Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

phân tích tình hình tài chính, kinh tế, xã hội dự án đầu tư tàu vận chuyển gạo tuyến sài gòn- malaysia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (372.91 KB, 49 trang )

THIẾT KẾ QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ.
LỜI NÓI ĐẦU.
Hiện nay có thể nhận thấy một điều, nền kinh tế thế giới đang từng bước cho thấy
xu hướng phát triển không ngừng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Và trong nền kinh tế
hiện nay, mỗi doanh nghiệp đóng vai trò như là một thành phần cấu thành lên chỉnh
thể ấy. Doanh nghiệp có lớn mạnh thì đất nước mới phát triển. Đó cũng như là một
điều kiện để giúp các quốc gia nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế. Tuy
nhiên để thành lập một doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn, sao cho làm
ăn có hiệu quả không phải là vấn đề đơn giản. Để giải quyết vấn đề này, chúng ta cần
thiết phải tiến hành lập dự án đầu tư để đánh giá hiệu quả tài chính, kinh tế, xã hội của
dự án. Cũng thông qua đó chúng ta sẽ lựa chọn được một dự án có hiệu quả không chỉ
đối với nhà đầu tư mà còn đối với toàn bộ nền kinh tế. Xét trên mọi góc độ của nền
kinh tế cũng như về phía các nhà đầu tư, thì công tác lập dự án đầu tư là vô cùng cần
thiết và quan trọng quyết định bước đầu sự thành công của một dự án trong tương lai.
Có thể nói, trong khi nền kinh tế ngày một phát triển thì đã kéo theo đó là một loại
các hệ quả tất yếu, một trong số đó là việc phát triển song song ngành vận tải cùng với
tiến trình phát triển của nền kinh tế. Và vận tải cũng đang trở thành một trong những
nghành mũi nhọn, và đặc biệt là nghành vận tải biển. Đứng trước vấn đề đó, cùng với
những kiến thức đã học, em đã có nhiệm vụ tìm hiểu và nghiên cứu giải quyết đề tài:
Phân tích tình hình tài chính, kinh tế, xã hội dự án đầu tư tàu vận chuyển Gạo
tuyến Sài Gòn- Malaysia. Thời kỳ phân tích 10 năm.
Những nội dung cơ bản sẽ được giải quyết là:
1. Tổng quan về dự án đầu tư.
2. Lập phương án kinh doanh.
3. Phân tích tính khả thi về tài chính của từng phương án, chọn phương án đầu tư.
4. Phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội của dự án đã được lựa chọn.
Sinh Viên: VŨ QUANG VINH
Lớp: QTK47-ĐH
1
THIẾT KẾ QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ.
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ.


1.1. MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ.
1.1.1. KHÁI NIỆM ĐẦU TƯ.
Đầu tư là quá trình sử dụng vốn đầu tư, nhằm tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất
mở rộng các cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế nói chung, của các địa phương,
các nghành, các cơ sở kinh doanh nói riêng.
Theo luật đầu tư thì đầu tư là việc nhà đầu tư vốn bằng tiền và các loại tài sản hữu
hình, vô hình để hình thành nên tài sản, tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định
của luật đầu tư.
1.1.2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐẦU TƯ.
- Đối với chủ đầu tư: Mục đích của công cuộc đầu tư là mang lại lợi nhuận hay
một lợi ích nào đó.
- Đối với nền kinh tế mà đại diện là nhà nước, lợi ích mang lại là lợi ích kinh tế,
chính trị, xã hội.
1.1.3. KHÁI NIỆM DỰ ÁN ĐẦU TƯ.
Đứng trên những phương diện khác nhau, góc độ khác nhau sẽ có những khái
niệm khác nhau về dự án đầu tư:
a. Theo hình thức: Dự án đầu tư là một tập hồ sơ, tài liệu, trình bày một cách chi
tiết, có hệ thống các hoạt động cà chi phí theo một kế hoạch nhằm đạt được kết
quả và thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai.
b. Theo góc độ kế hoạch hoá: Dự án đầu tư là một công cụ thể hiện kế hoạch chi
tiết một công cuộc sản xuất, kinh doanh, làm tiền đề cho việc ra quyết định đầu
tư và tài trợ.
c. Theo góc độ quản lý: Dự án đầu tư là một công cụ quản lý vốn, vật tư, lao
động nhằm tạo ra kết quả tài chính, kinh tế, xã hội trong một thời gian dài.
d. Theo nội dung: Dự án đầu tư là tập hợp các hoạt động có liên quan đến nhau,
được kế hoạch hoá nhằm đạt được mục tiêu bằng việc tạo ra kết quả trong thời
gian nhất định.
e. Theo luật đầu tư: Dự án đầu tư là tập hợp các đề xuất bỏ vốn trung và dài hạn
để tiến hành các hoạt động đầu tư trên địa bàn cụ thể, trong thời gian xác định.
1.1.4. ĐẶC ĐIỂM CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ.

- Dự án không phải là một ý định hay một phác thảo mà nó có tính cụ thể với
mục tiêu nhất định, nhằm đáp ứng nhu cầu nhất định.
Sinh Viên: VŨ QUANG VINH
Lớp: QTK47-ĐH
2
THIẾT KẾ QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ.
- Dự án không phải là những nghiên cứu trừu tượng, nghiên cứu ứng dụng mà
nó phải cấu trúc lên một thực thể mới, một thực tế trước đây chưa có nguyên
bản tương đương.
- Dự án khác với dự báo: Đối với dự báo, người làm dự báo không có ý định can
thiệp vào những khả năng sẽ xảy ra. Còn dự án đòi hỏi phải có sự tác động tích
cực của các bên tham gia. Dự án được xây dựng trên cơ sở dự báo khoa học.
Vì có liên quan tới thực tế trong tương lai nên bất kỳ dự án nào cũng có độ bất
định và rủi ro có thể xảy ra.
1.1.5. VAI TRÒ CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ.
- Dự án đầu tư góp phần vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế, xã hội trong cả
nước, đóng góp vào việc làm tăng tổng sản phẩm xã hội, vào mức tăng trưởng
của nền kinh tế thông qua phần giá trị gia tăng.
- Do mở ra những hoạt động sản xuất kinh doanh mới và tạo ra những việc làm
mới, giảm tỷ lệ thất nghiệp cho nền kinh tế.
- Là công cụ để thực hiện mục tiêu phân phối qua những tác động của dự án đến
điều tiết thu nhập đối với từng nhóm dân cư, từng khu vực.
- Ảnh hưởng tích cực đến môi trường, như tạo ra môi trường kinh tế năng động,
đẩy mạnh giao lưu kinh tế giữa các vùng, địa phương.
- Góp phần thực hiện các mục tiêu khác vào nền kinh tế, như xây dựng, củng cố,
nâng cấp kết cấu hạ tầng, làm thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực.
1.2. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG TÁC ĐỘNG ĐẾN DỰ ÁN
ĐẦU TƯ.
1.2.1. ĐẶC ĐIỂM HÀNG HOÁ.
- Có tính hút ẩm, dễ mốc và biến chất.

