Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Chương 3: Giáo thực định tuyến OSPF

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (383.2 KB, 18 trang )

Giáo trình khóa học BSCI Chƣơng 3 - OSPF
42

CHƢƠNG 3: OSPF

3.1. Tổng quan
OSPF là giao thức định tuyến dạng link-state thường được dùng để triển khai trên hệ
thống mạng phức tạp. OSPF tự xây dựng cơ chế để đảm bảo độ tin cậy chứ không sử dụng các
giao thức chuyển vận như TCP để đảm bảo độ tin cậy.
OSPF là giao thức định tuyến dạng classless nên có hỗ trợ VLSM và discontiguous
network. OSPF sử dụng địa chỉ multicast 224.0.0.5 (all SPF routers) và 224.0.0.6 (DR và
BDR routers) để gửi các thông điệp Hello và Update. OSPF còn có khả năng hỗ trợ chứng
thực dạng plain text và dạng MD5.
OSPF sử dụng giải thuật Dijkstra để xây dựng bảng định tuyến. Đây là giải thuật xây dựng
các đường đi ngắn nhất SPT (shortest-path tree) để đi đến đích. Thông điệp quảng cáo LSA
mang thông tin của router và trạng thái các láng giềng lân cận. Dựa trên các thông tin học
được khi trao đổi các thông điệp LSA, OSPF sẽ xây dựng topology mạng.
3.2. Các loại gói tin OSPF
OSPF có 5 loại gói tin là Hello, Database Description, Link State Request, Link State
Update, Link State Acknowledge.
- Hello: gói tin Hello dùng để phát hiện trao đổi thông tin của các router cận kề.
- Database Description: gói tin này dùng để chọn lựa router nào sẽ được quyền trao
đổi thông tin trước (master/slave).
- Link State Request: gói tin này dùng để chỉ định loại LSA dùng trong tiến trình
trao đổi các gói tin DBD.
- Link State Update: gói tin này dùng để gửi các gói tin LSA đến router cận kề yêu
cầu gói tin này khi nhận thông điệp Request.
- Link State Acknowledge: gói tin này dùng để báo hiệu đã nhận gói tin Update.
Giáo trình khóa học BSCI Chƣơng 3 - OSPF
43



3.3. Các loại thông điệp LSA
Bảng 3.1 - Các loại thông điệp LSA
Loại
LSA
Chức năng
1
Router
Mô tả trạng thái, đơn giá của kết nối đến
router cận kề và IP prefix của các kết nối
point-to-point.
2
Network
Mô tả số lượng router và subnet mask trên
đoạn mạng.
3
Summary Network
Mô tả đích đến ở ngoài vùng nhưng cùng
OSPF domain. Thông tin tóm tắt của một
vùng sẽ được gửi đến vùng khác.
4
Summary ASBR
Mô tả thông tin của ASBR. Không có sự tóm
tắt LSA Type 4 này trong một vùng đơn.
5
External
Mô tả các tuyến đường đi đến các đích ở
ngoài OSPF domain. Mỗi External LSA biểu
diễn cho mỗi subnet.
6

Group Membership
Mô tả quan hệ thành viên nhóm multicast
OSPF (MOSPF).
7
NSSA
Mô tả các tuyến đường đến các đích ở xa.
8
Unused
Không sử dụng.
9 – 11
Opaque
Được sử dụng để tính toán các tuyến đường sử
dụng cho kỹ thuật quản lý lưu lượng của công
nghệ MPLS.
3.4. Khái niệm Vùng trong OSPF
OSPF hỗ trợ hai mức độ phân cấp qua khái niệm vùng (area). Mỗi vùng là một số 32 bit
biểu diễn ở định dạng IP (vùng 0.0.0.0) hay dạng thập phân (vùng 0). Vùng 0 là vùng trung
tâm. Tất cả các vùng khác đều phải kết nối trực tiếp với vùng 0 hay kết nối qua virtual link.
OSPF có một số loại vùng sau: normal area, stub area, totally stubby area, not-so-stubby area
(NSSA), totally not-so-stubby area.
Giáo trình khóa học BSCI Chƣơng 3 - OSPF
44


