Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Chính phủ tập trung tái cơ cấu kinh tế với 3 lĩnh vực quan trọng nhất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.67 KB, 3 trang )

Chính phủ tập trung tái cơ cấu kinh tế với 3 lĩnh vực quan trọng nhất:
(1) Tái cơ cấu đầu tư, trong đó trọng tâm là tái cơ cấu đầu tư công Để
khắc phục các tồn tại, hạn chế trong thời gian vừa qua và nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn đầu tư, trong thời gian tới việc tái cơ cấu đầu tư theo hướng sau đây:
- Từng bước điều chỉnh cơ cấu đầu tư theo hướng giảm dần tỷ trọng đầu tư
công trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội và nâng cao hiệu quả đầu tư công, dành
thêm nguồn vốn từ ngân sách để đầu tư các lĩnh vực xã hội; đồng thời có các biện
pháp để huy động các nguồn vốn của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước
để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng.
- Khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, thiếu đồng bộ, lãng phí, suất đầu tư
cao bằng việc tiếp tục rà soát lại các loại qui hoạch kinh tế - xã hội, qui hoạch
ngành, lĩnh vực, qui hoạch vùng, qui hoạch phát triển đô thị… Rà soát lại các danh
mục dự án, lựa chọn những dự án có tính chất cấp bách, có tính đột phá để đầu tư
trước, phát huy hiệu quả ngay.
Rà soát lại các quy định phân cấp đầu tư, bảo đảm các quyết định đầu tư phải có
đủ nguồn vốn, hiệu quả và chịu trách nhiệm với quyết định của mình.
- Thay đổi tư duy trong bố trí đầu tư. Điều chỉnh cơ chế sử dụng vốn ngân
sách, chuyển từ đầu tư trực tiếp sang hỗ trợ và điều tiết cạnh tranh cho các công
trình kết cấu hạ tầng. Vốn ngân sách nhà nước sử dụng vào việc tạo điều kiện và
môi truờng để hình thành và phát triển thị trường hấp dẫn trong đầu tư kết cấu hạ
tầng. Thu hút sự tham gia tích cực của khu vực tư nhân trong và ngoài nước vào
phát triển kết cấu hạ tầng theo phương thức công - tư kết hợp (PPP), BOT, BT,
BTO... Xây dựng khung pháp lý chia sẽ rủi ro giữa nhà nước và tư nhân, bảo đảm
tính cạnh tranh của các dịch vụ kết cấu hạ tầng giữa các đơn vị kinh doanh khai
thác tư nhân.
- Đổi mới chính sách thu phí, giá dịch vụ bồi hoàn theo huớng người dùng
kết cấu hạ tầng tốt, dịch vụ tốt phải trả ở mức phí phù hợp, hoàn trả được chi phí
đầu tư.
- Thực hiện cơ chế cân đối nguồn vốn trong kế hoạch đầu tư phát triển trung
hạn phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm. Trước mắt sẽ tổ chức
triển khai xây dựng kế hoạch đầu tư trung hạn 3 năm 2013-2015.


- Đồng thời phải tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, xử lý
nghiêm những trường hợp vi phạm cơ chế quản lý đầu tư cả đối với tập thể và cá
nhân bằng những chế tài cụ thể, đủ mạnh để lập lại trật tự kỷ cương trong đầu tư
công.
- Tái cơ cấu đầu tư thực hiện đồng bộ với tái cơ cấu doanh nghiệp, tái cơ cấu
tài chính và với các công cụ chính sách khác như: chính sách đất đai, chính sách
giải phóng mặt bằng…
(2) Tái cơ cấu doanh nghiệp, trọng tâm là tái cơ cấu doanh nghiệp nhà
nước, các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước.
Để nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, việc tái cơ cấu
DNNN trong thời gian tới phải tập trung thực hiện các giải pháp chủ yếu sau:
- Hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý các doanh nghiệp có vốn nhà nước,
trước hết là làm rõ quyền hạn, trách nhiệm của chủ sở hữu, đại diện chủ sở hữu và
người quản lý; cơ chế quản lý vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp; cơ chế giám
sát và chế tài xử lý...
- Thực hiện sắp xếp, đổi mới và cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước phù
hợp với đặc điểm của từng tập đoàn, tổng công ty, công ty, tập trung hoạt động
trong lĩnh vực kinh doanh chính. Thực hiện thoái vốn nhà nước tại các doanh
nghiệp đã cổ phần hóa không thuộc diện Nhà nước phải nắm quyền chi phối.
- Tiếp tục đổi mới cơ chế quản trị doanh nghiệp nhà nước đi đôi với việc chú
trọng bồi dưỡng đào tạo đội ngũ cán bộ quản trị đủ sức quản lý doanh nghiệp.
(3) Tái cơ cấu thị trường tài chính, trọng tâm là tái cơ cấu hệ thống các
ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính khác
Thực hiện tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, tổ chức tín dụng theo hướng hiện
đại, hoạt động an toàn, hiệu quả vững chắc với cấu trúc đa dạng về sở hữu, quy
mô, loại hình có khả năng cạnh tranh lớn hơn và dựa vào nền tảng công nghệ, quản
trị ngân hàng tiên tiến, phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế về hoạt động
ngân hàng nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu về dịch vụ, tài chính, ngân hàng của nền
kinh tế. Trong thời gian tới, tập trung lành mạnh hoá tình hình tài chính và củng cố
hoạt động, cải thiện mức độ an toàn và hiệu quả hoạt động của các tổ chức tín

dụng; đề cao trật tự, kỷ cương và nguyên tắc thị trường trong hoạt động ngân hàng.

×