Tải bản đầy đủ (.doc) (125 trang)

luận văn thạc sĩ Điều tra tội phạm trộm cắp tài sản xảy ra tại nơi ở của công dân trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (505.6 KB, 125 trang )

Mục lục
Trang
mở đầu 1
Chơng 1: nhận thức về tội phạm trộm cắp tài sản tại
nơi ở công dân và công tác điều tra khám
phá của lực lợng cảnh sát điều tra tội phạm
về trật tự xã hội Công an tỉnh Bắc Giang 5
1.1. Nhận thức về tội trộm cắp tài sản và trộm cắp tài sản tại nơi ở
của công dân 5
1.2. Nhận thức về điều tra tội phạm trộm cắp tài sản tại nơi ở công dân 20
Chơng 2: Thực trạng tội phạm trộm cắp tài sản tại nơi
ở của công dân trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
trong những năm 2002 đến 2006 và các biện
pháp điều tra khám phá 25
2.1. Tình hình tội phạm trộm cắp tài sản tại nơi ở của công dân trên
địa bàn tỉnh Bắc Giang 25
2.2. Công tác phòng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản tại nơi ở của
công dân trên địa bàn tỉnh Bắc Giang 49
2.3. Công tác điều tra tội phạm trộm cắp tài sản tại nơi ở của công
dân trên địa bàn tỉnh Bắc Giang 55
2.4. Nhận xét, đánh giá về hoạt động phòng ngừa và điều tra tội phạm
trộm cắp tài sản nơi ở của công dân trên địa bàn tỉnh Bắc Giang 83
Chơng 3: Những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động
điều tra khám phá các vụ trộm cắp tài sản tại
nơi ở của công dân trên địa bàn tỉnh Bắc Giang 88
3.1. Dự báo tình hình tội trộm cắp tài sản tại nơi ở của công dân trên
địa bàn tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới 88
3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa,
điều tra khám phá loại tội phạm trộm cắp tài sản tại nơi ở của
công dân trên địa bàn tỉnh Bắc Giang 92
kết luận 120


danh mục tài liệu tham khảo 122
Mở đầu
1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài
Cùng với sự phức tạp của tội phạm hình sự trên cả nớc, tình hình tội
phạm hình sự trên địa bàn tỉnh Bắc Giang cũng có nhiều biến động và phức
tạp, thủ đoạn hoạt động ngày càng tinh vi, xảo quyệt. Qua báo cáo tổng kết
năm ở địa bàn tỉnh Bắc Giang thì phơng thức hoạt động của tội phạm rất đa
dạng, mức độ thiệt hại do chúng gây ra ngày càng lớn. Trong đó có các loại
tội phạm nh giết ngời, cớp tài sản, hiếp dâm, lừa đảo, trộm cắp, buôn bán ma
túy gia tăng. Đặc biệt loại tội phạm trộm cắp tài sản trong nhà dân xảy ra
nhiều, thiệt hại do loại tội phạm này gây lên rất lớn, làm ảnh hởng nghiêm
trọng tới tình hình TTATXH trên địa bàn. Nếu tính từ năm 2002 đến 6 tháng
đầu năm 2006 đã xảy ra 3.061 vụ phạm tội hình sự, trong đó tội phạm trộm
cắp xảy ra 1.846 vụ và tội phạm trộm cắp tại nơi ở công dân xảy ra 1.054 vụ.
Nh vậy tội phạm trộm cắp tài sản nơi ở công dân chiếm 34,46% so với tổng
số các vụ phạm tội xảy ra và chiếm 57,09% so với các vụ trộm cắp tài sản
khác. Bên cạnh đó, công tác đấu tranh với loại tội phạm này còn gặp nhiều
khó khăn, phức tạp nh: tỷ lệ điều tra khám phá còn thấp (mới đạt 36,74%
trong tổng số các vụ xảy ra), nhiều vụ án còn kéo dài, bế tắc Nguyên nhân
của tình trạng trên là CQĐT (lực lợng trinh sát, điều tra viên) cha nhận thức
đợc đúng đắn hậu quả, tác hại của loại tội phạm này; cha làm tốt công tác
phòng ngừa, điều tra xử lý đối với các vụ phạm tội. Trong thực tế đấu tranh
với loại tội phạm này lực lợng điều tra cha nghiên cứu khai thác kỹ và sử
dụng một cách đầy đủ những tri thức khoa học của điều tra hình sự. Cha sử
dụng có hiệu quả các biện pháp nghiệp vụ, các chiến thuật và phơng pháp
điều tra. Vì vậy, để góp phần nâng cao nhận thức về tội phạm trộm cắp tài
sản tại nơi ở công dân và xây dựng các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt
động điều tra loại tội phạm này của lực lợng Cảnh sát ĐTTP về TTXH, tôi đã
lựa chọn đề tài: "Điều tra tội phạm trộm cắp tài sản xảy ra tại nơi ở của
công dân trên địa bàn tỉnh Bắc Giang" làm đề tài nghiên cứu của luận văn.

2. Mục đích nghiên cứu đề tài
Đề tài nghiên cứu nhằm làm rõ thực trạng tiến hành công tác điều tra
khám phá loại tội phạm trộm cắp tài sản tại nơi ở của công dân trên địa bàn tỉnh
Bắc Giang, trên cơ sở đó đề xuất một số giả pháp áp dụng kết quả nghiên cứu về
phòng ngừa, điều tra nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác này.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Để đạt đợc mục đích, đề tài có những nhiệm vụ cụ thể sau đây:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận nhận thức về công tác phòng ngừa,
điều tra tội phạm nói chung và tội phạm trộm cắp nói riêng.
- Nghiên cứu thực trạng hoạt động phòng ngừa, điều tra khám phá loại
tội phạm trộm cắp tài sản tại nơi ở của công dân trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
của lực lợng CSND.
- Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa,
điều tra loại tội phạm này trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới.
4. Đối tợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
* Đối tợng nghiên cứu của đề tài:
- Tình hình tội phạm trộm cắp tài sản tại nơi ở của công dân và hoạt
động điều tra khám phá tội phạm này của lực lợng Cảnh sát ĐTTP về TTXH
Công an tỉnh Bắc Giang.
* Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn trong kết quả khảo sát thực
tiễn tình trạng tội phạm trộm cắp tài sản tại nơi ở của công dân, xảy ra từ năm
2002 đến 6 tháng đầu năm 2006 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
- Nghiên cứu về công tác điều tra khám phá của lực lợng Cảnh sát
ĐTTP về TTXH Công an tỉnh Bắc Giang.
5. Phơng pháp nghiên cứu
Phơng pháp nghiên cứu của luận văn đợc xây dựng trên cơ sở phơng
pháp luận triết học Mác - Lênin, quan điểm của Đảng, Nhà nớc về công tác
đấu tranh phòng chống tội phạm và những kiến thức của các ngành khoa học
nh khoa học điều tra tội phạm, tội phạm học, tâm lý, luật học

