Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: ThS. Vũ Anh Tuấn
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập tại trường Đại học thương mại cũng như thời gian
thực tập tại chí nhánh công ty TNHH MTV Panda Logistics Hải Phòng, em đã được
các thầy cô trong khoa Thương mại quốc tế và Ban giám đốc cùng các anh chị nhân
viên trong Công ty đã giúp đỡ em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Vì vậy, em xin chân thành cảm ơn các thầy, các cô khoa Thương mại quốc
tế- trường Đại học Thương mại, đã tận tình chỉ dạy em những kiến thức cơ bản và
hữu ích trong công việc thực tế tại nơi em thực tập cũng như trong quá trình nghiên
cứu phân tích và viết khóa luận. Và em xin gửi lời cảm ơn đặc biệt tới Th.S Vũ Anh
Tuấn người đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành khóa luận này.
Qua đây, em cũng xin gửi lời cảm ơn tới ban lãnh đạo, cùng anh chị nhân
viên trong Công ty, đã tạo điều kiện cho em thực tập tại Công ty cũng như cung cấp
cho em những thông tin thực tế để em hoàn thành khóa luận .
Do hạn chế về kiến thức cũng như tài liệu khóa luận tốt nghiệp không thể
tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được những ý kiến đóng góp và chỉ bảo
từ thầy cô để khóa luận tốt nghiệp hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội ngày, 27 tháng 04 năm 2016
Sinh viên thực hiện
Vũ Thị Phương Thảo
SVTH: Vũ Thị Phương Thảo
i
Lớp: K48E6
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: ThS. Vũ Anh Tuấn
MỤC LỤC
SVTH: Vũ Thị Phương Thảo
ii
Lớp: K48E6
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: ThS. Vũ Anh Tuấn
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Bảng 3.1 : Doanh thu thực tế từ các hoạt động của công ty .........Error:
Reference source not found
Bàng 3.2 : Tỷ trọng hàng nhập khẩu bằng đường biển của công ty
PHP.................................................. Error: Reference source not found
Sơ đồ 3.3: quy trình thủ tục hải quan hàng nhập khẩu tại công ty PHP
.......................................................... Error: Reference source not found
SVTH: Vũ Thị Phương Thảo
iii
Lớp: K48E6
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: ThS. Vũ Anh Tuấn
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT
1
2
Ký hiệu
B/L
H.B/L
M.B/L
CFR
Tên tiếng Anh
Bill of Lading
House Bill of Lading
Master Bill of Lading
Cost & Freight
Ý nghĩa
Vận đơn
Vận đơn nhà
Vận đơn chủ
Tiền hàng ,và cước phí (theo
Incoterm)
Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí
(Theo Incoterm)
Giấy chứng nhận lưu hành tự do
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng
hóa
Thông báo hàng đến
Hàng nguyên Container
Liên đoàn các hiệp hội giao nhận
và kho vận quốc tế
3
CIF
Cost, Insurance & Freight
4
5
CFS
C/O
Certificate of Free Sale
Certificate of Origin
6
7
8
D/O
FCL
FIATA
Delivery Order
Full Container Load
9
FDI
Foreign Direct Investment
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
10
FOB
Free on Boad
11
12
ICD
IDA
Inland Container Depot
13
14
15
16
17
PHP
L/C
LCL
NOR
TPP
Giao hàng lên tàu (theo
Incoterm)
Cảng thông quan nội địa
Nghiệp vụ đăng ký trước tờ khai
nhập khẩu
Panda Logistics Hải Phòng
Thư tín dụng
Hàng lẻ
Thông báo hàng đến
Hiệp định đối tác kinh tế xuyên
Thái Bình Dương
18
19
TNHH
MTV
VNACCS
20
VISABA
21
XNK
International Federration of
Freight Forwarders Association
Letter of Credit
Less than Container Load
Notice of Readiness
Trans-Pacific Strategic
Economic Partnership
Agreement
Vietnam Automated Cargo
And Port Consolidated
System
Viet Nam Ship Agents &
Brokers Association
Xuất nhập khẩu
SVTH: Vũ Thị Phương Thảo
(Công ty) Trách nhiệm hữu hạn
Một thành viên
Hệ thống thông quan hàng hóa
tự động
Hiệp hội đại lý và môi giới hàng
hải Việt Nam
iv
Lớp: K48E6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1.
Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài
Hiện nay, Việt Nam đang trong bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng.
Bối cảnh ấy khiến chúng ta quan tâm nhiều hơn đến hoạt động ngoại thương, đặc
biệt là hoạt động nhập khẩu bởi nó đảm bảo đáp ứng nhu cầu hàng hóa trong nước,
đồng thời tạo điều kiện thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng công nghiệp hóa đất nước.. Với bối cảnh này, nhu cầu xuất nhập khẩu ngày
càng tăng, khách hàng ngày càng nhiều, các công ty giao nhận ngày càng phát triển
về quy mô và chất lượng, cung cấp ngày càng nhiều dịch vụ đa dạng và phong phú,
Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam hiện có đến hàng nghìn doanh nghiệp hoạt
động trong lĩnh vực này, một lượng không nhỉ so với các quốc gia trong khu vực.
Trong đó bao gồm một số các công ty lớn, còn lại đa phần ( khoảng 80%) là các
công ty vừa và nhỏ với thời gian hoạt động bình quân dưới 10 năm
Trong các hình thức giao nhận thì giao nhận bằng đường biển được coi là phát
triển nhát và đóng vai trò chủ chốt nhất. Có nhiều lý do đưa đến sự lựa chọn của đa
số doanh nghiệp xuất nhập khẩu đối với loại hình vận chuyển này như Việt Nam có
lợi thế về chiều dài đường biển lớn, hệ thống cảng biển đa dạng, có thể vận chuyển
được khối lượng hàng hóa lớn, cồng kềnh, giá cước vận chuyển không cao và quãng
đường vận chuyển dài..Ngoài ra so với nhiều phương thức vận chuyển khác, vận
chuyển bằng đường biển đã tác động không nhỏ tới cơ cấu hàng hóa và cơ cấu thị
trường giao nhận trong buôn bán quốc tế. Tuy nhiên dịch vụ giao nhận đường biển
tại các công ty Logistics Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập mà nổ trội là chất lượng
của hoạt động cung cấp dịch vụ giao nhận
Panda Logistics Hải Phòng là một trong số các công ty tham gia vào lĩnh vực
này với nhiều loại hình dịch vụ đa dạng, nhưng giao nhận bằng đường biển vẫn
được chú trọng nhất. Qua quá trình thực tập tại công ty, nhận thấy rằng chất lượn
của quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển là một vấn đề cần được quan
tâm và xem xét, Đây là một vấn đề cấp thiết không chỉ đối với công ty Panda
Logistics mà còn đối với hầu hết các công ty giao nhận nói chung khi đứng trước
bối cảnh hội nhập cùng với sự gia tăng nhu cầu nhập khẩu, sự cạnh tranh khốc liệt
của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Nhận thức được tầm quan trọng và thực
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: ThS. Vũ Anh Tuấn
trạng của quy trình giao nhận hàng hóa nói chung và quy trình nhận hàng nhập khẩu
bằng đường biển nói riêng tại công ty Panda Logistics, em nhận thấy đề tài “Hoàn
thiện quy trình giao nhận hàng hoá nhập khẩu bằng đường biển tại công ty TNHH
Panda Logistics” là đề tài rất cấp thiết trong bối cảnh hiện nay
1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bao gồm nhiều khâu, nhiều bên liên quan
do vậy công tác quản trị quy trình lại càng khó khăn và phức tạp. Không những thế,
giao nhận hàng hóa bằng đường biển trong XNK hiện nay rất phổ biến, chiếm
khoảng 80% trong giao nhận quốc tế, vì thế mà đối với các doanh nghiệp làm giao
nhận thì giao nhận đường biển rất được quan tâm, chú trọng, nó bao gồm các khâu
như thuê phương tiện vận chuyển, khai báo hải quan, lập bộ chứng từ…đòi hỏi phải
đảm bảo được các quy tắc và những yêu cầu về độ an toàn, chính xác và quyền lợi
của các bên liên quan.
Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu thì cũng có một vài đề tài khóa luận có
liên quan như :
-
“ Hoàn thiện quản trị giao nhận hàng hóa XNK chuyên chở bằng đường
biển tại công ty kho vận ngoại thương VIETRANS”- khóa luận tốt nghiệp năm 2007
của Trương Thị Hương Giang, Khoa Thương Mại Quốc Tế.
- " Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị giao nhận hàng
hóa XNK bằng đường biển tại công ty cổ phần VINAFCO”- khóa luận tốt nghiệp
năm 2008 của Vũ Thúy Hằng, Khoa Thương Mại Quốc Tế.
Cả 2 bài viết này đều có điểm chung đó là các phân tích lập luận chưa có cơ sở
vững chắc, phần lớn là chỉ dựa vào các dữ liệu thứ cấp, chưa có điều tra thực tế
thông qua các câu hỏi trắc nghiệm và phỏng vấn. Mặt khác trong phần tình hình
giao nhận của Công ty các nghiên cứu này cũng chỉ nêu lại như trong lý thuyết, do
đó tình hình hoạt động của Công ty chưa nêu được rõ rang nên giải pháp đưa ra
cũng còn nhiều hạn chế và thiếu sót.
Từ năm 2009, Nhà trường đã có những thay đổi mới trong quy cách làm khóa
luận nên các khóa luận sau này có những thay đổi tích cực. Ví dụ như:
SVTH: Vũ Thị Phương Thảo
2
Lớp: K48E6
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: ThS. Vũ Anh Tuấn
- “Hoàn thiện nghiệp vụ giao nhận hàng hóa XNK bằng container của Công
ty TNHH Royal Cargo”- Khóa luận tốt nghiệp năm 2010 của Hoàng Thị Phương
Biên , Khoa Thương Mại Quốc Tế.
- “Hoàn thiện quản trị giao nhận hàng hóa XNK bằng đường biển tại Công
ty Cổ phần vận tải OVC”- Khóa luận tốt nghiệp năm 2010 của Ngô Thị Thúy
Duyên, Khoa Thương Mại Quốc Tế.
Các khóa luận này đã tiếp cận được cả dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp nên
phân tích có độ chính xác cao hơn, cho chúng ta cái nhìn cụ thể và đa chiều hơn về
thực trạng của Công ty và đưa ra các giải pháp thiết thực để nâng cao nghiệp vụ
giao nhận.
Tuy nhiên, chưa có bất kỳ nghiên cứu nào về quy trình làm hàng xuất nhập
khẩu tại công ty Panda Logistics. Từ việc nghiên cứu các tài liệu cùng với quá trình
thực tập tại công ty TNHH MTV Panda Logistics Hải Phòng, em chọn đề tài
“Hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hoá nhập khẩu bằng đường biển tại công ty
TNHH Panda Logistics” làm đề tài cho bài khóa luận tốt nghiệp của mình
1.3. Các mục đích nghiên cứu
- Hệ thống hóa lý luận về quy trình giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu tron
hoạt động ngoại thương mà cụ thể là hoạt động giao nhận hàng nhập khẩu bằng
đường biển.
- Đánh giá thực trạng giao nhận hàng hoá nhập khẩu bằng đường biển tại công
ty Panda Logistics trong thời gian qua.
- Đề xuất những giải pháp phát triển hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập
khẩu trong tương lai.
1.4. Phạm vi nghiên cứu.
• Không gian: Tìm hiểu quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu tại phòng
logistics, Công Ty Panda Logistics
• Thời gian: Nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động giao nhận
hàng hoá nhập khẩu bằng đường biển và các dịch vụ logistics tại Panda từ năm
2013 đến 2015
SVTH: Vũ Thị Phương Thảo
3
Lớp: K48E6
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: ThS. Vũ Anh Tuấn
1.5. Đối tượng nghiên cứu
Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu tại Công Ty TNHH MTV Panda
Logistics và đề xuất giải pháp hoàn thiện quy trình đến năm 2025
1.6 Phương pháp nghiên cứu
*Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
-Nguồn dữ liệu nội bộ : báo cáo tài chính, các báo cáo và thống kê của phòng
kinh doanh, nhập khẩu và xuất khẩu
-Nguồn dữ liệu bên ngoài : các luận văn tốt nghiệp về đề tài liên quan của sinh
viên trường đại học Thương mại từ khóa 47 trở về trước; Thông tin, tài liệu, sách
báo về giao nhận xuất nhập khẩu. Website của các Bộ, Ngành : Tài chính, công
thương, viện kinh tế, viện khoa học xã hội, hải quan…
*Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
Dữ liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp quan sát thực tế thông qua
quá trình tiếp xúc trực tiếp với quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu của
công ty, tiến hành phỏng vấn nhân viên trong công ty
*Phương pháp xử lý dữ liệu
-Phương pháp phân tích
-Phương pháp so sánh
-Phương pháp tổng hợp
1.7 Kết cấu khóa luận
Bố cục khóa luận gồm 4 chương, nội dung như sau :
Chương 1 : Tổng quan nghiên cứu đề tài
Chương 2 : Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
Chương 3 : Thực trạng giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại
công ty TNHH MTV Panda Logistics
Chương 4 : Giải pháp hoàn thiện hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu
bằng đường biển của công ty TNHH Panda Logistics và các kiến nghị
SVTH: Vũ Thị Phương Thảo
4
Lớp: K48E6
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: ThS. Vũ Anh Tuấn
CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 Dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại doanh
nghiêp logistics
2.1.1. Tổng quan về dịch vụ giao nhận
a. Khái niệm về dịch vụ giao nhận
Giao nhận vận tải là những hoạt động nằm trong khâu lưu thông phân phối,
một khâu quan trọng nối liền sản xuất và tiêu thụ, hai mặt chủ yếu của chu trình tái
sản xuất xã hội
Giao nhận vận tải thực hiện chức năng đưa sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi
tiêu thụ, hoàn thaanfh mặt thứ hai của lưu thông phân phối là phân phối vật chất,
khi mặt thứ nhất là thủ tục thương mại đã hình thành
Giao nhận gắn liền và song hành với quá trình vận tải. Thông qua giao nhận
các tác nghiệp vận tải được tiến hành : Tập kết hàng hóa, vận chuyển, xếp dỡ, lưu
kho, chuyển tải, đóng gói, thủ tục, chứng từ,v.v.. với nội hàm rộng như vậy, nên có
rất nhiều định nghĩa về giao nhận
Theo quy tắc mẫu của FIATA – Hiệp hội giao nhận quốc tế (Federation
Internationale des Associations de Transitaries et Assimilaimes) thì dịch vụ giao
nhận được định nghĩa như sau: “Dịch vụ giao nhận là bất kì loại dịch vụ nào liên
quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng
hóa cũng như các dịch vụ tư vấn hay có liên quan đến các dịch vụ kể trên, kể cả các
vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ liên quan
đến hàng hóa”.
