Một số giải pháp nhằm hoàn thiện phân công, phân cấp quản lý nhà nước về
môi trường ở Trung ương và địa phương
Môi trường là vấn đề mang tính toàn cầu. Môi trường không chỉ là yếu tố bảo đảm
sự phát triển bền vững mà còn tác động tới chất lượng cuộc sống và sức khỏe của
cộng đồng. Nhận thức được tầm quan trọng đó, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm
đến công tác bảo vệ môi trường (BVMT), thể hiện qua việc thành lập Cục Môi
trường, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường từ năm 1992. Đây là cơ quan đầu
tiên chuyên trách về môi trường có chức năng giúp Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công
nghệ và Môi trường thống nhất quản lý các hoạt động BVMT trong cả nước. Tiếp đó, cuối năm
1993, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua Luật BVMT tạo nền tảng pháp lý cho hệ thống luật
pháp về môi trường của nước ta.
Tháng 8/2002, Quốc hội khóa XI đã thông qua Nghị quyết về việc thành lập Bộ Tài nguyên và Môi
trường (TN&MT) nhằm tăng cường hơn nữa hệ thống quản lý nhà nước về BVMT. Việc thành lập Bộ
TN&MT đã hình thành 3 đơn vị có chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực môi trường là Cục
BVMT, Vụ Môi trường và Vụ Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường.
Năm 2005, Quốc hội đã xem xét và thông qua việc sửa đổi, bổ sung Luật BVMT
năm 1993 và theo quy định của Luật BVMT năm 2005 nhiệm vụ của công tác
quản lý nhà nước về BVMT đã có sự thay đổi cả về chất và lượng. Sự ra đời của
Tổng cục Môi trường theo Quyết định số 132/2008/QĐ - TTg của Thủ tướng
Chính phủ ngày 30/9/2008, là một bước quan trọng trong tiến trình quy hoạch lại
các cơ quan quản lý môi truồng của nhà nước, đồng thời đánh dấu sự trưởng thành và phát
triển của ngành môi trường ở nước ta.
Thời gian qua, công tác BVMT ở nước ta đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận: Ô nhiễm môi trường
tại các khu đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, làng nghề và lưu vực sông đã và đang từng bước được
kiểm soát; Công tác bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học có nhiều biến chuyển tiến bộ; Trong một thời
gian ngắn, công tác quản lý nhà nước về môi trường đã có bước phát triển nhanh, góp phần quan trọng
trong việc kiểm soát, khắc phục và hạn chế sự gia tăng ô nhiễm môi trường; Từng bước cải thiện môi
trường, góp phần quan trọng cho sự phát triển bền vững của đất nước.
Song, công tác BVMT là một lĩnh vực rộng, nên từ khi Luật BVMT năm 2005
ra đời cho đến nay, công tác BVMT ngày càng khó khăn và phức tạp, đặc biệt là
việc phân công, phân cấp quản lý môi trường từ Trung ương tới địa phương vẫn còn bất
cập, một số nội dung trong quản lý nhà nước về môi trường còn trùng lặp, chưa rõ hoặc còn bị bỏ trống.
Do đó, việc kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy từ Trung ương tới địa phương cần phải được hoàn thiện
hơn; hệ thống chính sách, pháp luật về BVMT đồng bộ, khoa học, thực thi và hiệu quả là điều rất cần thiết
hiện nay.
Một số kết quả đạt được
Trong những năm qua, hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về BVMT từ
Trung ương đến địa phương đã không ngừng được củng cố, phát triển ngày càng
lớn mạnh cả về cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và cả về chất lượng nguồn
nhân lực. Điều đó chứng tỏ công tác BVMT là một lĩnh vực quan trọng đã và đang
được Đảng, Nhà nước và toàn xã hội đặc biệt quan tâm.
Hệ thống pháp luật về môi trường từng bước được đổi mới và hoàn thiện
Hệ thống cơ chế, chính sách, pháp luật về BVMT đã từng bước được hoàn thiện,
tạo hành lang pháp lý cho công tác BVMT như Luật BVMT sửa đổi năm 2005,
Luật Đa dạng sinh học năm 2008, Nghị quyết số 41/NQ-TW của Bộ Chính trị
Khóa IX về BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước; Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 21/01/2009 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh
thực hiện Nghị quyết số 41/NQ-TW của Bộ Chính trị về BVMT trong thòi kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan... Cho đến nay, đã có trên
66 văn bản dưới luật về môi trường được xây dựng và ban hành, trong đó có 23 văn bản thuộc thẩm
quyền ban hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, 43 văn bản cấp Bộ.
Cơ cấu tổ chức bộ máy, chức năng và nhiệm vụ của các cơ quan trong hệ thống
hành chính nhà nước về môi trường được tăng cường và hoàn thiện hơn
Để đáp ứng đòi hỏi trong tình hình mới và theo kịp với sự phát triển kinh tế - xã
hội của đất nước, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày
4/3/2008 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ
TN&MT, trong đó quy định việc thành lập Tổng cục Môi trường trực thuộc Bộ TN&MT. Thủ
tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định số 132/QĐ-TTg quy đĩnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức bộ máy của Tổng cục Môi trường.