3.4.1. Normal Area
Mặc định, normal area mang những đặc tính sau:
- Nhận các thông tin tóm tắt (summary LSA) từ các vùng khác.
- Nhận các thông tin từ bên ngoài (external LSA).
- Nhận các thông tin mặc định từ bên ngoài (external default LSA).
Xét ví dụ sau, vùng 1 và vùng 2 là các vùng bình thường, các route IGRP được phân phối

vào vùng 1 và các route RIP được phân phối vào vùng 2.

Hình 3.1 - Các loại vùng trong OSPF
3.4.2. Stub Area
Vùng Stub không nhận các thông tin từ bên ngoài (external LSA). Vùng stub nhận các
thông tin tóm tắt (Summary LSA) từ các vùng khác và nhận các thông tin mặc định (default
route) và xem như là các thông tin tóm tắt (summary route).
Trong hình ở dưới, vùng 1 được định nghĩa là vùng stub. Không có redistribution trên
router I, H hay G vì vùng stub không nhận các LSA Type 5. Các RIP route được nhận tại
router E là các external route sẽ bị chặn tại router F, tuy nhiên area 1 vẫn nhận các summary
route đến từ vùng 2 tại router F (ABR). Các thông tin tóm tắt mặc định (default summary
LSA) cũng được nhận tại ABR (router F) để vào vùng 1. Nghĩa là nếu router I, H hay G muốn
gửi gói tin đi đến đích ở ngoài (external destination) thì sẽ gửi gói đến router ABR gần nhất là
router F.
Giáo trình khóa học BSCI Chƣơng 3 - OSPF
45


Hình 3.2 - Area 1 là vùng stub của OSPF
 Cấu hình vùng 1 của OSPF là vùng Stub
RouterF#
router ospf 1
area 1 stub
RouterG#
router ospf 1
area 1 stub
RouterH#
router ospf 1
area 1 stub
RouterI#

router ospf 1
area 1 stub
3.4.3. Totally Stubby Area
Totally Stubby Area là vùng bị hạn chế nhất. Router trong vùng loại này chỉ tin tưởng vào
các thông tin tóm tắt mặc định (default summary route) từ ABR. Không tồn tại thông tin từ
bên ngoài của OSPF (external route) hay thông tin tóm tắt (summary route) trong bảng định
tuyến. Đây là một mở rộng của vùng stub nên mang đầy đủ các đặc tính của vùng stub. Vùng
Totally Stubby mang những đặc tính là không nhận các thông tin tóm tắt (summary LSA),
Giáo trình khóa học BSCI Chƣơng 3 - OSPF
46

không nhận các thông tin từ bên ngoài (external LSA). Vùng Totally Stubby chỉ nhận các
thông tin mặc định (default route) và xem như là các thông tin tóm tắt (summary route).
Trong hình dưới, vùng 1 không nhận bất cứ thông tin tóm tắt (summary route) và các
thông tin từ bên ngoài (external route). Chỉ có các route mà vùng 1 nhận được từ các vùng lân
cận - intra area (các route được đánh dấu O trong bảng định tuyến) và các route mặc định
(default route) mới được chấp nhận tại ABR (các route được đánh dấu O IA trong bảng định
tuyến).
Chú ý rằng sự khác nhau giữa vùng stubby và vùng totally stubby là việc OSPF không tạo
ra các summary LSA trong vùng totally stubby. Lệnh no-summary được dùng để tránh việc
gửi các summary LSA trong area 1.
 Cấu hình ABR (Router F) tạo Area 1 là vùng Totally Stubby
RouterF#
router ospf 1
area 1 stub no-summary
RouterG#
router ospf 1
area 1 stub
RouterH#
router ospf 1

