Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

Đề cương ôn tập ngữ văn lớp 11 kì ii

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (309.64 KB, 67 trang )

ĐỀ CƯƠNG ƠN TẬP MƠN NGỮ VĂN HỌC KÌ II LỚP 11

I. PHẦN ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1. Các dạng câu hỏi đọc hiểu văn bản thường gặp
Kiến thức lý thuyết liên quan đến dạng câu hỏi Đọc hiểu này khá rộng, kiến
thức không quy tụ thành một bài hay ở một khối lớp nào mà kiến thức đó nằm rải rác
từ lớp 6 cho đến lớp 12. Vì vậy các em cần nắm bắt được những dạng kiến thức lý
thuyết liên quan đến câu hỏi Đọc hiểu trong đề thi. Bao gồm các dạng như: Các loại
phong cách ngôn ngữ; Các phương thức biểu đạt; Các thao tác lập luận; Các biện
pháp tu từ; Các phép liên kết; Phân biệt các thể thơ; Xác định nội dung, chi tiết, hình
ảnh chính trong văn bản (nhan đề, chủ đề, chi tiết, hình ảnh đặc sắc); Viết một đoạn
văn ngắn trình bày quan điểm của cá nhân về một vấn đề của cuộc sống có liên quan
đến văn bản…
Dưới đây là các dạng câu hỏi thường gặp trong phần đọc hiểu theo mỗi mức độ khác
nhau mà các em cần nắm được để biết tự giới hạn cho mình khung kiến thức kĩ năng để ơn
luyện chính xác đạt kết quả tốt nhất:

Câu

Độ phân

Mục đích kiểm

hóa

tra

1

Dạng câu hỏi thường gặp
Tìm/ xác định/ chỉ ra:


- Phong cách ngôn ngữ
- Phương thức biểu đạt

NHẬN
BIẾT

Là câu kiểm tra

- Trình tự lập luận

kiến

- Thao tác lập luận

thức

tiếng

Việt hoặc văn học.

- Phương thức liên kết
- Thể thơ
- Đề tài
- Câu chủ đề
- Thơng tin, từ ngữ, hình
1


ảnh
- Biện pháp tu từ

- …
- Xác định nội dung chính/
vấn đề chính…

THƠNG

Câu kiểm tra năng

HIỂU

lực nắm bắt thơng

- Cho biết tác dụng của

tin hoặc năng lực

biện pháp tu từ, từ ngữ,

thơng

hình ảnh…

hiểu

của

người đọc ( mức
độ nắm bắt thơng

2


tin, chi tiết, hình
ảnh … hiện diện
trong văn bản.)

- Theo

tác

giả

câu/từ

khóa/hình ảnh/khái niệm/
ý kiến “…” là gì?
- Anh/chị hiểu thế nào về
câu/từ ngữ/hình ảnh/khái
niệm/ ý kiến “….” trong
đoạn trích trên?
- …

Câu kiểm tra năng
lực thơng hiểu của
người đọc ( mức

3

THƠNG
HIỂU


độ nắm được bản
chất của sự vật,
hiện tượng không
hiện

diện

trong

văn bản mà phải
dựa trên cơ sở suy

- Theo anh/ chị vì sao tác
giả cho rằng “…” ?
- Hãy nhận xét về thái độ
tình cảm của tác giả đối
với vấn đề đặt ra trong
văn bản.
- Anh/chị hiểu thế nào về ý
kiến “….”?

luận.)
4

Là câu kiểm tra
việc

vận

dụng


những kiến thức,
kĩ năng của người

- Thơng điệp nào có nghĩa
nhất với anh/chị?
- Bài học anh/chị rút ra
2


VẬN
DỤNG

học vào giải quyết

được từ đoạn trích trên

một vấn đề

là gì?
- Anh/chị đưa ra các giải
pháp đối với vấn đề được
nêu ra trong đoạn trích…
- …

Ví dụ minh họa về đề đọc hiểu văn bản:
Ví dụ 1
Đọc văn bản dưới đây và thực hiện các yêu cầu:
Quan niệm về hạnh phúc không giống nhau ở mỗi người, mỗi nhà, mỗi thế hệ,
mỗi thời đại, mỗi xã hội. Chẳng hạn, có người xem hạnh phúc là hài lịng với những

gì mình có theo chủ nghĩa "biết đủ". Cũng có người cho rằng hạnh phúc là khi ta có
một sức khỏe tốt, một sự nghiệp như ý, một gia đình ấm cúng và những bạn hữu chí
tình. Hạnh phúc có khi là những điều giản dị: có một việc u thích để làm, có người
để u thương và một nơi chốn bình yên để đi về… Lại có những vĩ nhân gọi tên
hạnh phúc theo cách rất riêng của họ. Ví như nhà hiền triết Mahatma Gandhi bảo
rằng: "Hạnh phúc là khi những gì bạn nghĩ, những gì bạn nói và những gì bạn làm
hịa quyện với nhau". Liệu có thể hạnh phúc chăng với lối sống "trình diễn" như
những "kịch sĩ" trong cả đời thường? Rồi cũng có ý kiến phản biện rằng: ranh giới
giữa biết đủ, biết hài lòng và thỏa hiệp với mình là rất mong manh… Sẽ rất nhanh,
những cái "biết đủ" và sự hài lòng dễ dãi này sẽ làm ta chán ngán. Sẽ rất nhanh,
hạnh phúc này sẽ biễn mất khi ta không biết cuộc đời mình nằm ở nơi đâu…
Vậy hạnh phúc là biết đủ, biết hài lòng hay là biết vượt qua, biết chinh
phục hay là gì khác?
(Trích Để chạm vào hạnh phúc, Giản Tư Trung, Thời báo Kinh tế Sài Gòn,
03/02/2012)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên?
3