Ớ các Bộ, ngành đều đã thành lập các đầu mối quản lý môi trường. Nhiều Tập đoàn kinh tế, Tổng
công ty, Ban quản lý khu công nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh lớn đã thành lập phòng, ban, bộ phận
hoặc bố trí cán bộ chuyên trách về môi trường.
Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường trực thuộc Bộ Công an và các Phòng Cảnh sát
phòng chống tội phạm về môi trường của 63 tỉnh, thành phố trên cả nước đã được thành lập nhằm góp
phần nâng cao năng lực giám sát và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về BVMT.
Ở địa phương, các Chi cục BVMT thuộc Sơ TN&MT các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương đã được thành lập với số lượng biên chế từ 10 - 15 người; đã có 672/674
quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương đã thành lập phòng
TN&MT. Nhiều quận, huyện đã tăng cường cán bộ có chuyên môn về lĩnh vực môi trường cho phòng
TN&MT.
Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ngành môi trường được nâng lên
Chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác môi trường từ Trung ương tới địa
phương ngày càng được nâng cao thông qua các lớp tập huấn hướng dẫn về thực hiện các văn bản
mới trong lĩnh vực môi trường. Bên cạnh đó, công tác truyền thông cũng đã góp phần nâng cao nhận thức
cán bộ, công chức ngành môi trường.
Đặc biệt, việc Chính phủ ra quyết định thành lập hai trường Đại học TN&MT tại
Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh thể hiện sự quyết tâm nâng cao chất lượng đào tạo ngành TN&MT.
Bên cạnh đó, cũng có thể thấy rõ ý thức, trách nhiệm BVMT trong xã hội đã từng
bước được nâng cao. Nhiều vụ việc lớn, nhiều vấn đề môi trường bức xúc, kéo dài
được giải quyết dứt điểm. Các giải pháp BVMT trong các dự án phát triển kinh tế -
xã hội đã được quan tâm đầu tư thực hiện. Đã xuất hiện một số mô hình đô thị
xanh, khu công nghiệp, cơ sở sản xuất xanh, mô hình kinh tế sinh thái. Các ngành,
lĩnh vực đã huy động được nhiều nguồn lực, sự hỗ trợ của quốc tế và từng bước
chủ động bảo vệ, cải thiện môi trường và ứng phó vói biến đối khí hậu.
Những khó khăn và tồn tại cần khắc phục
Bên cạnh những kết quả rất đáng khích lệ, chúng ta phải thừa nhận một thực tế
là chất lượng môi trường vẫn đang tiếp tục suy giảm và tác động tiêu cực đến sức
khỏe và đời sống của nhân dân. Ô nhiễm môi trường nước, không khí đang lan
rộng; nguồn nước mặt, nước ngầm nhiều noi bị suy thoái, cạn kiệt; đa dạng sinh
học tiếp tục bị suy giảm; biến đổi khí hậu và nước biển dâng đã gây ra triều cường,
lũ, lụt, mưa, bão với cường độ ngày càng lớn, diễn biến ngày càng phức tạp, khó
lường. Những vấn đề nêu trên nếu không có giải pháp thỏa đáng sẽ là lực cản lớn
đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đe dọa nghiêm trọng sự phát triển bền vững
của đất nước.
Do vậy, trong công tác phân công, phân cấp quản lý trong lĩnh vực môi trường ngày càng phức tạp và khó
khăn. Cũng chính từ đó, chúng ta cũng đã nhận thấy có một số bất cập trong quản lý nhà nước về môi
trường, trong đó đã nảy sinh một số mâu thuẫn, chưa rõ ràng hay còn trùng lặp trong các quy định của
Luật B VMT với một số luật chuyên ngành như Luật Quy hoạch đô thị, Luật Đầu tư, Luật Xây dựng, Luật
Tài nguyên nước... Bên cạnh đó, sự phân công, phân cấp chưa rõ trong trong một số nội dung quản lý nhà
nước về BVMT giữa các Bộ và giữa Trung ương với địa phương đặc biệt tại các địa phương còn yếu,
chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phân cấp quản lý; hoạt động kiểm tra, thanh tra tuy được triển khai
mạnh mẽ nhưng việc phát hiện các hành vi vi phạm chưa nhiều, đặc biệt khi các vi phạm này đang ngày
càng tinh vi, phức tạp. Trách nhiệm quản lý nhà nước về BVMT bị phân tán tại nhiều Bộ, ngành, được
thực hiện ở nhiều cấp đan xen rất phức tạp, chức năng quản lý nhà nước về môi trường đồng thời được
phân cấp theo ngành (chiều dọc) và theo vùng lãnh thổ (chiều ngang). Lực lượng cán bộ chuyên môn môi
trường tại các doanh nghiệp tuy đã được bổ sung, phát triển nhưng nhìn chung còn rất ít và rất thiếu; nên
công tác giám sát nội bộ và thực thi pháp luật BVMT ở các doanh nghiệp còn chưa hiệu quả.
