Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Biện pháp tổ chức tiết sinh hoạt lớp đạt hiệu quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.44 KB, 12 trang )

Tên sáng kiến: “ Biện pháp tổ chức tiết sinh hoạt lớp đạt hiệu quả”
I.TÍNH MỚI VÀ SÁNG TẠO:
1. Lí do chọn đề tài:
Quá trình giáo dục bao gồm hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục.
Hai hoạt động này được tiến hành một cách song song, đồng thời và khơng
thể tách rời nhau. Muốn dạy học có hiệu quả thì ngồi việc người dạy phải có
kiến thức, phương pháp thì người học cũng cần phải có ý thức tập trung chú
ý, tư duy và hợp tác. Bên cạnh đó, muốn q trình dạy học có hiệu quả cao thì
cần phải xây dựng nề nếp, phẩm chất, ý thức của người học. Nếu người dạy
có sử dụng phương pháp sáng tạo, vận dụng linh hoạt nhưng người học không
tập trung, khơng hợp tác thì q trình dạy học ắt sẽ khơng có kết quả. Hay nói
cách khác, muốn học sinh học tập có chất lượng thì người giáo viên cần tiến
hành song song giữa việc dạy học và công tác chủ nhiệm lớp. Một trong
những hoạt động chính của công tác chủ nhiệm lớp là tổ chức tiết sinh hoạt
lớp cho học sinh.
Sinh hoạt lớp là một hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp, là hoạt động tập thể của học sinh do các em tự tổ chức và thực hiện.
Trong tiết này, giáo viên chủ nhiệm lớp giữ vai trò cố vấn, hướng dẫn, hỗ trợ
giúp học sinh vạch định các nội dung và hình thức sẽ thực hiện trong tiết sinh
hoạt lớp.
Sinh hoạt lớp là một trong những hoạt động có ý nghĩa giáo dục trực
tiếp trong việc góp phần phát huy tính đoàn kết, kỉ luật, tự quản, rèn kĩ năng
hợp tác, hoạt động nhóm, kĩ năng trình bày… Mục đích của tiết sinh hoạt lớp
là nhằm đánh giá các hoạt động của lớp diễn ra trong tuần, định hướng cho
các hoạt động sẽ phải thực hiện ở tuần tới. Tiết sinh hoạt lớp chiếm vị trí hết
sức quan trọng trong việc cụ thể hóa các kế hoạch của nhà trường thành
nhiệm vụ mà lớp phải thực hiện. Nội dung của tiết sinh hoạt lớp bao gồm
nhiều hoạt động: học sinh sẽ báo cáo kết quả, những công việc đạt được trong
1



tuần cũng như những khuyết điểm còn tồn tại cần được khắc phục và đề xuất
phương hướng cho tuần tiếp theo. Trong tiết sinh hoạt hoạt này, thông qua các
hoạt động trong tiết sinh hoạt lớp, giáo viên chủ nhiệm sẽ nắm bắt tình hình
lớp từ đó đề xuất những biện pháp giúp học sinh tiến bộ và hình thành nhân
cách cũng như rèn luyện một số kĩ năng cần thiết phù hợp với lứa tuổi.
Qua mười lăm năm công tác cũng là mười lăm năm tôi làm đảm nhiệm
vai trò chủ nhiệm, thiết nghĩ đây là một nhiệm vụ vơ cùng khó khăn. Song với
niềm say mê, sự trăn trở, nghĩ suy qua từng giờ sinh hoạt lớp của bản thân
cũng như sự chia sẻ của bạn bè đồng nghiệp, sự phối hợp của các đoàn thể và
sự quan tâm sâu sát của các cấp, các ngành đã giúp cho bản thân tích lũy được
một số kinh nghiệm về tổ chức một tiết sinh hoạt lớp đạt hiệu quả.
Tuy nhiên trong quá trình tổ chức một tiết sinh hoạt lớp, tôi cũng như
những giáo viên chủ nhiệm khác vẫn còn thiếu kinh nghiệm để tổ chức tiết
sinh hoạt lớp sinh động, chưa tạo hứng thú để thu hút học sinh tích cực tham
gia vào các hoạt động của tiết học này. Về phía học sinh, để các em tự quản
được tiết sinh hoạt lớp thì cần có ban cán sự lớp có năng lực tự quản tốt.
Nhưng lực lượng này còn nhiều hạn chế. Các em còn rụt rè, chưa đủ tự tin và
thiếu năng lực tổ chức. Học sinh chưa mạnh dạn đóng góp xây dựng khuyết
điểm của bạn, chưa mạnh dạn đề xuất các biện pháp để thực hiện phương
hướng hoạt động của lớp, tổ nhóm.
Qua nhiều năm công tác, bản thân đã đúc kết một số kinh nghiệm về
cơng tác chủ nhiệm trong đó có việc hướng dẫn thực hiện tiết sinh hoạt lớp.
Với mong muốn góp một vài kinh nghiệm vào việc nâng cao chất lượng giáo
dục toàn diện cho học sinh tiểu học theo định hướng lấy học sinh làm trung
tâm nói chung và nâng cao chất lượng tiết sinh hoạt lớp ở tiểu học nói riêng,
tơi chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình là : “Biện pháp tổ chức tiết
sinh hoạt lớp đạt hiệu quả.”
2. Giải quyết vấn đề
2



