Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Giải pháp phát triển dịch vụ tài chính bưu điện của tổng công ty bưu chính việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (335.48 KB, 22 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
-----------------------------



TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ


GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
DỊCH VỤ TÀI CHÍNH BƯU CHÍNH CỦA
TỔNG CÔNG TY BƯU CHÍNH VIỆT NAM

NGÀNH : QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ SỐ : 60.34.05



HỌC VIÊN: LÊ THỊ HỒNG YẾN





NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN XUÂN VINH








HÀ NỘI - 2010
LỜI NÓI ĐẦU

Hiện nay các hoạt động kinh doanh dịch vụ tài chính bưu chính của Tổng
công ty Bưu chính Việt Nam còn rất hạn chế, đơn lẻ, quy mô nhỏ, dịch vụ tài
chính nghèo nàn, chưa phát huy hết lợi thế có một không hai là mạng lưới bưu
cục rộng khắp trên phạm vi cả nước cùng với ứng dụng công nghệ tin học tại các
bưu cục, có mối quan hệ truyền thống sẵn có đối với khách hàng. Mặt khác, nhu
cầu của khách hàng về dịch vụ tài chính bưu chính đòi hỏi ngày càng cao cả về
chất lượng và về số lượng dịch vụ.
Bên cạnh đó thì hiện nay Tổng công ty Bưu chính đang phải đứng trước
khá nhiều thách thức để có thể sớm xóa lỗ và kinh doanh có lãi. Do vậy, việc
phát triển và mở rộng dịch vụ TCBC sẽ là một lĩnh vực có khả năng đem lại
hiệu quả kinh doanh và nâng cao sức cạnh tranh cho Tổng công ty Bưu chính
Việt Nam. Xuất phát từ thực trạng trên tôi đã lựa chọn đề tài: “Giải pháp phát
triển dịch vụ TCBC của Tổng công ty Bưu chính Việt Nam”.
Kết cấu đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về phát triển dịch vụ tài chính bưu
chính.
Chương 2: Thực trạng cung cấp dịch vụ tài chính bưu chính của Tổng
công ty Bưu chính Việt Nam.
Chương 3: Giải pháp phát triển dịch vụ tài chính bưu chính của Tổng
công ty Bưu chính Việt Nam.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của TS. Nguyễn Xuân
Vinh đã giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này.
Bên cạnh đó, tôi rất mong nhận được sự quan tâm đóng góp ý kiến của
các Thầy giáo, Cô giáo để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.
Trân trọng!



CHƯƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ
TÀI CHÍNH BƯU CHÍNH
I. TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ TÀI CHÍNH BƯU CHÍNH
1.1.1. Khái niệm dịch vụ tài chính bưu chính
1.1.1.1. Khái niệm về dịch vụ
Có nhiều khái niệm về dịch vụ nhưng nhìn chung các khái niệm đều chỉ
rõ: dịch vụ nói chung là một tập hợp các hoạt động bao gồm các nhân tố không
hữu hình và hữu hình, tạo ra chuỗi. giá trị và mang lại lợi ích tổng thể.
1.1.1.2. Khái niệm về dịch vụ Tài chính bưu chính
Dịch vụ TCBC là những dịch vụ tài chính mà ngành bưu chính tham gia
cung cấp cho xã hội dựa vào mạng lưới bưu chính hiện có của mình.
1.1.2. Các loại dịch vụ tài chính bưu chính
1.1.2.1.Các loại dịch vụ tài chính
- Dịch vụ ngân hàng
- Dịch vụ chứng khoán
- Dịch vụ bảo hiểm và các dịch vụ liên quan đến bảo hiểm
1.1.2.2. Các dịch vụ tài chính bưu chính
Dựa trên nền tảng của các dịch vụ tài chính, ta thấy hiện nay dịch vụ
TCBC mới chủ yếu phát triển dịch vụ dựa trên nền tảng các dịch vụ ngân hàng
và một chút liên quan đến dịch vụ bảo hiểm (đại lý bảo hiểm nhân thọ). Vì vậy
tiềm năng bưu chính có thể phát triển dịch vụ TCBC dựa trên các dịch vụ tài
chính khác như dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ chứng khoán.
1.1.3. Vai trò của dịch vụ tài chính Bưu chính trong nền kinh tế thị
trường
- Dịch vụ TCBC là một kênh huy động vốn cho nền kinh tế
- Thực hiện các chính sách tiền tệ, tín dụng của Nhà nước góp phần cùng
nhà nước phát triển kinh tế xã hội.
1.2. PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TÀI CHÍNH BƯU CHÍNH

