Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

Lịch sử phát triển của tiền tệ và những liên hệ đến chế độ tiền tệ Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.81 KB, 44 trang )

A. Lời Mở Đầu
Gắn liền với sự ra đời và phát triển của nền kinh tế hàng hóa – tiền tệ. Trong
sự phát triển của nền kinh tế của các nước trên thế giới, vấn đề tiền tệ là vấn đề
rất được xã hội quan tâm do tiền tệ ra đời làm cho việc trao đổi hàng hóa, dịch
vụ được dễ dàng, thuận tiện hơn.
Tiền tệ được phát triển qua các giai đoạn khác nhau, sự thay thế nhau của các
loại tiền trong từng thời kỳ. Ở Việt Nam cũng vậy, sự thay đổi của tiền tệ, thay
đổi hình thái tiền tệ ( kim loại, giấy, polime, thẻ…), lịch sử tiền tệ cũng chịu ảnh
hưởng của lịch sử xã hội. Sự thay đổi đi lên của tiền tệ điều đó cũng là một phần
để đánh giá dự phát triển kinh tế của một đất nước.
Chính sự phát triển và vai trò quan trọng của tiền tệ mà chúng em lựa chọn
đề tài “Trình bày lịch sử phát triển của tiền tệ và những liên hệ đến chế độ
tiền tệ Việt Nam”. Tìm hiểu đề tài này không chỉ cho chúng em biết thêm
những kiến thức về lịch sử xuất hiện của tiền tệ mà còn hiểu biết sâu sắc hơn
những thực tế xoay quanh chế độ tiền tệ, những ảnh hưởng của tiền tệ với nền
kinh tế của đất nước Việt Nam.
Bố cục đề tài gồm ba chương:
Chương I: Lý luận chung về lịch sử phát triển của tiền tệ.
Chương II: Thực trạng về sự phát triển của tiền tệ ở Việt Nam qua từng thời kỳ.
Chương III: Những giải pháp để phát triển chế độ tiền tệ hiện nay.

MỤ
C LỤC
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA TIỀN TỆ.
I. Khái niệm và nguyên nhân ra đời của tiền tệ.
1. Khái niệm.
- Khái niệm về tiền tệ.
- Nguồn gốc lịch sử của tiền tệ.
- Chế độ tiền tệ.
2. Quan điểm về chính sách tiền tệ.
3. Nguyên nhân dẫn đến sự hình thành của tiền tệ.


II. Vai trò và đặc điểm của tiền tệ.
1. Vai trò của tiền tệ.
2. Đặc điểm của tiền tệ.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TIỀN TỆ Ở VIỆT
NAM QUA TỪNG THỜI KỲ.
I. So sánh giữa chế độ tiền tệ thế giới và chế độ tiền tệ Việt Nam
1. Các chế độ tiền tệ của thế giới.
2. Các chế độ tiền tệ Việt Nam qua các thời kỳ.
II. Thực trạng phát triển của tiền tệ.
CHƯƠNG III: NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN CHẾ ĐỘ TIỀN TỆ Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY.
I. Những vấn đề tiêu cực, những bất cập về chế độ tiền tệ ở nước ta hiện
nay.
II. Những giải pháp cần thực hiện cho chế độ tiền tệ ở nước ta hiện nay.
KẾT LUẬN.
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
DANH SÁCH NHÓM WE R A R E O NE
Họ và tên Mã số sinh viên
Phan Anh Kiệt 1311520116
Nguyễn Trí Tâm 1311521364
Phan Thị Mỹ Duyên 1311520103
Nguyễn Thị Mỹ Duyên 1311520563
Quách Gia Phúc 1311521377
Phùng Châu Nghiệp 1311520
Lê Ngọc Ngân 1311520

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA TIỀN TỆ.
I.Khái niệm và nguyên nhân ra đời của tiền tệ.
1.Khái niệm.
- Khái niệm tiền tệ:

Theo Mác, tiền tệ là một thứ hàng hoá đặc biệt, được tách ra khỏi thế giới hàng
hoá, dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của tất cả các loại hàng hoá khác. Nó
trực tiếp thể hiện lao động xã hội và biểu hiện quan hệ sản xuất giữa những người
sản xuất hàng hóa.
- Nguồn gốc và lịch sử tiền tệ:
Ngày nay, chúng ta sử dụng cả tiền xu và tiền giấy, nhưng thực tế không phải lúc
nào cũng vậy. Trước khi những đồng tiền kim loại và tiền giấy có mặt, con người
đã sử dụng nhiều thứ khác thường để mua thứ họ cần, Chẳng hạn, ở một nơi nọ trên
thế giới, người ta sử dụng răng cá mập như là tiền. Ở nhiều nơi khác, tiền có thể là
những chiếc lông chim sặc sỡ và những chiếc vỏ sò quý hiếm. Có nơi người ta còn
dùng cộng lông cứng trên đuôi voi để làm tiền. Lông chim là loại tiền nhẹ nhất từ
trước đến nay. Chúng được sử dụng trên đảo Santa Cruz. Đá là loại tiền nặng nhất
từ trước đền giờ. Chúng được sử dụng trên đảo Yap ở Thái Bình Dương. Có hòn
nặng trên £500 (1£ = 0,4536 kg). Loại tiền nhỏ nhất từ trước đến nay được phát
hiện ở Hy Lạp. Tiền được làm bằng kim loại, nhưng có kích thước nhỏ hơn hạt táo.
Không ai biết chính xác người ta bắt đầu sử dụng tiền dưới những hình thức đồng
tiền kim loại từ khi nào. Các nhà khảo cổ đã phát hiện những đồng tiền kim loại có
từ năm 600 trước công nguyên, vì thế ta biết chúng đã được lưu hành trong suốt
một thời gian dài. Lúc đầu người ta sử dụng những kim loại quý như vàng và bạc
để chế tiền xu. Họ in hình người hoặc (con) thú trên mỗi đồng tiền để xác định giá
trị của nó. Trong những năm 1200, người Trung Quốc đúc những đồng tiền bằng
sắt. Những đồng tiền này giá trị chẳng là bao, cho nên người dân phải sử dụng một
số lượng lớn khi mua hàng. Do đó rất bất tiện khi phải mang một số lượng lớn
những đồng tiền sắt nặng nề nên chính phủ đã cho in những giấy biên nhận. Người
ta mang các biên nhận này đến ngân hàng để đổi ra tiền xu. Đây là ví dụ đầu tiên ta
có được về việc phát hành và sử dụng tiền giấy. Ngày nay, hầu hết các nước đều sử
dụng cả tiền xu lẫn tiền giấy. Ở Mỹ, các loại tiền giấy đều có cùng kích cỡ và màu
sắc như nhau. Chẳng hạn, tờ một đô la có cùng kích cỡ và màu sắc y như tờ một
trăm đô la. Ở nhiều quốc gia khác, tiền giấy được in dưới nhiều kích cỡ và màu sắc
khác nhau. Tờ có kích thước nhỏ hơn thì có giá trị thấp hơn. Việc này tạo điều kiện

