong cùng một network có thể có các giá trị
subnet mask khác nhau
o Hỗ trợ cho việc sử dụng CIDR
o Các route có thể được summary.
- Để sử dụng các ưu điểm của quá trình định tuyến classless, Cisco tạo ra lệnh ip
classless. Lệnh này hiện được cấu hình mặc định trong các phiên bản IOS hiện hành.
Bảng 2.1 - Các thuật ngữ EIGRP
Thuật ngữ
Định nghĩa
Neighbor
Một router đang chạy EIGRP và kết nối trực tiếp với router
hiện hành cũng đang chạy EIGRP.
Neighbor table
Một danh sách của các router, bao gồm địa chỉ IP, các
interface đi ra ngoài, hold-time, SRTT và thời gian uptime.
Bảng này cũng chứa các thông tin chỉ ra router láng giềng đã
thêm vào bảng được bao lâu. Bảng này được xây dựng từ các


thông tin nhận được từ các gói hello.
Routing table
Bảng định tuyến. Bảng này chứa danh sách các mạng hiện có
và đường đi tốt nhất về các mạng này. Một route EIGRP sẽ
được đưa vào bảng định tuyến khi route loại feasible
successor được chỉ ra.
Giáo trình khóa học BSCI Chƣơng 2 - EIGRP
22

Topology table
Một bảng chứa tất cả các đường đi được quảng bá bởi các
router láng giềng. Đây là danh sách tất cả các route dự phòng,
route tốt nhất, giá trị AD và các interface. Giải thuật DUAL sẽ
tính toán trên bảng topology này để xác định successor và
feasible successor để xây dựng một bảng định tuyến.
Hello
Một thông điệp được dùng để duy trì bảng các router láng
giềng. Các gói hello này được gửi định kỳ và được gửi theo
kiểu không tin cậy.
Update
Một gói EIGRP chứa các thông tin thay đổi về mạng. Các gói
này được gửi theo cơ chế tin cậy. Nó được gửi chỉ khi có một
thay đổi ảnh hưởng đến router:
- Khi một router láng giềng xuất hiện;
- Khi một router láng giềng đi từ trạng thái active sang
trạng thái passive;
- Khi có một sự thay đổi trong tính toán metric cho một
địa chỉ mạng đích.
Query
Được gửi từ router khi router mất một đường đi về một mạng

nào đó. Nếu không có đường đi dự phòng (feasible
successor), router sẽ gửi ra các gói tin truy vấn (query) để hỏi
về đường đi dự phòng. Khi này router sẽ chuyển sang trạng
thái active. Các gói tin truy vấn của EIGRP được gửi ra theo
kiểu tin cậy.
Reply
Là một trả lời cho gói tin query. Nếu router không có thông
tin nào trong gói reply, router sẽ gửi gói query đến tất cả các
router láng giềng. Một unicast sẽ được gửi lại.
ACK
Bản chất là một gói tin Hello nhưng không có dữ liệu bên
trong.
Hold time
Giá trị được thiết lập trong gói hello. Thời gian hold time này
sẽ xác định router sẽ đợi một khoảng thời gian bao lâu trước
khi công bố là mạng bị down. Thông tin này được để trong
bảng neighbor.
Giáo trình khóa học BSCI Chƣơng 2 - EIGRP
23

Smooth Round-
Trip Time
(SRTT)
Khoảng thời gian router phải đợi sau khi gửi một gói tin để
nhận được ACK. Thông tin này được giữ trong bảng neighbor
và được dùng để tính khoảng thời gian RTO.
Retransmission
Timeout (RTO)
RTO sẽ xác định khoảng thời gian mà router phải chờ trước
khi truyền một gói tin.

Reliable
Transport
Protocol (RTP)
Đây là cơ chế được dùng để xác định các yêu cầu mà một gói
được phân phối theo thứ tự.
Diffusing Update
Algorithm
(DUAL)
Một giải thuật được thực hiện trên bảng topology để giúp
mạng hội tụ. Giải thuật này dựa trên việc router phát hiện
những thay đổi trong một khoảng thời gian xác định. Vì giải
thuật là được tính toán đồng thời, nó sẽ đảm bảo mạng không
bị loop.
Advertise
Distance
Chi phí của đường đi đến mạng ở xa từ router láng giềng.
Feasible distance
(FD)
Đường đi tốt nhất đến một mạng.
Feasible condition
(FC)
Điều kiện để tồn tại một Feasible successor (FS) khi một láng
giềng báo cáo một giá trị AD thấp hơn giá trị FD.
Feasible
successor (FS)
Khi router láng giềng báo về giá trị AD thấp hơn giá trị FD
của router. FS là router kế tiếp trong trạng thái FC.
Successor
Router kế tiếp truyền giá trị FC. Successor được chọn lựa từ
các giá trị FS vì nó có giá trị thấp nhất đến mạng ở xa.