Câu 2. Anh/Chị hiểu thế nào về quan niệm hạnh phúc theo chủ nghĩa "biết đủ" được
nhắc đến trong đoạn trích?
Câu 3. Theo anh/chị, tác giả muốn thể hiện dụng ý gì khi đặt ra câu hỏi: "Liệu có
thể hạnh phúc chăng với lối sống "trình diễn" như những "kịch sĩ" trong cả đời
thường?" ?
Câu 4. Theo anh/chị, mỗi người cần làm gì để có được hạnh phúc?
Gợi ý trả lời:

Câu

Nội dung


Điểm

1

Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên: 0.5
Nghị luận

2

Quan niệm về hạnh phúc theo chủ nghĩa "biết đủ" được nhắc đến 0.5
trong đoạn trích có thể hiểu là biết hài lịng với những gì mình có,
khơng tham vọng hão huyền, xa rời thực tế.

3

Thơng điệp của tác giả đặt ra câu hỏi đó là: Hạnh phúc chỉ có được
1.0
khi con người được sống là mình, sống thật với chính mình.

4

HS trả lời ngắn gọn, rõ ý, thể hiện được quan điểm cá nhân, lí giải
thuyết phục về vấn đề đặt ra. Tránh lối trả lời chung chung, lan 1.0
man, không làm rõ được ý kiến cá nhân.
Ví dụ 2
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

(..) Dường như lâu nay chúng ta chỉ quen với việc than phiền mình bất hạnh
chứ ít khi biết được rằng mình đang hạnh phúc. Hãy một lần thử nghĩ xem: khi

chúng ta than phiền vì bố mẹ q quan tâm đến chuyện của mình thì ngồi kia biết
bao nhiêu người thèm hơi ấm của mẹ, thèm tiếng cười của bố, thèm được về nhà để
được mắng; khi chúng ta cảm thấy thiệt thịi khi khơng được ngồi xe hơi chỉ vì phải
chạy xe máy giữa trời nắng thì ngồi kia biết bao nhiêu bạn của chúng ta mồ hơi
nhễ nhại, gị mình đạp xe lên những con dốc vắng; khi chúng ta bất mãn với chuyện
học hành q căng thẳng thì ngồi kia biết bao người đang khao khát một lần được
đến trường, một lần được cầm cây bút để viết lên những ước mơ; khi chúng ta…
Vâng! Có q ích kỉ khơng, khi xung quanh chúng ta vẫn có những người đang sống
trong cảnh nghèo khổ, vẫn có những người đang lang thang mong tìm một mái ấm,
vẫn có những người đang ngày ngày chống chọi với tử thần… thì chúng ta lại buồn
4


chỉ vì khơng được cho tiền tiêu vặt như ý muốn, vì khơng được thời trang như diễn
viên và buồn vì… khơng có chuyện gì để buồn.
(…)
Khi viết bài này, tơi 20 tuổi. Tơi tự biết mình chưa q lớn để định nghĩa “Hạnh
phúc là làm cho người khác được hạnh phúc” nhưng tơi biết mình đã đủ trưởng
thành để nhận ra rằng: “hãy biết trân trọng, nâng niu những gì trong vòng tay bạn
bởi rất nhiều người đang thèm được như bạn đấy”
(Bài tập Ngữ văn 11 tập 2, NXB GD 2006, tr 62 – 63)
Câu 1. Em hãy đặt nhan đề cho đoạn trích trên?
Câu 2. Hãy chỉ rõ thái độ của tác giả thể hiện ở đoạn trích trên?
Câu 3. Tác giả bài viết trên muốn gửi đến chúng ta thơng điệp gì?
Câu 4. Theo quan điểm của anh/chị “khi xung quanh chúng ta vẫn có những người
đang sống trong cảnh nghèo khổ, vẫn có những người đang lang thang mong tìm
một mái ấm, vẫn có những người đang ngày ngày chống chọi với tử thần… thì chúng
ta lại buồn chỉ vì khơng được cho tiền tiêu vặt như ý muốn, vì khơng được thời trang
như diễn viên và buồn vì… khơng có chuyện gì để buồn” có phải là biểu hiện của lối
sống “q ích kỉ” khơng? Vì sao?


Gợi ý trả lời:

5


Câu
1

Nội dung
Đặt nhan đề cho văn bản: Hạnh phúc là gì?

