Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

phân tích tài chính, kinh tế xã hội dự án đầu tư thiết bị bốc xếp Than ở cảng Đà Nẵng. Thời kỳ phân tích 8 năm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.17 KB, 31 trang )

Đồ án môn học quản trị dự án đầu tư
LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với công cuộc đổi mới toàn diện và nhiều mặt của nền kinh tế trong những
năm gần đây, quản trị dự án đầu tư đóng vai trò ngày càng quan trọng, cung cấp cho
những kiến thức quan trọng, cần phải có khi tiến hành một dự án đầu tư nào đó, để
có thể sử dụng tốt vốn đầu tư cho dự án cũng như các tài nguyên thiên, của cải vật
chất, lực lượng lao động trong xã hội đã bỏ ra dành cho dự án. Một dự án đầu tư
được soạn thảo và chuẩn bị tốt sẽ là cơ sở vững chắc, là tiền đề cho việc triển khai
thực hiên và vận hành khai thác sau này, giúp cho công cuộc đầu tư đạt được những
hiệu quả về tài chính và kinh tế xã hội mong muốn.
Nhiệm vụ: phân tích tài chính, kinh tế xã hội dự án đầu tư thiết bị bốc xếp
Than ở cảng Đà Nẵng. Thời kỳ phân tích 8 năm.
Nội dung cơ bản là:
- CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
- CHƯƠNG 2 LẬP PHƯƠNG ÁN SẢN XUẤT KINH DOANH
- CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH TÍNH KHẢ THI VỀ TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN
- CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN

1
Đồ án môn học quản trị dự án đầu tư
CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1.1.MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1.1.1. KHÁI NIỆM ĐẦU TƯ
- Đầu tư nói chung là sự hy sinh nguồn lực trong hiện tại, nhằm mục đích tiến
hành các hoạt động nào đó, nhằm thu về các kết quả nhất định trong tương lai mà
các kết quả thu về được trong tương lai phải lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để thu
về các kết quả đó.
- Các nguồn lực phải hy sinh bao gồm:
+ Tiền
+ Tài nguyên
+ Nguồn lực con người(sức lực và trí tuệ)


- Các kết quả thu được trong tương lai bao gồm:
+ Sự tăng lên về tài chính
+ Sự tăng thêm về tài sản trí tuệ vật chất
+ Sự tăng thêm về tài sản trí tuệ cũng như tăng thêm về nguồn nhân lực có
đủ điều kiện để làm việc có năng suất và chất lượng cao.
- Trong các kết quả trên thì tài sản vật chất, trí tuệ nhân lực được tăng thêm có
vai trò quan trọng ở mọi lúc, mọi nơi đối với người bỏ vốn cũng như đối với toàn
bộ nền kinh tế.
1.1.2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐẦU TƯ
- Mục đích của mọi công cuộc đầu tư là phải đạt được kết quả lớn hơn so với
sự hy sinh mà người đầu tư phải gánh chịu khi thực hiện nó.Do đó đối với từng cá
nhân, từng doanh nghiệp thì đầu tư là điều kiện quyết định sự ra đời, tồn tại, tiếp tục
phát triển mọi hoạt động sản xuất-kinh doanh đối với nền kinh tế. Đầu tư là yếu tố
quyết định nền sản xuất xã hội, là chìa khoá của sự tăng trưởng.
2
Đồ án môn học quản trị dự án đầu tư
1.1.3.KHÁI NIỆM VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
- Theo hình thức:
Dự án đầu tư là tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết, có hệ thống
các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch, nhằm đạt được kết quả và thực hiện
những mục tiêu nhật định trong tương lai.
- Theo góc độ quản lý:
Dự án đầu tư là công cụ quản lý việc sử dụng vốn, vật tư, lao động để tạo
ra các kết quả tài chính, kinh tế xã hội trong một thời gian dài.
- Ở góc độ kế hoạch:
Dự án đầu tư là một công cụ thể hiện kế hoạch chi tiết của một công cuộc
đầu tư cho sản xuất-kinh doanh, phát triển kinh tế-xã hội, đồng thời làm tiền đề cho
việc ra các quyết định đầu tư và tài trợ cho dự án.
- Về mặt nội dung:
Dự án đầu tư là tập hợp các dự án có liên quan đến nhau, được kế hoạch

