ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN LỚP 10
HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2011-2012
PHẦN I: VĂN HỌC
A. VĂN HỌC VIỆT NAM:
I. Kiến thức khái quát:
1/ Kiến thức khái quát về văn học Việt Nam:
Câu hỏi: Văn học Việt Nam gồm mấy bộ phận? Hãy nêu sơ lược quá trình hình thành và phát
triển của các bộ phận văn học đó?
Gợi ý:
*VHVN bao gồm 2 bộ phận: Văn học dân gian và văn học viết.
*Sơ lược quá trình phát triển:
(1)Văn học dân gian:
- VHDG là hững sáng tác tập thể của nhân dân lao động, được truyền miệng từ đời này sang
đời khác, trở thành tiếng nói tình cảm chung của nhân dân lao động.
- Gồm 12 thể loại.
- Đặc trưng: tính truyền miệng, tính tập thể.
(2) Văn học viết:
- Chính thức hình thành từ thế kỉ X, gắn chặt với lịch sử chính trị, văn hóa, xã hội của đất nước,
trải qua 2 thời đại lớn:
+ Văn học trung đại (từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX): là thời đại văn học viết bằng chữ Hán và
chữ Nôm, hình thành và phát triển trong bối cảnh văn hóa, văn học vùng Đông Á, Đông Nam
Á, có quan hệ giao lưu với nhiều nền văn học khu vực, nhất là Trung Quốc .
+ Văn học hiện đại (từ đầu thế kỉ XX hết thế kỉ XX): tồn tại trong bối cảnh giao lưu văn hóa,
văn học ngày càng mở rộng, tiếp xúc và tiếp nhận nhiều nền văn học thế giới đổi mới.
2/ Kiến thức khái quát về văn học dân gian:
Câu hỏi: Nêu những đặc trưng cơ bản của VHDG? Hãy kể tên những tác phẩm VHDG Việt
Nam đã học ở lớp 10 theo từng thể loại và nêu những đặc điểm cơ bản của từng thể loại?
Gợi ý:
*Đặc trưng cơ bản của văn học dân gian:
- Tính truyền miệng, tính tập thể, tính biểu diễn, tính dị bản và tính địa phương,
- Trong đó, tính truyền miệng, tính tập thể là hai đặc trưng quan trọng nhất.
*Các tác phẩm văn học dân gian đã được học:
(1) Chiến thắng Mtao Mxây (trích sử thi Đăm Săn)
- Đặc điểm của sử thi: là tác phẩm tự sự có quy mô lớn, sử dụng ngôn ngữ có vần, nhịp, xây
dựng hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng để kể về một hoặc nhiều biến cố lớn trong
đời sống cộng đồng dân cư cổ đại.
(2) Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy (truyền thuyết)
- Đặc điểm: là tác phẩm tự sự dân gian kể về các sự kiện và nhân vật lịch sử theo xu hướng lí
tưởng hóa, thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các nhân vật và sự kiện lịch
sử được kể.
(3) Tấm Cám (truyện cổ tích)
- Đặc điểm: là tác phẩm tự sự dân gian mà cốt truyện và nhân vật được hư cấu có chủ định, kể
về số phận của những con người bình thường trong xã hội, thể hiện tinh thần nhân đạo và lạc
quan của nhân dân lao động.
(4) Tam đại con gà, Nhưng nó phải bằng hai mày (truyện cười)
- Đặc điểm: là tác phẩm tự sự dân gian ngắn, có kết cấu chặt chẽ, kết thúc bất ngờ, kể về những
việc xấu, trái với tự nhiên để phê phán hoặc giải trí.
(5) Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa; Ca dao hài hước (ca dao)
- Đặc điểm: là tác phẩm thơ trữ tình dân gian, thường kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng,
nhằm diễn tả thế giới nội tâm của con người.
3/ Khái quát về văn học trung đại:
Câu hỏi:
a/ Văn học trung đại bao gồm mấy thành phần?
b/ Văn học trung đại Việt Nam phát triển qua mấy giai đoạn? Kể tên những tác phẩm, tác giả
tiêu biểu ở từng giai đoạn?
c/ Những nội dung lớn của VHTĐ Việt Nam?
d/ Những đặc điểm lớn về nghệ thuật của văn học giai đoạn này?
*Gợi ý:
a/ Văn học trung đại gồm 2 thành phần: văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm.
b/ Bốn giai đoạn:
- Từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV
Tác phẩm, tác giả tiêu biểu:
+ Vận nước của Pháp Thuận
+ Chiếu dời đô của Lí Công Uẩn
+ Sông núi nước Nam
+ Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn
+ Phò giá về kinh của Trần Quang Khải
+ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão
+ Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu
- Từ thế kỉ XV đến hết thế kỉ XVII
Tác phẩm, tác giả tiêu biểu:
+ Quân trung từ mệnh tập, Đại cáo bình Ngô, Thiên Nam ngữ lục của Nguyễn Trãi
+ Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ
+ Các sáng tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm
- Từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX
+ Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn
+ Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều
+ Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái
+ Truyện Kiều của Nguyễn Du
+ Thơ Hồ Xuân Hương, thơ Bà Huyện Thanh Quan, Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ..
