Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

MỘT VÀI BIỆN PHÁP VẬN ĐỘNG HỌC SINH TẶNG SÁCH ĐẠT HIỆU QUẢ CAO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.93 KB, 6 trang )

1/ Tên đề tài:
MỘT VÀI BIỆN PHÁP VẬN ĐỘNG HỌC SINH TẶNG SÁCH
ĐẠT HIỆU QUẢ CAO
2/ Đặt vấn đề:
Hiện nay,việc thu hẹp khoảng cách thông tin giữa các vùng, miền gần như
đã ngắn lại nhờ các phương tiện thông tin liên lạc như: Truyền hình, bưu chính
viễn thông, sách, báo chí, Internet Trong các phương tiện đó, sách cũng đóng
một vai trò vô cùng quan trọng trong việc thu nhận và truyền đạt thông tin, kiến
thức, đem lại nguồn lợi ích thiết thực về mặt tinh thần cho người đọc và nó cũng
đóng góp một phần nhỏ trong việc thu hẹp khoảng cách đó.
Như chúng ta đã biết, sách báo là nguồn thông tin cơ sở, nền tảng trong
các Thư viện trường học, nó cần thiết đối với tất cả thầy, cô giáo và học sinh như
cơm ăn, nuớc uống hằng ngày. Vì vậy, là cán bộ Thư viện chúng tôi luôn đặt ra
những câu hỏi : Làm thế nào để kho sách Thư viện ngày thêm phong phú cả về
số lượng và chất lượng? Làm thế nào để đáp ứng nhu cầu đọc và làm theo sách
ngày một cao hơn? Làm thế nào để định hướng xây dựng Thư viện theo những
tiêu chí bắt buộc của trường đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 2? Trước đây, việc
xây dựng Thư viện đạt chuẩn theo quyết định 01 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã
khó, thì việc xây dựng Thư viện tiên tiến, xuất sắc theo những chuẩn của trường
đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 2 càng khó hơn nhiều. Chính vì thế, đòi hỏi người
cán bộ Thư viện phải hoạch định kế hoạch xây dựng Thư viện theo từng giai
đoạn. Xuất phát từ tình hình đó, chúng tôi nhận ra một trong những kế hoạch
mang tính chiến lược lâu dài đó là : “Tổ chức một số biện pháp để vận động học
sinh hiến sách đạt hiệu quả cao”.
3/ Cơ sở lý luận:
Trong xã hội chúng ta hiện nay, ngày càng có nhiều phong trào vận động
nói lên nghĩa cử cao đẹp của mỗi người như: Hiến tặng nhà tình nghĩa, hiến máu
nhận đạo, chương trình trái tim cho em, hiến sách, Hiến được hiểu theo nghĩa :
Là trao tặng một cách tự nguyện, xuất phát bởi tình cảm, động cơ trong sáng
không vụ lợi. Như vậy, hiến sách là một trong những việc làm mang ý nghĩa về
mặt tinh thần và tính nhân văn sâu sắc, ai cũng nên làm .


Hiến sách giúp học sinh có điều kiện, cơ hội để thu nhận thêm nguồn
thông tin, tri thức mới.
Hiến sách giúp học sinh hình thành và phát triển lòng nhân ái, giúp học
sinh cảm thông sâu sắc và sẵn lòng chia sẻ với bạn bè - những người có hoàn
cảnh đặc biệt khó khăn có điều kiện học tập hằng ngày tiến bộ hơn.
Hiến sách giúp cho việc bổ sung nguồn sách của Thư viện ngày càng thêm
phong phú.
Hiến một quyển đọc được nhiều quyển.
4/ Cơ sở thực tiễn:
1
Trường Tiểu học Trần quốc Toản là một trong những trường trên địa bàn
TP Tam Kỳ có số lượng học sinh đông nhất, số lượng học sinh năm sau luôn cao
hơn năm trước.
Học sinh đông, học sinh đến với thư viện ngày càng đông, nhưng số lượng
sách hiện có trong thư viện còn hạn chế không đáp ứng được nhu cầu đọc sách
của học sinh, một số truyện các em đọc đi đọc lại nhiều lần nhất là ở khối lớp 4,
5, một số loại sách đã quá cũ, nát cần được thanh lý.
Từ tình hình thực tế đó, nên trong nhiều năm qua tôi tìm tòi và nghiên cứu
một số biện pháp để tổ chức vận động học sinh hiến sách đạt hiệu quả cao.
5/ Nội dung nghiên cứu:
Làm thế nào để kho sách của Thư viện ngày càng phong phú, “Hiến một
quyển nhưng các em muốn hiến thêm nhiều quyển” đó là những tiêu chí mà
chúng tôi đã đặt ra để thu hút các em đến với Thư viện ngày càng nhiều . Vì vậy
để vận động hoc sinh hiến sách đạt hiệu quả cao tôi đã đề ra một số biện pháp
như sau:
5.1/ Biện pháp1: Tiến hành khảo sát:
Nhu cầu đọc sách của học sinh và sách Giáo khoa hiện nay học sinh đang
thiếu
* Dưới đây là bảng số liệu nhu cầu đọc sách của học sinh toàn trường :
Năm học Truyện

