Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Thực trạng quản lý thu bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2008 - 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (286.29 KB, 36 trang )

Chuyên đề quản lý thu GVHD:Phạm Đỗ Dũng
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU.....................................................................................................................................2
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI....................................................4
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU Ở BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH TUYÊN QUANG...................................13
2.2. Tình hình thực hiện quản lý thu bảo hiểm xã hội..........................................16
2.2.1.Công tác quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội..................................................................16
2.2.2. Quản lý tiền lương làm căn cứ đóng và mức đóng Bảo hiểm xã hội............................................20
2.2.3. Phương thức đóng và mức đóng BHXH:.......................................................................................22
2.2.4. Kết quả thực hiện công tác thu BHXH bắt buộc tại đơn vị:..........................................................23
2.3. Một số đánh giá về công tác quản lý thu Bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh
Tuyên Quang........................................................................................................23
2.3.1. Kết quả đạt được..........................................................................................................................23
2.3.2. Những hạn chế còn tồn tại...........................................................................................................24
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế.................................................................................................25
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THU BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BẢO
HIỂM XÃ HỘI TỈNH TUYÊN QUANG.................................................................................................................27
3.1. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý đối tượng tham gia Bảo
hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.........................................................27
3.1.1. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền chính sách Bảo hiểm xã hội...................................27
3.1.2. Hoàn thiện cơ cấu bộ máy và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ................................................29
3.1.3. Tăng cường rà soát việc thực hiện nghĩa vụ tham gia Bảo hiểm xã hội của người lao động và
người sử dụng lao động..........................................................................................................................31
3.2. Một số khuyến nghị lên các cơ quan chức năng nhằm hoàn thiện công tác
quản lý đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh............................33
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1
SVTH: Lương Thu Hường Lớp: LCĐ4.BH2
Chuyên đề quản lý thu GVHD:Phạm Đỗ Dũng
- Bảo hiểm xã hội: BHXH
- Bảo hiểm xã hội bắt buộc: BHXHBB


- Bảo hiểm y tế: BHYT
- Doanh nghiệp nhà nước: DNNN
- Doanh nghiệp ngoài quốc doanh: DN ngoài QD
- Doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài: DN vốn ĐTNN
- Hành chính sự nghiệp: HCSN
- Người sử dụng lao động: NSDLĐ
- Người lao động: NLĐ
- Tiền lương- Tiền công: TL- TC
- Quỹ lương: QL
DANH MỤC BẢNG BIỂU
TÊN BẢNG TRANG
2
SVTH: Lương Thu Hường Lớp: LCĐ4.BH2
Chuyên đề quản lý thu GVHD:Phạm Đỗ Dũng
Bảng 2.1: Số đơn vị sử dụng lao động tham gia BHXHBB trên địa
bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2008 – 2010
16
Bảng 2.2: Số lao động tham gia BHXHBB trên địa bàn tỉnh Tuyên
Quang giai đoạn 2008 – 2011
18
Bảng 2.3. Mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXHBB trên địa bàn
tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2008 – 2010
19
Bảng 2.4: Mức đóng BHXH hàng tháng của NLĐ và NSDLĐ ở tỉnh
Tuyên Quang giai đoạn 2008- 2010.
22
Sơ đồ2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của BHXH tỉnh Tuyên Quang 15
LỜI NÓI ĐẦU
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa có sự quản lý của nhà nước, thì BHXH ngày một phát triển và trưởng thành

3
SVTH: Lương Thu Hường Lớp: LCĐ4.BH2
Chuyên đề quản lý thu GVHD:Phạm Đỗ Dũng
nhanh chóng. BHXH là một trong những bộ phận cấu thành và đóng vai trò quan
trọng trong các chính sách xã hội. Nó là một bộ phận không thể thiếu và có tính ổn
định trong hệ thống an sinh xã hội. Mục tiêu của BHXH là nhằm thỏa mãn những
nhu cầu thiết yếu của người lao động và gia đình họ trong trường hợp bị giảm hoặc
mất thu nhập.
Nhưng trong thực tế, tại nước ta việc thu BHXH từ số lượng lao động tham
gia vào BHXH còn rất hạn chế. Nên em đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Thực
trạng quản lý thu bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội tỉnh Tuyên Quang giai
đoạn 2008 - 2011” Bài báo cáo này được thực hiện với mục đích nêu lên sự cần
thiết của công tác quản lý thu BHXH tại tỉnh Tuyên Quang, những kết quả đạt
được và những tồn tại cần giải quyết để từ đó có nhưng giải pháp nhằm thực hiện
tốt công tác quản lý thu BHXH và công tác triển khai mở rộng đối tượng tham gia
tại tỉnh Tuyên Quang. Kết cấu bài báo cáo ngoài lời nói đầu và kết luận gồm 3
Chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về quản lý thu bảo hiểm xã hội.
Chương 2: Thực trạng quản lý thu bảo hiểm xã hội tỉnh Tuyên Quang.
Chương 3: Giải pháp và khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác thu bảo hiểm
xã hội tỉnh tuyên quang.
Trong quá trình hoàn thành báo cáo, do thời gian và nhận thức còn nhiều hạn
chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự chỉ bảo thêm
của các thầy cô giáo. Qua đây em xin gửi lời cảm ơn tới giảng viên Th.S Phạm Đỗ
Dũng đã giúp em hoàn thành bài báo cáo này./.
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ THU BẢO
HIỂM XÃ HỘI.
1.1. Một số khái niệm.
1.1.1. Khái niệm bảo hiểm xã hội.
4

SVTH: Lương Thu Hường Lớp: LCĐ4.BH2
Chuyên đề quản lý thu GVHD:Phạm Đỗ Dũng
Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm sự thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập
cho người lao động khi họ bị mất hoặc giảm khoản thu nhập từ nghề nghiệp do bị
mất hoặc giảm khả năng lao động hoặc mất việc làm, thông qua việc hình thành sử
dụng một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH, nhằm góp
phần bảo đảm an toàn đời sống của người lao động và gia đình họ, đồng thời góp
phần bảo đảm an toàn xã hội.
1.1.2. Khái niệm thu bảo hiểm xã hội.
Thu bảo hiểm xã hội là việc Nhà nước dùng quyền lực của mình bắt buộc
các đối tượng tham gia phải đóng BHXH theo mức phí quy định. Trên cơ sở đó
hình thành, tạo lập một quỹ tiền tệ tập trung nhằm mục đích bảo đảm cho việc chi
trả các chế độ bảo hiểm xã hội và hoạt động của tổ chức sự nghiệp bảo hiểm xã
hội.
1.1.3. Khái niệm quản lý thu bảo hiểm xã hội.
Quản lý thu BHXH là hoạt động có tổ chức dựa trên cơ sở hệ thống pháp
luật của nhà nước sử dụng biện pháp hành chính tổ chức kinh tế quản lý hoạt động
thu nộp BHXH, xác định việc thực hiện nghĩa vụ của NLĐ tham gia BHXH và
đồng thời việc xác nhận đó là căn cứ để thực hiện chính sách, chế độ BHXH, đảm
bảo quyền lợi đối với đối tượng tham gia BHXH đúng, đủ, kịp thời đáp ứng mọi
yêu cầu, quy định của pháp luật.
1.2. Vai trò quản lý thu bảo hiểm xã hội.
1.2.1. Nắm chắc được nguồn thu BHXH
Nguồn thu của quỹ BHXH bao gồm: nguồn đóng BHXH của người tham gia
và chủ sử dụng lao động, tiền sinh lời từ hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ, nguồn
hỗ trợ của Nhà nước, các nguồn khác như: viện trợ, quà biếu, quà tặng… của các
tổ chức trong và ngoài nước.
Để nắm chắc được các nguồn thu trên phải tăng cường công tác quản lý chặt
chẽ các nguồn thu. Đối với từng nguồn khác nhau phải có phương pháp quản lý
thích hợp.

1.2.2. Tăng thu, bảo đảm cân đối quỹ BHXH
5
SVTH: Lương Thu Hường Lớp: LCĐ4.BH2
Chuyên đề quản lý thu GVHD:Phạm Đỗ Dũng
Thu BHXH có vai trò rất lớn trong việc cân đối quỹ. Hơn thế nữa thu BHXH
quyết định đến sự tồn tại và phát triển của hệ thống BHXH. Để tăng thu có một số
biện pháp chính sau:
+ Tăng số người tham gia đóng BHXH. Đây là biện pháp có tính chất quyết
định. Trong điều kiện kinh tế nước ta chưa phát triển, chúng ta chưa thể tăng nhanh
mức đóng BHXH, mà phải tăng từ từ. Từ thực tế đó việc tăng số người tham gia
đóng BHXH có ý nghĩa thực tế và có tính quyết định trong việc cân đối quỹ
BHXH.
+ Thu đúng đối tượng, thu đủ số lượng và đảm bảo đúng thời gian quy định.
Nội dung này chỉ có thể đạt được trên cơ sở tăng cường các biện pháp quản
lý hành chính, tổ chức thu khoa học kết hợp với các biện pháp kinh tế.
Thu đúng đối tượng là phải căn cứ vào những quy định về đối tượng tham
gia BHXH trong văn bản pháp luật về BHXH.
Thu đủ số lượng và đúng hạn quy định cũng phụ thuộc vào công tác quản lý
thu BHXH. Trên thực tế có rất nhiều đơn vị nộp BHXH không đủ theo số lượng
quy định. Tình trạng trốn đóng BHXH hiện còn xảy ra ở rất nhiều đơn vị. Vì vậy
phải bằng phương pháp quản lý thu khoa học, kết hợp với các biện pháp hành
chính, kinh tế cứng rắn đối với các hành vi vi phạm pháp luật về đóng BHXH. Có
như vậy công tác quản lý thu mới đem lại hiệu quả.
1.2.3. Bảo đảm quyền lợi người tham gia BHXH:
Thứ nhất, bảo vệ quyền lợi của người tham gia BHXH. Đây là quyền lợi
chính đáng và hợp pháp của người lao động. Nhưng nếu người tham gia không
thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng góp BHXH thì trước hết bản thân người tham gia
không đủ điều kiện quy định của pháp luật để hưởng các quyền lợi theo quy định,
mặt khác không có nguồn thu để bảo đảm chi trả các chế độ cho người tham gia
khi các sự kiện bảo hiểm xảy ra, bởi lẽ chính sách BHXH trong cơ chế thị trường

được xây dựng trên nguyên tắc “có đóng có hưởng”. Nếu tăng cường công tác
6
SVTH: Lương Thu Hường Lớp: LCĐ4.BH2
Chuyên đề quản lý thu GVHD:Phạm Đỗ Dũng
quản lý thu, phát hiện các trường hợp trốn đóng, đóng thiếu và có biện pháp xử lý
đúng đắn là cơ sở tiền đề để đảm bảo quyền lợi người tham gia.
Thứ hai, khi quỹ BHXH được cân đối, điều đó có nghĩa là quỹ luôn luôn có
đủ nguồn lực để chi trả các chế độ cho người tham gia. Khi người tham gia BHXH
gặp rủi ro theo quy định của pháp luật thì bản thân và gia đình họ được tổ chức bảo
hiểm xã hội chi trả trợ cấp đầy đủ, kịp thời.
1.2.4. Tham gia vào thị trường tài chính, đầu tư phát triển
Ở tầm vĩ mô, vai trò quản lý thu còn được thể hiện, khi số thu lớn hơn số
chi, quỹ BHXH được chính phủ cho phép thực hiện các biện pháp đầu tư tăng
trưởng, cung ứng lượng tiền tạm thời nhàn rỗi trên thị trường tài chính, để đầu tư
và phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội.
1.3. Một số nhân tố ảnh hưởng đến công tác thu BHXH
1.3.1. Sự phát triển kinh tế xã hội.
Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội đời sống của con gn]ời được cả
thiện. Những lao động ở ngoài khu vực nhà nước có điều kiện tiếp xúc với những
chính sách BHXH hiểu được quyền và nghĩa vụ tham gia của mình dẫn đến việc
gia bảo hiểm sẽ đông hơn, nguồn thu sẽ lớn hơn. Ngoài ra kinh tế phát triển cũng là
cho mức lương của lao động cao hơn mức đóng bảo hiểm sẽ cao hơn.
1.3.2. Sự ảnh hưởng của các chính sách pháp luật:
- Chính sách tiền lương: giữa chính sách tiền lương và chính sách BHXH nói
chung và công tác thu BHXH nói riêng có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau.
Chính sách tiền lương là tiền đề và cơ sở cho việc thực hiện chính sách
BHXH, bởi vì cơ sở để tính toán mức đóng và hưởng BHXH của chúng ta hiện nay
là phụ thuộc vào tiền lương tối thiểu do Nhà nước quy định. Như vậy khi Nhà nước
nâng lương tối thiểu, điều đó đồng nghĩa với việc tăng mức đóng BHXH và đương
nhiên số thu BHXH cũng tăng lên.

- Thêm vào đó đối với các lao động đóng BHXH theo thang bảng lương Nhà
nước quy định, mức đóng còn phụ thuộc vào hệ số lương, vì thế khi Nhà nước điều
chỉnh lại thang bảng lương thì mức đóng BHXH cũng tăng lên. Nguồn lực lao
7
SVTH: Lương Thu Hường Lớp: LCĐ4.BH2
Chuyên đề quản lý thu GVHD:Phạm Đỗ Dũng
động Người lao động là đối tượng tham gia BHXH, đang trong độ tuổi lao động,
trực tiếp tạo ra của cải cho xã hội.
- Chính sách về BHXH: việc quy định tăng mức đóng làm cho mức đóng
tăng lên cơ quan bảo hiểm xã hội phải điều chỉnh mức đóng hiện tại của người lao
động.
- Các chính sách pháp luật khác.
1.3.3. Nhận thức của người tham gia
Nhận thức của người tham gia tốt là nhân tố thiết yếu để công tác quản lý
đối tượng tham gia BHXH đạt kết quả cao. Chính sách ra đời chỉ là sự hướng dẫn
chung nhất, nhưng để chính sách đi vào thực tế, nhất định phải có sự chấp hành tốt
chính sách đó. Ý thức tham gia BHXH của các đối tượng thuộc diện tham gia, bao
gồm người lao động và chủ SDLĐ từ lâu đã trở thành mối quan tâm hàng đầu
trong công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH.
Các chủ SDLĐ thường vì lợi nhuận mà không muốn tham gia BHXH cho
người lao động của mình. Phần lớn họ đều mới chỉ nhận thấy lợi ích trước mắt mà
chưa nghĩ đến hậu quả lâu dài khi rủi ro không may xảy đến với người lao động
của họ. Còn với người lao động, do hiểu biết kém, thu nhập không cho phép, hoặc
lo sợ bị mất việc làm khiến họ không dám lên tiếng đòi quyền lợi. Khi ý thức của
các đối tượng tham gia thấp, tức là không có sự hợp tác từ phía các đối tượng tham
gia, chắc chắn công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH sẽ gặp nhiều khó khăn.
Ở những nước dân trí phát triển, công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH gặp ít
trở ngại hơn bởi người dân rất tự giác chấp hành tốt chính sách.
1.3.4. Công tác thông tin tuyên truyền về chế độ, chính sách Bảo hiểm xã hội
Thông tin tuyền truyền là nội dung quan trọng trong bất cứ lĩnh vực hoạt

động nào. Với BHXH, là chính sách tác động đến một lượng người tham gia rộng
khắp, công tác thông tin tuyên truyền chính là nhân tố tác động trực tiếp đến hiệu
quả của công tác quản lý đối tượng tham gia. Cụ thể, công tác thông tin tuyên
truyền giúp cho đối tượng tham gia hiểu rõ về chế độ, chính sách BHXH theo quy
định của luật pháp, làm thay đổi thái độ đối với công tác BHXH theo hướng tích
8
SVTH: Lương Thu Hường Lớp: LCĐ4.BH2
Chuyên đề quản lý thu GVHD:Phạm Đỗ Dũng
cực, phù hợp với pháp luật. Ngoài ra, tuyên truyền BHXH còn có tác dụng cổ vũ
động viên người lao động cùng các đơn vị SDLĐ tự giác, tích cực thực hiện đúng
quyền lợi và nghĩa vụ khi tham gia BHXH theo đúng quy định của pháp luật, đấu
tranh loại bỏ những hành vi gian lận, trái pháp luật nhằm mục đích trục lợi Bảo
hiểm. Ý thức tham gia của các đối tượng kém xuất phát từ sự ít hiểu biết về lợi ích
của chính sách BHXH. Bởi vậy, tuyên truyền giúp cho các đối tượng hiểu được lợi
ích từ chính sách này sẽ khuyến khích các đối tượng tham gia nhiều hơn, chấp
hành đúng các thủ tục hơn trong quy trình tham gia, giúp việc quản lý đối tượng
tham gia được thực hiện tốt hơn.
1.3.5. Công tác tổ chức thực hiện Bảo hiểm xã hội
Do quản lý đối tượng tham gia BHXH là phải quản lý một lượng lớn giấy tờ
sổ sách, có sự tham gia của nhiều phòng ban nên cơ cấu tổ chức có sự phân công,
phân cấp hợp lý, hoạt động nhịp nhàng thống nhất sẽ tác động trực tiếp đến quá
trình quản lý đối tượng tham gia BHXH. Thông thường, việc quản lý đối tượng
tham gia ở cấp huyện thường do bộ phận Tiếp nhận quản lý hồ sơ, bộ phận thu và
bộ phận cấp sổ thẻ đảm nhiệm.
Quá trình quản lý đối tượng tham gia, nhất là ở những khu vực đông dân cư,
nhiều người tham gia, đòi hỏi các cán bộ phải giải quyết một khối lượng công việc
rất lớn với nhiều loại hồ sơ, giấy tờ, sổ sách. BHXH lại là ngành phải thường
xuyên tiếp xúc cơ sở, đòi hỏi trình độ chuyên môn cao để có thể giải thích, hướng
dẫn chính sách cho các đối tượng trong quá trình tham gia. Do vậy, trình độ
chuyên môn nghiệp vụ cũng như lòng nhiệt huyết với nghề của các cán bộ là hết

sức cần thiết, cần được trau dồi nâng cao thường xuyên. Thưởng phạt nghiêm
minh cũng là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy các cán bộ bảo hiểm
thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý đối tượng tham gia của mình, nhất là với một lĩnh
vực còn mang nặng tính hành chính như BHXH.
1.3.6. Nhân khẩu học
9
SVTH: Lương Thu Hường Lớp: LCĐ4.BH2
Chuyên đề quản lý thu GVHD:Phạm Đỗ Dũng
- Tuổi thọ bình quân giúp các nhà hoạch định xác định được mức đóng
và thời gian đóng phù hợp để đảm bảo chi trả cho thời gian hưởng.
- Cơ cấu dân số giúp nhà quản lý có thể xác định được số lao động
trong độ tuổi tham gia để xác định số người tham gia hiện tại đã đầy đủ hay chưa.
1.3.7. Trình độ đội ngũ cán bộ bảo hiểm xã hội.
Các cán bộ bảo hiểm xã hội cần phải có những hiểu biết về các chính sách
bảo hiểm xã hội để thu đúng thu đủ. Cần cập nhập các chính sách bảo hiểm xã hội,
và các chính sách liên quan để kịp thời điều chỉnh mức đóng cho người lao động.
1.4. Nội dung quản lý thu.
1.4.1. Quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội.
* Người lao động tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc là công dân Việt Nam
bao gồm:
- Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công
chức, viên chức.
- Người làm việc theo hợp đồng có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên và hợp
đồng lao động không xác định thời hạn theo quy định của pháp luật về lao động.
- Người lao động, xã viên, kể cả cán bộ quản lý làm việc và hưởng tiền công
theo HĐLĐ từ đủ 3 tháng trở lên trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập,
hoạt động theo luật hợp tác xã.
- Công nhân quốc phòng, công nhân công an làm việc trong các doanh
nghiệp thuộc lực lượng vũ trang.
- Người lao động theo quy định nói trên được cử đi học, thực tập, công tác

trong và ngoài nước mà vẫn hưởng tiền lương hoặc tiền công ở trong nước.
- Người lao động đã tham gia BHXHBB mà chưa nhận BHXH một lần trước
khi đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về người lao
động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cụ thể.
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan
nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm
công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân.
- Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân
dân phục vụ có thời hạn.
10
SVTH: Lương Thu Hường Lớp: LCĐ4.BH2
Chuyên đề quản lý thu GVHD:Phạm Đỗ Dũng
* Người sử dụng lao động tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm: cơ
quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ
chức chính trị xã hội- nghề nghiệp, tổ chức xã hội- nghề nghiệp, tổ chức xã hội
khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt
Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và
cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động.
1.4.2. Quản lý tiền lương - tiền công làm căn cứ đóng BHXH.
Đối tượng tham gia BHXH rất đa dạng, phong phú với nhiều ngành nghề và
mức thu nhập khác nhau. Để quản lý tiền lương - tiền công làm căn cứ đóng
BHXH thì trước tiên BHXH phải đưa ra được tiêu thức để quản lý và tiêu thức đó
là:
- Đối với lao động làm việc do Nhà Nước quy định tiền lương thì tiền lương
tiền công làm căn cứ đóng BHXH là mức tiền lương, tiền công theo ngạch, bậc của
thang bảng lương theo quy định của Nhà Nước.
- Đối với lao động làm việc do người sử dụng lao động quy định tiền lương
thì mức tiền lương - tiền công làm căn cứ đóng BHXH là mức tiền lương, tiền công
ghi trong hợp đồng lao động.
- Đối với người sử dụng lao động thì tiền lương - tiền công làm căn cứ đóng

BHXH là tổng quỹ tiền lương của doanh nghiệp.
Sau khi xác định được mức tiền lương - tiền công làm căn cứ đóng của các
đối tượng thì cơ quan BHXH cần phải quản lý, theo dõi chặt chẽ diễn biến thu
nhập của từng cá nhân NLĐ trong từng đơn vị sử dụng lao động. Đặc biệt là theo
dõi diễn biến tiền lương của các đối tượng do người NSDLĐ quy định tiền lương.
thường xuyên kiểm soát đối chiếu quỹ tiền lương của đơn vị. Trên cơ sở đó tính số
tiền phải đóng vào quỹ BHXH của các đơn vị sao cho đúng, đủ…
1.4.3. Phương thức đóng và mức đóng BHXH bắt buộc:
- NSDLĐ đóng 15%/ tổng quỹ lương, trong đó 11% vào quỹ hưu trí, tử tuất;
3% vào quỹ ốm đau, thai sản; 1% vào quỹ tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp.
- NLĐ đóng 5%/ tiền lương - tiền công tháng .
11
SVTH: Lương Thu Hường Lớp: LCĐ4.BH2
Chuyên đề quản lý thu GVHD:Phạm Đỗ Dũng
Từ năm 2010 trở đi cứ 2 năm tăng thêm 1% mức đóng cho đến khi đủ 18%
đối với NSDLĐ và đủ 8% đối với NLĐ.
1.4.4. Tổ chức thu BHXH:
* Về nguyên tắc:
Việc thu bảo hiểm xã hội do cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam thu và ghi
vào sổ Bảo hiểm xã hội về mức thu của từng người lao động. Trong khi chưa có sổ
Bảo hiểm xã hội phát cho từng người, cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải xác
nhận danh sách đã nộp bảo hiểm xã hội hàng tháng cho từng đơn vị.
Trước mắt, tiền thu bảo hiểm xã hội được nộp vào tài khoản 942 "thu Bảo
hiểm xã hội" mở tại hệ thống Kho bạc Nhà nước do Tổng giám đốc Bảo hiểm xã
hội Việt Nam làm chủ tài khoản. Khi lực lượng tham gia bảo hiểm xã hội ngoài
quốc doanh phát triển thì việc mở tài khoản "thu Bảo hiểm xã hội" tại Kho bạc Nhà
nước hoặc tại Ngân hàng chuyên doanh thuộc Ngân hàng Nhà nước do Tổng giám
đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam quyết định sau khi có ý kiến của Hội đồng quản lý.
* Phương thức thu nộp:
- Hàng quý, các cơ quan, đơn vị sử dụng lao động căn cứ vào kế hoạch quỹ

tiền lương để đăng ký mức nộp với cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố và
Bảo hiểm xã hội Việt Nam (đối với lực lượng vũ trang và cơ quan, đơn vị quản lý
theo ngành dọc).
- Hàng tháng (chậm nhất là ngày cuối tháng), đồng thời với việc trả lương,
đơn vị sử dụng lao động trích nộp 20% tổng quỹ tiền lương, trong đó 15% tổng
quỹ tiền lương do người sử dụng lao động đóng góp và 5% tiền lương của người
lao động.
- Cuối mỗi quý, các cơ quan, đơn vị sử dụng lao động cùng cơ quan Bảo
hiểm xã hội đối chiếu danh sách trả lương và quỹ tiền lương, lập bảng xác nhận số
nộp bảo hiểm xã hội.
- Trường hợp chậm nộp bảo hiểm xã hội hàng tháng thì số tiền nộp chậm sẽ
bị phạt theo lãi suất tiền gửi tiết kiệm ngắn hạn của Ngân hàng tại thời điểm truy
nộp.
12
SVTH: Lương Thu Hường Lớp: LCĐ4.BH2
Chuyên đề quản lý thu GVHD:Phạm Đỗ Dũng
- Cơ quan, đơn vị và người lao động cố tình không nộp Bảo hiểm xã hội thì
các cơ quan Bảo hiểm xã hội thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam có quyền
từ chối việc chi trả các chế độ Bảo hiểm xã hội, đồng thời có văn bản thông báo
cho các cơ quan pháp luật.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU Ở BẢO HIỂM XÃ
HỘI TỈNH TUYÊN QUANG.
2.1. Giới thiệu chung về tỉnh Tuyên Quang và cơ quan bảo hiểm xã hội.
2.1.1. Giới thiệu chung về tỉnh Tuyên Quang.
Tuyên quang là tỉnh miền núi phía Bắc cách Hà Nội 165 km, nằm giữa Tây
Bắc và Đông Bắc của Tổ quốc việt Nam.,có diện tích 5868km2 phía Bắc giáp tỉnh
Hà Giang, phía Đông giáp tỉnh Bắc Kạn, Cao Bằng, phía Tây giáp tỉnh Yên Bái,
phía Nam giáp tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc. Hiện nay, tỉnh được chia thành 7 đơn
vị hành chính, bao gồm 1 thành phố (thành phố Tuyên Quang) và 6 huyện (Na
Hang, Chiêm Hóa, Hàm Yên, Sơn Dương, Yên Sơn và huyện mới Lâm Bình),

ngoài ra còn có 141 đơn vị cấp xã gồm 7 phường, 5 thị trấn và 129 xã. Tuyên
Quang dân số 727.505 người, trong đó dân số trong độ tuổi lao động là 377.314
người chiếm 55,80% dân số toàn tỉnh. Tuyên Quang là trung tâm của các tỉnh miền
núi phía bắc có địa hình tương đối đa dạng phức tạp, khí hậu khắc nghiệt, dân cư
sống không tập trung nên điều kiện phát triển kinh tế tương đối khó khăn. Đời sống
của người dân trên địa bàn tỉnh nhìn chung thấp, thu nhập bình quân đầu người
trên toàn tỉnh chỉ đạt 700USD/người/năm 2010 (toàn quốc 1.160USD/người/năm).
2.1.2. Bảo hiểm xã hội tỉnh Tuyên Quang.
Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế là một trong những chính sách An sinh xã
hội được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Ngày 16/02/1995, Chính phủ đã
ban hành Nghị định số 19/CP về việc thành lập Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Cùng
với sự hình thành, xây dựng và phát triển của ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam,
Bảo hiểm xã hội tỉnh Tuyên Quang được thành lập theo Quyết định số 93/QĐ- TC
ngày 04/08/1995 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam và chính thức đi vào hoạt
13
SVTH: Lương Thu Hường Lớp: LCĐ4.BH2
Chuyên đề quản lý thu GVHD:Phạm Đỗ Dũng
động từ ngày 01/09/1995. Đến nay BHXH tỉnh Tuyên Quang đã có thời gian hoạt
động được 16 năm, đưa chính sách BHXH đến với nhiều người lao động, góp phần
to lớn ổn định ASXH trong toàn tỉnh.
2.1.3. Chức năng nhiệm vụ và hệ thống tổ chức bộ máy của BHXH tỉnh Tuyên
Quang
* Vị trí và chức năng
Bảo hiểm xã hội tỉnh Tuyên Quang là cơ quan trực thuộc Bảo hiểm
xã hội Việt Nam đặt tại tỉnh, có chức năng giúp Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội
Việt Nam (sau đây gọi là Tổng giám đốc) tổ chức thực hiện chế độ, chính sách bảo
hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp (sau đây
gọi chung là bảo hiểm xã hội), bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm y tế tự nguyện
(sau đây gọi chung là bảo hiểm y tê); quản ký quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
trên địa bàn tỉnh theo quy định của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và quy định của

pháp luật.
* Nhiệm vụ và quyền hạn
+ Xây dựng, trình Tổng Giám đốc kế hoạch ngắn hạn và dài hạn về phát
triển BHXH, BHYT trên địa bàn và chương trình công tác hàng năm, tổ chức thực
hiện kế hoạch, chương trình sau khi được phê duyệt.
+ Tổ chức thực hiện công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến các chế độ
chính sách pháp luật về BHXH, BHYT; Tổ chức khai thác, đăng kí, quản lý đối
tượng tham gia và hưởng chế độ BHXH, BHYT theo quy định.
+ Tổ chức cấp sổ BHXH, thẻ BHYT cho đối tượng tham gia; tổ chức thu,
chi và quản lý quỹ BHXH, BHYT trên địa bàn tỉnh;
+ Hướng dẫn và tổ chức tiếp nhận hồ sơ, giải quyết hưởng các chế độ
BHXH, BHYT, BH thất nghiệp; từ chối việc đóng hoặc chi trả các chế độ không
đúng quy định. Tổ chức quản lý, lưu trữ hồ sơ của đối tượng tham gia và hưởng
các chế độ BHXH, BHYT.
+ Chỉ đạo, hướng dẫn kiểm tra BHXH các huyện, thị trên địa bàn tỉnh. Tổ
chức kiểm tra, giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về BHXH, BHYT và kiến
nghị với các cơ quan có thẩm quyền xử lý những hành vi vi phạm pháp luật
14
SVTH: Lương Thu Hường Lớp: LCĐ4.BH2

×