Như vậy về cơ bản, giao nhận hàng hóa là tập hợp những công việc có liên
quan đến quá trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hoàng hóa từ nơi gửi hàng
( người gửi hàng ) đến nơi nhận hàng ( người nhận hàng)
b. Đặc điểm của dịch vụ giao nhận
Vì dịch vụ giao nhận cũng là một loại hình dịch vụ nên nó cũng mang những
đặc điểm chung như sau, đó là hàng hóa vô hình nên không thê cất giữ được, không
có tiêu chuẩn đánh giá chất lượng đồng nhất, sản xuất và tiêu dùng diễn ra đồng
SVTH: Vũ Thị Phương Thảo
5
Lớp: K48E6
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: ThS. Vũ Anh Tuấn
thời và chất lượng của dịch vụ thì phụ thuộc vào cảm nhận của người tiêu dùng.
Nhưng bên cạnh đó thì dịch vụ giao nhận cũng có những đặc điểm riêng như:
• Không tạo ra sản phẩm vật chất vì nó chỉ làm cho đối tượng thay đổi vị trí về
mặt không gian chứ không tác động về mặt kỹ thuật làm thay đổi đối tượng đó.
Điều này tác động tích cực đến sự phát triển của sản xuất và nâng cao đời sống nhân
dân.
• Mang tính thụ động vì dịch vụ này phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu của
khách hàng, các quy định của người vận chuyển, các ràng buột về luật pháp, thể chế
của chính phủ.
• Mang tính thời vụ vì giao nhận chủ yếu phục vụ cho hoạt động xuất nhập
khẩu mà thường thì hoạt động xuất nhập khẩu chỉ mang tính thời vụ nên hoạt động
giao nhận cũng chịu ảnh hường của tính thời vụ.
Ngoài làm những công việc như thủ tục, lưu cước, thì người làm dịch vụ giao
nhận còn tiến hành nhiều công việc khác như: gom hàng, chia hàng, bốc xếp, mà để
có thể hoàn thành tốt công việc đó hay không thì còn phụ thuộc rất nhiều vào cơ sở
vật chất và kinh nghiệm của người giao nhận
c. Vai trò của hoạt động giao nhận
Đối với nền kinh tế
- Giao nhận tạo điều kiện cho hàng hóa lưu thông nhanh chóng, an tòan và tiết
kiệm mà không cần có sự tham gia của người gửi cũng như người nhận.
- Giao nhận giúp cho người chuyên chở đẩy nhanh tốc độ quay vòng của
phương tiện vận tải, tận dụng tối đa và hiệu quả sử dụng của các phương tiện vận tải
cũng như các phương tiện hỗ trợ khác
- Giao nhận giúp gia tăng giá trị kinh doanh của các doanh nghiệp vận tải giao
nhận vì hoạt động giao nhận có quy mô mở rộng và phức tạp hơn nhiều so với hoạt
động vận tải giao nhận thuần túy cho nên các dịch vụ mà khách hàng yêu cầu từ
người kinh doanh vận tải giao nhận cũng phải đa dạng và phong phú.
- Giao nhận góp phần mở rộng thị trường trong buôn bán quốc tế, như chiếc
cầu nối trong việc chuyển dịch hàng hóa trên các tuyến đường mới đến các thị
trường mới đúng yêu cầu về thời gian và địa điểm đã đặt ra.
SVTH: Vũ Thị Phương Thảo
6
Lớp: K48E6
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: ThS. Vũ Anh Tuấn
Đối với công ty kinh doanh về xuất nhập khẩu
Dịch vụ giao nhận cũng mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích như sau:
Giảm thiểu được những rủi ro cho hàng hóa trong quá trình vận chuyển vì
những người giao nhận là người có nhiều kinh nghiệm trong việc thuê phương tiện,
nhất là tàu biển vì họ thường xuyên tiếp xúc nhiều với các hãng tàu nên họ biết rõ
hãng tàu nào có uy tín, cước phí phù hợp, lịch trình tàu chạy…
Bên cạnh đó còn giúp cho chủ hàng tiết kiệm được thời gian làm các thủ tục và
tìm kiếm người giao nhận, tiết kiệm được chi phí phát sinh cho chủ hàng.
Việc sử dụng dịch vụ giao nhận thường xuyên sẽ tạo điều kiện cho doanh
nghiệp giảm bớt nhân sự, nhất là việc giao nhận không thường xuyên.
Ngoài ra do tính chuyên môn của lĩnh vực này nên người giao nhận thường
tiến hành các công việc một cách nhanh chóng nên do đó tránh được tình trạng
chậm trễ trong việc thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu.
Trong trường hợp hàng hóa phải chuyển tải dọc đường thì người giao nhận sẽ
đảm trách việc này, giúp doanh nghiệp không cần người đại diện tại nước chuyển
tải cũng như đảm bảo sao cho hàng hóa ít bị tổn thất trong quá trình chuyển tải hàng
hóa.
Bên cạnh đó, người giao nhận có thể thay mặt doanh nghiệp (nếu được doanh
nghiệp ủy quyền) để làm các thủ tục khiếu nại với người vận chuyển hoặc cơ quan
bảo hiểm khi xảy ra tổn thất hàng hóa, người giao nhận cũng có thể giúp doanh
nghiệp ghi chứng từ hợp lý cũng như áp mã thuế (nếu là hàng phải chịu thuế) sao
cho số thuế mà doanh nghiệp phải nộp là hợp lý.
2.1.2 Người giao nhận
a. Khái niệm về người giao nhận
Theo FIATA, người giao nhận được hiểu là “Người lo toan để hàng hóa được
chuyên chở theo hợp đồng ủy thác và hành động vì lợi ích của người ủy thác.
Người giao nhận cũng đảm nhận mọi công việc thực hiện liên quan đến hợp
đồng giao nhận như bảo quản, lưu kho trung chuyển, làm thủ tục hải quan, kiểm
hóa”.
