Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Mạng kết nối xã hội trực tuyến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.77 KB, 7 trang )

MẠNG KẾT NỐI XÃ HỘI TRỰC TUYẾN
Mạng kết nối xã hội trực tuyến, hay việc sử dụng các dịch vụ trên mạng để kết nối và
giao tiếp với mọi người về các hoạt động hay mối quan tâm chung, có thể là một cách
tuyệt vời để theo đuổi những mối quan tâm, thiết lập và củng cố các mối quan hệ quý
vị bè hiện tại, chơi trò chơi, và chia sẻ các ý tưởng.
Mặc dù việc giao tiếp trực tuyến mang lại rất nhiều lợi ích, nhưng việc xuất bản quá
nhiều thông tin cá nhân trên hồ sơ cá nhân trực tuyến, nhật ký điện tử (blog), hay thậm
chí tán gẫu có thể là chuyện nhiều rủi ro.
Để giảm rủi ro trực tuyến:
• Kiểm soát ai truy cập được thông tin của quý vị
• Suy nghĩ kỹ trước khi cung cấp thông tin cá nhân (ví dụ như tên, tuổi hay địa
chỉ email hay địa chỉ bưu điện của quý vị) hoặc các chi tiết tài chính của quý vị
(đặc biệt là các chi tiết về thẻ tín dụng hoặc tài khoản ngân hàng)
• Thiết lập và kiểm tra thông số cài đặt bảo vệ sự riêng tư và bảo mật trực tuyến
khi quý vị tạo một hồ sơ cá nhân để chắc chắn là quý vị biết được ai có thể truy
cập được thông tin của quý vị
• Biết có thể tìm kiếm sự giúp đỡ ở đâu nếu quý vị gặp vấn đề hay có gì trục trặc.
Sự bất cẩn trong hoạt động trực tuyến có thể dẫn tới hủy hoại uy tín của quý vị từ việc
sử dụng ngoài chủ ý các thông tin cá nhân của quý vị hoặc quý vị trở thành nạn nhân
của gian lận, đánh cắp danh tính , lừa đảo, thư rác và quấy rối (bao gồm bị lén theo đuổi
(cyberstalking) và côn đồ trên mạng (cyberbullying)) và vô tình cài đặt phần mềm độc
hại (malware) vào máy tính của quý vị.
Hủy hoại uy tín
Thông tin hoặc hình ảnh đăng trên hồ sơ trực tuyến, nhật ký điện tử hoặc trang mạng có
thể được sử dụng hoặc tách ra khỏi ngữ cảnh gây hổ thẹn cho quý vị và hủy hoại uy tín
của quý vị. Các trường hợp đã từng xảy ra như chủ lao động sử dụng hồ sơ công khai
để sa thải nhân viên và bên nguyên sử dụng các thông tin trên hồ sơ để thắng kiện tại
tòa án.
Quý vị có thể giảm thiểu rủi ro bằng cách thực hiện một vài bước đơn giản sau:
• Sử dụng các công cụ bảo mật và riêng tư hiện có trên tất cả các trang mạng kết
nối xã hội có uy tín để cài đặt hồ sơ của quý vị ở chế độ “riêng tư”.