- Nửa cuối thế kỉ XIX
Tác giả, tác phẩm:
+ Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Ngư tiều y thuật vần đáp của Nguyễn Đình Chiểu
+ Thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương...
+ Văn xuôi Nguyễn Trọng Quản, Trương Vĩnh Kí...
c/ Nội dung:
- Cảm hứng nhân đạo, cảm hứng yêu nước, cảm hứng thế sự
d/ Nghệ thuật:
- Tính qui phạm và sự phá vỡ tính qui phạm, khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị, tiếp
thu và dân tộc hóa tinh hoa văn học nước ngoài.
II. Kiến thức cụ thể:
* Phần Văn học dân gian:
1/ Chiến thắng Mtao Mxây (Trích sử thi Đăm Săn)
Câu hỏi:
a/ Vẻ đẹp hình tượng anh hùng Đăm Săn được thể hiện như thế nào trong đoạn trích Chiến
thắng Mtao Mxây?
b/ Nêu những đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích?
* Gợi ý:
a/ Vẻ đẹp hình tượng anh hùng Đăm Săn được thể hiện qua:
- Cảnh chiến đấu và chiến thắng của Đăm Săn
- Cảnh Đăm Săn thu phục dân làng của Mtao Mxây
- Cảnh ăn mừng chiến thắng.
b/ Nghệ thuật:
- Ngôn ngữ biến hóa linh hoạt, hướng tới nhiều đối tượng; ngôn ngữ đối thoại được khai
thác ở nhiều góc độ.
- Sử dụng nghệ thuật đòn bẩy, so sánh, phóng đại, đối lập, tăng tiến...
2/ Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy
Câu hỏi:
a/ Thái độ của nhân dân và bài học lịch sử?
b/ Nghệ thuật tiêu biểu của truyện?
*Gợi ý:
a/ Thái độ của nhân dân: không đồng tình với sự chủ quan, mất cảnh giác của An Dương
Vương, rất độ lượng với Mị Châu -> thái độ vừa nghiêm khắc vừa nhân ái.
Bài học lịch sử: Bài học về việc giữ nước, tinh thần cảnh giác với kẻ thù cùng cách xử lí
đúng đắn giữa cái riêng với cái chung, nhà với nước, cá nhân với cộng đồng.
b/ Nghệ thuật:
- Kết hợp giữa cốt lõi lịch sử và hư cấu nghệ thuật
- Xây dựng những chi tiết kì ảo có giá trị nghệ thuật
- Xây dựng ngững nhân vật truyền thuyết tiêu biểu
3/ Tấm Cám
Câu hỏi:
a/ Những mâu thuẩn, xung đột của truyện?
b/ Trình bày quá trình biến hóa của Tấm và ý nghĩa của những lần biến hóa đó?
c/ Nêu nghệ thuật cơ bản của truyện?
*Gợi ý:
a/ Mâu thuẩn, xung đột: Tấm và cám, Tấm và dì ghẻ. Mâu thuẩn Tấm – Cám là chủ yếu.
b/ Bốn lần biến hóa: chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, quả thị.
-> Ý nghĩa: dù bị mẹ con Cám tìm mọi cách tận diệt nhưng Tấm vẫn tái sinh, càng về sau càng
đấu tranh để giành quyền sống -> cái thiện không bao giờ chịu khuất phục, chính nghĩa không
bao giờ đầu hàng, cái thiện sẽ chiến đấu đến cùng để bảo vệ công lí và lẽ phải.
c/ Nghệ thuật:
- Xây dựng mâu thuẩn xung đột ngày càng gay gắt
- Xây dựng nhân vật theo hai tuyến đối lập.
- Có nhiều yếu tố thần kì.
- Kết cấu quen thuộc.
4/ Tam đại con gà, Nhưng nó phải bằng hai mày
Câu hỏi: Trình bày ý nghĩa của các truyện?
*Gợi ý:
- Ý nghĩa của truyện Tam đại con gà: phê phán thói dốt hay nói chữ, dốt học làm sang, dốt lại
bảo thủ, qua đó nhắn nhủ đến mọi người phải luôn học hỏi, không nên che giấu cái dốt của
mình.
- Ý nghĩa của truyện Nhưng nó phải bằng hai mày: vạch trần bản chất tham nhũng của bọn
quan lại
5/ Ca dao:
* Ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa
Câu hỏi:
a/ Học thuộc các bài ca dao đã được tìm hiểu
b/ Nội dung và nghệ thuật cơ bản của các bài ca dao đã học?
*Gợi ý:
*Nội dung:
Bài 1: Người phụ nữ trong xã hội cũ họ ý thức được nhân phẩm và số phận của mình.
Bài 4: Diễn tả cụ thể, sinh động nỗi nhớ thương và nỗi lo phiền của cô gái trong độ tuổi xuân
thì.
