Tải bản đầy đủ (.docx) (50 trang)

Đề cương môn văn 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (273.09 KB, 50 trang )

Đề cương môn văn 10
1. Phân tích bài Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng
Thứ hai - 14/04/2014 17:43



Nếu biển khơi có sóng nổ sóng chìm khi dịu êm lặng lẽ lúc cuộn sóng trào dâng
thì cuộc đời cũng có bao tình huống bất ngờ xảy ra,nhất là trong hoàn cảnh chiến
tranh ác liệt để thử thách tình cảm con người.
Truyện ngắn “Chiếc Lược Ngà” (1966) Của Nguyễn Quang Sáng cũng được xây dựng
nên từ một tình huống éo le như thế để khắc sâu tình cha con thiêng liêng sâu
nặng.Vang vọng suốt câu chuyện, suốt những quãng đời, suốt những cuộc đời ấy chỉ là
một tiếng kêu, một tiếng kêu bình dị và thiêng liêng nhất trong cuộc đời mỗt con người:
“Ba”

Cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ,như bao nhiêu con người Việt Nam “tuốt gươm
ko chịu sống quỳ” khác ông Sáu khoác ba lô lên đường kháng chiến,tạm biệt quê
hương,gia đình và đứa con gái chưa tròn một tuổi.Giữa chiến trường bom rơi đạn nổ
không thể gặp con,bao yêu thương nhung nhớ chất đầy trong trái tim người cha ấy.
Ông trở về thăm nhà khi đứa con đã 8 tuổi. Ông vui mừng biết bao, xúc động biết bao,
đến nghẹn lại, đến cả vết sẹo bên má cũng giật giật khi được gặp lại đứa con gái mà
ngày đêm ông hằng nhớ thương. Đáp lại sự vồ vập mong chờ của người cha bé Thu lại
tỏ ra ngờ vực,lạnh lùng lảng tránh ba.Qua việc xây dựng một cô bé gái gan góc t/g đã
thể hiện bút pháp phân tích tâm lí đặc sắc.Trong tâm hồn ngây thơ của cô bé thì người
cha chụp ảnh với mẹ nó ngày xưa mới là cha nó còn người đàn ông có vết sẹo dài trên
má kia thì không phải,cha nó không có viết sẹo xấu xí đó nên nó nhất định không chịu
gọi ông Sáu là cha.Khao khát đốt lòng ông Sáu là được gặp con được nghe con gọi ba,
được sống trong tình ruột thịt ấm áp,có ba có con, có cả gia đình trong những phút giây
ngắn ngủi.Vì thế ông tìm mọi cách vỗ về làm thân và bày tỏ tình cảm chân thật của
mình nhưng đáp lại là sự hoảng sợ, căm ghét, xa lánh của con gái.Có một tình thế
người đọc tưởng như cô bé 8 tuổi kia sẽ không thể ương ngạnh được nữa,nó sẽ phải


gọi ba.Nồi cơm to đang sôi, mẹ thì không có ở nhà,nó cần sự giúp đỡ của người lớn,chỉ
một tiếng ba bé Thu sẽ giải quyết được khó khăn ngoài tầm với của nó,nó sẽ phải gọi
ba.Nhưng không !Dứt khoát là không! Người đàn ông có vết sẹo ấy không phải là ba
nó,nó không gọi,nó tự lấy muôi múc nước, nó tự làm lấy công việc nguy hiểm và quá
sức ấy.Chính điều ấy đã làm cho không chỉ người cha, bạn của người cha mà làm cho
cả người đọc chúng ta đau lòng bởi còn gì đau xót hơn khi tình phụ tử thiêng liêng ấy
của ông Sáu bị chính đứa con quyết chối bỏ.

Trong bữ cơm thân mật ấm áp của gia đình, ông Sáu ân cần gắp vào bát con gái cái
trứng cá,Thu cầm đũa xoi và trong bát, tưởng cô bé đã nguôi ngoai rồi,nhưng thật bất
ngờ nó hất tung cái trứng cá _món quà tình nghĩa của người cha ra khỏi bát cơm.
Người cha mong ngày mong đêm để được gặp con,được nghe con gọi một tiếng cha,
hết sức yêu thương chăm sóc con cũng không thể ngờ được có chuyện ấy. Đau xót,
bất lực, thất vọng, tức giận ông đã đánh con gái.Tình huống đã lên đến cao trào,mọi
chuyện rồi sẽ thế nào đây?Nhưng bị ba đánh,bé Thu không hề khóc lóc, van xin mà
lặng lẽ rời khỏi mân cơm bỏ về nhà bà ngoại.Hành động ương ngạnh tưởng như đáng
ghét ấy của Thu lại là biểu hiện tuyệt vời của tình thương yêu vô bờ mà nó dành cho ba
nó,người trong tấm ảnh chụp với má nó.Trong sự ương ngạnh quyết liệt ấy còn ẩn
chứa niềm kiêu hãnh trẻ thơ về tình phụ tử thiêng liêng mà không gì có thể mua chuộc
hay đánh đổi.Chính tính cách kiên định dứt khoát ấy đã làm nên bản chất ngoan cường
của cô giao liên sau này.

Bỏ về nhà bà ngoại, Thu được bà giảng giải cho vết sẹo dài trên má của ba.Lúc ấy nó
mới vỡ lẽ ra Thì ra bom đạn chiến tranh tàm bạo đã làm cho người cha anh dũng của
nó phải mạng viết sẹo dài trên má.Tình yêu thương cha của nó bây giờ còn có cả lòng
hãnh diện và ngưỡng một nữa.Nhưng lúc nó vỡ lẽ ra thì ba nó phải đi mất rồi,ba nó lại
phải xa mẹ con nó.Thu ân hận, day dứt,hối tiếc và cảm thấy có lỗi với ba nhiều lắm, “nó
nằm im, lăn lộn và thỉnh thoảng lại thở dài như người lớn.”Những cảm xúc của cô bé
thật chân thực và sâu sắc.


Lại một ngày chia tay nữa, ông Sáu lại phải tạm biệt quê hương,gia đình và đứa con
gái bây giờ đã 8 tuổi,tạm biệt để lên đường và cuộc chiến đấu mới. Đúng lúc không ai
ngờ nhất, đúng lúc ông Sáu tưởng như đã hết hi vọng, đúng lúc ấy cô con gái đã cất
lên tiếng kêu “ba “xé lòng,tiếng kêu xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người.”. Tiếng
kêu mà ông Sáu đã mong chờ suốt những năm tháng xa cách, đã mong chờ suốt
những ngày trở về bên con,cũng là “tiếng ba mà nó đè nén bao nhiêu năm nay”,giờ thì
nó đã vỡ oà ra nhưng trong lòng người đọc như có cái gì nghẹn ắng lại.Không dừng lại
ở đó nó còn bày tỏ tình cảm với người ba của nó một cách mãnh liệt,nồng nàn: “Nó hôn
ba nó khắp mọi nơi.Nó hôn tóc, nó hôn cổ,hôn vai và hôn cả vết thẹo dài trên má của
ba nó nữa” Người cha không cầm nổ nước mắt vì sung suớng, vì cảm động và cũng vì
cảnh ngộ éo le của mình, ông phải đi rồi.

Trong những ngày tháng chiến tranh gian khổ,khó khăn,thiếu thôn đủ thứ, ông Sáu vẫn
không nguôi nhớ con và lại càng day dứt khi đã đánh con.”Nỗi khổ tâm cứ giày vò”
ông.“Ba về !Ba mua cây lược cho con nghe ba” đó là mong ước đầu tiên của đứa con
gái bé bỏng trong lúc cha con từ biệt vì thế ông đã cố công kiếm một chiếc ngà voi để
làm lược cho con.Một phần là vì trong rừng không mua được lược mà vì lược cho con
gái ông phải làm từ vật liệu quý như thế,chiếc lược do chính tay cha làm cho con
gái.Chiếc lược gỡ rối tâm tư nhớ nhung và day dứt vì đánh con của ông. Đau lòng biết
bao, kỉ vật đầu tiên ông làm cho con gái cũng chính là kỉ vật cuối cùng.Trong giờ phút
đối mặt với thận chết thì phụ tử thiêng liêng vẫn sống trong lòng ông,kỉ vật ấy ông nhất
định phải tặng cho con gái, phải giữ lời hứa với con.Chỉ khi người đồng đội hứa sẽ trao
tận tay cho con ông mới nhắm mắt đi xuôi.

Với nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật đắc sắc,ngôn ngữ giản dị mộc mạc, xây dựng
tình huống bất ngờ, éo le Nguyễn Quang Sáng đã thể hiện 1 cách cảm động tình cha
con thiêng liêng sâu nặng,giữa đạn bom khói lửa,sự sống và cái chết mong manh tình
phụ tử thiêng liêng ấy không một thứ gì có thể tiêu diệt được mà nó lại càng bên bỉ
hơn, sáng đẹp hơn lúc nào hết. “Tình cha ấm áp như vầng thái dương…” .
2.1 Phân tích bài thơ "Bếp lửa" của Bằng Việt (Bài 2)

Thứ hai - 14/04/2014 17:41



Trong cuộc đời, ai cũng có riêng cho mình những kỉ niệm của một thời ấu thơ
hồn nhiên, trong sáng. Những kỉ niệm ấy là những điều thiêng liêng, thân thiết
nhất, nó có sức mạnh phi thường nâng đỡ con người suốt hành trình dài và rộng
của cuộc đời.
Bằng Việt cũng có riêng ông một kỉ niệm, đó chính là những tháng năm sống bên bà,
cùng bà nhóm lên cái bếp lửa thân thương. Không chỉ thế, điều in đậm trong tâm trí của
Bằng Việt còn là tình cảm sâu đậm của hai bà cháu. Chúng ta có thể cảm nhận điều đó
qua bài thơ “Bếp lửa” của ông. Bằng Việt thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong
kháng chiến chống Mĩ. Bài thơ “Bếp lửa” được ông sáng tác năm 1963 lúc 19 tuổi và
đang đi du học ở Liên Xô.

Bài thơ đã gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu, đồng thời
thể hiện lòng kính yêu, trân trọng và biết ơn của người cháu với bà, với gia đình, quê
hương, đất nước. Tình cảm và những kỉ niệm về bà được khơi gợi từ hình ảnh bếp lửa.
Ở nơi đất khách quê người, bắt gặp hình ảnh bếp lửa, tác giả chợt nhớ về người bà:

“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.”