area 1 stub
RouterI#
router ospf 1
area 1 stub
3.4.4. Not-So-Stubby Area (NSSA)
NSSA là một mở rộng của vùng stub. Trong hình dưới, giả sử vùng1 được định nghĩa là
vùng stub và có yêu cầu phân phối (redistribution) các IGRP route vào vùng này. Nếu vùng1
định nghĩa là vùng stub thì sẽ không thực hiện được điêu đó. Để phân phối các IGRP route
vào vùng 1, vùng 1 cần phải được thay đổi thành NSSA area. Khi đó, các IGRP route sẽ được
phân phối vào vùng NSSA ở dạng LSA Type 7.
NSSA cho phép nhận các route từ bên ngoài vào OSPF domain thông qua vùng stub. Khi
ASBR router nhận một route đi vào AS, router sẽ tạo ra LSA Type 7. Router ABR sẽ chuyển
Giáo trình khóa học BSCI Chƣơng 3 - OSPF
47

đổi LSA Type 7 thành LSA Type 5 để quảng cáo tiếp vào AS. Do đó, LSA Type 7 chỉ tồn tại
trong NSSA area. NSSA được hỗ trợ từ Cisco IOS 11.2 trở lên. NSSA mang các đặc tính là
chấp nhận các LSA Type 7 mang các thông tin từ bên ngoài vào NSSA. Các LSA Type 7 sẽ
được chuyển đổi thành LSA Type 5 tại các router biên NSSA ABR để quảng cáo đi tiếp trong
mạng OSPF. NSSA không chấp nhận các external LSA nhưng chấp nhận các summary LSA.
Còn các IGRP route sẽ được chuyển đổi thành các LSA Type 7.

Hình 3.3 - Cấu hình vùng 1 thành NSSA
LSA Type 7 được tạo ra trong area 1 tại router I và được chuyển đổi thành LSA Type 5
bởi NSSA ABR là router F.
 NSSA LSA Output
RouterI#show ip ospf database nssa-external 10.10.10.0
LS age: 36
Options: (No TOS-capability, Type 7/5 translation, DC)
LS Type: AS External Link

Link State ID: 10.10.10.0 (External Network Number)
Advertising Router: 141.108.1.21
LS Seq Number: 80000001
Checksum: 0x4309
Length: 36
Network Mask: /24
Giáo trình khóa học BSCI Chƣơng 3 - OSPF
48

Metric Type: 2 (Larger than any link state path)
TOS: 0
Metric: 20
Forward Address: 141.108.1.21
External Route Tag: 0
Bit P được bật lên để báo hiệu chuyển đổi LSA Type 7 thành LSA Type 5.
- Nếu bit P = 0, router NSSA ABR sẽ không chuyển đổi thành LSA Type 5, điều này
xảy ra khi router NSSA ASBR cũng là router NSSA ABR.
- Nếu bit P = 1, router NSSA ABR (nếu có nhiều router loại này thì sẽ chọn router có
router ID nhỏ nhất) thì sẽ chuyển đổi LSA Type 7 thành LSA Type 5.
P là viết tắt của Propagation. Router ABR sẽ ra quyết định dựa trên giá trị của bit này.
 Cấu hình NSSA
RouterF#
router ospf 1
area 1 nssa
RouterG#
router ospf 1
area 1 nssa
RouterH#
router ospf 1
area 1 nssa

RouterI#
router ospf 1
area 1 nssa
Sau khi định nghĩa vùng 1 là NSSA, vùng này sẽ mang những đặc tính sau:
- Vùng 1 không chấp nhận các LSA Type 5. Nghĩa là không nhận các thông tin về RIP
route.
- Tất cả các IGRP route được phân phối vào OSPF domain ở dạng LSA Type 7. Chỉ có
LSA Type 7 mới tồn tại trong NSSA area.
- Tất cả các LSA Type 7 được chuyển đổi thành LSA Type 5 bởi router NSSA ABR và
được phân phối vào OSPF domain ở dạng LSA Type 5.
Giáo trình khóa học BSCI Chƣơng 3 - OSPF
49