cho chúng ta chỉ cần nhìn thoáng qua là có thể xác định được giá trị của chúng. Tất
cả những sự kiện này khiến lịch sử tiền tệ trở thành một công cuộc nghiên cứu lý
thú.
Tối ưu hóa thương mại:
Người ta tin rằng đầu tiên hàng hóa và các dịch vụ được trao đổi trực tiếp với nhau
(thương mại trao đổi). Vì điều này không thực dụng nên hàng hóa và dịch vụ được
trao đổi với các loại hàng hóa khác mà có thể được tiếp tục trao đổi một cách dễ
dàng. Loại hàng hóa là tiền này là những vật có giá trị đẹp hay hữu ích như bò, lạc
đà, lông súc vật, dao, xẻng, vòng trang sức, đá quý, muối và nhiều loại khác. Khi
người ta khám phá ra rằng một số vật không còn được sử dụng nữa mà chỉ được
tiếp tục trao đổi thì các bản sao chép nhỏ hơn và ít có giá trị hơn của các vật này
được sử dụng làm phương tiện thanh toán. Thuộc về các loại hàng hóa trở thành
tiền là các vỏ sò cho đến khi người Trung Quốc tiến quân vào năm 1950.
Đó là các hình thức thanh toán đầu tiên trước khi có tiền. (Tiền trong tiếng La tinh
là pecunia bắt nguồn từ pecus có nghĩa là con bò vì đồng tiền kim loại đầu tiên của
La Mã tượng trưng cho giá trị của một con bò.) Khả năng có thể đếm được, dễ bảo
toàn, dễ vận chuyển đã đóng một vai trò quan trọng trong việc lựa chọn vật liệu
cũng như khả năng có thể giữ được giá trị. Các thỏi hay sợi dây bằng đồng thiếc
hay bạc đáp ứng được các yêu cầu này vì có giá trị bền vững và có thể bảo toàn dễ
dàng.
Các đồng tiền kim loại đầu tiên được người Lydia ở phía Tây của Thổ Nhĩ Kỳ ngày
nay đúc từ vàng, trong thời gian giữa 640 và 600 TCN, có nhiều kích thước và giá
trị khác nhau và được dùng như là một phương tiện thanh toán để đơn giản hóa việc
trả lương cho những người lính đánh thuê. Một lượng nhất định của các hạt bụi
vàng được nấu chảy thành đồng tiền và sau đó hình của nhà vua được dập nổi lên
trên. Nhà vua người Lydia cuối cùng, Croesus, vì thế mà mang danh là giàu có vô
hạn. Các đồng tiền kim loại này đã làm cho việc thương mại dễ dàng đi rất nhiều vì
chúng có ưu điểm là bao giờ cũng có kích thước, trọng lượng và hình dáng không
thay đổi và thay vì là phải cân thì có thể đếm được.
Các chỉ trích và phê phán về thuyết cho rằng tiền hình thành từ thương mại trao đổi

xuất phát từ những người đại diện cho Chủ nghĩa Nợ (tiếng Anh: Debitism), đặc
biệt là Paul C. Martin. Lý luận được đưa ra là sử dụng một vật trao đổi thứ ba trước
tiên là sẽ làm cho việc trao đổi phức tạp thêm. Từ một giao dịch biến thành hai giao
dịch. Điều quyết định chính là chức năng của tiền, dùng để nối tiếp thời gian giữa
nhu cầu cần dùng hàng hóa A và sự sản xuất hàng hóa B. Vì thế mà tiền ngay từ
đầu không phải là hàng hóa và cũng không phải là một vật trao đổi mà là dấu hiệu
cho một mối quan hệ nợ.
Tiền kim loại:
Mãi cho đến trong thế kỷ 18 giá trị của các loại tiền tệ của châu Âu được định
nghĩa thông qua lượng kim loại quý. Bên cạnh việc theo dõi sản xuất trong nước,
các xưởng đúc tiền quốc gia còn theo dõi cả việc đúc tiền của nước ngoài. Một tiền
tệ được đánh giá quá cao hay quá thấp khi đồng tiền được tính trên hay dưới giá trị
của kim loại trong lúc tính toán với các tiền tệ khác trên thế giới.
Việc cố tình mài mòn đồng tiền để lấy bớt đi kim loại đã tạo nên nhiều vấn đề rất
lớn trong việc sử dụng tiền kim loại. Việc giá trị của các kim loại quý biến động
khi so sánh với nhau còn mang lại nhiều vấn đề lớn hơn. Giá trị của các loại tiền tệ
khác nhau, bao gồm các đồng tiền bằng vàng, bạc và đồng, không thể giữ ổn định
khi so sánh với nhau được. Bạc được mang ra khỏi Tây Ban Nha và Anh vì các
thương gia người Tây Ban Nha và người Anh đánh giá các đồng tiền vàng cao hơn
một ít so với các đối tác thương mại quốc tế của họ, tạo thành một vấn đề lan rộng
khắp trong thương mại quốc tế: Ở châu Á người ta lại không thấy có lý do gì để
đánh giá vàng cao hơn như ở châu Âu. Vì thế mà bạc được mang đến châu Á để đổi
lấy vàng. Giải pháp cho vấn đề này trong đầu thế kỷ 18 tại Anh là loại tiền tệ về
nguyên tắc dựa trên vàng, Ngân hàng Quốc gia Anh (Bank of England) bảo đảm sẽ
trả cho người sở hữu đồng tiền Anh quốc giá trị tương ứng với giá trị của vàng trên
thị trường tại mọi thời điểm. (Xem: Kim bản vị). Các vấn đề của cuộc cải cách này
có thể nhìn thấy ngay trước mắt: Làm sao có thể bảo đảm là ngân hàng không phát
hành tiền nhiều hơn là số lượng tiền được bảo chứng bằng vàng của ngân hàng?
Trong thập niên 1730 đã có một cuộc khủng hoảng tín nhiệm và Ngân hàng Quốc
gia Anh chỉ được cứu thoát khi giới đại thương nghiệp của Luân Đôn sẵn sàng

gánh vác lấy sự bảo đảm này. Về mặt khác các thủ đoạn gian lận trong tiền kim loại
và biến động giá trị giữa các loại tiền kim loại trong nước không còn nữa.
Mãi cho đến trong thế kỷ XIX một số tiền tệ thí dụ như Đô la Mỹ vẫn được bảo
chứng bằng vàng và cho đến ngày hôm nay việc hủy bỏ bảo chứng vàng cũng
không phải là một điều tất nhiên.
III. Chế độ tiền tệ.
Quan hệ mậu dịch giữa các nước dẫn đến hình thành các chế độ tiền tệ quốc tế. Đó
là 1 tập hợp những quy định thống nhất giữa các nước trong việc tổ chức và điều
hành thống nhất các quan hệ tiền tệ- tín dụng phát sinh giữa các nước nhằm thiết
lập một trật tự cho các quan hệ kinh tế- mậu dịch.
Lịch sử các chế độ tiền tệ quốc tế điển hình:
Chế độ tiền tệ quốc tế Pari 1867
Chế độ tiền tệ Genova 1922
Chế độ tiền tệ Bretton Woods 1944
Chế độ tiền tệ Jamaica 1977
Chế độ tiền tệ Europe 1979
+ Chế độ tiền tệ quốc tế Pari năm 1867
Song song với việc thực thi chế độ tiền vàng ở các nước, trên phạm vi quốc tế, một
chế độ tiền tệ dựa trên tiêu chuẩn vàng đã được thiết lập. Đó là chế độ tiền tệ quốc
tế Pari.