• Không đưa bất kỳ điều gì mà quý vị không muốn cả thế giới biết về quý vị, lên
hồ sơ.
• Theo dõi các thông tin của quý vị và tìm cách xóa đi các thông tin cá nhân và
hình ảnh mà quý vị không hài lòng.
• Hãy ghi nhớ rằng bất kỳ thông tin nào về quý vị có ở trên mạng trực tuyến đều
có khả năng ở đó vĩnh viễn. Quý vị có thể kiểm tra những thông tin nào của quý
vị được công khai trực tuyến bằng cách nhập tên quý vị trên một công cụ tìm
kiếm.
Gian Lận và Đánh Cắp Danh Tính Trên Mạng
Quý vị cung cấp càng nhiều thông tin lên mạng trực tuyến, bao gồm hồ sơ trên mạng
kết nối xã hội, ảnh, bài đăng và các cuộc tán gẫu (chat) trực tiếp thì càng dễ dàng cho
các tên tội phạm sử dụng các chi tiết của quý vị để đánh cắp tiền bạc hoặc danh tính
của quý vị.
Hạn chế các thông tin cá nhân (ví dụ như ngày sinh nhật, họ tên hoặc họ) mà quý vị
chia sẻ trực tuyến và trước khi xuất bản bất kỳ thông tin cá nhân nào, hãy chắc chắn là
quý vị:
• Kiểm soát ai có thể xem được các thông tin đó.
• Sử dụng các trang mạng có uy tín.
Hãy luôn luôn ghi nhớ rằng các mối liên hệ và kết nối trực tuyến có thể không phải là
những gì họ nói.
Lừa Đảo
Bất kỳ ai đều có thể trở thành nạn nhân của những tên tội phạm đóng giả là ai đó để ăn
cắp tiền. Sở dĩ nạn lừa đảo hoạt động được là do chúng mời chào những thứ mà mọi
người muốn (như một kỳ nghỉ, cách kiếm tiền dễ dàng hay một cuộc hẹn hò) mà không
mất mấy nỗ lực để có được hoặc chúng làm mọi người sợ và tin là họ sẽ mất tiền nếu
không trả lời.
Các yêu cầu thông tin tài chính và cá nhân cũng như mời chào hàng hóa hay giải
thưởng có thể đến từ những người lạ hay thậm chí giống như các yêu cầu từ ‘bạn bè’.
Khi sử dụng các trang mạng kết nối xã hội trực tuyến, không trả lời các yêu cầu cung
cấp thông tin cá nhân hoặc tài chính không mong đợi. Hãy thông báo cho thể chế tài

chính của quý vị hoặc khai báo các yêu cầu này cho SCAMwatch.
Quý vị có thể biết thêm về các vụ lừa đảo phổ biến và khai báo các vụ lừa đảo tại trang
mạng www.scamwatch.gov.au hoặc gọi tới số 1300 302 502.
Thư Rác
Spam là “thư rác” điện tử – những thông điệp, sản phẩm và dịch vụ quảng cáo không
mong muốn, được gửi tới địa chỉ thư điện tử hay điện thoại di động của quý vị.
Một số thư rác quảng bá một sản phẩm nào đó hay mời quý vị ghé thăm một trang
mạng. Các thư rác khác thì lại cố lừa quý vị đầu tư vào các kế hoạch gian lận hay khiến
quý vị tiết lộ các chi tiết về thẻ tín dụng hoặc tài khoản ngân hàng của quý vị.
Một thư điện tử là thư rác nếu:
• Nó không được yêu cầu hay gửi tới mà không có sự đồng ý của quý vị.
• Nó không chứa thông tin chính xác về người gửi thư.
• Nó không đưa ra cách hủy đăng ký để không nhận thêm tin nhắn hoặc không
thực hiện một yêu cầu hủy đăng ký trong vòng năm ngày làm việc.
Để tránh thư rác:
• Kiểm tra xem nhà cung cấp dịch vụ internet của quý vị có dịch vụ lọc thư rác
không.
• Sử dụng phần mềm lọc thư rác.
• Biết được địa chỉ thư điện tử của quý vị sẽ được sử dụng như thế nào trước khi
cung cấp đại chỉ thư điện tử trực tuyến
• Kiểm tra các điều kiện và điền khoản của bất kỳ thứ gì quý vị đăng ký. Liệu có
phải quý vị có đang đồng ý nhận thư điện tử thương mại?
• Không trả lời nếu thư điện tử đó có vẻ không rõ ràng. Đừng bao giờ nhấp vào
đường liên kết trong thư rác hay mua các sản phẩm hay dịch vụ được quảng cáo
trên thư rác vì rất nhiều trong số đó là lừa đảo.
• Nếu quý vị không chắc liệu người gửi thư có là thực hay không, hãy liên lạc với
SCAMwatch .
• Nếu quý vị không biết người gửi thư và không muốn nhận thêm thư điện tử,
hãy sử dụng tiện ích hủy đăng ký.
• Nếu quý vị nhận một thư điện tử thương mại tới điện thoại di động, hãy gửi trả