Hình ảnh “chờn vờn” gợi lên những mảnh kí ức hiện về trong tác giả một cách chập
chờn như khói bếp. Bếp lửa được thắp lên, nó hắt ánh sáng lên mọi vật và toả sáng
tâm hồn đứa cháu thơ ngây. Bếp lửa được thắp lên đó cũng là bếp lửa của cuộc đời bà
đã trải qua “ biết mấy nắng mưa”. Từ đó, hình ảnh người bà hiện lên. Dù đã cách xa
nữa vòng trái đất nhưng dường như Bằng Việt vẫn cảm nhận được sự vỗ về, yêu
thương, chăm chút từ đôi tay kiên nhẫn và khéo léo của bà. Trong cái khoảnh khắc ấy,

trong lòng nhà thơ lại trào dâng một tình yêu thương bà vô hạn. Tình cảm bà cháu
thiêng liêng ấy cứ như một dòng sông với con thuyền nhỏ chở đầy ắp những kỉ niệm
mà suốt cuộc đời này chắc người cháu không bao giờ quên được và cũng chính từ đó,
sức ấm và ánh sáng của tình bà cháu cũng như của bếp lửa lan toả toàn bài thơ. Khổ
thơ tiếp theo là dòng hồi tưởng của tác giả về những kỉ niệm của những năm tháng
sống bên cạnh bà. Lời thơ giản dị như lời kể, như những câu văn xuôi, như thủ thỉ, tâm
tình, tác giả như đang kể lại cho người đọc nghe về câu chuyện cổ tích tuổi thơ mình.
Nếu như trong câu chuyện cồ tích của những bạn cùng lứa khác có bà tiên, có phép
màu thì trong câu chuyện của Bằng Việt có bà và bếp lửa. Trong những năm đói khổ,
người bà đã gắn bó bên tác giả, chính bà là người xua tan bớt đi cái không khí ghê rợn
của nạn đói 1945 trong tâm trí đứa cháu. Cháu lúc nào cũng được bà chở che, bà dẫu
có đói cũng không để cháu thiếu bữa ăn nào, bà đi mót từng củ khoai, đào từng củ sắn
để cháu ăn cho khỏi đói:

“Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy
Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!”

Chính “mùi khói” đã xua đi cái mùi tử khí trên khắp các ngõ ngách. Cũng chính cái mùi
khói ấy đã quyện lại và bám lấy tâm hồn đứa trẻ. Dù cho tháng năm có trôi qua, những
kí ức ấy cũng sẽ để lại ít nhiều ấn tượng trong lòng đứa cháu để rồi khi nghĩ lại thấy
“sống mũi còn cay”. Là mùi khói làm cay mắt người người cháu hay chính là tấm lòng
của người bà làm đứa cháu không cầm được nước mắt?

“Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm bếp
Tu hú kêu trên những cách đồng xa
Khi tu hú kêu bà còn nhớ không bà
Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế

Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!”

“Cháu cùng bà nhóm lửa”, nhóm lên ngọn lửa của sự sống và của tình yêu bà cháy
bỏng của một cậu bé hồn nhiên, trong trắng như một trang giấy. Chính hình ảnh bếp
lửa quê hương, bếp lửa của tình bà cháu đó đã gợi nên một liên tưởng khác, một hồi
ức khác trong tâm trí thi sĩ thuở nhỏ. Đó là tiếng chim tu hú kêu. Tiếng tu hú kêu như
giục giã lúa mau chín, người nông dân mau thoát khỏi cái đói, và dường như đó cũng là
một chiếc đồng hồ của đứa cháu để nhắc bà rằng: “Bà ơi, đến giờ bà kể chuyện cho
cháu nghe rồi đấy!”. Từ “tu hú” được điệp lại ba lần làm cho âm điệu câu thơ thêm bồi
hồi tha thiết, làm cho người đọc cảm thấy như tiếng tu hú đang từ xa vọng về trong tiềm
thức của tác giả.Tiếng “tu hú” lúc mơ bà, lúc văng vẳng từ những cánh đồng xa lâng
lâng lòng người cháu xa xứ. Tiiếng chim tu hú khắc khoải làm cho dòng kỉ niệm của
đứa cháu trải dài hơn, rộng hơn trong cái không gian xa thẳm của nỗi nhớ thương. Nếu
như trong những năm đói kém của nạn đói 1945, bà là người gắn bó với tác giả nhất,
yêu thương tác giả nhất thì trong tám năm ròng của cuộc kháng chiến chống Mĩ, tình
cảm bà cháu ấy lại càng sâu đậm:

“Mẹ cùng cha bận công tác không về
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học.
Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc
Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa”

Trong tám năm ấy, đất nước có chiến tranh, hai bà cháu phải rời làng đi tản cư, bố mẹ
phải đi công tác, cháu vì thế phải ở cùng bà trong quãng thời gian ấy, nhưng dường
như đối với đứa cháu như thế lại là một niềm hạnh phúc vô bờ. Cùng bà, ngày nào
cháu cũng cùng bà nhóm bếp. Và trong cái khói bếp chập chờn, mờ mờ ảo ảo ấy,
người bà như một bà tiên hiện ra trong câu truyện cổ huyền ảo của cháu. Nếu như đối
với mỗi chúng ta, cha sẽ là cánh chim để nâng ước mơ của con vào một khung trời

mới, mẹ sẽ là cành hoa tươi thắm nhất để con cài lên ngực áo thì đối với Bằng Việt,
người bà vừa là cha, vừa là mẹ, vừa là cách chim, là một cành hoa của riêng ông. Cho
nên, tình bà cháu là vô cùng thiêng liêng và quý giá đối với ông. Trong những tháng
năm sống bên cạnh bà, bà không chỉ chăm lo cho cháu từng miếng ăn, giấc ngủ mà
còn là người thầy đầu tiên của cháu. Bà dạy cho cháu những chữ cái, những phép tính
đầu tiên. Không chỉ thế, bà còn dạy cháu những bài học quý giá về cách sống, đạo làm
người. Những bài học đó sẽ là hành trang mang theo suốt quãng đời còn lại của cháu.
Người bà và tình cảm mà bà dành cho cháu đã thật sự là một chỗ dựa vững chắc về cả
vật chất lẫn tinh thần cho đứa cháu bé bỏng. Cho nên khi bây giờ nghĩ về bà, nhà thơ
càng thương bà hơn vì cháu đã đi rồi, bà sẽ ở với ai, ai sẽ người cùng bà nhóm lửa, ai
sẽ cùng bà chia sẻ những câu chuyện những ngày ở Huế,… Thi sĩ bổng tự hỏi lòng
mình: “Tu hú ơi, chẳng đến ở cùng bà?”. Một lời than thở thể hiện nỗi nhớ mong bà sâu
sắc của đứa cháu nơi xứ ngươi. Chỉ trong một khổ thơ mà hai từ “bà”, “cháu” đã được
nhắc đi nhắc lại nhiều lấn gợi lên hình ảnh hai bà cháu sóng đôi, gắn bó, quấn quýt
không rời. Chiến tranh, một danh từ bình thường nhưng sức lột tả của nó thì khốc liệt
vô cùng, nó đã gây ra đau khổ cho bao người, bao nhà. Và hai bà cháu trong bài thơ
cũng trở thành một nạn nhân của chiến tranh: gia đình bị chia cắt, nhà bị giặc đốt cháy
rụi… “Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi Hàng xóm bốn bên trở vế lầm lụi Đỡ đần bà
dựng lại túp lếu tranh Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh:

“Bố ở chiến khu bố còn việc bố
Mày viết thư chớ kể này kể nọ
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!"

Cuộc sống càng khó khăn, cảnh ngộ càng ngặt nghèo, nghị lực của bà càng bền vững,
tấm lòng của bà càng mênh mông. Qua đó, ta thấy hiện lên một người bà cần cù, nhẫn
nại và giàu đức hi sinh. Dù cho ngôi nhà, túp lều tranh của hai bà cháu đã bị đốt nhẵn,
nơi nương thân của hai bà cháu nay đã không còn, bà dù có đau khổ thế nào cũng
không dám nói ra vì sợ làm đứa cháu bé bỏng của mình lo buồn. Bà cứng rắn, dắt cháu
vượt qua mọi khó khăn, bà không muốn đứa con đang bận việc nước phải lo lắng

chuyện nhà. Điều đó ta có thể thấy rõ qua lời dặn của bà: “Mày có viết thư chớ kể này
kể nọ / Cứ bảo nhà vẫn đươc bình yên!”. Lời dăn của bà nôm na giản dị nhưng chất
chứa biết bao tình. Gian khổ, thiếu thốn, bao nỗi nhớ thương con bà đều phải nén vào
trong lòng để yên lòng người nơi tiền tuyến. Hình ảnh người bà không chỉ còn là người
bà của riêng cháu mà còn là một biểu tượng rõ nét cho những người phụ nữ Việt Nam
giàu đức hi sinh, thương con qúy cháu. Kết thúc khổ thơ, Bằng Việt đã nâng hình ảnh
bếp lửa trở thành hình ảnh ngọn lửa, một ngọn lửa:

“Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn,
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng”.

Hình ảnh ngọn lửa toả sáng trong câu thơ, nó có sức truyền cảm mạnh mẽ. Ngọn lửa
của tình yên thương, ngọn lửa của niềm tin, ngọn lửa ấm nồng như tình bà cháu, ngọn
lửa đỏ hồng soi sáng cho con đường đứa cháu. Bà luôn nhắc cháu rằng: nơi nào có
ngọn lửa, nơi đó có bà, bà sẽ luôn ở cạnh cháu. Những dòng thơ cuối bài cũng chính là
những suy ngẫm về bà và bếp lửa mà nhà thơ muốn gởi tới bạn đọc, qua đó cũng là
những bài học sâu sắc từ công việc nhóm lửa tưởng chừng đơn giản: “ Nhóm bếp lửa
ấp iu, nồng đượm” Một lấn nữa, hình ảnh bếp lửa “ ấp iu”, “nồng đượm” đã được nhắc
lại ở cuối bài thơ như một lần nữa khẳng định lại cái tình cảm sâu sắc của hai bà cháu.
“Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi” Nhóm lên bếp lửa ấy, người bà đã truyền
cho đứa cháu một tình yêu thương những người ruột thịt và nhắc cháu rằng không bao
giờ được quên đi những năm tháng nghĩa tình, những năm tháng khó khăn mà hai bà
cháu đã sống vơi nhau, những năm tháng mà hai bà cháu mình cùng chia nhau từng củ
sắn, củ mì. “Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui” “Nồi xôi gạo mới sẻ chung vui” của bà
hay là lời răng dạy cháu luôn phải mở lòng ra với mọi người xung quanh, phải gắn bó
với xóm làng, đừng bao giờ có một lối sống ích kỉ. “Nhóm dậy cả những tâm tinh tuổi
nhỏ”. Bà không chỉ là người chăm lo cho cháu đấy đủ về vật chất mà còn là người làm
cho tuổi thơ của cháu thêm đẹp, thêm huyền ảo như trong truyện. Người bà có trái tim
nhân hậu, người bà kì diệu đã nhóm dậy, khơi dậy, giáo dục và thức tỉnh tâm hồn đứa
cháu để mai này cháu khôn lớn thành người. Người bà kì diệu như vậy ấy, rất giản dị

nhưng có một sức mạnh kì diệu tứ trái tim, ta có thể bắt gặp người bà như vậy trong
“Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh:

“Tiếng gà trưa
Mang bao nhiêu hạnh phúc
Đêm cháu về nằm mơ
Giấc ngủ hồng sắc trứng.”