hoá nhằm đạt được mục tiêu đã định bằng việc tạo ra các kết quả cụ thể trong thời
gian nhất định.
-Theo luật đầu tư:
Dự án đầu tư là tập hợp các đề xuất bỏ vốn trung và dài hạn để tiến hành
các hoạt động đầu tư trên một địa bàn cụ thể trong khoảng thời gian xác định.
1.1.4. ĐẶC ĐIỂM CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ
- Một dự án kinh doanh không chỉ đơn thuần và ý tưởng mà nó hoàn toàn thể
hiện tính cụ thể với mục tiêu xác định, nhằm đáp ứng những nhu cầu nhất định. Dự
án kinh doanh không phải là những nghiên cứu trừu tượng hoặc ứng dụng mà nó
phải cấu trúc lên một thực thể mới mà thực thể mới này trước đây chưa có hoặc
không sao chép một cách nguyên bản một cái đã có.
- Dự án khác với dự báo ở chỗ: người làm công tác dự báo không có ý định
can thiệp vào biến cố xảy ra, trong khi đó đối với dự án đòi hỏi phải có sự tác động
tích cực của các bên tham gia. Dự án được xây dựng trên cơ sở dự báo khoa học.
3
Đồ án môn học quản trị dự án đầu tư
- Hoạt động của dự án là những hoạt động trong tương lai, theo thời gian có
nhiều yếu tố sảy ra không xét đến hoặc xét đến chưa đầy đủ và vì vậy tất cả các dự
án đều ở trạng thái không ổn định và đều có thể gặp rủi ro.
1.1.5. VAI TRÒ CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ
- Góp phần thực hiện mục tiêu kinh tế-xã hội của nhà nước, đóng góp vào tổng
sản phẩm xã hội, vào mức tăng trưởng của nền kinh tế.
- Do mở ra các hoạt động kinh doanh mới nên tạo ra nhiều việc làm mới, thu
hút được nhiều lao động,qua đó giảm tỷ lệ thất nghiệp.
- Là công cụ để thực hiện mục tiêu phân phối qua các tác động của dự án, đến
quá trình điều tiết thu nhập, theo nhóm dân cư và khu vực.
- Có tác động tích cực đến môi trường, đó là tạo ra một môi trường kinh tế
năng động, đẩy mạnh giao lưu kinh tế giữa các vùng, các địa phương.
- Góp phần thực hiện các mục tiêu khác của nền kinh tế như việc hình thành,
củng cố, nâng cấp kết cấu cơ sở hạ tầng, làm thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng

tích cực.
1.2. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG TÁC ĐỘNG ĐẾN DỰ ÁN
THIẾT BỊ XẾP DỠ
Cảng Đà Nẵng: gồm 2 khu, khu Tiên Sa nằm ở bán đảo Sơn Trà và khu Sông Hàn
- Điều kiện tự nhiên:
Cảng nằm ở vĩ độ 16
0
17’ Bắc và 108
0
13’ kinh độ Đông
+ Chế độ thuỷ triều: khu vực Đà Nẵng có chế độ bán nhật triều không đều,
mức nước triều trung bình + 0,9 mét, lớn nhất +1,5 mét, thấp nhất 0,10 mét. Biên độ
dao động thuỷ triều khoảng 1,0 mét.
+ Chế độ gió: Cảng Đà Nẵng chịu ảnh hưởng của chế độ 2 mùa rõ rệt: gió
Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 12 năm sau, gió Nam – Đông Nam từ tháng 3 đến
tháng 9
Luồng Đà Nẵng từ phao số “0” đến cảng Tiên Sa dài 8 km, có độ sâu từ - 15,0 đến
- 16,0 mét
4
Đồ án môn học quản trị dự án đầu tư
+ Đoạn từ Tiên Sa đến cảng sông Hàn dài 5 km, có độ sâu – 6 mét sát cảng
Tiên Sa có độ sâu – 10 mét, chu kỳ nạo vét từ 6 đến 7 năm mới nạo vét lại, lưu tốc
dòng chảy nhỏ, khoảng 1 mét / giây, cảng Tiên Sa nằm trong khu vực sóng gió lớn.
- Cầu tàu và kho bãi:
+ Khu Tiên Sa:
gồm 2 bến nhô, chiều dài mỗi bến 185 mét, chiều rộng 28 mét, khoảng cách 2 mép
của bến là 110 mét.
Bến 1 xây dựng năm 1973, bến 2 xây dựng năm 1977, độ sâu trước bến ( 10 đến 11
mét) đảm bảo cho tàu 15.000 tấn cập bến, mặt cầu chỉ cho phép cần trực bánh lốp
hoạt động.