3.4.5. Totally Not-So-Stubby Area
Loại vùng này là một mở rộng của NSSA, nếu vùng 1 là totally NSSA thì sẽ mang những
đặc tính sau:
- Vùng 1 không chấp nhận các RIP route vì đây là các external route.
- Vùng 1 không chấp nhận các thông tin tóm tắt summary LSA.
- Router F (ABR) sẽ chịu trách nhiệm tạo default summary LSA.
Totally NSSA mang những đặc tính sau:
- Không chấp nhận summary LSA.
- Không chấp nhận external LSA.
- LSA Type 7 sẽ được chuyển đổi thành LSA Type 5 tại router NSSA ABR.
 Cấu hình Totally NSSA Area trên NSSA ABR, Router F
RouterF#
router ospf 1
area 1 nssa no-summary
RouterG#
router ospf 1
area 1 nssa

RouterH#
router ospf 1
area 1 nssa
RouterI#
router ospf 1
area 1 nssa
 Default Summary Route
Khi định nghĩa một vùng NSSA làm totally stubby area, các router NSSA ABR sẽ tạo ra
default summary route. Nếu NSSA vùng không định nghĩa làm totally stubby area, router
NSSA ABR sẽ không tạo ra default summary route.
Giáo trình khóa học BSCI Chƣơng 3 - OSPF
50


 Cấu hình tạo Default Summary Route vào NSSA Area
RouterA#
router ospf 1
area 1 nssa no-summary
3.5. OSPF Media Types
Có 4 loại môi trường truyền dẫn OSPF là môi trường multiaccess, point-to-point,
nonbroadcast multiaccess và demand circuit.
3.5.1. Môi trƣờng Multiaccess
Môi trường multiaccess là môi trường truyền dẫn như ethernet, fast ethernet, gigabit
ethernet, FDDI. Trong môi trường mạng broadcast, OSPF sẽ tiến hành bầu chọn DR, BDR để
giảm thiểu lưu lượng trên đoạn mạng.

Hình 3.4 - OSPF chạy trên môi trƣờng multiaccess
Router A được chọn làm DR vì có độ ưu tiên cao nhất. Router B được chọn làm BDR, B
và C có độ ưu tiên bằng nhau nên BDR được chọn dựa trên router ID cao nhất là router B.
Các router sẽ thiết lập quan hệ với DR và BDR.

3.5.2. Môi trƣờng Point-to-Point
Môi trường point-to-point là môi trường truyền dẫn được đóng gói HDLC/PPP, Frame
Relay/ATM point-to-point subinterface. Không có sự bầu chọn DR/BDR trong môi trường
này. Các gói tin OSPF được gửi đi ở dạng multicast. Ở ví dụ dưới, router A kết nối point-to-
point đến các router khác và thiết lập quan hệ trạng thái đến router B, C và D.
Giáo trình khóa học BSCI Chƣơng 3 - OSPF
51


Hình 3.5 - Các kết nối điểm-điểm giữa các router
3.5.3. Môi trƣờng Nonbroadcast Multiaccess
Môi trường NBMA là môi trường truyền dẫn như Frame Relay, X.25, ATM. Có 3 mô
hình truyền dẫn trong môi trường NBMA là mô hình broadcast, mô hình point to point và mô
hình point to multipoint.
a. Mô hình broadcast
Để giả lập môi trường NBMA thành môi trường broadcast cần tiến hành bầu chọn DR và
BDR. Có hai cách để cấu hình:
1. Sử dụng lệnh network-type broadcast
2. Sử dụng lệnh neighbor.
Như ví dụ ở dưới, môi trường NBMA là Frame Relay. Router A kết nối với các router
khác B, C, D và E thông qua các PVC.

Hình 3.6 - Môi trƣờng NBMA là Frame Relay
 Cấu hình mạng dạng Broadcast
RouterA#
interface serial 0
encapsualtion frame-relay
ip ospf network-type broadcast
Lệnh ip ospf network-type broadcast cần được cấu hình trên các cổng Frame Relay của tất
cả các router.