Luận văn đợc nghiên cứu bởi các biện pháp cụ thể nh: thống kê, phân
tích, tổng hợp, so sánh, khảo sát thực tế, trao đổi, tọa đàm với cán bộ có kinh
nghiệm trong công tác chỉ đạo và trực tiếp phòng ngừa, điều tra khám phá loại
tội phạm này.
6. Những yếu tố mới đạt đợc của luận văn
- Luận văn đa ra hệ thống lý luận về nội dung, cấu trúc đặc điểm, thủ
đoạn hoạt động của tội phạm trộm cắp tài sản tại nơi ở của công dân và những
đặc trng của loại tội phạm này trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
- Tổng kết thực tiễn hoạt động điều tra khám phá tội phạm trộm cắp tài
sản tại nơi ở của công dân, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, nêu đợc những đánh
giá đúng đắn về công tác này.
- Đề xuất những giải pháp tích cực nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
điều tra khám phá tội phạm trộm cắp tài sản tại nơi ở của công dân của lực l-
ợng Cảnh sát ĐTTP về TTXH Công an tỉnh Bắc Giang.
7. ý nghĩa lý luận - thực tiễn của đề tài
Phát triển và bổ sung nhận thức lý luận về hoạt động điều tra tội phạm
trộm cắp trên cơ sở nghiên cứu từ những địa bàn cụ thể nh Bắc Giang.
Kết quả nghiên cứu đề tài có thể là tài liệu tham khảo cho nghiên cứu
giảng dạy và học tập ở các trờng Công an nhân dân và cán bộ chỉ huy, cán bộ
hoạt động thực tiễn đấu tranh chống tội phạm.
Trên cơ sở các tài liệu đợc thu thập, nghiên cứu, luận văn sẽ đa ra đợc
những kết luận và đề xuất giải pháp, giúp Công an các địa phơng, đặc biệt là
Công an tỉnh Bắc Giang tham khảo vận dụng trong công tác thực tiễn nhằm nâng
cao hiệu quả trong công tác, điều tra khám phá loại tội phạm trộm cắp tài sản nói
chung, tội phạm trộm cắp tài sản tại nơi ở của công dân nói riêng.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm 3 chơng, 8 tiết.
Chơng 1
nhận thức về tội phạm trộm cắp tài sản tại nơi ở

công dân và công tác điều tra khám phá của lực lợng
Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội
Công an tỉnh Bắc Giang
1.1. Nhận thức về tội trộm cắp tài sản và trộm cắp tài sản tại nơi ở
của công dân
1.1.1. Quy định của Bộ luật hình sự về tội phạm trộm cắp tài sản
Trong BLHS năm 1985 của nớc ta, tội trộm cắp tài sản đợc qui định tại
hai điều 132, 155: tội phạm trộm cắp tài sản xã hội chủ nghĩa và tội phạm
trộm cắp tài sản công dân.
Nghiên cứu những quy định trên cho thấy có sự phân biệt rạch ròi giữa
tài sản nhà nớc, tài sản tập thể và tài sản riêng của công dân là cơ sở xây dựng
một chế tài hình phạt khá cụ thể. Điều đó phù hợp với quan điểm của Đảng và
Nhà nớc ta trong thời điểm nớc ta bớc vào xây dựng chủ nghĩa xã hội, cần
phải chủ động tập trung bảo vệ tài sản nhà nớc, tài sản chung của xã hội.
Đồng thời, quy định nh vậy cũng là một kế thừa những quy định trớc đây và
những pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản nhà nớc và tài sản công
dân. Trên cơ sở đó ngành Công an đã phân công trách nhiệm đấu tranh cho
các lực lợng Cảnh sát kinh tế và Cảnh sát hình sự để đợc đảm bảo chuyên sâu
đối với từng lĩnh vực.
Tuy nhiên thực tiễn đấu tranh phòng ngừa, điều tra, xét xử đối với các
loại tội phạm trộm cắp tài sản XHCN, tài sản riêng của công dân qua nhiều
năm cho thấy cả hai loại tội phạm trên có nhiều điểm giống nhau:
- Trớc hết về hành vi khách quan: đều là những hành vi, thủ đoạn "lén
lút, bí mật chiếm đoạt tài sản" đối tợng là những tài sản có giá trị, luôn thiệt
hại về kinh tế.
Khách thể đó là xâm phạm đến quyền sở hữu về tài sản, làm mất đi
quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt của ngời khác, gây nên sự lo lắng của
con ngời, gây mất trật tự xã hội
Chủ thể cũng là những con ngời có đủ năng lực trách nhiệm hình sự
Chủ quan đều do lỗi cố ý trực tiếp

Khi nghiên cứu đến các trờng hợp phạm tội, các tình tiết tăng nặng
cũng có dấu hiệu tơng tự giữa hai điều luật trong BLHS năm 1985.
Hơn nữa xuất phát từ quan điểm tiếp cận của pháp luật nớc ta: "mọi
ngời đều bình đẳng trớc pháp luật", tài sản hợp pháp của bất kỳ ai trong xã hội
đều đợc tôn trọng và đợc pháp luật bảo vệ. Cho nên khi phân biệt cụ thể tài
sản XHCN và tài sản riêng của công dân dễ dẫn đến t tởng phân biệt đối tợng
đấu tranh, coi thờng bảo vệ tài sản riêng của công dân. Đặc biệt trong thời
điểm kinh tế thị trờng định hớng XHCN hiện nay và đặc điểm của sở hữu tài
sản có lúc khó phân tài sản thuộc sở hữu nào.
Vì vậy, BLHS năm 1999 đã có bớc cải tiến mới trong quy định về tội
phạm nói chung và tội phạm trộm cắp tài sản nói riêng, đã quy định tội phạm
trộm cắp tài sản trong một điều luật. Điều 138, BLHS năm 1999 quy định tội
trộm cắp nh sau: "Ngời nào trộm cắp tài sản của ngời khác có giá trị từ năm
trăm nghìn đồng đến dới năm mơi triệu đồng hoặc dới năm trăm nghìn đồng
nhng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử lý hành chính về hành vi chiếm
đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, cha đợc xóa án tích mà còn vi
phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc bị phạt tù từ 6 tháng
đến 3 năm ". Quy định nh vậy là một bớc tiến vợt bậc của quá trình lập pháp.
Điều 138 quy định cụ thể về tội phạm trộm cắp tài sản nh sau:
"1. Ngời nào trộm cắp tài sản của ngời khác có giá trị từ năm trăm
nghìn đồng đến dới năm mơi triệu đồng hoặc dới năm trăm nghìn đồng nhng
gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử lý hành chính về hành vi chiếm đoạt
hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, cha đợc xóa án tích mà còn vi
phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng
đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trờng hợp sau đây thì bị phạt tù từ hai
năm đến bảy năm:
a. Có tổ chức;
b. Có tính chất chuyên nghiệp;
c. Tái phạm nguy hiểm;

d. Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
e. Hành hung để tẩu thoát;
f.Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mơi triệu đồng đến dới
hai trăm triệu đồng;
g. Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trờng hợp sau đây, thì bị phạt tù từ
bảy năm đến mời lăm năm:
a. Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dới năm
trăm triệu đồng;
b. Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trờng hợp sau đây, thì bị phạt tù từ m-
ời hai năm đến hai mơi năm hoặc tù chung thân:
a. Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b. Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Ngời phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm m-
ơi triệu đồng".
Trong Bình luận khoa học BLHS, phần các tội phạm, trộm cắp đợc
hiểu là "lén lút, bí mật chiếm đoạt tài sản đang do ngời khác quản lý". Trong
Giáo trình luật hình sự Việt Nam của Trờng Đại học Luật Hà Nội, trộm cắp tài
sản cũng đợc hiểu là "lén lút chiếm đoạt tài sản đang có ngời quản lý". Theo
chúng tôi, "tài sản đang do ngời khác quản lý" và "tài sản đang có ngời quản lý"
chỉ là hai cách nói khác nhau của cùng một nội dung. Tuy nhiên, khái niệm
trộm cắp trong Bình luận khoa học BLHS rõ ràng hơn trong giáo trình luật
hình sự Việt Nam của Trờng Đại học Luật Hà Nội vì mô tả đợc hành vi trộm
cắp là hành vi "lén lút, bí mật chiếm đoạt tài sản ". Trong khi đó, Giáo trình
luật hình sự Việt Nam, phần các tội phạm của Trờng Đại học CSND lại cho
rằng: "Trộm cắp là hành vi chiếm đoạt tài sản của ngời chủ tài sản hoặc ngời
đợc giao trực tiếp quản lý tài sản, có thể bằng thủ đoạn lén lút". Định nghĩa nh
vậy quá dài vì "chiếm đoạt tài sản của ngời chủ tài sản hoặc ngời đợc giao trực
tiếp quản lý tài sản", nói ngắn gọn, chính là chiếm đoạt tài sản của ngời khác.

Còn nói "có thể bằng thủ đoạn lén lút" thì về cơ bản, có thể hiểu lén lút chỉ là
một trong các thủ đoạn đợc thực hiện. Vậy, nếu hành vi chiếm đoạt đợc thực hiện
công khai, trắng trợn, thậm chí dùng cả vũ lực để đe dọa thì ngời thực hiện
hành vi đó có phạm tội trộm cắp hay không? Rõ ràng, khái niệm trộm cắp trong
giáo trình luật hình sự của Trờng Đại học CSND (nay là Học viện CSND) làm
ngời đọc có thể nhầm lẫn hành vi trộm cắp với các hành vi chiếm đoạt khác
nh cớp, cớp giật, công nhiên chiếm đoạt v.v
1.1.2. Đặc điểm pháp lý đặc trng của tội phạm trộm cắp tài sản
Cấu thành tội phạm là căn cứ pháp lý để xác định tội danh (định tội). Định
tội là cơ sở đầu tiên để có thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với ngời phạm tội.
Nh vậy, cấu thành tội phạm là căn cứ pháp lý của việc định tội. Với ý nghĩa nh
vậy, cần phải tìm hiểu các đặc điểm pháp lý đặc trng của tội phạm này.
Theo quy định của Điều 138 BLHS 1999, các yếu tố cấu thành tội trộm
cắp tài sản của công dân thể hiện nh sau:
- Khách thể của tội trộm cắp tài sản
Điều 138 nằm trong Chơng XIV - "Các tội xâm phạm sở hữu". Điều
đó có nghĩa là tội trộm cắp là một trong các tội xâm phạm sở hữu. Khách thể
của tội phạm này xâm phạm đến quyền sở hữu đối với tài sản. Xâm phạm
quyền sở hữu đối với tài sản là làm mất đi quyền chiếm hữu, sử dụng và định
đoạt đối với tài sản.
Tội trộm cắp tài sản là:
- Xâm phạm quyền sở hữu (chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản).
- Là thiệt hại đến kinh tế nhà nớc, tài sản công dân.
- Gây ảnh hởng đến đời sống sinh hoạt, trật tự xã hội.
Đối tợng tác động của tội trộm cắp tài sản trớc hết là tài sản, bất kể tài
sản đó là của ai. Tài sản đó có thể là của Nhà nớc, tổ chức chính trị, xã hội
kinh tế, các đơn vị lực lợng vũ trang và tài sản của t nhân. Tài sản đó có thể là
hợp pháp hoặc bất hợp pháp.
Tài sản đó, theo Hiến pháp năm 1992 bao gồm: "Thu nhập hợp pháp,
của cải để dành, nhà ở, t liệu sinh hoạt, t liệu sản xuất, vốn và tài sản khác

trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác" (Điều 58).
Tài sản thuộc các tổ chức t nhân (kể cả các tổ chức t nhân nớc ngoài)
cũng thuộc phạm vi đối tợng của tội trộm cắp tài sản của công dân.
Tài sản thuộc sở hữu công dân nhng đang tạm thời thuộc sự quản lý
của các cơ quan nhà nớc, các xí nghiệp quốc doanh, hoặc hợp tác xã không
thuộc đối tợng tác động của tội trộm cắp tài sản của công dân mà đợc bảo vệ
nh tài sản của Nhà nớc.
Tài sản của công dân về nguyên tắc chỉ là đối tợng của những hành vi
phạm tội do ngời không phải là chủ sở hữu thực hiện. Tuy nhiên, cũng có trờng
hợp tài sản đó có thể là tài sản của riêng ngời có hành vi phạm tội hoặc là tài sản
chung với ngời khác. Đó là những trờng hợp hành vi phạm tội, về hình thức, tuy
tác động đến tài sản của ngời thực hiện, nhng thực chất lại nhằm gây thiệt hại về
tài sản cho ngời khác hoặc cho ngời cùng sở hữu với mình.
Ngoài ra khi những vụ trộm cắp tài sản xảy ra trên thực tế đã gây ra
tình trạng lo sợ không yên tâm công tác và sinh hoạt của con ngời trong xã
hội, làm phức tạp thêm tình hình trật tự xã hội.
- Mặt khách quan của tội trộm cắp tài sản
Mặt khách quan của tội phạm trộm cắp tài sản là những biểu hiện diễn
ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan và đợc qui định trong điều luật.
Đó là hành vi nguy hiểm cho xã hội đợc thực hiện nh sau:
Trớc hết, nói về hành vi chiếm đoạt tài sản. Hành vi đó phải là lén lút,
bí mật. Đây là dấu hiệu có nội dung trái ngợc với dấu hiệu công khai ở các tội
xâm phạm sở hữu của công dân có tính chất chiếm đoạt khác. Dấu hiệu này
vừa chỉ đặc điểm khách quan của hành vi chiếm đoạt, vừa chỉ ý thức chủ quan
của ngời thực hiện hành vi.
Một hành vi chiếm đoạt đợc coi là lén lút, bí mật nếu đợc thực hiện bằng
những hình thức mà những hình thức đó có khả năng làm cho chủ tài sản hoặc
ngời đang quản lý tài sản không biết có hành vi chiếm đoạt khi hành vi này xảy ra.
Hành vi của ngời phạm tội là lén lút, nếu khi thực hiện hành vi chiếm
đoạt tài sản ngời phạm tội có ý thức che giấu hành vi đang thực hiện của mình.