SVTH: Vũ Thị Phương Thảo
7
Lớp: K48E6
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: ThS. Vũ Anh Tuấn
Người giao nhận có thể là chủ hàng khi mà chủ hàng tự đứng ra đảm nhận
công việc giao nhận hàng hóa của mình, chủ tàu khi chủ tàu thay mặt chủ hàng thực
hiện dịch vụ giao nhận, công ty xếp dỡ hay kho hàng. Ngày nay người làm dịch vụ
giao nhận hàng hóa giữ vai trò quan trọng trong vận tải và buôn bán quốc tế. Những
dịch vụ người giao nhận thực hiện không chỉ dừng lại ở các công việc cơ bản truyền
thống như đặt chỗ đóng hàng, nơi dùng để kiểm tra hàng hóa, giao nhận hàng hóa
mà còn thực hiện những dịch vụ chuyên nghiệp hơn như tư vấn chọn tuyến đường
vận chuyển, chọn tàu vận tải, đóng gói bao bì hàng hóa
b. Quyền và nghĩa vụ của người giao nhận
- Người giao nhận được hưởng tiền công và các khoản thu nhập hợp lý khác.
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình theo hợp đồng.
- Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lý do chính đáng vì lợi ích của
khách hàng thì có thể thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng nhưng phải thông
báo ngay cho khách hàng.
- Sau khi ký kết hợp đồng, nếu thấy không thể thực hiện được chỉ dẫn của
khách hàng thì phải thông báo cho khách hàng để xin chỉ dẫn thêm.
- Phải thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời gian hợp lý, nếu trong hợp đồng
không thỏa thuận về thời gian thực hiện nghĩa vụ với khách hàng.
2.2 Quy trình giao hàng nhâp khẩu bằng đường biển tại doanh nghiêp
logistics
2.2.1 Tiếp nhận yêu cầu của khách hàng.
Khách hàng có thể là các nhà nhập khẩu trong nước uỷ thác cho công ty giao
nhận tiến hành nhận lô hàng nhập khẩu. Hoặc khách hàng là những công ty giao
nhận, hàng tàu ở nước ngoài làm hợp đồng đại lý với công ty giao nhận ở cảng đến,
yêu cầu theo dõi lô hàng nhập khẩu về đến cảng và tiến hành các thủ tục cho người
nhận hàng thực tế nhận hàng.
Nhân viên kinh doanh sẽ tiếp nhận các thông tin chi tiết hàng hóa, sau đó tiến
hành báo giá cho lô hàng nhập của khách hàng.
2.2.2. Kiểm tra chứng từ
SVTH: Vũ Thị Phương Thảo
8
Lớp: K48E6
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: ThS. Vũ Anh Tuấn
Khi có chi tiết hàng hóa nhân viên giao nhận kiểm tra toàn bộ chứng từ giao
nhận xem có sai sót cần sửa chữa hay bổ sung hay không.
2.2.3. Thỏa thuận, đàm phán với khách hàng
Hai bên cùng nhau thỏa thuận. Nếu công ty giao nhận không thể đáp ứng được yêu
cầu khách hàng thì từ chối đơn hàng , nếu đồng ý thì tiến đến ký kết hợp đồng . Sau
khi đã ký kết hợp đồng thì chuyển sang bước 4.
2.2.4. Tổ chức nhận hàng nhập khẩu.
Cho dù khách hàng là nhà nhập khẩu trong nước hay là các công ty giao nhận
quốc tế thì công ty giao nhận vẫn phải thực hiện một số công việc sau:
- Hoàn thành bộ chứng từ để nhận hàng nhập khẩu;
- Khai thuê thủ tục hải quan, tiến hành thông quan cho lô hàng nhập khẩu;
- Nhận hàng tại container yard;
- Dở hàng khỏi cảng, vận chuyển đến địa điểm quy định trong hợp đồng.
a. Trường hợp nhận hàng lẻ:
Đối với trường hợp khách hàng yêu cầu công ty giao nhận tiếp vận thay mặt
mình nhận hàng thì công ty giao nhận tiếp vận sẽ đến kho hàng lẻ (CFS) để nhận
hàng và giao lại cho khách hàng.
Khi khách hàng không yêu cầu hay không ủy thác cho công ty giao nhận tiếp
vận nhận hàng thay mình thì công ty giao nhận tiếp vận chỉ giao lệnh cho khách
hàng khi họ xuất trình BH/L để tự ra kho hàng lẻ nhận hàng.
- Thủ tục nhận hàng:
Nhân viên giao nhận của công ty giao nhận vận tiếp vận sẽ đến cảng hoặc đại
lý hãng tàu để đóng phí chứng từ, phí hàng lẻ để nhận lệnh giao hàng (D/O). Sau đó
nhận viên giao nhận tiếp vận sẽ mang D/O, commercial Invoice và Packing list đến
văn phòng cảng ký nhận D/O để tìm vị trí để hàng, tại đây ta phải lưu lại một bản
D/O.
Nhân viên giao nhận phải mang D/O đến kho vận làm phiếu xuất hàng, tại đây
người giao nhận cũng phải lưu lại một bản D/O nữa và nơi đây làm” giấy xuất kho “
cho người giao nhận của công ty giao nhận tiếp vận ( hai bản ).
SVTH: Vũ Thị Phương Thảo
9
Lớp: K48E6
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: ThS. Vũ Anh Tuấn
Tiếp theo, người giao nhận đem hai phiếu xuất kho này đến kho chưa hàng
làm thủ tục xuất kho và tách riêng hàng hóa của mình ra chờ Hải Quan kiểm hóa,
khi Hải Quan ký xác nhận và kiểm hóa xong thì coi như hàng đã được thông quan.
SVTH: Vũ Thị Phương Thảo
10
Lớp: K48E6
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: ThS. Vũ Anh Tuấn
b.Trường hợp nhận hàng nguyên container:
Như đã nói ở trên nếu như khách hàng là tự nhận hàng tại container thì công ty
giao nhận tiếp vận sẽ phát lệnh giao hàng cho khách hàng.
Nếu khách hàng nhờ công ty giao nhận tiếp vận nhận hàng thay mình thì công
ty sẽ thay mặt khách hàng nhận hàng.
- Thủ tục nhận hàng:
Công ty giao nhận tiếp vận sẽ liên hệ với hãng tàu để nắm lại lịch trình tàu cho
chính xác. Khi nhận được thông báo tàu đến ( Notice of arival ), với vai trò là người
nhận hàng công ty sẽ cử nhân viên đến đại lý hãng tàu trình vận đơn để lấy D/O.
Sau đó đem D/O đến hải quan cảng đăng ký làm thủ tục hải quan, kiểm hóa và
nhận chứng từ.
Người giao nhận đem chứng từ và D/O xuống cảng nhận hàng.
- Nội dung làm thủ tục hải quan khi nhận hàng:
Nhân viên giao nhận của phòng giao nhận của công ty giao nhận tiếp vận sẽ
làm thủ tục hải quan
2.2.5. Giao hàng cho khách hàng
Sau khi tổ chức nhận hàng nhập khẩu xong, công ty giao nhận tiến hành vận
chuyển hàng hóa đến địa điểm quy định trong hợp đồng để giao hàng cho khách
hàng.