Giáo trình khóa học BSCI Chƣơng 3 - OSPF
52

Một cách khác để mô phỏng mô hình broadcast là sử dụng lệnh neighbor, cần cấu hình
lệnh này lên hub router là router A. Router A cần được cấu hình có độ ưu tiên cao để luôn là
DR.
Giáo trình khóa học BSCI Chƣơng 3 - OSPF
53


 Cấu hình lệnh neighbor trên Hub Router
RouterA#
interface serial 0
encapsulation frame-relay
ip address 141.108.1.1 255.255.255.0
ip ospf priority 10
!
router ospf 1
neighbor 141.108.1.2
neighbor 141.108.1.3
neighbor 141.108.1.4
neighbor 141.108.1.5
b. Mô hình Point-to-Point
Trong mô hình này, mỗi PVC phải được định nghĩa là các point-to-point subinterface với
các subnet khác nhau. Khi cấu hình, không cần chỉ định network type vì các subinterface mặc
định có network type là point-to-point. Lợi ích của mô hình này là các VC (virtual circuit) có
thể cấu hình trên cổng giao tiếp. Nhược điểm là lãng phí nhiều không gian địa chỉ cho mỗi kết
nối point to point subinterface. Hơn nữa kích thước của các LSA tạo bởi router A sẽ lớn hơn
rất nhiều vì phải chứa Type 3 stub link cho mỗi kết nối point to point.
 Cấu hình Point-to-Point Subinterface

RouterA#
interface Serial 0.1 point-to-point
ip address 141.108.1.1 255.255.255.252
!
interface Serial 0.2 point-to-point
ip address 141.108.1.5 255.255.255.252
c. Mô hình Point to Multipoint
Mô hình này không tiến hành bầu chọn DR/BDR và chỉ yêu cầu 1 mạng con. Cần cấu
hình network type trên tất cả các router A, B, C, D và E.
Giáo trình khóa học BSCI Chƣơng 3 - OSPF
54


 Cấu hình dạng mạng Point-to-Multipoint (trên tất cả các router)
RouterA#
interface serial 0
encapsulation frame-relay
ip address 141.108.1.1 255.255.255.0
ip ospf network-type point-to-multipoint
Đôi khi một số môi trường NBMA không có khả năng hỗ trợ multicast nên sẽ không sử
dụng được network type là point-to-multipoint. Khi đó sẽ sử dụng network type mới là point
to multipoint nonbroadcast trên các cổng giao tiếp serial của các router A, B, C, D và E.
 Cấu hình dạng mạng Point-to-Multipoint Nonbroadcast
RouterA#
interface serial 0
encapsulation frame-relay
ip address 141.108.1.1 255.255.255.0
ip ospf network-type point-to-multipoint non-broadcast
!
router ospf 1

neighbor 141.108.1.2
neighbor 141.108.1.3
neighbor 141.108.1.4
neighbor 141.108.1.5
3.6. OSPF Demand Circuit
Ban đầu quan hệ liền kề adjacency được thiết lập để trao đổi thông tin. Sau một khoảng
thời gian sẽ thiết lập lại quan hệ adjacency để trao đổi thông tin. Điều này rất hữu dụng để
giảm thiểu các chi phí không cần thiết nhằm sử dụng hiệu quả, tiết kiệm. Ví dụ khi sử dụng
công nghệ ISDN, mỗi khi kết nối ISDN hoạt động (up) thì cần trả chi phí, khi sử dụng
demand circuit sẽ giảm thiểu chi phí.
Các đặc tính của demand circuit:
1. Ngăn chặn các gói tin Hello.
Giáo trình khóa học BSCI Chƣơng 3 - OSPF
55

2. Ngăn chặn sự làm tươi các gói LSA.
Chỉ với network type là point to multipoint thì mới có tính năng định kỳ ngăn chặn các gói
tin Hello. Đối với network type khác gói tin Hello vẫn gửi được qua cổng giao tiếp. Sự làm
tươi các gói LSA sẽ không xảy ra định kỳ sau 30 phút khi cấu hình demand circuit. Có hai
tình huống mà các LSA sẽ được gửi đi:
1. Khi có sự thay đổi topology mạng.
2. Khi router trong OSPF domain không hiểu được demand circuit.
Ở trường hợp đầu không có gì đáng nói vì router phải gửi các thông tin LSA mới để cập
nhật cho các router cận kề về sự thay đổi topology mạng. Ở trường hợp hai, có một số cách để
giải quyết tình huống này.