* Nội dung cần thực hiện trong giờ sinh hoạt lớp :
- Đánh giá kết quả các hoạt động trong tuần về mọi mặt bao gồm : học tập
thực hiện nội quy nhà trường, các phong trào thi đua, vấn đề kỉ luật, các sự
việc có liên quan đến tinh thần và ý thức phấn đấu của lớp.
- Tổ chức đăng kí thi đua giữa các tổ học sinh, giữa các thành viên trong
lớp theo một chủ điểm nào đó.
- Tiến hành sơ kết, tổng kết thi đua sau một tuần, một tháng hoặc sau một
đợt thi đua hoặc sau một học kì, một năm học.
- Các sinh hoạt theo chủ điểm thường gắn với các ngày kỉ niệm lớn: kỉ
niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, Kính yêu Bác
Hồ 19/5, …
* Biện pháp tổ chức một tiết sinh hoạt lớp đạt hiệu quả:
2.1. Khởi động :
Phần này gồm các nội dung cần thực hiện:
Một là cần thay đổi không gian lớp học như : bố trí lại bàn ghế tạo
khơng gian mới phù hợp với chủ điểm. Theo tơi cần bố trí theo hình chữ U
để khoảng giữa là nơi học sinh trang trí, kể chuyện, chơi trị chơi.
Hai là tạo khơng khí thân thiện, cởi mở cho tiết học. Có thể bắt đầu
bằng một bài hát tập thể, một trò chơi (kết hoa, bão thổi, tơi bảo, thụt thị, …)
hoặc một tình huống sư phạm tạo khơng khí vui vẻ cho lớp học. Ví dụ: trị
chơi “Tơi bảo”. Trị chơi này được thực hiện như sau:
Cách chơi: 
- Quản trị hơ: “Tơi bảo tơi bảo”
Người chơi hỏi: “Bảo gì bảo gì”
- Quản trị nói: “Tơi bảo các bạn vỗ tay 2 cái”
Người chơi: vỗ tay 2 lần
Khi quản trị hơ “tơi bảo” thì người chơi phải làm theo. Nếu như quản trị
khơng nói “tơi bảo” mà người chơi làm thì sẽ bị phạt.
2.2. Đánh giá kết quả các hoạt động trong tuần :