Trong đa số các trờng hợp trộm cắp tài sản của công dân xảy ra, ý thức chủ
quan của ngời phạm tội cũng là lén lút, che giấu đối với mọi ngời khác. ý thức
che giấu này có thể là:
+ Che giấu toàn bộ hành vi phạm tội, nh che giấu đối với chủ tài sản.
+ Chỉ che giấu tính chất phi pháp của hành vi phạm tội.
Ví dụ: Lợi dụng chủ nhà đi vắng, ngời phạm tội dùng chìa khóa mở cửa
một cách công khai và chuyển tài sản lên ô tô đàng hoàng nh là có việc chuyên
chở hàng hóa bình thờng. Trong trờng hợp này, những ngời không phải là chủ tài
sản vẫn biết sự việc xảy ra, nhng có thể không biết đó là hành vi trộm cắp. Trong
thực tiễn, trờng hợp nêu trên vẫn thờng xảy ra, vì vậy cần phải nhận thức đúng
hành vi đó là trộm cắp để định hớng điều tra ban đầu cho chính xác, không nhầm
lẫn với trờng hợp công nhiên chiếm đoạt tài sản.
Thứ hai, nói về giá trị của tài sản bị chiếm đoạt và hậu quả tác hại. Căn
cứ vào khoản 1 Điều 138 BLHS năm 1999, chỉ đợc coi là phạm tội trộm cắp
tài sản trong những trờng hợp sau:
- Giá trị tài sản bị chiếm đoạt từ năm trăm nghìn đồng trở lên (đến dới
năm mơi triệu đồng).
- Giá trị tài sản bị chiếm đoạt tuy cha đến năm trăm nghìn đồng, nhng
gây hậu quả nghiêm trọng; hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm
đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt (bất kỳ tội nào xâm phạm sở hữu có
tính chất chiếm đoạt), cha đợc xóa án tích mà còn vi phạm.
Cụ thể hóa giá trị tài sản bị chiếm đoạt Thông t liên tịch số
02/2001/TTLT- TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25/12/2001 của Tòa án
nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ T pháp h-
ớng dẫn một số quy định tại Chơng XIV "Các tội xâm phạm sở hữu của Bộ
luật hình sự năm 1999" (trong luận văn gọi tắt là Thông t số 02/2001).
Theo mục II Thông t trên giá trị tài sản bị chiếm đoạt đợc xác định
theo giá thị trờng của tài sản đó tại địa phơng vào thời điểm tài sản bị chiếm
đoạt. Trong trờng hợp tài sản thực tế bị chiếm đoạt dới năm trăm nghìn đồng
nhng có đầy đủ căn cứ chứng minh rằng ngời có hành vi trộm cắp có ý định

chiếm đoạt đến tài sản có giá trị cụ thể theo ý thức chủ quan của họ là từ năm
trăm nghìn đồng trở lên thì vẫn truy cứu trách nhiệm hình sự.
Để xác định đúng giá trị tài sản trong trờng hợp không tìm thấy tài sản
bị trộm cắp. CQĐT cần lấy lời khai những ngời biết về tài sản này để xác định
tài sản đó là gì; nhãn mác nh thế nào; giá trị của tài sản theo thời giá thực tế
tại địa phơng vào thời điểm tài sản bị mất trộm là bao nhiêu, còn khoảng bao
nhiêu phần trăm Trên cơ sở đó có kết luận cuối cùng về giá trị tài sản bị
xâm phạm.
Trong trờng hợp một ngời thực hiện trộm cắp nhiều lần nhng mỗi lần
có tài sản giá trị dới mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự và không
thuộc một trong các trờng hợp khác để truy cứu trách nhiệm hình sự, đồng
thời trong các lần trộm cắp đó cha có lần nào bị xử phạt hành chính và cha hết
thời hiệu truy cứu trách nhiệm hành chính, nếu tổng giá trị tài sản các lần trộm
cắp từ năm trăm nghìn đồng trở lên thì vẫn xác định là đủ yếu tố cấu thành tội
phạm nếu:
+ Các vụ trộm cắp thực hiện một cách liên tục, kế tiếp nhau về mặt
thời gian.
+ Việc trộm cắp tài sản có tính chất chuyên nghiệp, lấy tài sản trộm
cắp làm nguồn sống chính.
+ Với mục đích trộm cắp, nhng do điều kiện hoàn cảnh khách quan
nên việc trộm cắp phải đợc thực hiện nhiều lần cho nên giá trị tài sản bị xâm
phạm mỗi lần dới năm trăm nghìn đồng.
Còn thế nào là "gây hậu quả nghiêm trọng"; thì Thông t số 02/2001 đã h-
ớng dẫn cụ thể. Theo đó, "gây hậu quả nghiêm trọng" đợc hiểu là hậu quả phải
do hành vi phạm tội gây ra (có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội và
hậu quả). Hậu quả đó có thể là thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản hoặc hậu
quả phi vật chất (gây ảnh hởng xấu đến việc thực hiện đờng lối của Đảng, chính
sách của Nhà nớc; gây ảnh hởng xấu về an ninh, trật tự, an toàn xã hội).
Dấu hiệu bị coi là "đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt", đ-
ợc hiểu là: "Nếu trớc đó đã bị xử lý bằng một trong các hình thức sau đây về

hành vi chiếm đoạt, nhng cha hết thời hạn để đợc coi là cha bị xử lý mà lại
thực hiện một trong các hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản, trộm cắp tài
sản; lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản:
a. Đã bị xử phạt vi phạm hành chính theo đúng quy định của Pháp lệnh
xử lý vi phạm hành chính;
b. Đã bị xử lý kỷ luật theo đúng điều lệnh, điều lệ của lực lợng vũ trang;
c. Đã bị xử lý kỷ luật theo đúng quy định của cơ quan có thẩm quyền ".
Đối với trờng hợp bị kết án nhng cha đợc xóa án về một trong các tội
phạm có tính chất chiếm đoạt tài sản (nh tội chiếm đoạt vật liệu nổ Điều 232
BLHS; tội chiếm đoạt vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ Điều 233 BLHS) có bị
coi là tình tiết định tội hay không sẽ đợc hớng dẫn sau.
Với quy định nh vậy, tội trộm cắp tài sản của công dân chỉ coi là hoàn
thành khi ngời thực hiện hành vi trộm cắp đã chiếm đoạt đợc tài sản. Còn khi
họ cha chiếm đoạt đợc tài sản, hành vi của họ cha cấu thành tội phạm. Để
đánh giá ngời phạm tội đã chiếm đoạt đợc hay cha, đã làm chủ đợc tài sản hay
cha phải dựa vào đặc điểm, vị trí tài sản bị chiếm đoạt. Cụ thể về những trờng
hợp chiếm đoạt đợc ở hành vi khách quan của tội trộm cắp tài sản của công
dân nh sau:
- Nếu tài sản bị chiếm đoạt là loại gọn, nhỏ, thì coi là chiếm đoạt đợc
khi ngời phạm tội đã giấu đợc tài sản trong ngời.
Ví dụ: Một ngời lợi dụng ngời khác đang kiểm tiền và không ai để ý
đã lấy cắp một cọc tiền 10 triệu đồng giấu trong áo.
- Nếu vật bị chiếm đoạt cồng kềnh, không thuộc loại nói trên thì thời
điểm tội phạm đợc coi là hoàn thành khi ngời phạm tội đã mang đợc tài sản ra
khỏi khu vực bảo quản (thoát ra khỏi sự quản lý của ngời có tài sản).
Nh vậy, để đợc coi là phạm tội trộm cắp tài sản của công dân, khi ngời
nào đó có hành vi chiếm đoạt tài sản, tức là ngời đó có hành vi chuyển dịch
một cách trái pháp luật tài sản từ sự quản lý của một chủ thể thành tài sản của
mình hoặc cho ngời khác mà mình quan tâm. Chuyển dịch ở đây có nghĩa là
di chuyển tài sản đang có sự quản lý của ngời khác ra khỏi vị trí ban đầu của

