Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

LLVH: Tất cả mọi nghệ thuật đều phục vụ cho một nghệ thuật vĩ đại nhất là nghệ thuật sống trên Trái Đất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (27.98 KB, 4 trang )

Câu 2: Tất cả mọi nghệ thuật đều phục vụ cho một nghệ
thuật vĩ đại nhất là nghệ thuật sống trên trái đất. ( Becton
Brech)
Bài làm
Một người nghệ sĩ tài năng phải là một người thợ lặn lành
nghề lặn sâu vào đại dương cuộc sống, không phải để lượm nhặt
nhạnh mảnh san hơ tầm thường mà để tìm những viên ngọc trai
lấp lánh, những “ khối tình con” kết từ máu huyết của loài trai
nhẫn nại, cần cù.( một ý của Nguyễn Tn trong Người lái đị sơng
Đà). Vì thế mà, tác phẩm văn học chỉ có thể làm rung động trái
tim người đọc khi chứa đựng giá trị thẩm mỹ: khả năng văn học
và miêu tả những vẻ đẹp của cuộc sống một cách sinh động, giúp
con người cảm nhận và biết rung động một cách tinh tế, sâu sắc
trước vẻ đẹp ấy. Đúng như nhà thơ, nhà soạn kịch người Đức
Bertolt Brecht đã nói: “ Tất cả nghệ thuật đều phục vụ cho một
nghệ thuật vĩ đại nhất là nghệ thuật sống trên Trái Đất.”
Nghệ thuật, nơi có sức chứa khổng lồ với những mảnh vụn
của cuộc sống và con người. “ Khơng có nghệ thuật nào là không
hiện thực”( Grandi). Cuộc sống là nơi bắt đầu và là nơi đi tới của
văn chương, hơn bất cứ một loại hình nghệ thuật nào, văn học
gắn chặt với hiện thực đời sống và hút mật ngọt từ nguồn sống
dồi dào đó. Ai đó đã từng ví văn học nghệ thuật và đời sống như
thần Ăng-tê và Đất Mẹ. Thần trở nên vô địch khi đặt chân lên Đất
Mẹ cũng như văn học nghệ thuật chỉ cường tráng và dũng mạnh
khi gắn liền với cuộc sống. Cánh diều văn học dù có bay xa mãi xa
mãi nhưng chúng vẫn gắn chặt với mặt đất của cuộc sống bằng
sợi dây hiện thực mỏng manh mà bền chắc. Tác phẩm nghệ thuật
sẽ chết nếu như nó miêu tả chỉ để miêu tả, nếu nó khơng phải là
tiếng gào thét của nỗi đau hay lời ca tung hân hoan. Tác phẩm sẽ
tựa như những hạt bụi dần hịa vào trong khơng khí nếu như
không phải là sự lượm nhặt, cô đúc từ mảnh vụn cuộc sống. Nghệ


thuật là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Hiện thực
cuộc sống là kho đề tài vô tận để người nghệ sĩ khám phá, phát
hiện, nhưng đối với mỗi cây bút, nó lại được chiếu rọi dưới mọi