1.2.1. Khái niệm phát triển dịch vụ
Phát triển dịch vụ là quá trình làm đa dạng hóa dịch vụ cả về chủng loại
cũng như chất lượng dịch vụ, làm tăng mức độ cảm nhận dịch vụ trên cơ sở
phát triển những lợi ích cơ bản thuần túy mà dịch vụ mang lại cho người sử
dụng.
1.2.2. Các chiến lược phát triển dịch vụ của doanh nghiệp
- Chiến lược xâm nhập thị trường
- Chiến lược mở rộng thị trường
- Chiến lược phát triển dịch vụ mới
- Chiến lược đa dạng hóa dịch vụ
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ tài chính bưu
chính
1.2.3.1. Yếu tố khách quan
- Môi trường pháp lý
- Môi trường kinh tế
- Môi trường xã hội
- Môi trường công nghệ
1.2.3.2. Yếu tố chủ quan
- Tiềm lực tài chính của các chủ thể cung cấp dịch vụ
- Cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ
- Mô hình tổ chức, cơ chế quản lý và cung cấp dịch vụ
- Công tác Marketing của đơn vị cung cấp dịch vụ
- Trình độ đội ngũ lao động của chủ thể cung cấp dịch vụ tài chính
1.3. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TÀI CHÍNH BƯU CHÍNH CỦA
MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI VIỆT NAM
Từ kinh nghiệm phát triển các dịch vụ TCBC ở các nước trên và căn cứ
vào điều kiện thực tế của Việt Nam như: hiện trạng môi trường pháp lý, môi
trường kinh tế xã hội, năng lực hiện tại và định hướng phát triển các dịch vụ
TCBC trong tương lai của các nhà cung cấp và thói quen, tâm lý sử dụng tiền
mặt của người tiêu dùng Việt Nam. Chúng ta có thể rút ra được một số bài học

cho sự phát triển của dịch vụ TCBC ở Việt Nam như sau:
- Thứ nhất, tạo lập hàng lang pháp lý đầy đủ và đồng bộ
- Thứ hai, cần tận dụng lợi thế mạng lưới đã mở tới tận điểm bưu điện
văn hoá xã để cung cấp dịch vụ tiết kiệm bưu điện tới vùng nông thôn
- Thứ ba, để phát triển các dịch vụ tài chính, cần xây dựng chiến lược
phát triển của từng loại dịch vụ.
- Thứ tư, nâng cao tính độc lập chủ động của các dịch vụ TCBC đây
chính là xu hướng hướng chung của dịch vụ TCBC ở các nước.
- Thứ năm, có thể thấy các dịch vụ TCBC có khả năng phát triển ở Việt
Nam là các dịch vụ gia tăng trên dịch vụ tài khoản tiết kiệm cá nhân; dịch vụ
nhờ thu cho các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ (thu tiền bảo hiểm nhân thọ,
thu tiền điện, điện thoại, nước, tiền xăng, tiền truyền hình cáp); dịch vụ nhận trả
hộ cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp; dịch vụ trả lương hưu, tiền trợ cấp; dịch vụ
chuyển khoản gia đình, mở rộng loại hình chuyển tiền mới như chuyển tiền
nhập khoản và chuyển tiền lễ nghi. Phát triển dịch vụ dựa vào điều kiện thị
trường, trình độ khoa học công nghệ, trình độ phát triển kinh tế, thị hiếu khách
hàng và tâm lý người tiêu dùng để phát triển các dịch vụ sao cho phù hợp với
từng vùng, từng miền, từng địa phương.










CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CUNG CẤP DỊCH VỤ TÀI CHÍNH BƯU CHÍNH

CỦA TỔNG CÔNG TY BƯU CHÍNH VIỆT NAM
2.1. QUAN ĐIỂM CỦA NHÀ NƯỚC, NGÀNH, TẬP ĐOÀN VỀ PHÁT TRIỂN
DỊCH VỤ TÀI CHÍNH
2.1.1 Quan điểm và định hướng của Đảng và Nhà nước ta về việc phát triển
dịch vụ tài chính
Có thể nói rằng, thị trường dịch vụ tài chính theo quan niệm của Đảng là
bộ phận trong tổng thể tất cả các loại thị trường đã, đang và sẽ xây dựng, phát
triển trong quá trình phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ
chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng XHCN, thậm chí
là những thị trường quan trọng trong hệ thống các thị trường cần xây dựng và
phát triển.
2.1.2. Định hướng phát triển của Tập đoàn BC-VT Việt Nam
- Xây dựng trở thành Tập đoàn có quy mô lớn, trình độ công nghệ, quản lý
hiện đại và chuyên môn hoá cao; kinh doanh đa ngành, trong đó BC-VT và
CNTT là các ngành kinh doanh chính; gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất kinh
doanh với khoa học công nghệ; nghiên cứu triển khai; đào tạo có sự tham gia
của nhiều thành phần kinh tế.
- Trở thành tập đoàn kinh tế có tiềm lực tài chính mạnh, thu hút sự tham
gia của nhiều thành phần kinh tế; giữ vững vị trí nhà khai thác dịch vụ BC-VT
và CNTT hàng đầu Việt Nam. Mở rộng lĩnh vực kinh doanh sang các ngành
nghề khác như du lịch, bảo hiểm, tài chính ngân hàng…
- Tập hợp đội ngũ nhân lực trình độ chuyên môn cao, lành nghề, năng
động thích ứng với điều kiện sản xuất hiện đại, sức ép công việc cao. Thực hiện
quy chế phân phối thu nhập hợp lý.
- Tạo được hình ảnh ấn tượng đối với cộng đồng, từng bước đưa thương
hiệu Tập đoàn trở thành quen thuộc với công chúng và bạn hàng trên thế giới.
- Hướng ra thị trường khu vực và thế giới.
2.2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA VNPOST
2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển Vnpost
Tổng công ty Bưu chính Việt Nam là doanh nghiệp nhà nước duy nhất về