- Tính phân hoá do ảnh hưởng của khí hâu:
+) Phân hoá vật lý: Dễ bị tác động của môi trường bảo quản và vận chuyển, đặc biệt
là chịu tác động từ môi trường có độ ẩm cao và nhiệt độ nóng hơn mức bình thường.
+) Phân hoá hoá học: Chủ yếu do hút ẩm trong không khí làm biến đổi các chất hữu
cơ trong gạo để hình thành chất mới, vì vậy nó làm giảm chất lượng và hàm lượng các
chất vốn có ban đầu trong gạo. Ngoài ra còn chịu nhiều ảnh hưởng của nhiệt độ cao,
dễ làm gạo bị biến chất, gây hư hại đến chất lượng gạo.
+) Diện tích kho chứa to hay nhỏ là tuỳ thuộc vào lượng hàng, máy xếp dỡ, thiết bị
xếp dỡ.
Sinh Viên: VŨ QUANG VINH
Lớp: QTK47-ĐH
3
THIẾT KẾ QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ.
+) Điều kiện bảo quản phải trong kho kín, khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào
hàng hóa. Bên cạnh đó cần có hệ thống kiểm soát điều chỉnh nhiệt độ bảo quản thích
hợp.
1.2.2. ĐẶC ĐIỂM TUYẾN ĐƯỜNG.
Tuyến đường Sài Gòn- Malaysia dài 621 hải lý = 1.150 km. (1 hải lý = 1.852 km)
Tuyến đường Sài Gòn- Malaysia nằm trong tuyến đường Việt Nam- Đông Nam Á.
Vùng biển Đông Nam Á nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, đặc biệt là mưa nhiều,
chịu ảnh hưởng rất lớn bởi gió mùa và khu vực này nằm trong vùng nhiệt đới, xích
đạo. Khí hậu vùng biển này mang đặc điểm tương tự như vùng biển Việt Nam, cụ thể
là:
- Từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, càng
xuống phía Nam thì gió càng giảm dần nên không ảnh hưởng mấy tới sự đi lại
của tầu.
- Từ tháng 6 đến tháng 9, gió mùa Đông Nam thổi mạnh làm ảnh hưởng lớn đến
tốc độ của tầu, đồng thời vào mùa này lượng mưa khá lớn, hơn nữa vùng này
nhiều bão, nhất là vùng quần đảo Philippine.
- Về hải lưu: Trên tuyến đường này chịu ảnh hưởng của hai dòng hải lưư. Một

dòng từ phía Bắc chảy xuống và một dòng từ vịnh Thái Lan đi từ Nam lên Bắc,
sát bờ biển Malayxia qua bờ biển Campuchia, tuy nhiên tốc độ dòng chảy nhỏ
nên không làm ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của tầu thuyền.
- Về thuỷ triều: Hầu hết vùng biển Đông Nam Á có chế độ nhật triều, có biên độ
dao động tương đối lớn, từ 2 đến 5m.
- Về sương mù: Tại vùng biển này, vào sáng sớm và chiều tối có nhiều sương
mù.
1.2.3. ĐẶC ĐIỂM BẾN CẢNG.
1.2.3.1. CẢNG SÀI GÒN.
a. Điều kiện tự nhiên.
Cảng Sài Gòn nằm ở hữu ngạn sông Sài Gòn, có vĩ độ 10
0
48

Bắc và 106
0
42

kinh
độ Đông.
Sinh Viên: VŨ QUANG VINH
Lớp: QTK47-ĐH
4
THIẾT KẾ QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ.
Cảng nằm trên phạm vi dọc bờ dài hơn 2km và cách biển khoảng 83km.
Khu vực cảng Sài Gòn có chế độ nhật triều, biên độ dao động của mực nước triều
lớn nhất là 3.98m, lưu tốc dòng chảy là 1m/s
Từ cảng Sài Gòn đi ra biển có hai đường sông:
- Theo sông Sài Gòn ra vịnh Gành Ráy, qua sông Lòng Tảo, sông Nhà Bè và sông Sài
Gòn. Những con tầu có mớn nước khoảng 9m và chiều dài khoảng 210m đi lại dễ

dàng trên con đường này.
- Theo sông Soài Rạp, đường này dài hơn 18km, và cho phép tầu có mớn nước không
quá 6.5m đi qua.
Khí hậu thường không có biến động lớn.
- Hướng gió tháng 5 đến tháng 10 là Tây- Tây Nam, tốc độ trung bình là từ 3- 4m/s,
cực đại là 18-20m/s.
- Hướng gió từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau là gió đông có tốc độ trung bình là 4-
5m/s, cực đại là 18m/s.
b. Cầu tầu và kho bãi.
- Kho nhà Rồng có ba bến với tổng chiều dài 390m.
- Kho Khánh Hội có 11 bến từ bến K
0
đến bến K
10
, với tổng chiều dài 1264m. Về kho
bãi, khu Khánh Hội có 18 kho, với tổng diện tích 45,396m
2
và diện tích bãi 15,781
m
2
.
- Khu Nhà Rồng có diện tích kho 7,225m
2
và 3,500m
2
bãi. Tải trọng của kho thấp,
thường bằng 2T/m
2
. Các bãi chứa thường nằm sau kho, phổ biến là các bãi xen kẽ, ít
có bãi liên hoàn.

- Ngoài hệ thống bến, thì cảng Sài Gòn còn có hệ thống phao neo tầu gồm 6 phao ở
hữu ngạn sông Sài Gòn và 26 phao ở tả ngạn sông Sài Gòn. Cách 10 hải lý về phía hạ
lưu cảng Sài Gòn còn có 12 phao neo dành cho tầu chở hang dễ cháy.
Sinh Viên: VŨ QUANG VINH
Lớp: QTK47-ĐH
5
THIẾT KẾ QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ.
c. Các chi phí tại cảng Sài Gòn.
Các chi phí tại cảng Sài Gòn được tổng hợp thông qua bảng sau:
Khoản mục chi phí Đơn vị Giá
Chi phí bến cảng.
Tỷ đồng/1 lần
vào cảng
0.041
Chi phí đại lý
Tỷ đồng/1 lần
vào cảng
0.015
Xếp dỡ Tàu- Ôtô/Sà lan sử dụng cẩu tàu đồng/tấn 10,000
Xếp dỡ Tàu- Kho/bãi cảng sử dụng cẩu tàu đồng/tấn 18,000
Xếp dỡ Kho/Bãi cảng- Ôtô đồng/tấn 8,500
Giao nhận đồng/tấn 800
Lưu kho cảng đồng/tấn/ngày 1,500
Lưu bãi cảng đồng/tấn/ngày 1,000
d. Hệ thống trang thiết bị tại cảng Sài Gòn.
STT Thiết bị
Số
lượng
Công suất
01 Cẩu giàn xếp dỡ container 02