ánh sáng riêng. Nghệ thuật vĩ đại là nghệ thuật hướng đến nhân
sinh, hướng đến những điều tươi đẹp trên mặt đất cuộc sống.
Văn học là tiếng nói tâm hồn, tình cảm của cá nhân người
nghệ sĩ trước cuộc đời. Làm sao mà nhà văn có thể viết lên tác
phẩm khi – sản phẩm tinh thần của mình nếu như tâm hồn cứng
trơ như đá trước cuộc đời? Nhà văn chỉ có thể sáng tạo khi bức
xúc trước đời sống hiện thực hay lời giục giã của nhịp sống. Ta bắt
gặp những phút “ bùng nổ cảm hứng” trong văn chương mà “giới
làm văn” người ta hay gọi là “ cú đấm nghệ thuật”, Tố Hữu từng
tâm sự về quá trình thai nghén và làm thơ của mình: “ Mỗi khi
trong lịng có gì băn khoăn, khơng viết ra khơng chịu nổi, ông lại
làm thơ.
Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tơ Hồi đã mở ra cảnh ngộ
thân phận cơ Mị. Người đọc ám ảnh mãi hình ảnh người con gái
ngồi bên tảng đá dệt sợi, một người con gái nghèo khổ bất hạnh
như bước ra từ trang truyện cổ tích. Cuộc đời Mị khi bị bắt về làm
con dâu gạt nợ ở nhà thống lí Pá Tra là chuỗi ngày cực khổ đau
đớn. Người con gái ấy vẫn sống, làm việc như con trâu, con ngựa
trong câm lặng vô hồn. Chỉ có một điều duy nhất khiến Mị nhẫn
nại sống lầm lũi như một con rùa ni trong xó cửa, đó là cha cơ.
Nhưng dường như ngịi bút của Tơ Hồi cịn mạnh mẽ, dữ dội hơn
khi ơng khám phá ra bên trong sự thống trị của nhà thống lí Pá
Tra. Sự thống trị, bốc lột đó đã khiến cho con người tê liệt ý thức
phản kháng, cam chịu số phận trở thành những công cụ vô hồn,
vô cảm. Ý thức phản kháng, niềm khát vọng về sự sống của Mị

như viên than hồng bị đè nén lấp dưới lớp đất đá nhưng chỉ cần
làn gió thoảng qua cũng có thể nhen nhóm lên ngọn lửa bùng
cháy. Tâm hồn Mị cũng vậy, ngịi bút giàu tình u thương và
niềm đồng cảm của Tơ Hồi đã tìm thấy hơi ấm của tâm hồn cô
trong đêm mùa xuân rộn ràng, nồng nhiệt say mê. Khơng gian Tết
rực rỡ sắc màu, khí trời ấm áp nồng nàn của cảnh núi rừng Tây
Bắc quyện trong âm thanh tưng bừng của con người vào xuân đã
tạo nên nền cảnh tuyệt đẹp để tiếng sáo của ai kia len lỏi vào
thanh âm kẽ lá, len lõi vào tâm hồn con người. Mị nghe tiếng sáo
vọng lại, thiết tha bồi hồi. Mị ngồi lẩm nhẩm theo từng nhịp sáo


của người thổi. Dường như Tơ Hồi đã bắt rất trúng mạch tâm
trạng của con người, ông như lần bước theo từng bước tiến của
cảm xúc nhân vât để gửi vào đó một niềm cảm thơng u mến vơ
hạn với những điểm sáng trong trái tim của Mị. Khi cô nhận ra giá
trị của mình, khi cơ nhận ra con người tài hoa tốt đẹp trong mình
cũng là lúc cơ thấy lòng phơi phới lạ thường. Vậy là, chỉ bằng
những diễn biến tâm trạng tinh tế, những nỗi lòng thầm kín của
con người. Tơ Hồi dường như muốn đối thoại với chúng ta một
bài học cuộc sống quan trọng về nhân sinh: sức sống mãnh liệt
trong tâm hồn con người.
Nghệ thuật chân chính mn đời đều hướng về con người, sự sống
nơi trần thế. Những triết lý đi sâu lắng đọng nhất trong văn
chương nghệ thuật lại là những lời nói thân gần, quen thuộc nhất.
Nghệ thuật vĩ đại nhất là khi chúng kề ngay bên ta. Như Hơ-rê-lêít từng nói: “ Khơng ai tắm trên một dịng sơng”, cuộc sống vẫn
tiếp diễn, thời gian vẫn trôi không bao giờ quay lại, mỗi trang văn
là một câu chuyện, mỗi một ngày là một tác phẩm. Ta nhận ra
rằng nguồn sống vơ hạn trong văn chương nghệ thuật chính là sự
sống trên Trái Đất này.