Chế độ tiền tệ quốc tế này được xác lập vào năm 1867 tại Pari sau cuộc cách mạng
công nghiệp diễn ra trên thế giới. Những nội dung chủ yếu của chế độ tiền tệ này
là:
- Thừa nhận vàng là tiền tệ thế giới, được chu chuyển và trao đổi tự do giữa các
quốc gia.
- Vàng là căn cứ để xác lập tỷ giá hối đoái giữa các đồng tiền quốc gia của các
nước.
- Vàng thực hiện mọi chức năng của tiền tệ. Chế độ tiền tệ quốc tế Pari, về cơ bản
là có sự đồng nhất.


+ Chế độ tiền tệ Genova (Italia)
- Bối cảnh ra đời của chế độ tiền tệ Giê-nơ: Sau Thế chiến lần thứ I, việc khôi phục
lại nền kinh tế ở các nước châu Âu trở nên cấp thiết. Nhu cầu thiết lập một trật tự
mới trong các quan hệ mậu dịch, tín dụng, tiền tệ quốc tế nhằm nhanh chóng khôi
phục lại nền kinh tế bị tổn thất trong chiến tranh trở nên vô cùng cấp thiết đối với
các quốc gia ở châu Âu. Thực tế này đòi hỏi phải có những thoả thuận thống nhất
giữa các nước để thiết lập một trật tự mới trong các quan hệ mậu dịch, tín dụng và
tiền tệ quốc tế.
- Nội dung của chế độ tiền tệ Giê-nơ:
Chế độ tiền tệ Giê-nơ hình thành là kết quả của những thoả thuận giữa các nước
tham gia Hội nghị tiền tệ-tài chính quốc tế tổ chức chức tại thành phố Giê-nơ
(Italia) vào năm 1922. Qua hội nghị nhằm tổ chức lại các quan hệ tiền tệ-tài chính
quốc tế, thúc đẩy các quan hệ mậu dịch và các quan hệ kinh tế quốc tế khác giữa
các nước thành viên vào thời kỳ hậu chiến. Trong chế độ này các nước đã thoả
thuận những nội dung chủ yếu sau đây:
Một là, các nước chính thức thừa nhận vai trò đặc biệt quan trọng của đồng Bảng
Anh (GBP) trong các quan hệ tiền tệ, thanh toán và tín dụng quốc tế. Họ thừa nhận
đồng Bảng Anh là phương tiện thanh toán và phương tiện dự trữ quốc tế, đánh giá
nó ngang với vàng, coi đồng Bảng Anh là đồng tiền chủ chốt. Vì vậy, thực chất của
chế độ tiền tệ này là chế độ bản vị Bảng Anh, một đồng tiền quốc gia do Ngân hàng
Anh phát hành.
Hai là, việc sử dụng đồng Bảng Anh trong thanh toán quốc tế về ngoại thương và
các quan hệ kinh tế quốc tế khác không hạn chế. Các nước muốn có Bảng Anh thì
phải chuyển vàng đổi lấy Bảng Anh của nước Anh.

Chế độ tiền tệ Giê-nơ tạo nên nhiều lợi thế cho nước Anh trong lĩnh vực mẫu
dịch, dịch vụ, thanh toán và tín dụng quốc tế. Điều đó đã làm cho Chính phủ Anh
“lạm dụng” quyền phát hành đồng Bảng Anh, để rồi đẩy đồng tiền ây lâm vào tình
trạng khủng hoảng liên tục, làm cho uy tín của nó trên trường quốc tế ngày càng

giảm sút nghiêm trọng. Đánh dấu sự kiện này chính là việc nước Anh đã tuyên bố
chính thức phá giá đồng tiền nước mình với mức 33% so với đồng đô la Mỹ vào
ngày 21-09-1931. Việc phá giá đồng Bảng Anh – xương sống của chế độ tiền tệ
Giê-nơ cũng là sự “khai tử” đối với chế độ tiền tệ quốc tế này.

+ Chế độ tiền tệ Bretton-woods
- Bối cảnh ra đời của chế độ tiền tệ Bretton-woods: Sự sụp đổ của chế độ tiền tệ
Giê-nơ làm cho các quan hệ tiền tệ-tài chính quốc tế trở nên rối ren đã dẫn đến sự
hình thành các liên minh tiền tệ do một số nước tư bản đầu sỏ cầm đầu. Đó là các
khu vực tiền tệ như khu vực đồng Phơ-răng Pháp, khu vực đồng đô la Mỹ, khu vực
đồng Bảng Anh.

Khu vực đồng đô la do Mỹ cầm đầu tồn tại bên cạnh các “đối thủ không hơn kém”
là khu vực đồng Bảng Anh và khu vực đồng Phơ-răng Pháp. Nhưng sau Đại chiến
thế giới lần thứ II, Mỹ trở thành một cường quốc mạnh nhất thế giới về ngoại
thương, về tín dụng quốc tế và là nước có dự trữ vàng lớn nhất thế giới (chiếm
khoảng ¾ tổng dự trữ vàng của toàn bộ thế giới tư bản). Đây chính là những yếu tố
tạo nên thế mạnh cho đồng đô la Mỹ trên trường quốc tế, đưa đồng tiền này “lên
ngôi” đồng tiền chủ chốt của thế giới.

Tháng 7 năm 1944, lợi dụng địa vị kinh tế và tài chính của mình trên trường quốc
tế, Hoa Kỳ đã đứng ra triệu tập Hội nghị tiền tệ - tài chính quốc tế tại thành phố
Bretton-woods với sự tham gia của 44 nước. Hội nghị đã ký kết một Hiệp định
quốc tế bao gồm những thoả thuận của các nước về việc thiết lập các quan hệ tiền
tệ - tài chính quốc tế mới cho thời kỳ sau chiến tranh thế giới lần II. Được gọi là
chế độ tiền tệ Bretton-woods.

- Nội dung chủ yếu của chế độ tiền tệ Bretton-woods:
Một là, chế độ tiền tệ Bretton-woods đã thừa nhận USD là đồng tiền chuẩn, làm
trụ cột cho chế độ tiền tệ này. Nó được coi là phương tiện dự trữ và thanh toán

