Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT TÌM HIỂU NHÀ MÁY HÓA CHẤT TÂN BÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (275.18 KB, 31 trang )

Báo cáo thực tập kỹ thuật
LỜI MỞ ĐẦU
Thực tập kỹ thuật là chiếc cầu nối giữa lý thuyết và thực tế, tạo điều kiện cho sinh
viên tiếp cận với sản xuất thực tế, đồng thời thực hiện hóa những kiến thức đã học ở
trường. Thời gian 1 ngày tuy rất là ngắn ngủi nhưng nhờ có được sự hướng dẫn tận tình
của các anh chị trong nhà máy, chúng em đã được làm quen tìm hiểu quy trình công nghệ
sản xuất và các thiết bị chủ lực của nhà máy, qua đó thu về cho mình nhiều kiến thức bổ
ích cũng như làm quen với môi trường làm việc thực tế.
Chúng em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Nhà Máy Hóa Chất Tân Bình 2,
Ban lãnh đạo Trạm xử lý nước thải Khu công nghiệp Nam Tân Uyên,Thầy Cô hướng
dẫn, khoa Công Nghệ Sinh học – Môi trường Trường Đại Học Lạc Hồng đã tạo điều kiện
thuận lợi nhất để chúng em có thể hoàn thành tốt thực tập.
Cuối cùng, xin cho chúng em gửi lời chúc sức khỏe đến quý thầy cô, Ban lãnh
đạo, các anh chị kỹ sư và toàn thể công nhân nhà máy.
Page 1
Báo cáo thực tập kỹ thuật
Phần 1: NHÀ MÁY HÓA CHẤT TÂN BÌNH 2
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY
1. Lịch sử hình thành:
1.1. Vị trí địa lý :
Việc lựa chọn địa điểm có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với dự án vì địa điểm
ảnh hưởng lớn đến hiệu quả đầu tư cũng như đến điều kiện xã hội và môi trường sinh
thái.
Qua khảo sát, việc lựa chọn địa điểm đầu tư tại vị trí đất : Thửa – đường số 5, khu
công nghiệp Biên Hòa 1, tỉnh Đồng Nai cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng
25 km là thiết thực và dễ thực hiện nhất. Lý do :
• Có thể sử dụng chung nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất các sản phẩm gốc
muối NaCl.
• Lượng nhiệt dư của phân xưởng acid để sử dụng cho các công đoạn sản xuất cô
đặc xút, sản xuất acid clohydric…(của Nhà Máy Hóa Chất Biên Hòa), hoặc dùng hơi cho
sản xuất các sản phẩm gốc sunfate, gốc muối (của xưởng nghiên cứu thực nghiệm), lượng


nhiệt dư này nếu quy ra dầu FO sử dụng cho lò hơi hàng năm cũng khá lớn.
• Gần trung tâm, gần thị trường tiêu thụ sản phẩm, thuận tiện trong việc sản xuất và
bán hàng.
• Giảm chi phí đầu tư vì đã có sẵn cơ sở hạ tầng.
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển cơ sở sản xuất :
Nhà máy hóa chất Tân Bình 2 tiền thân là nhà máy hoá chất Tân Bình địa chỉ 46/6
Phan Huy Ích, phường 15, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày 24/4/2009 nhà máy được di dời từ Tân Bình đến Biên Hòa, Đồng Nai, lấy
tên nhà máy là nhà máy hóa chất Tân Bình 2.
Page 2
Báo cáo thực tập kỹ thuật
2. Các sản phẩm của nhà máy:
Tên sản phẩm Công thức hóa học Hàm lượng chính
Nhôm Hydroxyt Al(OH)
3
63 % Al
2
O
3
- Được sản xuất từ quặng Bauxit theo phương pháp Bayer - là dây chuyền duy nhất trong nước
sản xuất Hydroxyt Nhôm.
- Dùng trong sản xuất nhôm kim loại, thủy tinh, gạch chịu lửa, xi măng trắng, công nghiệp
nhuộm,dược phẩm, các muối nhôm như nhôm sunfat, nhôm clorua.
Axít Sunfuric (cấp kỹ thuật;
cấp tinh khiết)
H
2
SO
4
97 % H