37 M outreach
35 MT under spreader
02 Cẩu khung 05 40 MT under spreader
03 Cẩu bờ di động
07 80~100 MT
01 45 MT
04 Cẩu bánh xích 18 18T - 120 MT
05 Cẩu di động trên ray 11 10~40 MT
06 Xe nâng các loại 15 10~45 MT
07 Xe ủi gạt 18 50Ps đến 70Ps
Sinh Viên: VŨ QUANG VINH
Lớp: QTK47-ĐH
6
THIẾT KẾ QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ.
1.2.3.2. CẢNG MALAYSIA
Cảng Pê Năng: Cảng nằm ở vĩ độ 5
0
25

Bắc và 120
0
22

kinh độ Đông.
Cảng có 2 cầu tàu, mỗi cầu dài 400 mét và 5 cầu với tổng chiều dài 8784 mét. Độ sâu
cảng từ -6,0 đến -9,0 mét cho phép tầu có trọng tải 9000 tấn ra vào dễ dàng.
Chế độ thủy triều của cảng là nhật triều.
Cảng có đầy đủ trang thiết bị xếp dỡ hàng bao, kiện, hòm, thùng,… với nâng trọng dưới
30 tấn.
Khả năng thông qua của cảng là hơn 1,5 triệu tấn/năm.

1.3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG ĐỐI VỚI SẢN PHẨM DO DỰ ÁN
LÀM RA.
1.3.1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KHÁCH HÀNG.
Khi dự án đi vào hoạt động thì đối tượng khách hàng chủ yếu của công ty sẽ là các đại
lý gạo lớn, các siêu thị, các nhà buôn lớn! Do cả hai nước Việt Nam và Malaysia đều là
những nước có đường bờ biển dài nên có nhiều thuận lợi cho việc giao thương bằng
đường biển. Việc đầu tư vận tải hàng hóa qua đường biển cũng theo đó mà phát triển
không ngừng. Đi đôi với tình hình lương thực thế giới những năm qua có nhiều thuận lợi
cho việc xuất khẩu, thị trường Malaysia được xem như là một thị trường khá an toàn và
cần được đầu tư khai thác. Bên cạnh những khách hàng lớn như Singapo, Triều Tiên, hay
tị trường xuất khẩu Châu Âu, thậm chí là cả thị trường Châu Phi, thì ngày nay, xu hướng
không ngừng tìm kiếm và mở rộng hơn nữa thị trường xuất khẩu đượng xem như là ưu
tiên số một. Có thể thấy, với lợi thế về chiều dài của đường bờ biển như hiện nay thì Việt
Nam sẽ còn tiến xa hơn nữa trên con đường phát triển và hội nhập giao thương quốc tế,
đặc biệt là qua con đường vận tải chủ yếu là đường biển.
1.3.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CẠNH TRANH.
Hiện nay trong cả nước có nhiều tầu chở gạo, tuy nhiên các tầu chở gạo chạy tuyến
Sài Gòn- Malaysia chỉ bao gồm một số lượng tàu khá hạn chế.
Cùng với xu thế phát triển mạnh mẽ của tất cả các ngành công nghiệp, ngành vận tải
biển cũng đang được quan tâm, chú trọng đầu tư không chỉ ở nước ta mà cả trên thế giới.
Sinh Viên: VŨ QUANG VINH
Lớp: QTK47-ĐH
7
THIẾT KẾ QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ.
Ở nước ta hiện nay, đồng bằng sông Cửu Long hàng năm sản xuất lượng lương thực lớn,
nhu cầu xuất khẩu mặt hàng này theo đó cũng tăng theo. Việc vận chuyển mặt hàng
lương thực bằng đường bộ hầu như chỉ thực hiện chủ yếu ở trong nước, còn việc xuất
khẩu hàng ra nước ngoài lại chủ yếu vận chuyển bằng đường biển. Hàng hóa vận chuyển
bằng đường biển đối với nước ta có thể nói là thuận lợi, bởi nước ta có đường bờ biển dài
dọc theo đất nước, do đó chi phí cho việc vận chuyển theo hình thức này thấp hơn so với

các hình thức khác. Chính những thuận lợi trên đây giúp cho ngành vận tải đường biển
của nước ta có cơ hội phát triển trong hiện tại và tương lai nên việc đầu tư tàu vận chuyển
hàng hóa sẽ có tính khả thi cao.
1.3.3. PHÂN TÍCH CÁC ĐỊNH CHẾ PHÁP LUẬT CÓ LIÊN QUAN.
- Các quy định của pháp luật về đầu tư.
- Các định chế pháp luật liên quan đến đầu tư phương tiện vận tải đường biển.
- Các quy định pháp luật về đầu tư tàu chở lương thực tuyến Việt Nam- Đông Nam
Á.
1.3.4. DỰ BÁO NHU CẦU ĐỐI VỚI SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN.
1.3.4.1. DỰ BÁO TỔNG NHU CẦU.
Nhu cầu vận chuyển gạo vào khoảng: 1000,000 tấn/ năm.
1.3.4.2. XÁC ĐỊNH NHU CẦU ĐÃ ĐƯỢC ĐÁP ỨNG.
Nhu cầu đã được đáp ứng vào khoảng: 750,000 Tấn/năm.
1.3.4.3. DỰ BÁO NHU CẦU DỰ ÁN SẼ PHỤC VỤ.
Dự báo nhu cầu mà dự án sẽ phục vụ là: 250,000 tấn/năm.
1.4. CÁC THÔNG TIN VỀ CHỦ ĐẦU TƯ.
1.4.1. CHỦ ĐẦU TƯ:
1.4.2. Công ty TNHH KyoHanayuki. Do ông Vũ Quang Vinh- giám đốc công ty, làm
đại diện.
1.4.3. TRỤ SỞ GIAO DỊCH.
Địa chỉ: Tràng Cát- Hải An- Hải Phòng.
Điện thoại: 0313270386. Fax: 0313270368.
Ngân hàng giao dịch: Ngân hàng ngoại thương Việt Nam: Vietcombank.
Sinh Viên: VŨ QUANG VINH
Lớp: QTK47-ĐH
8
THIẾT KẾ QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ.
Mã số thuế: 0977285069
1.4.4. Ý TƯỞNG ĐẦU TƯ.
1.4.4.1. ĐỐI TƯỢNG ĐẦU TƯ.