quốc tế, đóng vai trò chủ chốt trong các quan hệ tiền tệ, thanh toán và tính dụng
quốc tế.
Hai là, việc sử dụng USD trong thanh toán quốc tế về ngoại thương và các quan
hệ đối ngoại khác không hạn chế, các đồng tiền của các nước khác phải liên hệ chặt
chẽ với USD theo chế độ tỷ giá cố định. Theo chế độ tỷ giá này thì các nước thành
viên phải chấp hành những quy định sau đây:
+ Phải xác định và công bố cho IMF tiêu chuẩn giá cả (nội dung vàng) của
đồng tiền nước mình.
+Không được tự ý tăng, giảm nội dung vàng của đồng tiền nước mình vượt
quá mức ±10% nếu không được IMF đồng ý.
+ Ngân hàng trung ương của các nước thành viên của IMF phải can thiệp
vào thị trường để giữ cho tỷ giá hối đoái thị trường không biến động vượt ra ngoài
biên độ ±1% so với đồng giá vàng.
Ba là, các nghiệp vụ về vàng được thực hiện theo 1 giá chính thức là 35 USD = 1
ounce vàng (1 ounce vàng = 31,1035 gram vàng nguyên chất). Đô la Mỹ được tự
do chuyển đổi ra vàng theo giá đó. Vì vậy, để duy trì tỷ giá cố định của USD với
đồng tiền các nước, ngân hàng trung ương của các nước thành viên cũng phải can
thiệp vào thị trường vàng để giữ giá vàng chính thức luôn luôn ở mức 35 USD = 1
ounce vàng. Nếu giá vàng này biến động thì cũng có nghĩa là chế độ tỷ giá cố định
cũng bị vô hiệu hoá.
Bốn là, các nước phải thực hiện ngay các biện pháp thiết thực để loại trừ chế độ
kiểm soát và quản chế ngoại hối, đồng thời thiết lập chế độ tiền tệ tự do chuyển đổi,
nhằm tạo những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các quan hệ thương mại và
các quan hệ đối ngoại khác giữa các nước với nhau.
Năm là, thiết lập một tổ chức tiền tệ quốc tế nhằm điều chỉnh các quan hệ tiền tệ -
tài chính quốc tế theo những nguyên tắc của chế độ tiền tệ Bretton-woods.

Chế độ tiền tệ Bretton-woods đã lấy USD làm chuẩn. Thực chất, các nước đã cố
định tỷ giá hối đoái của đồng tiền nước mình theo đồng đô la. Tuy các nước vẫn
phải xác định nội dung vàng của đồng tiền nước mình, nhưng chỉ là hình thức.

Đồng tiền các nước không tự do chuyển đổi ra vàng, muốn có vàng thì các đồng
tiền đó trước hết phải chuyển thành USD, tức là các nước sẽ phải có USD, từ USD
sẽ chuyển được thành vàng theo tỷ giá chính thức (giá vàng chính thức) 35 USD =
1 ounce vàng. Vì lẽ đó, chế độ tiền tệ Bretton-woods được gọi là bản vị vàng-hối
đoái dựa trên USD, còn gọi là chế độ bản vị đô la.

Chế độ bản vị đô la đã làm cho sự liên hệ giữa đồng tiền các nước với vàng lại
một bước nữa bị nới lỏng. Chế độ tiền tệ này đã hợp pháp hoá, biến đồng tiền quốc
của Mỹ thành đồng tiền quốc tế. Chính vì thế đã khuyến khích Hoa Kỳ lạm phát đô
la. Tình trạng này đã kéo theo sự lạm phát quốc tế, trước hết là ở những nước thành
viên của chế độ tiền tệ này.

Lạm phát ở trong nước và quốc tế làm cho uy tín của USD trên trường quốc tế
giảm dần. Nhưng vấn đề quan trọng là ở chỗ, các nước “đồng minh” của Hoa Kỳ
đã không chấp hành chế độ tỷ giá cố định, không can thiệp vào thị trường tiền tệ để
giữ giá USD như đã cam kết, mà thả nổi tỷ giá trên thị trường. Đô la Mỹ càng bị
mất giá, thì các nước càng tìm mọi cách chuyển nó ra vàng với số lượng ngày càng
tăng. Để đối phó với tình trạng này, ngày 15-8-1971 Mỹ đã phải tuyên bố ngừng
chuyển đổi USD ra vàng theo tỷ giá chính thức. Sau đó, ngày 18-12-1973, USD lại
một lần nữa bị phá giá với mức 10%.

Qua hai lần phá giá USD (17,89%) đã chứng tỏ rằng, những nội dung cơ bản của
chế độ tiền tệ Bretton-woods gần như bị phá vỡ hoàn toàn. USD lại trở về vị trí
đồng tiền quốc gia. Nhưng do tiềm lực kinh tế của Mỹ rất lớn, cho nên USD vẫn
còn là một đồng tiền mạnh, đồng thời nó vẫn chiếm 1 tỷ trọng đáng kể trong quỹ
dự trữ ngoại hối quốc gia của các nước.

+ Chế độ tiền tệ Gia-mai-ca:
Chế độ tiền tệ Gia-mai-ca ra đời trên cơ sở Hiệp định được ký kết giữa các nước
thành viên IMF tại Gia-mai-ca vào những năm 1976-1978. Chế độ tiền tệ này vận

hành theo những nguyên tắc cơ bản sau đây:
- Thừa nhận SDR là cơ sở của chế độ tiền của các nước. SDR trở thành một
đơn vị tiền tệ tính toán quốc tế mới. Giá trị của nó được xác định theo phương pháp
rổ tiền tệ, lúc đầu rổ tiền tệ gồm 16 đồng tiền mạnh nhất của thế giới. Hiện nay,
tham gia “rổ tiền tệ” là 5 đồng tiền mạnh của những quốc gia có tiềm lực về kinh
tế, tài chính. Như vậy, chế độ tiền tệ Gia-mai-ca thực chất là chế độ bản vị SDR.
- Các nước thành viên được tự do lựa chọn thi hành chế độ tỷ giá hối đoái
mà không cần đến sự can thiệp của IMF.
- Thực hiện phi tiền tệ hoá vai trò của vàng. Không thừa nhận vàng trong
chức năng là thước đo giá trị và là cơ sở để xác định tỷ giá hối đoái của các đồng
tiền quốc gia các nước.
Chế độ tiền tệ Gia-mai-ca đến nay vẫn chưa đi đến cùng của sự hoàn thiện. Một số
nguyên tắc của chế độ tiền tệ ấy vẫn chưa được chấp hành triệt để, chưa trở thành
hiện thực.

+ Chế độ tiền tệ châu Âu
Chế độ tiền tệ châu Âu là một chế độ tiền tệ quốc tế khu vực. Chế độ tiền tệ này
trong bối cảnh mâu thuẫn giữa ba trung tâm thế lực quốc tế trong lĩnh vực thương
mại, tiền tệ, tài chính ngày càng trở nên gay gắt. Nó được xây dựng trên cơ sở Hiệp
định tiền tệ do các nước trên lục địa châu Âu ký kết vào tháng 3-1979.
Nội dung cơ bản của chế độ tiền tệ này như sau:
- Chế độ tiền tệ châu Âu không dựa trên SDR mà dựa vào ECU - một đơn vị tiền tệ
quốc tế khu vực của các nước châu Âu. Giá trị của ECU được đảm bảo bằng dự trữ
vàng và ngoại hối của các nước thành viên.
Khác với chế độ tiền tệ Gia-mai-ca, chế độ tiền tệ châu Âu không dựa trên SDR mà
dựa vào ECU - một đơn vị tiền tệ quốc tế khu vực của các nước thuộc khối EU.
Đồng ECU có các chức năng tương tự như SDR, là hình thái tiền “bút tệ”. Giá trị
của ECU được tính theo phương pháp “rổ tiền tệ”, nghĩa là giá trị của nó được dựa
trên sức mua “tổng hợp” của các đồng tiền tham gia “rổ tiền tệ”. Khi “giá trị” của
các đồng tiền tham gia “rổ tiền tệ” thay đổi, thì giá trị của toàn rổ cũng thay đổi và