Điểm
0.5

(HS chạm đến vấn đề hạnh phúc là có điểm)
2

Thái độ của tác giả: Khơng đồng tình với lối sống ích kỉ, hay than
phiền của con người.

3

Thông điệp:
– Đừng bao giờ than phiền về những điều mình đang có, hãy trân
trọng chúng vì đối với người khác đó là hạnh phúc khơng dễ gì có
được

0.5


1.0

– Hạnh phúc là những điều giản đơn, bình dị nhất.
4

HS trả lời ngắn gọn, rõ ý, thể hiện được quan điểm của cá nhân, giải
thích được lí do.
(Gợi ý: Đó là những biểu hiện của lối sống ích kỷ - lối sống chỉ nghĩ
đến lợi ích của riêng mình mà khơng nghĩ đến người khác. Có nhiều
người chỉ ln nghĩ đến cuộc sống của mình mà không quan tâm đến
cuộc sống của những người xung quanh ra sao. Nỗi buồn phiền của
họ xoay quanh việc cuộc sống bản thân chưa được thoả mãn những
nhu cầu, dục vọng. Đây chính là biểu hiện của lối sống ích kỷ cần
sửa đổi.)

1.0

Ví dụ 3
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới:
Một trong những động lực thúc đẩy "nội lực" của con người từ xưa đến nay
chính là niềm đam mê, nhất là khi những đam mê đó biến thành năng lượng phục vụ
sự nghiệp, phục vụ xã hội. Số lượng công việc ta làm được khơng quan trọng, chính
tình u và lịng đam mê mà ta gởi gắm trong mỗi việc làm của mình mới là đáng kể.
Bạn khơng thể đạt đến thành công đỉnh cao nếu hành động của bạn không xuất phát
từ lòng đam mê. Một khi bạn đã quyết định được những gì thật sự thúc đẩy bạn
trong cơng việc, bạn sẽ tìm được những cách thức sáng tạo để truyền đạt niềm cảm
hứng ấy đến người khác. Khơng có đam mê thì gần như bạn khó trở thành một nhà
lãnh đạo lớn. Đam mê tạo ra năng lượng, lòng nhiệt tình và sự phấn khích.
"Hãy u q những gì bạn làm" là lời khuyên của Richard Branson, tỉ phú
người Anh, người sáng lập tập đoàn Virgin, dành cho các bạn trẻ muốn khởi nghiệp

bằng con đường kinh doanh. Ông cũng cho rằng, nếu chúng ta thỏa mãn niềm đam
mê của mình, cuộc sống sẽ tốt đẹp và thú vị hơn nhiều. Mọi hoạt động kinh doanh
6


mà Branson tham gia, cho dù đó là hàng khơng, âm nhạc, du lịch, tài chính đều phải
ln thú vị với ơng. Ơng phải có đam mê dành cho nó. Tơi tin rằng bí mật đằng sau
những thành cơng đáng kinh ngạc của nhà tỉ phú 53 tuổi này là một thực tế đơn
giản: ơng tìm thấy niềm vui và đam mê trong những việc ơng làm.
(Trích Q tặng cuộc sống, Dr. Bernie S. Siegel, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh,
2013, tr.58 - 59)
Câu 1. Xác định câu chủ đề của đoạn trích trên?
Câu 2. Theo tác giả, nhà tỉ phú Richard Branson đã thành công trong những lĩnh vực
kinh doanh nào? Điều gì khiến ơng có được những thành công ấy?
Câu 3. Tại sao tác giả cho rằng: "Bạn không thể đạt đến thành công đỉnh cao nếu
hành động của bạn khơng xuất phát từ lịng đam mê"?
Câu 4. Anh/Chị sẽ làm gì nếu cơng việc anh/chị đang làm khơng phải là niềm đam
mê của mình?
Gợi ý trả lời:

7


Câu

Nội dung

Điểm

1


Câu chủ đề của đoạn trích: "Một trong những động lực thúc đẩy "nội
lực" của con người từ xưa đến nay chính là niềm đam mê, nhất là khi
những đam mê đó biến thành năng lượng phục vụ sự nghiệp, phục vụ
xã hội."

0.5

2

- Theo tác giả, nhà tỉ phú Richard Branson đã thành công trong những
lĩnh vực kinh doanh: hàng khơng, âm nhạc, du lịch, tài chính.

0.5

- Bí mật đằng sau những thành công đáng kinh ngạc của nhà tỉ phú 53
tuổi này là một thực tế đơn giản: ông tìm thấy niềm vui và đam mê

0.5

trong những việc ông làm.
3

4

Tác giả cho rằng: "Bạn không thể đạt đến thành công đỉnh cao nếu
hành động của bạn không xuất phát từ lịng đam mê" vì nếu khơng
xuất phát từ lịng đam mê, chúng ta khơng thể để tâm trí để nỗ lực,
sáng tạo… trong công việc, không đủ kiên trì để theo đuổi cơng việc
khi gặp khó khăn.