2.5.6. Thanh lý hợp đồng
- Thanh toán các chi phí liên quan đến giao nhận như chí phí lưu kho, lưu bãi,
bốc xếp, vận chuyển, ...
- Thanh toán tiền thưởng phạt xếp dở (nếu có)
- Theo dõi kết quả nhận hàng của người nhận, giải quyết khiếu nại về hàng hoá
(nếu có).
2.3 Chứng từ sử dụng trong quy trình giao hàng nhập khẩu bằng đường
biẻn tại doanh nghiệp logistics
Giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển đòi hỏi nhiều loại chứng từ
như: Khi nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển, người giao nhận được ủy thác của
SVTH: Vũ Thị Phương Thảo
11
Lớp: K48E6
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: ThS. Vũ Anh Tuấn
người gửi hàng lo liệu cho hàng hóa từ khi thông quan cho đến khi hàng được xếp,
dỡ lên xuống tàu.
Các chứng từ sử dụng trong quá trình này được phân ra làm 2 loại chứng từ :
Chứng từ hải quan và chứng từ với cảng và tàu
Chứng từ Hải quan:
01 văn bản chính cho phép xuất, nhập khẩu của Bộ Thương Mại hoặc bộ quản
lý chuyên ngành để đối chiếu với bản sau phải nộp, 02 bản chính tờ khai Hải quan
hàng nhập khẩu, 01 bản sao hợp đồng mua bán ngoại thương hoặc giấy tờ có giá trị
tương đương như hợp đồng, 01 bản giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh và giấy
chứng nhận đăng kí mã số doanh nghiệp (chỉ nộp một lần khi đăng kí làm thủ tục
cho lô hàng đầu tiên tại mỗi điểm làm thủ tục Hải quan, 02 bản chính bản kê chi tiết
hàng hóa (đối với hàng không đồng nhất).
Trong chứng từ Hải quan gồm có :
• Tờ khai Hải quan: tờ khai Hải quan là một văn bản do chủ hàng, chủ phương
tiện khai báo xuất trình cho cơ quan Hải quan trước khi hàng hoặc phương tiện xuất
hoặc nhập qua lãnh thổ quốc gia. Thông lệ quốc tế cũng như pháp luật Việt Nam
qua định việc khai báo Hải quan là việc làm bắt buộc đối với phương tiện xuất hoặc
nhập qua cửa khẩu quốc gia. Mọi hành vi vi phạm như không khai báo hoặc khai
báo không trung thực đều bị cơ quan Hải quan xử lý theo pháp luật hiện hành
• Hợp đồng mua bán ngoại thương: là sự thỏa thuận giữa những đương sự có
trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau, theo đó bên xuất khẩu có nghĩa vụ chuyển
vào bên nhập khẩu một tài sản nhất định gọi là hàng hóa.Bên nhập khẩu có nghĩa vụ
nhận hàng và trả tiền hàng.
• Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh và giấy chứng nhận mã số doanh
nghiệp: hiện giờ doanh nghiệp hội đủ một số điều kiện về pháp lý, về vốn là có
quyền xuất, nhập khẩu trực tiếp.
• Bản kê chi tiết hàng hóa ( Cargo List): là chứng từ về chi tiết hàng hóa trong
kiện hàng. Nó tạo điều kiện thuận tiện cho việc kiểm tra hàng hóa. Ngoài ra nó có
tác dụng bổ sung cho hoá đơn khi lô hàng bao gồm nhiều loại hàng có tên gọi khác
nhau và phẩm cấp khác nhau.
SVTH: Vũ Thị Phương Thảo
12
Lớp: K48E6
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: ThS. Vũ Anh Tuấn
Chứng từ với cảng và tàu:
Ðược sự uỷ thác của chủ hàng. người giao nhận liên hệ với cảng và tàu để lo
liệu cho hàng hóa được xếp lên tàu cũng như dỡ xuống tàu. Các chứng từ được sử
dụng trong giai đoạn này gồm: chỉ thị xếp hàng (shipping note),biên lai thuyền phó
(Mate’s Receipt), vận đơn đường biển (Ocean Bill of Lading), bảng lược khai hàng
hóa (Cargo Manifest), phiếu kiểm đếm (Dock sheet and Tally sheet), sơ đồ xếp
hàng (Ship’s Stowage Plan)
Trong chứng từ với cảng và tàu gồm:
• Chỉ thị xếp hàng: đây là chỉ thị của người gửi hàng cho công ty vận tải và cơ
quan quản lý cảng, công ty xếp dỡ, cung cấp những chi tiết đầy đủ về hàng hóa
được gửi đến cảng và xếp lên tàu và những chỉ dẫn cần thiết.
• Biên lai thuyền phó: là chứng từ do thuyền phó phụ trách về gửi hàng cấp
cho người gửi hàng hay chủ hàng xác nhận tàu đã nhận xong hàng. Việc cấp biên lai
thuyền phó là một sự thừa nhận rằng hàng đã được xếp xuống tàu, đã được xử lý
một cách thích hợp và cẩn thận. Do đó trong quá trình nhận hàng người vận tải nếu
thấy tình trạng bao bì không chắc chắn thì phải ghi chú vào biên lai thuyền phó.Dựa
trên cơ sở biên lai thuyền phó, thuyền trưởng sẽ ký phát vận đơn đường biển là tàu
đã nhận hàng để chuyên chở
• Vận đơn đường biển: là một chứng từ vận tải hàng hoá bằng đường biển do
người chuyên chở hoặc đại diện của họ cấp cho người gửi hàng sau khi đã xếp hàng
lên tầu hoặc sau khi đã nhận hàng để xếp.Vận đơn đường biển là một chứng từ vận
tải rất quan trọng, cơ bản về hoạt động nghiệp vụ giữa người gửi hàng với người
vận tải, giữa người gửi hàng với người nhận hàng. Nó có tác dụng như là một bằng
chứng về giao dịch hàng hoá, là bằng chứng có hợp đồng chuyên chở
• Bản khai lược hàng hóa: Ðây là bản lược kê các loại hàng xếp trên tàu để vận
chuyển đến các cảng khác nhau do đại lý tại cảng xếp hàng căn cứ vào vận đơn lập
nên. Bản lược khai phải chuẩn bị xong ngày sau khi xếp hàng, cũng có thể lập khi
đang chuẩn bị ký vận đơn, dù sao cũng phải lập xong và ký trước khi làm thủ tục
cho tàu rời cảng.Bản lược khai cung cấp số liệu thống kê về xuất khẩu cũng như
nhập khẩu và là cơ sở để công ty vận tải (tàu) dùng để đối chiếu lúc dỡ hàng
SVTH: Vũ Thị Phương Thảo
13
Lớp: K48E6
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: ThS. Vũ Anh Tuấn
• Phiếu kiểm đếm: Dock sheet là một loại phiếu kiểm đếm tại cầu tàu trên đó
ghi số lượng hàng hoá đã được giao nhận tại cầu. Tally sheet là phiếu kiểm đếm
hàng hoá đã xếp lên tàu do nhân viên kiểm đếm chịu trách nhiệm ghichép công việc
kiểm đếm tại tàu tuỳ theo quy định của từng cảng còn có mộtsố chứng từ khác như
phiếu ghi số lượng hàng, báo cáo hàng ngày.Phiếukiểm đếm là một chứng từ gốc về
số lượng hàng hoá được xếp lên tầu. Do đó bản sao của phiếu kiểm đếm phải giao
cho thuyền phó phụ trách về hàng hoá một bản để lưu giữ, nó còn cần thiết cho
những khiếu nại tổn thất về hàng hoá sau này
• Sơ đồ xếp hàng: đây chính là bản vẽ vị trí sắp xếp hàng trên tàu. Nó có thể
dùng các màu khác nhau đánh dấu hàng của từng cảng khác nhau để dễ theo dõi,
kiểm tra khi dỡ hàng lên xuống các cảng. Khi nhận được bản đăng ký hàng chuyên
chở do chủ hàng gửi tới, thuyền trưởng cùng nhân viên điều độ sẽ lập sơ đồ xếp
hàng mục đích nhằm sử dụng một cách hợp lý các khoang, hầm chứa hàng trên tàu
cân bằng trong quá trình vận chuyển.