Stuck in Active
(SIA)
Trạng thái đạt được khi router gửi ra các gói tin và chờ ACK.
Router vẫn ở trạng thái active cho đến khi nào tất cả các ACK
được nhận về. Nếu các ACK không trở về sau một khoảng
thời gian nào đó, router sẽ duy trì trạng thái SIA cho route đó.
Query scoping
Thiết kế mạng để giới hạn phạm vi truy cập của các gói query.
Phạm vi này sẽ chỉ ra gói tin query có thể đi đến đâu. Điều
này là cần thiết để ngăn ngừa SIA.
Giáo trình khóa học BSCI Chƣơng 2 - EIGRP
24

Active
Trạng thái của route khi mà có một thay đổi về mạng nhưng
sau khi kiểm tra bảng topology, không có FS nào được tìm
thấy. Route sẽ được gán giá trị active và router sẽ truy vấn các
router láng giềng cho những route dự phòng.
Passive
Một đường đi đang trong trạng thái passive. Nếu đường đi bị
mất, router sẽ kiểm tra bảng topology để tìm ra FS. Nếu có
một FS, route này sẽ được đặt trong bảng định tuyến. Nếu
không, router sẽ truy vấn các router láng giềng và đưa route
vào trạng thái active.
2.2. Metric
EIGRP và IGRP có cùng cách tính metric, tuy nhiên metric của EIGRP bằng metric của
IGRP nhân với 256 do IGRP có trường metric là 24 bit trong khi EIGRP có trường metric là
32 bit:
EIGRP Metric = IGRP Metric * 256
2.3. Thiết lập quan hệ láng giềng trong EIGRP

Không giống IGRP, EIGRP cần phải thiết lập quan hệ láng giềng trước khi gửi cập nhật
định tuyến bằng cách trao đổi gói tin hello qua địa chỉ multicast 224.0.0.10 sau khoảng thời
gian 5 giây (hay 60 giây đối với kết nối có băng thông thấp hơn T1). Thời gian holdtime là
thời gian tối đa mà router phải chờ trước khi reset lại quan hệ láng giềng nếu không nhận
được gói tin hello, thời gian này gấp 3 lần thời gian hello time (15 giây hay 180 giây đối với
kết nối có băng thông thấp hơn T1). Khi đã thiết lập quan hệ láng giềng, bảng quan hệ láng
giềng table sẽ như sau:
R1# show ip eigrp neighbors
IP-EIGRP neighbors for process 1
H Address Interface Hold Uptime SRTT RTO Q
Seq
(sec) (ms) Cnt
Num
2 10.1.200.2 Se0/0/0 10 00:03:03 24 200 0 53
1 10.1.100.3 Fa0/0 14 09:22:42 269 1614 0 54
0 10.1.100.2 Fa0/0 11 09:22:42 212 1272 0 59
Giáo trình khóa học BSCI Chƣơng 2 - EIGRP
25

Bảng 2.2 - Các thuật ngữ trong lệnh "show ip eigrp neighbors"
Thuật ngữ
Định nghĩa
H
Danh sách các quan hệ láng giềng mà router đã thiết
lập được.
Address
Địa chỉ IP của router EIGRP láng giềng.
Interface
Cổng nhận thông tin của router EIGRP láng giềng.
Hold

Thời gian holddown-timer, nếu mang giá trị 0 sẽ xoá
bỏ quan hệ láng giềng.
Uptime
Thời gian đã thiết lập quan hệ láng giềng.
SRTT (Smooth
Round Trip Time)
Thời gian trung bình để đảm bảo gửi và nhận gói tin
EIGRP.
RTO (Round Trip
Timeout)
Thời gian router phải chờ để truyền lại gói tin nếu
router không nhận được gói tin.
Q Count (Queue
Count)
Số lượng gói tin EIGRP chờ để gửi đến router EIGRP
láng giềng.
Sequence Number
Số tuần tự của gói tin EIGRP cuối cùng nhận được từ
router EIGRP láng giềng.
2.4. Tạo ra bảng topology
Sau khi các router đã biết các router láng giềng, nó có thể tạo ra một cơ sở dữ liệu của các
feasible successor. Các router láng giềng và các đường đi tốt nhất được giữ trong bảng
topology này. Điều cần chú ý là bảng topology chứa đường đi của tất cả các routes trong một
hệ thống mạng chứ không chỉ là các router có đường đi tốt nhất và các routes dự phòng. Các
tuyến đường khác được gọi là các khả năng. Bảng topology trong EIGRP sẽ quản lý việc chọn
lựa route để thêm vào bảng định tuyến của router. Bảng topology bao gồm các thông tin như
sau:
- Một route nào đó là ở trạng thái active hay passive
- Cập nhật có gửi đến các router láng giềng hay không
- Một gói tin truy vấn đã gửi về router láng giềng. Nếu có thông tin trong cột này của

bảng, đã có ít nhất một route đang được đánh dấu như active
Giáo trình khóa học BSCI Chƣơng 2 - EIGRP
26