2
SO
4
- Axít Sunfuric kỹ thuật: được sản xuất từ nguyên liệu lưu huỳnh theo phương pháp tiếp xúc.
- Dùng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp như sản xuất phèn lọc nước, nước đổ bình ắcquy,
sản xuất phân bón, thuốc nhuộm, sơn, dược phẩm, chất dẻo, các sản phẩm gốc sunfat, ….
- Axít Sunfuric tinh khiết: được sản xuất theo phương pháp chưng cất Axit Sunfuric kỹ thuật.
- Dùng trong phòng thí nghiệm, công nghệ điện tử và sản xuất các sản phẩm chất lượng cao.
Phèn Nhôm sunfat Al
2
(SO
4
)
3
.nH
2
O 17 % Al
2
O
3
(dạng rắn)
15 % Al
2
O
3
(dạng rắn)
7 % Al
2
O
3

(dạng lỏng)
- Được sản xuất từ nguyên liệu Hydroxyt Nhôm và Axit Sunfuric kỹ thuật.
- Dùng trong ngành sản xuất giấy, lọc nước, ….
Phèn Nhôm kali sunfat Al
2
(SO
4
)
3
.K
2
SO
4
.24 H
2
O 10% Al
2
O
3
- Được sản xuất từ nguyên liệu Hydrôyt Nhôm, Axit Sunfuric và Kali Sunfat.
- Dùng trong công nghệ xử lý nước, chế biến hải sản.
Phèn Nhôm Amôn Sunfat Phèn Nhôm Amôn Sunfat 10,3 % Al
2
O
3
- Được sản xuất từ nguyên liệu Hydrôyt Nhôm, Axit Sunfuric và Amôn Sunfat.
- Dùng trong công nghệ xử lý nước, chế biến hải sản.
CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH SẢN XUẤT
1. Axit sunfuric:
1.1. Nguồn nguyên liệu:

Page 3
Báo cáo thực tập kỹ thuật
- Trên thế giới axit sunfuric được sản xuất từ nhiều nguồn khác nhau với số liệu
thống kê như sau:
• Đi từ lưu huỳnh: 65% (S → SO
2
→ SO
3
→ H
2
SO
4
)
• Đi từ khí thải của ngành luyện kim (như SO
2
, H
2
S, ): 23%
• Đi từ quặng pirit: 9% (FeS
2
→ SO
2
→ SO
3
→ H
2
SO
4
)
• Đi từ các nguồn khác: 3%

- Nhà máy sử dụng nguồn nguyên liệu chính là lưu huỳnh nguyên chất.
- Lưu huỳnh nguyên tố là một trong những dạng nguyên liệu tốt nhất để sản xuất axit
sunfuric vì:
• Khi đốt lưu huỳnh ta thu được hỗn hợp khí có hàm lượng SO
2
và O
2
cao.
Điều này rất quan trọng trong việc sản xuất axit sunfuric theo phương pháp
tiếp xúc.
• Lưu huỳnh chứa rất ít tạp chất (đặc biệt là các hợp chất của asen) và khi
cháy không có xỉ nên đơn giản được dây chuyền sản xuất đi rất nhiều (bớt
được các thiết bị đặc biệt để làm sạch nước).
• Khi sản xuất với quy mô lớn và xa nguồn nguyên liệu thì lưu huỳnh lại là
nguyên liệu rẻ tiền.
1.2. Các phương pháp sản xuất axit sunfuric:
- Phương pháp tiếp xúc
- Phương pháp tháp
- Phương pháp trao đổi ion
a/ Phương pháp tiếp xúc:
- Sản xuất axit sunfuric trong trường hợp tổng quát bao gồm các giai đoạn sau:
Page 4
Báo cáo thực tập kỹ thuật
• Đốt nguyên liệu để thu lưu huỳnh đioxit
• Oxi hóa SO
2
thành SO
3
trên xúc tác.
• Hấp thụ SO