Tầu vận chuyển gạo tuyến Sài Gòn-Malaysia.
1.4.4.2. CÁC THÔNG SỐ CƠ BẢN VỀ ĐỐI TƯỢNG ĐẦU TƯ.
Công ty dự kiến đầu tư mua tầu theo một trong hai phương án, Tàu A và Tàu B.
Thông số của từng phương án được thể hiện thông qua bảng sau:
STT Chỉ tiêu Đơn vị Tàu A Tàu B
01 Trọng tải toàn bộ Tấn 8,000 12,000
02 Trọng tải thực chở Tấn 7,280 10,920
03 Dung tích đăng ký hữu ích RT 5,360 7,940
04 Tốc độ khai thác Km/h 26 24
05 Mức tiêu hao nguyên liệu ngày tầu chạy Tấn/ngày 19.6 21.4
06 Mức tiêu hao nguyên liệu ngày tầu đỗ Tấn/ngày 2.1 2.4
07 Giá trị đầu tư mua tầu Tỷ đồng 60 90
Sinh Viên: VŨ QUANG VINH
Lớp: QTK47-ĐH
9
THIẾT KẾ QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ.
1.4.4.3. PHƯƠNG THỨC ĐẦU TƯ.
Đầu tư đóng mới 100%.
1.4.4.4. NƠI THỰC HIỆN ĐẦU TƯ.
Nhà máy đóng tầu Hậu Giang thuộc tập đoàn VinaShin.
1.4.4.5. THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐẦU TƯ.
Dự kiến tầu sẽ đóng trong vòng một năm, sau khi đưa vào vận hành tầu sẽ được khai
thác trong vòng 10 năm.
1.4.4.6. NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ.
- Vay ngân hàng Hàng Hải 20%, lãi suất 10%/năm, trả đều trong 8 năm kể từ khi
đưa dự án vào vận hành.
- Vay ngân hàng Ngoại Thương 13%, lãi suất 0.7%/tháng, trả đều trong 7 năm kể từ
khi đưa dự án vào vận hành.
- Vay ngân hàng Đầu Tư Và Phát Triển 10%, lãi suất 2.3%/quý, trả đều trong 6 năm
kể từ khi dự án đưa vào vận hành.

- Còn lại là tự có.
1.4.4.7. DỤ KIẾN KHI DỰ ÁN ĐI VÀO VẬN HÀNH.
Dự kiến khi đưa vào vận hành, doanh thu hàng năm từ 140 đến 145 tỷ/năm, đóng góp
cho ngân sách nhà nước khoảng 20 đến 25 tỷ/năm. Và dự kiến trong 10 năm thì dự án sẽ
có thể sớm thu hồi được toàn bộ vốn đầu tư ban đầu và kinh doanh đạt được mức lợi
nhuận cao, cụ thể là từ 65 đến 75 tỷ đồng mỗi năm.
Sinh Viên: VŨ QUANG VINH
Lớp: QTK47-ĐH
10
THIẾT KẾ QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ.
CHƯƠNG 2. LẬP PHƯƠNG ÁN SẢN XUẤT KINH DOANH.
2.1. LẬP SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT.
2.2. DỰ TÍNH NHU CẦU CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH VÀ CÔNG SUẤT
KHẢ THI CỦA DỰ ÁN.
2.2.1. XÁC ĐỊNH LƯỢNG GẠO VẬN CHUYỂN TRONG MỖI CHUYẾN.
Q
ch
= a*b*D
t
(Tấn/chuyến)
Q
ch
: Khối lượng gạo vận chuyển trong một chuyến đi.
a : Hệ số lợi dụng trọng tải của tầu (tuỳ thuộc vào tình trạng tầu cũ hay mới, loại tầu mà a
sẽ có các giá trị khác nhau. Ở đây do tầu mới nên ta lấy a = 0.95)
b: Hệ số thay đổi hàng hoá trong chuyến đi (do tầu chỉ vận chuyển gạo, nên b=1).
D
t
: Trọng tải thực chở của tầu (Tấn).
VD: Đối với tầu A, khối lượng gạo vận chuyển trong một chuyến đi là:

Q
ch
A
= a*b*D
t
A
= 0.95*1*7,280 = 6,916 (Tấn/chuyến)
2.2.2. XÁC ĐỊNH THỜI GIAN MỖI CHUYẾN ĐI.
T
ch
= T
c
+ Tđ
=
fdx
kt
TTT
V
L
+++
*2
T
ch
: Thời gian của một chuyến đi (ngày).
T
c
: Thời gian tầu chạy trong chuyến đi (ngày).
Tđ: Thời gian tầu đỗ trong chuyến đi (ngày).
Sinh Viên: VŨ QUANG VINH
Lớp: QTK47-ĐH

Sài Gòn Malaysia
1.150 Km
Chạy có hàng
Chạy không hàng
11
THIẾT KẾ QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ.
L: Quãng đường vận chuyển (km).
V
kt
: Vận tốc khai thác của tầu (km/ngày).
T
x
: Thời gian xếp (ngày).
T
x
=
x
x
M
Q
Q
x
: Khối lượng gạo xếp (Tấn).
M
x
: Mức xếp bình quân tại cảng xếp (Tấn/ngày).
T
d
: Thời gian dỡ hàng (ngày).
T

d
=
d
d
M
Q
Q
d
: Khối lượng gạo dỡ (Tấn).
M
d
: Mức dỡ bình quân tại cảng dỡ (Tấn/ngày).
VD: Đối với phương án tầu A, ta có thời gian một chuyến đi là:
T
ch
A
= (2*1150)/(26*24)+ 6916/2400+ 6916/1200 = 9.7(ngày).
2.2.3. XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG GẠO VẬN CHUYỂN TRONG MỘT NĂM.
Q
n
= Q
ch
*n
ch
(Tấn/năm).
Q
n
: Khối lượng gạo vận chuyển trong một năm (Tấn/năm).
n
ch

: Số chuyến đi trong một năm (chuyến).
n
ch
=
ch
kt
T
T
T
kt
: Thời gian tầu được khai thác trong năm (ngày).
VD: Đối với phương án tầu A, khối lượng gạo vận chuyển trong năm là:
Mỗi năm tàu được khai thác 310 ngày.
n
ch
= 310/ 9.7=31 (chuyến)
Q
n
= 6916 * 31 = 214,396 (Tấn/năm)
Sinh Viên: VŨ QUANG VINH
Lớp: QTK47-ĐH
12
THIẾT KẾ QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ.
Tổng hợp lại ta có công suất của tầu A được thể hiện thông qua bảng sau:
STT Chỉ tiêu

hiệu
Đơn vị Giá trị
01 Trọng tải thực chở D
t

Tấn 7,280
02 Hệ số lợi dụng trọng tải a 0.95
03 Hệ số thay đổi hàng b 1
04 Khối lượng vận chuyển trong một chuyến đi Q
ch
Tấn/chuyến 6916
05 Thời gian mỗi chuyến đi T
ch
Ngày 9.7
06 Số chuyến thực hiện trong năm n
ch
Chuyến 31
07 Khối lượng vận chuyển trong năm Q
n
Tấn/năm
214,396
Tính tương tự, ta có công suất của tầu B được thể hiện thông qua bảng sau:
STT Chỉ tiêu

hiệu
Đơn vị Giá trị
01 Trọng tải thực chở D
t
Tấn 10,920
02 Hệ số lợi dụng trọng tải a 0.95
03 Hệ số thay đổi hàng b 1
04 Khối lượng vận chuyển trong một chuyến đi Q
ch
Tấn/chuyến 10,374
05 Thời gian mỗi chuyến đi T

ch
Ngày 12.7
06 Số chuyến thực hiện trong năm n
ch
Chuyến 24
07 Khối lượng vận chuyển trong năm Q
n
Tấn/năm 248,976
Sinh Viên: VŨ QUANG VINH
Lớp: QTK47-ĐH
13
THIẾT KẾ QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ.
2.2.4. DỰ TÍNH NHU CẦU CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH.
Số lượng tầu cần thiết cho dự án được xác định theo công thức.
N =
CS
NC
(con tầu)
Trong đó:
- NC: Nhu cầu dự án dự kiến sẽ phục vụ (Tấn/năm).
- CS: Công suất của một con tầu theo từng phương án (Tấn/năm).
VD:
- Theo phương án A, số lượng loại tầu A cần thiết cho dự án là:
N
A
=
A
CS
NC
= 250,000 / 214,396 = 1.17