do đó, giá trị của ECU cũng được được xác định lại. Hiện nay đồng tiền chung
châu Âu có tên gọi mới là EURO.
1. Quan điểm về chính sách tiền tệ
Chính sách tiền tệ là một công cụ quản lý kinh tế vĩ mô quan trọng nhất mà
Nhà nước giao cho Ngân hàng Trung ương thực hiện. Ở mỗi quốc gia khác
nhau có đề cập tới chính sách tiền tệ với những quan điểm khác
nhau. Theo quan điểm của của Frederic S.Mishkin - trường Đại học
C o lu m bi a (M ỹ ) – th ì ch í nh s ác h t i ền t ệ c h ín h l à vi ệ c m à C ụ c
d ự t r ữ l i ê n b a n g M ỹ (Federal Reserve System - FED) sử dụng đến
ba công cụ để điều tiết cungứng tiền tệ: nghiệp vụ thị trường tự do,
nghiệp vụ này ảnh hưởng đến cơ sốtiền tệ; thay đổi lãi suất chiết khấu, thay đổi
này ảnh hưởng đến cơ số tiền tệ,bằng cách này ảnh hưởng đến lượng vay chiết
khấu; và thay đổi DTBB, thay đổi này ảnh hưởng đến số nhân tiền tệ.Quan điểm
của Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) về chính sách tiền tệ
như sau: công cụchính là lãi suất ngắn hạn để thực hiện mục tiêu chính
của chính sách tiền tệ là ổn định giá cả khu vực Châu Âu trong thời kì trung
hạn.Theo quan điểm của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc: mục
tiêu của là chính sách tiền tệ ổn định giá trị đồng tiền và theo cách đó
đẩy mạnh sự tăng trưởng kinh tế.Còn ở Việt Nam, theo điều 2, Luật
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2003, số 06/1997/QHX, qui định:
chính sách tiền tệ quốc gia là mộtbộ phận của chính sách kinh tế - tài
chính của Nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền, kiềm chế lạm
phát, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc
phòng, an ninh và nâng cao đời sống của nhân dân.
Nhà nước thống nhất quản lý mọi hoạt động ngân hàng; có chính
sách để động viên các nguồn lực trong nước là chính, tranh thủ tối
đa nguồn lực ngoài nước, phát huy sức mạnh tổng hợp của các
thành phần kinh tế; bảo đảm vai trò chủ đạo và chủ lực của các tổ
chức tín dụng nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động n gân
hàng; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, chủ quyền quốc gia, mở rộng hợp tác

và hội nhập quốc tế; đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, góp phần thực hiện
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Tuy có rất nhiều quan điểm khác nhau về chính sách tiền tệ nhưng
về cơ bản thìchính sách tiền tệ là chính sách kinh tế vĩ mô mà
Ngân hàng Trung ương thực hiện nhằm tác động vàocung cầu tiền tệ, đảm
bảo mục tiêu ổn định hay tăng trưởng kinh tế.Có thể nói sử dụng chính sách
tiền tệ sao cho hiệu quả là một vấn đề hiện đang được tranh cãi rất
nhiều vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của nền kinh tế. Tuy điều
hành chính sách tiền tệ giữa các thời kỳ, các giai đoạn phát triển kinh tếở mỗi
nước rất khác nhau song việc xây dựng và thực thi chính sách tiền
tệ của các Ngân hàng Trung ương đều hướng đến mục tiêu tăng trưởng hay ổn
định nền kinh tế.
2. Nguyên nhân dẫn đến sự hình thành của tiền tệ
Khi lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội phát triển, sản xuất hàng
hóa và thị trường ngày càng mở rộng thì tình trạng có nhiều vật ngang giá chung
làm cho trao dổi giữa các điạ phương vấp phải khó khăn, do đó đòi hỏi khách quan
phải hình thành vật ngang giá chung thống nhất. Khi vật ngang giá chung được cố
định ở một vật độc tôn và phổ biến thì xuất hiện hình thái tiền tệ của giá trị. Lúc
đầu có nhiều kim loại đóng vai trò tiền tệ, nhưng về sau được cố định lại ở kim loại
quý: Vàng, bạc và cuối cùng là bạc. Sở dĩ bạc va vàng đóng vai trò tiền tệ là do
những ưu điểm của nó như thuần nhất về chất, dễ chia nhỏ, không hư hỏng, với một
lượng và thể tích nhỏ nhưng chứa đựng một giá trị lớn. Tiền tệ xuất hiện là kết quả
phát triển lâu dài của sản xuất và trao đổi hàng hóa, khi tiền tệ ra đời thì thế giới
hàng hóa dược phân chia thành hai cực: Một bên là hàng hóa thông thường, một
bên là hàng hóa (vàng) đóng vai trò tiền tệ.
IV. Vai trò và đặc điểm của tiền tệ.
1. Vai trò của tiền tệ.
Vai trò của tiền tệ trong nền kinh tế thị trường thể hiện ở ba mặt:
-Thứ nhất: tiền tệ là phương tiện không thể thiếu để mở rộng và phát triển nền
kinh tế hàng hóa. C.Mác đã chỉ ra rằng, người ta khổng thể tiến hàng sản xuất hàng

hóa nếu như không có tiền và sự vận động của nó.
Khi tiền tệ tham gia trong chức năng thước đo giá trị và phương tiện lưu thông là
cho việc đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa trở nên giản đơn, thuận lợi và
thống nhất, làm cho sự vận động của hàng hóa trong lưu thông tiến hành một cách
trôi chảy. Mặt khác, khi sử dụng tiền trong sản xuất kinh doanh giúp cho người sản
xuất có thể hạch toán được chi phí và xác định kết quả sản xuất kinh doanh, thực
hiện được tích lũy tiền tệ để thực hiện tái sản xuất kinh doanh
Tiền tệ trở thành công cụ duy nhất và không thể thiêu để thực hiện yêu cầu quy luật
giá trị. Vì vậy, nó là công cụ không thể thiếu được để mở rộng và phát triển nền
kinh tế hàng hóa.
-Thứ hai: tiền tệ là phương tiện để thực hiện và mở rộng các quan hệ quốc tế.
Trong điều kiện của nền kinh tế hàng hóa phát triển chuyển sang nền kinh tế thị
trường thì tiền tệ không những là phương tiện thực hiện các quan hệ kinh tế xã hội
trong phạm vi quốc gia mà còn là phương tiện quan trọng để thực hiện và mở rộng
quan hệ hợp tác quốc tế.
Cùng với ngoại thương, các quan hệ thanh toán và tín dụng quốc tế, tiền tệ phát huy
vai trò của mình để trở thành phương tiện cho việc thực hiện và mở rộng các quan
hệ quốc tế, nhất là đối với các mối quan hệ nhiều mặt giữa các quốc gia trên thế
giới hình thành và phát triển làm cho xu thế hội nhập trên các lĩnh vực kinh tế xã
hội, tài chính, tiền tệ ngân hàng, hợp tác khoa học kỹ thuật giữa các nước.
-Thứ ba: tiền tệ là một công cụ để phục vụ cho mục đích của người sử dụng chúng.
Trong điều kiện của nền kinh tế hàng hóa phát triển cao thì hầu hết các mối quan hệ
kinh tế-xã hội đều được tiền tệ hóa, mọi cá nhân, tổ chức, cơ quan…đều không thể
thoát ly khỏi các quan hệ tiền tệ. Trong điều kiênh tiền tệ trở thành công cụ có
quyền lực vạn năng xử l và giải tỏa mối ràng buộc phát sinh trong nền kinh tế xã
hội không những trong phạm vi quốc gia mà còn phạm vi quốc tế. Chính vì vậy mà
tiền tệ có thể thỏa mãn mọi mục đích và quyền lợi cho những ai đang nắm giữ tiền
tệ. Chừng nào còn tồn tại nền kinh tế hàng hóa và tiền tệ thì thế lực của đồng tiền
vẫn còn phát huy sức mạnh của nó.
2. Đặc điểm tiền tệ

