Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh,và một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty dược hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (367.47 KB, 55 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Trong cơ chế thị trường ngành kinh doanh sản xuất nói chung và các doanh
nghiệp sản xuất nói riêng luôn tồn tại và phát triển để đáp ứng mọi nhu cầu của xã
hội. Nó thực hiện chức năng quan trọng là sản xuất ra sản phẩm phân phối sản
phẩm hàng hóa trên thị trường. Vì vậy các Doanh nghiệp kinh doanh sản xuất sản
phẩm trong nền kinh tế thị trường đang đứng trước những thử thách khắc nghiệt
của quy luật cạnh tranh: "Thương trường là chiến trường". Đòi hỏi các Doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh phải có những chuyển biến tích cực để thích nghi với
môi trường luôn biến động, tìm cho doanh nghiệp mình một chiến lược, một hướng
đi đúng đắn.
Mục đích cúa các Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh là lợi nhuận càng tăng
thì khả năng cạnh tranh càng vững vàng. Tuy nhiên ta cũng biết rằng để thu được
lợi nhuận thì các Doanh nghiệp sản xuất phải có quá trình hoạt động kinh doanh có
hiệu quả: Cụ thể là giảm chi phí sản xuất, khai thác nguyên vật liệu tận gốc, nắm
bắt nhu cầu thị trường đón đúng thời cơ, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm hàng hóa
Một Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh muốn đứng vững tồn tại và phát
triển trong nền kinh tế thị trường ngoài đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ
chuyên môn nhất định, đảm đương tốt mọi phần việc của mình nó đòi hỏi kế toán
Doanh nghiệp sản xuất phải có trình độ chuyên môn, am hiếu thị trường, có phong
cách lãnh đạo điều hành công việc tốt thì Doanh nghiệp đó nhiều khả năng thành
công trên thương trường.
Nhận thức được vấn đề trên, cùng với sự hướng dẫn chu đáo của giáo viên
hướng dẫn và bản thân em đang thực tập tại Công ty Dược Hải Phòng, vì vậy em
đã chọn đề tài: “ Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh,và một số biện pháp
nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty Dược Hải Phòng”.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY DƯỢC HẢI PHÒNG
Tên giao dịch của Công ty là: Công ty Dược Hải Phòng
(HAIPHARCO)


Trụ sở giao dịch chính: Số 71 Điện Biên Phủ - Hồng Bàng - Hải Phòng
Điện thoại: 031.0745632 Fax: 031.745053
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty:
- Năm 1961 theo quyết định số196/TC-DC ngày 3/3/1961 của UBND
thành phố Hải Phòng Quốc doanh Dược phẩm Hải Phòng đã được thành lập
với số CBCNV khoảng 120 người chức năng nhiệm vụ là bán lẻ và phân phối
thuốc theo kế hoạch cho các cơ quan đơn vị trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
- Năm 1963 thành lập Xí nghiệp Dược phẩm Kiến An với chức năng
nhiệm vụ sản xuất 1 số thuốc tân dược và đông dược nhằm đáp ứng phần nào
nhu cầu tiêu dùng của nhân dân thành phố. Năm 1978 Quốc doanh Dược phẩm
đổi tên thành Công ty Dược phẩm Hải Phòng.
- Năm 1980-1981 theo mô hình kinh tế cấp huyện các cửa hàng được
đóng trên địa bàn quận - huyện - thị xã được chuyển giao cho UBND quận -
huyện - thị xã quản lý.
- Năm 1984 theo quyết định số 668/QĐ-VX ngày 23/6/1984 của UBND
thành phố Hải Phòng thành lập Xí nghiệp Liên hiệp Dược Hải Phòng trên cơ sở
hợp nhất công ty Dược phẩm và Xí nghiệp Dược phẩm Hải Phòng.
- Năm 1993 theo quyết định số 388 thành lập doanh nghiệp Nhà nước
của Chính phủ, UBND thành phố Hải Phòng ra quyết định số 536/QĐ-TCCQ
ngày 26/2/1993 thành lập Công ty Dược Hải Phòng. Một tháng sau theo Quyết
định số 759/QĐ-TCCQ ngày 26/3/1993 của UBND thành phố Hải Phòng sát
nhập 13 hiệu thuốc quận - huyện - thị xã vào Công ty Dược Hải Phòng sau hơn
10 năm không thuộc mô hình tổ chức quản lý của công ty. Số lượng CBCNV
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
thời gian này là ≈ 600 người. Công ty Dược Hải Phòng có chức năng nhiệm vụ
là SXKD thuốc, hoá chất, dụng cụ vật tư y tế, nuôi trồng dược liệu, XNK thuốc
phục vụ việc chăm sóc, phòng và chữa bệnh cho nhân dân thành phố Hải
Phòng.
1.2 - Chức năng, nhiệm vụ của Công ty:
Nhiệm vụ của Công ty Dược Hải Phòng là sản xuất kinh doanh thuốc,

hoá chất, dụng cụ, vật tư y tế, môi trường dược liệu, xuất nhập khẩu thuốc phục
vụ việc chăm sóc, phòng và chữa bệnh cho nhân dân Thành Phố Hải Phòng.
Với chức năng nhiệm vụ được giao, hoạt động sản xuất kinh doanh
Công ty có những đặc điểm riêng của ngành.
- Thuốc chữa bệnh nên là loại hàng hoá đặc biệt, việc bảo quản, theo dõi
và bán thuốc đòi hỏi phải rất thận trọng, do đó hiệu quả thường không cao, chủ
yếu mang tính chất phục vụ cho phòng và chữa bệnh nhưng vẫn mang tính chất
kinh doanh. Phải hạch toán độc lập, bảo toàn vốn, lấy thu bù chi đóng góp vốn
ngân sách Nhà nước và đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên.
- Hàng hoá nhiều chủng loại, thường từ hàng nghìn danh mục hàng hoá,
giá trị hàng hoá tiêu thụ lớn.
- Nhu cầu thuốc chữa bệnh ngày càng tăng và đòi hỏi chất lượng ngày
càng tốt hơn, nhưng do nhà xưởng máy móc, thiết bị lâu năm không được nâng
cấp, máy móc cũ nát, lạc hậu không đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng của
ngành y tế nên việc sản xuất thuốc của khối sản xuất công nghiệp có giá trị
tổng sản lượng thấp hơn so với tổng doanh thu của khối kinh doanh thuốc.
- Màng lưới kinh doanh rộng, có nhiều đơn vị trực thuộc như các hiệu
thuốc nằm rải rác trên khắp nội và ngoại Thành Phố. Công ty có cơ chế khoán
và phân cấp quản lý kinh tế cho từng hiệu thuốc, các đơn vị trực thuộc hạch
toán báo sổ nên thông tin kinh tế thường chưa kịp thời, độ chính xác chưa cao.
1.3. Vốn kinh doanh của Công ty:
Trong các hoạt động sản xuất kinh doanh thì vốn là một nhân lố quan
trong nhất ảnh hưởng đến kết quả của hoạt động sán xuất kinh doanh.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Về quy mô sản xuất kinh doanh của Công ty tính đến ngày 31/12/2005
thì tổng số vốn kinh doanh của Công ty hiện có là 118.936.701.472đ. Trong đó:
- Vốn lưu động: 105.958.763.647 đ, chiếm 5,16%
- Vốn cố định: 13.977.937.825 đ chiếm 94,84%
Đối với một doanh nghiệp kinh doanh chủ yếu là thuốc trên thị trường,
do đặc thù của ngành kinh doanh sản phẩm hàng hoá có giá trị lớn như vậy thì