0.5

HS trả lời ngắn gọn, rõ ý, nêu rõ cách ứng xử cụ thể của bản thân và
giải thích lí do chọn cách ứng xử như vậy với công việc đang làm.
Tránh lối trả lời chung chung, lan man, không làm rõ được ý kiến cá
nhân.

1.0

Ví dụ 4
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới:
Xin đừng gọi bằng ngôn từ hoa mĩ
Những sông dài biển rộng những tài nguyên
Tổ quốc tôi, vùng quê nghèo lặng lẽ
Trên bản đồ, khơng dấu chấm, khơng tên.
Ở nơi đó, đất khơ cằn cháy bỏng
Tre còng lưng nhẫn nại đứng trưa hè
Đất khô nỏ chân chim mùa nắng hạn
8


Ngọn gió Lào héo hắt cỏ ven đê.
Ở nơi đó, mùa trăng về bát ngát
Gió nồm nam trong vắt tiếng sáo diều
Có mái tóc xanh hương mười sáu tuổi
Đi suốt đời kí ức vẫn mang theo.
(Trích Tổ quốc, Nguyễn Huy Hồng, Tạp chí Văn nghệ qn đội, số 39, tháng
12/2010)
Câu 1. Đoạn trích trên sử dụng phong cách ngơn ngữ nào?

Câu 2. Chỉ ra và nêu giá trị biểu đạt của một biện pháp nghệ thuật được sử dụng
trong hai câu thơ: "Ở nơi đó, đất khơ cằn cháy bỏng/ Tre còng lưng nhẫn nại đứng
trưa hè".
Câu 3. Trong khổ thơ thứ ba của đoạn trích trên, Tổ quốc hiện lên cụ thể qua những
hình ảnh nào? Điều đó thể hiện tình cảm gì của nhà thơ?
Câu 4. Từ ý câu thơ "Tổ quốc tôi, vùng quê nghèo lặng lẽ", anh/chị nhận thấy trách
nhiệm của thế hệ trẻ ngày nay là gì?
Gợi ý trả lời:

9


Câu

Nội dung

Điểm

1

Đoạn trích trên sử dụng phong cách ngơn ngữ: nghệ thuật

0.5

2

- Hai câu thơ: "Ở nơi đó, đất khơ cằn cháy bỏng/ Tre còng lưng nhẫn
nại đứng trưa hè" sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa.

0.25


- Giá trị biểu đạt (tác dụng): Biện pháp nghệ thuật này đã góp phần
diễn tả sinh động hình ảnh một vùng q đất đai cằn cỗi, thiên nhiên
khắc nghiệt và gợi liên tưởng đến hình ảnh con người Việt Nam vất vả,
lam lũ mà vẫn ln chịu thương chịu khó, cần cù, nhẫn nại.
3

- Trong khổ thơ thứ ba của đoạn trích trên, Tổ quốc hiện lên cụ thể qua 0.25
những hình ảnh: mùa trăng, gió nồm nam, tiếng sáo diều, mái tóc xanh
hương mười sáu tuổi.
- Những hình ảnh đó góp phần thể hiện tình u, sự gắn bó của nhà thơ
với một Tổ quốc nên thơ, có sự hài hịa giữa vẻ đẹp thiên nhiên và con
người.

4

0.5

HS trình bày ngắn gọn, nêu rõ trách nhiệm của thế hệ trẻ ngày nay:
phải làm gì và có thái độ ứng xử như thế nào khi Tổ quốc là "vùng quê
nghèo lặng lẽ". Tránh diễn đạt một cách chung chung hoặc hô hào
khẩu hiệu.

0.5

1.0

2. Những kiến thức cần có để thực hiện việc đọc hiểu văn bản:
2. 1. Kiến thức về từ
- Nắm vững các loại từ cơ bản: Danh từ, động từ, tính từ, trợ từ, hư từ, thán từ, từ

láy, từ ghép, từ thuần Việt, từ Hán Việt...
- Hiểu được các loại nghĩa của từ: Nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa gốc, nghĩa chuyển,
nghĩa biểu niệm, nghĩa biểu thái...
2. 2. Kiến thức về câu:
- Các loại câu phân loại theo cấu tạo ngữ pháp
- Các loại câu phân loại theo mục đích nói (trực tiếp, gián tiếp).
- Câu tỉnh lược, câu đặc biệt, câu khẳng định, câu phủ định,...
2.3. Kiến thức về các biện pháp tu từ:

10


- Tu từ về ngữ âm: điệp âm, điệp vần, điệp thanh, tạo âm hưởng và nhịp điệu cho
câu…
- Tu từ từ vựng: So sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hốn dụ, tương phản, chơi chữ, nói
giảm, nói tránh, thậm xưng,...
- Tu từ ngữ pháp: Lặp cú pháp, liệt kê, chêm xen, đối...
2.4. Kiến thức về văn bản:
- Các loại văn bản
- Các phong cách ngôn ngữ
- Các phương thức biểu đạt
- Thao tác lập luận
- Phương pháp xây dựng đoạn văn
- Các yếu tố thuộc nội dung của văn bản văn học
- Các yếu tố thuộc hình thức của văn bản văn học