Suốt dọc bài thơ, mười lấn xuất hiện hình ảnh bếp lửa là mười lần tác giả nhắc tới bà.
Âm điệu những dòng thơ nhanh mạnh như tình cảm dâng trào lớp lớp sóng vỗ vào bãi
biển xanh thẳm lòng bà. Người bà đã là, đang là và sẽ mãi mãi là người quan trọng
nhất đối với cháu dù ở bất kì phương trời nào. Bà đã trở thành một người không thể
thiếu trong trái tim cháu. Giờ đây, khi đang ở xa bà nửa vòng trái đất, Bằng Việt vẫn
luôn hướng lòng mình về bà: “Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu Có lưả trăm
nhà, niềm vui trăm ngả Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở Sớm mai này bà
nhóm bếp lên chưa?” Xa vòng tay chăm chút cuả bà để đến vơí chân trơì mới, chính
tình cảm cuả hai bà chaú đã sươỉ ấm lòng tác giả trong cái muà đông lạnh giá cuả
nước Nga. Đứa cháu nhỏ cuả bà ngày xưa giờ đã trưởng thành nhưng trong lòng vẫn
luôn đinh ninh nhớ về góc bếp, nơi nắng mưa hai bà cháu có nhau. Đưá cháu sẽ không
bao giờ quên và chẳng thể nào quên được vì đó chính là nguồn cội, là nơi mà tuổi thơ
cuả đưá chaú đã được nuôi dưỡng để lớn lên từ đó. “ Đọc xong bài thơ, nhắm mắt laị
tưởng tượng, bạn sẽ hình dung thấy ngay hình ảnh bếp lưả hồng và dáng ngươì bà
lặng lẽ ngồi bên. Hình ảnh có tính sóng đôi này hiện lên thật sống động, rõ ràng như
thể nét khắc, nét chạm vậy…” (Văn Giá). Bài thơ Bếp lưả sẽ sống maĩ trong lòng bạn
đọc nhờ sức truyền cảm sâu sắc cuả nó. Bài thơ đã khơi dậy trong lòng chúng ta một
tình cảm cao đẹp đối với gia đình, với những ngươì đã tô màu lên tuổi thơ trong sáng
của ta.
3. Nghị luận bài Lặng lẽ Sa Pa
Thứ hai - 14/04/2014 17:39




Sapa – cái tên khi mới nghe nói đến người ta chỉ nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi.
Nhưng ai đã từng đọc tác phẩm “ Lặng lẽ Sapa ” của nhà văn Nguyễn Thành
Long thì chắc hẳn sẽ có những suy nghĩ khác.
Trong cái lặng im của Sapa, dưới những dinh thự cũ kỹ của Sapa, vẫn có những con
người làm việc và lo nghĩ cho đất nước. “ Lặng lẽ Sapa” là tác phẩm của chuyến đi lên
Lào Cai trong mùa hè của Nguyễn Thành Long. Ông đã khắc hoạ thành công hình ảnh
anh thanh niên làm công tác khí tượng ở một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m. Với
một ý thức trách nhiệm, một tinh thần tự nguyện, một lòng say mê nghề nghiệp và
những đức tính tốt khác, anh thanh niên đã trở thành một hình tượng điển hình của
người lao động.

“Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ biết dành phần ai ? Ai cũng một thời trẻ trai,
cũng thường nghĩ về đời mình”, trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sapa” nhà văn Nguyễn
Thành Long đã cho ta thấy được vẻ đẹp của Sapa thật độc đáo và đầy chất thơ, đồng
thời tác giả cũng giới thiệu với chúng ta về vẻ đẹp của con người nơi đây. Những con
người miệt mài làm việc, nghiên cứu khoa học trong cái lặng lẽ mà rất khẩn trương vì
lợi ích của đất nước, vì cuộc sống của mọi người.

Truyện kể về cuộc sống làm việc của nhân vật anh thanh niên – một cán bộ khí tượng
kiêm vật lý địa cầu, anh sống một mình trên đỉnh núi cao, bốn bề chỉ có cây cỏ và mây
mù lạnh lẽo của Sapa. Công việc của anh là “đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo
chấn động mặt đất”, những việc luôn đòi hỏi sự tỉ mỉ và chính xác. Công việc cực kỳ
gian khổ nhưng anh vẫn cố gắng hoàn thành một cách nghiêm túc, đầy tinh thần trách
nhiệm “gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. “Rét, bác ạ. Ở đây có cả
mưa tuyết đấy. Nửa đêm … gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ trực đợi mình ra là
ào ào xơi tới”. Tuy khó khăn là thế, nhưng anh rất yêu công việc của mình “Khi ta làm
việc, ta với công việc là đôi sao có thể là một mình được. Công việc của cháu gian khổ
thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất ’’Anh luôn cảm thấy hạnh phúc và gắn

bó với công việc của mình, công việc đã trở thành một người bạn không thế thiếu đối
với anh.

Người lặng lẽ mà không lặng lẽ, tuy sống một mình nhưng anh không cảm thấy đơn
độc bơỉ “ lúc nào tôi cũng có người trò chuyện, nghĩa là có sách ấy mà”. Sống trong
điều kiện thiếu thốn nhưng người thanh niên ấy luôn làm chủ được bản thân, lạc quan
và yêu đời, biết sắp xếp lo toan cuộc sống riêng ngăn nắp, ổn định về vật chất, tinh
thần “Trước nhà anh trồng cả một vườn hoa đủ màu sắc, anh còn nuôi được một đàn
gà đẻ trứng ăn không hết, một gian nhà nhỏ nhưng gọn gàng và ngăn nắp”. Nhưng cái
gian khổ nhất là vượt qua được sự cô đơn, vắng vẻ quanh năm suốt tháng một mình
trên đỉnh núi cao, không một bóng người. Mới đầu, anh thèm người tới mức phải lấy
cây chắn ngang đường ôtô để được nghe tiếng người. Nhưng sau anh lại nghĩ: “ Nếu
đó chỉ là nỗi nhớ phồn hoa đô thị thì thật xoàng” và anh đã vượt qua để sống và làm
việc một mình với cây cỏ thiên nhiên Sapa, để trở thành “ người cô độc nhất thế gian ’’.

Tuy vậy, nhưng anh không dần thu mình trong sự cô đơn, vắng vẻ ấy. Sự hiếu khách,
quan tâm đến người khác một cách chu đáo, đã gây thiện cảm giữa anh với ông họa sĩ
già và cô kỹ sư trẻ ngay từ những phút đầu gặp gỡ. Niềm vui được đón khách dào dạt
trong anh : anh biếu bác lái xe củ tam thất, mừng quýnh khi đón quyển sách bác mua
hộ, hồ hởi đón mọi người lên thăm nhà, hồn nhiên kể về công việc, về những người
đồng nghiệp và cuộc sống nơi Sapa lặng lẽ. Ai có thể quên được, việc làm đầu tiên của
anh khi có khách lên thăm “ Anh hái 1 bó hoa rực rỡ sắc màu tặng người con gái lần
đầu quen biết, nước chè cho ông họa sĩ, làn trứng ăn đường cho hai bác cháu… Tất cả
không chỉ chứng tỏ là người con trai tâm lý mà còn là kỷ niệm, lòng quan tâm sốt sắng,
tận tình đáng quý của anh.

Ta còn bắt gặp ở người thanh viên là người rất mực khiêm tốn và trung thực, anh cảm
thấy công việc, những đóng góp của mình chỉ là nhỏ bé. Anh ngượng ngùng khi ông
họa sĩ muốn vẽ chân dung anh, anh hào hứng giới thiệu cho bác những người khác
đáng vẽ hơn mình :”Bác đừng vẽ cháu, nhiều người khác ở dưới kia đáng vẽ hơn cháu

như ông kĩ sư nghiên cứu thụ phấn ở vườn su hào, anh thanh niên nghiên cứu bản đồ
sét …” Những đóng góp của mọi người anh vẫn luôn coi là quan trọng và xứng đáng
hơn mình, thật đáng trâng trọng bởi con người có cách nghĩ và nhìn nhận như thế. Dù
còn trẻ nhưng anh rất thấm thía cái nghĩa, cái tình của mảnh đất Sapa, thấm thía cả sự
hy sinh thầm lặng của những người đang ngày đêm làm việc. Cuộc sống giản dị nhưng
cao đẹp làm nên vẻ đẹp đích thực của mỗi con người, có sức thuyết phục lan tỏa tới
những người xung quanh.