tranh
Truyện Lịch
sử
Tác phẩm văn học
trong và ngoài nước
Truyện Khoa
học
2 2008 - 2009 350 250 70 60
2009 - 2010 450 350 150 100
2010 - 2011 650 400 207 259
5.2/ Biện pháp 2: Theo dõi nhu cầu về s ố lư ợng sách cần để vận động
học sinh tặng
* Bảng nhu cầu số lượng sách học sinh hiến tặng :
Năm học Truyện
tranh
Truyện Lịch sử Tác phẩm văn học
trong và ngoài nước
Truyện Khoa
học
2008 - 2009 150 135 65 45
2009 - 2010 250 246 80 70
2010 - 2011 350 360 150 150
Lập hai bảng thống kê này chúng tôi nắm được nhu cầu đọc sách của học
sinh cũng như kết hợp số sách hiện có trong kho để phát động phong trào hiến
sách cho Thư viện về những loại sách nào học sinh có nhu cầu đọc nhiều hơn và
cần thiết cho việc học tập nhằm đáp ứng nhu cầu đọc của các em .
5.3 Biện pháp 3: Hiến sách hỗ trợ :
Hiến sách hỗ trợ xây dựng thư viện đạt chuẩn cho các đơn vị bạn, vùng
sâu, vùng xa các bạn có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, nơi đang bị ngập lụt chúng
2

tôi đọc thư kêu gọi tinh thần tự nguyện tham gia của các em và phát động phong
trào hiến sách khơi dậy trong các em lòng nhân ái để các em nhận ra mình cần
phải làm một việc gì đó để giúp đỡ bạn bè - những người có hoàn cảnh khó
khăn. Biện pháp này học sinh luôn hứng thú tham gia và đạt được kết quả khá
cao.
5.4 / Biện pháp 4: Tổ chức học sinh hiến sách vào các giờ chào cờ đầu
tuần:
Khi nhận sách của các em hiến ch úng tôi kết hợp với Tổng phụ trách của
Liên Đội Thiếu niên Tiền phong của nhà trường tổ chức tặng sách vào giờ chào
đầu tuần nào đó theo kế hoạch của các tuần hiến sách - các lớp cử đại diện lên
nộp, các lớp tự niêm phong đóng gói và ghi số lượng cụ thể và ghi cá nhân từng
em đã hiến và từng loại được hiến.
5.5 /Biện pháp 5: Công bố kết quả hiến sách theo từng lớp:
Sau khi công bố kết quả hiến sách trong từng đợt, chúng tôi đề nghị tuyên
dương kết quả những học sinh có tinh thần tham gia hiến sách nhiều nhất trước
giờ chào cờ đầu tuần, để động viên khích lệ kịp thời và để phong trào hiến sách
có sức lan toả mạnh mẽ trong toàn trường tạo cho các em có thêm nhiều niềm
vui, hứng thú khi được tham gia.
5.6 / Biện pháp 6: Xử lý nghiệp vụ
Sau khi có kết quả về số lượng sách được hiến tặng trong toàn trường
chúng tôi tiến hành xử lý nghiệp vụ như sau:
a/ Phân loại, mô tả, đóng dấu, đăng ký vào sổ
b/ Biên soạn theo mục lục chủ đề và chuyên đề.
d/ Giới thiệu trực quan trên giá trưng bày sách
c/ Giới thiệu nhan đề sách trên bảng giới thiệu sách trong phòng đọc học
sinh.
5.7 Xây dựng tủ sách:
Tôi kịp thời tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường - xây dựng riêng tủ
sách học sinh hiến, để giới thiệu cùng bạn đọc những quyển sách hay có giá trị
mà các em đã hiến tặng, giới thiệu trực quan trên giá trưng bày sách, các tủ sách