- Nếu một gói tin đã được gửi đi, một cột khác trong bảng sẽ theo dõi là có bất cứ một
trả lời nào từ router láng giềng.
- Các mạng ở xa
- Địa chỉ mạng và giá trị subnet của các mạng
- Giá trị metric của các mạng ở xa, gọi là FD.
- Giá trị metric của các mạng ở xa được quảng bá bởi router kết nối trực tiếp, giá trị này
còn gọi là AD.
- Giá trị next-hop
- Cổng đi ra của các router được dùng để đến router next-hop
- Tuyến đường tốt nhất được chỉ ra ở dạng hop-count
Bảng topology được xây dựng từ các gói tin update giữa các router láng giềng và được trả
lời bởi các truy vấn từ router. Các gói tin trả lời được gửi ra nhằm đáp ứng với các gói tin truy
vấn. Các gói tin truy vấn và gói trả lời được dùng giải thuật DUAL sẽ được gửi đi một cách
tin cậy dùng module RTP của Cisco. Nếu một router không nghe một ACK trong một khoảng
thời gian cho trước, nó sẽ truyền lại gói như một dạng unicast.
Nếu không nhận được một gói tin trả lời sau 16 lần cố gắng, router sẽ đánh dấu router láng
giềng là đã chết. Mỗi lần một router gửi ra một gói tin, RTP sẽ tăng chỉ số thứ tụ lên 1. Router
phải nghe trả lời từ tất cả các router trước khi nó có thể gửi các gói tin kế tiếp. Thời gian xây
dựng bảng topology càng ngắn nếu router không phải truyền các gói tin unicast.
2.5. Duy trì bảng topology
Có ba nguyên nhân làm cho một bảng topology phải được tính toán lại
- Router nhận được một thay đổi khi có một mạng mới. Mạng mới này có thể là một
mạng ở xa hoặc một cổng kết nối trực tiếp của router được up lên.
- Router thay đổi giá trị successor trong bảng topology và bảng định tuyến trong các
tình huống như bảng topology nhận được một trả lời hoặc một truy vấn từ các router
láng giềng. Hoặc trong một tình huống khác là có một cấu hình đã làm thay đổi cost

của kết nối.
- Router nhận được một thay đổi từ router láng giềng khi một mạng không còn tồn tại.
Các thay đổi này có thể là bảng topology nhận được một truy vấn, một gói tin trả lời
hoặc một cập nhật chỉ ra rằng mạng ở xa đang bị down. Một tình huống khác là bảng
router láng giềng không nhận được gói hello trong khoảng thời gian hold-time. Hoặc
một mạng là kết nối trực tiếp nhưng bị down.
Giáo trình khóa học BSCI Chƣơng 2 - EIGRP
27


Hình 2.1 - Duy trì bảng topology
2.6. Thêm một network vào bảng topology của EIGRP
Giả sử một router nằm ở lớp access kết nối vào một hệ thống mạng mới. Người quản trị
mạng đã kết nối và cấu hình một cổng Ethernet khác vào phòng dịch vụ mà phòng dịch vụ
này di dời sang một toà nhà khác.

Hình 2.2 - Cập nhật bảng với một router mới
Giáo trình khóa học BSCI Chƣơng 2 - EIGRP
28

Một mạng mới sẽ được truyền đến tất cả các router như sau:
- Ngay khi router nhận biết được có một mạng mới, Router A bắt đầu gửi gói tin hello
ra các cổng giao tiếp mới. Sẽ không có router nào trả lời vì đây là một router cho phép
kết nối đến các thiết bị đầu cuối khác. Sẽ không có entry nào trong bảng neighbor vì
không có router láng giềng nào trả lời gói tin hello. Sẽ có một entry xuất hiện trong
bảng topology vì đây là một mạng mới.
- EIGRP sau khi nhận ra có một thay đổi, bắt buộc phải gửi một cập nhật đến tất cả các
router láng giềng của nó về mạng mới xuất hiện. Giá trị bit ban đầu chỉ ra rằng cập
nhật sẽ bao gồm các entry đầu tiên trong quá trình thiết lập một láng giềng mới. Các
cập nhật này được theo dõi trong bảng topology và bảng neighnor bởi vì các cập nhật