nó.
Thứ ba, nói về công cụ, phơng tiện, thủ đoạn, thời gian, địa điểm, hoàn
cảnh phạm tội. Công cụ, phơng tiện mà các đối tợng sử dụng để thực hiện
hành vi trộm cắp là kìm cộng lực, vam phá khóa hay chìa khóa vạn năng, dao
lam Thủ đoạn đợc áp dụng ở đây là lợi dụng chủ quản lý tài sản vắng nhà,
lơi lỏng quản lý phá cửa đột nhập lấy tài sản hay xin ngủ nhờ đến đêm khuya
dậy lấy tài sản và tẩu thoát. Lợi dụng sơ hở của chủ nhà, nấp sẵn trong nhà
chờ cơ hội thuận lợi chiếm đoạt tài sản hay lợi dụng chỗ đông ngời để rạch túi,
móc ví v.v Về thời gian, địa điểm, hành vi trộm cắp xảy ra vào ban ngày hay
ban đêm, ở nơi đông ngời nh chợ, cửa hàng, bến tàu, bến xe, bệnh viện khu
dân c hay ở những nơi vắng vẻ ít ngời qua lại Tất cả những điều đó đều là
mặt khách quan của tội trộm cắp tài sản.
- Mặt chủ quan của tội trộm cắp tài sản của công dân
Khoa học luật hình sự chỉ ra rằng, tội phạm là một thể thống nhất của
hai mặt khách quan và chủ quan. Nếu nh mặt khách quan là những biểu hiện
bên ngoài của tội phạm thì mặt chủ quan là hoạt động tâm lý bên trong của
ngời phạm tội. Mặt chủ quan của tội phạm bao gồm lỗi, mục đích và động cơ
phạm tội. Lỗi là thái độ tâm lý của một ngời đối với hành vi nguy hiểm cho xã
hội của mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra, đợc biểu hiện dới hình
thức cố ý hoặc vô ý.
Lý trí và ý chí là hai yếu tố cần thiết tạo thành lỗi. Lý trí thể hiện năng
lực nhận thức thực tại khách quan còn ý chí thể hiện năng lực điều khiển hành
vi trên cơ sở nhận thức. Đây là những yếu tố tâm lý cần thiết của mọi hoạt
động có ý thức của con ngời.
Một hành vi bị coi là có lỗi chỉ khi ngời thực hiện hành vi đó nhận
thức đợc và điều khiển đợc hành vi của mình, đồng thời có khả năng xử sự phù
hợp với lợi ích của xã hội, nhng ngời thực hiện hành vi đã lựa chọn, quyết
định và thực hiện xử sự gây thiệt hại cho xã hội, cho công dân.
Về lý trí, ngời phạm tội trộm cắp tài sản của công dân nhận thức rõ
tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình trên cơ sở nhận biết đối

tợng y sẽ chiếm đoạt là tài sản của ngời khác, nhận biết mức độ thực hiện
hành vi, công cụ, phơng tiện phạm tội cũng nh các phơng pháp, thủ đoạn, thời
gian, địa điểm thực hiện tội phạm sẽ gây thiệt hại đến tài sản của ngời khác.
Do đó, lỗi của ngời thực hiện hành vi trộm cắp tài sản của công dân là cố ý
trực tiếp, không thể có trờng hợp cố ý gián tiếp hay vô ý.
Trong tội trộm cắp tài sản của công dân, động cơ và mục đích vụ lợi
luôn là dấu hiệu đặc trng. Động cơ là động lực bên trong thúc đẩy ngời phạm
tội thực hiện hành vi phạm tội. Do khái niệm chiếm đoạt về mặt pháp lý đã
bao hàm mục đích vụ lợi nh trên cho nên các điều luật quy định về các tội
chiếm đoạt khác cũng không nêu dấu hiệu này. Động cơ không phải là dấu
hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm, tuy nhiên, trên thực tế, điều tra làm rõ
động cơ mục đích của hành vi trộm cắp tài sản trong những trờng hợp cụ thể
có thể làm sáng tỏ nhiều vấn đề trong đó có tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm
hình sự của bị can, bị cáo, chẳng hạn nh: Ngời phạm tội thực hiện hành vi
trộm cắp để lấy tiền điều trị cho con bị mắc bệnh hiểm nghèo v.v
Tóm lại, về mặt chủ quan của tội phạm trộm cắp tài sản phải đợc thực
hiện do lỗi cố ý trực tiếp, với động cơ, mục đích vụ lợi thể hiện qua hành vi
chiếm đoạt.
- Chủ thể của tội trộm cắp tài sản của công dân
Chủ thể của tội phạm là con ngời cụ thể thực hiện hành vi nguy hiểm
cho xã hội một cách cố ý hay vô ý, có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt
độ tuổi theo luật hình sự qui định.
Nh vậy, không phải bất kỳ ngời nào cũng có thể trở thành chủ thể của
tội phạm khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đợc quy định trong
BLHS, mà chỉ những ngời có đủ các điều kiện để có lỗi mới trở thành chủ thể
của tội phạm; các điều kiện đó là:
+ Có năng lực trách nhiệm hình sự, nghĩa là có khả năng nhận thức đợc ý
nghĩa xã hội của hành vi do mình thực hiện và năng lực điều khiển đợc hành vi
theo những yêu cầu tất yếu của xã hội. Ngời không có khả năng đó là ngời
không có năng lực trách nhiệm hình sự. Khoản 1 Điều 13 BLHS năm 1999

quy định: "Ngời thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc
bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả
năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự".
+ Về tuổi chịu trách nhiệm hình sự.
Điều 12 BLHS 1999 quy định:
"1. Ngời từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội
phạm.
2. Ngời từ đủ 14 tuổi trở lên, nhng cha đủ 16 tuổi phải chịu trách
nhiệm hình sự về những tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc
biệt nghiêm trọng".
Đây là những dấu hiệu pháp lý bắt buộc về chủ thể của tội phạm. Ngoài
những dấu hiệu cơ bản ấy, một số tội phạm đòi hỏi phải có thêm các dấu hiệu
đặc biệt khác và chỉ khi có những dấu hiệu đặc biệt đó, chủ thể mới có thể
thực hiện đợc hành vi khách quan của những tội này. Lý luận khoa học luật
hình sự gọi đó là chủ thể đặc biệt.
Chủ thể của tội trộm cắp tài sản của công dân là chủ thể bình thờng,
nghĩa là bất kỳ ai đủ hai điều kiện của chủ thể nêu trên khi có hành vi trộm
cắp tài sản đều trở thành chủ thể của tội này.
- Hình phạt
Điều 138 BLHS năm 1999, qui định hình phạt có 5 khung, mức cao nhất
chung thân, khung 5 là hình phạt bổ sung. So sánh với hình phạt tại Điều 132
và 155 của BLHS năm 1985 qui định hình phạt có 3 khung, trong đó mức cao
nhất ở Điều 123 là tử hình, mức cao nhất của Điều 155 chỉ đến 20 năm. Từ sự
so sánh trên, ta thấy khoảng cách mức hình phạt tù tối đa và tối thiểu trong
khung hình phạt của BLHS năm 1999 hẹp hơn (8 năm) so với khoảng cách đó
trong khung hình phạt của BLHS năm 1985 (13 năm), khung hình phạt cao
nhất của BLHS năm 1999 thấp hơn (chung thân) so với khung hình phạt cao
nhất của BLHS năm 1985 (tử hình).
Tóm lại, theo tinh thần của Điều 138 BLHS năm 1999, tội phạm trộm
cắp tài sản đợc qui định rõ ràng hơn về giá trị tài sản (định lợng) so với BLHS