Măng non - tủ sách ngoài trời để học sinh có dịp quan sát tốt hơn và việc trưng
bày trên giá giúp học sinh có quyền lựa chọn theo sở thích của mình.
5.8 a/ Phối hợp với chuyên môn và Tổng phụ trách Đội lên kế hoạch
giới thiệu sách mới do học sinh hiến:
Qua các buổi sinh hoạt giao ban hằng tháng chúng tôi phối hợp với chuyên
môn và Tổng phụ trách Đội thông qua kế hoạch giới thiệu sách báo - GV phụ
trách lớp sau khi họp giao ban về giới thiệu lại với lớp mình phụ trách. Qua đó
các em học sinh nắm bắt được báo và tạp chí cũng như các loại sách mà các em
đã hiến để có kế hoạch đón đọc.
b/ Tuyên truyền rộng rãi các loại sách báo trong học sinh:
3
Như RuBaKin đã nói: “Chọn sách cho mình đọc và cho người khác đọc
chẳng những là một khoa học mà còn là nghệ thuật nữa”. Chính vì lẽ đó, việc
tuyên truyền rộng rãi các loại sách báo trong học sinh là một trong những khâu
quan trọng góp phần đáp ứng được đông đảo nhu cầu bạn đọc (những chủ đề
bám sát nội dung nhu cầu bạn đọc của từng tháng để tổ chức buổi giới thiệu cho
phù hợp).
Công việc tuyên truyền này chúng tôi thường tổ chức trong buổi chào cờ
đầu tuần, thời gian tuy chỉ có 5-10 phút nhưng được làm thường xuyên. Sau
những đợt tuyên truyền của cộng tác viên là học sinh hoặc giáo viên đều được
học sinh toàn trường chú ý. Sách được chọn tuyên truyền là những cuốn sách
được chúng tôi lựa chọn khi nhập vào thư viện đó là những cuốn truyện gần gũi
và phù hợp với lứa tuổi học sinh với từng khối lớp học, phù hợp với chương
trình giảng dạy và hoạt động ngoại khoá nhà trường - nên đã tạo được hứng thú,
thu hút đông đảo học sinh đón đọc. Sau buổi tuyên truyền chúng tôi đưa vào hai
tủ sách hoạt động ngoài trời, 3 tủ sách măng non, phòng đọc học sinh, đồng thời
thông báo trên máy, giao cho học sinh là cộng tác viên tuyên truyền nên có sức
thu hút cao.
Chúng tôi xin đưa ra một số minh họa cho việc giới thiệu sách hiến như
sau:

Để chào mừng ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 nói về người mẹ, người chị,
người con gái, người Phụ nữ Việt Nam chúng tôi giới thiệu các loại sách đầy đủ
các nôị dung phục vụ các chủ đề đó như: “Những bài hát ru - Tâm hồn Mẹ Việt
Nam - Ca dao trữ tình Việt Nam” .
Một tác phẩm giới thiệu từ 5-7 phút kết hợp với những bài dân ca minh
họa - lôi cuốn đông đảo sự chú ý của học sinh .
Hay tác phẩm “Búp sen xanh” của nhà văn Sơn Tùng một tuổi thơ và đoạn
đời thơ ấu và tuổi 26 của Bác Hồ - Bác đã có những tháng ngày làm nhà giáo vô
cùng tôn kính cuả Việt Nam, bởi những tấm gương sáng về trí tuệ - nhân cách -
tư tưởng cao đẹp hy sinh cống hiến trọn đời mình cho đất nước cho nhân dân.
Bên cạnh đó các công tác viên còn giới thiệu các tác phẩm truyện của nhà
xuất bản Kim Đồng về các loại sách ở lứa tuổi thiếu nhi của các nhà văn có tên
tuổi như Tô Hoài, Phạm Hổ, Đoàn Giỏi ,
Hay sách khám phá, cổ tích bằng tranh v v. qua khả năng diễn đạt của các
cộng tác viên có giọng đọc hấp dẫn, ging hát hay làm cho khỏang cách giữa bạn
đọc xích lại gần nhau hơn .
Số sách trong hai tủ sách ngoài trời, ba tủ sách măng non và phòng đọc
học sinh luôn được thay đổi hàng tuần. Tới giờ ra chơi nhân viên Thư viện cùng
tổ cộng tác viên quan sát thống kê theo dõi giúp đỡ các bạn còn lúng túng trong
việc sử dụng sách báo. Cuối giờ đọc, để sách đúng vị trí quy định. Phát huy tốt
các loại sách học sinh hiến, các em thấy rằng hiến sách là một việc làm tốt, hiến
một quyển để đọc được nhiều quyển, để kho sách ngày càng phong phú hơn giúp
các bạn có thêm điều kiện đọc được nhiều sách và sách có giá trị như thế thì các
4
em ngày càng ham đọc sách qua tác dụng của đọc sách thường xuyên đã hình
thành những tình cảm tốt đẹp làm nền tảng vững chắc cho hành vi đạo đức, trong
cuộc sống phát triển, những hình ảnh cao đẹp đáng quý của con người trung
thực, can đảm và giàu lòng nhân ái.
Chúng tôi hiểu rằng đọc sách ngoài việc phát triển cho học sinh năng lực
cảm thụ thẩm mỹ, hình thành và phát triển năng lực sáng tạo, tạo ra các giá trị