này là hướng kết nối. Các gói tin ACK từ các router láng giềng phải nhận được trong
một khoảng thời gian cho phép.
- Router A, sau khi đã thêm mạng mới vào bảng topology, sẽ cập nhật luôn mạng mới
này vào bảng định tuyến. Mạng mới sẽ bị đánh dấu như là passive bởi vì nó đang hoạt
động. Khi công việc của Router A hoàn tất, Router D sẽ bắt đầu. Do Router D hoạt
động như một thiết bị ở lớp Distribution, Router A là router kết nối Router A, Router
B và Router C vào phần còn lại của mạng. Các router láng giềng của nó sẽ là các
router trên mỗi tầng và các router khác trong toà nhà.
- Sau khi nghe cập nhật từ Router A, Router D bắt đầu cập nhật chỉ số thứ tự trong bảng
neighbor và thêm mạng mới vào bảng topology. Router sẽ tính giá trị FD và các được
đi tốt nhất (successor) sẽ được đặt vào bảng định tuyến. Sau đó router sẽ gửi một cập
nhật đến tất cả các router láng giềng của nó, ngoại trừ các Router A, Router B và
Router C. Luật split horizon vẫn được tuân thủ. Router B và Router C được cập nhật
trong cùng một cách và cùng một thờI điểm như Router D.
2.7. Xóa một đƣờng đi ra khỏi bảng topology
Quá trình xóa một đường đi ra khỏi một router EIGRP thì phức tạp hơn. Trong qui trình
này, chú ý đến Router D:
- Nếu một mạng kết nối đến Router A là bị down, Router A sẽ cập nhật bảng topology,
bảng định tuyến và gửi một cập nhật đến các router láng giềng.
- Khi Router D nhận được cập nhận, nó sẽ cập nhật bảng neighbor và bảng topology của
nó.
- Router D sẽ tìm một đường đi dự phòng. Vì chỉ có một đường đi duy nhất đến mạng ở
xa, sẽ không có đường đi dự phòng nào được tìm thấy.
Giáo trình khóa học BSCI Chƣơng 2 - EIGRP
29

- Router sẽ gửi một truy vấn đến các router láng giềng của nó. Đường đi lúc này được
đánh dấu là active.
- Các gói tin truy vấn sẽ được theo dõi. Khi tất cả các trả lời là nhận được, router sẽ cập
nhật bảng router láng giềng và các bảng topology.

- Giải thuật DUAL sẽ bắt đầu tính toán ngay khi các thay đổi về mạng được cập nhật.
Giải thuật này sẽ tính ra đường đi tốt nhất để đặt vào bảng định tuyến.
- Vì không có đừơng đi dự phòng nào đang tồn tại, các router láng giềng sẽ trả lời rằng
nó không có đường đi.
- Trước khi các router láng giềng trả lời, các router này sẽ tiếp tục truy vấn các router
láng giềng của nó. Bằng cách này, quá trình tìm kiếm một đường đi dự phòng sẽ mở
rộng ra toàn mạng.
- Khi không có router nào có khả năng cung cấp đường đi đến một mạng nào đó, tất cả
các router sẽ xóa route đó ra khỏi bảng topology của nó.
2.8. Tìm một đƣờng đi dự phòng về một mạng ở xa
Khi đường đi về một mạng nào đó bị mất, EIGRP sẽ tìm các tuyến đường dự phòng. Quá
trình này là một trong những ưu điểm chính của EIGRP. Phương thức mà EIGRP dùng để tìm
đường đi dự phòng thì rất nhanh và rất tin cậy.

Hình 2.3 - Tìm các đƣờng đi dự phòng
Giáo trình khóa học BSCI Chƣơng 2 - EIGRP
30

Các sự kiện sau đây sẽ xảy ra khi Router G bị down:
- Router D gửi traffic về Router G.
- Router D sẽ tìm trong bảng topology. Bảng này có tất cả các mạng và đường đi về
mạng này để xác định xem có một đường đi dự phòng nào không. Nghĩa là Router D
đang tìm kiếm một FS.
- Một FS sẽ được xác định. Bảng topology sẽ có một AD và một FD cho tất cả các route
hoặc các successor. Thông tin này bao gồm giá trị metric qua đó route sẽ được chọn
lựa.
- Router D sẽ thêm các đường đi dự phòng về Router X thông qua Router H. Các đường
đi dự phòng này sẽ tìm thấy trong bảng topology mà không bị chuyển sang chế độ
active bởi vì giá trị AD vẫn nhỏ hơn giá trị FD. Giá trị AD là 5. Giá trị FD là 15.
Router cần phải gửi các cập nhật đến các router láng giềng của bó bởi vì giá trị AD đã

thay đổi.
- Nếu router không có một giá trị FS, nó sẽ đặt route đó vào trạng thái active khi nó
đang truy vấn các router khác về các đường đi dự phòng.
- Sau khi tìm kiếm trong bảng topology, nó có một đường đi FS là tìm thấy, router sẽ trả
lời lại bằng đường đi dự phòng. Đường đi dự phòng sẽ được thêm vào bảng topology.
- Bảng định tuyến sẽ được cập nhật.
- Route đó sẽ được đặt vào trạng thái passive khi router chuyển về trạng thái forwarding
bình thường cho đến khi có một thay đổi kế tiếp trong mạng.
- Nếu một router láng giềng đã được truy vấn và không có đường đi dự phòng hoặc FS,
nó sẽ đặt route đó vào trạng thái active và truy vấn những router láng giềng của nó.
- Nếu không có bất cứ một trả lời nào tìm thấy, các gói tin sẽ tiếp tục truyền cho đến khi
nào nó đến ranh giới của mạng hoặc của AS.
Khi router gửi ra một gói tin truy vấn, nó sẽ lưu trong bảng topology. Cơ chế này đảm bảo
các gói tin trả lời nhận được trong khoảng thời gian cho phép. Nếu một router không nhận
được một gói trả lời, router láng giềng sẽ bị xóa ra khỏi bảng láng giềng. Tất cả các network
hiện được chứa trong bảng topology cho láng giềng đó sẽ được gửi truy vấn. Thỉng thoảng, do
các kết nối là chậm do băng thông thấp, các vấn đề mới có thể xảy ra. Đặc biệt là khi một
router không nhận được các trả lời từ tất cả các truy vấn đang được gửi ra. Trạng thái này gọi
là SIA. Các router láng giềng không có trả lời sẽ bị xóa ra khỏi bảng neighbor và giải thuật
DUAL sẽ giả sử rằng có một gói reply nhận được với giá trị là vô hạn.
Giáo trình khóa học BSCI Chƣơng 2 - EIGRP
31