3


- Các tổ trưởng lần lượt báo cáo hoạt động của tổ bao gồm: học tập, thực
hiện nội quy nhà trường, các phong trào thi đua, …có liên quan đến tinh thần
và ý thức phấn đấu của lớp. Nội dung này cần đảm bảo tính chính xác, cơng
bằng, khách quan. Đặc biệt, giáo viên phải thường xuyên xem sổ ghi chép sơ
kết hoạt động trong tuần để có những hướng dẫn bổ sung kịp thời.
Khi các tổ trưởng báo cáo, cần cử một bạn có kĩ năng viết bảng nhanh,
chữ đẹp ghi lên bảng một số nội dung trọng tâm để cả lớp theo dõi.
- Lớp phó học tập báo cáo về các mặt hoạt động học tập của lớp. Lớp phó
căn cứ vào báo cáo của các tổ trưởng. Lớp phó có phần tổng hợp, nhận xét ưu
khuyết điểm đồng thời đề xuất biện pháp khắc phục những khuyết điểm cịn
tồn tại về học tập của lớp.
- Lớp phó lao động: nhận xét ưu khuyết điểm và đề ra biện pháp khắc phục
về mặt vệ sinh do nhà trường phân công, trực nhật trong lớp, khâu chuẩn bị
phấn, lau bảng lớp, ý thức giữ gìn vệ sinh mơi trường và ý thức giữ gìn bảo vệ
tài sản của nhà trường,…
- Lớp trưởng đánh giá chung các mặt hoạt động trong tuần của lớp dựa
trên các báo cáo sơ kết của các tổ trưởng. Lớp trưởng có phần tổng hợp, nhận
xét ưu khuyết điểm đồng thời đề xuất biện pháp khắc phục những khuyết
điểm còn tồn tại về các mặt hoạt động của lớp.
- Giáo viên chủ nhiệm căn cứ theo kết quả đánh giá của các tổ trưởng, của
các lớp phó, lớp trưởng và kết quả quan sát, theo dõi của giáo viên thông qua
các giờ trực tiếp giảng dạy để đưa ra kết luận cuối cùng. Trên cơ sở đó, giáo
viên u cầu học sinh bình chọn cá nhân xuất sắc trong tuần để tập thể tuyên
dương và nhẹ nhàng nhắc nhở, khuyên bảo các cá nhân có những thiếu sót
trong học tập và rèn luyện.
- Cơng tác tuyên dương học sinh cần được tiến hành với những biện pháp
có tác dụng kích thích học sinh phát huy tinh thần tự giác thực hiện tốt nhiệm

vụ cũng như những nhiệm vụ khác ( Chẳng hạn: gương người tốt việc tốt, biết
giữ vệ sinh chung được thầy cô và bạn bè công nhận,…). Hàng tuần trong
4


hoạt động sơ kết, để khuyến khích tinh thần học sinh tơi cịn áp dụng hình
thức khen thưởng bằng các phần q ( bánh, kẹo). Tơi cịn thực hiện hình
thức xổ số để phát huy tinh thần tự giác, tích cực của học sinh. Khi học sinh
làm việc tốt được thầy cô và bạn bè công nhận, lấy kết quả của các kì kiểm tra
cùng với các phong trào “Viết đúng -Viết đẹp”, kể chuyện văn học, tiếng hát
tiểu học, vẽ tranh, “Gương người tốt việc tốt”… sẽ được 1 vé để tham gia xổ
số vào cuối tháng và cuối kì ( phần thưởng chủ yếu là dụng cụ học tập hoặc
đồ chơi phù hợp với lứa tuổi tiểu học). Với những hình thức trên, tơi tạo cho
học sinh có hứng thú, phấn khởi chủ động, tích cực tham gia học tập và rèn
luyện. Việc nhắc nhở các học sinh mắc khuyết điểm trong tuần cần được tiến
hành một cách nhẹ nhàng, tế nhị, tránh nặng nề gây ức chế cho học sinh. Giáo
viên cần gợi ý cho học sinh tự nhận ra khuyết điểm và tự đề ra hướng khắc
phục. Giáo viên cần thể hiện sự tin tưởng của mình vào sự phấn đấu của học
sinh.
* Để giúp học sinh thực hiện tốt công việc báo cáo, ngay từ đầu năm học,
tôi trang bị cho các tổ trưởng một quyển sổ trong đó gồm có 2 phần: một là
nội dung, tiêu chí đánh giá và hai là phần theo dõi, ghi nhận các mặt hoạt
động của tổ dựa trên các nội dung, tiêu chí. Đây là căn cứ của các tổ trưởng
để báo cáo trong tiết sinh hoạt lớp. Sổ ghi chép của học sinh theo 2 mẫu sau:
MẪU 1
NỘI DUNG, TIÊU CHÍ
Tiêu chí 1: Học tập
- Tích cực tham gia phát biểu ý kiến
- Đi học đều và đúng giờ
- Giữ gìn sách vở cẩn thận.

- Có tinh thần giúp đỡ nhau trong học tập.