Văn chương chân chính được khơi nguồn từ chính hiện thực cuộc
sống. Là nhà văn lãng mạn nhưng ngòi bút của Thạch Lam lại
hướng đến thế giới hiện thực. Ở đó có nỗi đau, có những kiếp
người cơ cực, lầm than...Truyện ngắn Hai đứa trẻ được coi là
truyện khơng có cốt truyện. Thạch Lam miêu tả một đêm đợi tàu
của hai chị em Liên và An đầy ám ảnh khi cuộc sống luẩn quanh
trong phố huyện, theo một quỹ đạo tuần hồn khơng hồi kết, ta
sẽ lại bắt gặp ngọn đèn hiu hắt của chị Tí, rồi lại là cái cảnh đợi
của tàu của chị em Liên,...Đằng sau dòng tâm trạng đi từ hi vọng,
tin tưởng đến thất vọng, hụt hẫng, xót xa của tác giả. Trang văn
Thạch Lam thấm đẫm chất hiện thực cũng như cảm xúc buồn
thương của tác giả trước cuộc đời. Văn học là cuộc sống, là niềm
vui, là nỗi buồn, cũng là nỗi xót xa phát ra từ những trái tim đầy
tính nhân đạo kia. Trong Hai đứa trẻ, người ta thấy được giọt nước
mắt xót xa của sự cảm thơng, chia sẻ, đồng thời cũng thấy được
chút lấp ló hi vọng trong tương lai? Nguyên Ngọc cho rằng: “ Nghệ


thuật là phương thức tồn tại của con người, giữ cho con người mãi
mãi là con người, không sa xuống thành con vật và cũng không
thành những ông thánh vô bổ vơ dun. Nghệ thuật chính là sự
vươn tới, sự hướng về, sự níu giữ mãi mãi tính người cho con
người. Cái cốt lõi của nghệ thuật là tính nhân bản.” Nếu như tất cả
những tác phẩm văn học trên Trái Đất đều biến mất thì Trái Đất
chẳng mất gì cả nhưng nếu như sự sống trên Trái Đất mất đi thì
văn chương chẳng cịn là văn chương, nghệ thuật sẽ chẳng cịn là
nghệ thuật.
Hình ảnh chiếc lá cuối cùng ngồi ơ cửa sổ đã cứu sống cuộc đời
của một người trong câu chuyện cảm động về tình người của nhà
văn Ohenri là biểu tượng đẹp nhất cho khát vọng nghệ thuật dâng

trào, cho ước vọng sống cao đẹp của những người nghệ sĩ. Mỗi
sáng tạo của nhà văn để tìm ra một hình tượng vừa có tính thẩm
mĩ, vừa có giá trị phản ánh sâu sắc hiện thực đều là sự dụng công
thần kinh của con tim và khối óc người viết. Trước một bông hoa
ta ngẩn ngơ say đắm, trước một đôi má hồng ta dạt dào yêu
thương, gặp những giọt lệ buồn rơi ta quặn thắt con tim. Chính
những giây phút yêu thương hờn giận ấy qua ngòi bút sáng tạo
của nhà văn đã trở thành một thế giới rất riêng trong tác phẩm.
Văn học nghệ thuật là lĩnh vực của sự độc đáo, sáng tạo. Mọi tác
phẩm chân chính phải là câu trả lời đầy thẩm mĩ cho con người,
thay đổi, cải thiện thế giới tinh thần của con người, nâng con
người lên. Lời nhắn nhủ của Bertolt Brecht không chỉ khẳng định
giá trị của nghệ thuật mà còn lời nhắc nhỏ đối với người nghệ sĩ
khi hiến thân vào nghệ thuật. Tôi quỳ gối trước nghệ thuật hướng
đến con người, hướng đến sự sống trên Trái Đất, vì đó là nghệ
thuật vĩ đại nhất.



×