Cảng có 2 kho số 1 và số 2 với tổng diện tích là 14500 m2, áp lực nền kho là 4
tấn/m2. Ngoài ra có bãi bằng đá nhựa với diện tích 10 heta, bãi đủ điều kiện chứa
các loại hàng.
+ Khu sông Hàn:
Có 5 bến với tổng chiều dài 530 mét, bến được làm bằng cọc bê tông cốt thép, độ
sâu trước bến bình quân -6,0 mét, bến thuộc dạng cấp 3 với sức chịu tải 2 tấn/m2.
Trên mặt bến không có đường cầu trục cống. Cảng có kho với tổng diện tích 9000
m2 và hệ thống bãi nằm trước kho với tổng diện tích 10000 m2.
1.3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HÀNG HOÁ ĐƯỢC BỐC XẾP TẠI CẢNG.
1.3.1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KHÁCH HÀNG
- Khách hàng có nhu cầu sử dụng than ngày càng tăng, việc đầu tư vào lĩnh
vực than đang là một cơ hội tốt cho các nhà đầu tư, theo như thông tin tìm được từ
đơn vị phân tích thị trường thì nhu cầu sử dụng than trong sản xuất và trong sinh
hoạt tăng lên nguyên nhân chủ yếu là giá ga tăng ngày càng cao,những khách hàng
có thu nhập trung bình và thấp không có khả năng sử dụng.
1.3.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CẠNH TRANH
5
Đồ án môn học quản trị dự án đầu tư
- Tình hình cạnh tranh trên thị trường trong lĩnh vực than tương đối ổn định,
việc xâm nhập vào thị trường than không quá khó khăn, đây cũng là một thuận lợi
của dự án.
1.3.3. PHÂN TÍCH CÁC ĐỊNH CHẾ PHÁP LUẬT CÓ LIÊN QUAN
- Các cơ quan, tổ chức làm nhiệm vụ quản lý Nhà nước tại cảng biển thực hiện
các hoạt động nghiệp vụ theo các nguyên tắc độc lâp, nhưng phải đúng pháp luật,
không gây phiền hà, làm ảnh hưởng đến sự hoạt động bình thường của xí nghiệp
cảng, tàu biển và các tổ chức, cá nhân khác ở trong cảng.
- Trong khi thực hiện hoạt động quản lý Nhà nước tại cảng biển, tất cả các cơ
quan, tổ chức liên quan phải có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với nhau để hoàn
thành nhanh gọn và đùng pháp luật các hoạt động nghiệp vụ của mình, tạo mọi điều
kiện cho tàu ra, vào và hoạt động tại cảng một cách thuận lợi và an toàn.