5


Tiêu chí 2: Nề nếp
- Xếp hàng vào lớp và ra về ngay ngắn, trật tự.
- Tham gia tập thể dục giữa giờ đầy đủ và tích cực.
- Trang phục đến lớp đúng quy định: quần áo đồng phục,…
Tiêu chí 3: Vệ sinh
- Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
- Có ý thức giữ vệ sinh trường lớp.
Tiêu chí 4: Các hoạt động khác
- Tham gia đầy đủ các hoạt động do trường, lớp tổ chức.
MẪU 2

2.3 . Nêu phương hướng hoạt động tuần tới :
- Giáo viên gợi mở cho học sinh nhận ra được những tồn tại trong tuần.
Từ đó, các em bàn bạc, thảo luận đưa ra phương hướng tuần sau. Đồng thời,
qua hoạt động nhóm các tổ sẽ đề xuất được những biện pháp để thực hiện
6


những nội dung vừa nêu. Đại diện các tổ trình bày, giáo viên thống nhất và bổ
sung những nội dung, biện pháp cần thiết để hướng dẫn học sinh thực hiện
trong tuần tiếp theo. Sau khi tổ thống nhất nội dung và biện pháp hoạt động
cho tuần tới, các tổ sẽ đăng kí thi đua theo một chủ điểm của tuần, tháng.
- Để thực hiện hoạt động này cần chú ý phát huy quyền dân chủ của
học sinh, phát biểu ý kiến để xây dựng nội dung và biện pháp cho kế hoạch
tuần sau. Điều đó sẽ làm cho tiết sinh hoạt lớp trở nên sinh động, không nhàm

chán, đơn điệu và phát huy được tính chủ động, tích cực của học sinh. Có như
thế thì kế hoạch mới mang tính tồn diện, thể hiện sự đồng thuận cao và chắc
chắn việc thực hiện các nội dung kế hoạch được thuận lợi và đạt hiệu quả.
Chẳng hạn, Phương hướng hoạt động của tuần 16 :
Tuần 15, học sinh còn tồn tại mặt trật tự, vệ sinh. Giáo viên sẽ gợi ý cho
học sinh tìm được các mặt tồn tại này và đem vào phương hướng tuần sau.
Học sinh thảo luận để đề xuất ra biện pháp khắc phục những mặt tồn tại này
để tuần sau tiến bộ hơn. Ví dụ: học sinh sẽ nhắc nhở, khuyên nhủ bạn nên giữ
trật tự trong giờ học, lau bảng, làm vệ sinh lớp học sạch sẽ, … Sau đó giáo
viên cho học sinh trình bày ý kiến của mình. Giáo viên bổ sung thêm nếu như
học sinh tìm biện pháp chưa đầy đủ. Có như thế, học sinh nào cũng được nêu
ý kiến, học sinh hăng hái tham gia vào việc xây dựng phương hướng hoạt
động của tổ, lớp. Sau đó, giáo viên phát động phong trào “ Nói lời hay, làm
việc phải”. Trong tiết sinh hoạt, giáo viên chỉ đóng vai trị là người hướng
dẫn, giáo viên luôn lấy học sinh làm trung tâm. Có như vậy, người giáo viên
mới phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh.
2.4 . Sinh hoạt chủ điểm :
Đây cũng là một nội dung được thực hiện thường xuyên trong các giờ
sinh hoạt lớp. Tổ, nhóm được phân cơng sẽ tổ chức thực hiện theo kế hoạch
hoạt động đã đề ra trong tuần trước.. Để tiết sinh hoạt chủ điểm sinh động,
bản thân tôi thường xuyên đổi mới hình thức tổ chức tiết sinh hoạt nhằm tạo
7


hứng thú cho học sinh. Chẳng hạn: Chủ điểm tháng 11 “Kính u thầy, cơ
giáo”. Tơi sẽ định hướng cho các em vẽ tranh về thầy cô giáo hoặc biểu diễn
những bài hát hoặc sưu tầm những bài thơ, bài hát ca ngợi, tôn vinh truyền
thống “ Tôn sư trọng đạo” hoặc hái hoa ôn tập. Chủ điểm tháng 12 “ Uống
nước nhớ nguồn”, tôi sẽ định hướng cho học sinh sưu tầm tranh ảnh, những
bài báo viết về những anh hùng lịệt sĩ của đất nước, của địa phương, giáo viên

kết hợp với tổng phụ trách Đội cho học sinh đi du khảo về nguồn: Chiến
thắng Ấp Bắc, đền thờ Trương Định, Địa đạo Củ Chi,…