Như vậy số tầu A cần cho dự án là 1 con tầu, với công suất 214,396 (Tấn/năm)
- Theo phương án B, số lượng loại tầu B cần thiết cho dự án là:
N
B
= 250,000 / 248,976 = 1.004
Như vậy số tầu B cần cho dự án là 1 con tầu, với công suất 248,976 (Tấn/năm).
2.3. DỰ TÍNH VỐN ĐẦU TƯ CHO TỪNG HẠNG MỤC VÀ TỔNG VỐN ĐẦU TƯ
BAN ĐẦU.
Vốn đầu tư ban đầu cho từng phương án được thể hiện qua bảng tổng hợp sau:
STT Chỉ tiêu Đơn vị
Giá trị
Tầu A Tầu B
1 Giá trị tài sản cố đinh Tỷ đồng 60 90
2 VLĐ cho chu kỳ sxkd đầu tiên Tỷ đồng 0.825 0.994
3 Các khoản dự phòng Tỷ đồng 1 1
4 Tổng vốn đầu tư ban đầu Tỷ đồng 61.825 91.994
Sinh Viên: VŨ QUANG VINH
Lớp: QTK47-ĐH
14
THIẾT KẾ QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ.
2.4. TÍNH CHI PHÍ KHAI THÁC HÀNG NĂM CỦA DỰ ÁN.
Chi phí khai thác hàng năm của dự án bao gồm các khoản mục sau:
2.4.1. Chi phí khấu hao cơ bản.
Chi phí khấu hao cơ bản là số vốn tích lũy của doanh nghiệp dùng để phục hồi lại giá
trị tài sản ban đầu của tài sản cố định, đồng thời để tái sản xuất mở rộng. Khấu hao cơ
bản hàng năm được trích ra với tỷ lệ phần trăm nhất định và mức khấu hao cơ bản hàng
năm được tính vào chi phí khai thác.
Mức khấu hao cơ bản được tính theo công thức:
C
kh

= V
0
*
n
1
(tỷ đồng/năm)
C
kh
: Chi phí khấu hao cơ bản hàng năm.
V
0
: Giá trị đầu tư con tầu.
n : Số năm phân tích.
VD: Chi phí khấu hao đối với từng phương án được xác định như sau:
- Đối với phương án tầu A.
Chi phí khấu hao hàng năm = V
0
A
*
n
1
= 60*
10
1
= 6 (tỷ đồng)
- Đối với phương án tầu B.
Chi phí khấu hao hàng năm = V
0
B
*

n
1
=90*
10
1
= 9 (tỷ đồng)
2.4.2. Chi phí sửa chữa lớn.
Trong quá trình khai thác, tầu có thể gặp những hư hỏng nên cần sửa chữa và thay thế
các bộ phận hỏng, lạc hậu. Chi phí này còn được gọi là khấu hao sửa chữa lớn. Mức khấu
hao hàng năm được trích ra với tỷ lệ nhất định và được tính vào chi phí khai thác của
doanh nghiệp. Chi phí này được tính theo công thức sau:
C
scl
= V
0
*K
scl
(tỷ đồng/năm)
K
scl
: Tỷ lệ khấu hao sửa chữa lớn. Tỷ lệ này phụ thuộc vào loại tầu, tuổi tầu và được
công ty quy định. Thông thường K
scl
= 6 (%/năm).
VD:
- Đối với phương án tầu A, chi phí sửa chữa lớn hàng năm sẽ là:
C
scl
A
= V

0
A
*K
scl
= 60*0.06 = 3.6 (tỷ/năm).
- Đối với phương án tầu B, chi phí sửa chữa lớn hàng năm là:
C
scl
B
= V
0
B
*K
scl
= 90*0.06 = 5.4 (tỷ/năm).
Sinh Viên: VŨ QUANG VINH
Lớp: QTK47-ĐH
15
THIẾT KẾ QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ.
2.4.3. Chi phí sửa chữa thường xuyên.
Sửa chữa thường xuyên là việc duy trì tình trạng kỹ thuật của tầu ở trạng thái bình
thường, để đảm bảo kinh doanh được. Sửa chữa thường xuyên được lặp đi lặp lại và tiến
hành hàng năm. Chi phí sửa chữa thường xuyên trong năm khai thác được lập theo dự
tính kế hoạch, tính theo nguyên tắc dự toán theo chi phí thực tế.
Chi phí này sẽ được xác định theo công thức:
C
sctx
= V
0
* K

sctx
(tỷ đồng/năm)
K
sctx
: Hệ số tính đến chi phí sửa chữa thường xuyên, chi phí này cao hay thấp phụ
thuộc vào loại tầu, tuổi tầu và dự tính chi phí sửa chữa cho năm kế hoạch. Hệ số này
thường lấy giá trị là 1.5%/năm.
VD: Chi phí sửa chữa thường xuyên theo từng phương án như sau:
- Theo phương án tầu A.
C
sctx
A
= V
0
A
* K
sctx
= 60*0.015 = 0.9 (tỷ đồng/năm)
- Theo phương án tầu B.
C
sctx
B
= V
0
B
* K
sctx
= 90*0.015 = 1.35 (tỷ đồng/năm).
2.4.4. Chi phí vật rẻ mau hỏng.
Trong quá trình khai thác, các dụng cụ, vật liệu bị hao mòn, hư hỏng, do vậy hàng

năm phải mua sắm lại để trang bị cho tầu hoạt động bình thường. Các loại vật liệu, vật rẻ
mau hỏng bao gồm: sơn, dây neo, vải bạt. Chi phí này cao hay thấp phụ thuộc vào loại
tầu, loại hàng hoá chuyên chở và kế hoạch của chủ tầu.
Chi phí này được xác định theo công thức: C
vr
= V
0
* K
vr
(tỷ đồng/năm).
K
vr
: Hệ số tính đến chi phí vật rẻ mau hỏng, thông thường đối với tầu gạo, hệ số này
được lấy bằng 1%/năm.
VD: Chi phí vật rẻ mau hỏng được tính cho từng phương án như sau:
- Theo phương án tầu A:
C
vr
A
= V
0
* K
vr
= 60*0.01 = 0.6 (tỷ đồng/năm).
- Theo phương án tầu B:
C
vr
B
= V
0