Đã có nhiều bài viết về sự phù hợp của phân tích kỹ thuật đối với giao dịch trong
các thị trường tiền tệ. Thực tế là, nó có thể khiến cho những người mới tham gia thị
trường tiền tệ một ấn tượng là các công cụ kỹ thuật áp dụng cho các thị trường tiền
tệ là như nhau. Đó có thể coi là quan điểm nguy hiểm nhất trong quan điểm về tìm
kiếm lợi nhuận, nó có thể khiến nhà đầu tư tìm kiếm một “viên đạn bịt bạc”: một
công cụ hoặc nghiên cứu kỹ thuật có thể phù hợp với tất cả các cặp tiền tệ, mọi thời
điểm. Tuy nhiên, bất kỳ ai giao dịch trên thị trường ngoại hối trong bất kỳ khoảng
thời gian nào sẽ nhận ra rằng giao dịch các cặp tiền tệ chẳng hạn như dollar/Yen
(USD/JPY) và dollar/Franc Thụy Sĩ (USD/CHF) được theo các cách khác nhau.
Tại sao phương pháp phân tích kỹ thuật one-size-fits-all, một phương pháp áp dụng
chung cho các cặp tiền tệ khác nhau được kỳ vọng là sẽ tạo ra kết quả giao dịch ổn
định? Thay vào đó, các nhà giao dịch đã đạt được những kết quả tốt hơn nếu họ
nhận ra sự khác biệt giữa các cặp tiền tệ chính và áp dụng các chiến lược kỹ thuật
khác nhau cho các cặp tiền tệ đó. Bài viết này sẽ phân tích sự khác biệt giữa các
cặp tiền tệ chính và khuyến nghị các phương pháp phù hợp nhất với xu hướng hành
vi của mỗi cặp tiền tệ
Cặp tiền tệ chính.
Cho đến nay cặp tiền tệ được giao dịch nhiều nhất là euro/dollar (EUR/USD),
chiếm 28% khối lượng giao dịch hàng ngày toàn cầu ở Ngân hàng Thanh toán
Quốc tế theo kết quả điều tra hoạt động thị trường tiền tệ. Cặp EUR/USD nhận lãi
suất phát sinh từ các cặp tiền tệ Euro chéo (chẳng hạn. Euro/Bảng Anh
(EUR/GBP), EUR/CHF và EUR/JPY, và lãi suất có xu hướng ngược với chiều của
đồng đô la cơ bản. Ví dụ, khi đồng USD âm, đồng Euro sẽ có lượng mua cơ bản
xuất phát từ tổng lượng bán USD. Tuy nhiên, cặp đồng tiền ít có tính thanh khoản
(ví dụ EUR/USD), sẽ được bán thông qua các cặp tiền tệ Euro chéo có tính thanh
khoản, trong trường hợp này dẫn đến bán cặp EUR/CHF, chào bán đồng Euro ra thị
trường.Lãi suất hai chiều có xu hướng làm chậm lại biến động của đồng Euro so
với các cặp tiền tệ chính và khiến thị trường trở nên hấp dẫn với những nhà giao
dịch ngắn hạn, những người có thể tận dụng “backing and filling”. Mặt khác, khả
năng thanh khoản nghĩa là đồng EUR/USD có xu hướng trải qua các cuộc thử

nghiệm kéo dài dường như không có kết thúc về các mức kỹ thuật, cho dù xuất
phát từ các phân tích đường xu hướng hay các tính toán sóng Fibonacci/Elliot. Các
nhà giao dịch breakout cần biên độ lớn hơn 20-30 pip. Một cách khác để xác định
sự phá vỡ của cặp EUR/USD là xem xét cặp tiền tệ ít có tính thanh khoản hơn
USD/CHF và GBP/USD. Nếu các cặp này có điểm phá vỡ tương tự, chẳng hạn các
điểm cao hàng ngày gần nhất, sau đó cặp EUR/USD sẽ biến động tương tự sau một
sự đi xuống. Nếu đồng “Swissy” và “Cable” sẽ dừng ở các mức đó, sau đó đồng
EUR/USD sẽ có xu hướng suy giảm.
Cá nhân hóa các thiết lập của bạn
Theo các nghiên cứu kỹ thuật, độ sâu của cặp EUR/USD cho thấy xung lượng dao
động phù hợp để giao dịch đồng Euro, nhưng các nhà đầu tư nên cân nhắc điều
chỉnh các giới hạn (tăng khoảng thời gian) để giải thích sự suy giảm tương đối, biến
động back-and-fill.
Theo nghĩa này, dựa trên các chỉ dẫn rất ngắn hạn (ít hơn 30 phút) các nhà
giao dịch có thể nhận ra xu hướng tăng lên của các chuyển động “whipsaw”
(whipsaw: là khoảng tiền mất đi khi đầu tư vào một thị trường biến động cao). Các
đường phân kỳ và hội tụ trung bình động MACD phù hợp với cặp tiền tệ
EUR/USD, đặc biệt bởi vì nó sử dụng đường trung bình cùng với đường trung bình
động thứ ba, giảm đi các điểm giao nhau sai. Các đường phân kỳ xung lượng ngắn
hạn (theo giờ) thông thường xuất hiện ở cặp EUR/USD, nhưng chúng cần được xác
nhận bởi các điểm phá vỡ của các mức giá xác định bằng các phân tích đường xu
hướng để có một giao dịch có thể thực hiện được. Khi một biến động lớn hơn xảy
ra, nhà giao dịch thường tìm hệ thống các chỉ dẫn biến động có định hướng có ích
để xác nhận liệu xu hướng có đúng vị trí hay không, trong trường hợp này các phân
tích xung lượng sẽ không được tính đến, và có thể lựa chọn để căn cứ các điểm
giao nhau DI +/DI xác định dấu hiệu điểm vào thị trường để giao dịch.
Cặp tiền tệ thứ hai
Cặp tiền tệ được giao dịch rộng rãi tiếp theo là USD/JPY, chiếm 17% khối lượng
giao dịch hàng ngày toàn cầu theo cuộc điều tra năm 2004 về doanh thu thị trường
tiền tệ. Cặp USD/JPY là cặp tiền tệ có tính nhạy cảm chính trị nhất, với việc chính