- Trong trường hợp xảy ra các vụ việc liên quan đến sự phối hợp hoạt động
giữa các cơ quan, tổ chức làm nhiệm vụ quản lý Nhà nước tại cảng hoặc các vấn đề
liên quan đến chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mỗi cơ quan mà không thể
hiệp thương giải quyết ngay tại cảng thì Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức có liên
quan phải báo cáo ngay cho Bộ trưởng Bộ chủ quản biết để xử lý.
1.3.4. DỰ BÁO NHU CẦU XẾP DỠ
1.3.4.1. TỔNG NHU CẦU
- Tổng nhu cầu của dự án khoảng 330.000 tấn / năm
1.3.4.2. NHU CẦU DỰ ÁN PHỤC VỤ
- Nhu cầu phục vụ dự án là 49.500 tấn / năm
1.4. CÁC THÔNG TIN VỀ CHỦ ĐẦU TƯ
1.4.1. CHỦ ĐẦU TƯ
- Tên công ty: Công ty TNHH Thành Đạt
- Chủ công ty: Đinh Tiến Hùng
- Mã số thuế:00125682699
- Số tài khoản:0595267588
- Số điện thoại:0313767038
6
Đồ án môn học quản trị dự án đầu tư
- Số fax:25896999
1.4.2. TRỤ SỞ GIAO DỊCH
- Địa chỉ: 1/160 Ngô Quyền - Hải Phòng
1.4.3. Ý TƯỞNG ĐẦU TƯ
1.4.3.1. ĐỐI TƯỢNG ĐẦU TƯ
- Đối tượng đầu tư là mua cầu trục.
1.4.3.2. CÁC THÔNG SỐ CƠ BẢN VỀ ĐỐI TƯỢNG ĐẦU TƯ
- Các thông số về thiết bị bốc xếp
+ Sức nâng của cầu trục: Cầu trục A: 5,6 Tấn / Lần nâng
Cầu trục B: 6,7 Tấn / Lần nâng
+ Thời gian một chu kỳ: Cầu trục A:6,3 Phút / Chu kỳ

Cầu trục B:7 Phút / Chu kỳ
+ Tiêu hao điện năng: Cầu trục A: 38 KW / Giờ
Cầu trục B: 38 KW / Giờ
+ Chi phí lương cho CNBX: Cầu trục A: 435 Triệu đồng / Năm
Cầu trục B: 435 Triệu đồng / Năm
+ Giá trị của thiết bị bốc xếp: Cầu trục A: 49,5 tỷ
Cầu trục B: 50,6 tỷ
1.4.3.3. PHƯƠNG THỨC ĐẦU TƯ
- Mua cầu trục bằng cách mua mới.
1.4.3.4. NƠI THỰC HIỆN ĐẦU TƯ
- Nơi thực hiện đầu tư tại cảng ĐÀ NẰNG
1.4.3.5. THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐẦU TƯ
- Tiến hành phân tích dự án trong 8 năm
1.4.3.6.NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ
- Vốn tự có và vốn vay ngân hàng
1.4.3.7. DỰ KIẾN KHI DỰ ÁN ĐI VÀO VẬN HÀNH
- Đầu tư thiết bị cầu trục, dự tính giá trị hiện tại thuần thu được là 100.000.000
VNĐ.
7
Đồ án môn học quản trị dự án đầu tư
CHƯƠNG 2 LẬP PHƯƠNG ÁN SẢN XUẤT KINH DOANH
2.1. LẬP SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT
8
Đồ án môn học quản trị dự án đầu tư
- Sơ đồ 1:
- Sơ đồ 2:
- Sơ đồ 3:
2.2. TÍNH KHẢ NĂNG THÔNG QUA CỦA THIẾT BỊ BỐC XẾP
9
Kho tiền phương

Cầu trục
Xe hậu phương
Kho tiền phương
Cầu trục
Kho hậu phương
Kho hậu phương
Cầu trục
Xe hậu phương
Đồ án môn học quản trị dự án đầu tư
- Tính năng suất của thiết bị:
• Năng suất giờ của cầu trục.
Năng suất giờ của cầu trục được tính theo công thức:

h
ck
h
G
T
P *
3600
=
(Tấn/ giờ)
Trong ®ã:
G
h
: là trọng lượng hàng một lần nâng của cầu trục
T
ck
: thời gian chu kỳ của cầu trục (s).
VËy n¨ng suÊt giê cña thiÕt bÞ lµ:

Cầu trục A: P
hA
= 3600/(6,3 * 60)*5,6 = 53,333 (Tấn/ giờ)
Cầu trụcB: P
hB
= 3600/(7 * 60)*6,7 = 57,429 (Tấn/ giờ)
• Năng suất ca của cầu trục
Năng suất ca của cầu trục được tính theo công thức:
P
ca
= P
h
*(T
ca
– T
ng
) (Tấn / ca)
Trong ®ã:
P
h
: năng suất giờ của cầu trục (Tấn/ giờ)
T
ca
: thời gian của một ca làm việc. T
ca
= 8 h
T
ng
:thời gian ngưng việc trong ca T
ng =