“Lặng lẽ Sapa” – ngân vang trg lòng ta những rung động nhẹ nhàng mà thú vị về những
con người âm thầm lãng lẽ nhưng đáng yêu . Họ sống cống hiến cho nhân dân, cho
dân tộc và đã dệt lên bài ca về tình yêu Tổ Quốc, tình yêu đất nước. Họ như những
ngôi sao toả sáng trên bầu trời đêm, nhưng sáng bằng những đóng góp thầm lặng của
họ. Phải chăng nhà văn muốn nhắn gửi đến cho mỗi chúng ta. Cuộc sống của chúng ta
được làm nên từ bao phấn đấu, hy sinh lớn lao và thầm lặng như người thanh niên nơi
Sapa lặng lẽ ấy, họ khiến cuộc sống này thật đáng trân trọng và đáng tin yêu. Là học
sinh, chúng ta hãy cố gắng học tập để mai sau có thể góp công sức để xây dựng đất
nước, là những chủ nhân tương lai của Tổ Quốc.
Tình người trong bài thơ "Bếp lửa" của Bằng Việt
Chủ nhật - 30/03/2014 08:14



Có lẽ khi nhắc về quá khứ, nhất là những thời điểm đẹp đẽ, người ta vẫn thường
kể nhiều hơn. Với “Bếp lửa” nhà thơ Bằng Việt thực đã dắt dẫn người đọc vào
sâu trong mạch kể, mạch hồi tưởng của ông. Hồi ức đẹp một đi không trở lại của
tuổi thơ được tái hiện không phải bằng một trí nhớ lan man, chắp vá. Trái lại, ở
sâu trong tiềm thức của tác giả, hình ảnh “Bếp lửa” và “người bà” lúc nào cũng
tỏ sáng lạ kì - trở thành một điểm đi về trong cõi nhớ. Dòng suy tưởng và hoài
niệm của người cháu xa quê nhà có lẽ đều được khởi nguồn từ những hình ảnh
đầy giản dị mà thân thương, ấm áp vô cùng.

Việc đồng hiện lên hình ảnh “Bếp lửa” và “bà” trong bài thơ thật dễ khiến cho người ta
có một sự liên tưởng về mối quan hệ lạ kì, thiêng liêng. Từ bếp lửa của củi rơm đến
“Bếp lửa” của lòng người có lẽ hơn bao giờ hết con người cảm nhận thật rõ về tình bà
cháu, tình quê nồng ấm.

Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa
Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy
Chỉ nhớ khói hum nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay.

Cái “nỗi nhớ về bếp lửa” được nói trực tiếp song không vì thế mà giảm đi phần sâu
lắng, tinh tế. Hình ảnh “Bếp lửa” gợi nhớ bằng nhiều giác quan bằng trí tưởng tượng.
Thị giác (chờn vờn sương sớm), cảm giác (ấp iu nồng đượm) và khướu giác (sống mũi
còn cay) rồi xúc giác (hun nhèm mắt cháu). Tác giả hướng mọi giác quan để quay về
sống lại kỉ niệm trong trí tưởng tượng. Dường như không còn cảm giác khoảng cách
của thời gian ở đây nữa, mọi hình ảnh gắn với bếp lửa đã tái hiện chân thật, rõ ràng từ
một thời kí ức xa xôi ! Hình ảnh bếp lửa còn gắn với người bà đầy thân thương. Tuy
không trực tiếp nói ra song người đọc hình dung được công việc của người bà : “nhóm
bếp”. Tuổi thơ của cháu gắn với bếp lửa, với mùi khói cay nhèm và cũng gắn chặt với
bà. Phải chăng hình ảnh: “Một bếp lửa ấp iu nồng đượm” chính là hoá thân của tình
cảm bà dành cho cháu. Vì vậy có lẽ tìm về với bếp lửa quê nhà cũng chính là tìm về
tuổi thơ sống bên bà dành cho cháu. Sự tương đồng đẹp đẽ ấy dễ thường mấy ai nhận
ra. Chỉ có Bằng Việt với khoảng cách thời gian đầu đời trong sáng được gắn bó bên bà
mới có thể “cảm” sâu sắc đến thế, cái tưởng chừng quá bình dị, mộc mạc. Đắm mình
trong dòng hồi ức tươi mát của tác giả, chúng ta muốn tìm đến với những tình thương
yêu nồng hậu như thế.


“Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế

Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học
Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc”.

Cái ấm áp của “Bếp lửa” và “tình người” trong sự tương đồng, ta đã biết.

Đằng sau đó dường như còn có một sự tương đồng nữa. Bếp lửa và người bà đều là
những gì gắn bó, thân thương nhất với kỉ niệm của cháu. Nếu “Bếp lửa củi rơm” gắn
với cảm nhận “mùi khói”, với kỉ niệm “khói hun nhèm mắt cháu”, với dư vị “sống mũi còn
cay” thì người bà gắn với tuổi thơ cháu vừa như một người biết chăm sóc, vừa như một
người bạn lớn. Những kí ức như ùa vào trong tâm tưởng cháu. Đó là từ năm : "lên bốn
tuổi cháu đã quen mùi khói”, lại cả những năm “đói mòn đói mỏi”, những lúc bà hay kể
chuyện những ngày ở Huế những khi “giặc đốt nhà cháy tàn, cháy trụi” Từ lúc nào
tuổi thơ nhỏ bé của cháu đã được truyền hơi ấm từ bếp lửa, từ bà ! Một điều không thể
ngẫu nhiên là : mỗi khi nhắc về bếp lửa thì lại thấy xuất hiện người bà và mỗi khi xuất
hiện người bà lại thấy công việc của bà xoay quanh bếp lửa.
Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc.

Không nói mà tình cảm vẫn dạt dào, không hô hào, bồng bột mà người ta vẫn không
thể làm ngơ trước sự chân thành. Đó có lẽ là những gì Bằng Việt đã làm khi dựng lên
hình ảnh song song mà hoà hợp với nhau giữa “Bếp lửa” và “người bà”. Trong kỉ niệm,
trong cảm xúc của mỗi nỗi nhớ, lí trí đã nhường chỗ cho tình cảm và cái rõ ràng, minh
bạch đã nhoè đi để được thêm những cái mơ màng, chập chờn của hồi ức. Hình ảnh
bà và bếp lửa qua tâm trạng ấy đã đồng nhất, hoà quyện với nhau. Tuy một mà hai tuy
hai mà một để chỉ còn hiện lên trong tâm tưởng người cháu của một cái gì thật ấp iu,
nồng đượm.


Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ xét cho kĩ thì chính là điểm gợi hứng, là cầu nối để đứa
cháu phương xa ngàn dặm gửi tình thương nỗi nhớ về bà, về quê hương. Nhưng qua
dòng hồi tưởng nhẹ nhàng tươi mát của cháu, bếp lửa của củi rơm kia cũng không còn
là bếp lửa bình thường như cái nhìn trước đó. Nó trở thành một hình ảnh cứ trở đi trở
lại trong bài thơ, trong tâm trí người cháu và không lần nào cái bếp lửa bình dị ấy
không gắn với hình ảnh người bà tảo tần, đầy thân thương. Và vì lẽ đó mà người ta có
cảm giác bếp lửa kia chính là tình cảm của người bà đôn hậu.

Nếu có một bếp lửa quê nhà vẫn “chờn vờn sương sớm” thì cũng có một ngọn lửa tình
bà “ấp iu nồng đượm”. Có lúc hai thứ lửa ấy cùng tách ra, lại có khi hợp cùng nhau. Khi
tách ra nó gợi về những kỉ niệm : kỉ niệm về bếp lửa củi rơm (“khói hun nhèm mắt
cháu”, “sống mũi còn cay”) kỉ niệm về bếp lửa tình bà (“Bà hay kể chuyện những ngày
ở Huế”, “bà dạy cháu làm bà chăm cháu học”) Nhưng khi đã hoà hợp với nhau nó trở
thành một thứ tình cảm thiêng liêng, kì lạ biết bao trong cái bình dị. Sống mũi còn cay là
thực của ngày xưa ngồi cạnh bếp lửa, bên bà và là thực của hôm nay (và chắc là mãi
mãi) của tình bà cháu.

“Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới xẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm hồn tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng liêng - Bếp lửa”.

Trong cái hoà quyện tuyệt vời, người ta thấy cái nóng cái đượm của bếp lửa củi rơm
cũng như cái nồng cái ấm áp của bếp lửa lòng người. “Bếp lửa” kì lạ, thiêng liêng ấy
nhóm “khoai sắn ngọt bùi”, “nồi xôi gạo mới” cũng dành nhóm cả “niềm yêu thương”,
“tâm tình tuổi thơ”. Thực là diệu kì. Tại sao nói đoạn thơ trên là một trong những đoạn
hay nhất của bài thơ, câu trả lời có lẽ nằm ở cái tình ấm lửa trong đó mà lúc nào cũng
được ấp ủ.


“Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng”.

Tình cảm của bà rõ ràng đã được tượng trưng hoá với “ngọn lửa”. Nếu nói “Bếp lửa” e
chưa thật trúng, còn nói “ngọn lửa” thì người ta cảm thấy cái linh hồn, tình cảm đã nằm
ngay ở đó. Ngọn lửa ấy phải chăng là tâm huyết, nhiệt huyết (chứa niềm tin dai dẳng)
phải chăng là tình yêu (lòng bà luôn ủ sẵn). Từ “Bếp lửa” đến “ngọn lửa” có lẽ là hành
trình từ cái đơn sơ giản dị đến những cái thiêng liêng cao cả, từ cái thực đến cái linh
hồn. Một lần nữa hình ảnh “Bếp lửa” hay “ngọn lửa” đã tiếp tục tôn cao lên tấm lòng
chân chất, tình thương giản dị sâu sắc mà đôn hậu của bà. Có thể chấp nhận được
chăng khi ta hình dung “Bếp lửa” trong kí ức tuổi thơ của tác giả chính là hiện hữu của
một tình yêu nồng nàn, đượm đà bà dành cho cháu ? Cái chính là bà lúc nào cũng ấp ủ
một ngọn lửa vô hình song “dai dẳng”, “thiêng liêng” để lúc nào cũng vậy hễ nhắc tới
“Bếp lửa” thì tác giả và người đọc luôn cảm thấy có bà trong đó.

Chẳng phải vô tình mà trong suốt bài thơ, hình ảnh “Bếp lửa” cứ ám ảnh tâm trí Bằng
Việt như vậy. Không dưới mười lần tác giả nhắc tới hình ảnh đó và lần nào cũng kèm
theo sự xuất hiện của bà. Tác giả đang làm cái công việc của người đi so sánh, thí dụ
giá trị hai vẻ đẹp “Bếp lửa” và “người bà” chăng ?