Hình 3.7 - OSPF Demand Circuit
 Ví dụ Indication LSA
RouterA#show ip ospf database asbr-summary
Adv Router is not-reachable

LS age: 971
Options: (No TOS-capability, No DC)
LS Type: Summary Links(AS Boundary Router)
Link State ID: 141.108.1.129 (AS Boundary Router address)
Advertising Router: 141.108.1.129
LS Seq Number: 80000004
Checksum: 0xA287
Length: 28
Giáo trình khóa học BSCI Chƣơng 3 - OSPF
56

Network Mask: /0
TOS: 0 Metric: 16777215
Một lưu ý là cần cấu hình demand circuit ở vùng khác vùng trung tâm (backbone area) vì
backbone không thể cấu hình làm stub hay NSSA.
 Cấu hình Demand Circuit
RouterA#
interface serial 0
encapsulation frame-relay
ip address 141.108.1.1 255.255.255.0
ip ospf network-type point-to-multipoint
ip ospf demand-circuit
3.7. Thiết lập quan hệ giữa các router (Adjacency)
OSPF thiết lập quan hệ liền kề adjacency giữa các router láng giềng nhằm mục đích trao
đổi các thông tin định tuyến. Trong môi trường broadcast, không phải router nào cũng có khả
năng thiết lập quan hệ adjacency với tất cả các router khác. Gói tin hello chịu trách nhiệm
thiết lập và duy trì mối quan hệ này.
Đầu tiên router OSPF sẽ gửi gói tin hello đến địa chỉ multicast 224.0.0.5. Gói tin này sẽ
định kỳ gửi đến tất cả các cổng giao tiếp có hỗ trợ OSPF với khoảng thời gian gửi tuỳ thuộc
vào từng loại cổng giao tiếp. Trong môi trường broadcast như Ethernet hay point-to-point,

thời gian này là 10 giây. Trong môi trường non-broadcast như Frame Relay hay ATM, khoảng
thời gian này là 30 giây.
Gói tin hello sẽ định kỳ gửi đi đến tất cả các cổng giao tiếp của router có chạy OSPF. Khi
router phát hiện thấy có router láng giềng nhờ vào gói tin hello nhận được, truyền thông hai
chiều sẽ được thiết lập. Trong môi trường broadcast và NBMA, gói tin hello còn được sử
dụng để chọn ra các router chỉ định DR/BDR.
Sau khi thiết lập được truyền thông hai chiều, sẽ thiết lập quan hệ liền kề adjacency, việc
ra quyết định thiết lập quan hệ adjacency dựa trên trạng thái của router láng giềng và kiểu
công nghệ mạng được dùng để kết nối hai router. Nếu kiểu network là broadcast hay non-
broadcast, quan hệ adjacency sẽ được thiết lập giữa các router chỉ định DR/BDR. Các trường
hợp còn lại, quan hệ adjacency sẽ được thiết lập giữa các router láng giềng. Để thiết lập quan
hệ adjacency, đầu tiên router sẽ tiến hành đồng bộ hoá cơ sở dữ liệu bằng cách gửi các gói tin
Giáo trình khóa học BSCI Chƣơng 3 - OSPF
57

DBD mô tả cơ sở dữ liệu cho nhau. Tiến trình này gọi là tiến trình trao đổi cơ sở dữ liệu
database exchange process. Khi đó, hai router sẽ thiết lập quan hệ master/slaver. Mỗi gói tin
mô tả cơ sở dữ liệu được gửi đi bởi master sẽ chứa số tuần tự đánh dấu gói tin. Slaver sẽ báo
nhận gói tin này bằng cách gửi gói tin chứa số tuần tự này để hồi đáp.
Router sẽ có các trạng thái sau khi thiết lập quan hệ liền kề adjacency: Down State,
Attempt State, Init State, 2-way State, Exstart State, Exchange State, Loading State, Full
State.