2.9. The Diffusing Update Algorithm
EIGRP sử dụng giải thuật DUAL để quảng cáo các route đến các láng giềng và chọn
đường đi đến đích. Một số khái niệm dùng trong giải thuật này như sau:
Feasible distance (FD) – FD là metric nhỏ nhất để đi đến đích theo một tuyến xác định.

Hình 2.4 - Giải thuật DUAL
Reported distance (RD) – RD là metric đi đến đích được quảng cáo bởi upstream router

EIGRP láng giềng.

Hình 2.5 - Tính toán giải thuật DUAL
Feasibility condition (FC) – FC là điều kiện yêu cầu để RD < FD nhằm đảm bảo hình
thành các loop-free đường đi khi xây dựng bảng topology.
Giáo trình khóa học BSCI Chƣơng 2 - EIGRP
32

EIGRP successor – Successor là router EIGRP láng giềng thoả mãn điều kiện FC và có
metric nhỏ nhất đi đến đích. Successor được dùng như là next hop để chuyển tiếp gói tin đi
đến mạng đích.
Feasible successor – Feasible successor là router EIGRP láng giềng thoả mãn điều kiện
FC nhưng không được chọn là Successor nên thường dùng như các tuyến dự phòng.

Hình 2.6 - Tính toán bảng định tuyến
Router B được chọn là successor vì Router B có FD nhỏ nhất (metric =121) để đến
network 7 khi xuất phát từ A. Để chọn feasible successor, Router A kiểm tra RD của các
router EIGRP láng giềng (RD(H) = 30, RD(D) = 140) xem có nhỏ hơn FD của successor hay
không (FD = 121).
Router H sẽ được chọn làm feasible successor vì có RD = 30 nhỏ hơn FD =121 của
successor. Router D không là successor hay feasible successor vì có RD = 140 > 121 và do đó
không thoả mãn điều kiện FC.
Passive route – Passive route là router có một successor đúng đi đến đích.
Active route – Active route là router mất quyền làm successor và không có feasible
successor thay thế, khi đó router phải tìm các route khác để đi đến đích.
2.10. EIGRP Reliable Transport Protocol
Có 5 loại gói tin EIGRP chia làm 2 loại: reliable EIGRP packet (Update, Query, Reply) và
unreliable EIGRP packet (Hello, Acknowledgment).
Hello – Gói tin Hello được dùng để thiết lập quan hệ láng giềng trên đường truyền.
Giáo trình khóa học BSCI Chƣơng 2 - EIGRP

33

Acknowledgment – Gói tin Acknowledgment được dùng báo hiệu nhằm đảm bảo phân
phối tin cậy các gói tin EIGRP. Tất cả các gói tin EIGRP được gửi đến địa chỉ multicast nhóm
EIGRP là 224.0.0.10. Vì có nhiều thiết bị nhận nên cần một giao thức để đảm bảo phân phối
tin cậy các gói tin EIGRP là giao thức RTP (Reliable Transport Protocol). Khi gói tin reliable
EIGRP packet được gửi đến router EIGRP láng giềng, router gửi mong muốn được hồi đáp để
đảm bảo gói tin này đã gửi đến router EIGRP láng giềng.
Update – Gói tin Update chứa các cập nhật định tuyến EIGRP gửi đến EIGRP router
EIGRP láng giềng.
Query – Các gói tin Query được gửi đến router EIGRP láng giềng khi route không sẵn
sàng và router cần biết trạng thái của route để đạt hội tụ nhanh.
Reply – Các gói tin Reply chứa trạng thái các route được gửi để đáp lại gói tin Query.
2.11. EIGRP hỗ trợ mạng không liên tục (discontigous network) và VLSM