Không hẳn như vậy ! Đọc kĩ lại ta thấy Bằng Việt đã làm một mĩ từ pháp có hiệu quả
cao nhất: ẩn dụ. Hình ảnh bếp lửa là ẩn dụ của ngọn lửa nồng hậu nơi người bà, và
tình cảm người bà chính là ẩn dụ ngọn lửa - một thứ tình yêu cao cả nhất. Ta đã biết
“người bà” và “Bếp lửa” là hai giá trị chẳng thể nào tách rời trong hồi ức của tác giả thì
lẽ nào tác giả lại đi làm công việc trái ngược nhau : phân tích hai hình ảnh để so sánh ?
“Bếp lửa” tượng trưng cho cái đơn sơ, khiêm nhường. Đã bao giờ chúng ta nghĩ về bếp
lửa nhà mình như thế này chưa : nó giản dị, đơn sơ (chỉ vài que củi, một ôm rơm, một
cái kiềng là thành một bếp lửa). Nó cũng thật khép nép khi thu mình vào trong góc bếp
chật chội. Nhưng bếp lửa cũng là một cái gì đó rất ấm áp nồng đượm (những ngày
đông lạnh thấu da thấu thịt). Người bà cũng vậy : thật chân chất, mộc mạc, dân dã, quê

kiểng song ẩn chứa tình yêu vô bờ, tha thiết, chan chứa. Qua con mắt nhà thơ, bếp lửa
và bà bình dị, cao quí, thiêng liêng. Lấy hình ảnh của bếp lửa để nói về tình cảm của bà
dành cho mình, thiết tưởng Bằng Việt phải nặng lòng với bà, với quê hương lắm.

Một đứa con xa quê hương, một đứa cháu xa bà luôn luôn thường trực trong nỗi nhớ
về “Bếp lửa” - về tình yêu ấm nồng tưởng như cái lạnh cái cô đơn ở quê người cũng
đôi chút vợi đi vậy. Nhưng nhớ về cái “Bếp lửa” phải chăng cũng đồng nghĩa với việc
nhớ quê nhà, nhớ về bà đồng nghĩa với việc nhớ về tổ ấm gia đình với niềm vui sum
họp.

“Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà. Niềm vui trăm ngã
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở
Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa? ”

Trong tình cảm của bà có tình cảm của đất nước, tác giả nhớ đến tình bà cũng là nhớ
đến đất nước quê hương. Có người từng nói: “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền
quê trở nên lòng yêu Tổ quốc” Nói như vậy có nghĩa là tình cảm của bà trở nên lòng
yêu Tổ quốc là một ẩn dụ của tình cảm của đất nước dành cho những người xa quê.
Hành trình từ “Bếp lửa” đến “Bếp lửa” là hành trình của giọt nước hoà vào suối và đổ ra
sông Càng ngày càng thiêng liêng, cao cả. “Bếp lửa” là một dòng hồi tưởng “chờn
vờn”, “nồng đượm”, rực sáng mãi không thôi trong lòng những người dù chỉ đến với nó
một lần. Làm sao chúng ta sống lại tuổi ấu thơ cảm động bên người bà yêu dấu với tình
thương bao la, sâu đậm ở một miền quê còn nhiều đau khổ. Một ngọn lửa mãnh liệt
như vậy liệu có bao giờ vụt tắt .
4.Phân tích bài thơ "Tức cảnh Pác Bó"
Chủ nhật - 30/03/2014 08:03




Trong suốt những năm hoc, em đã được học rất nhiều bài thơ do Bác Hồ sáng
tác. Nhưng trong số đó em thích nhất là bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” của Nguyển
Ái Quốc. Bài thơ đã nói lên những khó khăn của Bác Hồ khi Bác sống và làm việc
ở Pác Bó. Dù có khó khăn gian khổ nhưng Bác Hồ vẩn vượt qua được chính điều
đó đã làm cho tôi suy nghĩ rất nhiều về bài thơ này.
“Sáng ra bờ suối tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang”

Ngay từ tiêu đề của bài thơ đã thấy một cái gì đó như bột phát lam nhà thơ phải sáng
tác bài này. “Tức cảnh” có lẽ là nơi hang cùng, rừng rận, tức cảnh vật nơi đây nhà thơ
đã bột phát ra ý thơ và sáng tác ra bài thơ này. Mờ đầu bài thơ Bác Hồ đã cho ta thấy
những khó khăn gian nan của Bác Hồ khi sống ở Pác Bó:

“Sáng ra bờ suối tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng”

Khi ở Pác Bó chĩ có một mình Bác nên Bác rất lá cô đơn nên Bác chỉ còn biết “ sáng ra
suối” để làm những việc gì đó còn vào buổi tối Bác chĩ còn biết la “ tối vào hang”. Khi
ban ngày Bác đã ra suối thì ban đêm Bác chĩ còn biết trở về lại hang của mình để nghĩ
ngơi sau một ngày ra suối. cảnh sinh hoạt hằng ngày của Bác ở Pác Bó chĩ đơn giản
như vậy thui. Chĩ những điều đó cũng chứng tỏ Bác là một người đơn giản không thích
sự cầu kì trong cuộc sống. Ở đây thức ăn của Bác cũng rất là đơn giản. Hằng ngày,
thức ăn của Bác chĩ có “cháo bẹ rau măng” rất là đơn giản. Vì nơi rừng sâu nên thức
ăn của Bác cũng không được sang trọng lắm. Bác đã tận dụng những gì có được ở
Pác Bó chế biến thành thức ăn của mình. “Cháo bẹ rau măng” là nhửng gì có trong
thiên nhiên nhất là ở rừng. Chĩ hai câu thơ đầu Bác Hồ đã nêu lên những khó khăn của
mình khi ở Pác Bó. Nhưng có khó khăn đấn mấy thì Bác Hồ vẫn trải qua và có một
cuộc sống rất là đơn giản ở Pác Bó


Đến hai câu thơ tiếp theo Bác Hồ đã cho chúng ta thấy dù ở Pác Bó điều kiện làm việc
không được thuận tiện cho lắm nhưng Bác vẩn làm việc được và cho đó là một cái
sang của mình

“Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thiệt là sang”

Đến hai câu thơ tiêp theo Bác Hồ cho ta thấy công việc cách mạng của Bác Hồ khi ở
Pác Bó. Dù ở Pác Bó bàn làm việc của bác chĩ la một cục đá bằng phẳng để Bác có thể
làm việc. Mặc dù ở Pác Bó thiếu thốn về điều kiện làm việc nhu thế nhưng Bác vẫn làm
tốt công tác cách mạng của mình. Dù có khó khăn Bác vẫn cho công việc cách mạng
của mình thiệt là sang . Điều đó chứng tỏ Bác vẫn lạc quan trong công việc dù có khó
khăn đến mấy. Sự khó khăn gian khổ thiếu thốn về vật chất không làm nao núng tinh
thần người chiến sĩ cách mạng trái lại Bác còn cảm thấy thế là đủ, là sang.

Qua bài thơ em thấy Bác Hồ là một người có cuộc sống giản dị và lạc quan trong cuộc
sống. Chính sự gian khổ ấy đã tôi luyện cho Bác một tinh thần thép và luôn lạc quan
tinh tưởng vào tiền đồ của nước nhà. Chúng ta phải biết học hỏi tính cách sống giản dị
của Bác Hồ để hoàn thiện bản thân mình hơn
5.Hình tượng người bà trong bài thơ "Bếp lửa" của Bằng Việt
Chủ nhật - 30/03/2014 08:12



Hẳn ai cũng có một quá khứ bên người thân, gia đình, một tuổi thơ trong sáng,
hạnh phúc, hoặc một tuổi thơ dữ dội, đau thương, nhưng sâu trong trái tim mỗi
người, những kỉ niệm, những hồi ức về tuổi thơ luôn là thứ có sức ám ánh sâu
sắc và lớn lao nhất cuộc đời mà ta mãi không thể quên.
Nó sẽ đi theo ta suốt những chặng đường đầy thăng trầm của đời ta, ăn sâu vào tâm

khảm và ngự trị vĩnh hằng trong tim ta Dù tuổi thơ ta có ngọt ngào hay cay đắng, thì
vẫn còn có một hoặc nhiều con người đã nâng đỡ ta, chăm sóc ta, và để lại dấu ấn
làm kỉ niệm sống mãi theo thời gian, năm tháng Nhà thơ Bằng Việt cũng có một tuổi
thơ như thế Một tuổi thơ đói khổ, cô đơn nhưng lại đầy đủ, ấm áp và hạnh phúc vô
cùng! Đầy đủ, tràn đầy tình yêu thương của bà, ấm áp bởi sự quan tâm, chăm sóc, chở
che của bà những ngày xa bố mẹ và hạnh phúc bởi có bà! Ông đã sáng tác bài thơ
“Bếp lửa” khi đang là một du học sinh ở Liên Xô, theo dòng hồi tưởng trong một ngày
mùa đông giá rét không có bà ở bên, ông tìm về tuổi thơ được ở cùng bà với dòng chảy
thời gian bên bếp lửa bập bùng tình yêu thương ấm áp, theo nhịp đập của một con tim
nhớ nhung da diết ”Bếp lửa” không chỉ làm ấm tình cảm bà cháu mà còn sưởi ấm một
đời người ”Bếp lửa” hay cùng chính là bà đang bên cháu, hình ảnh bà đang hiện về
lung linh qua ánh lửa “chờn vờn”, “chờn vờn”, đúng không bà ơi ?

Bà đang nhóm bếp trong những dòng thơ đầu của cháu

“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”

Ngay ba câu thơ đầu, điệp ngữ “một bếp lửa” đã đi liền với các từ láy … gợi cho ta cái
cảm giác ấm áp với tình cảm chứa chan. Ta cảm nhận được trong câu thơ đầu, bếp lửa
với những ngọn lửa ấm nóng cứ “chờn vờn” sưởi ấm cả gian nhà vào lúc sớm tinh mơ
mà sương sớm xuống buốt giá một mùa đông khi hai bà cháu sống bên nhau. Bếp lửa
là hình ảnh đầu tiên mà cháu nhớ lại khi hồi tưởng về quá khứ. Vì có hình bóng bà luôn
gắn liền với bếp lửa “rồi sớm rồi chiều” bà nhen hay bếp lửa ấy cũng ấm như lòng bà
thương cháu, ấm như tình cảm gia đình, hơi ấm của bếp lửa cũng chính là của bà đang
sưởi tim cháu, lan tỏa cả gian nhà chỉ có hai người vốn lạnh lẽo, trống vắng, xoa dịu
nỗi cô đơn, buồn tẻ của hai bà cháu hay là ấm cả mùa đông đầy “sương sớm” ngoài
kia ? ”Ấp iu”-gợi một bàn tay nhem nhóm lên ngọn lửa vừa đủ ấm một cách khéo, ân
cần. Chính vì vậy, mặc dù trong hai câu thơ đầu, bà không xuất hiện trực tiếp, nhưng ta