3. Một số lưu ý về kĩ năng làm phần Đọc hiểu văn bản
Về nhận diện câu hỏi: Đọc kĩ yêu cầu đề để xác định nội dung câu hỏi có mấy
ý, từ đó trả lời cho đúng, trúng vấn đề. Ví dụ nếu đề hỏi chỉ ra các phương thức/các
thao tác lập luận trong văn bản trên thì câu trả lời sẽ từ hai phương thức/hai thao tác

trở lên. Nhưng nếu câu hỏi chỉ ra thao tác nào/phương thức nào là chính hoặc chủ
yếu thì câu trả lời chỉ là một phương thức/một thao tác.
Về cách trả lời: Văn bản đọc hiểu thường không dài nên yêu cầu học sinh đọc
văn bản để chọn câu trả lời cho phù hợp. Các em cần đọc lướt để tìm chủ đề hoặc ý
chính, đọc kĩ để tìm chi tiết, thông tin. Câu trả lời cần trực tiếp, ngắn gọn, chính xác,
đầy đủ. Hỏi gì trả lời đó, khơng trả lời thừa.
Về trình bày: Học sinh cần phải trình bày khoa học, khơng nên tẩy xóa, viết
chèn dịng trong bài. Nếu có sai thì gạch chéo và làm lại. Cần dùng các kí hiệu thống
nhất với đề bài.
11


Thời gian làm phần Đọc – hiểu khoảng từ 20 đến 25 phút.

II. PHẦN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
1. Các dạng đề nghị luận xã hội thường gặp và cách làm bài
1.1. Nghị luận về một tư tưởng đạo lý:
a. Khái niệm:
Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư
tưởng, đạo đức, quan điểm nhân sinh (như các vấn đề về nhận thức; về tâm hồn nhân
cách; về các quan hệ gia đình xã hội, cách ứng xử; lối sống của con người trong xã
hội…)
Dạng đề nghị luận về một tư tưởng, đạo lý gồm:
- Tư tưởng mang tính nhân văn (lịng dũng cảm, khoan dung, ý chí nghị lực…)
- Tư tưởng phản nhân văn (ích kỷ, vơ cảm, thù hận, dối trá…)
Ví dụ 1:
Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200
chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về hạnh phúc.
Ví dụ 2:
Từ nội dung ở đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200

chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về bệnh vô cảm của con người trong xã hội ngày
nay.
b. Cách làm:
* Bước 1: Phân tích đề
- Xác định chủ đề: Gạch chân dưới những từ ngữ then chốt, các dữ kiện, các từ khố.
Từ đó xác định được vấn đề được nói đến.
+ Ở ví dụ 1, vấn đề đặt ra là quan niệm của cá nhân về hạnh phúc.
+ Ở ví dụ 2, vấn đề đặt ra là bệnh vô cảm của con người trong xã hội ngày nay.
- Thao tác lập luận: vận dụng tổng hợp các thao tác nghị luận ( Giải thích, phân tích,
chứng minh, bình luận, bác bỏ, so sánh)
12


- Nguồn tư liệu để dẫn chứng: Thực tế cuộc sống, việc thực, người thực được lưu lại
qua sách vở.
* Bước 2: Lập dàn ý
Trước khi viết học sinh tìm ý nhanh cho bài viết của mình bằng cách đặt ra các
câu hỏi: Là gì? Tại sao? Ngược lại thì như thế nào?Làm như thế nào? Là gì? là câu
hỏi đặt ra để giải thích khái niệm, giúp hiểu về nội dung tư tưởng, đạo lý. Trả lời câu
hỏi Tại sao? là học sinh bày tỏ quan điểm và đưa ra các lí lẽ, bằng chứng để bảo vệ
quan điểm của mình. Đồng thời với câu hỏi Ngược lại thì như thế nào? sẽ giúp học
sinh mở rộng (lật ngược) vấn đề để bài viết sâu sắc và toàn diện hơn. Câu hỏi Làm
như thế nào? giúp học sinh đưa ra những giải pháp, rút ra những bài học cho bản
thân từ vấn đề bàn luận.
Sau khi tìm ý xong, học sinh sắp xếp các ý theo một trình tự logic theo cấu trúc sau:

Tư tưởng mang tính nhân văn

Tư tưởng phản nhân văn


1. Giải thích: từ ngữ, ý kiến

1. Giải thích: từ ngữ, ý kiến

2. Phân tích, chứng minh:

2. Phân tích, chứng minh:

- Tác dụng, ý nghĩa của tư tưởng - Tác hại của tư tưởng (phân tích,
đạo lý (phân tích, chứng minh, so chứng minh, so sánh, đối chiếu,... để
sánh, đối chiếu,... để chỉ ra chỗ chỉ ra chỗ sai)
đúng)
3. Bàn luận mở rộng:

3. Bàn luận mở rộng:

- Phê phán, bác bỏ tư tưởng - Biểu dương, ca ngợi tư tưởng nhân
trái ngược
văn đối lập với tư tưởng phản nhân
văn đã phân tích.
4. Bài học nhận thức và hành
động:
- Về nhận thức: nhận thức được

4. Bài học nhận thức và hành
động:

đây là tư tưởng đúng đắn.