một kết cấu vốn như trên có thế coi là hợp lý.
1.4. Sơ đồ tổ chức bộ máy và chức năng của các phòng ban Công ty:
GIÁM ĐỐC
Phó giám đốc phụ trách
khối hiệu thuốc
Phó giám đốc phụ trách
kỹ thuật
Phòng
quản trị
HC
Phòng
kho
Phòng
KCS
Phòng
dược
chính
Phòng
KT
nghiên
cứu
CN tại
TP Hồ
Chí
Minh
CN tại
Hà Nội
Phòng
kinh
doanh

Phòng
kế toán
thống

Phòng
TC
LĐTL
Đại lý
thuốc tuyến
9 hiệu thuốc
huyện, thị xã
Khối SXCN
6 hiệu
thuốc Quận
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
a. Ban Giám đốc: Bao gồm 1 Giám đốc, 1 Phó giám đốc phụ trách chung.
* Giám đốc: Phụ trách chung, quản lý toàn bộ hoạt động SXKD của công
ty. Chịu trách nhiệm trước Nhà nước và cấp trên về kết quả hoạt động SXKD,
nâng cao thu nhập cho CBCNV. Giám đốc công ty phân nhiệm vụ 1 phần công
tác quản lý doanh nghiệp cho Phó giám đốc còn trực tiếp chỉ đạo các công tác
quan trọng như công tác tổ chức - LĐTL, công tác đầu tư xây dựng cơ bản,
công tác tài chính kế toán, sản xuất kinh doanh và XNK.
* Phó giám đốc: Giúp việc, thay mặt cho Giám đốc công ty tổ chức chỉ
đạo các công tác kỹ thuật, nghiên cứu các sản phẩm mới, cải tiến nâng cao chất
lượng sản phẩm, mẫu mã, quy cách đóng gói sản phẩm sản xuất, áp dụng tiến
bộ KHKT, chuyển giao công nghệ, trang bị và sửa chữa máy móc thiết bị đảm
bảo quá trình sản xuất, công tác an toàn, BHLĐ, kiểm tra và đảm bảo chất
lượng sản phẩm sản xuất và lưu thông hàng hoá bồi dưỡng nâng cao trình độ
chuyên môn cho CNVC. Ngoài ra Phó giám đốc còn thay mặt cho Giám đốc
công ty chỉ đạo, đôn đốc hoạt động của các hiệu thuốc kinh doanh theo pháp

luật, theo quy chế khoán của công ty phân cấp quản lý kinh tế đối với các đơn
vị, kinh doanh phục vụ có hiệu quả, thực hiện lấy thu bù chi, nâng cao thu nhập
cho người lao động.
b. Các phòng ban chức năng: Có 8 phòng
* Phòng Tổ chức - LĐTL :(5 người) Tham mưu cho Giám đốc các mặt
công tác sau:
- Tổ chức cán bộ, lao động tiền lương. Soạn thảo nội quy, quy chế quản
lý, các quyết định, công văn chỉ thị của công ty.
- Điều động, tuyển dụng lập các hợp đồng lao động khai và duyệt sổ BHXH
cho CBCNV.
- Đào tạo nhân lực.
- Giải quyết các chế độ chính sách, khai và duyệt sổ lao động cho
CBCNV.
- Quản lý hồ sơ nhân sự.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
- Bảo vệ nội bộ.
* Phòng Kinh doanh: (85 người, trong đó: có 65 người thuộc mạng lưới
bán buôn, bán lẻ và phục vụ SXCN) giúp việc cho Giám đốc những mặt công
tác sau:
- Kế hoạch SXKD dài hạn và ngắn hạn
- Cung ứng vật tư sản xuất
- Cung ứng thuốc chữa bệnh, dụng cụ vật tư y tế, dược liệu cho các hiệu
thuốc, bệnh viện, bảo hiểm y tế, cơ quan trong thành phố.
- Đảm bảo cơ số thuốc dự trữ cho phòng chống dịch bệnh, thiên tai, dịch
hoạ.
- Lập và thực hiện kế hoạch XNK
- Tìm đối tác liên doanh liên kết để nâng cao năng lực hoạt động SXKD
của công ty.
* Phòng Kỹ thuật - nghiên cứu khoa học: (5 người) Tham mưu cho Giám
đốc những mặt công tác sau:

- Tiến độ kỹ thuật
- Quản lý qui trình kỹ thuật, qui trình công nghệ sản xuất
- Quản lý và xây dựng kế hoạch sửa chữa máy móc thiết bị.
- Giải quyết các sự cố máy móc, công nghệ sản xuất.
- Soạn thảo qui trình, qui phạm, xây dựng định mức vật tư kỹ thuật, qui
cách đóng gói sản phẩm.
- Nghiên cứu các mặt hàng mới, cải tiến, nâng cao chất lượng mẫu mã
bao bì.
* Phòng Dược chính: (3 người) Giúp việc cho Giám đốc những công tác
sau:
- Phổ biến các qui chế mới của Bộ, ngành đối với SXKD dược.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
- Xây dựng và kiểm tra việc thực hiện qui chế của bộ, ngành cũng như
của công ty.
- Đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ dược cho CNV.
- An toàn - BHLĐ.
* Phòng KCS: (9 người) Tham mưu cho Giám đốc các mặt công tác sau:
- Kiểm tra nguyên liệu đầu vào và kiểm tra chất lượng sản phẩm trong
và sau quá trình sản xuất.
- Kiểm tra chất lượng thuốc nhập và bán của công ty.
* Phòng Kế toán - Thống kê: (15 người) Giúp việc cho Giám đốc các mặt
công tác sau:
- Kế toán, thống kê tài chính.
- Lập các chứng từ sổ sách, thu chi với khách hàng, nội bộ.
- Theo dõi quá trình chu chuyển tiền tệ của công ty.
- Phân tích hoạt động kinh tế.
- Kiểm tra công tác tài chính, quản lý kinh tế ở các đơn vị sản xuất kinh
doanh thuộc công ty.
* Phòng Hành chính - quản trị: (20 người) Tham mưu cho Giám đốc những
công tác sau:

- Hành chính, đời sống.
- Kiến thiết xây dựng cơ bản, kế hoạch sửa chữa nhỏ.
- Y tế, tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho CNVC.
- Quản trị, bảo vệ tài sản nội bộ.
* Phòng Kho: (16 người) Giúp việc cho Giám đốc các mặt công tác sau:
- Quản lý, bảo quản hàng hoá, xuất nhập theo qui định.
- Kiểm kê, báo cáo Giám đốc chất lượng hàng hoá để kịp thời xử lý.
- Bảo vệ kho tàng, hàng hoá.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
c. Cơ cấu tổ chức kinh doanh bán lẻ (các hiệu thuốc quận - huyện - thị
xã):
Công ty có 15 hiệu thuốc quận - huyện - thị xã. Các hiệu thuốc gồm chủ
nhiệm phụ trách chung, phó chủ nhiệm phụ trách kinh doanh, dược chính, nhân
viên kế toán, thủ kho, thủ quĩ trong văn phòng hiệu thuốc và đội ngũ mậu dịch
viên có trình độ chuyên môn dược từ sơ cấp đến đại học. Khối văn phòng hiệu
thuốc làm việc theo giờ hành chính còn mậu dịch viên bán thuốc theo ca hoặc
theo ngày dưới sự điều hành của các tổ trưởng.
* Về cơ cấu lao động:
Công ty có tổng số cán bộ công nhân viên chức lao động là: 440 người.
Trình độ Tổng số
- Đại học 69 người
- Cao đẳng 35 người
- Trung cấp 109 người
- Sơ cấp 82 người
- Công nhân 145 người
Tổng cộng 440 người
* Các mối quan hệ với các cơ quan hữu quan:
a, Mối quan hệ đầu vào:
- Hãng dược phẩm Zullig Pharma
- Hãng dược phẩm DAITEMS - Thụy sĩ

- Công ty Dược phẩm Ninh Bình
- Công ty CP Dược phẩm Hà Tây
- Công ty Cổ phần Dược Thanh Hóa
- Dược liệu TW 1, TW 2
b, Mối quan hệ đầu ra:
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
- Công ty đã cung cấp sản phẩm tại các thị trường như: Thái Bình,
Thanh Hóa, Quảng Ninh, Hà Nội, TP.HCM, Nghệ An và đặc biệt thị trường
Hải Phòng chiếm đến 70%.
c, Mối quan hệ với cơ quan Nhà nước:
- Chịu sự quản lý trực tiếp của Sở Y tế HP, UBND TP và có quan hệ
với:
+ Sở Tài chính
+ Sở Kế hoạch đầu tư
+ Sở Nội vụ, Ngoại vụ
- Hệ thống giao dịch:
+ Ngân hàng Công thương quận Hồng Bàng
CHƯƠNG 2
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH
Hiệu quả kinh doanh và biên pháp tăng lợi nhuận là một trong các vấn
đề được các doanh nghiệp quan tâm hàng đầu. Chương này em xin trình bày
các quan điểm về hiệu quả kinh doanh và lợi nhuận, cách phân loại, vai trò, các
nhân tố ảnh hưởng và hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh
doanh.
2.1. Các quan điểm về hiệu quả kinh doanh và lợi nhuận, bản chất của
hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp.
2.1.1. Các quan điểm về hiệu quả kinh doanh và lợi nhuận.
2.1.1.1. Các quan điểm về hiệu quả kinh doanh
Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng

các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp nhằm
thu được kết quả cao nhất với một chi phí thấp nhất đạt được lợi nhuân cao
nhất. Hiệu quả kinh doanh không chỉ là thước đo trình độ tổ chức quản lý kinh
doanh mà hiệu quả kinh doanh là vấn đề sống còn đối với mỗi doanh nghiệp.
Hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh doanh. Tuỳ
theo từng lĩnh vực nghiên cứu mà người ta đưa ra các quan điểm khác nhau về
hiệu quả kinh doanh. Dưới đây là một số quan điểm về hiệu quả kinh doanh:
Nhà kinh tế học người Anh, Adam Smith, cho rằng: "Hiệu quả là kết
quả đạt được trong hoạt động kinh tế, doanh thu tiêu thụ hàng hoá" (GS Đỗ
Hoàng Toàn , 1998). Theo quan điểm này của Adam Smith đã đồng nhất hiệu
quả với chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh. Hạn chế của quan điểm
này là kết quả sản xuất kinh doanh có thể tăng lên do chi phí sản xuất tăng hay
do mở rộng sử dụng các nguồn lực sản xuất. Nếu với cùng một kết quả sản xuất
kinh doanh có hai mức chi phí khác nhau thì theo quan điểm này cũng có hiệu
quả. Quan điểm này chỉ đúng khi kết quả sản xuất kinh doanh tăng với tốc độ
nhanh hơn tốc độ tăng của chi phí đầu vào của sản xuất.
Quan điểm thứ hai cho rằng: "Hiệu quả kinh doanh là phạm trù kinh tế
biểu hiện tập trung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
khai thác các nguồn lực đó trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện các
mục tiêu kinh doanh. Nó là thước đo ngày càng quan trọng của sự tăng trưởng
kinh tế là chỗ dựa cơ bản để đánh giá việc thực hiện mục tiêu kinh tế của doanh
nghiệp trong từng thời kỳ" (PGS. PTS Phạm Hữu Huy, 1998)
Quan điểm thứ ba cho rằng: "Hiệu quả kinh doanh được đo bằng hiệu số
giữa kết quả và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó" (GS Đỗ Hoàng Toàn,
1998). Quan niệm này có ưu điểm là phản ánh được mối quan hệ bản chất của
hiệu quả kinh tế. Nó gắn được kết quả với toàn bộ chi phí, coi hiệu quả là sự
phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố sản xuất kin doanh. Tuy nhiên quan điểm
này chưa phản ánh được tương quan về lượng và chất giữa kết quả và chi phí.
Để phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực chúng ta phải cố định một trong