thẩm mỹ ở học sinh, đọc sách còn góp phần nâng cao trong việc hình thành các
phẩm chất đạo đức cho học sinh .
Qua việc đọc sách các em thông cảm sâu sắc và sẵn lòng sẻ chia với
những mảnh đời bất hạnh - học sinh vô cùng xúc động vì những câu chuyện làm
rung động lòng người của các tác giả nổi tiếng như: Hoàng Cát, Lý Lan, Kim
Hài, Nguyễn Nhật Ánh về cuộc đời của những đứa trẻ nghèo khổ nhưng có tâm
hồn trong sáng thổi bừng lên trong em lòng trắc ẩn. Qua đó các em càng thấy
rằng mình quá hạnh phúc sung sướng , sống trong một gia đình đầm ấm, các em
thấy thêm rằng mình cần phải làm một cái gì đó để giúp đỡ bạn bè - những người
bạn có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn .
Trong việc giới thiệu tuyên truyền - chúng tôi giới thiệu một số hình ảnh
hoạt động của các em như những bức ảnh chụp các em lên tặng sách , hình ảnh
các em đón đọc sách trong thư viện, tủ sách ngoài trời, hình ảnh các em đón đọc
sách trên ghế đá những hàng cây trong nhà trường. Những hình ảnh đó thực sự
đem lại niềm vui cho các em và có nhiều em đã thật sự xúc động khi nhìn thấy
hình ảnh mình được ghi lại trong phong trào hiến sách.
6/ Kết quả nghiên cứu:
Qua việc tổ chức: “Một số biện pháp vận động học sinh hiến sách đạt hiệu
quả cao” như thế, kho sách của Thư viện chúng tôi đạt được một số kết quả như
sau:
* Về số lượng: Năm sau luôn cao hơn năm trước.
*Về chất lượng: Thư viện luôn luôn có nhiều loại sách hay có giá trị,
phong phú về hình thức, đa dạng về nội dung. Nhìn chung tạm đáp ứng được
nhu cầu đọc của học sinh, thu hút các em đến với thư viện ngày càng nhiều hơn
và qua đó giáo dục cho các em tình cảm biêt yêu quý bạn bè, tinh thần tương
thân, tương trợ.
- Những kết quả đạt được chứng minh qua bảng số liệu sau:
* Bảng số lượng sách hiến tăng lên cho Thư viện
Năm học Truyện
tranh

Truyện lịch
sử
TP văn học
trong và
ngoài nước
Truyện khoa
học TN&XH
Sách
Giáo
khoa
2006- 2007 450 167 95 85 150
2007-2008 600 400 250 100 320
2008-2009 750 560 300 250 480
5
*Bảng số lượng sách hiến tăng lên cho các đơn vị bạn xây dựng Thư viện
chuẩn và vùng sâu, vùng xa
Năm học Đơn vị
Số sách
Thiếu nhi
tranh
Lịch sử +
Văn học
Truyện
khoa học
TN&XH
Giáo khoa
Tổng
cộng
2006-2007
Nguyễn

Khuyến
80 70 100
250
2007- 2008
Nam Trà
My
Không phát
động
Không phát
động
Không
phát động
570
570
2008-2009
Nguyễn
Hiền
90 40 320
Không
phát động
650
7/ Kết luận:
Trên đây là một số biện pháp mà bản thân tôi đã và đang thực hiện đạt
hiệu quả, có được kết quả đó là do:
*Cán bộ thư viện đã tham mưu kịp thời với lãnh đạo các cấp: Lãnh đạo
phòng Giáo dục, Ban Giám hiệu, Chi bộ, Công đoàn, Liên Đội Thiếu niên Tiền
phong Hồ Chí Minh nhà trường đã tạo được sự đồng thuận cao trong kế hoạch
và chỉ đạo để đi vào định hướng hoạt động.
* Vận động và tuyên truyền rộng rãi trong học sinh về phong trào hiến
sách

* Có sự cộng tác đặc biệt và nhiệt tình tham gia của mạng lưới cộng tác
viên trong giáo viên và học sinh.
* Có thể nói Thư viện trường Tiểu học Trần Quốc Toản đã và đang bắt có
những bước đi vững chắc trong việc hoạch định kế hoạch góp phần xây dựng
trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2 mà khởi đầu của sự thành công từ những
việc nhỏ nhất như việc tổ chức một số biện pháp vận động học sinh hiến sách
đạt hiệu quả cao.
Song điều đáng phấn khởi - các biện pháp nêu trên được áp dụng duy trì
ngày càng có kết quả năm sau cao hơn năm trước.
Tam Kỳ, ngày
6

×