- Về nhận thức: nhận thức được đây


- Về hành động ta cần làm gì ?

là tư tưởng chưa đúng đắn.

- Kết thúc vấn đề bằng câu - Về hành động ta cần làm gì ?
13


thơ/châm

ngôn/danh

ngôn/khẩu - Kết thúc vấn đề bằng câu

hiệu ấn tượng

thơ/châm ngôn/danh ngôn/khẩu hiệu
ấn tượng

* Bước 3: Viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh (Học sinh vận dụng kiến thức, kĩ
năng đã học để viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh)
* Bước 4: Đọc và sửa lỗi (Sau khi viết xong, học sinh tự đọc và sửa lỗi, hai học sinh
cùng bàn sửa bài cho nhau, giáo viên sửa bài cho học sinh)
c. Ví dụ minh họa:
Ví dụ 1:
Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy việt một đoạn văn (khoảng
200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về cách để mỗi người có thể tận hưởng cuộc
sống một cách thực sự.
Hướng dẫn làm bài:

* Phân tích đề:
- Vấn đề cần nghị luận: cách để có thể tận hưởng cuộc sống một cách thực sự.
Để viết đạt yêu cầu học sinh cần giải thích được: Tận hưởng cuộc sống một
cách thực thụ là gì? Ý nghĩa của việc tận hưởng cuộc sống một cách thực thụ? Và
nêu ra các cách để tận hưởng cuộc sống một cách thực thụ, từ đó rút ra bài học cho
bản thân.
- Chọn các thao tác lập luận phù hợp theo nội dung:
+ Tận hưởng cuộc sống một cách thực thụ là gì? (Thao tác lập luận giải thích)
+ Ý nghĩa của việc tận hưởng cuộc sống một cách thực thụ? Và nêu ra các cách để
tận hưởng cuộc sống một cách thực thụ. (Thao tác lập luận phân tích, chứng minh,
bình luận)
+ Mở rộng vấn đề và liên hệ bản thân (Thao tác lập luận bình luận)
- Phạm vi dẫn chứng: Trong thực tế cuộc sống và trong sách vở.

14


- Hình thức trình bày: Đảm bảo hình thức một đoạn văn với dung lượng khoảng 200
chữ, không sai lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, bài viết rõ ràng, mạch lạc, lập luận chặt
chẽ.
* Lập dàn ý
 Giới thiệu vấn đề
 Giải thích vấn đề: “Tận hưởng cuộc sống một cách thực thụ” là sự hưởng
thụ trọn vẹn tất cả niềm vui, sự hạnh phúc trong cuộc sống của mỗi người.
 Phân tích, chứng minh, bàn luận vấn đề:
- Tận hưởng cuộc sống một cách thực thụ giúp ta cảm nhận được những vẻ
đẹp kì diệu của cuộc sống, thấy được cuộc sống thật ý nghĩa và thêm yêu cuộc sống
này hơn. Từ đó, mỗi chúng ta sẽ làm việc, cống hiến hết mình để cuộc sống ngày
một nghĩa.
- Cách thức tận hưởng cuộc sống thực thụ: Mỗi chúng ta có những cách khác

nhau để tận hưởng cuộc sống nhưng đâu mới là cách thức tận hưởng cuộc sống một
cách thực thụ.
+ Làm những cơng việc mình u thích, làm bằng tất cả đam mê, nhiệt huyết,
bằng sự nỗ lực khơng ngừng nghỉ.
+ Hài lịng với những gì mình đang có, khơng ghen ghét đố kị với những
người xung quanh. Nhưng khơng vì thế mà sinh ra tính tự thỏa mãn, không nỗ lực
phấn đấu cho tương lai.
+ Không ngừng nâng cao hiểu biết và hoàn thiện bản thân.
+ Có tấm lịng nhân hậu, lương thiện, ln có thái độ khoan hòa, bao dung
trước mọi sai lầm, khuyết điểm của người khác.
→ Hưởng thụ thực sự là khi con người cảm thấy thanh thản và mãn nguyện
với những việc mình làm, những điều mình suy nghĩ.
 Mở rộng vấn đề và liên hệ bản thân:
- Hiện nay vẫn còn những quan niệm sai lầm về hưởng thụ như: chỉ chăm lo
cho cá nhân, sống đua địi, hưởng lạc,… đó là những cách suy nghĩ sai lầm, thiển
cận, cần phải loại bỏ.
15


- Muốn có được sự hưởng thụ thực sự địi hỏi mỗi con người cần phải học hỏi
và hiểu biết về những gì ta đang làm, ta đang có, cảm thấy hạnh phúc và mãn
nguyện với những điều đó.
- Liên hệ bản thân: Em đã làm gì để tận hưởng cuộc sống một cách thực thụ.

Ví dụ 2:
Từ nội dung ở đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn
(khoảng 200 chữ) với chủ đề: Đừng dối trá.
Hướng dẫn làm bài:
* Phân tích đề:
- Vấn đề cần nghị luận: Đừng dối trá.