thấy hình ảnh bà đã hiện lên rất rõ. Bà đang ngồi bên bếp lưả để nhóm lên ngọn lửa
“chờn vờn”, “ấp iu nồng đượm” tình yêu thương vô bờ mà bà dành cho cháu. Để rồi
đến câu thơ thứ hai, cháu thốt lên theo dòng xúc cảm xót xa “Cháu thương bà biết mấy
nắng mưa” trong trái tim của cháu nhớ về người bà gian nan, vất vả và từng trải! Chí
một từ “thương” thôi cũng đủ đọng lại ý thơ cho cả đoạn. Cháu biết lắm và cháu thương
lắm bà ơi những nhọc nhằn, “nắng mưa”, khó khăn, gian truân đời bà! Cháu hiểu lắm
và cảm lắm bà ơi những hi sinh thầm lặng của cuộc đời bà! Tình thương là vị muối mặn
của tình người, là chất keo của mối gắn bó. Chứ “thương” vốn xuất hiện nhièu trong
thơ ca trữ tình và đặc biệt xuất hiện nhiều trong những tác phẩm nói về tình yêu thương
con người. Đối tượng của tình thương là lòng trắc ẩn và như vậy, một từ “thương” đã
có thể thấy được biết bao cảm xúc đang sống dậy trong lòng cháu, một nỗi nhớ thương
cồn cào, da diết, mãnh liệt và ước ao được trở về tuổi thơ bến bà, ngồi cạnh bà dưới
ấm áp bếp lửa và “nồng đượm” tình yêu thương Hình ảnh bà “biết mấy nắng mưa” cứ
rõ dần, tỏ dần với sự hi sinh âm thầm, lặng lẽ. Từ hồi ức dần dần trở về dưới những
dòng thơ của tác giả, hiện ra theo bập bùng ánh lửa kỉ niệm, chảy về quá khứ :

“Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy
Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay”

Kỉ niệm năm cháu bốn tuổi ám ảnh nhất là mùi khói và cái nghèo đói. Những năm tháng
đói khổ, người cháu cảm nhận, biết được mùi khói từ hồi lên bốn, đó chính là nạn đói
năm 1945, cái đói khủng khiếp, ghê rợn và dai dẳng, “đói mòn đói mỏi”. Từ “mòn mỏi”
được tách ra làm hai tiếng đau đến xé lòng, nó như ăn sâu vào tâm trí đứa cháu sự ám
ảnh không thể nào quên- cái đói kéo dài làm con người mệt mỏi, kiệt sức dần, như thể
từ từ giết chết người ta vậy! Bao trùm lên toàn xã hội lúc bấy gời là cái đói ghê rợn, cái
đói lịch sử của dân tộc ta đã làm chết hơn hai triệu người! Trong kí ức của cháu, đến
giờ nó vẫn còn ám ảnh dai dẳng lắm, khủng khiếp lắm! Hơn hai mươi năm sau, khói

vẫn làm cay mắt tác giả, như thể vừa mới “hun nhèm” thôi! Kỉ niệm ùa về ngập tràn
trong tim, trong tâm óc, và đọng lại nơi khóe mắt cay cay mùi khói của quá khứ. Cay vì
khói, vì cái đói làm những giọt nước mắt của đứa trẻ thơ dại cay xè đi trong cảm giác
“đói mòn đói mỏi”đang ăn sâu vào từng tế bào, dấy lên trong cổ họng và dường như là
cả cơ thể nỗi thèm khát cái ăn, củ khoai, củ sắn, hay là giọt nước mắt mừng rỡ, sung
sướng, hạnh phúc đến tột cùng khi sắp được ăn cho thỏa nỗi thèm, bù lấp phần nào cái
đói dai dẳng, lúc bà đang lặng lẽ nhóm bếp lửa, tức là cháu sắp được ăn rồi đấy! Trong
tâm trí non nớt của đứa trẻ lên bốn, dù đồ ăn cũng chẳng có gì ngon, nhưng hồi ấy là
cả một thứ “sơn hào hải vị” không gì sánh bằng, cả một điều lớn lao, vĩ đại!

“ Cái năm đói củ rong giềng luộc sượng
Cứ nghe thơm mùi huệ trắng, hương trầm”
(Đò Lèn-Nguyễn Duy)

Vâng! Chỉ như thế thôi, cũng làm ấm lòng cháu và trở thành một kỉ niệm không thể
quên của đời cháu! Cái “cay” ấy còn là cái đắng cuả những đói khổ không chỉ của có
hai bà cháu tác giả mà còn của nhiều người khác nữa! Đến người còn không có ăn, nói
chi “ngừa gầy””khô rạc” là điều dĩ nhiên! Theo lời tâm sự của tác giả, lúc đó, để kiếm
thêm tiền nuôi gia đình, bố tác giả có đi đánh xe chạy chuyến Phùng (Đan Phượng, Hà
Tây) đi Hà Nội . Đó cũng là một kỉ niệm còn neo lại nơi tâm trí cháu, trở thành một trong
những điều ám ảnh suốt cuộc đời cháu mãi không quên! Khổ thơ không nhắc tới bà,
nhưng sao bà đẹp và lặng thầm thế! Bà chở che cho cháu và cho cả gia đình, là cây
cao bóng cả suốt những ngày đói khổ, những giông tố ập đến phũ phàng và dai
dẳng Bà nhỏ bé mà vĩ đại, lớn lao như thế đấy Trong lòng cháu !

Tới đây, dòng cảm xúc hòa vào dòng chảy của những câu thơ tự sự, tưới đẫm chất trữ
tình cho giọng thơ, góp phần làm cho hình ảnh bà trong bài thơ hiện ra rõ hơn và đẹp
hơn cả:

“Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa


Tu hú kêu trên những cánh đồng xa
Khi tu hú kêu bà còn nhớ không bà
Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế”

“Tám năm ròng”mà chỉ nghe thôi đã thấy được cái đằng đẵng, ròng rã, với bao nhọc
nhằn khó khăn, vất vả và cả nỗi sợ hãi, niềm thương nhớ da diết nữa, cứ đeo đẳng
lấy hai bà cháu! Nhưng trong tám năm ấy ,“cháu cùng bà nhóm lửa”, vẫn nhóm lên
ngọn lửa của sự sống, của tình yêu cháy bỏng nơi trái tim một cậu bé hồn nhiên, trong
trắng tuổi lên tám.Chính hình ảnh bếp lửa quê hương, bếp lửa của tình bà cháu đó đã
gợi nên một liên tưởng khác, một hồi ức khác trong tâm trí thi sĩ thuở nhỏ. Đó là tiếng
chim tu hú kêu. Âm thanh ấy sao mà da diết, khắc khoải, mà buồn thương thế! Nó ngân
dài lê thê suốt cả khổ thơ, là âm thanh của quá khứ dội về hiện tại, làm kỉ niệm như
đang sống dậy trong tâm hồn cháu. Ôi những kỉ niệm ấy, có cả đắng và ngọt, cô đơn và
hạnh phúc! Từ “tu hú” được điệp lại ba lấn làm cho âm điệu cấu thơ thêm bồi hồi tha
thiết, làm cho người đọc cảm thấy như tiếng tu hú đang từ xa vọng về trong tiềm thức
của tác giả.Tiếng “tu hú” lúc mơ hồ, lúc văng vẳng từ những cánh đồng xa, lâng lâng
trong lòng người cháu xa xứ. Trong văn học nghệ thuật, tiếng chim tu hú là biểu tượng
của một sự khắc khoải nhớ nhung da diết khôn nguôi.
Trong thực tế, tu hú lại là một loài chim bất hạnh, không biết ấp trứng và làm tổ. Hạnh
phúc tưởng chừng như nhỏ bé mà lại là thiêng liêng và lớn lao nhất của cuộc đời mỗi
con người, là hạnh phúc gia đình, là phút giây sung sướng đến tột cùng khi được trông
thấy đứa con-hình hài yêu dấu-món quà vô giá mà cuộc đời ban tặng cho mình- cất
tiếng khóc chào đời, là sự mãn nguyện nhất khi có được một căn nhà, một tổ ấm-nơi
nương tựa vững chãi nhất trong những phút giây bi quan, yếu lòng, sau mỗi vấp ngã
của cuộc đời-con người ta tìm về để được an ủi, sẻ chia một cách chân thành! Ấy vậy
mà lòai chim tu hú đâu có được niềm hạnh phúc lớn lao, thiêng liêng, đẹp đẽ nhất cuộc
đời ấy! Tiếng kêu của chúng trở vì vậy trở nên khắc khoải, mòn mỏi, mong đợi, khát
khao một điều gì đó tha thiết lắm Ta đã từng nghe thấy tiếng kêu ấy trong “Khi con tu

hú” của Tố Hữu, làm sục sôi khao khát tự do mãnh liệt, bùng cháy mạnh mẽ nơi người
tù cách mạng, khiến anh phải thốt lên:

“Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Ngột làm sao, chết uất thôi!
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu”

Tiếng kêu đầy khao khát và khắc khoải ấy cũng xuất hiện ở nỗi nhớ da diết về quê
hương và bóng người cha già quạnh hiu, cô đơn trong lòng cô con gái tuổi thanh xuân-
bài thơ “Tiếng chim tu hú” của nữ thi sĩ Anh Thơ:

“Rồi tiếng chim tu hú
Vang suốt những mùa hè
Con đi dài thương nhớ
Mười năm chưa về quê!”

Ta dễ dàng cảm nhận được trong “Bếp lửa”, tiếng chim tu hú khắc khoải làm cho dòng
kỉ niệm của cháu trải dài hơn, rộng hơn và sâu hơn trong cái không gian xa vẳng của
nỗi nhớ thương Và bà ơi khi tu hú kêu, thì đó cũng là lúc “Bà hay kể chuyện hồi còn ở
Huế”. Những câu chuyện ấy, rất dài mà rất hay, thấm thía, hơn thế nữa, nó còn được
kể qua chất giọng ấm áp, chậm rãi, chan chưa cảm xúc và tình yêu thương của bà. Có
thể đó là những chuỗi ngày hạnh phúc khi gia đình ở Huế, bà cũng là người hoài niệm,
sâu sắc và đầy suy ngẫm Cũng có thể đó là rất nhiều những câu chuyện, giống như
những câu chuyện mà bà hay kể “hồi còn ở Huế”! Vậy ư? Thế thì nhiều lắm lắm! Trong
kho tàng chuyện ấy, có thể, tuổi thơ cháu đã ướp đậm vị ngọt ngào của hương cổ tích!
Cháu hào mình vào thế giới nơi có cô Tấm thảo hiền, có chằng Thạch Sanh dũng cảm,
có mẹ con nhà Cám độc ác, tàn nhẫn, có mẹ con Lí Thông gian xảo, mưu mô, có cái
thiện cũng như cái ác. Và hơn hết, cái thiện bao giờ cũng thắng cái ác! Nhắc tới tuổi
thơ, người ta bao giờ cũng nghĩ ngay đến những câu chuyện cổ tích mà bà và mẹ hay

kể cho con trẻ nghe, rồi bảo chúng rút ra bài học, hoặc dăn dạy những điều hay, lẽ phải
từ câu chuyện ấy! Chuyện cổ tích mà bà kể cho cháu nghe cũng thế! Vừa đơn giản, dễ
hiểu, mà lại vừa sâu sắc, thấm đẫm tình Bà đã ươm lên và nuôi dưỡng trong những
suy nghĩ, tình cảm của cháu ngay từ khi còn thơ dại một mầm cây tươi tốt, đẹp đẽ,
sáng ngời, nó là cái gốc để phát triển thành những thân, những cành, những hoa, lá,
những quả sau này!

