Centec Việt Nam: Cầu nối “xanh” cho sự hợp tác bền vững
Trong thời gian qua, trước những thách thức từ các vấn đê môi trường, Việt Nam cũng như
các nước trên thế giới đang nỗ lực tìm kiếm những giải pháp để phát triển bền vững. Chia sẻ với
Việt Nam, hơn 40 năm qua, Thụy Điển đã hỗ trợ rất nhiều cho công tác BVMT và phát triển bền
vững đất nước. Hiện nay, mối quan hệ giữa 2 nước đã chuyển sang giai đoạn mới: Hợp tác bình
đẳng dựa trên lợi ích song phương. Trung tâm Hợp tác Công nghệ Môi trường Việt Nam - Thụy
Điên (Centec Việt Nam) ra đời, là cầu nối thúc đẩy mối quan hệ hợp tác 2 quốc gia về môi trường,
năng lượng và biến đổi khí hậu.
Để hiểu rõ hơn về hoạt động của Centec Việt Nam, Tạp chí Môi trường đã có cuộc trao đổi
với ông Tomas Hertiman - Giám đốc Centec Việt Nam về vấn đề này.
PV: Ông có thể giới thiệu đôi nét về Centec Việt Nam (Centec) và vai trò của Centec trong
mối quan hệ giữa Việt Nam - Thụy Điển?
Ông Tomas Hertzman: Cen-tec là Dự án của Đại sứ quán Thụy Điển tại Việt Nam nhằm tiếp
tục duy trì, tăng cường quan hệ hợp tác giữa 2 nước trong lĩnh vực môi trường, năng lượng và biến
đổi khí hậu. Từ năm 2007, Chính phủ Thụy Điển đã thông báo, các gói hỗ trợ song phương cho
Việt Nam sẽ kết thúc vào tháng 12/2013. Trước khi nguồn viện trợ kết thúc, từ 2009 - 2013 là giai
đoạn chuyển tiếp để đưa mối quan hệ Việt Nam và Thụy Điển từ nhà tài trợ - nhận tài trợ, sang
một mối quan hệ bình đẳng hơn. Năm 2011, để hỗ trợ Thụy Điển duy trì mối quan hệ họp tác với
Việt Nam trong công tác BVMT, Tổ chức Hợp tác Phát triển Quốc tế Thụy Điển (Sida) đã quyết
định thành lập Centec.
Kể từ khi thành lập, với vai trò là cầu nối, Centec đã tích cực giới thiệu những công nghệ và
giải pháp quản lý môi trường của 2 nước; Mở ra những cơ hội hợp tác có lợi cho cả 2 bên đối tác;
Chia sẻ các giải pháp mang tính hệ thống và tổng thể, hướng đến mục tiêu quản lý môi trường bền
vững. Centec đã hỗ trợ đắc lực cho quá trình xây dựng mối quan hệ bền vững và lâu dài giữa các
đối tác Việt Nam với các đối tác Thụy Điển, đồng thời, giúp quan hệ đó tiếp tục phát triển sau năm
2013 khi Dự án kết thúc.
PV: Xin ông cho biết, những hoạt động mà Centec đã triển khai trong thời gian qua và kết
quả của những hoạt động này?
Ông Tomas Hertzman: Cen-tec đã nghiên cứu, lập kế hoạch, triển khai dự án, tổ chức hội
thảo, thiết kế các chương trình hợp tác song phương, hỗ trợ quá trình chuyển giao công nghệ sạch,
thân thiện với môi trường. Các hoạt động của Centec giúp tạo lập và duy trì mạng lưới hợp tác, tập
trung vào 3 nhóm: Khối cơ quan nhà nước, viện nghiên cứu/trường đại học và doanh nghiệp, trong
đó, doanh nghiệp là đối tượng chủ chốt.