Ngoài các chứng từ xuất trình hải quan và giao dịch với cảng, tàu, người giao
nhận được sự uỷ thác của chủ hàng lập hoặc giúp chủ hàng lập những chứng từ về
hàng hoá, chứng từ về bảo hiểm, chứng từ về thanh toán, trong đó có thể đề cập đến
một số chứng từ chủ yếu sau: giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin), hóa
đơn thương mại (Commercial Invoice), phiếu đóng gói (Packing List), giấy chứng
nhận số lượng/ trọng lượng (Certificate of quantity/ Weight), chứng từ bảo hiểm.
• Giấy chứng nhận xuất xứ: là một chứng từ ghi nơi sản xuất hàng do người
xuất khẩu kê khai, ký và được người của cơ quan có thẩm quyền của nước người
xuất khẩu xác nhận. Chứng từ này cần thiết cho cơ quan hải quan để tuỳ theo chính
sách của Nhà nước vận dụng các chế độ ưu đãi khi tính thuế.
• Hóa đơn thương mại: đó là yêu cầu của người bán đòi hỏi người mua phải trả
số tiền hàng ghi trên hóa đơn.
• Phiếu đóng gói: là bảng kê khai tất cả các hàng hóa đựng trong một kiện
hàng. Phiếu đóng gói được sử dụng để mô tả cách đóng gói hàng hóa ví dụ như kiện
hàng được chia ra làm bao nhiêu gói, loại bao gói được sử dụng, trọng lượng của
SVTH: Vũ Thị Phương Thảo
14
Lớp: K48E6
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: ThS. Vũ Anh Tuấn
bao gói, kích cỡ của bao gói, các dấu hiệu có thể có trên bao gói, cũng có khi để
trong một túi gắn bên ngoài bao bì
• Chứng từ bảo hiểm: Theo yêu cầu của người xuất khẩu có thể mua bảo hiểm
cho hàng hoá. Chứng từ bảo hiểm là những chứng từ do cơ quan bảo hiểm cấp cho
các đơn vị xuất nhập khẩu để xác nhận về việc hàng hoá đã được bảo hiểm và là
bằng chứng của hợp đồng bảo hiểm Chứng từ bảo hiểm thường được dùng là đơn
bảo hiểm (Insurance Policy) hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm (Insurance Certificate)
Khi nhận hàng xong thì chủ hàng mời Vinacontrol ( nếu hàng có bảo hiểm thì
mời giám định viên của bảo hiểm) tiến hành giám định toàn bộ lô hàng, mục đích là
xác định rõ số lượng hàng hóa bị tổn thất cụ thể của toàn bộ lô hàng để làm cơ sở
cho việc khiếu nại đòi bồi thường. Nội dung của giấy tờ phải cụ thể chính xác và
phải nêu rõ tình trạng và mức độ của tổn thất, chứng từ này sẽ được cơ quan giám
định cấp ngay sau khi giám định xong trong vòng không quá 30 ngày kể từ ngày có
yêu cầu giám định.Sau đó sẽ tiến hành thanh toán các chi phí liên quan đến công tác
giao nhận và tập hợp các chứng từ cần thiết tiến hành khiếu nại các cơ quan liên
quan về tổn thất hàng hóa
2.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới quy trình giao hàng nhập khẩu bằng
đường biển tại doanh nghiêp logistic
2.4.1 Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
a. Môi trưỡng vĩ mô
Môi trường tự nhiên
Hoạt động giao nhận hàng hóa là hoạt động vận chuyển và làm các dịch vụ
liên quan để hàng hóa được chuyển từ người gửi đến người nhận nên nó chịu ảnh
hưởng rất rõ rệt của các biến động thời tiết. Trong quá trình chuyên chở hàng trên
biển, nếu thời tiết đẹp thì hàng sẽ an toàn hơn. Ngược lại, nếu gặp bão biển, động
đất, núi lửa, sóng thần, hoặc mưa to gió lớn thì nguy cơ hàng hóa hư hỏng, tổn thất
đã là rất lớn.
Môi trường kinh tế
Kinh doanh quốc tế đang trở thành xu hướng của thời đại, với sự kiện Việt
Nam gia nhập TFF mở đường cho hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu phát triển
SVTH: Vũ Thị Phương Thảo
15
Lớp: K48E6
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: ThS. Vũ Anh Tuấn
những bước tiến lớn trong tương lai, đó cũng chính là cơ hội lớn cho doanh nghiệp
Logistics ký thêm nhiều hợp đồng vận tải mở rộng thị phần, khẳng định vị thế của
mình trong ngành logistics
Môi trường chính trị, pháp luật
Phạm vi hoạt động giao nhận hàng xuất nhập khẩu bằng đường biển liên quan
đến nhiều quốc gia khác nhau. Nên môi trường luật pháp ở đây cần được hiểu là
môi trường luật pháp không chỉ của quốc gia hàng hoá được gửi đi mà còn của quốc
gia hàng hóa đi qua , quốc gia hàng hóa được gửi đến và luật pháp quốc tế. Cho
nên, việc hiểu biết về những nguồn luật khác nhau, đặc biệt là của những quốc gia
khác sẽ giúp công ty giao nhận tiến hành công việc một cách hiệu quả nhất.