hai yếu tố hoặc kết quả đầu ra hoặc chi phí bỏ ra, nhưng trên thực tế thì các
yếu tố này không ở trạnh thái tĩnh mà luôn biến đổi và vận động.
Quan điểm thứ tư cho rằng: "Hiệu quả kinh doanh là mức độ thoả mãn
yêu cầu quy luật cơ bản của chủ nghĩa xã hội, cho rằng quỹ tiêu dùng với tư
cách là chỉ tiêu đại diện cho mức sống của mọi người trong doanh nghiệp" (GS
Đỗ Hoàng Toàn, 1998). Quan điểm này có ưu điểm là bám sát mục tiêu tinh
thần của nhân dân. Nhưng khó khăn ở đây là phương tiện đó nói chung và mức
sống nói riêng là rất đa dạng và phong phú, nhiều hình nhiều vẻ phản ánh trong
các chỉ tiêu mức độ thoả mãn nhu cầu hay mức độ nâng cao đời sống nhân
dân.
Quan điểm thứ năm cho rằng: "Hiệu quả kinh doanh là chỉ tiêu kinh tế-
xã hội tổng hợp để lựa chọn các phương án hoặc các quyết định trong quá trình
hoạt động thực tiễn ở mọi lĩnh vực kinh doanh và tại mọi thời điểm. Bất kỳ các
quyết định cần đạt được phương án tốt nhất trong điều kiện cho phép, giải pháp
thực hiện có tính cân nhắc, tính toán chính xác phù hợp với sự tất yếu của quy
luật khách quan trong từng điều kiện cụ thể" (GS Đỗ Hoàng Toàn, 1994).
2.1.1.2. Các quan điểm về lợi nhuận
Theo Các Mác thì “ Giá trị thặng dư hay cái phần trội lên nằm trong
toàn bộ giá trị của hàng hoá, trong đó lao động thặng dư hay lao động không
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
được trả công của công nhân đã được vật hoá thì tôi goi là lợi nhuận” (PGS.
PTS Phạm Hữu Huy, 1998)
Các nhà linh tế học hiện đại như P.A.Samuelson và W.D.Nordhaus phát
biểu “ Lợi nhuận là một khoản thu nhập dôi ra, bằng tổng số thu về trừ đi tổng
số chi “ hay cụ thể hơn: “ Lợi nhuận được định nghĩa là sự chênh lệch giữa
tổng thu nhập của một doanh nghiệp với tông chi phí” Theo David Begg,
Stanley Fisher và Rudigev Doven Busch thì “ Lợi nhuận là lượng dôi ra của
doanh thu so với chi phí”. (PGS. PTS Phạm Hữu Huy, 1998)
2.1.2. Vai trò của lợi nhuận.
Theo PGS. PTS Phạm Hữu Huy vai trò của lợi nhuận là:

- Lợi nhuân là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh toàn bộ kế quả và hiệu quả
của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, kể từ lúc tìm kiếm nhu
cầu thị trường, chuẩn bị sản xuất kinh doanh, tổ chức quá trình sản xuất kinh
doanh, tổ chức bán hàng hoá dịch vụ theo giá cả thị trường. Nó phản ánh cả về
mặt lượng và chất lượng của quá trình kinh doanh. Kinh doanh tốt sẽ cho lợi
nhuận nhiều và khi lợi nhuận nhiều sẽ tạo ra khả năng để đầu tư tái sản xuất mở
rộng, tiếp tục phát triển quá trình sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn, ngược
lại làm ăn kém sẽ dẫn tới thua lỗ và phá sản là tất yếu.
- Lợi nhuận của doanh nghiệp là toàn bộ phần quan trọng của thu nhập thuần
tuý của doanh nghiệp, là nguồn thu quan trọng của ngân sách nhà nước là cơ sở
để tăng thu nhập quốc dân của mỗi nước
- Lợi nhuận của doanh nghiệp có quan hệ chặt chẽ với các chỉ tiêu kinh tế – kỹ
thuật khác như chỉ tiêu về đầu tư, sản xuất, xử dụng các đầu vào, chỉ tiêu chi
phí và giá thành, chỉ tiêu đầu ra và các chính sách tài chính quốc gia v.v. Lợi
nhuận và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Tóm lại: Phấn đấu tăng lợi nhuận là đòi hỏi tất yếu của quá trình kinh
doanh và là mục tiêu của các doanh nghiệp.

Báo cáo thực tập tốt nghiệp
2.1.3. Bản chất của hiệu quả kinh doanh
Theo PGS. PTS Phạm Hữu Huy bản chất của hiệu quả kinh doanh là:
Bản chất của hiệu quả kinh doanh là nâng cao năng suất lao động xã hội
và tiết kiệm lao động xã hội. Đây là hai mặt có mối quan hệ mật thiết của vấn
đề hiệu quả kinh tế. Chính việc khan hiếm nguồn lực và việc sử dụng chúng có
tính cạnh tranh nhằm thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của xã hội đặt ra nhu
cầu khai thác hiệu quả và tận dụng triệt để và tiết kiệm các nguồn lực. Để đạt
được mục tiêu kinh doanh, các doanh nghiệp phải chú trọng các điều kiện nội
tại, phát huy năng lực, hiệu năng của các yếu tố sản xuất và tiết kiệm mọi chi
phí
2.2. Phân loại của hiệu quả kinh doanh.

Trong công tác quản lý, phạm trù hiệu quả kinh doanh được biểu hiện
dưới các dạng khác nhau. Mỗi dạng có những đặc trưng và ý nghĩa cụ thể hiệu
quả theo hướng nào đó. Việc phân chia hiệu quả kinh doanh theo các tiêu thức
khác nhau có tác dụng thiết thực cho công tác quản lý kinh doanh. Nó là cơ sở
để xác định các chỉ tiêu và định mức hiệu quả kinh doanh để từ đó có biện pháp
nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
a) Hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế quốc dân.
Theo GS Đỗ Hoàng Toàn hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế quốc dân là:
Hiệu quả tài chính còn gọi là hiệu quả sản xuất kinh doanh hay hiệu quả
doanh nghiệp là hiệu quả xem xét trong phạm vi doanh nghiệp. Hiệu quả tài
chính phản ánh mối quan hệ lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp nhận được và chi
phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được lợi ích kinh tế đó. Hiệu quả tài
chính là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư. Biểu
hiện chung của hiệu quả doanh nghiệp là lợi nhuận mà mỗi doanh nghiệp đạt
được. Tiêu chuẩn cơ bản của hiệu quả này là lợi nhuận cao nhất và ổn định.
Hiệu quả kinh tế quốc dân hay còn gọi là hiệu kinh tế xã hội tổng hợp
xét trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế. Hiệu quả kinh tế quốc dân mà doanh
nghiệp mang lại cho nền kinh tế quốc dân là sự đóng góp của doanh nghiệp vào
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
phát triển xã hội, tích luỹ ngoại tệ, tăng thu ngân sách, giải quyết việc làm, tăng
thu nhập, cải thiện đời sống cho người lao động
Hiệu quả tài chính là mối quan tâm của các doanh nghiệp hoặc các nhà
đầu tư. Hiệu quả kinh tế quốc dân mối quan tâm của toàn xã hội mà đại diện là
nhà nước Hiệu quả tài chính được xem xét theo quan điểm doanh nghiệp, hiệu
quả kinh tế quốc dân xem xét theo quan điểm toàn xã hội. Quan hệ giữa hiệu
quả tài chính và hiệu quả kinh tế quốc dân là mối quan hệ giữa lợi ích bộ phận
với lợi ích tổng thể, giữa lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể và toàn xã hội. Đó là
quan hệ thống nhất có mâu thuẫn. Trong quản lý kinh doanh không những cần
tính hiệu quả tài chính doanh nghiệp mà còn phải tính đến hiệu quả kinh tế xã
hội của doanh nghiệp đem lại cho nền kinh tế quốc dân. Hiệu quả kinh tế quốc