Để viết đạt yêu cầu học sinh cần giải thích được: Dối trá là gì? Tác hại của dối
trá? Và phân tích nên hay khơng nên dối trá, từ đó rút ra bài học cho bản thân.
- Chọn các thao tác lập luận phù hợp theo nội dung:
+ Dối trá là gì? (Thao tác lập luận giải thích)
+ Tác hại của dối trá? Nên hay khơng nên dối trá (Thao tác lập luận phân tích,
chứng minh, bình luận)
+ Mở rộng vấn đề và liên hệ bản thân (Thao tác lập luận bình luận)
- Phạm vi dẫn chứng: Trong thực tế cuộc sống và trong sách vở
- Hình thức trình bày: Đảm bảo hình thức một đoạn văn với dung lượng khoảng 200
chữ, khơng sai lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, bài viết rõ ràng, mạch lạc, lập luận chặt
chẽ.
* Lập dàn ý
 Giới thiệu vấn đề
 Giải thích vấn đề:
- Dối trá là sự thiếu trung thực, nói khơng thật, khơng đúng với sự thật nhằm
che giấu sự thật hoặc mưu cầu một lợi ích nào đó. Dối trá là khơng thành thật, nói và
làm khơng thống nhất với nhau nhằm một mục đích khơng tốt đẹp.
16


 Phân tích, chứng minh, bàn luận vấn đề:
- Sự dối trá để lại nhiều tác hại nghiêm trọng:
+ Nói dối, làm giả làm suy giảm lòng tin giữa con người với con người.
+ Làm cho mọi người nhìn nhận vấn đề không đúng với bản chất vấn đề.
+ Dối trá làm cho mọi chuẩn mực khơng được nhìn nhận đúng.
+ Gây ra nhiều tác hại nguy hiểm về đạo đức, làm cho cuộc sống không ổn
định.
+ Tạo ra sự đau khổ và căm ghét trong lòng người khác khi họ biết mình bị dối
trá.
 Mở rộng vấn đề và liên hệ bản thân

- Cần phân biệt nói dối và sự dối trá, bản chất của chữ Dối đã là xấu, Dối trá
lại càng xấu hơn nhưng nói dối thì đôi khi không phải là xấu. Một người mắc bệnh
hiểm nghèo nhưng người thân giấu người bệnh nguồn tin ấy cũng là điều tốt; người
cha người mẹ nói dối với con cái về sức khoẻ của mình cũng là để cho con cái yên
tâm công việc mà không phải bận lòng lo lắng.
- Qua đây chúng ta cần lên án thói dối trá và rèn cho mình đức tính trung thực,
sống đúng với lương tâm và sống cao thượng cho xứng đáng với danh nghĩa Con
Người.
1.2. Nghị luận về một hiện tượng đời sống:
a. Khái niệm:
Nghị luận về một hiện tượng đời sống là bàn bạc về một hiện tượng đang diễn
ra trong thực tế đời sống xã hội mang tính chất thời sự, thu hút sự quan tâm của
nhiều người (như ô nhiễm môi trường, nếp sống văn minh đơ thị, tai nạn giao thơng,
bạo hành gia đình, lối sống thờ ơ vô cảm, đồng cảm và chia sẻ...).
Dạng đề nghị luận về một hiện tượng đời sống gồm:
- Hiện tượng tốt có tác động tích cực (tiếp sức mùa thi, hiến máu nhân đạo…)
- Hiện tượng xấu có tác động tiêu cực (Bạo lực học đường, tai nạn giao thơng…)
Ví dụ 1: Từ ngữ liệu ở phần đọc hiểu, anh/ chị về hãy bày tỏ suy nghĩ của
17


mình bằng một đoạn văn khoảng 200 chữ về lối sống “ảo” ở một bộ phận giới trẻ
hiện nay.
Ví dụ 2: Từ ngữ liệu ở phần đọc hiểu, anh/ chị về hãy viết một đoạn văn
(khoảng 200 chữ) bày tỏ suy nghĩ của mình về vấn đề Tiết kiệm của giới trẻ hiện
nay.

b. Cách làm:
* Bước 1: Phân tích đề
(Tương tự ở dạng bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lý)

- Xác định vấn đề nghị luận
- Thao tác lập luận
- Nguồn tư liệu để dẫn chứng
* Bước 2: Lập dàn ý
Đối với bài nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống, học sinh cần trả lời
các câu hỏi sau: Hiện tượng đó là gì? Vấn đề đó đang diễn ra như thế nào? Nó ảnh
hưởng tốt hay xấu đến đời sống, xã hội? Nguyên nhân của vấn đề là gì? Có cách
nào để cải thiện hay phát triển thêm nữa hay không?
Cấu trúc chung của dạng đề nghị luận về một hiện tượng đời sống:

Hiện tượng tiêu cực
1. Giải thích hiện tượng

Hiện tượng tích cực
1. Giải thích hiện tượng

2. Phân tích, chứng minh, bình 2. Phân tích, chứng minh, bình
luận về:

luận về:

- Thực trạng: Vấn đề đó đang diễn a. Tác dụng ý nghĩa của hiện tượng.
ra như thế nào?

b. Phê phán hiện tượng trái ngược

- Nguyên nhân và hậu quả

c. Biện pháp nhân rộng hiện tượng.