lời với nội dung “STOP” (“CHẤM DỨT”).
Để biết thêm thông tin liên quan tới thư rác, bao gồm các câu hỏi thường gặp hoặc khai
báo hay khiếu nại về thư rác, hãy ghé thăm trang mạng www.spam.acma.gov.au .
Quấy Rối
Khi thông tin cá nhân trực tuyến của quý vị được công khai, mọi người có thể sử dụng
nó để tìm cách quấy rối hoặc đe dọa quý vị. Những người đó có thể là người mà quý vị
biết hoặc có thể ẩn danh.
Biện pháp bảo vệ quý vị tốt nhất khỏi nạn quấy rối trực tuyến là kiểm soát việc ai có
thể truy cập được các thông tin trực tuyến của quý vị và không xuất bản quá nhiều
thông tin lên hồ sơ trên mạng kết nối xã hội của quý vị.
Luôn luôn giữ địa chỉ và địa điểm thực của quý vị ở chế độ riêng tư. Hãy suy nghĩ kỹ
khi đăng tên, ảnh có biển số xe hơi, tên phố và các địa điểm quý vị hay lui tới mà có thể
sử dụng làm cơ sở để tìm ra quý vị.
Phần Mềm Độc Hại (Malware)

Malware, hay phần mềm độc hại, là một dạng chương trình máy tính tự cài đặt vào máy
tính của quý vị mà quý vị không biết. Chương trình này được thiết kế để thu thập thông
tin nhạy cảm được lưu trên máy tính của quý vị như mật khẩu ngân hàng trực tuyến hay
các chi tiết về thẻ tín dụng. Sau đó chương trình này sẽ sử dụng kết nối internet của quý
vị để gửi các thông tin này tới những tên tội phạm sử dụng các thông tin đó để đánh cắp
tài khoản ngân hàng của quý vị hoặc thực hiện hành vi gian lận.
Malware thường được cài bằng việc tải xuống các tệp tin từ những nguồn không an
toàn hay nhấp vào đường liên kết trang mạng trong thư điện tử hay thư mời ngẫu nhiên
dẫn tới các trang mạng có chứa virút máy tính hay nội dung độc hại. Nguy cơ tải
malware xuống máy tính mà quý vị đang sử dụng, tăng cao nếu quý vị cung cấp các chi
tiết trên một môi trường trực tuyến không an toàn (ví dụ như máy tính công cộng hay
kết nối mạng không dây không an toàn).
Để giảm thiểu nguy cơ tải xuống malware, hãy chắc chắn là quý vị:
• Kiểm tra thông số cài đặt bảo vệ sự riêng tư trên mạng kết nối xã hội trực tuyến
của quý vị. Một hồ sơ cá nhân mở đồng nghĩa với việc người lạ có thể đăng tệp

tin lên hồ sơ của quý vị hoặc những liên kết tới nội dung độc hại
• Không mở tệp đính kèm hay nhấp vào đường liên kết trong thư điện tử trừ phi
quý vị biết chúng đến từ nguồn đáng tin cậy. Nếu quý vị không chắc chắn,
không được mở thư điện tử đó cho đến khi quý vị đã kiểm tra nguồn đó
• Cẩn trọng khi cho phép các ứng dụng mới trên mạng kết nối xã hội.
• Không nhấp vào các đường liên kết trên cửa sổ tự mở (pop-up) hay tới các trang
mạng mà quý vị không chắc là đáng tin cậy. Các đường liên kết này có thể
chuyển hướng quý vị tới một trang mạng tự động tải lên malware
• Kiểm tra xem máy tính của quý vị có được bảo vệ bởi một phần mềm chống
virus và tường lửa ở chế độ hoạt động không, vì có thể phần mềm đó không có
sẵn khi quý vị mua máy tính
• Nói chuyênn với nhà cung cấp dịch vụ internet về những gì đang được làm hay
có thể được làm để đảm bảo an toàn cho kết nối internet của quý vị
• Hãy cân nhắc việc sử dụng một tài khoản thư điện tử riêng, dành cho các thư
điện tử kém quan trong hơn, như các thư điện tử tiếp thị hay thông tin mà quý
vị có thể đã đăng ký nhận. Cách này sẽ giúp bảo đảm tính lành mạnh của tài
khoản thư điện tử chính của quý vị.
Canh chừng trẻ khi trẻ lên mạng
Những người sử dụng internet chịu trách nhiệm đối với thông tin mà họ tiết lộ trực
tuyến. Hầu hết thông tin được xuất bản trực tuyến là công khai cho tất cả mọi người
xem được và khó có thể xóa đi được. Các thông tin đó cũng có thể được sử dụng cho
những mục đích ngoài chủ ý.
Nếu quý vị đang giám sát trẻ sử dụng internet, quý vị có thể giúp trẻ được an toàn trực
tuyến bằng cách nhắc trẻ thực hiện các bước đơn giản sau:
• Không bao giờ chia sẻ mật khẩu, cho dù có tin tưởng bạn bè đến đâu đi nữa.
• Sử dụng các mật khẩu mạnh với sự kết hợp của các ký tự chữ và số, không nên
chọn cái gì đó dễ đoán ra được, như tên vật nuôi hay ca sĩ yêu thích.
• Không xuất bản các chi tiết cá nhân hay các chi tiết của bạn bè như tên, tuổi,
thông tin về trường học, địa chỉ thư điện tử hay số điện thoại trên các trang
mạng kết nối xã hội (kể cả hồ sơ).