Bài 6: Ca ngợi lối sống tình nghĩa, thủy chung của vợ chồng.
*Nghệ thuật:
- Công thức mở đầu
- Sử dụng hình ảnh biểu tượng
- Các biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, điệp ngữ…
- Thể thơ lục bát, song thất lục bát, các biến thể
* Ca dao hài hước
Câu hỏi:
a/ Học thuộc các bài ca dao đã được tìm hiểu
b/ Nội dung và nghệ thuật cơ bản của các bài ca dao đã học?
*Gợi ý:
*Nội dung:
Bài 1: Tiếng cười tự trào trong cảnh nghèo, tiếng cười vượt lên cảnh ngộ.
Qua lời dẫn cưới và thách cưới thấy được người lao động dù trong cảnh nghèo vẫn luôn
lạc quan, yêu đời. Qua đó, nhận thức được triết lí nhân sinh cao đẹp: đặt tình nghĩa cao hơn của
cải.
Bài 2: Bài ca dao châm biếm, phê phán những anh chàng yếu đuối, không đáng sức trai, vô tích
sự.
*Nghệ thuật:
- Hư cấu, dựng cảnh tài tình, khắc họa nhân vật bằng những nét điển hình.
- Cường điệu, phóng đại, tương phản.
- Dùng ngôn từ đời thường mà đầy hàm ý.
* Phần Văn học trung đại:
1/ Tỏ lòng (Phạm Ngũ Lão)
Câu hỏi:
a/ Vẻ đẹp hình tượng và lí tưởng cao đẹp, lớn lao của người anh hùng được thể hiện như thế
nào trong tác phẩm Tỏ lòng (Phạm Ngũ Lão)?
b/ Nghệ thuật tiêu biểu của bài thơ?
*Gợi ý:
a/ Vẻ đẹp hình tượng:
- Thể hiện qua hình ảnh tráng sĩ và hình ảnh ba quân.
Vẻ đẹp lí tưởng:
- Khát vọng lập công danh để thỏa “chí nam nhi” cũng là khát vọng được đem tài trí “tận
trung báo quốc”
b/ Nghệ thuật:
- Hình ảnh thơ hoành tráng
- Ngôn ngữ cô đọng, hàm súc, có sự dồn nén cao độ về cảm xúc.
2/ Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi)
Câu hỏi:
a/ Vẻ đẹp độc đáo của bức tranh ngày hè và tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nước của Ức
Trai được thể hiện như thế nào trong tác phẩm Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi)?
b/ Nêu nghệ thuật tiêu biểu của thơ Nôm Nguyễn Trãi?
*Gợi ý:
a/ Bức tranh ngày hè:
Vẻ đẹp rực rỡ của bức tranh thiên nhiên
- Mọi hình ảnh đều sống động: hòe, thạch lựu, hồng liên…
- Mọi màu sắc đều đậm đà: lục, đỏ, hồng…
Vẻ đẹp thanh bình của bức tranh đời sống con người: chợ cá lao xao, tấp nập; chốn lầu
gác thì dắng dỏi tiếng ve.
Tâm hồn của Ức Trai:
- Đắm mình trong cảnh ngày hè
- Luôn khao khát đem tài trí để thực hành tư tưởng nhân nghĩa yêu nước thương dân.
b/ Nghệ thuât:
- Ngôn từ giản dị, tinh tế xen lẫn từ Hán và điển tích.
- Sử dụng từ láy độc đáo.
3/ Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm)
Câu hỏi:
a/ Quan niệm sống nhàn được thể hiện như thế nào trong bài thơ? Qua đó, anh (chị) cảm nhận
được gì về vẻ đẹp nhân cách của nhà thơ?
b/ Nghệ thuật tiêu biểu của bài thơ?
*Gợi ý:
a/ Quan niệm sống nhàn:
- Nhàn thể hiện ở sự ung dung trong phong thái, thảnh thơi vô sự trong lòng, vui với thú
điền viên.
- Nhàn là nhận dại về mình nhường khôn cho người, xa lánh danh lợi, sống hòa hợp với
thiên nhiên để di dưởng tinh thần.
- Nhàn là song thuận theo lẽ tự nhiên, không mưu cầu tranh đoạt.
- Nhàn có cơ sở từ quan niệm nhìn cuộc đời là giấc mộng, phú quí tựa chiêm bao.
Vẻ đẹp nhân cách: trí tuệ uyên thâm, tâm hồn thanh cao.
b/ Nghệ thuật:
- Sử dụng phép đối, điển cố
- Ngôn ngữ mộc mạc, tự nhiên mà ý vị, giàu chất triết lí.
4/ Đọc Tiểu Thanh kí (Nguyễn Du)
Câu hỏi:
a/ Giá trị nhân đạo của tác phẩm?
b/ Nghệ thuật tiêu biểu của tác phẩm?
*Gợi ý:
a/ Giá trị nhân đạo của tác phẩm được thể hiện ở chỗ: