Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Thế giới phẳng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (628.78 KB, 27 trang )

TH
TH
Ế GIỚI PHẲNG
Ế GIỚI PHẲNG
THÔNG TIN CHUNG:
Ngày tạo: 7/1/2008
Version: 2.0
Tác giả: Phạm Ngọc Quang
Mục đích: Nghiên cứu môi trường chúng ta đang sống
Đây là bài trong chuỗi series về Triết lý phát triển.
Người đọc:
• Ban lãnh đạo AG
• Những người quan tâm
Thông tin khác:
Trang 1
MỞ ĐẦU
Thế giới phẳng là gì mà đi đâu người ta cũng nhắc đến? Người ta nói Trong thế giới
phẳng có rất nhiều cơ hội, tiềm năng, ai nắm bắt được sẽ giàu có nhanh chóng. Chúng
ta có thế mạnh và may mắn được hoạt động trong ngành CNTT, được tiếp cận với
những thành tựu mới nhất của thế giới. Nếu có quyết tâm và lòng đam mê, chúng ta có
thể cạnh tranh ngang ngửa với những công ty nước ngoài.
Sứ mệnh của chúng ta như những kẻ đào vàng trong thế giới ảo. Để thành công, chúng
ta cần có “bản đồ” của Thế giới phẳng. Chúng ta cần hiểu Thế giới phẳng là gì? Nó
mang lại những cơ hội gì? Chúng ta phải “làm phẳng” các công ty như thế nào? .v.v.
Bài viết này tóm tắt quyển sách “Thế giới phẳng” của THOMAS L. FRIEDMAN và đưa
ra những nhận định của tác giả nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho sự phát triển của
Công ty. Hy vọng mô hình này sẽ giúp Công ty phát triển vượt bậc, giúp chúng ta Giàu
có cả Trong và Ngoài. Bài viết gồm các phần sau:
Thế giới phẳng
Tìm hiểu bản chất thế giới phẳng qua 2 mô hình:
• Mô hình phân lớp


• Mô hình thời gian
Sự thay đổi của Nhân loại
Chúng ta dang chứng kiến sự thay đổi chưa từng có
của loài người. Mọi thứ đều phải được định nghĩa lại:
nhà nước, công ty, cá nhân, .v.v
Các công ty trong thế giới
phẳng
Các quy tắc để các công ty tồn tại và phát triển theo
THOMAS L. FRIEDMAN
Mô hình công ty của
chúng ta
Đề xuất mô hình Công ty
Mô hình này sẽ giúp Công ty phát triển vượt bậc, khác
hoàn toàn các công ty khác về chất
Trang 2
THẾ GIỚI PHẲNG
Chúng ta cần hiểu bản chất của Thế giới phẳng để phát hiện các cơ hội và lựa chọn mô
hình công ty phù hợp. Bản chất của Thế giới phẳng có thể hiểu qua 2 mô hình sau:
• Mô hình phân lớp
• Mô hình thời gian
Phân tích theo chiều dọc - Mô hình phân lớp các lực làm phẳng
Mô hình này mô tả sự biến đổi về chất trong thế giới phẳng.
• Phe XHCN bị sụp đổ với sự kiện 9/11 bức tường Berlinh bị đổ. Điều này giải phóng
3 tỷ con người. Hệ thống mạng loài người có thêm 3 tỷ PC. -> Quy mô mạng tăng
lên gấp đôi.
• PC, hệ điều hành windows làm cho con người tương tác với máy tính nhanh hơn,
hiệu quả hon.
• Web, email giúp chuẩn hoá việc lưu trữ và trao đổi dữ liệu
• Các ứng dụng được phát triển một cách bùng nổ: các ứng dụng workflow, web
2.0, .v.v giúp chuẩn hoá quy trình kinh doanh.

• Điều này cho phép tạo ra những mô hình cộng tác mới chưa từng thấy:
• Outsourcing: Thuê một phần việc bên ngoài
• Opensource: Cộng đồng phần mềm mã nguồn mở, mọi người cùng phát triển.
Thành công nhất là HĐH Linux, phần mềm Apache
Trang 3
• Offshoring: Sản xuất ở nước ngoài. Outsource cả business line thay vì một phần
công việc.
• Inhousing: Công ty này thuê làm việc dưới tên công ty khác.
• Xâu chuỗi cung ứng: làm cho hàng hoá chảy từ nhà sản xuất đến người tiêu
dùng một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất
• Informing: cấp tin như Google, Yahoo, .v.v
Trang 4
Trang 5
Phân tích theo chiều ngang - Mô hình thời gian
Do thời gian có hạn nên chưa kịp phân tích hết. Phân tích này nhìn nhận các sự kiện
theo thời gian. Khi có sự thay đổi ở tầng dưới thì ảnh hưởng chưa thể hiện ngay ở tầng
trên. Ví dụ:
• Phải mất thời gian để ứng dụng máy tính trong công ty giúp tăng năng suất.
• Phải mất thời gian để người sử dụng quen với các tập quán kinh doanh, làm việc
mới. Tuy nhiên khi họ đã quen, thì họ lại thúc đẩy sự phát triển của Công nghệ
• .v.v
Theo phân tích của Friedman, điều này dẫ tới 3 sự hội tụ:
Chính bộ ba hội tụ này –
1. của những người chơi mới,
2. trên một sân chơi mới,
3. phát triển các quy tình và tập quán mới cho cộng tác theo chiều ngang-
mà tôi tin là lực lượng quan trọng nhất tạo hình hoạt động kinh tế và chính trị trong các năm
đầu của thế kỉ hai mươi mốt.
Căn cứ vào nhiều người đến vậy tiếp cận đến tất cả các công cụ cộng tác này cùng với khả năng
thông qua các công cụ tìm kiếm và Web để truy cập hàng tỉ trang thông tin thô, đảm bảo rằng

thế hệ tiếp theo của các đổi mới sẽ đến từ khắp Hành tinh Phẳng. Quy mô của cộng đồng toàn
cầu mau chóng sẽ có khả năng tham gia vào mọi loại phát minh và đổi mới là cái gì đó thế giới
đơn giản đã chẳng bao giờ thấy trước đây.
Trong tương lai toàn cầu hoá sẽ ngày càng được thúc đẩy bởi các cá nhân những người hiểu thế
giới phẳng, thích nghi mình nhanh chóng đối với các quá trình và công nghệ, và bắt đầu tiến lên-
mà không có bất cứ hiệp định hay lời khuyên nào từ IMF. Họ sẽ thuộc mọi màu của cầu vồng và
từ mọi góc của thế giới. Nền kinh tế toàn cầu từ đây trở đi sẽ được định hình ít hơn bởi những cân
nhắc nặng nề của các bộ trưởng tài chính và nhiều hơn bởi sự bùng nổ tự phát của năng lực từ
các zippie [người hăng hái].
Trang 6
Đặc điểm của Thế giới phẳng
Từ mô hình trên chúng ta thấy, Thế giới phẳng có những đặc điểm sau:
Thị trường Toàn cầu
• Người nhỏ có thể làm việc lớn
• Nếu mô hình đưa ra phù hợp có thể thu hút được sức
lao động khủng khiếp
Thế giới biến đổi rất
nhanh và có những thay
đổi chưa từng có
Con người được trao
quyền
Tri thức quyết định thành
công

Trang 7
SỰ THAY ĐỔI CỦA NHÂN LOẠI
Do sự thay đổi về hạ tầng, loài người đứng trước sự thay đổi VĨ ĐẠI, CHƯA TỪNG CÓ
TRONG LỊCH SỬ.
Sau đây là một số nhận định:
Đối với Dân tộc và Nhà nước

Thách thức đối với luật phát và các giá trị
Nguồn ma sát lớn nhất, tất nhiên, luôn là nhà nước quốc gia, với các biên giới và luật
pháp được xác định rõ ràng. Các biên giới quốc gia như một nguồn ma sát chúng ta
muốn duy trì, hay thậm chí có thể duy trì, trong một thế giới phẳng? Các rào cản pháp lí
đối với dòng chảy thông tin, quyền sở hữu trí tuệ, và vốn- như quyền tác giả, bảo vệ
người lao động, và lương tối thiểu- thì sao?
Theo sau ba sự hội tụ, các lực lượng làm phẳng càng làm giảm ma sát và các rào cản,
các thách thức càng gắt mà chúng sẽ đặt ra với nhà nước-quốc gia và với các nền văn
hoá, giá trị, bản sắc dân tộc, truyền thống dân chủ, và mối ràng buộc cá biệt mà về mặt
lịch sử. Cái nào chúng ta giữ lại và cái nào để cho biến thành mây khói để tất cả
chúng ta có thể cộng tác dễ dàng hơn?
Ai bóc lột ai?
Trong thế giới cũ, nơi giá trị chủ yếu được tạo ra theo chiều dọc, thường ở bên trong
một công ti đơn nhất và từ trên xuống, đã rất dễ để thấy ai ở trên đỉnh và ai ở dưới đáy,
ai bóc lột và ai bị bóc lột. Song khi thế giới bắt đầu phẳng ra và giá trị ngày càng được
tạo ra theo chiều ngang (qua vô số dạng cộng tác, trong đó các cá nhân và những kẻ
nhỏ có sức mạnh hơn nhiều), ai ở trên đỉnh ai ở dưới đáy, ai bóc lột và ai bị bóc lột, trở
nên rất phức tạp. Một số trong các phản xạ chính trị cũ của chúng ta không còn áp
dụng được nữa.
Ai sở hữu cái gì?
Vấn đề opensouce tạo ra rất nhiều vấn đề tranh cãi.
Cái gì đó khác chắc chắn sẽ phải được sắp xếp lại trong một thế giới phẳng: Ai sở hữu
cái gì? Chúng ta xây dựng các rào cản pháp lí thế nào để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
của nhà đổi mới để anh ta hay cô ta có thể thu về các lợi ích tài chính và tái đầu tư lợi
Trang 8
nhuận đó vào một đổi mới mới? Và từ phía bên kia, chúng ta giữ các bức tường thế
nào cho đủ thấp để khuyến khích chia sẻ quyền sở hữu trí tuệ, điều ngày càng cần phải
có để tiến hành đổi mới sắc sảo nhất?
Đối với Công ty, Tổ chức
Biên giới của Công ty ở đâu?

Quan hệ giữa các công ti và các cộng đồng trong đó chúng hoạt động cũng sẽ thế. Giá
trị của ai sẽ chi phối một công ti cá biệt và lợi ích của ai công ti đó sẽ tôn trọng và thúc
đẩy? Chúng trung thành với ai?
• Người ta thường nói rằng do General Motors đi tới, nên Mĩ đi tới. Nhưng ngày nay
người ta nói, “Do Dell đi tới, nên Maylaysia, Đài loan, Trung Quốc, Ireland, Ấn Độ …
đi tới” “Tổng công ti Mĩ đã hoạt động rất tốt, và không có gì sai với việc đó, nhưng
nó hoạt động tốt bằng cách liên kết mình với thế giới phẳng,” Dinakar Singh, nhà
quản lí quỹ tự bảo hiểm [hedge fund], nói. “Nó làm việc đó bằng outsourcing càng
nhiều thành phần càng tốt cho các nhà cung cấp rẻ nhất, hiệu quả nhất. Nếu Dell có
thể xây dựng mỗi linh kiện của các máy tính của nó ở miền duyên hải Trung Quốc
và bán chúng ở duyên hải Mĩ, Dell được lợi, và những người tiêu dùng Mĩ được lợi,
nhưng khó để chứng tỏ rằng lao động Mĩ được lợi.” Cho nên Dell muốn một thế giới
càng phẳng càng tốt, với càng ít ma sát và càng ít rào cản càng tốt. Hầu hết các
công ti khác cũng thế hiện nay, bởi vì điều này cho phép họ sản xuất các thứ ở các
thị trường có chi phí thấp nhất, hiệu quả nhất và bán chúng ở các thị trường sinh lợi
nhất. Hầu như không có gì về Toàn cầu hoá 3.0 mà không tốt cho vốn cả. Các nhà
tư bản có thể ngả người trên ghế, mua sạch bất cứ đổi mới nào, và sau đó thuê đầu
vào lao động giỏi nhất, rẻ nhất từ bất cứ đâu trên thế giới để nghiên cứu nó, phát
triển nó, sản xuất nó, và phân phối nó. Cổ phiếu Dell hoạt động tốt, các cổ đông làm
ăn tốt, các khách hàng của Dell làm ăn tốt, và [sở giao dịch] Nasdaq làm ăn tốt. Tất
cả các thứ liên quan đến vốn [tư bản] làm ăn tốt. Nhưng chỉ một số người lao động
Mĩ sẽ được lợi, và chỉ một số cộng đồng. Những người khác cảm thấy đau khổ do
sự làm phẳng thế giới gây ra.
• Ngày nay HP có 142.000 nhân viên ở 178 nước. Nó không chỉ là công ti công nghệ
tiêu dùng lớn nhất trên thế giới; nó là công ti công nghệ thông tin lớn nhất Châu Âu,
nó là công ti IT lớn nhất ở Nga, là công ti IT lớn nhất ở Trung Đông, và công ti công
nghệ thông tin lớn nhất ở Nam Phi. HP có là công ti Mĩ nếu đa số nhân viên và các
khách hàng của nó ở ngoài nước Mĩ, cho dù tổng hành dinh của nó ở Palo Alto?
Các công ti không thể sống sót ngày nay như một thực thể bị giới hạn bởi bất cứ
một nhà nước-quốc gia duy nhất nào, không ngay cả bởi nhà nước-quốc gia lớn