phủ Mỹ đã sử dụng tỷ giá hối đoái như một lực đòn bẩy trong đàm phán thương
mại với Nhật Bản. Trong khi Trung Quốc đã thay thế Nhật Bản trở thành đối thủ
thương mại với Mỹ, cặp tiền tệ USD/JPY vẫn là cặp tiền tệ khu vực được giao dịch
thay cho Trung Quốc và các cặp tiền tệ ít có tính thanh khoản và được giám sát
chặt chẽ khác. Theo đó, cặp USD/JPY được giao dịch trong các thời điểm xảy ra
các vấn đề chính trị hoặc thương mại của khu vực (chẳng hạn: nâng giá đồng nhân
dân tệ).
Với giao dịch theo ngày, đặc điểm quan trọng nhất của cặp USD/JPY là sự ảnh
hưởng mạnh mẽ của các công ty đầu tư và các nhà quản lý tài sản. Với nền văn hóa
có sự gắn kết chặt chẽ giữa những người hoạt động cùng ngành, bao gồm các vị trí
có phạm vi hoạt động rộng và chia sẻ thông tin chiến lược, các nhà quản lý tài sản
Nhật Bản thường hành động theo một định hướng giống nhau với đồng yen trên thị
trường tiền tệ. Một cách cụ thể, các nhà đầu tư thường thực hiện các lệnh ở cùng
một giá hoặc ở cùng một mức kỹ thuật, sau đó củng cố các mức đó như là các hỗ
trợ hay kháng cự. Một khi các mức này bị phá vỡ, một loạt các lệnh dừng lỗ theo
sau, sau đó sẽ tạo ra các điểm phá vỡ. Khi cộng đồng đầu tư Nhật Bản cùng thực
hiện hàng loạt một giao dịch nào đó, họ thường có xu hướng kéo thị trường tránh ra
xa trong một vài khoảng thời gian, trong khi đó điều chỉnh các lệnh đến một mức
giá mới, chẳng hạn tăng lệnh hạn chế mua khi giá tăng.
Một kỹ thuật thay thế khác thường được các nhà quản lý tài sản áp dụng là xếp xen
kẽ các lệnh để tận dụng các chiều nghịch đảo ngắn hạn của các xu hướng lớn hơn.
Chẳng hạn, nếu USD/JPY là 115.000 và xu hướng cao hơn, các lệnh mua USD/JPY
sẽ bị thay thế bới các điểm giá độc quyền, chẳng hạn như 114.75, 114.50, 114.25
và 114.00, để tận dụng bất kỳ sự kéo lùi nào trong xu thế lớn hơn. Điều này cũng
giúp giải thích tại sao cặp USD/JPY thường gặp các sự hỗ trợ hoặc kháng cự ở các
mức chẵn, mặc dù không có một tầm quan trọng kỹ thuật tương ứng.
Xem xét các đường xu hướng
Xem xét khía cạnh kỹ thuật của cặp USD/JPY, những tranh luận trên đây cho thấy
phân tích các đường xu hướng có lẽ là công cụ kỹ thuật quan trọng nhất để giao
dịch cặp USD/JPY. Do các lệnh của các nhà đầu tư Nhật Bản đặt quanh một mức

giá hay một mức kỹ thuật, cặp USD/JPY có xu hướng ít gặp các điểm phá vỡ của
các đường xu hướng hơn. Ví dụ, lãi suất bán ở phạm vi lớn tại một mức kháng cự
kỹ thuật sẽ cần được trung hòa nếu mức kỹ thuật bị phá vỡ. Điều này thường xảy ra
chỉ khi biến động của thị trường là mở rộng, bất kỳ một điểm phá vỡ sẽ cần được
bảo toàn. Điều này khiến cặp USD/JPY hấp dẫn đối với các nhà giao dịch dựa trên
các điểm breakout, những người sẽ sử dụng các lệnh dừng lỗ trên các điểm phá vỡ
của các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự.Các đường xu hướng ngắn hạn, theo giờ hay 15
phút, có thể sử dụng một cách hiệu quả nhưng các nhà giao dịch cần hoạt động trên
cơ sở ngắn hạn tương tự; mức đóng cửa hàng ngày đóng vai trò quan trọng đối với
cặp USD/JPY. Dựa trên phân tích biểu đồ, những nhà quản lý tài sản Nhật Bản dựa
chủ yếu vào các biểu đồ hình nến (phụ thuộc phần lớn vào mức đóng cửa hàng
ngày), và các nhà giao dịch được khuyến nghị học cách nhận biết các mô hình biểu
đồ hình nến, chẳng hạn mô hình doji, người treo cổ, đỉnh nhíp, đáy nhíp và tương
tự. Xem biểu đồ 2. Khi các đường xu hướng quan trọng đảo ngược hoặc dừng, giá
đóng cửa, biểu đồ hình nến có thể được xem là một chỉ dẫn đáng tin cậy.
Những tranh luận về đồng yen trên đây cũng nhấn mạnh các nhân tố đứng sau xu
hướng của cặp USD/JPY trên một khoảng thời gian trung bình (nhiều tuần). Khía
cạnh cũng khuyến nghị các nhà đầu tư nên áp dụng các công cụ xu hướng như các
đường trung bình động (biểu đồ 21 và 55 ngày thường được áp dụng rộng rãi),
DMI và Parabolic SAR. Nên tránh các chỉ dẫn xung lượng như chỉ số RSI-Chỉ số
sức mạnh tương đối, MACD-Đường trung bình động phân kỳ hoặc stochastics, đặc
biệt là các giao dịch trong ngày, do bản chất của xu hướng và các tổ chức điều
chỉnh cặp USD/JPY. Trong khi các chỉ dẫn xung lượng thường là đảo ngược, đưa
ra các giao dịch tiềm năng, hành vi giá có thể sụt giảm để đảo ngược vừa đủ để làm
cho giao dịch có giá trị do lãi suất cơ bản. Thay vì đảo ngược dọc theo xung lượng,
hành vi giá của cặp USD/JPY thường đi theo đường sideway, cho phép các nghiên
cứu xung lượng tiếp tục được giãn ra, cho đến khi xu hướng cơ bản trở lại. Cuối
cùng, phân tích Ichimoku là một hệ thống chỉ dẫn xu hướng được sử dụng chủ yếu
ở Nhật Bản thể hiện các xu hướng và các đường đảo ngược chính.
Các lọai tiền tệ ít có tính thanh khoản