Giải pháp
Sau 18 năm (1993-2011) kể từ khi Luật BVMT ra đời, hệ thống các văn bản pháp luật
và tổ chức bộ máy quản lý môi trường ở nước ta đã và đang từng bước được hoàn thiện. Tuy nhiên, trước
sự phát triển, biến động không ngừng của nền kinh tế thị trường và những yêu cầu của quá trình hội nhập
quốc tế, sự nghiệp BVMT đang đứng trước những thời cơ và thách thức mới; việc tổ chức thực hiện chức
năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về B VMT đã biểu hiện nhiều vấn đề bất cập. Trong bối cảnh đó, rà
soát và củng cố hệ thống các văn bản pháp luật và tổ chức bộ máy quản lý môi trường là một tất yếu
khách quan, đáp ứng nhu cầu cấp bách của thực tiễn. Để giải quyết cơ bản các vấn đề nêu trên, cần phải
có một số giải pháp sau đây:
Hoàn thiện và thống nhất hệ thông pháp luật
Rà soát, sửa đổi, điều chỉnh một cách có hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật
có liên quan, đặc biệt là Luật BVMT năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thực
hiện nhằm quy định một cách cụ thể hơn các nội dung điều chỉnh của Luật, bổ
sung các nội dung, điều chỉnh mới các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với điều kiện thực
tiễn. Tiếp tục kiện toàn hệ thống tổ chức ngành môi trường gắn với nhiệm vụ đánh giá và đề xuất việc sửa
đổi Luật BVMT năm 2005, đảm bảo hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về BVMT có sự thống nhất từ
Trung ương đến địa phương, đảm bảo tính độc lập tương đối của bộ máy kiểm tra, giám sát việc thực thi
pháp luật về môi trường với các ngành kinh tế, xã hội khác; tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc thực thi
các chủ trương, chính sách và chỉ đạo của Chính phủ đối với công tác BVMT trên phạm vi toàn quốc.
Hoàn thiện phân cấp tổ chức bộ máy quản lý nhà nước
Song song với quá trình sửa đổi Luật BVMT năm 2005, các cơ quan hữu quan
cần rà soát, nghiên cứu để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét điều chỉnh chức
năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ TN&MT cũng như các Bộ, ngành có liên
quan nhằm khắc phục tình trạng bỏ trống, trùng lặp hoặc chồng chéo về chức năng,
nhiệm vụ thuộc một số lĩnh vực quản lý đã nêu trên; nghiên cứu, đề xuất phương
án hoàn thiện phân cấp hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về BVMT một cách
thống nhất từ Trung ương đến địa phương. Tăng tính chủ động cho các cơ quan có
thẩm quyền để thực hiện tốt các chức năng nhiệm vụ quản lý nhà nước về môi
trường đã được giao.
Phân công gắn liền với trách nhiệm trong công tác quản lý
Đối với công tác phân công trách nhiệm trong công tác quản lý nhà nước về môi trường, cần xem xét
điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ TN&MT cũng như các Bộ, ngành có liên quan
nhằm khắc phục tình trạng bỏ trống hoặc chồng chéo về chúc năng, nhiệm vụ thuộc một số lĩnh vực quản
lý như quản lý chất thải rắn, BVMT trong hoạt động nông nghiệp và nông thôn, quản lý môi trường trong
hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa và quản lý thị trường nội địa, bảo tồn đa dạng sinh học, an toàn sinh
học, bào tồn loài và nguồn gen, thanh tra - kiểm tra chuyên ngành về môi trường, BVMT lưu vực sông,
ứng phó và khắc phục sự cố môi trường...
Ngoài ra, cần phải rà soát, đánh giá, xác định rõ trách nhiệm của các Bộ, ngành và địa phương trong
việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về BVMT theo hướng tăng cường trách nhiệm của Bộ
TN&MT cũng như Sở TN&MT của các địa phương, đảm bảo tính thống nhất đối với công tác quản lý
môi trường, khắc phục tình trạng thực hiện các tác nghiệp quản lý môi trường theo nhiều cấp, hạn chế
việc phân tán chức năng quản lý nhà nước về BVMT theo các ngành quản lý kinh tế - xã hội như hiện
nay.
Mặt khác, cần phải tăng cường vai trò và sự chủ động của các Sở TN&MT trong việc tham mưu cho
UBND tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương đối với công tác BVMT tại địa phương; đặc biệt trong
các lĩnh vực thanh tra, kiểm tra chuyên ngành về môi trường.
Tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức
Với quan điểm công tác cán bộ là khâu then chốt, do đó, cần xây dựng chiến lược dài hạn về đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức cho ngành môi trường ở tất cả các cấp Trung ương và địa
phương; trong đó, tăng cường đội ngũ công chức chuyên ngành môi trường cho các Sở TN&MT, cho
phép các Sở TN&MT chủ động xây dựng kế hoạch biên chế của các cơ quan quản lý môi trường tại địa
phương trình UBND cấp tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định; cho phép UBND
cấp quận/huyện và cấp xã/phường có cán bộ chuyên trách về môi trường các Bộ ngành Trung ương và địa
phương cần chú trọng đến việc xây dựng quy hoạch đội ngũ cán bộ làm công tác chuyên môn và các