dân chỉ đạt được trên cơ sở hoạt động có hiệu quả của các doanh nghiệp trong
nền kinh tế. Các doanh nghiệp phải quan tâm đến hiệu quả kinh tế xã hội đó
chính là tiền đề cho doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả. Để doanh nghiệp
quan tâm đến hiệu quả kinh tế xã hội nhà nước phải có chính sách đảm bảo kết
hợp hài hoà lợi ích xã hội với lợi ích doanh nghiệp và lợi ích cá nhân.
b) Hiệu quả chi phí xã hội.
Theo GS Đỗ Hoàng Toàn hiệu quả chi phí xã hội là:
Hoạt động của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng gắn với môi trường và thị
trường kinh doanh của nó. Doanh nghiệp nào cũng căn cứ vào thị trường để
giải quyết các vấn đề then chốt: Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản
xuất cho ai?
Mỗi doanh nghiệp đều tiến hành sản xuất kinh doanh của mình trong
điều kiện cụ thể về tài nguyên trình độ trang thiết bị kỹ thuật, trình độ tổ chức
quản lý lao động quản lý kinh doanh. Họ đưa ra thị trường sản phẩm với chi
phí cá biệt nhất định và người nào cũng muốn tiêu thụ hàng hoá của mình với
giá cao nhất. Tuy vậy khi đưa hàng hoá của mình ra thị trường, họ chỉ có thể
bán sản phẩm của mình theo giá thị trường nếu chất lượng sản phẩm của họ là
tương đương. Bởi vì thị trường chỉ chấp nhận mức hao phí xã hội cần thiết
trung bình để sản xuất ra một đơn vị hàng hoá. Quy luật giá trị đặt tất cả các
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
doanh nghiệp với một mức chi phí khác nhau trên cùng một mặt bằng trao đổi,
thông qua mức giá cả thị trường.
Suy cho cùng chi phí bỏ ra là chi phí xã hội, nhưng tại mỗi doanh
nghiệp chúng ta cần đánh giá hiệu quả kinh doanh, thì hao phí lao động xã hội
thể hiện dưới dạng cụ thể:
- Giá thành sản xuất.
- Chi phí sản xuất.
Bản thân mỗi loại chi phí lại được phân chia chi tiết hơn. Đánh giá hiệu
quả kinh doanh không thể không đánh giá tổng hợp các chi phí trên đây, và cần
thiết đánh giá hiệu quả của từng loại chi phí.

c) Hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả tương đối.
Theo GS Đỗ Hoàng Toàn hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả tương đối là:
Hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả tương đối là hai hình thức biểu hiện mối
quan hệ giữa kết quả và chi phí. Trong đó hiệu quả tuyệt đối được đo bằng hiệu
số giữa kết quả và chi phí. Hiệu quả tương đối được đo bằng tỷ số giữa kết quả
và chi phí.
Trong công tác quản lý kinh doanh việc xác định hiệu quả nhằm mục
tiêu cơ bản:
+ Để thể hiện và đánh giá trình độ sử dụng các nguồn lực trong hoạt
động kinh doanh
+ Phân tích luận chứng kinh tế của các phương án khác nhau trong việc
thực hiện một nhiệm vụ cụ thể đó để lựa chọn phương án tối ưu nhất.
Người ta xác định hiệu quả tuyệt đối khi phải bỏ chi phí ra để thực hiện
một phương án quyết định nào đó. Để biết rõ chi phí bỏ ra sẽ thu được bao
nhiêu lợi ích cụ thể và mục tiêu cụ thể là gì, từ đó quyết định bỏ tiền ra thực
hiện phương án hay quyết định kinh doanh phương án đó không. Vì vậy, trong
công tác quản lý kinh doanh, bất cứ việc gì đòi hỏi chi phí, dù một phương án
lớn hay một phương án nhỏ đều cần phải tính hiệu quả tuyệt đối.
d) Hiệu quả trước mắt và lâu dài.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Căn cứ vào lợi ích nhận được trong các khoảng thời gian dài hay ngắn
mà người ta đưa ra xem xét đánh giá hiệu quả trước mắt và hiệu quả lâu dài.
Lợi ích trong hiệu quả trước mắt là hiệu quả xem xét trong thời gian ngắn. Hiệu
quả lâu dài là hiệu quả dược xem xét đánh giá trong một khoảng thời gian dài.
doanh nghiệp cần phải xem xét thực hiện các hoạt động kinh doanh sao cho nó
mang lại lợi ích trước mắt cũng như lâu dài cho doanh nghiệp. Phải kết hợp hài
hoà lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài, không được chỉ vì lợi ích trước mắt mà
làm thiệt hại đến lợi ích lâu dài của doanh nghiệp. (GS Đỗ Hoàng Toàn,1994).
2.3. Vai trò của nâng cao hiệu quả kinh doanh đối với các doanh nghiệp.
2.3.1. Hiệu quả kinh doanh là mục tiêu của kinh doanh.

Theo GS Đỗ Hoàng Toàn mục tiêu bao trùm và lâu dài của mọi doanh
nghiệp là tạo ra lợi nhuận , tối ưu hoá lợi nhuận trên cơ sở nguồn lực sẵn có.
Để đạt được mục tiêu này doanh nghiệp sử dụng nhiều phương pháp khác
nhau. Trong đó hiệu quả kinh doanh là một trong những mục đích mà nhà quản
lý kinh tế kinh doanh muốn vươn tới và đạt tới. Việc xem xét, đánh giá tính
toán hiệu quả kinh doanh không chỉ cho biết sử dụng các nguồn lực vào các
hoạt động kinh doanh ở mức độ nào mà còn cho phép nhà quản trị phân tích
tìm ra các nhân tố để đưa ra các biện pháp quản trị kinh doanh thích hợp trên cả
hai phương diện: tăng kết quả và giảm chi phí sản xuất kinh doanh, nhằm nâng
cao hiệu quả kinh doanh. Bản chất của hiệu quả kinh doanh chỉ rõ trình độ sử
dụng nguồn lực vào kinh doanh: trình độ sử dụng nguồn lực kinh doanh càng
cao, các doanh nghiệp càng có khả năng tạo ra kết quả cao trong cùng một
nguồn lực đầu vào hoặc tốc độ tăng của kết quả lớn hơn so với tốc độ tăng của
việc sử dụng nguồn lực đầu vào. Do đó, trên phương diện lý luận và thực tiễn
phạm trù hiệu quả kinh doanh đóng vai trò rất quan trọng trong việc so sánh
đánh giá phân tích kinh tế nhằm tìm ra một giải pháp tối ưu nhất đưa ra phương
pháp đúng đắn nhất để đạt được mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận. Như vậy, hiệu
quả kinh doanh không những là mục tiêu mục đích của các nà kinh tế, kinh
doanh mà còn là một phạm trù để phân tích đánh giá trình độ dụng các yếu tố
đầu vào nói trên.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
2.3.2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu kinh doanh.
Theo GS Đỗ Hoàng Toàn kinh doanh cái gì? Kinh doanh như thế nào?
Kinh doanh cho ai? chi phí bao nhiêu? Câu hỏi này sẽ không thành vấn đề nếu
nguồn lực đầu vào của sản xuất kinh doanh là không hạn chế; người ta sẽ
không cần nghĩ tới vấn đề sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các nguồn đầu vào
nếu nguồn lực là vô tận. Nhưng nguồn lực kinh doanh là hữu hạn. Trong khi đó
phạm trù nhu cầu con người là phạm trù vô hạn: không có giới hạn của sự phát
triển các nhu cầu - hàng hoá dịch vụ cung cấp cho con người càng nhiều, càng
phong phú, càng có chất lượng càng cao càng tốt. Do vậy, của cải càng khan