* K
vr
= 90*0.01 = 0.9 (tỷ đồng/năm).
2.4.5. Chi phí bảo hiểm.
Chi phí bảo hiểm là khoản tiền mà chủ tầu nộp cho công ty bảo hiểm về việc mua bảo
hiểm cho con tầu của mình. Trong quá trình khai thác, nếu tầu gặp rủi ro, bị tổn thất thì
công ty bảo hiểm sẽ chịu trách nhiệm bồi thường.
Phí bảo hiểm phụ thuộc vào loại bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm mà chủ tầu mua, giá trị
tầu, tuổi tầu, trang thiết bị trên tầu, tình trạng kỹ thuật của con tầu.
Sinh Viên: VŨ QUANG VINH
Lớp: QTK47-ĐH
16
THIẾT KẾ QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ.
Hiện nay, các chủ tầu thường mua hai loại bảo hiểm: Bảo hiểm thân tầu và bảo hiểm
tránh nhiệm dân sự chủ tầu. Phí bảo hiểm sẽ được xác định theo công thức sau:
C
bh
= C
bhtt
+ C
bhtnds
= K
tt
*V
0
+ K
tnds
*GRT (tỷ đồng/năm)
Trong đó:
- C

bhtt
: Chi phí bảo hiểm thân tầu (tỷ đồng/năm)
- C
bhtnds
: Chi phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tầu (tỷ đồng/năm).
- K
tt
: Tỷ lệ phí bảo hiểm thân tầu, K
tt
=2.2 (%/năm).
- K
tnds
: Đơn giá phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự, K
tnds
= 60,000 (đồng/GRT).
- GRT: Dung tích đăng ký toàn bộ (RT)
VD: Chi phí bảo hiểm cho từng phương án được xác định như sau:
- Chi phí bảo hiểm cho tầu A:
C
bh
A
= K
tt
*V
0
A
+ K
tnds
*GRT
A

= 0.022*60 + 0.00006* 5,360 = 1.6416 (tỷ đồng/năm)
- Chi phí bảo hiểm cho tầu B:
C
bh
B
= K
tt
*V
0
B
+ K
tnds
*GRT
B
= 0.022*90 + 0.00006*7,940 = 2.4564 (tỷ đồng/năm)
2.4.6. Chi phí tiền lương.
Chi phí tiền lương theo phương án tầu A được thể hiện qua bảng sau.
STT Chức danh
Định
biên
Lương tháng
( Triệu đồng/người)
Tổng
1 Thuyền trưởng 1 16 16
2 Thuyền phó 2 13.5 27
3 Máy nhất 1 12 12
4 Máy nhì 2 11 22
5 Máy ba 2 10 20
6 Điện trưởng 1 10 10
7 Đài trưởng 1 10 10

8 Thuỷ thủ trưởng 1 8 8
9 Thuỷ thủ 5 6 30
10 Cấp dưỡng 2 5 10
Tổng 18 165
Sinh Viên: VŨ QUANG VINH
Lớp: QTK47-ĐH
17
THIẾT KẾ QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ.
Như vậy tổng tiền lương trong một năm theo phương án tầu A
C
l
A
= 165*12 = 1980 (triệu đồng/năm) = 1.98 (tỷ đồng/năm).
Chi phí tiền lương theo phương án tầu B được thể hiện qua bảng sau :
STT Chức danh
Định
biên
Lương tháng
( triệu đồng/người)
Tổng
1 Thuyền trưởng 1 16 16
2 Thuyền phó 2 13.5 27
3 Máy nhất 1 12 12
4 Máy nhì 2 11 22
5 Máy ba 3 10 30
6 Điện trưởng 1 10 10
7 Đài trưởng 1 10 10
8 Thuỷ thủ trưởng 1 8 8
9 Thuỷ thủ 7 6 42
10 Cấp dưỡng 2 5 10

Tổng 21 - 187
Như vậy tổng tiền lương trong một năm theo phương án tầu B là
C
l
B
= 187*12 =2,244 (triệu đồng/năm) = 2.244 (tỷ đồng/năm).
2.4.7. Chi phí quản lý.
Chi phí quản lý bao gồm các chi phí có tính chất chung như chi phí lương cho bộ
phận quản lý, tiền điện thoại, tiền điện nước, văn phòng phẩm, vệ sinh…
Chi phí này được phân bổ theo chi phí tiền lương, cụ thể nó được xác định theo công
thức sau:
C
ql
= C
l
* K
ql
(tỷ đồng/năm)
Sinh Viên: VŨ QUANG VINH
Lớp: QTK47-ĐH
18
THIẾT KẾ QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ.
Trong đó:
- K
ql
: Hệ số tính tới chi phí quản lý, hệ số này thường lấy bằng 25%.
VD: Chi phí quản lý tính cho từng phương án là:
- Theo phương án tầu A.
C
ql

A
= C
l
A
* K
ql
= 1.98*0.25 = 0.495 (tỷ đồng/năm).
- Theo phương án tầu B.
C
ql
B
= C
l
B
* K
ql
= 2.244*0.25 = 0.561 (tỷ đồng/năm).
2.4.8. Chi phí tiền ăn.
Do điều kiện lao động, sinh hoạt của thuyền viên nên nhà nước ta quy định chế độ cấp
tiền tiêu vặt cho thuyền viên khi tầu hoạt động ở nước ngoài và tiền ăn cho thuyền viên
khi tầu hoạt động ở trong nước hay nước ngoài.
Khoản tiền này được tính vào chi phí khai thác theo công thức sau:
C
ta
= N*M (tỷ đồng/năm)
Trong đó:
- N: Số lượng công nhân viên được định biên trên tầu (người).
- M: Định mức tiền ăn, tiêu vặt của thuyền viên (Tỷ đồng/người/năm).
M = 0.024 (tỷ đồng/năm).
VD: Chi phí tiền ăn, tiêu vặt theo các phương án được xác định như sau:

- Theo phương án tầu A:
C
ta
A
= N
A
*M = 18*0.024 = 0.432 (tỷ đồng/năm)
- Theo phương án tầu B:
C
ta
B
= N
B
*M = 21*0.024 = 0.504 (tỷ đồng/năm)
2.4.9. Chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Đây là khoản tiền mà xí nghiệp vận tải nộp cho công đoàn cấp trên để trả lương cho
cán bộ công nhân viên khi họ ốm đau, sinh đẻ, tai nạn và trả lương cho cán bộ công nhân
viên khi họ về hưu, mất sức.
Chi phí này được xác định theo công thức sau:
C
bhxh
= K
bhxh
* C
l
(tỷ đồng/năm)
Trong đó:
- K
bhxh
: Tỷ lệ trích chi phí bảo hiểm xã hội theo quy đinh của nhà nước. K