Hình 3.8 - Các trạng thái thiết lập quan hệ trong OSPF

a. Down State
Router không nhận được các thông tin về router cận kề.
b. Attempt State
Trạng thái này chỉ tồn tại trong mạng NBMA. Ở trạng thái này, router sẽ không nhận được
các thông tin từ router cận kề nhưng vẫn nỗ lực tạo ra quan hệ với router cận kề bằng cách

định kỳ gửi các gói tin hello đến router cận kề. Router R1 gửi gói tin hello thông báo rằng
chưa chọn được DR, và không tìm thấy router cận kề.
Giáo trình khóa học BSCI Chƣơng 3 - OSPF
58


c. Init State
Tiến trình gửi gói tin hello một chiều. R1 gửi gói tin hello, R2 nhận được gói tin này
nhưng không biết được tình trạng bản thân (router ID) nên được đặt ở trạng thái một chiều
one-way state.
R2#show ip ospf neighbor
Neighbor ID Pri State Dead Time Address Interface
1.1.1.1 1 INIT/DROTHER 0:00:39 10.10.3.1 Ethernet0
d. 2-way State
Khi thiết lập quan hệ hai chiều, router sẽ được đặt ở trạng thái 2-way state. Khi đó, sẽ bắt
đầu tiến trình thiết lập quan hệ liền kề adjacency, các router chỉ định DR/BDR sẽ được chọn.
Router R2 gửi gói tin hello cho router R1 báo R2 đã nhận gói tin Hello gửi bởi R1, Router ID
của R2 cao hơn nên sẽ được chọn làm router DR.
R2#show ip ospf neighbor
Neighbor ID Pri State Deadtime Address Interface
1.1.1.1 1 2WAY/DROTHER 0:00:36 10.10.3.1 Ethernet0
e. Exstart State
Trạng thái này là sự bắt đầu tiến trình đồng bộ hoá cơ sở dữ liệu. Master và slave được
chọn trong trạng thái này. R1 gửi gói tin DBD đầu tiên, R2 cũng gửi gói tin DBD đầu tiên.
Router R2 được chọn làm master vì có router ID cao hơn.
R2#show ip ospf neighbor
Neighbor ID Pri State Dead Time Address Interface
1.1.1.1 1 EXSTART/BDR 0:00:32 10.10.3.1 Ethernet0
Lưu ý: R1 là router backup DR.
f. Exchange State

Ở trạng thái này, router mô tả trạng thái cơ sở dữ liệu link-state thông qua gói tin DBD.
Mỗi gói tin DBD được đánh số tuần tự để phân biệt. Tại mỗi thời điểm chỉ cho phép gửi đi
một gói tin DBD. Gói tin Request cũng được gửi đi để yêu cầu cập nhật các gói tin LSA.
R2#show ip ospf neighbor
Neighbor ID Pri State Dead Time Address Interface
Giáo trình khóa học BSCI Chƣơng 3 - OSPF
59

1.1.1.1 1 EXCHANGE/DR 0:00:30 10.10.3.1 Ethernet0
g. Loading State
Ở trạng thái này, gói tin LS Request được gửi đi để yêu cầu trạng thái mới nhất của LSA.
Router R1 gửi gói tin LS Request để nhận được trạng thái mới nhất của LSA.
R2#show ip ospf neighbor
Neighbor ID Pri State Dead Time Address Interface
1.1.1.1 1 LOADING/DR 0:00:28 10.10.3.1 Ethernet0
h. Full State
Sau khi nhận được gói tin LS Update, cơ sở dữ liệu của hai router đã đồng bộ hoá và
router sẽ chuyển sang trạng thái Full.
R2#show ip ospf neighbor
Neighbor ID Pri State Dead Time Address Interface
1.1.1.1 1 FULL/BDR 0:00:26 10.10.3.1 Ethernet0

×