Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Hướng dẫn đánh giá sinh phẩm xét nghiệm chẩn đoán HIV

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.15 KB, 7 trang )

BỘ Y TẾ
Số /2011/TT- BYT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnhphúc
Hà Nội, ngày tháng năm 2011
THÔNG TƯ
Hướng dẫn đánh giá sinh phẩm xét nghiệm chẩn đoán HIV
Căn cứ Nghị định số 188/2007/NĐ-CP ngày 27/12/2007 của Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Căn cứ theo luật dược số 34/2005 – QH11 ngày 14/6/2005;
Bộ Y tế hướng dẫn công tác đánh giá sinh phẩm xét nghiệm chẩn đoán HIV như
sau:
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về đánh giá sinh phẩm xét nghiệm chẩn đoán HIV trước khi cấp
giấy phép và sau khi cấp giấy phép lưu hành tại thị trường Việt Nam;
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bộ mẫu dương tính là tập hợp các mẫu huyết thanh có kết quả dương tính
với hai sinh phẩm ELISA khác nhau và được khẳng định bằng kỹ thuật
Western – Blot.
2. Bộ mẫu âm tính là tập hợp các mẫu huyết thanhcó kết quả âm tính với hai
sinh phẩm ELISA khác nhau.
3. Bộ mẫu chuyển đổi huyết thanh là tập hợp các mẫu huyết thanh được lấy liên
tiếp từ một người nhiễm HIV đang trong giai đoạn chuyển đổi huyết thanh.
4. Bộ mẫu xác định độ tuyến tính là tập hợp các mẫu huyết thanh có nồng độ kháng
nguyên p24 khác nhau được sử dụng để xác định ngưỡng phát hiện thấp cho thử nghiệm
phát hiện kháng nguyên P24
5. Mẫu đánh giá độ lặp lại là mẫu huyết thanh đã được xác định nồng độ để
đánh giá độ ổn định trong một xét nghiệm và giữa các lần xét nghiệm.


Điều 3. Nguyên tắc đánh giá sinh phẩm xét nghiệm HIV
1.Bảo đảm tính khách quan, công bằng trong quá trình đánh giá
1
2. Việc lấy mẫu phải thực hiện theo nguyên tắc chọn ngẫu nhiên đối với các lô
sinh phẩm của từng loại sinh phẩm tham gia đánh giá sau khi đăng ký lưu hành.
Điều 4. Kinh phí thực hiện
1. Kinh phí đánh giá sinh phẩm trước cấp phép lưu hành do tổ chức, cá nhân xin
đăng ký kiểm định sinh phẩm chi trả theo hình thức nộp phí và lệ phí theo quy định hiện
hành.
2. Kinh phí đánh giá sinh phẩm sau cấp phép lưu hành trên thị trường được đưa
vào nguồn kinh phí chi thường xuyên do ngân sách Nhà nước cấp theo quy định hiện
hành. Cơ quan được phân công đánh giá sinh phẩm có trách nhiệm xây dựng kế hoạch,
dự trù kinh phí thực hiện hàng năm, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
CHƯƠNG II
QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ SINH PHẨM
Mục 1
Đánh giá sinh phẩmtrước khi cấp phép lưu hành
Điều 5. Chuẩn bị đánh giá sinh phẩm:
1. Kiểm tra số lượng, bao bì, hạn sử dụng của sinh phẩm cần đánh giá. Trường
hợp không đạt một trong cácyêu cầu trên, phải có văn bản đề nghị cơ sở đề nghị đánh
giá sinh phẩm nộp bổ sung hoặc thay thế.
2. Chuẩn bị mẫu huyết thanh để đánh giá sinh phẩm:
a) Bộ mẫu HIV dương tính: tối thiểu 200 mẫu;
b) Bộ mẫu HIV âm tính: tối thiểu 400 mẫu;
c) Bộ mẫu chuyển đổi huyết thanh: 3 bộ mẫu;
d) Bộ mẫu khó biện luận kết quả hoặc dương tính giả: tối thiểu 50 mẫu;
đ) Mẫu đánh giá độ lặp lại: tối thiểu 01 mẫu (có giá trị OD cao hơn giá trị
ngưỡng (CO) từ 2 đến 3 lần).
Mẫu huyết thanh sử dụng để đánh giá sinh phẩm phải lấy từ ngân hàng mẫu đủ
điều kiện theo quy định của Bộ trưởng BộY tế.