bhxh
=19 (%).
Sinh Viên: VŨ QUANG VINH
Lớp: QTK47-ĐH
19
THIẾT KẾ QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ.
VD: Chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo các phương án là:
- Theo phương án tầu A:
C
bhxh
A
= K
bhxh
* C
l
A
= 0.19*1.98 = 0.3762 (tỷ đồng/năm)
- Theo phương án tầu B:
C
bhxh
B
= K
bhxh
* C
l
B
= 0.19*2.244 = 0.42636 (tỷ đồng/năm).
2.4.10. Chi phí nhiên liệu, dầu nhờn.
Đây là khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí khai thác, chi phí này phụ thuộc
và công suất máy, loại nhiện liệu, tình trạng kỹ thuật của tầu… Và được xác định theo

công thức sau:
C
nl
= P*n
ch
*(Q
c
*T
c
+ Q
d
*T
d
) (tỷ đồng)
Trong đó:
- P: Đơn giá nguyên liệu (Tỷ đồng/tấn). (P=0.005441)
- Q
c
: Mức tiêu hao nguyên liệu một ngày tầu chạy (Tấn).
- Q
d
: Mức tiêu hao nguyên liệu một ngày tầy đỗ (Tấn).
- T
c
: Thời gian tầu chạy trong chuyến đi (ngày)
T
c
=
kt
V

l*2

- T
d
: Thời gian tầu đỗ trong chuyến đi (ngày).
T
d
= T
x
+ T
d
+ T
f
=
f
d
ch
x
ch
T
M
Q
M
Q
++
VD: Chi phí nguyên liệu cho từng phương án được xác định như sau:
a. Đối với phương án tầu A.
T
c
A

= (2*1150)/(26*24) = 3.7 (ngày)
T
d
A
= 6916/2400+ 6916/1200 +1 = 9.6 (ngày)
C
nl
A
= 0.005441*31*(19.6*3.7 + 2.1*9.6) = 15.6324 (tỷ đồng).
b. Đối với phương án tầu B.
T
c
B
= (2*1150)/(24*24) = 4 (ngày)
T
d
B
= 10,374/2400+ 10,374/1200 +1 = 14 (ngày)
C
nl
B
= 0.005441*24*(21.4*4 + 2.4*14) = 15.5656 (tỷ đồng).
Sinh Viên: VŨ QUANG VINH
Lớp: QTK47-ĐH
20
THIẾT KẾ QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ.
2.4.11. Chi phí tại cảng.
Tổng hợp các khoản mục chi phí tại bến cảng được thể hiện qua bảng sau:
STT Khoản mục chi phí Đơn vị Đơn giá
1 Chi phí bến cảng Tỷ đồng/lần ra vào cảng 0.041

2 Chi phí đại lý Tỷ đồng/lần ra vào cảng 0.015
3 Chi phí xếp dỡ Tỷ đồng/tấn 0.000018
Tổng các chi phí tại cảng được xác định theo công thức:
C
c
= (C
bc
+ C
dl
)*n
ch
+ C
xd
(Q
x
+ Q
d
)*n
ch
(tỷ đồng)
Trong đó:
- C
bc
: Chi phí bến cảng cho một lần ra vào cảng (tỷ đồng/lần ra vào cảng)
- C
dl
: Chi phí đại lý cho một lần ra vào cảng (tỷ đồng/lần ra vào cảng)
- C
xd
: Chi phí xếp dỡ (tỷ đồng/tấn)

VD: Chi phí tại cảng cho các phương án được xác định như sau.
- Chi phí tại cảng theo phương án tầu A:
C
c
A
= (0.041 + 0.015)*31 + 0.000018*(6916+6916)*31 = 9.454256 (tỷ đồng)
- Chi phí tại cảng theo phương án tầu B:
C
c
B
= (0.041 + 0.015)*24 + 0.000018*(10,374 +10,374)*24 = 10.307136 (tỷ đồng)
2.4.12. Chi phí khác.
Bao gồm các khoản chi phí như chi phí tiếp khách, các khoản chi bất thường…
Chi phí này được xác định theo công thức:
C
k
= C
l
*k
k
(tỷ đồng).
Trong đó:
- K
k
: Hệ số tính tới chi phí khác phát sinh trong kỳ. Hệ số này được lấy bằng 1%
VD: Chi phí khác tính cho từng phương án như sau:
- Chi phí khác theo phương án tầu A:
C
k
A

= C
l
A
* K
k
= 1.98*0.01 = 0.0198 (tỷ đồng).
- Chi phi khác theo phương án tầu B:
C
k
B
= C
l
B
* K
k
= 2.244*0.01 = 0.02244 (tỷ đồng).
Sinh Viên: VŨ QUANG VINH
Lớp: QTK47-ĐH
21
THIẾT KẾ QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ.
2.4.13. Bảng tổng hợp các chi phí khai thác hàng năm của dự án.
Đơn vị: Tỷ vnđ.
STT Khoản mục chi phí
Giá trị
Tầu A Tầu B
1 Chi phí khấu hao 6 9
2 Chi phí sửa chữa lớn 3.6 5.4
3 Chi phí sửa chữa thường xuyên 0.9 1.35
4 Chi phí vật rẻ mau hỏng 0.6 0.9
5 Chi phí bảo hiểm 1.6416 2.4564

6 Chi phí tiền lương 1.98 2.244
7 Chi phí quản lý 0.495 0.561
8 Chi phí tiền ăn 0.432 0.504
9 Chi phí BHXH, BHYT 0.3762 0.42636
10 Chi phí nguyên liệu, dầu nhờn 15.6324 15.5656
11 Chi phí tại cảng 9.454256 10.30714
12 Chi phí khác 0.0198 0.02244

Tổng
41.131256 48.736936
2.5. LẬP PHƯƠNG ÁN TRẢ VỐN VAY.
* Số nợ gốc hàng năm phải trả được xác định theo công thức:
=
n
I
0
(tỷ đồng)
Trong đó:
- I
0
: Số vốn vay ban đầu (tỷ đồng).
- n: Số năm phải trả hết nợ
* Tiền lãi hàng năm được xác định theo công thức.
= Số dư nợ hiện tại*lãi suất năm (tỷ đồng)
Thông qua các công thức trên ta đi xác định phương án trả lãi vay cụ thể cho từng
phương án như sau:
Sinh Viên: VŨ QUANG VINH
Lớp: QTK47-ĐH
22
THIẾT KẾ QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ.