3
bằng nước tạo thành axit sunfuric.
- Phương pháp này gọi là phương pháp tiếp xúc bởi vì trong quá trình có sự tiếp xúc
pha giữa các khí – rắn và khí – lỏng. Xúc tác sử dụng là vanadi ( V
2
O
5
) thì quá trình
oxi hóa SO
2
thành SO
3
chia thành 5 giai đoạn.
• SO
2
và O
2
khuếch tán đến bề mặt tiếp xúc vanadi dạng rắn.
• SO
2
và O
2
được hấp thụ trên bề mặt xúc tác và khuếch tán vào các bề mặt
của mao quản bên trong xúc tác.
• Diễn ra quá trình oxi hóa.
V
2
O
5
+ SO

2
= V
2
O
4
+ SO
3
V
2
O
4
+ ½ O
2
= V
2
O
5
• SO
3
tạo thành khuếch tán trở về bề mặt bên ngoài của chất xúc tác.
• SO
3
từ bề mặt xúc tác theo dòng khí đi ra.
* Ưu điểm : Phương pháp tiếp xúc thu được nồng độ đậm đặc theo ý muốn và có độ
tinh khiết cao.
* Nhược điểm : Dây chuyền sản xuất phức tạp, vốn đầu tư cao.
b/ Phương pháp tháp:
- Phương pháp này, giai đoạn chuyển hóa SO
2
thành SO

3
được tiến hành nhờ Nitơ oxit
làm xúc tác và xảy ra chủ yếu trong pha lỏng các tháp đệm. Vì vậy người ta gọi nôm
na phương pháp này là phương pháp tháp.
- Sản xuất axit sunfuric theo phương pháp này thực chất cũng là dùng chất xúc tác ở
thể khí. Qúa trình chia thành 3 giai đoạn:

Tác dụng giữa SO
2
và nitroza kết quả là SO
2
được chuyển hóa
thành H
2
SO
4.

Oxi hóa nitơ oxit thành dioxit nitơ.

Hấp thụ nito oxit bằng H
2
SO
4
để được nitroza.
Page 5
Báo cáo thực tập kỹ thuật
* Ưu điểm : sản xuất axit sunfuric theo phương pháp tháp đơn giản, chi phí xây dựng
cơ bản ít hơn, giá thành rẻ, sản phẩm có nồng độ tối đa khoảng 75 – 77 % phù hợp
cho công nghiệp sản xuất phân bón hóa học các loại.
* Nhược điểm : sản phẩm thu được có độ tinh khiết kém hơn phương pháp tiếp xúc,

nồng độ axit không cao.
c/Phương pháp trao đổi ion:
- Ngày nay, phương pháp này ít được sử dụng trong công nghiệp và hiệu quả kinh tế
không cao.
- Phương pháp này được dùng trong phòng thí nghiệm theo phương pháp sau:
2H
+
+ SO
4
2-
= H
2
SO
4.
* Tóm lại dựa trên 3 phương pháp trên ta chọn phương pháp tiếp xúc đi từ
nguyên liệu lưu huỳnh với hàm lượng 99% để sản xuất axit sunfuric bởi vì thu
được nồng độ cao và tinh khiết hơn.
1.3. Sơ đồ quy trình sản xuất:
Lưu huỳnh
Hơi nước
KK khô đã qua sấy
Page 6
Nấu chảy lưu huỷnh
Đốt lưu huỳnh
( tạo khí SO
2
)
Báo cáo thực tập kỹ thuật
Lượng
SO