Điều 6. Tiến hành đánh giá các thông số kỹ thuật của sinh phẩm:
1. Xác định độ nhạy (dựa vào bộ mẫu dương tính), tiêu chuẩn 100%.
2. Xác định độ đặc hiệu (dựa vào bộ mẫu âm tính), tiêu chuẩn 98%.
3. Xác định độ nhạy chuyển đổi huyết thanh (bộ mẫu chuyển đổi huyết thanh),
tiêu chuẩn không có sự khác biệt hay không có ý nghĩa thống kê khi so sánh kết quả của
2
sinh phẩm đánh giá với sinh phẩm chuẩn. Giá trị trung bình và 95% khoảng tin cậy sẽ
được tính toán để so sánh.
4. Đánh giá sinh phẩm có cùng loại phản ứng dương tính giả (dựa vào bộ mẫu
khó).
5. Đánh giá độ lặp lại và độ tái lặp (dựa vào bộ mẫu đánh giá độ lặp lại).
6. Đánh giá độ tuyến tính và giới hạn phát hiện thấp của kháng nguyên .
Điều 7. Phân tích kết quả
Sau khi tiến hành xét nghiệm từng loại sinh phẩm với bộ mẫu chuẩn, đơn vị đánh
giá tiến hành phân tích kết quả để xác định độ nhạy, độ đặc hiệu của sinh phẩm bao gồm
cả khoảng tin cậy và tỷ lệ phần trăm của hệ số biến thiên.
Điều 8. Báo cáo kết quả đánh giá
Đơn vị đánh giá sinh phẩm tổng hợp báo cáo kết quả về Bộ Y tế (Cục Phòng,
chống HIV/AIDS).
Điều 9. Qui định tần suất, thời gian đánh giá sinh phẩm
1. Đối với sinh phẩm đăng ký kiểm định để làm thủ tục xin Bộ Y tế cấp giấy
phép lưu hành của trên thị trường Việt Nam:
a. Tất cả các sinh phẩm khi đăng ký xin cấp phép lưu hành của Bộ Y tế bắt buộc
phải được kiểm định và có giấy chứng nhận đảm bảo chất lượng của Viện Kiểm định
Quốc gia vắc xin và sinh phẩm Y tế, Bộ Y tế.
b. Đơn vị xin kiểm định gửi sinh phẩm đến Viện Kiểm định Quốc gia vắc xin và
sinh phẩm Y tế, Bộ Y tế kèm đơn xin kiểm định sinh phẩm theo biểu mẫu qui định tại
biểu mẫu số 1 kèm theo Thông tư này.
c. Chậm nhất 15 ngày làm việc kể từ ngày bên yêu cầu kiểm định sinh phẩm
hoàn tất các thủ tục qui định, Viện Kiểm định Quốc gia vắc xin và sinh phẩm Y tế, Bộ Y

tế phải hoàn thành việc đánh giá sinh phẩm và trả lời kết quả cho bên yêu cầu kiểm định
sinh phẩm. Phiếu trả lời kết quả kiểm định thực hiện theo mẫu qui định tại biểu mẫu số
2 kèm theo Thông tư này.
2. Đối với sinh phẩm đang lưu hành trên thị trường Việt Nam
Viện Kiểm định Quốc gia vắc xin và sinh phẩm y tế phối hợp với các đơn vị liên
quan tổ chức lấy mẫu ngẫu nhiên tại các đơn vị đang sử dụng sinh phẩm và đánh giá
chất lượng sinh phẩm đang lưu hành trên thị trường dựa trên cơ sở phân tích thông tin
3
về kết quả của chương trình nội kiểm, ngoại kiểm, báo cáo và ý kiến phản hồi từ các
phòng xét nghiệm HIV hoặc khi phát hiện những sinh phẩm có vấn đề chất lượng trong
quá trình sử dụng tại phòng xét nghiệm.
Chương III
TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN

Điều 10. Cục Phòng, chống HIV/AIDS và Cục Quản lý dược, Bộ Y tế
1. Thông báo cho các đơn vị và tổ chức có sản xuất và phân phối sinh phẩm về
việc thực hiện đánh giá sinh phẩm HIV.
2. Giám sát quá trình thực hiện đánh giá sinh phẩm HIV.
3. Định kỳ tổng hợp và thông báo kết quả đánh giá sinh phẩm cho các đơn vị, địa
phương biết để lựa chọn sinh phẩm đạt chất lượng khi dự trù mua sắm.
Điều 11. Viện Kiểm định quốc gia vắc xin và sinh phẩm Y tế.
1. Có trách nhiệm tổ chức đánh giá chất lượng sinh phẩm trước cấp phép và sau
khi lưu hành trên thị trường.
2. Cấp giấy chứng nhận chất lượng sinh phẩm.
3. Xây dựng ngân hàng mẫu chuẩn phục vụ cho công tác đánh giá sinh phẩm.
4. Xây dựng kế hoạch đánh giá sinh phẩm hàng năm trình cơ quan có thẩm
quyền phê duyệt.
5. Tổng hợp, báo cáo kết quả đánh giá sinh phẩm về Bộ Y tế (Cục Phòng, chống
HIV/AIDS).
6. Yêu cầu cơ sở sản xuất, kinh doanh sinh phẩm xuất trình các tài liệu liên quan và

cung cấp bản sao các tài liệu khi cần thiết và xử lý vi phạm trong quá trình kiểm tra,
đánh giá chất lượng sinh phẩm.
7. Lấy mẫu để kiểm nghiệm khi cần thiết.
8. Thông báo cho cơ sở sản xuất, kinh doanh kết quả đánh giá sinh phẩm; kiến nghị cơ
quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật; công bố kết
quả đánh giá sinh phẩm.
9. Bảo vệ bí mật thông tin, tài liệu, kết quả đánh giá sinh phẩm khi chưa có kết luận
chính xác.
10. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả đánh giá sinh phẩm, kết luận có liên
quan.
Điều 12. Các tổ chức, cá nhân sản xuất và kinh doanh sinh phẩm tại thị
trường Việt Nam
4
1. Phải tuân thủ các quy định về quản lý, kiểm tra, sản xuất, kinh doanh thuốc tại
Thông tư 09/2011/TT-BYT ngày 28/4/2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn việc quản
lý chất lượng thuốc và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Cung cấp các tài liệu liên quan đến sinh phẩm khi có yêu cầu.
3. Cung cấp sinh phẩm để kiểm định khi đăng ký lưu hành tại Việt Nam.
4. Nộp phí và lệ phí kiểm định sinh phẩm theo quy định.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 13. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2011.
Điều 14. Sửa đổi, bổ sung
Cục Phòng, chống HIV/AIDS Bộ Y tế, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương có trách nhiệm tập hợp các ý kiến đề xuất của các tổ chức, cá nhân về
những vướng mắc trong việc thực hiện Thông tư, báo cáo Bộ Y tế xem xét giải quyết./.

Nơi nhận:

- Văn phòng Chính phủ;
- Lãnh đạo Bộ;
- Công báo, Website Chính phủ; Website Bộ Y tế;
- Các Bộ: KHCN, Công thương;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Các Cục, Vụ, Tổng cục, Thanh tra, Văn phòng - BYT;
- Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;
- Lưu: VT, CNN.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG






Biểu mẫu số 2
BỘ Y TẾ
………………….
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
5

×