Hình 2.7 - Mạng không liên tục
Router B kết nối với mạng 192.168.8.128/25 muốn quảng cáo đến Router A qua mạng
10.1.1.0/24. Mặc định , EIGRP là giao thức định tuyến dạng classful; Router B sẽ tiến hành
tóm tắt (autosummarize) mạng này về địa chỉ lớp mạng mặc định. Do đó, Router B sẽ quảng
cáo mạng 192.168.8.0/24 đến Router A. Do đó, để đảm bảo EIGRP hỗ trợ mạng không liên
tục, người quản trị mạng cần phải cấu hình:
RouterB(config-router)# no auto-summary
Khi đó Router B sẽ quảng cáo mạng 192.168.8.128/25 đến Router A và giải quyết được
vấn đề mạng không liên tục.
2.12. EIGRP Summarization
Có hai loại summarization trong EIGRP là autosummarization và manual summarization.
Autosummarization được dùng mặc định trên EIGRP, khi đó EIGRP mang đặc tính tương tự
như RIP và IGRP. Nghĩa là khi gửi cập nhật định tuyến thì router sẽ tự động tóm tắt route về
major network boundary.
Giáo trình khóa học BSCI Chƣơng 2 - EIGRP

34


Hình 2.8 - Quá trình summarization của EIGRP
Ở hình trên, Router R1 gửi cập nhật về mạng 132.168.1.0 đến R2 thông qua major
network là 192.168.2.0. R1 sẽ tự động tóm tắt route này (autosummarizes) về classful
boundary là mạng 132.168.0.0 và gửi đến R2. Và do đó, sự cố sẽ xuất hiện trong trường hợp
mạng không liên tục discontiguous network. Manual summarization là ta cấu hình
summarization trên các cổng giao tiếp của router bằng lệnh:
Router (config-if)# ip summary-address eigrp <AS number> address mask
Có thể thực hiện summarization trên tất cả các loại cổng giao tiếp trên router (còn OSPF
thì chỉ tóm tắt tại các router biên ABR và ASBR), khi đó router ngay lập tức sẽ tạo ra route về
null 0 với AD là 5 nhằm ngăn chặn routing loop. Khi route cuối cùng được tóm tắt xong,
summary route sẽ bị xoá.

Hình 2.9 - Cấu hình summary route
interface s0
ip address 192.168.11.1 255.255.255.252
ip summary-address eigrp 1 192.168.8.0 255.255.252.0
Ở ví dụ trên, router R1 tóm tắt địa chỉ 192.168.8.0/24, 192.168.9.0/24 và 192.168.10.0/24
thành 192.168.8.0/22. Việc thực hiện summarization trong EIGRP nhằm giảm kích thước
bảng định tuyến và số lần cập nhật giúp dễ dàng nâng cấp khi mở rộng mạng EIGRP.
2.13. EIGRP Query Process
EIGRP không dựa vào thời gian flush timer như IGRP mà EIGRP sẽ tiến hành tìm các
tuyến đường bị mất kết nối để đạt được thời gian hội tụ nhanh. Tiến trình này gọi là quá trình
truy vấn (query process). Khi đó, các gói tin truy vấn sẽ được gửi đi khi các tuyến bị mất kết
nối. Lúc này route được xem là đang ở trạng thái active. Các gói tin truy vấn được gửi đến tất
cả các router EIGRP láng giềng ngoại trừ router làm successor. Nếu các router láng giềng
Giáo trình khóa học BSCI Chƣơng 2 - EIGRP
35


không có thông tin về tuyến bị mất thì các gói tin query tiếp tục được gửi đến các router láng
giềng khác cho đến khi hết AS. Khi gói tin query được gửi đi, router phải chờ hồi đáp từ
router láng giềng trước khi router thực hiện tính toán để chọn successor. Nếu trong khoảng
thời gian 3 phút mà router láng giềng không hồi đáp lại, router được gọi là stuck in active
(SIA), và router sẽ tiến hành thiết lập lại quan hệ láng giềng.
2.14. Default Routes và EIGRP
Không giống IGRP, EIGRP xem route 0.0.0.0/0 như là default route và cho phép route
này phân phối route vào EIGRP domain. EIGRP cũng sử dụng lệnh ip default-network để
quảng bá default route giống như IGRP. Lệnh này chỉ định địa chỉ của major network và đánh
dấu là default route.

Hình 2.10 - Default route
EIGRP không nhận biết được route 0.0.0.0, do đó cần cấu hình trên Router 1 lệnh ip
default-network 192.168.1.0 để chỉ định mạng 192.168.1.0 làm default route. Khi router ở
remote site nhận thông tin về mạng 192.168.1.0, nó sẽ đánh dấu default route và thiết lập
route đi đến mạng 192.168.1.0 làm”gateway of last resort”.
2.15. Unequal-Cost Load Balancing in EIGRP
EIGRP tự động cân bằng tải qua những đường có cùng giá trị cost. Ta có thể cấu hình cân
bằng tải qua những đường có cost không bằng nhau bằng cách sử dụng lệnh variance như
IGRP:
Router(config-router)#variance var
Trong đó, var là một số từ 1  128, mặc định là 1 (equal-cost). Nếu var > 1, thì ta sẽ lấy
var nhân với metric của đường có cost nhỏ nhất tạo thành số a. Nếu những đường nào có
metric nhỏ hơn số a thì những đường đó sẽ được cân bằng tải.Số traffic được gửi ra mỗi liên
kết sẽ tỉ lệ với metric cho đường đó. Một đường đến mạng A có 4 đường từ F và đường có
metric tốt nhất là 10.
Giáo trình khóa học BSCI Chƣơng 2 - EIGRP
36