Môi trường văn hóa, xã hội
Với thói quen cũng như văn hóa kinh doanh nhỏ lẻ của người Việt Nam từ
trước tới nay cũng là những hạn chế gây nên tình trạng trì trệ và phát triển manh
mún của ngành Logistics ở Việt nam
Công ty chưa đủ khả năng kinh doanh tất cả các mắt xích trong chuỗi các hoạt
động logistics, nên vấn đề liên kết, hợp tác đôi bên cùng có lợi giữa các công ty
Logistics là tất yếu. Nhưng thực tế việc này được các công ty thực hiện còn yếu,
dẫn đến không tiết kiệm được chi phí cũng như nâng cao hiệu quả dịch vụ, tạo niềm
tin với khách hàng
Môi trường công nghệ
Trong những năm trở lại đây, khi ngành Logistics ở Việt Nam phát triển mạnh,
kéo theo là nhu cầu về sự đổi mới công nghệ trong ngành vận tải đường biển cũng
tăng theo. Các trang web của các cơ quan chuyên ngành Logistics đã hỗ trợ được
nhiều cho doanh nghiệp khi cần khai báo thủ tục hải quan, nhanh hơn, thuận tiện
hơn. Ngày nay, trong ngành vận tải hàng hóa đường biển, càng ngày càng nhiều
những thế hệ tàu mới lớn hơn, hiện đại hơn so với thế hệ các con tàu cũ. Sử dụng
những phương tiện, thiết bị với chỉ số kỹ thuật tốt nhất cũng là một cách để lấy
được niềm tin của khách hàng với những đòi hỏi ngày càng cao khi muốn sử dụng
dịch vụ
b. Môi trường vi mô
SVTH: Vũ Thị Phương Thảo
16
Lớp: K48E6
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: ThS. Vũ Anh Tuấn
Sử dụng mô hình 5 lực của M.Porter để phân tích, đây được xem là môi trường
cạnh tranh của doanh nghiệp và cũng chính là những áp lực mà doanh nghiệp phải
cạnh tranh trực tiếp.
Đối thủ tiềm ần
Đối thủ tiềm ẩn chính là các doanh nghiệp hiện tại chưa cạnh tranh trong cùng
ngành logistics nhưng có khả năng cạnh tranh nếu họ quyết định gia nhập ngành.
Những đối thủ này khi gia nhập ngành sẽ đem theo những nguồn lực mới : Tiềm lực
tài chính mạnh, công nghệ mới, phương tiện chuyên chở hiện đại…chính điều này
làm cho cạnh tranh diễn ra rất gay gắt va flafm cho thị phần cũng như lợi nhuận
giảm
Sản phẩm thay thế
Các công ty trong cùng một ngành đều có cạnh tranh với các sản phẩm thay
thế từ các ngành khác. Chính các sản phẩm thay thế hạn chế mức lợi nhuận tiềm
năng của một ngành bằng cách đặt ngưỡng tối đa với những mức giá mà những
công ty trong ngành ấy có thể đưa ra trong phạm vi có thể thu được lợi nhuận.
Người mua
Khách hàng sử dụng dịch vụ Logistics của doanh nghiệp buộc doanh nghiệp
đưa ra những mức giá thấp nhất hoặc có nhu cầu chất lượng dịch vụ cao hơn và dịch
vụ tốt hơn.
Nhà cung ứng
Với những doanh nghiệp nhỏ và vừa trong ngành Logistics, chưa có đủ khả
năng tài chính đầu tư vào phương tiện vận tải, kho bãi thì nhà cung ứng là một áp
lực khi họ có khả năng tăng chi phí thuê phương tiện khi đến mùa cao điểm. Điều
này ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ mà công ty cung cấp, cũng như làm giảm
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp
Các đối thủ hiện tại trong ngành
Đây là áp lực thường xuyên và trực tiếp cạnh tranh với công ty để giành lấy vị
thế cạnh tranh nhất định. Nhất là vào thời điểm hiện nay, các công ty Logistics mọc
lên rất nhiều. Các doanh nghiệp Logistics thường dùng các chiến thuật cạnh tranh
về giá cả, quảng cáo và gia tăng chất lượng chăm sóc khách hàng
2.4.2 Nhân tố bên trong doanh nghiệp
SVTH: Vũ Thị Phương Thảo
17
Lớp: K48E6
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: ThS. Vũ Anh Tuấn
Hoạt động giao nhận vận tải biển của công ty còn chịu ảnh hưởng bởi các nhân
tố như : nguồn vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật của bản than công ty, cơ chế quản lý
hoạt động sản xuất kinh doanh, chính sách của công ty đối với nhân viên, đối với
khách hàng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của độ ngũ cán bộ nhân viên. Đây được
coi là các nhân tố nội tại của một doanh nghiệp. Nhóm nhân tố này được coi là có ý
nghĩa quyết định tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động
giao nhận vận tải biển nói riêng
Nếu công ty tạo được cơ ngơi khang trang, phương tiện làm hàng hiện đại,
trước hết sẽ tạo được long tin nơi khách hàng, điều này rất quan trọng do đặc thù
dịch vụ giao nhận đó là có giao dịch với nhiều khách hàng nước ngoài
CHƯƠNG 3 : NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU BẰNG
ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH MTV PANDA LOGISTICS
3.1 Giới thiệu về công ty TNHH MTV Panda Logistics
Tập đoàn Panda là một tập đoàn kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ giao nhận
vận tải được thành lập vào tháng Tư năm 1989 với cái tên Panda International tại
thành phố Đài Bắc, Đài Loan . Ban đầu công ty chỉ hoạt động giao nhận vận tải trên
biển đến năm 1997 Công ty mở rộng kinh doanh sang lĩnh vực giao nhận vận tải
bằng đường hàng không . Trải qua hơn 20 năm thành lập và phát triển, đến nay tập
đoàn đã có tới hơn 40 chi nhánh và sử dụng 3,500 nhân lực trên toàn Thế giới. Các
chi nhánh của công ty chủ yếu đặt tại các thành phố ở Đài Loan, Trung Quốc, Hồng
Kong, các nước Đông Nam Á và Mỹ.
Năm 2008, Chi nhánh Panda Logistics Hải Phòng được thành lập tên tiếng
Việt là “Công ty TNHH MTV Gấu Trúc toàn cầu”, tên giao dịch quốc tế là “Panda
Logistics Co.,LTD ~ Global Logistical Professional” ban đầu chỉ với 5 thành viên.
Đến nay nhân lực của công ty lên tới 33 nhân viên được bố trí vào các bộ phận
phòng ban trong công ty
- Địa chỉ chi nhánh : Tầng 8, tòa nhà DK, số 2 lô 22 đường Lê Hồng Phong,
phường Đông Khê, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng
- Người đại diện pháp luật : ông Nguyễn Phúc Duy – chức vụ giám đốc chi
nhánh
- Website : />- Điện thoại : 84-313-652060
SVTH: Vũ Thị Phương Thảo
18
Lớp: K48E6
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: ThS. Vũ Anh Tuấn
- Mã số thuế : 0305538963-001 (01-08-2008)
- Giấy phép kinh doanh : 0305538963-001
Công ty có thể cung cấp các dịch vụ giao nhận vận tải xuất nhập khẩu quốc tế
như : vận tải đường biển, vận tải đường hàng không, vận tải đa phương thức, ngoài
ra công ty còn cung cấp các dịch vụ hỗ trợ khác như : dịch vụ hải quan, đóng gói,
dán nhãn, dịch vụ giám định hàng hóa…
Trải qua gần 8 năm hoạt động, môi trường hoạt động của Công ty ngày càng
cạnh tranh gay gắt cả về dịch vụ và nhân sự bởi số lượng các đơn vị cùng ngành
trên địa bàn tăng nhanh. Tuy nhiên, với lợi thế xuất phát từ một tập đoàn lớn, lâu
năm trong lĩnh vực giao nhận vận tải, Panda Hải Phòng thừa hưởng những thuận lợi
về cơ sở ban đầu như : tổ chức, nhân sự, kinh nghiệm nghiệp vụ và mạng lưới
khách hàng, công ty đã tạo dựng cho mình một vị thế vững chắc trong ngành giao
nhận vận tải cả trong và ngoài nước. Tập thể công ty đã định hướng và tiếp tục kiên
trì cùng với các chi nhánh khác trong nước định hướng phát triển hơn về nghiệp vụ,
xây dựng và phát triển hình ảnh thương hiệu với mạng lưới phủ khắp cả nước.