bưu chính được thành lập theo quy định của pháp luật để cung cấp dịch vụ bưu
chính công ích và sử dụng mạng bưu chính công cộng để kinh doanh các dịch
vụ khác theo quy định của pháp luật.
Tổng công ty Bưu chính Việt Nam là Tổng công ty do Nhà nước quyết
định thành lập và giao vốn thông qua Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt
Nam, là đơn vị thành viên của Tập đoàn, kinh doanh đa ngành, trong đó bưu
chính là ngành kinh doanh chính, có nghĩa vụ cung cấp các dịch vụ bưu chính
công ích theo quy định của Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông và các nhiệm vụ
bưu chính công ích khác do Nhà nước giao.
2.2.2. Mô hình tổ chức của Vnpost
Hội đồng quản trị Vnpost là đại diện trực tiếp chủ sở hữu nhà nước tại
Tổng công ty, thực hiện một số quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với Tổng
công ty theo qui định tại Điều lệ Tổng công ty.
Bộ máy giúp việc :
Là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ, có chức năng tham mưu giúp việc
Tổng giám đốc quản lý, điều hành các mặt hoạt động của Tổng công ty theo
từng chức năng, nhiệm vụ cụ thể được phân giao.
Các đơn vị thành viên :
Các đơn vị thành viên của Tổng công ty bao gồm: các đơn vị thành viên
hạch toán phụ thuộc, các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà Tổng
công ty đầu tư 100% vốn điều lệ, các công ty cổ phần, công ty TNHH hai thành
viên trở lên mà Tổng công ty giữ cổ phần, vốn góp chi phối.
2.3. THỰC TRẠNG CUNG CẤP DỊCH VỤ TÀI CHÍNH BƯU
CHÍNH CỦA VNPOST
2.3.1. Các loại dịch vụ tài chính bưu chính Vnpost đang cung cấp
- Dịch vụ chuyển tiền Bưu điện
- Dịch vụ Điện hoa
- Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện
- Dịch vụ Đại lý
- Dịch vụ Thu hộ, chi hộ

2.3.2. Thực trạng hoạt động Marketing dịch vụ tài chính bưu chính của
Vnpost
2.3.2.1. Công tác nghiên cứu thị trường, khách hàng.
- Việc nghiên cứu thị trường của Vnpost còn thưa thớt, chưa thường
xuyên và liên tục do đó thông tin thu được chưa mang tính hệ thống và ít được
cập nhật thường xuyên. Điều này gây nhiều lúng túng trong việc đề ra các kế
hoạch, chiến lược phát triển dịch vụ đặc biệt trong tình hình thị trường dịch vụ
TCBC đang có sự cạnh tranh cao.
- Xét về nhiều mặt thì dịch vụ TCBC nói chung vẫn chưa phát triển do
chưa xây dựng chiến lược khách hàng, hạn chế về chi phí marketing, khả năng
thực hiện, yếu tố con người. Do đó Vnpost chưa có cơ chế tập trung đầu tư tiếp
thị vào các tỉnh, thành phố có doanh số huy động cao và còn lúng túng trong
việc hoạch định chiến lược nghiên cứu thị trường, khách hàng.
2.3.2.2. Chính sách sản phẩm, dịch vụ
a) Đối với dịch vụ tiết kiệm bưu điện
+ Dịch vụ cung cấp chưa trọn gói
+ Dịch vụ được xây dựng đơn nguyên, do đó bị hạn chế trong việc xây
dựng các dịch vụ mới theo dạng dịch vụ hỗn hợp, tức là dịch vụ mới phải có sự
kết hợp của hai hay nhiều dịch vụ cũ.
+ Chủng loại dịch vụ ít.
+ Thời gian triển khai dịch vụ mới thường lâu do còn có những mặt hạn
chế nhất định trong việc thiết kế các dịch vụ mới, công tác đầu tư, marketing.
+ Các bưu cục cung cấp dịch vụ bao gồm bưu cục online và offline, do
đó dịch vụ cung cấp trên mạng chưa đồng bộ.
b) Đối với dịch vụ chuyển tiền
- Ưu điểm: Thời gian qua chất lượng dịch vụ chuyển tiền được cải thiện
rõ rệt do được đầu tư, nâng cấp mạng, đường truyền dẫn. Chính vì thế mà chất

×