Sau khi xem xét hai cặp tiền tệ được giao dịch nhiều nhất, hãy xét đến hai cặp tiền
tiền tệ chính có tính thanh khoản thấp nhất USD/CHF và GBP/USD, đặt ra nhiều
thử thách đặc biệt cho những nhà giao dịch thiên về phân tích kỹ thuật. Đồng Franc
hay còn được gọi là “Swissy” có một vị trí quan trọng của các cặp tiền tệ chính do
vị trí độc đáp của Thụy Sĩ như là một nơi an toàn cho các khoản đầu tư toàn cầu.
Đồng Franc Thụy Sĩ có vai trò lịch sử như là một loại tiền tệ an toàn thay cho đồng
đô la Mỹ trong thời kỳ địa chính trị bất ổn định, nhưng vai trò này đã giảm đi đáng
kể sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc. Ngày nay, cặp USD/CHF được giao dịch dựa
trên tâm lý về đồng đô la Mỹ, ngược với các phân tích cơ bản về kinh tế Thụy Sĩ.
Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ (SNB) chủ yếu kiểm soát giá trị đồng franc so với
đồng euro, do phần lớn giao dịch của Thụy Sĩ là với Liên minh châu Âu, những
diễn biến phân tích cơ bản Thụy Sĩ chủ yếu được phản ánh ở tỷ giá chéo của cặp
EUR/CHF.
Tính thanh khoản của cặp USD/CHF chưa bao giờ thật tốt, và nó trở thành công cụ
ưa thích của các quỹ bảo hộ và các nhóm lợi ích đầu cơ để tối đa hóa lợi nhuận.
Tính thanh khoản thấp hơn và độ biến động cao đã khiến đồng Swissy trở thành chỉ
dẫn quan trọng hàng đầu cho sự biến động của đồng Đôla Mỹ. Biểu đồ 3 minh họa
về sự phá vỡ gần đây của các đường xu hướng hỗ trợ chính hàng ngày của cặp
USD/CHF diễn ra trong một ngày trước khi cặp EUR/USD và USD/JPY phá vỡ
mức cân bằng. Đồng Swissy cũng dẫn đường trong các biến động ngắn hạn, nhưng
tổng mức biến động chung của giá cặp USD/CHF thường tạo ra các điểm phá vỡ
sai của các mức kỹ thuật chung. Những điểm phá vỡ sai thường dẫn đến lệnh dừng
lỗ và giá giao dịch không theo như thường lệ khoảng 15-20 điểm thông qua mức hỗ
trợ/kháng cự trước khi đảo ngược lại mức dừng lỗ đã được kích hoạt. Trong một
biến động có định hướng, giá cặp USD/CHF có xu hướng đi theo một chiều, với
“backing and filling” tối thiểu nếu so sánh với cặp EUR/USD.
Đồng Bảng Anh “Cable” hay “sterling” (trong cặp GBP/USD), cũng có tính thanh
khoản tương đối thấp và một phần là do giá trị pip cao hơn (Đô la Mỹ) và thương
mại của Anh lấy đồng Euro làm trung tâm. Đồng Bảng Anh có những đặc điểm
giao dịch giống như đồng Thụy Sĩ đã được đề cập trên đây, nhưng đồng Bảng Anh

sẽ phản ứng mạnh mẽ với các thông tin cơ bản của Anh cũng như các tin tức của
Mỹ. Hành vi giá của Đồng Bảng Anh cũng thể hiện xu hướng một chiều trong thời
kỳ xảy ra
Tập trung vào quản lý rủi ro
Mức biến động và tính thanh khoản thấp của đồng Franc và đồng Bảng Anh
khuyến nghị các nhà giao dịch cần sử dụng một phương pháp tổng quát và năng
động hơn để giao dịch các cặp tiền tệ này, đặc biệt quan tâm đến quản lý rủi ro (ví
dụ: quy mô của một vị thế so với các lệnh dừng). Xét đến các công cụ kỹ thuật, xu
hướng cho cả hai cặp là thực hiện các điểm phá vỡ giả tạo ngắn hạn của các mức
biểu đồ khuyên các nhà đầu tư theo breakout cần thực sự có kỷ luật để đặt các lệnh
dừng và nên cân nhắc về mức sai sót cho phép của mỗi lệnh từ 30-35 điểm. Theo
đó, phân tích xu hướng của các khoản thời gian ngắn hơn 1 giờ có xu hướng hiệu
quả hơn là các điểm phá vỡ có thể giao dịch, do đó cần tập trung trên một khoảng
thời gian dài hơn (4 giờ hàng ngày) dường như thanh công hơn để xác định những
điểm phá vỡ có ý nghĩa. Cùng một dấu hiệu, một khi các điểm breakout đã xuất
hiện, vượt qua số lượng sai sót cho phép, hành vi giá một chiều tiếp theo được các
nhà đầu tư hành động nhanh ưa thích, và khuyến nghị sử dụng lệnh dừng lỗ để
ngăn sự trượt giá. Đối với những lệnh được đặt một vị thế, chuỗi lệnh dừng với các
nhân tố tăng tốc, chẳng hạn như đường parabol SAR, phù hợp để tránh các biến
động có định hướng cho đến khi dấu hiệu đảo ngược giá báo hiệu thời điểm ra khỏi
thị trường. Dĩ nhiên, đặt các lệnh mua bán phụ thuộc không hạn chế được các
khoản lỗ của bạn.
Mức biến động cố hữu của đồng bảng Anh và đồng Franc Thụy Sĩ tận dụng các
xung lượng ngắn hạn của các dao động, do các điểm giao nhau sai và đường phân
kỳ giữ giá/xung lượng thường xuất hiện ở các khung thời gian này. Những dao
động dài hạn hơn (nhiều giờ hoặc dài hơn) thường được sử dụng tốt nhất để nhấn
mạnh các điểm đảo ngược tiềm tàng và các hành vi giá phân kỳ, nhưng mức biến
động đã hạn chế thực hiện các giao dịch dựa trên những căn cứ này. Thay vào đó,
các dấu hiệu xung lượng cần phải được xác nhận bằng các chỉ dẫn, như điểm phá
vỡ của các đường xu hướng, các đường truy hồi Fibonacci hoặc đường parabol

trước khi các giao dịch được kích hoạt.
Thử một đường truy hồi rộng hơn
Đối với các đường truy hồi Fibonacci, mức biến động lớn hơn của đồng Bảng Anh
và đồng Franc Thụy Sĩ thường vượt qua 61.8 % các đường truy hồi, chỉ bắt đầu
dừng sau đó ở mức 76.4%, thời điểm mà ở đó hầu hết lệnh đặt theo các sóng Elliot
ngắn hạn bị ngừng. Sự đảo ngược ngắn hạn của hơn 30 điểm có thể được xem là
một cách đáng tin cậy để xác định khi nào thì sự tăng lên có định hướng kết thúc,
đặc biệt là giao dịch trong ngày và nó có thể là căn cứ để thu lợi nhuận và là dấu
hiệu giao dịch ngược xu hướng. Đối với giao dịch ngược xu hướng, các giao dịch
đúng có thể dựa vào các đường đảo ngược, các lệnh dừng nên được đặt vượt lên
các điểm thấp/cao. Một nghiên cứu kỹ thuật cuối cùng có thể phù hợp với sự bùng
nổ của đồng Franc Thụy Sĩ và đồng bảng Anh là William %R, chỉ dẫn xung lượng
mua thấu mức hay bán thấu mức, thường hoạt đọng như là chỉ dẫn hàng đầu về đảo
ngược giá. Dải vượt mua/vượt bán nên được điều chỉnh -10/-90 để phù hợp với
mức biến động của đồng Bảng Anh và đồng Franc Thụy Sĩ. Cũng như các nghiên
cứu về mua vượt mức/bán vượt mức, hành vi giá cần đảo ngược trước khi các giao
dịch được thực hiện
Không phải một chiến lược là phù hợp tất cả
Những nhà giao dịch tìm kiếm các phương pháp giao dịch kỹ thuật đối với thị
trường tiền tệ nên nhận thức được sự khác biệt về đặc điểm giao dịch của các cặp
tiền tệ chính. Việc đồng euro và bảng Anh đều được giao dịch dựa trên đồng đôla
Mỹ không có nghĩa là chúng được giao dịch giống nhau. Một sự thấu hiểu hoàn
toàn về các đặc điểm thị trường của các loại tiền tệ đã cho thấy rằng các công cụ kỹ

×