như Hoa Kì. Cho nên vấn đề giữ-cho-mình-tỉnh-táo-vào-ban-đêm hiện thời đối với các
nhà nước-quốc gia và công dân của chúng là, ứng xử thế nào với các công ti không
còn bị giới hạn bởi cái thứ gọi là nhà nước-quốc gia nữa. Chúng trung thành với ai?
Các công ti đã chưa từng bao giờ có nhiều tự do hơn, và ít ma sát hơn, trong cách
phân công nghiên cứu, chế tác cấp thấp, và chế tác cấp cao ở bất cứ đâu trên thế giới.
Trang 9
Điều này có nghĩa gì đối với mối quan hệ dài hạn giữa các công ti và các nước mà nó
có trụ sở chính đơn giản là không rõ.
“Như một doanh nghiệp toàn cầu, Lenovo mới sẽ phân tán về mặt địa lí, với con người
và các tài sản đặt trên khắp thế giới.”
Chuyển từ mệnh lệnh sang hợp tác
Điểm mà tôi lấy ra từ tất cả điều này là khi thế giới trở nên phẳng, các cơ cấu thứ bậc
không chỉ được làm phẳng bởi những kẻ nhỏ có khả năng hành động lớn. Chúng cũng
được san phẳng bằng những người quan trọng có thể hành độc thực sự nhỏ - theo
nghĩa rằng họ có khả năng tự mình làm nhiều thứ hơn nhiều.
Đối với cá nhân
Với tư cách người tiêu dùng chúng ta muốn các dược phẩm rẻ nhất mà chuỗi cung
toàn cầu có thể chào, nhưng với tư cách công dân chúng ta muốn và cần chính phủ
giám sát và điều tiết chuỗi cung, cho dù nó có nghĩa là duy trì hay đưa thêm ma sát.
“Ở thế kỉ mười chín,” nhà tư vấn kinh doanh Michael Hammer nói, “xung đột lớn đã là
giữa lao động và vốn [tư bản]. Bây giờ nó là giữa khách hàng và người lao động, và
công ti là gã ở giữa. Người tiêu dùng quay sang công ti và nói, ‘Bán cho tôi nhiều với ít
[tiền] hơn.’ Và sau đó các công ti quay sang những người làm công và nói, ‘Nếu chúng
ta không bán cho họ nhiều hơn với ít [tiền] hơn, chúng ta gặp rắc rối. Tôi không thể bảo
đảm cho bạn một việc làm và một uỷ viên công đoàn không thể đảm bảo cho bạn một
việc làm, chỉ có khách hàng mới có thể’.”
Trang 10

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×