-Phương án trả lãi vay đối với phương án tầu A được thể hiện qua bảng sau:
Đơn vị: Tỷ VNĐ.
Năm Ngân hàng
Số dư nợ
hiện tại
Lãi suất Nợ gốc Tiền lãi Gốc và lãi
Tổng
tiền lãi
Tổng gốc
và lãi
1
Ngân hàng
Hàng Hải
12 0.1 1.5 1.2 2.7
2.508 6.293714
Ngân hàng
Ngoại Thương
9 0.084 1.285714 0.756 2.041714286
Ngân hàng
Đầu Tư Và Phát Triển
6 0.092 1 0.552 1.552
2
Ngân hàng
Hàng Hải
10.5 0.1 1.5 1.05 2.55
2.158 5.943714
Ngân hàng
Ngoại Thương
7.71428571 0.084 1.285714 0.648 1.933714286
Ngân hàng

Đầu Tư Và Phát Triển
5 0.092 1 0.46 1.46
3
Ngân hàng
Hàng Hải
9 0.1 1.5 0.9 2.4
1.808 5.593714
Ngân hàng
Ngoại Thương
6.42857143 0.084 1.285714 0.54 1.825714286
Ngân hàng
Đầu Tư Và Phát Triển
4 0.092 1 0.368 1.368
4
Ngân hàng
Hàng Hải
7.5 0.1 1.5 0.75 2.25
1.458 5.243714
Ngân hàng
Ngoại Thương
5.14285714 0.084 1.285714 0.432 1.717714286
Ngân hàng
Đầu Tư Và Phát Triển
3 0.092 1 0.276 1.276
5
Ngân hàng
Hàng Hải
6 0.1 1.5 0.6 2.1
1.108 4.893714
Ngân hàng

Ngoại Thương
3.85714286 0.084 1.285714 0.324 1.609714286
Ngân hàng
Đầu Tư Và Phát Triển
2 0.092 1 0.184 1.184
6
Ngân hàng
Hàng Hải
4.5 0.1 1.5 0.45 1.95
0.758 4.543714
Ngân hàng
Ngoại Thương
2.57142857 0.084 1.285714 0.216 1.501714286
Ngân hàng
Đầu Tư Và Phát Triển
1 0.092 1 0.092 1.092
7
Ngân hàng
Hàng Hải
3 0.1 1.5 0.3 1.8
0.408 3.193714
Ngân hàng
Ngoại Thương
1.28571429 0.084 1.285714 0.108 1.393714286
8
Ngân hàng
Hàng Hải
1.5 0.1 1.5 0.15 1.65 0.15 1.65

Sinh Viên: VŨ QUANG VINH

Lớp: QTK47-ĐH
23
THIẾT KẾ QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ.
- Phương án trả lãi vay đối với phương án tầu B được thể hiện qua bảng sau:
Đơn vị: Tỷ VNĐ
Năm Ngân hàng
Số dư nợ
hiện tại
Lãi suất Nợ gốc
Tiền
lãi
Gốc và lãi
Tổng
tiền
lãi
Tổng
gốc
và lãi
1
Ngân hàng
Hàng Hải
18 0.1 2.25 1.8 4.05
3.6108 9.032229
Ngân hàng
Ngoại Thương
11.7 0.084 1.671429 0.9828 2.654228571
Ngân hàng
Đầu Tư Và Phát Triển
9 0.092 1.5 0.828 2.328
2

Ngân hàng
Hàng Hải
15.75 0.1 2.25 1.575 3.825
3.1074 8.528829
Ngân hàng
Ngoại Thương
10.0285714 0.084 1.671429 0.8424 2.513828571
Ngân hàng
Đầu Tư Và Phát Triển
7.5 0.092 1.5 0.69 2.19
3
Ngân hàng
Hàng Hải
13.5 0.1 2.25 1.35 3.6
2.604 8.025429
Ngân hàng
Ngoại Thương
8.3571428
6
0.084 1.671429 0.702
2.37342857
1
Ngân hàng
Đầu Tư Và Phát Triển
6 0.092 1.5 0.552 2.052
4
Ngân hàng
Hàng Hải
11.25 0.1 2.25 1.125 3.375
2.1006 7.522029

Ngân hàng
Ngoại Thương
6.68571429 0.084 1.671429 0.5616 2.233028571
Ngân hàng
Đầu Tư Và Phát Triển
4.5 0.092 1.5 0.414 1.914
5
Ngân hàng
Hàng Hải
9 0.1 2.25 0.9 3.15
1.5972 7.018629
Ngân hàng
Ngoại Thương
5.01428571 0.084 1.671429 0.4212 2.092628571
Ngân hàng
Đầu Tư Và Phát Triển
3 0.092 1.5 0.276 1.776
6
Ngân hàng
Hàng Hải
6.75 0.1 2.25 0.675 2.925
1.0938 6.515229
Ngân hàng
Ngoại Thương
3.3428571
4
0.084 1.671429 0.2808 1.952228571
Ngân hàng
Đầu Tư Và Phát Triển
1.5 0.092 1.5 0.138 1.638

7
Ngân hàng
Hàng Hải
4.5 0.1 2.25 0.45 2.7
0.5904 4.511829
Ngân hàng
Ngoại Thương
1.67142857 0.084 1.671429 0.1404 1.811828571
8
Ngân hàng
Hàng Hải
2.25 0.1 2.25 0.225 2.475 0.225 2.475
Sinh Viên: VŨ QUANG VINH
Lớp: QTK47-ĐH
24
THIẾT KẾ QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ.
2.6. TÍNH CHI PHÍ KINH DOANH HÀNG NĂM.
Chi phí kinh doanh hàng năm được xác định theo công thức:
C
kd
= C
kt
+ Lãi vay (tỷ đồng)
Trong đó:
- C
kt
: Chi phí khai thác hàng năm (tỷ đồng).
- Lãi vay: Tổng số lãi vay phải trả hàng năm (tỷ đồng)
Tổng hợp chi phí kinh doanh cho các phương án tầu được thể hiện qua bảng sau:
Đơn vị: Tỷ VNĐ.

Năm
Chi phí khai thác Chi phí lãi vay Tổng chi phí kinh doanh
Tầu A Tầu B Tầu A Tầu B Tầu A Tầu B
1 41.131256 48.736936 2.508 3.6108
43.63925
6
52.347736
2 41.131256 48.736936 2.158 3.1074 43.289256 51.844336
3 41.131256 48.736936 1.808 2.604 42.939256 51.340936
4 41.131256 48.736936 1.458 2.1006 42.589256 50.837536
5 41.131256 48.736936 1.108 1.5972 42.239256 50.334136
6 41.131256 48.736936 0.758 1.0938 41.889256 49.830736
7 41.131256 48.736936 0.408 0.5904 41.539256 49.327336
8 41.131256 48.736936 0.15 0.225 41.281256 48.961936
9 41.131256 48.736936 0 0
41.13125
6
48.736936
10 41.131256 48.736936 0 0
41.13125
6
48.736936
2.7. Tính doanh thu hàng năm.
Doanh thu được xác định theo công thức:
DT = Q
n
*f (tỷ đồng).
Trong đó:
- Q
n

: Số lượng gạo vận chuyển trong năm (tấn).
- f: Giá cước vận chuyển một tấn gạo (Tỷ đồng/tấn)
VD: Ta có doanh thu của từng phương án cụ thể như sau:
- Đối với phương án tầu A:
DT
A
= Q
n
A
*f = 214,396*0.000586 = 125.63606 (tỷ đồng)
- Đối với phương án tầu B:
DT
B
= Q
n
B
*f = 248,976*0.000586 = 145.89994 (tỷ đồng)
Sinh Viên: VŨ QUANG VINH
Lớp: QTK47-ĐH
25

×