• Không xuất bản các hình ảnh không phù hợp của chúng hay của bất kỳ ai khác
và phải xin phép trước khi viết về những người khác hay xuất bản hình ảnh của
chúng.
• Không trả lời những thư điện tử có nội dung xấu (nhưng giữ một bản sao của
các thư này phòng khi cần tới nếu nảy sinh vấn đề).
• Chặn những người gửi thư có nội dung không phù hợp hay gây khó chịu hoặc
xóa người đó khỏi danh sách nếu họ nằm trong danh sách liên lạc chúng.
• Không đưa số điện thoại di động của chúng cho ai mà chúng không biết hay
không tin cậy.
• Lưu lại tất cả các thư có nội dung xấu trên tài khoản thư điện tử hay điện thoại
di động của chúng để làm bằng chứng và để cho người lớn xem.
Liên hệ công ty viễn thông để chặn những số điện thoại có vấn đề trên dịch vụ điện
thoại di động của quý vị.
Để được giúp đỡ và tư vấn về an toàn trực tuyến cho trẻ, xin liên hệ Trung Tâm Liên
Hệ An Toàn Trên Mạng (Cybersafety Contact Centre) theo số 1800 880176 hoặc
Đường Dây Trẻ Em (Kids Line) theo số 1800 551800.
Để biết thêm thông tin chi tiết về việc giúp đỡ trẻ an toàn trực tuyến, xin ghé thăm
trang mạng của Cơ Quan Thông Tin và Truyền Thông Úc (ACMA) tại địa chỉ
www.acma.gov.au và trang mạng An Toàn Trên Mạng tại www.cybers mart .gov.au .
Tới đâu để được giúp đỡ
Hầu hết các trang mạng kết nối xã hội có thông tin và công cụ hướng dẫn cách khai báo
vấn đề và giúp người sử dụng kiểm soát ai có thể truy cập được các thông tin của họ.
Kiểm tra những thông tin và công cụ đó khi quý vị đăng ký và đảm bảo là quý vị cập
nhật các thông số cài đặt bảo vệ sự riêng tư và bảo mật.
Khai báo bất kỳ hoạt động phạm tội nào cho cảnh sát tại tiểu bang hay lãnh thổ của quý
vị.
ACCC www.accc.gov.au
Để được tư vấn về lừa đảo và
hướng dẫn cách khai báo các
các trường hợp lừa đảo, xin

liên hệ Ủy Hội Cạnh Tranh
và Bảo Vệ Người Tiêu Thụ
Úc (Australian Competition
and Consumer Commission -
ACCC) hoặc gọi tới
SCAMwatch theo số 1300
302 502.
ACMA www.acma.gov.au
Bên cạnh thông tin hướng
dẫn cách giúp trẻ an toàn trực
tuyến, Cơ Quan Thông Tin và
Truyền Thông Úc (Australian
Communications and Media
Authority - ACMA) còn có
đường dây nóng trên mạng để

×