Năm 2011, Centec cùng Đại sứ quán Thụy Điển tổ chức thành công Hội thảo "Hành Trình
Xanh 2011" tại 5 thành phố: Đà Nang, Hội An, Quy Nhơn, Vũng Tàu và TP. Hồ Chí Minh, qua đó,
khẳng định vai trò cầu nối quan trọng, thúc đẩy quan hệ họp tác giữa 2 nước về môi trường. Đồng
thời, mở ra cơ hội để các bên trao đổi kiến thức, kinh nghiệm, xây dựng dự án và tìm nguồn tài
chính hỗ trợ thực hiện dự án. Những giải pháp về xử lý nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt
bằng công nghệ vi sinh, tận dụng chất thải, rác thải làm nguồn năng lượng sinh học... đã được đưa
ra tại các buổi Hội Thảo. Ngoài ra, Centec còn hợp tác với một số cơ quan truyền thông đại chúng
để giới thiệu các công nghệ và giải pháp xanh, sạch của Thụy Điển đến với công chúng. Bên cạnh
đó, Centec cũng liên kết với Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam để cung cấp thông tin cho
các nhà quy hoạch, kiến trúc sư về mô hình thành phố bền vững Symbio City của Thụy Điển. Hơn
1 năm qua, Centec đã triển khai được một số dự án xử lý chất thải, nước thải đô thị, xử lý đất
nhiễm dioxin. Đặc biệt, Centec đã kết nối để thực hiện thành công 5 dự án: Dự án giáo dục về phát
triển bền vững, môi trường và biến đổi khí hậu giữa Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và Đại học
Uppsala -Thụy Điển; Diễn đàn hợp tác kinh doanh công nghệ sạch giữa Hiệp hội Doanh nghiệp trẻ
Hà Nội và Mạng lưới Kinh doanh bền vững Thụy Điển; Dự án hợp tác xử lý dioxin tại Việt Nam
giữa Công ty Cleantech, Công ty VITTEP (Việt Nam) với Công ty DGE, Đại học Umea (Thụy
Điển); Dự án kết nối về môi trường và phát triển bền vững giữa TP. Đà Nẵng và TP. Boras, TP.
Linkping. Thông qua những dự án này, đối tác của 2 nước đều nhìn thấy những triển vọng tốt đẹp,
được tư vấn những giải pháp, phương thức kinh doanh hiệu quả, để góp phần thúc đẩy quan hệ
hợp tác giữa 2 nước trong lĩnh vực môi trường.
PV: Trong quá trình hoạt động, Centec có những thuận lợi và khó khăn gì, thưa ông? Xin
ông cho biết, định hướng của Centec trong thời gian tới?
Ông Tomas Hertzman: Để triển khai các hoạt động đạt hiệu quả, Centec có một số thuận lợi.
Cụ thể, về mặt tài chính, Centec và các bên đối tác được hỗ trợ một khoản kinh phí cho các dự án
thông qua một số cơ chế hỗ trợ của phía Thụy Điển: Chương trình hợp tác đối tác Việt Nam - Thụy
Điển (PDC), với 3 triệu cua-ron (SEK) Thụy Điển; Chương trình dự án thử nghiệm về môi trường,
với gói hỗ trợ gần 2 triệu SEK; Chương trình kinh doanh phục vụ cho phát triển (B4D), với 1,8
triệu SEK. Cùng với những nguồn hỗ trợ khác từ Trung tâm hợp tác quốc tế phát triển địa phương
(ICLD) và các khoản vay phục vụ cho hoạt động liên doanh, liên kết sử dụng công nghệ của Thụy
Điển. Đặc biệt, các hoạt động của Centec đều nhận được sự ủng hộ của Chính phủ 2 nước, sự
tham gia tích cực của các bên, góp phần mang đến sự thành công cho các dự án. Đó là nguồn động
lực lớn, thúc đẩy các hoạt động họp tác ngày càng phát triển. Tuy nhiên, Centec cũng gặp khó
khăn trong việc tiếp cận vói doanh nghiệp Việt Nam, thuyết phục họ sử dụng công nghệ của Thụy
Điển. Còn với các công ty của Thụy Điển, do chưa nhìn thấy thị trường tiềm năng của Việt Nam
và không phải dễ dàng để thuyết phục họ tin tưởng vào điều đó.
Hiện nay, mục tiêu của Centec là tập trung vào lĩnh vực phát triển năng lượng tái tạo. Centec
đang tìm kiếm đối tác Việt Nam để xúc tiến đầu tư với đối tác Thụy Điển trong lĩnh vực biogas,
năng lượng mặt trời, xử lý nước ngầm, chất thải điện tử, khử nước bùn thải. Đồng thời, Centec
cũng đang tìm kiếm những đối tác phía Thụy Điển để đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực viên nén
năng lượng, xử lý nước thải, chất thải nguy hại và quy hoạch đô thị. Vào tháng 8/2012, Centec sẽ
triển khai Chương trình Hành trình xanh 2012 tại Thụy Điển để giới thiệu về thị trường Việt Nam
và nhu cầu hợp tác của Việt Nam về môi trường và năng lượng. Sau đó, Centec sẽ tổ chức Hội
thảo quốc gia về khí sinh học tại 2 thành phố: Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, nhằm xây dựng quan
hệ hợp tác giữa 2 nước về ứng dụng và phát triển khí sinh học trong đời sống. Chúng tôi hy vọng
rằng, các chương trình, hoạt động sắp tới của Centec sẽ gặt hái được nhiều thành công hơn nữa,
góp phần củng cố mối quan hệ bền vững giữa 2 quốc gia vì một màu xanh cho những thế hệ mai
sau.
PV: Xin cảm ôn ông!
GIÁNG HƯƠNG (Thực hiện)
TCMT 08/2012