1,5h
Vậy năng suất ca của cầu trục là:
Cầu trục A: P
caA
= 53,333*(8-1,5) =346,665 (Tấn / ca)
Cầu trục B: P
caB
= 57,429 *(8-1,5) =373,289 (Tấn / ca)
• Năng suất ngày của cầu trục:
Năng suất ngày của cầu trục được tính theo công thức:
P
ng
= P
ca
* n
ca
(Tấn / ngày)
Trong ®ã:
P
ca
: Năng suất ca của cầu trục (Tấn / ca)
n
ca
: số ca trong ngày. n
ca
= 3 ca
Vậy năng suất ngày của cầu trục là:
Cầu trục A: P
ngA
= 346,665 * 3 = 1039,995 (Tấn / ngày)

10
Đồ án môn học quản trị dự án đầu tư
Cầu trục B: P
ngB
= 373,289 * 3 = 1119,867 (Tấn / ngày)
• Năng suất năm của cầu trục:
Năng suất năm của cầu trục được tính theo công thức:
P
n
= P
ng
* T
kt
(Tấn / năm)
Trong ®ã:
P
ng
: năng suất ngày của cầu trục
T
kt
: thời gian khai thác trong năm T
kt
=320 ngày/ năm
Vậy năng suất năm của cầu trục là:
Cầu trục A: P
nA
=1039,995*320 = 332798,4 (Tấn / năm)
Cầu trục B: P
nB
=1119,867 *320 = 358357,44 (Tấn / năm)

2.3. TÍNH NHU CẦU THIẾT BỊ BỐC XẾP VÀ TỔNG VỐN ĐẤU TU BAN
ĐẦU
- Nhu cầu bốc xếp 49500 Tấn/năm. Theo tính toán thi năng suất năm của cầu
trục là:
Cầu trục A: P
nA
=1039,995*320 = 332798,4 (Tấn / năm)
Cầu trục B: P
nB
=1119,867 *320 = 358357,44 (Tấn / năm)
Do đó nhu cầu thiết bị bốc xếp :
+ Đối với cầu trục A: 49500 / 332798,4 = 0.15, do đó nhu cầu về cầu
trục A là 1 cái
+ Đối với cầu trục B: 49500 / 358357,44 = 0.14, do đó nhu cầu về cầu
trục B là 1 cái
- Phương án A: mua cầu trục A để bốc xếp
- Phương án B : mua cầu trục B để bốc xếp
- Tổng vốn đầu tư ban đầu
+Tổng vốn đầu tư của phương án A: 51.153.873.000 đồng
Trong đó:
• Vốn cố định = Giá mua + Chi phí lắp đặt
= Giá mua + 1%*Giá mua
11
Đồ án môn học quản trị dự án đầu tư
VCĐ = 49,5 + 0,01 * 49,5=49,995 tỷ đồng
• Vốn lưu động: bao gồm các loại chi phí như chi phí điện năng,
chi phí vật rẻ mau hỏng chi phí lương cho cán bộ bốc xếp, bảo hiểm xã hội, chi phí
bảo hiểm tài sản.
Vốn lưu động là: 1.158.873.000 đồng
Trong vốn cố định của dự án thì:

• Vốn tự có = 39,995 tỷ đồng
• Vốn vay = 10 tỷ đồng
Lãi suất:18%/năm
Trả đều trong 5 năm tính từ khi bắt đầu vận hành
Thời gian kinh doanh là 8 năm
+Tổng vốn đầu tư của phương án B: 52.270.428.000 đồng
Trong đó:
• Vốn cố định = Giá mua + Chi phí lắp đặt
= Giá mua + 1%*Giá mua
VCĐ = 50,6 + 0,01 * 50,6=51,106 tỷ đồng
• Vốn lưu động: bao gồm các loại chi phí như chi phí điện năng,
chi phí vật rẻ mau hỏng chi phí lương cho cán bộ bốc xếp, bảo hiểm xã hội, chi phí
bảo hiểm tài sản.
Vốn lưu động là: 1.164.428.000 đồng
Trong vốn cố định của dự án thì:
• Vốn tự có = 41,106 tỷ đồng
• Vốn vay = 10 tỷ đồng
Lãi suất:18%/năm
12

×