2

Xử lý khí thải
Nước pha loãng
1.4. Thuyết minh quy trình:
- Giai đoạn nấu chảy lưu huỳnh.
- Công đoạn đốt cháy lưu huỳnh.
- Công đoạn chuyển hóa SO
2
thành SO
3
.
- Công đoạn hấp thụ khí SO
3
tạo thành H
2
SO
4.
Page 7
Chuyển hóa SO
2
thành SO
3
Hấp thụ 1
( tạo H
2
SO
4
)
Hấp thụ 2

( tạo H
2
SO
4
)
Pha loãng
H
2
SO
4
thành phẩm
Báo cáo thực tập kỹ thuật
1.4.1. Công đoạn nấu chảy lưu huỳnh
Lưu huỳnh được chuyển từ kho vào nồi nấu chảy lưu huỳnh ngăn số 1 và ngăn số
2. Tại đây lưu huỳnh chảy lỏng nhờ hơi quá nhiệt áp suất 7 bar, nhiệt độ khoảng 135-
150
0
C qua hệ thống giai nhiệt bằng hơi nước đặt sâu dưới đáy bể. Lưu huỳnh lỏng từ
ngăn 1, 2 chảy tràn sang ngăn 3, 4 và 5. Dưới đáy giữa các vách ngăn có vách chặn để
giữ các tạp chất trong lưu huỳnh lại, tại ngăn số 5 lượng tạp chất còn lại sẽ được lọc bằng
lưới khi lưu huỳnh sạch theo ống hút vào bơm. Hơi bão hòa được dẫn vào ngăn lắng số 3,
số 4, số 5, hệ thống ống dẫn lưu huỳnh và sung phun lưu huỳnh để duy trì nhiệt độ lưu
huỳnh lỏng ở khoảng 135÷ 150
0
C.
Nước ngưng tụ từ hệ thống gia nhiệt và các vị trí khác trong công đoạn này được
đưa về bồn nước cấp lò.
Bơm lưu huỳnh là loại bơm ly tâm trục đứng cung cấp lưu huỳnh từ ngăn số 5 qua
súng phun vào lò đốt dưới dạng sương.
Trong quá trình nấu chảy lưu huỳnh, nước và các tạp chất trong lưu huỳnh bốc hơi

được xử lý ở hệ thống xử lý hồ lưu huỳnh
Cần trục một dầm dùng để vận chuyển các dàn ống trao đổi nhiệt của hồ lưu huỳnh,
vận chuyển bơm… Phục vụ cho việc bảo trì, sửa chữa.
1.4.2. Công đoạn đốt lưu huỳnh :
Khí SO
2
sinh từ lò đốt là chất khí không màu, nặng hơn không khí, có mùi acid.
Lưu huỳnh đốt cháy trong lò theo phản ứng:
S + 1/2 O
2
> SO
2
+ Q
Nguồn cung cấp oxi là không khí ẩm từ quạt được sấy khô bằng acid sulfuric có
nồng độ 98,5±0.5% H
2
SO
4
tại tháp sấy. Không khí ẩm đi vào tháp sấy và di chuyển lên
trên tháp qua lớp đệm; acid tưới được bơm từ bồn tuần hoàn vào đỉnh tháp sấy theo máng
phân phối, chảy xuống lớp đệm. acid sunfuric có nồng độ cao hấp thụ hơi nước trong
không khí ẩm làm giảm nồng độ acid và làm tăng nhiệt độ acid ở đáy tháp sấy. Acid ra
khỏi đáy tháp sấy theo ống dẫn trở về bồn tuần hoàn. Không khí khô ra khỏi tháp sấy đi
qua thiết bị trao đổi nhiệt số 3 vào lò đốt, cung cấp oxi cho quá trình đốt cháy lưu huỳnh.
Page 8
Báo cáo thực tập kỹ thuật
Lò hơi số 1 có cấu tạo hình trụ nằm ngang, vỏ bằng thép, bên trong có hệ thống
ống truyền nhiệt. một đầu nối liền với lò đốt được xây dựng bằng gạch chịu nhiệt và có
đường ống hỗn hợp khí SO
2