- Giải pháp thiết thực

18


3. Rút ra bài học và liên hệ bản 3. Rút ra bài học và liên hệ bản
thân

thân

* Bước 3: Viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh (Học sinh vận dụng kiến thức, kĩ
năng đã học để viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh)
* Bước 4: Đọc và sửa lỗi (Sau khi viết xong, học sinh tự đọc và sửa lỗi, hai học sinh
cùng bàn sửa bài cho nhau, giáo viên sửa bài cho học sinh)
c. Ví dụ minh họa:
Ví dụ 1: Từ ngữ liệu ở phần đọc hiểu, anh/ chị về hãy bày tỏ suy nghĩ của
mình bằng một đoạn văn khoảng 200 chữ về lối sống “ảo” ở một bộ phận giới trẻ
hiện nay.
Hướng dẫn làm bài:
* Phân tích đề:
- Vấn đề cần nghị luận: Hiện tượng "sống ảo" ở một bộ phận giới trẻ hiện nay.
- Chọn các thao tác lập luận phù hợp theo nội dung:
+ Sống ảo là gì? (Thao tác lập luận giải thích)
+ Thực trạng, nguyên nhân, hậu quả của sống ảo, đưa ra giải pháp và rút ra bài học
cho bản thân (Thao tác lập luận phân tích, chứng minh, bình luận)
- Phạm vi dẫn chứng: Trong thực tế cuộc sống và trong sách vở
- Hình thức trình bày: Đảm bảo hình thức một đoạn văn với dung lượng khoảng
200 chữ, không sai lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, bài viết rõ ràng, mạch lạc, lập luận
chặt chẽ.
* Lập dàn ý

 Giới thiệu vấn đề: Hiện nay, lối sống “ảo” ở một bộ phận giới trẻ đang là
vấn đề thu hút sự quan tâm của tồn xã hội.
 Giải thích vấn đề: Sống ảo là sống trong hoang tưởng, sống quá phụ thuộc
vào mạng xã hội, không đúng với thực tại của cuộc sống.
 Phân tích, chứng minh, bàn luận vấn đề:
19


- Thực trạng: thói quen sống ảo trong giới trẻ hiện nay đang dần phổ biến. Ta
dễ dàng bắt gặp ở những người bạn quanh mình. Đó là những mối tình ảo, các mối
quan hệ ảo theo kiểu ngơn tình... Để gây sự chú ý của mọi người, nhiều bạn trẻ đã
chìm trong cuộc sống ảo với những trị lố khoe tiền, đồ hiệu, giả chết, khoe những
hình ảnh nóng lên các trang mạng xã hội.
- Nguyên nhân và hậu quả:
+ Do tuổi trẻ với nhiều suy nghĩ bốc đồng, nơng nổi của tuổi mới lớn, thiếu sự
chín chắn
+ Do sự phát triển của công nghệ thông tin – con dao hai lưỡi
+ Do sự quan tâm, quản lý, giáo dục của gia đình, nhà trường, xã hội cịn
nhiều thiếu sót 
+ Lối sống này đã và đang để lại rất nhiều hệ lụy cho một bộ phận thanh thiếu
niên. Trước hết, dành quá nhiều thời gian lang thang trên mạng sẽ khiến ta thiếu đi
cơ hội học tập, giao tiếp trực tiếp với những người xung quanh cũng như gây ra các
vấn đề về thể chất: cận thị, cong vẹo cột sống… Đồng thời, đắm mình trong một thế
giới mà mọi thứ đưa lên đều được chỉnh sửa kĩ lưỡng và đầy hào nhoáng, ta sẽ dễ
cảm thấy ghen tị và rơi vào trạng thái tự ti, bất hạnh.
Chẳng hạn, có hiện tượng phổ biến là nhiều bạn yêu trên mạng. Nhiều bạn đã
nhẹ dạ cả tin mà tin vào những lời đường mật của một người chưa hề gặp rồi khi biết
rằng chàng trai bạn hằng yêu thương chỉ mang tên lừa đảo. Hay dư luận từng xôn
xao trước sự việc một nam thanh niên nhảy cầu sau khi nhận được 40 nghìn lượt
thích, một người khác tự thiêu khi có được điều tương tự.

- Giải pháp: tất cả chúng ta cần nghiêm túc lên án những hiện tượng này, cẩn
trọng khi ấn từng nút “like”, từng lời bình luận và trân trọng hơn những giá trị đích
thực của cuộc sống.
 Bài học và liên hệ bản thân:
Mạng xã hội là con dao hai lưỡi. Mỗi chúng ta hãy sử dụng một cách thơng
minh và chắc chắn nó sẽ đem lại cho bạn nhiều lợi ích.  

20



×