“Mẹ cùng cha công tác bận không về
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học
Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc
Tu hú ơi, chẳng đến ở cùng bà

Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa!”

Những câu thơ tiếp theo làm hiện lên một căn nhà quạnh hiu, lạnh lẽo giữa đồng, chỉ
hẩm hút có một già một trẻ. Đứa trẻ thì “ăn chưa no, lo chưa tới”, còn bà thì ốm yếu
hom hem. Bà phải xoay sở nuôi thân mình và nuôi cả cháu. Vậy mà bà còn “bảo cháu
làm, chăm cháu học” bên cạnh bếp lửa. Hình ảnh bếp lửa ở đây không ghi dấu đắng
cay nữa mà đó là hình ảnh của một căn nhà ấm áp, nương náu để hai bà cháu sinh
sống.Trong tám năm ấy, đất nước có chiến tranh, hai bà cháu phải rời làng đi tản cư,
bố mẹ phải đi công tác, cháu vì thế phải ở cùng bà trong quãng thời gian ấy, nhưng
dường như đối với đứa cháu như thế lại là một niềm hạnh phúc vô bờ! Cùng bà, ngày
nào cháu cũng nhóm bếp. Và trong cái khói bếp chập chờn, mờ mờ ảo ảo ấy, người bà
như một bà tiên hiện ra trong câu ch uyện cổ huyền ảo của cháu. Nếu như đối với mỗi
chúng ta, cha sẽ là cánh chim để nâng ước mơ của con vào một khung trời mới, mẹ sẽ
là cành hoa tươi thắm nhất để con cài lên ngực áo thì đoá với cháu, người bà vừa là
cha, vừa là mẹ, vừa là cách chim, là một cành hoa của riêng cháu.Tình bà cháu là vô
cùng thiêng liêng và quý giá đối với cháu. Trong những tháng năm sống bên cạnh bà,
bà không chỉ chăm lo cho cháu từng miếng ăn, giấc ngủ mà còn là người thầy đầu tiên

của cháu. Bà dạy cho cháu những chữ cái, những phép tính đầu tiên. Không chỉ thế, bà
còn dạy cháu những bài học quý giá về cách sống, đạo làm người. Những bài học đó
sẽ là hành trang mang theo suốt quãng đời còn lại của cháu. Người bà và tình cảm mà
bà dành cho cháu thật sự là một chỗ dựa vững chắc về cả vật chất lẫn tinh thần cho
đứa cháu bé bỏng. Cho nên khi bây giờ nghĩ về bà, nhà thơ càng thương bà hơn vì
cháu đã đi rồi, bà sẽ ở với ai, ai sẽ người cùng bà nhóm lửa, ai sẽ cùng bà chia sẻ
những câu chuyện những ngày ở Huế, Nhà thơ bổng tự hỏi lòng mình: “Tu hú ơi,
chẳng đến ở cùng bà?/Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa!”. Một lời than thở thể
hiện nỗi nhớ mong bà sâu sắc của đứa cháu nơi xứ người khi nghĩ lại những ngày
tháng đã xa Xen lẫn trong đó là một niềm tự hào vì mình có bà của đứa cháu ngây thơ
trước những con chim tu hú bơ vơ cứ “kêu chi hoài trên những cánh đồng xa” ngoài
kia! Cháu thương bà và cũng thương tu hú nữa! Vì cảnh ngộ của hai bà cháu ta sao mà
giống tu hú thế! Cũng hiu quạnh, cô đơn, cha mẹ thì “bận công tác không về” mất rồi!
“Tu hú ơi, hãy về ở cùng bà đi, bà sẽ chăm sóc cho tu hú, như là bà đã chăm sóc cho
ta, và tu hú sẽ không phải bơ vơ nữa! Tu hú về với bà, thì cả bà và tu hú sẽ cùng bên
nhau, không ai cô đơn cả!”Cảm xúc này, thật giống với những cảm xúc của cô con gái
xa bố, xa vườn vải, xa quê hương trong bài thơ “Tiếng chim tu hú” của Anh Thơ:

“-Tu hú ơi tu hú!
Kêu hoài chi vườn xanh
Ta còn đi đi nữa
Như dòng sông trôi nhanh

Chỉ trong một khổ thơ mà hai từ “bà”, “cháu” đã được nhắc đi nhắc lại nhiều lấn gợi lên
hình ảnh hai bà cháu sóng đôi, gắn bó, quấn quýt không rời. Tình yêu thương của bà
dành cho cháu, của cháu đối với bà đã để lại trong lòng cháu những kỉ niệm không bao
giờ nhạt phai và nó luôn sống mãi bởi âm thanh tiếng chim tu hú da diết ấy luôn âm
vang trong tim cháu, như tiếng lòng thổn thức của cháu luôn nhớ mong về bà

Chiến tranh ! Một danh từ bình thường nhưng sức lột tả của nó thì khốc liệt vô cùng, nó

đã gây ra đau khổ cho bao người, bao nhà. Và hai bà cháu trong bài thơ cũng trở thành
một nạn nhân của chiến tranh: gia đình bị chia cắt, nhà bị giặc đốt cháy rụi Đốt làng là
sự kiện tiêu biểu của hậu phương trong chiến tranh, như trong truyện ngắn “Làng”của
Kim Lân, nhà ông Hai cũng bị đốt, ở bài hát“Làng tôi”của nhạc sĩ Nam Cao, hình ảnh
đau thương ấy cũng được nhắc đến hay trong một bài thơ cũng viết về bà rất cảm
động “Đò Lèn” của Nguyễn Duy :

“Bom Mỹ giội nhà bà tôi bay mất
đền Sòng bay, bay tuốt cả chùa chiền
Thánh với Phật rủ nhau đi đâu hết

bà tôi đi bán trứng ở ga Lèn”

Trong Bếp lửa tác giả đưa hình ảnh này ra để nỗi đau riêng hòa vào nỗi đau chung của
cả dân tộc, hoàn cảnh chung của cả nước:

“Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi
Hàng xóm bốn bên trở vế lầm lụi

Đỡ đần bà dựng lại túp lếu tranh
Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh:
“Bố ở chiến khu bố còn việc bố
Mày viết thư chớ kể này kể nọ

Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”

Cuộc sống càng khó khăn, cảnh ngộ càng ngặt ngèo, nghị lực của bà càng bền vững,
tấm lòng của bà càng mênh mông. Qua đó, ta thấy hiện lên một người bà cần cù, nhẫn
nại và giàu đức hi sinh. Dù cho ngôi nhà, túp lều tranh của hai bà cháu đã bị đốt nhẵn,
nơi nương thân của hai bà cháu nay đã không còn,tài sản lớn nhất của một đời người

đã bị “cháy tàn cháy rụi”-cháy sạch sành sanh, không còn nguyên vẹn một thứ gì, nói
đúng hơn là không còn gì để mà cháy, bà dù có đau khổ thế nào cũng không dám nói ra
vì sợ làm đứa cháu bé bỏng của mình lo buồn. Bà cứng rắn, dắt cháu vượt qua mọi
khó khăn, bà không muốn đứa con đang bận việc nước phải lo lắng chuyện nhà. Điều
đó ta có thể thấy rõ qua lới dặn của bà: “Mày có viết thư chớ kể này kể nọ/Cứ bảo nhà
vẫn đươc bình yên!”. Lới dăn của bà nôm na giản dị nhưng chất chứa biết bao tình, tinh
thần lắm, ý chí lắm, niềm tin của bà mạnh mẽ lắm, trong khi “ hàng xóm bốn bên trở về
lầm lụi”-cảm nhận như có một sức mạnh vô hình nào đó cứ làm người ta cúi gắm, cúi
gằm mặt xuống vì đau đớn đến não nề, không nói được một lời nào! Gian khổ, thiếu
thốn, bao nỗi nhớ thương con bà đều phải nén vào trong lòng để yên lòng người nơi
tiền tuyến. Hình ảnh người bà không chỉ còn là người bà của riêng cháu mà còn là một
biểu tượng rõ nét cho nhữnh người phụ nữa Việt Nam giàu đức hi sinh, thương con
qúy cháu, luôn tin tưởng vào kháng chiến, vào cách mạng khi nhắc cháu viết thư vẫn
bảo nhà bình yên để bố mẹ an tâm công tác chiến đấu.Kết thúc khổ thơ, Bằng Việt đã
nâng hình ảnh bếp lửa trở thành hình ảnh ngọn, một ngọn lửa:
“Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen

Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn,
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng ”.