Để thực hiện tốt những nội dung trên, tôi đã hướng dẫn học sinh chuẩn bị
sinh hoạt chủ điểm như sau :
Cuối tuần trước tôi nêu nội dung chủ điểm, phân công nhiệm vụ các tổ và
hướng dẫn các tổ cách thức thực hiện nội dung chủ điểm. Trong q trình,
giáo viên ln chú ý đến phát huy tính tích cực, sáng tạo của từng thành viên.
Có thể tổ chức bằng hình thức thi đua giữa các tổ. Cuối sinh hoạt chủ điểm,
giáo viên nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm và nêu nội dung sinh hoạt chủ
điểm tuần tới. Đây chính là một trong những nội dung thường xuyên trong khi
xây dựng kế hoạch cho tuần tới.
II. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
8


Đề tài có khả năng áp dụng tại đơn vị, các lớp ở cấp Tiểu học. Và qua đề
tài này, giáo viên chủ nhiệm sẽ hình thành các kĩ năng cần thiết để khi bước
lên bậc trung học cơ sở, học sinh sẽ có khả năng thực hiện tốt tiết sinh hoạt
lớp đạt hiệu quả.
III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Với những biện pháp đã nêu trên, tôi đã hướng dẫn tổ chức các lớp tôi
chủ nhiệm từng bước đi vào nề nếp và phát huy được tính tích cực, sáng tạo
của học sinh. Học sinh thích thú hơn trong các tiết sinh hoạt lớp.Và đặc biệt,
kĩ năng sống của các bạn học sinh lớp tôi được nâng lên đáng kể: kĩ năng hợp
tác, lắng nghe tích cực, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng
xác định giá trị, kĩ năng nhận thức, kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, kĩ năng thể
hiện sự tự tin, xây dựng tập thể, kĩ năng về tự quản, kĩ năng tổ chức, kĩ năng
điều khiển và tham gia các hoạt động tập thể, kĩ năng đánh giá và tự đánh giá
của học sinh cũng được hình thành và phát triển một cách tự nhiên và bền

vững.
Với các biện pháp đã áp dụng trên, chất lượng giáo dục của các lớp chủ
nhiệm được nâng dần theo từng năm . Cụ thể như sau:
Kết quả
Trước khi thực hiện
Năm

Lớp

học

20192020


số

Bốn 2

36

Sau khi thực hiện

HTXS

HT nhiệm

HTXS

HT


nhiệm vụ

vụ học

nhiệm vụ

nhiệm vụ

học tập và tập và rèn

học tập

học tập

rèn luyện

và rèn

và rèn

luyện

luyện

luyện

13 – 36.1% 23 –
63.9%
9


20 –

16 –

55.6%

44.4%


HK1

Hai 3

35

14 – 40.0% 21– 60.0% 22 –

2020-

62.9%

13 –
37.1%

2021
Tiết sinh hoạt lớp ở đây chính là một dạng của hoạt động ngoài giờ lên
lớp. Tiết sinh hoạt lớp tiến hành đánh giá các hoạt động, các công việc của
lớp được diễn ra trong tuần, tháng, học kì. Các nhiệm vụ chủ yếu của trường,
của lớp được phổ biến trong tiết học. Tiết sinh hoạt cuối tuần là một hình thức
tổ chức giáo dục tự quản cho học sinh và là một trong những biện pháp cơ

bản góp phần xây dựng tập thể học sinh đoàn kết. Đây là hoạt động để học
sinh phát triển các kĩ năng cơ bản và cần thiết của người học sinh tiểu học. Vì
thế nó giữ một vị trí quan trọng trong việc chuyển giao nhiệm vụ của nhà
trường tới từng lớp một cách kịp thời và chính xác.
Qua một thời gian nghiên cứu, áp dụng những biện pháp của đề tài này,
tôi thấy bước đầu mang lại hiệu quả. Tuy có nhiều cố gắng trong việc tìm ra
các giải pháp thiết thực nhằm tăng tính thực tiễn của đề tài song cũng khó
tránh khỏi sự thiếu sót. Rất mong các bạn đồng nghiệp đóng góp để kinh
nghiệm tổ chức tiết sinh hoạt lớp của tôi ngày càng phong phú và hiệu quả
hơn.

10


11


12



×