năm 1985. Tuy vậy, để điều tra làm rõ tội phạm trộm cắp tài sản và truy tố ng-
ời phạm tội đòi hỏi phải thận trọng hơn, bởi vì qui định của BLHS năm 1999
chi tiết, bảo đảm yêu cầu cao hơn về cá thể hóa hành vi và cá thể hóa hình
phạt.
1.1.3. Đặc điểm của hành vi phạm tội trộm cắp tài sản tại nơi ở công dân
Chúng ta biết rằng, tội phạm trộm cắp có nhiều loại hành vi khác nhau
vì vậy cần phân loại để hiểu rõ hành vi cụ thể. Việc phân loại tội phạm trộm
cắp ở đây chúng tôi không phân loại theo khách thể bị xâm hại, mà phân theo:
Đối tợng bị chiếm đoạt; thời gian và địa điểm gây án. phơng thức, thủ đoạn.
Thứ nhất, căn cứ vào đối tợng bị chiếm đoạt. Do tội phạm trộm cắp đ-
ợc thực hiện bằng hành vi lén lút, bí mật với động cơ, mục đích là chiếm đoạt
nên những tài sản mà bọn tội phạm chú ý là những tài sản quý hiếm có giá trị,
dễ tiêu thụ nh: xe máy, tivi, đầu video, máy tính, tiền vàng đá quí, ngoại tệ, các
loại quần áo đắt tiền, đồ cổ Vì vậy, có thể phân thành các loại nh trộm cắp
xe máy, ôtô, trộm cắp tiền, vàng, đá quý, trộm cắp đồ dùng khác
Thứ hai, theo địa điểm gây án, có thể chia ra các loại nh: trộm cắp nơi
công cộng (bến tàu, bến xe, chợ ); trộm cắp trên phơng tiện giao thông; trộm
cắp nơi ở của công dân
Thứ ba, theo thời gian có trộm cắp ban đêm, ban ngày.
Thứ t, theo phơng thức thủ đoạn có các loại: móc túi, đột nhập, cậy
khóa, đào tờng, khoét ngạch
Theo cách phân loại nh trên hành vi phạm tội trộm cắp tài sản tại nơi ở
công dân là một loại trong hành vi phạm tội trộm cắp tài sản nói chung, tuy
nhiên loại hành vi này có những nét đặc trng riêng của nó.
- Đặc điểm nhà ở của công dân:
Qui định về nhà ở công dân, Điều 18 Hiến pháp nớc Cộng hòa XHCN
Việt Nam năm 1992 qui định:
"Nhà nớc thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo qui hoạch và pháp
luật, bảo đảm sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả.
Nhà nớc giao đất cho các tổ chức và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài.

Tổ chức và cá nhân có trách nhiệm bảo vệ, bồi bổ, khai thác hợp lý, sử
dụng tiết kiệm đất, đợc chuyển quyền sử dụng đất đợc nhà nớc giao theo qui
định của pháp luật." Điều 62 qui định: "Công dân có quyền xây dựng nhà ở theo
qui hoạch và pháp luật. Quyền lợi của ngời thuê nhà và ngời có nhà cho thuê
đợc bảo hộ theo pháp luật". Đó là những quyền về đất đai và nhà ở của công
dân đã đợc Hiến pháp qui định.
Còn đối với Luật Đất đai tại Điều 52, qui định:
"Đất khu dân c nông thôn là đất đợc xác định chủ yếu để xây dựng nhà
ở và các công trình phục vụ cho sinh hoạt ở nông thôn.
Đất ở của mỗi hộ gia đình nông thôn bao gồm đất để làm nhà ở và các
công trình phục vụ cho đời sống của gia đình".
Tại Điều 55 Luật Đất đai qui định: "Đất đô thị là đất nội thành, nội thị
xã, thị trấn đợc sử dụng để xây dựng nhà ở, trụ sở các cơ quan, tổ chức, các cơ sở
sản xuất, kinh doanh, cơ sở hạ tầng phục vụ lợi ích công cộng, quốc phòng, an
ninh và vào các mục đích khác". Hay tại Điều 57 Luật Đất đai qui định:
"Nhà nớc có qui hoạch sử dụng đất để xây dựng nhà ở tại đô thị; có
chính sách tạo điều kiện để những ngời sống ở đô thị có chỗ ở.
Những nơi có qui hoạch giao đất làm nhà ở, thì ủy ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ơng quyết định việc giao đất theo qui định của
Chính phủ".
Theo qui định của Hiến pháp và Luật Đất đai của nớc Cộng hòa XHCN
Việt Nam thì nơi ở của công dân đợc qui định ở nông thôn khác với thành phố.
ở nông thôn đất ở thờng rộng hơn ở thành phố, thị xã, thị trấn, ở nông thôn
đất ở thờng có vờn tợc để làm các công trình phụ và tăng gia sản xuất, chứa
đựng các sản phẩm nông nghiệp Còn thành phố, thị xã, thị trấn, diện tích đất
ở thờng hẹp hơn và chủ yếu để xây nhà ở, phục vụ sinh hoạt nghỉ ngơi.
Có thể đa ra khái niệm nơi ở của công dân: Là diện tích đất đợc qui
hoạch xây dựng nhà, làm vờn của cá nhân, hộ gia đình do nhà nớc cấp hoặc
mua để xây dựng nhà ở và diện tích vờn đi cùng với nó.
Nh vậy nơi ở bao gồm: đất để làm nhà, đất vờn đi theo nhà, nằm trên