3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH MTV Panda
Logistics
3.2.1 Kết quả hoạt động giao nhận vận chuyển của công ty Panda Logistics
Kể từ ngày thành lập, tập thể nhân viên công ty PHP đã không ngừng phấn đấu
và trau dồi kỹ năng của mình. Chính điều đó đã mang đến cho công ty một số kết
quả đáng phấn khởi cho dù thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa hiện nay có đang
trong tình trạng vô cùng gay gắt. Những thành quả mà công ty đạt được, thể hiện cụ
thể như sau:
Bảng 3.1 : Doanh thu thực tế từ các hoạt động của công ty
(Đơn vị : tỷ đồng)
Doanh thu
2013
2014
2015
Tốc độ tăng trưởng
2013-2014
2014-2015
Xuất khẩu
12.6
14.5
15.7
24.6%
48%
Đường biển
9.37
10.62
11.68
16.2%
42.4%
SVTH: Vũ Thị Phương Thảo
19
Lớp: K48E6
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: ThS. Vũ Anh Tuấn
Hàng không
3.23
3.88
4.02
8.4%
5.6%
Nhập khẩu
22.3
28.12
29.42
75.4%
52%
Đường biển
18.22
20.8
21.33
33.43%
21.2%
Hàng không
4.08
7.32
8.09
41.97%
30.8%
Tổng
34.9
42.62
45.12
100%
100%
(Nguồn : Tự tổng hợp từ tài liệu các phòng kinh doanh, nhập khẩu, xuất khẩu)
Qua bảng phân tích tỷ trọng hàng nhập khẩu bằng đường biển của công ty
PHP, ta thấy trong giai đoạn 2013-2015, so về tỷ lệ giữa doanh thu dịch vụ xuất
khẩu và nhập khẩu mang lại thì nhập khẩu góp phần lớn vào việc mang lại doanh
thu cho công ty. Doanh thu từ hoạt động giao nhận của công ty PHP nhìn chung có
xu hướng tăng lên qua các năm, trong đó giá trị nhỏ nhất là năm 2013 với 34.9 tỷ
đồng và cao nhất là năm 2015 với 45.12 tỷ đồng. Gía trị giao nhận hàng hóa xuất
khẩu và nhập khẩu bằng đường biển chiếm tỷ trọng cao hơn đường hàng không,
năm 2013-2014 giá trị tăng lên từ 34.9 tỷ đồng lên 42.62 tỷ đồng là tăng 7.72 tỷ
đồng. Năm 2014-2015 giá trị giao nhận tăng từ 42.62 tỷ đồng lên 45.12 tỷ đồng là
tăng 2.5 tỷ dồng.
Trong năm 2013, giá trị giao nhận tăng không nhiều là do trên thị trường đang
xuất hiện ngày càng nhiều các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận XNK,
tạo ra làn song cạnh tranh gay gắt, và trong năm 2014, công ty có bước phát triển tốt
nhưng kinh doanh chưa hiệu quả. Trong hoạt động giao nhận không chỉ có sản
lượng giao nhận ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu mà còn nhiều yếu tố khác như
tiền cước, phí giao nhận cũng góp phần ảnh hưởng đến hoạt động giao nhận.
Qua cả 3 năm thì công ty đều đạt doanh thu vượt mức kế hoạch đề ra. Có thể
nói
đây là sự cố gắng rất lớn của cả công ty trong giai đoạn khủng hoảng và hậu khủng
hoảng vừa qua. Xét trên góc độ tổng thể thì ta có thể thấy rất rõ sự tăng trưởng
nhanh và ổn định của công ty, đây cũng là một nhân tố thể hiện được triển vọng
phát triển của công ty trong tương lai.
SVTH: Vũ Thị Phương Thảo
20
Lớp: K48E6
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: ThS. Vũ Anh Tuấn
3.2.2 Kết quả hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khâp khẩu bằng đường
biẻn tại công ty TNHH MTV Panda Logistics
Bàng 3.2 : Tỷ trọng hàng nhập khẩu bằng đường biển của công ty PHP
(Đơn vị tính : tỷ đồng)
Năm
Tổng giá trị hàng
nhập
Hàng nhập khẩu đường biển
Tỷ đồng
2013
2014
2015
Tổng
21.3
27.84
29.6
78.74
19
24.7
26.2
69.9
(Nguồn : bộ phận kinh doanh )
Tỷ lệ
89.2%
88.72%
88.51%
88.77%
Qua bảng phân tích tỷ trọng hàng nhập khẩu bằng đường biển của công ty
PHP, ta thấy tổng lượng hàng nhập khẩu bằng đường biển chiếm tỷ trọng lớn trong
tổng lượng hàng nhập khẩu và tăng dần qua các năm, thêm nữa trên 80% lượng
hàng công ty đang chịu trách nhiệm làm thủ tục nhập khẩu là bằng đường biển.
Năm 2013-2014 giá trị nhập khẩu bằng đường biển tăng từ 19 tỷ đồng lên 24.7
tỷ đồng, tăng 5,7 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 5.7%
Năm 2014-1015 giá trị nhập khẩu tăng từ 24.7 tỷ đồng lên 26.2 tỷ đồng, tăng
1.5 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 1.5%
Việc sản lượng giao nhận của công ty tăng đều như vậy đã cho thấy công ty
khẳng định được uy tín, thương hiệu của mình, hình thành được lượng khách hàng
ổn định trên thị trường giao nhận
Qua bảng phân tích tỷ trọng hàng nhập khẩu bằng đường biển của công ty PHP
cũng cho ta thấy được tầm quan trọng của việc giao nhận hàng nhập khẩu bằng
đường biển tại công ty hiện nay. Thực hiện quá trình giao nhận tốt, nhanh gọn giúp
công ty nhanh chóng hoàn thành hợp đồng và giữ được long tin cũng như xây dựng
uy tín trong long khách hàng. Phần lớn khách hàng của PHP sử dụng phương thức
vận tải nhập khẩu bằng đường biển. Chính vì điều đó mà hoạt động giao nhận hàng
hóa nhập khẩu đã trở thành khâu then chốt trong cả quá trình hoạt động của công ty
SVTH: Vũ Thị Phương Thảo
21
Lớp: K48E6