Hình 2.11 - Cấu hình cân bằng tải trên EIGRP
Giả sử ta cấu hình variance là 2 thì số a sẽ là 2*10=20, vậy những đường nào từ F đến
mạng A có metric < 20 sẽ được cân bằng cải: F  D  B  A(15); F  C  B  A(15); F
 C  G  A(10), và được cân bằng theo tỉ lệ 1:1:2. Lợi ích của tính năng cân bằng tải này
là tăng khả năng linh động, sử dụng hiệu quả đường truyền. Một ví dụ khác như ở hình 3-11:

Hình 2.12 - Ví dụ cấu hình variance
Router 1 tính toán metric để đến Router 3
- Metric đến Router 3 khi qua đường T1 (1544Kbps) là:
EIGRP metric = (6476 + 2100)*256 = 8576*256 = 2195456
- Metric đến Router 3 khi qua đường 256Kbps là:
EIGRP metric = (3902(3902) + 2100)*256 = 41162*256 = 10537472
Giáo trình khóa học BSCI Chƣơng 2 - EIGRP
37

Nếu không thực hiện cân bằng tải, EIGRP sẽ chọn tuyến T1 để chuyển tiếp gói tin đến
Router 3, bảng định tuyến trên router 1 sẽ như sau:
Router_1#show ip route 133.33.0.0
Routing entry for 133.33.0.0/16
Known via "eigrp 1", distance 90, metric 2195456
Redistributing via eigrp 1
Advertised by eigrp 1 (self originated)
Last update from 192.168.6.2 on Serial0, 00:00:20 ago
Routing Descriptor Blocks:
* 192.168.6.2, from 192.168.6.2, 00:00:20 ago, via Serial0
Route metric is2195456, traffic share count is 1
Total delay is 21000 microseconds, minimum bandwidth is 1544 Kbit
Reliability 255/255, minimum MTU 1500 bytes
Loading 1/255, Hops 0

Khi sử dụng tính năng cân bằng tải unequal-cost. Metric qua tuyến 256 kbps lớn hơn 4.8
lần metric qua tuyến T1. Để sử dụng được tuyến 256 kbps cần sử dụng lệnh:
Router(config-router)# variance 5
Khi đó, bảng định tuyến trên router 1 như sau:
Router_1#show ip route 133.33.0.0
Routing entry for 133.33.0.0/16
Known via "eigrp 1", distance90, metric 2195456
Redistributing via eigrp 1
Advertised by eigrp 1 (self originated)
Last update from 10.1.1.2 on Serial1, 00:01:02 ago
Routing Descriptor Blocks:
* 192.168.6.2, from 192.168.6.2, 00:01:02 ago, via Serial0
Route metric is2195456, traffic share count is 5
Total delay is 21000 microseconds, minimum bandwidth is 1544 Kbit
Reliability 255/255, minimum MTU 1500 bytes
Loading 1/255, Hops 0
Giáo trình khóa học BSCI Chƣơng 2 - EIGRP
38

10.1.1.2, from 10.1.1.2, 00:01:02 ago, via Serial1
Route metric is10537472, traffic share count is 1
Total delay is 21000 microseconds, minimum bandwidth is 256Kbit
Reliability 255/255, minimum MTU 1500 bytes
Loading 1/255, Hops 0
Ta thấy cổng Serial 0 có traffic share count là 5, Serial 1 có traffic share count là 1 nghĩa
là khi router sẽ gửi 5 gói tin qua cổng serial 0 thì chỉ 1 gói tin được gửi qua cổng serial 1.
2.16. Thiết kế mạng EIGRP
EIGRP được thiết kế để hoạt động trong một mạng rất lớn. Tuy nhiên EIGRP cũng giống
như OSPF, đòi hỏi nhiều yếu tố thiết kế. Các yêu cầu mới thường xuyên yêu cầu nhiều băng
thông và các tài nguyên khác từ mạng.

Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng mở rộng của EIGRP là:
- Tổng số thông tin được gửi giữa các router láng giềng
- Tổng số router gửi các routing update
- Các router cách xa nhau bao nhiêu
- Tổng số các đường đi thay thế đến một mạng đích.
Một mạng EIGRP thiết kế kém có thể dẫn đến các kết quả sau:
- Route bị SIA
- Mạng bị nghẽn do delay,các thông tin định tuyến bị mất, các route bị mất hay phải
truyền lại
- Router hết bộ nhớ
- CPU bị quá tải
- Các kết nối trở nên kém tin cậy.
Các giải pháp cho vấn đề mở rộng EIGRP:
- Địa chỉ mạng được cấp phát phải liên tục để có thể thực hiện quá trình summarization
- Mạng nên địa thiết kế theo từng lớp để cho phép quá trình summarization
- Các thiết bị phải đủ tài nguyên
- Phải đủ băng thông trên các kết nối WAN
- Cấu hình EIGRP phù hợp trên các kết nối WAN. Mặc định EIGRP dùng 50% băng
thông của đường truyền cho các traffic. Giá trị mặc định này có thể thay đổi được.
- Nên dùng các cơ chế filter
Giáo trình khóa học BSCI Chƣơng 2 - EIGRP
39