diện tích đất ở, trờng hợp vờn đi cùng đất ở thờng chỉ có ở nông thôn, còn đô
thị thờng chỉ có đất cấp để xây biệt thự thì có vờn đi cùng.
Vờn đi cùng với đất ở phải nằm trên khuôn viên của đất ở chứ không
phải là đất dùng để làm vờn riêng biệt cách xa nhà ở.
Tóm lại, nơi ở của công dân bao gồm, nhà (nhà trên, nhà dới hay nhà
ngang), sân, vờn (đi cùng nhà ở) nh vậy phạm vi nghiên cứu chỉ dừng lại ở
những tài sản bị mất trong phạm vi nhà ở công dân. Còn tài sản bị mất ở ngoài
những nơi kể trên thì luận văn không đề cập chẳng hạn nh: nơi ở đó nằm trong
doanh trại Quân đội, Công an, hay trong các cơ quan xí nghiệp
- Đặc điểm về hành vi phạm tội trộm cắp nơi ở của công dân.
Trớc hết phải thấy rằng đây cũng là hành vi phạm tội trộm cắp tài sản
nói chung, tức là ngời phạm tội cũng phải thực hiện hành vi một cách lén lút,
bí mật với chủ nhà và những ngời xung quanh, lấy đi những tài sản có giá trị
theo quy định của BLHS.
Tuy nhiên, nghiên cứu về loại hình phạm tội này cho thấy một số đặc
điểm riêng nh sau:
+ Những tài sản mà đối tợng phạm tội muốn chiếm đoạt là những tài
sản thuộc sở hữu của chủ nhà, nh tiền bạc do chủ nhà tích cóp đợc, cất giữ
trong nhà, những vật dụng là công cụ sản xuất hoặc vật nuôi nh trâu, bò, lợn,
gà, máy móc phục vụ sản xuất, phơng tiện xe máy, xe đạp để đi lại Những
tài sản này tuy có giá trị bằng tiền không lớn lắm nhng có ý nghĩa thiết thực
đối với đời sống lao động và sinh hoạt của gia đình. Tuy nhiên, cũng có những
trờng hợp khi chủ nhân là chủ cửa hàng vàng bạc, đá quý hoặc chủ nhà hàng,
khách sạn lớn thì khối lợng tài sản cũng có giá trị lớn
+ Đối tợng phạm tội thấy lợi dụng vào những thời điểm thuận lợi nh
vào ban đêm hoặc khi ngời nhà và ngời xung quanh không có nhà hoặc đang
ngủ say để thực hiện hành vi trộm cắp tài sản (đặc trng của loại tội phạm này)
+ Về thủ đoạn của loại tội phạm này cũng có những nét riêng so với
các hành vi trộm cắp khác, đó là dùng thủ đoạn đột nhập, mà thờng gọi là "đột
vòm". Thủ đoạn này cho thấy bọn phạm tội muốn chiếm đoạt tài sản tại nhà

dân nào chúng thờng phải chuẩn bị công phu.
1.2. Nhận thức về điều tra tội phạm trộm cắp tài sản tại nơi ở công dân
1.2.1. Công tác phòng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản tại nơi ở của
công dân
- Phòng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản nơi ở công dân là yêu cầu cấp
thiết khách quan. Trong lý luận tội phạm học cũng nh quan điểm của Đảng,
Nhà nớc ta thể hiện rõ; phòng ngừa tội phạm là phơng hớng chính của cuộc
đấu tranh phòng chống tội phạm. Vận dụng quan điểm đó, trong đấu tranh
phòng chống tội phạm trộm cắp tài sản nơi ở công dân cũng phải luôn chú ý
tới công tác phòng ngừa ngăn chặn vì những lý do sau:
+ Tài sản bị chiếm đoạt tại nơi ở công dân là kết quả lao động của ngời
dân, là nguồn sống, phơng tiện lao động, sinh hoạt do họ lao động mà có đợc
khi bị trộm cắp tài sản đó thì ngời dân bị mất đi nguồn tài sản hợp pháp quý
báu nhất là khi bị trộm cắp thì rất khó tìm lại đợc
+ Thực tế loại tội phạm này xảy ra nhiều, 1.054 vụ chiếm tỷ lệ 58,65%.
+ Thực tế cũng chứng minh khả năng có thể phòng ngừa ngăn chặn các
vụ phạm tội này xảy ra, khi nhà nớc, công dân có ý thức phòng ngừa ngăn chặn.
Vì vậy, chúng ta luôn phải có ý thức và kế hoạch phòng ngừa tội phạm
trộm cắp tài sản tại nơi ở công dân.
- Nội dung công tác phòng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản tại nơi ở
công dân.
Cũng nh trộm cắp tài sản nói chung, công tác phòng ngừa tội phạm
trộm cắp tại nơi ở của công dân cũng cần đợc cơ quan Công an có các biện
pháp phòng ngừa hữu hiệu. Qua nghiên cứu các vụ án trộm cắp tài sản xảy ra
trên địa bàn tỉnh Bắc Giang thì số vụ trộm cắp tài sản tại nơi ở của công dân
chiếm đa số(1.054/1.797=58,65%). Thiệt hại do chúng gây ra cũng lớn hơn.
Thủ đoạn hết sức tinh vi, phần lớn các vụ đối tợng có sự câu kết với nhau
thành băng ổ nhóm để hoạt động, có sự phân công vai trò của từng tên và có
sự chuẩn bị công cụ phơng tiện để gây án nh: xe, kìm điện, kìm cộng lực đèn
khò, bả chó, dây

Đối với loại tội phạm này cần phải:
+ Nghiên cứu nắm vững nguyên nhân, điều kiện tội phạm trộm cắp tài
sản tại nơi ở của công dân. Tìm ra những qui luật hoạt động của tội phạm,
những băng ổ nhóm chuyên hoạt động gây án trên lĩnh vực này.
+ Tiến hành loại trừ, xóa bỏ nguyên nhân, điều kiện, bịt kín sơ hở
không để cho tội phạm lợi dụng gây án.
+ Bảo vệ nơi ở, tài sản của công dân. Giáo dục, phổ biến cho mọi ngời
dân về thủ đoạn, tính manh động của loại tội phạm này để từng ngời dân nêu
cao tinh thần cảnh giác, có ý thức tự bảo vệ tài sản.
- Biện pháp phòng ngừa.
+ Biện pháp phòng ngừa chung của các cơ quan nhà nớc, chính quyền
địa phơng, cần có các biện pháp xóa đói giảm nghèo, tuyên truyền pháp luật,
tạo công ăn việc làm cho mọi ngời dân đến tuổi lao động. Đề ra các qui ớc, h-
ơng ớc của làng xã cũng nh khối phố để góp phần quản lý đối tợng.
+ Biện pháp phòng ngừa nghiệp vụ của cơ quan Công an trớc tiên phải
làm tốt công tác điều tra khám phá, truy tố kẻ phạm tội trớc pháp luật, tạo
lòng tin trong nhân dân. Làm tốt công tác điều tra cơ bản tuyến, địa bàn trọng
điểm và công tác su tra rà soát quản lý đối tợng hình sự nhất là những đối tợng
có biểu hiện hoạt động trộm cắp. Quản lý những ngời làm nghề kinh doanh đồ
điện, xe máy cũ, cầm đồ.
+ Biện pháp phòng ngừa của công dân tại nơi ở nh: xây nhà kiên cố,
xây tờng rào bao quanh nhà, có khóa cổng. Đi ra khỏi nhà phải khóa cửa bằng
khóa chống cắt, cất gửi tài sản.
1.2.2. Điều tra vụ án trộm cắp tài sản xảy ra tại nơi ở của công dân
- ý nghĩa quan trọng của điều tra làm rõ các vụ án đã xảy ra là đòi hỏi
cần thiết và chính đáng vì:
+ Lấy lại tài sản cho công dân
+ Xử lý ngời phạm tội theo pháp luật
+ Phòng ngừa, răn đe
- Những vấn đề cần phải chứng minh vụ án trộm cắp tài sản nơi ở của

