Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (46.16 KB, 2 trang )
Chung tay bảo vệ môi trường lưu vực sông Cầu
Tại phiên họp lần thứ 8 Ủy ban BVMT Lưu vực sông (LVS) Cầu (Ủy ban sông Cầu) tại Bắc
Giang, nhiều đại biểu đại diện các Bộ, ngành, địa phương đã thảo luận, tìm cách tháo gỡ, kiểm
soát, ngăn ngừa ô nhiễm trên toàn lưu vực. Trên cơ sở đó, Ủy ban sẽ đưa ra định hướng cho các
năm tiếp theo nhằm xử lý và ngăn chặn kịp thời các nguồn gây ô nhiêm môi trường. Tạp chí Môi
trường đã có cuộc trao đổi, ghi nhận những ý kiến đóng góp của các đại biểu tại Phiên họp.
PV: Xin ông cho biết thời gian qua, ủy ban (UB) sông Cầu đã triển khai các chính sách gì để
BVMT LVS Cầu?
Trong nhiệm kỳ thứ nhất (2008 - 2011), UB sông Cầu đã xây dựng các thể chế làm căn cứ
pháp lý cho hoạt động của UB; Tổ chức xây dựng Kế hoạch thực hiện Đề án tổng thể bảo vệ và
phát triển bền vững môi trường sinh thái, cảnh quan LVS Cầu trên địa bàn mỗi tỉnh.
Nhiệm kỳ thứ hai, UB sông Cầu đang từng bước cụ thể hóa các nội dung công việc của Đề
án trên địa bàn các địa phương. Để thực hiện nhiệm vụ này, UB sông Cầu đã tổ chức kiểm tra thực
tế tình hình triển khai Đề án tại các tỉnh trên LVS. Văn phòng UB sông Cầu đã tổ chức họp cấp
tham mưu của UB để tiến hành rà soát các nội dung công việc triển khai Đề án bảo vệ LVS Cầu,
lấy ý kiến góp ý cho Dự thảo Nghị định của Chính phủ về loại hình sản xuất, kinh doanh có nguy
cơ gây ô nhiễm môi trường cần cấm hoặc hạn chế đầu tư trong LVS, góp ý cho Dự thảo quy chế
làm việc của UB.
PV: Ông đánh giá thế nào về tình hình triển khai Đề án sông cầu giai đoạn 2011 - 2015 của
các tỉnh trên LVS trong thời gian qua?
Nhìn chung, các tỉnh trong LVS đã có nhiều cố gắng trong công tác quản lý môi trường,
BVMT LVS, triển khai Đề án tổng thể BVMT sông Cầu, phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục ô
nhiễm môi trường LVS Cầu. Nhiều tỉnh đã sử dụng có hiệu quả kinh phí sự nghiệp môi trường và
các nguồn kinh phí khác để tổ chức triển khai các dự án, mô hình quản lý, BVMT trong lưu vực
(Dự án trồng cây lưu vực đầu nguồn sông Cầu, tỉnh Bắc Kạn; Mô hình xử lý môi trường làng
nghề; Hỗ trợ các hộ xây hầm biogas; Quy hoạch nông thôn mới; Hỗ trợ xử lý nước thải các cụm
công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc; Mô hình xử lý rác thải tại các xã của tỉnh Hải Dương...). Tuy
nhiên, các công việc triển khai chưa đạt được hiệu quả. Chất lượng môi trường sông Cầu chưa
được cải thiện rõ rệt. Nước thải tại các làng nghề vẫn chưa được giải quyết triệt để, nước mưa
chảy tràn tại bãi thải của các mỏ trong lưu vực vẫn đang ngày đêm gây ô nhiễm sông Cầu. Nhiều
cơ sở sản xuất, kinh doanh đã và đang gây ô nhiễm môi trường vẫn chưa có giải pháp công nghệ