- Nên dùng các cơ chế giám sát mạng.
2.17. Cấu hình EIGRP
Bật quá trình định tuyến EIGRP trên router, sử dụng lệnh:
Router(config)#router eigrp AS
Định nghĩa các interface được phép quảng bá, sử dụng lệnh:
Router(config-router)#network prefix
Từ IOS 12.0 trở lên, bạn có thể xác định wildcard mask khi cấu hình lệnh này:

Router(config-router)#network prefix Wildcard
2.18. Summarization với EIGRP
Điểm khác biệt giữa EIGRP và OSPF là ở chỗ: OSPF chỉ thực hiện summarize ở các biên
của vùng. EIGRP do không sử dụng khái niệm vùng nên nó có thể thực hiện summarize trên
bất cứ router nào trong mạng. Để quyết định chỗ nào sẽ thực hiện summarize là tùy thuộc vào
cách thiết kế. Nếu không cấu hình summarize thì mặc định EIGRP sẽ tự động summarize ở
ranh giới các địa chỉ lớp mạng khác nhau. Có 2 lệnh liên quan đến summarize là: no auto-
summary và ip summary- address; lệnh này được gán vào tòan router, hay cấu hình trên tất cả
interface. Còn lệnh ip summary address được cấu hình ở chế độ cổng giao tiếp của router:
Router(config-if)#ip summary-address eigrp AS Address SubnetMask
Trong đó: AS là vùng quản trị của EIGRP. Các thông số Address và subnet mask là địa
chỉ và SM mà ta muốn summary. Còn nếu muốn tắt chế độ tự động summary, ta sử dụng lệnh:
Router(config-router)#no auto-summary
2.19. Sử dụng lệnh bandwidth-percent
Router(config-if)#ip bandwidth-percent eigrp AS percent
Dùng để tối ưu băng thông của đường truyền dành cho EIGRP
2.20. Xác minh họat động của EIGRP
- Show ip eigrp neighbors: Xem thông tin chi tiết về các neighbor.
Ví dụ:
Giáo trình khóa học BSCI Chƣơng 2 - EIGRP
40


Router# show ip eigrp neighbors
IP-EIGRP Neighbors for process 100
Address interface Holdtime Uptime Q Seq SRTT RTO
(secs) (h:m:s) Count Num (ms) (ms)
140.100.48.22 Ethernet1 13 0:00:41 0 11 4 20
140.100.32.22 Ethernet0 14 0:02:01 0 10 12 24
140.100.32.31 Ethernet0 12 0:02:02 0 4 5 2

- Show ip eigrp topology: Xem thông tin chi tiết về những đường được giữ trong bảng
topology của router, các network và những đường đến mạng đó, next hop…
Router# show ip eigrp topology
IP-EIGRP Topology Table for process 100
Codes:P - Passive, A - Active, U - Update, Q - Query, R - Reply, r - Reply
status
P 140.100.56.0 255.255.255.0, 2 successors, FD is 0
via 140.100.32.22 (46251776/46226176), Ethernet0
via 140.100.48.22 (46251776/46226176), Ethernet1
via 140.100.32.31 (46277376/46251776), Ethernet0
P 140.100.48.0 255.255.255.0, 1 successors, FD is 307200
via Connected, Ethernet1
via 140.100.48.22 (307200/281600), Ethernet1
via 140.100.32.22 (307200/281600), Ethernet0
via 140.100.32.31 (332800/307200), Ethernet0
- Show ip eigrp topology all: Xem thông tin chitiết về những đường và những đường dự
phòng trong bảng topology.
- Show ip eigrp traffic: xem thông tin về các traffic được gửi và nhận từ quá trình
EIGRP.
Router# show ip eigrp traffic
IP-EIGRP Traffic Statistics for process 100
Hellos sent/received: 218/205
Updates sent/received: 7/23
Giáo trình khóa học BSCI Chƣơng 2 - EIGRP
41

Queries sent/received: 2/0
Replies sent/received: 0/2
Acks sent/received: 21/14
2.21. Các lệnh debug của EIGRP

- debug eigrp packet: Xem thông tin về những packet eigrp được gửi và nhận
- debug eigrp neighbors: Xem các gói tin hello được gửi và nhận giữa router và những
neighbors của nó.
- debug ip eigrp route: Xem những thay đổi về bảng định tuyến.
- debug ip eigrp summary: Xem thông tin tóm tắt về các quá trình của EIGRP, gồm:
neighbors, distance,filtering, and redistribution.

×