công dân, tại Điều 63 BLTTHS năm 2003.
+ Có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và những
tình tiết khác của hành vi phạm tội;
+ Ai là ngời thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay không có lỗi, do cố ý
hay vô ý; có năng lực trách nhiệm hình sự hay không; mục đích, động cơ phạm
tội.
+ Những tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
của bị can, bị cáo và những đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo;
+ Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra.
- Tuy nhiên, hoạt động điều tra các vụ phạm tội trộm cắp tại nơi ở của
công dân cũng có những khó khăn phức tạp nh:
Thứ nhất, đối tợng gây án: đối với các vụ án trộm cắp tài sản trong
thực tế hiện nay đợc xác định là một loại án khó điều tra không riêng tỉnh Bắc
Giang mà là tình trạng chung của cả nớc, số vụ hàng năm xảy ra nhiều, đối t-
ợng hoạt động tinh vi, hành vi lén lút bí mật, tang vật dễ tẩu tán tiêu thụ. Thủ
đoạn hoạt động tinh vi, thờng cấu kết thành những băng ổ nhóm để hoạt động,
khi tiếp cận địa điểm gây án thờng chúng tăm tia trớc xác định đợc mục tiêu
mới lên kế hoạch gây án và phân công nhiệm vụ cho từng tên (trong các vụ có
sự cấu kết thành ổ nhóm). Do có sự chuẩn bị trớc nên trong quá trình đấu
tranh khai thác điều tra viên cũng gặp rất nhiều khó khăn.
Thứ hai, thời gian gây án: vì tội phạm đột nhập vào nơi ở của công dân
nên thời gian gây án thờng là ban đêm, ít có nhân chứng, hiện trờng thờng hay
bị xáo trộn, khó xác định chính xác thời gian mất, hớng đi đến và hớng rút của
đối tợng cũng khó xác định. Chính vì vậy, quá trình điều tra loại án này hiện
nay CQĐT gặp rất nhiều khó khăn.
Thứ ba, địa bàn gây án: tội phạm thờng tập trung vào những nhà giàu,
những gia đình có nhiều sơ hở trong khâu bảo vệ tài sản, song không nhất thiết ở
một địa bàn nào đó nh cũng trộm cắp tài sản công dân địa bàn hoạt động có
thể xác định đợc ngay nh: trộm cắp ở địa bàn bến xe, chợ, nhà ga còn trộm cắp
tài sản tại nơi ở của công dân rất khó xác định đâu là địa bàn trọng điểm tội

phạm có thể sẽ hoạt động nhiều. Chính vì vậy, việc xác định địa bàn để phòng
ngừa, phục kích là rất khó, quá trình điều tra cũng gặp rất nhiều khó khăn.
Nh trên đã phân tích, điều tra loại án này khó khăn là chủ yếu, song
bên cạnh đó cũng có những thuận lợi nhất định nh: Sự xuất hiện của đối tợng
ở hiện trờng sẽ lâu hơn, thời gian gây án cũng lâu hơn (phải cạy, phá cửa,
hòm, tủ ) nên dễ bộc lộ những sơ hở, mặt khác trong quá trình điều tra chính
nạn nhân và gia đình nạn nhân cũng có thể là một lực lợng giúp CQĐT trong
quá trình truy tìm phát hiện tài sản và đối tợng gây án.
1.2.3. Thẩm quyền trách nhiệm hoạt động phòng ngừa, điều tra tội
phạm trộm cắp tài sản tại nơi ở của công dân
Từ qui định của pháp luật và thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm
hình sự nói chung và tội phạm trộm cắp nói riêng, có thể nhận thấy thẩm
quyền trách nhiệm nh sau:
- Về công tác đấu tranh phòng chống tội phạm là sự nghiệp chung của
các cơ quan nhà nớc, tổ chức xã hội và công dân đối với tội phạm trộm cắp tài
sản tại nơi ở của công dân cũng thể hiện quan điểm trên.
Vì, quan điểm của Đảng ta - cách mạng là sự nghiệp của quần chúng -
nên trong sự nghiệp bảo vệ an ninh trật tự không chỉ riêng cơ quan Công an
mà cần phải huy động sức mạnh của các lực lợng, tạo thành thế trận liên hoàn
mới đảm bảo đợc thành công.
- Trong công tác này cơ quan Công an là lực lợng nòng cốt xung kích,
bởi vì đây là lực lợng chính đợc đào tạo nghiệp vụ phòng ngừa, điều tra khám
phá loại tội phạm này.
- Về mặt chuyên môn, Bộ Công an giao cho lực lợng Cảnh sát điều tra
tội phạm về trật tự xã hội thực hiện chuyên trách công tác này nh:
+ Tổ chức phối hợp phòng ngừa và tiến hành các hoạt động phòng ngừa
xã hội, phòng ngừa nghiệp vụ.
+ Tổ chức tiến hành điều tra các vụ án đã xảy ra, chứng minh tội phạm
đề xuất phơng hớng xử lý kẻ phạm tội trớc pháp luật.
Kết luận Chơng 1

Trộm cắp tài sản nói chung và trộm cắp tài sản tại nơi ở của công dân
nói riêng là một trong những tội phạm thuộc nhóm các tội xâm phạm sở hữu
có tính chất chiếm đoạt, có khả năng gây thiệt hại lớn cho sở hữu của công
dân. Thời gian qua, tội phạm này diễn biến rất phức tạp và có xu hớng gia tăng
cả số vụ và số đối tợng. Để nâng cao hiệu quả phát hiện, điều tra, khám phá
tội phạm này cũng nh tìm ra những yếu tố chi phối kết quả điều tra, tác giả
của luận văn đã luận giải những vấn đề lý luận liên quan đến những nội dung
của luận văn.
Từ việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận văn đã làm rõ đợc khái
niệm tội trộm cắp tài sản; đã phân tích các yếu tố cụ thể cấu thành tội trộm
cắp tài sản của công dân đợc quy định trong Điều 138 BLHS năm 1999 và
khái niệm nơi ở của công dân.
Luận văn cũng đã tìm hiểu các quan điểm khác nhau về việc phân chia
các giai đoạn điều tra. Từ đó đã phân tích các luận cứ xác định các giai đoạn
điều tra và đi sâu nghiên cứu giai đoạn điều tra nhằm xác định tội phạm và ng-
ời thực hiện hành vi phạm tội trộm cắp tài sản của công dân, xác định rõ
nhiệm vụ của giai đoạn điều tra này. Trên cơ sở đó, luận văn đã đi sâu phân
tích các tình huống điều tra tiêu biểu và chỉ dẫn cách lập kế hoạch điều tra với
hàng loạt các giả thuyết điều tra cho phù hợp với các tình huống đã nêu.
Đó là những vấn đề có ý nghĩa lý luận góp phần nâng cao hiểu biết và
nâng cao chất lợng công tác điều tra các vụ án trộm cắp tài sản của công dân
trong tình hình hiện nay.

×