Bà lại làm lại từ đầu, từ “lại” trong câu thơ thể hiện sự chắt chiu, sự bắt đầu làm lại sau
những khó khăn, thiếu thốn! Bà vẫn “nhen” lên bếp lửa “rồi sớm rồi chiều”, dù “nhen” thì
khó hơn là “nhóm”! Trên nền đất cũ của ngôi nhà đã bị đốt “cháy tàn cháy rụi”, bà nhen
lên một sự sống mới, mãnh liệt hơn, dai dẳng hơn, bởi trong lòng bà “một ngọn lửa
luôn ủ sắn”, “một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng”! Đó chính là ngọn lửa mà bà đã
truyền cho cháu-sức mạnh và niềm tin, để cháu vững lòng vượt qua những khó khăn,
thử thách đầu đời giống như bà đang cố gắng đây! Giặc Pháp có thể phá làng, đót nhà,
nhưng không thể dập tắt đi ngọn lửa, ấm áp cháy mãi trong lòng bà! Ngọn lửa “chưa
niềm tin dai dẳng”, ngọn lửa mang tình yêu thương của bà, ngọn lửa ấm nồng như tình
bà cháu, ngọn lửa đỏ hồng soi sáng cho con đường cháu đi, ngọn lửa hi vọng vào một

tương lai tốt đẹp cho tổ quốc, cho lẽ sống thiêng liêng, cao đẹp của cả dân tộc! Hình
ảnh ngọn lửa toả sáng trong câu thơ, nó có sức truyền cảm mạnh mẽ. Bà luôn nhắc
cháu rằng: nơi nào có ngọn lửa, nơi đó có bà, bà sẽ luôn ở cạnh cháu. Bà- một con
người nhỏ bé mà vĩ đại vô cùng! Bà đốt lên ngọn lửa cháy vĩnh hằng trong tim cháu
bằng ngọn lửa mà “lòng bà luôn ủ sẵn”, bà sưởi ấm lòng cháu trong suốt những năm
tháng đã qua bằng ngọn lửa yêu thương vô bờ! Bà nâng bước cháu đi trên con đường
đời bởi ngọn lửa của niềm tin bất diệt ấy, bà truyền cho cháu hơi ấm tình thương và bà
sáng mãi như một ngọn lửa Không bao giờ tắt !Bốn tuổi cháu biết cái đói, tám tuổi
cháu hiểu những câu chuyện của bà, rồi biết chiến tranh đau khổ, gian lao của đất
nước, và bắt đầu có niềm tin mà bà nhen lên trong cháu Và giừo đây, cháu cảm
được :

“Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm”

Nếu ở câu thơ đầu chỉ là “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”, sau một dòng chảy dài
của cảm xúc dâng trào chảy theo hồi ức thơ ấu, thì giờ đây câu thơ đã kết lại bằng một
sự suy ngẫm sâu sa: “Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa”! Cả câu thơ dồn vào hai từ
“lận đận”-làm việc gì cũng không thành, cứ long đong, vất vả và khó nhọc như thế suốt
cả một đời! Đó phải là một khoảng thời gian dài, một quá trình lâu để cảm biết và hiểu
sâu sắc, có lớn lên, có trưởng thành và từng trải thì mới thấm thía, thấu hiểu lắm lắm
như thế về cuộc đời bà. Câu thơ tuy không bộc lộ cảm xúc như câu thơ trước, song,
còn ý nghĩa và sâu sa hơn thế! Chữ thương như lặn vào trong trái tim, trong đáy lòng
sâu thăm thẳm của cháu, khắc sâu vào tâm khảm cháu. Đó là một suy ngẫm rất “chín”
qua cách nhìn nhận của cuộc đời ở góc độ tuổi trưởng thành của cháu về bà, về những
thăng trầm, những “mưa”, những “nắng”, những “lận đận”mà đời bà đẫ trải qua! Và rồi
cứ như thế, bà vẫn hi sinh âm thầm lặng lẽ, mà “Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ /Bà
vẫn giữ thói quen dậy sớm”. Một sự vất vả, khó nhọc mà cũng trở thành thói quen trong
cuộc đời người bà đầy gian trân, trắc trở ấy! Bà cứ lặng thầm, lặng thầm như thế, để

rồi:

“Nhóm bếp lửa ấp iu, nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi

Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tinh tuổi nhỏ”.

Một lấn nữa, hình ảnh bếp lửa “ ấp iu”, “nồng đượm” đã được nhắc lại ở cuối bài thơ
như một lần nữa khẳng định lại tình cảm sâu sắc của hai bà cháu. Nhóm lên bếp lửa
ấy, người bà đã truyền cho đứa cháu một tình yêu thương những người ruột thịt và
nhắc cháu rằng không bao giờ được quên đi những năm tháng nghĩa tình, những năm
tháng khó khăn mà hai bà cháu đã sống vơi nhau, những năm tháng mà hai bà cháu
mình cùng chia nhau từng củ sắn, củ mì.“Nồi xôi gạo mới sẻ chung vui” của bà hay là
lời răng dạy cháu luôn phải mở lòng ra với mọi người xung quanh, phải gắn bó với xóm
làng, đừng bao giờ có một lối sống ích kỉ. Bà không chỉ là người chăm lo cho cháu đấy
đủ về vật chất mà còn là người làm cho tuổi thơ của cháu thêm đẹp, thêm huyền ảo
như trong cổ tích, bà tô màu hồng lên trên màu xám trong tuổi thơ cháu, “nhóm dậy cả
những tâm tình tuổi nhỏ”! Người bà có trái tim nhân hậu, người bà kì diệu đã khơi dậy,
giáo dục và thức tỉnh tâm hồn đứa cháu để mai này cháu khôn lớn thành người, bà
nuôi dưỡng tâm hồn cháu ngay từ những ngày còn thơ dại để tạo gốc rễ cho sự hình
thành tốt đẹp mãi tới tận mai sau!Người bà kì diệu như vậy ấy, rất giản dị nhưng có một
sức mạnh kì diệu tứ trái tim, ta có thể bắt gặp người bà như vậy trong “Tiếng gà trưa”
của Xuân Quỳnh:

“Tiếng gà trưa
Mang bao nhiêu hạnh phúc
Đêm cháu về nằm mơ

Giấc ngủ hồng sắc trứng.”


Bà làm cho kỉ niệm những năm tháng ấy trở thành bóng che rợp mát đi theo suốt cuộc
đời cháu, khiến cháu thốt lên trong những xúc động nghẹn ngào: “Ôi kì lại và thiêng
liêng-bếp lửa!”Tình thương và lòng nhân ái, bao la của con người mãi ấm nóng, bền bỉ
tóa sáng trường tồn. Suốt dọc bài thơ, mười lần xuất hiện hình ảnh bếp lửa là mười lần
tác giả nhắc tới bà. Âm điệu những dòng thơ nhanh mạnh như tình cảm dâng trào lớp
lớp sóng vỗ vào bãi biển xanh thẳm lòng cháu. Bà đã là, đang là và sẽ mãi mãi là người
quan trọng nhất đối với cháu dù ở bất kì phương trời nào. Bà đã trờ thành ngọn lửa
luôn cháy mãnh liệt và sưởi ấm tim cháu!

Để rồi giờ đây, khi đang ở xa bà nửa vòng trái đất, nhà thơ Bằng Việt vẫn luôn hướng
lòng mình về bà, cảm giác nhớ nhung da diết cồn cào những hồi ức quá đẹp đẽ, ấm áp
bên bà và hình ảnh bả luôn thường trực trong tâm khảm của người cháu:

“Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu
Có lưả trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở
Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?”

Bài thơ được kết lại trong một câu hỏi tu từ. Đó là một nỗi đau đáu nhớ về bà! Nhà phê
bình Văn Giá nhận xét:”Trong mọi trường hợp, người đán bà dưới mái ấm gia đình
thường gắn liền với nhứng gì thường nhật, thiết thân nhất. Họ giữ cho ta có chỗ trở về
sau những thăng trầm, biến cố, thành bại ở đời. Trong dáng hình bình dị, thầm lặng
khiêm nhường quá đỗi ấy ẩn giấu một trái tim lớn đầy lòng nhân ái, khoan dung. Các
câu thơ như những làn sáng hắt ra từ ngọn lửa ấm nóng, gợi nhắc, thấm thía tâm can
người đọc.” Xa vòng tay chăm chút cuả bà để đến vơí chân trơì mới, chính tình cảm
cuả hai bà chaú đã sưởi ấm lòng tác giả trong muà đông lạnh giá cuả nước Nga. Đứa
cháu nhỏ cuả bà ngàu xưa giờ đã trưởng thành nhưng trong lòng vần luôn đinh ninh
nhớ về góc bếp, nơi nắng mưa hai bà cháu có nhau. Cháu sẽ không bao giờ quên và
chẳng thể nào quên được vì đó chính là nguồn cội, là nơi mà tuổi thơ cuả chaú đã

được nuôi dưỡng để lớn lên từ đó, trong vòng tay yêu thương chở che của bà và trong
trái tim cháy bỏng một ngọn lửa chan chứa niềm tin, tình yêu thương bà dành cho
cháu

“Tôi trong suốt giữa đôi bờ hư thực
giữa bà tôi và tiên phật thánh thần”
(Đò Lèn-Nguyễn Duy)

Nào, giờ thì hãy nhắm mắt lại một lúc, chúng ta sẽ thấy ngay hình ảnh bếp lửa hồng và
dáng người bà lặng lẽ ngồi bên Bài thơ “Bếp lửa” sẽ sống mãi trong lòng bạn đọc nhờ
sức truyền cảm sâu sắc cuả nó. Bài thơ đã khơi dậy trong lòng chúng ta một tình cảm
cao đẹp đối với gia đình, với những người đã tô màu lên tuổi thơ trong sáng cuả ta.
Những kỉ niệm thân thiết nhất của tuổi thơ luôn có sức tỏa sáng, nâng đỡ con người
suốt hành trình dài rộng của cuộc đời!

Bà đã hiện về trong từng câu thơ chan chứa cảm xúc, tim bà mang một ngọn lửa sưởi
ấm cuộc đời cháu trong lòng cháu Thuở ấu thơ Giờ đây Và mãi mãi

6.Cảm nhận của em về văn bản "Chiếc lá cuối cùng" (trích truyện ngắn cùng tên)
của nhà văn O Hen-ri
Chủ nhật - 30/03/2014 07:59



Trong nhịp sống tất bật, hối hả quay cuồng , nếu không có một khoảng lặng, một
phút dừng lại ngắm nhìn cuộc đời, hẳn con người sẽ không bao giờ tìm được
chút bình yên, thanh thản cho tâm hồn mình. Những lo toan thường nhật, cuộc
mưu sinh bận rộn với bao toan tính, đắn đo đã cuốn con người vào vòng quay
bất tận.
Nhưng không, ở đâu đó, hơi ấm tình người vẫn lặng lẽ toả sáng. Ngay trong một khu

phố nhỏ tồi tàn, vẫn cất lên bản nhạc dịu dàng giữa một xã hội phồn vinh, rộng lớn. Nơi
ấy, nhà văn Mĩ O’ Henri, bằng tấm chân tình của mình, đã giúp người đọc phát hiện bao
vẻ đẹp của tình thương yêu giữa những người lao động nghèo khổ. Đoạn trích trong
“Chiếc lá cuối cùng” diễn tả đầy đủ vẻ đẹp những trái tim nhân hậu cao cả .

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×