hiếm lại càng khan hiếm hơn theo cả nghĩa tuyệt đối và nghĩa tương đối của nó.
Khan hiếm nguồn lực đòi hỏi bắt buộc con người phải nghĩ đến việc lựa chọn
kinh tế, khan hiếm càng tăng nên dẫn tới vấn đề lựa chọn tối ưu ngày càng đặt
ra nghiêm túc và ngay gắt. Thực ra khan hiếm mới chỉ là điều kiện cần để lựa
chọn kinh tế, nó bắt buộc lựa chọn con người phải lựa chọn kinh tế. Chúng ta
biết rằng lúc đầu dân cư còn ít mà của cải trên trái đất còn phong phú, chưa bị
cạn kiệt vì khai thác và sử dụng: lúc đó con người chỉ chú ý phát triển theo
chiều rộng. Điều kiện đủ cho việc lựa chọn kinh tế là cùng với sự phát triển
nhân loại thì càng ngày người ta càng tìm ra nhiều phương pháp sản xuất kinh
doanh. Vì vậy, cho phép cùng một nguồn lực đầu vào nhất định người ta làm
nhiều công việc khác nhau. Điều này cho phép các doanh nghiệp có khả năng
lựa chọn kinh tế: lựa chọn kinh tế tối ưu. Sự lựa chọn này sẽ mang lại cho
doanh nghiệp hiệu quả kinh doanh cao nhất, thu được nhiều lợi ích nhất. Giai
đoạn phát triển theo chiều rộng nhường chỗ cho phát triển theo chiều sâu: sự
phát triển theo chiều sâu nhờ vào nâng cao của hiệu quả kinh doanh.
Như vậy, nâng cao hiệu quả kinh doanh là nâng cao khả năng sử dụng
các nguồn lực có sẵn của doanh nghiệp để đạt được sự lựa chọn tối ưu. Trong
điều kiện khan hiếm nguồn lực thì việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là điều
kiện sống còn đặt ra đối với doanh nghiệp trong quá trình tiến hành các hoạt
động kinh doanh.
Tuy nhiên, sự lựa chọn kinh tế của các doanh nghiệp trong cơ chế kinh
tế khác nhau là không giống nhau: Trong cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
trung, việc lựa chọn kinh tế thường không đặt ra cho mọi cấp xí nghiệp mọi
quyết định kinh tế sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? sản xuất cho ai? đều
được giải quyết ở trung tâm duy nhất. Các đơn vị kinh doanh cơ sở tiến hành
các hoạt động của mình theo sự chỉ đạo từ một trung tâm vì vậy mục tiêu cao
nhất của các đơn vị này là hoàn thành kế hoạch nhà nước giao. Do hạn chế nhất
định của cơ chế kế hoạch hoá tập trung cho nên không những các đơn vị kinh
tế cơ sở ít quan tâm đến hiệu quả kinh tế của mình mà trong nhiều trường hợp

các đơn vị kinh tế hoàn thành kế hoạch bằng mọi giá.
Hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trường, môi trường cạnh tranh
gay gắt, nâng cao hiệu quả kinh doanh là điều kiện tồn tại của doanh nghiệp.
Trong cơ chế thị trường việc giải quyết vấn đề: sản xuất cái gì? sản xuất
như thế nào? sản xuất cho ai? được dựa trên cơ sở quan hệ - cung cầu, giá cả
thị trường, cạnh tranh và hợp tác Các doanh nghiệp phải tự đặt ra các quyết
định kinh doanh của mình, tự hạch toán lỗ lãi, lãi nhiều hưởng nhiều lãi ít
hưởng ít, không có lãi sẽ đi đến phá sản doanh nghiệp. Do đó mục tiêu lợi
nhuận trở thành một trong những mục tiêu quan trọng nhất, mang tính sống còn
của doanh nghiệp.
Mặt khác trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp phải cạnh tranh
để tồn tại và phát triển. Môi trường cạnh tranh càng gay gắt, trong cuộc cạnh
tranh đó có những doanh nghiệp vẫn đứng vững và phát triển, bên cạnh đó
không ít doanh nghiệp bị thua lỗ, giải thể, phá sản. Để đứng vững trên thị
trường các doanh nghiệp luôn phải chú ý tìm mọi cách giảm chi phí sản xuất
kinh doanh, nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thị trường nhằm tối đa hoá
lợi nhuận. Các doanh nghiệp thu được lợi nhuận càng cao càng tốt. Như vậy,
để đạt được hiệu quả kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh doanh luôn là vấn
đề quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp và trở thành vấn đề sống còn để
doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
2.4. Các nhân tố ảnh hưởng việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp.
Theo PGS. PTS Phạm Hữu Huy hiệu quả kinh tế trong các doanh nghiệp là một
chỉ tiêu chất lượng tổng hợp, nó có liên quan tới tất cảc các mặt hoạt động sản
xuất kinh doanh. Do đó nó chịu tác động của nhiều các nhân tố khác nhau ta có
thể đề cập tới một số nhân tố cơ bản sau:
a) Nhân tố đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp: Trong nề sản xuất
hàng hoá thị trường là một trong các yếu tố cơ bản quyết định quá trình tái sản
xuất. Thị trường đầu vào ảnh hưởng tới tính liên tục và tính hiệu quả của sản

xuất còn thị trường đầu ra quyết định quá trình tái sản xuất và tính hiệu quả
trong kinh doanh.
b) Nhân tố kỹ thuật công nghệ: Nhân tố này cho phép các doanh nghiệp
nâng cao năng xuất, chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Nhờ đó mà tăng khả
năng cạnh tranh, tăng vòng quay của vốn lưu động, tăng lợi nhuận, đảm bảo
thực hiện yêu cầu quy luật tái sản xuất mở rộng.
c) Nhân tố này đảm bảo cho dây chuyền sản xuất cân đối. Cho phép
doanh nghiệp khai thác tới mức tối đa các yếu tố vật chất trong sản xuất, nhờ
đó mà góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Nhân tố quản lý: Nhân tố này cho phép doanh nghiệp sử dụng hợp lý và
tiết kiệm các yếu tố vật chất trong quá trình sản xuất kinh doanh, giúp lãnh đạo
doanh nghiệp đề ra các quyết định về chỉ đạo sản xuất kinh doanh chính xác và
kịp thời, tạo ra những động lực to lớn để kích thích sản xuất phát triển.
Nhân tố về vận dụng các đòn bẩy kinh tế: Nhân tố này cho phép doanh
nghiệp khai thác một cách tối đa tiềm năng về lao động, tạo điều kiện cho mọi
người mọi khâu và bộ phận phát huy đầy đủ quyền chủ động sáng tạo trong sản
xuất và kinh doanh.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
2.5. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh.
(PGS. PTS Phạm Hữu Huy, 1998)
Chỉ tiêu Công thức tính
Nhóm chỉ tiêu đánh
giá hiệu quả xử dụng
lao động
Năng suất lao động Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ
Tổng số lao động bình quân trong kỳ
Kế quả sản xuất trên
một đồng chi phí tiền
lương
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ

Tổng số lao động bình quân trong kỳ
Lợi nhuận bình quân
của một lao động
Lợi nhuân trong kỳ
Tổng số lao động bình quân trong kỳ
Nhóm chỉ tiêu đánh
giá hiệu quả sử dụng
vốn cố định.
Sức sản xuất của vốn cố
định
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ
Số dư bình quân vốn cố định trong kỳ
Sức sinh lời của vốn cố
định
Lợi nhuận trong kỳ
Vốn cố định bình quân trong kỳ
Hiệu xuất xử dụng thời
gian làm việc của máy
Thời gian làm việc thực tế của máy móc thiết bị
Thời gian làm việc theo thiết kế
Nhóm chỉ tiêu đánh
giá hiệu quả xử dụng
vốn lưu động
Sức sản xuất của vốn
lưu động
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ
Vốn lưu động bình quân trong kỳ
Sức sinh lời của vốn lưu
động
Lợi nhuận trong kỳ

Vốn lưu động bình quân trong kỳ
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Số ngày luân chuyển 365 ngày
Số vòng quay vốn lưu động
Hệ số đảm nhiệm của
vốn
Vốn lưu động bình quân trong kỳ
Doanh thu tiêu thụ ( trừ thuế)
Nhóm chỉ tiêu đánh
giá hiệu quả kinh tế
tổng hợp
Doanh thu trên 1 đồng
vốn sản xuất
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ
Tổng chi phí sản xuất và tiêu thụ trong kỳ
Doanh thu trên 1 đồng
vốn sản xuất
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ
Vốn kinh doanh bình quân trong kỳ
Doanh lợi theo chi phí Lợi nhuận trong kỳ
Tổng chi phí sản xuất và tiêu thụ trong kỳ
Doanh lợi theo vốn sản
xuất
Lợi nhuận trong kỳ
Vốn kinh doanh bình quân trong kỳ
Doanh lợi theo doanh
thu thuần
Lợi nhuận trong kỳ
Doanh thu tiêu thụ thuần
Kết luận: Qua chương 2 ta có thể thấy rõ hơn các quan điểm về hiệu quả kinh

doanh và lơi nhuận của các doanh nghiệp, cách phân loại, vai trò, các nhân tố
và hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh và lợi nhuận.
Tuy còn có nhiều các quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh doanh và lợi
nhuận những nhìn chung các quan điểm đó đều có cùng một bản chất giống
nhau. Để có thể hiểu rõ hơn về hiệu quả kinh doanh và lợi nhuận tại công ty ta
hãy chuyển sang chương 3 để có thể xem xét một cách cụ thể và chi tiết hơn về
vấn đề hiệu quả kinh doanh và lợi nhuân tại công ty.
CHƯƠNG 3
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH
Ở CÔNG TY DƯỢC HẢI PHÒNG
I. Đánh giá chung tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Dược Hải Phòng:
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Để tìm hiểu yếu tố tích cực và kết quả kinh doanh đã đạt được cũng như
những mặt còn hạn chế trong năm qua của Công ty Dược Hải Phòng, ta đi phân
tích cụ thể 4 nhóm chỉ tiêu chủ yếu sau đây:
- Nhóm chỉ tiêu về sản lượng.
- Nhóm chỉ tiêu về tài chính.
- Nhóm chỉ tiêu về lao động tiền lương.
- Nhóm về quan hệ ngân sách.
II. Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty Dược Hải
Phòng:
Được thành lập năm 1993 tính đến nay Công ty Dược HảI Phòng đã có 15
năm xây dựng và trưởng thành, vượt qua nhiều khó khăn và thử thách trong cơ
chế bao cấp cũng như cơ chế thị trường, Công ty đã không ngừng tăng trưởng.
Là một doanh nghiệp nhà nước nên mọi hoạt động của Công ty đều sự chi phối,
điều tiết của Nhà nước. Chính điều này đã kìm hãm sự năng động và phát triển
của Công ty trong nhiều năm bao cấp. Từ khi chuyển sang cơ chế thị trường
Công ty đã đổi mới phương thức hoạt động kinh doanh, dám nghĩ, dám làm,
mở rộng thêm nhiều chi nhánh tại các tỉnh, thành phố lớn trên cả nước từ

Quảng Ninh đến Nghệ An, cho đến TP Hồ Chí Minh, uy tín của Công ty ngày
một nâng cao trên thị trường.
Trong năm qua, bằng nội lực phấn đấu, bằng ý chí và quyết tâm của Ban
giám đốc cùng toàn thể CBCNV trong Công ty, mặc dù năm 2008 thị trường có
nhiều biến động, giá thuốc của một số hãng tăng cao, song Công ty đã đạt được
những kết quả đáng khích lệ, điều đó được thông qua bảng “Tình hình thực
hiện một số chỉ tiêu kinh doanh chủ yếu của Công ty Dược Hải Phòng”, cụ thể
như sau:
1. Chỉ tiêu về sản lượng.
Chỉ tiêu
Đơn vị
tính
Thực hiện Chênh lệch
tuyệt đối
So sánh
tương
Năm 2008 Năm 2009
Mặt hàng Công ty sản Lọ 145,000,000 149,565,000 4,565,000 103.15
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
xuất
Mặt hàng Mỹ phẩm Tuýp 98,000,000 102,000,000 4,000,000 104.08
Tổng cộng 243,000,000 251,565,000 8,565,000 103.52
Là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng, phản ánh rõ nét tình hình sản xuất kinh
doanh của doanhnghiệp qua một số năm.
Năm 2008 là: 243.000.000 Lọ
Năm 2009 là: 251.565.000 Tuýp
Giá trị sản lượng của Công ty năm 2009 tăng so với năm 2008 số tuyệt đối
là 8.565.000 và số tương đối là 103,52%. Điều đó nói lên sự tăng trưởng kinh
tế của Công ty là rất lớn.
- Công ty đã mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường

hoạt động và ngày càng đa dạng hoá các sản phẩm của mình nhằm đáp ứng nhu
cầu tiêu dùng của người dân. Bên cạnh đó Công ty không ngừng phát triển các
hoạt động kinh doanh thương mại tối đa hoá lợi nhuận, cải thiện điều kiện làm
việc nâng cao đời sống của người lao động.
- Do năng suất lao động tăng dẫn tới giá trị sản lượng tăng, do các yếu tố
về thị trường. Trong những năm gần đây tốc độ phát triển của Công ty ngày
càng cao đáp ứng được yêu cầu về công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước và
đáp ứng với yêu cầu hội nhập phát triển của nền kinh tế đất nước. Mặt khác
Công ty luôn chú trọng đến việc đầu tư trang thiết bị máy móc nhằm nâng cao
quá trình sản xuất kinh doanh, mặt hàng chủ yếu của Công ty là các mặt hàng
thuốc như Dầu gan cá, thuốc nhỏ mắt Ofatin, thuốc ho Tri mẫu,… vì thế nên
Công ty luôn đặt chất lượng thuốc lên hàng đầu để đáp ứng được nhu cầu về
thuốc của khắp các tỉnh thành, từ đồng bằng đến miền núi, biên giới và hải đảo.
- Khi cơ chế thị trường thay đổi cũng là lúc gặp không ít khó khăn về vốn
và về thị trường tiêu thụ nhưng với sự thay đổi vè cung cách quản lý, tổ chức
sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu đa dạng hoá các mặt hàng, tìm kiếm bạn
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
hàng mới… đã đem lại cho Công ty một kết quả đáng mừng. Công ty đã lập
cho mình một mạng lưới tiêu thụ phù hợp với từng mặt hàng.
- Một nhân tố khác góp phần làm tăng giá trị sản lượng của Công ty là quá
trình tổ chức quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh một cách khoa học của
Ban lãnh đạo Công ty cũng như sự năng động sáng tạo, nhiệt tình của toàn thể
cán bộ công nhân viên toàn Công ty. Tuy nhiên Công ty cũng cần phải nghiên
cứu các nguyên nhân và nhân tố tác động đến giá trị sản xuất, sao cho sản
phẩm của Công ty luôn đạt được uy tín với khách hàng, bên cạnh việc thúc đẩy
bán hàng Công ty cũng cần phải chú trọng đến việc thu hồi vốn nhanh để đảm
bảo cho việc sản xuất kinh doanh đạt được hiệu quả cao.
-Hơn nữa, để có thể tồn tại và phát triển mỗi doanh nghiệp phải tìm cho
mình một chiến lược kinh doanh phù hợp với yêu cầu thị trường. Nên đầu tư
đúng hướng cho sản xuất kinh doanh, xem xét kỹ đến khả năng cạnh tranh của

thị trường. Mặt khác cần phải mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, chuyển
hướng đầu tư thêm các ngành nghề mới để đảm bảo cho sản xuất kinh doanh
được liên tục, cần phải quan tâm đến đời sống của cán bộ công nhân viên trong
Công ty và người lao động, tăng cường khuyến khích bằng lợi ích vật chất để
họ yên tâm công tác và phục vụ lâu dài cho Công ty.
a, Sản lượng về mặt hàng sản xuất của Công ty:
- Sản lượng về mặt hàng do Công ty sản xuất năm 2008 là: 145.000.000 lọ
- Sản lượng về mặt hàng do Công ty sản xuất năm 2009 là: 149.565.000 lọ
Qua số liệu trên ta thấy tổng sản lượng của mặt hàng do Công ty sản xuất
năm 2008 tăng một lượng tuyệt đối so với năm 2009 là 4.565.000 lọ và số
tương đối là 103,15%. Đây là dấu hiệu khả quan cho tình hình sản xuất kinh
doanh của Công ty. Những nguyên nhân làm tăng là:
-Công ty đã hoàn thành việc đầu tư lắp ráp dây chuyền sản xuất thuốc và
khu nhà xưởng mới ở Kiến An - Hải Phòng nên đã tăng rõ rệt năng suất và sản
lượng mặt hàng thuốc của công ty. Với khu nhà xưởng mới hoàn thành, công ty
đã tăng đáng kể năng suất lao động, giảm số giờ nghỉ không sản xuất cũng như
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
tiết kiệm được những chi phí phát sinh trước đây khi phải sử dụng hệ thống
máy móc thiết bị cũ, lạc hậu.
-Công ty đã tăng cường công tác điều tra nghiên cứu thị trường để có
những chính sách phù hợp về giá và lựa chọn những mặt hàng có tính mũi
nhọn, đột phá đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước, đảm bảo cung cấp
cho thị trường những mặt hàng thuốc đảm bảo chất lượng với giá cả hợp lý.
-Hiện nay Bộ Y tế đã đồng ý cho các doanh nghiệp tự quyết định giá thuốc
(nhưng phải niêm yết công khai giá), nên công ty đã kịp thời có những chính
sách điều chỉnh giá linh hoạt, có chế độ khuyến mãi, thưởng cho các đại lý nên
đã mở rộng được mạng lưới bán hàng đồng thời thúc đẩy sự năng động của các
đại lý và các trình dược viên trong quá trình giới thiệu, tư vấn, bán và hướng
dẫn sử dụng thuốc.
-Một nguyên nhân khách quan nữa làm tăng sản lượng mặt hàng thuốc do

công ty sản xuất là hiện nay người tiêu dùng trong nước, qua các thông tin trên
các phương tiện thông tin đại chúng và qua tư vấn của bác sĩ, dược sĩ, đã hiểu
rõ thêm về chất lượng thuốc nội. Do đó người tiêu dùng đã có nhiều sự lựa
chọn phù hợp khi sử dụng thuốc, phù hợp với điều kiện kinh tế và tình trạng
sức khoẻ bản thân. Đặc biệt với những loại thuốc bổ hay với những bệnh nhẹ,
mãn tính, người tiêu dùng đều ưu tiên sử dụng thuốc nội.
Những nguyên nhân trên là cơ sở cho sự phát triển và tăng sản lượng các
mặt hàng thuốc do công ty sản xuất. Tuy nhiên, công ty cần tiếp tục mở rộng
hơn nữa hệ thống bán hàng, tìm kiếm các thị trường mới, bạn hàng mới. Đồng
thời không ngừng đầu tư để sản xuất thêm các mặt hàng đảm bảo về chất
lượng, giá cả hợp lý để tiếp tục khẳng định thương hiệu HAIPHARCO. Công
ty cũng sẽ phải chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các công ty dược phẩm nước
ngoài và các công ty dược lớn trong nước như Traphaco, Đông dược bảo long
… nên cần tiếp tục có chính sách động viên khuyến khích người lao động và
thu hút cán bộ có năng lực để tiếp tục mở rộng sản xuất và kinh doanh.
b, Sản lượng về mặt hàng Mỹ phẩm:

×