đi tắt không qua lò hơi. Hỗn hợp khí SO
2
có nhiệt độ cao đi
trong ống, trao đổi nhiệt với nước bên ngoài ống làm cho nước bốc hơi tạo hơi bảo hòa ở
áp suất 22kg/cm
2
. Hơi nước này được quá nhiệt đến 450
0
C ở thiết bị quá nhiệt một phần
hơi nước được đưa qua bộ phận giảm áp bão hòa hơi cung cấp cho các bộ phận khác cần
sử dụng hơi.
Nước cấp lò hơi là nước vô khoáng bổ sung lấy từ nhà máy hóa chất Biên Hòa
(bơm) và nước ngưng tụ từ các thiết bị sử dụng hơi tuần hoàn trở lại bồn nước từ đây
nước mềm được bơm cấp cho thiết bị khử khí. Nước từ bình khử khí cấp cho lò hơi số 1
bằng bơm. Hỗn hợp khí SO
2
ra khỏi lò hơi số 1 (hòa với dòng hỗn hợp khí đi tắt) đạt
nhiệt độ thích hợp ra khỏi lò hơi số 1 (hòa với dòng hỗn hợp khí đi tắt) đạt nhiệt độ thích
hợp trước khi vào lớp 1 tháp chuyển hóa là 420÷455
0
C.
1.4.3. Công đoạn chuyển hóa SO
2
thành SO
3
:
Hệ thống chuyển hóa gồm một tháp tiếp xúc và hệ thống thiết bị trao đổi nhiệt
nhằm tận dụng nhiệt và điều chỉnh nhiệt cho các dòng hỗn hợp khí.
Tháp tiếp xúc hình trụ thẳng đứng, bên trong có chứa 5 vách ngăn xúc tác, mỗi
ngăn có một nghi đỡ nằm ngang; trên mỗi nghi đỡ đỗ lớp xúc tác V

2
O
5
thích hợp và lớp
sỏi bảo vệ xúc tác.
Hỗn hợp khí SO
2
vào lớp xúc tác 1 phản ứng với oxi trong không khí, có sự hiện diện của
xúc tác V
2
O
5
theo phương trình phản ứng:
SO
2
+ 1/2O
2
> SO
3
+ Q
Mức chuyển hóa ở lớp một khoảng 70%, nhiệt độ hỗn hợp của của khí SO
2
và SO
3
ra lớp 1 là 550-650
o
C. Sau khi qua lò hơi số 2, nhiệt độ hỗn hợp khí giảm còn 420÷460
0
C
rồi vào lớp xúc tác 2. Nước từ bình khử khí cấp cho nồi hơi số 2 bằng bơm. Hỗn hợp khí

SO
3
có nhiệt độ cao đi trong ống, trao đổi nhiệt với nước bên ngoài ống làm cho nước
bốc hơi tạo thành hơi bão hòa ở áp suất 22kg/cm
2
. Hơi nước này cùng dòng hơi từ lò hơi
Page 9
Báo cáo thực tập kỹ thuật
số 1 được quá nhiệt đến 350
0
C ở thiệt bị quá nhiệt. Hơi quá nhiệt 1 phần được giảm áp –
bão hòa ở thiết bị cung cấp hơi 8 bar cho các nơi sử dụng.
Mức chuyển hóa 2 lớp khoảng 93%. Hỗn hợp khí SO
2
và SO
3
ra lớp xúc tác 2 có
nhiệt độ 470-500
0
C đi qua thiết bị trao đổi nhiệt số 1 để giảm nhiệt độ xuống 440÷460
0
C,
rồi vào lớp xúc tác 3. Tác nhân làm nguội ở thiết bị trao đổi nhiệt 1 là dòng hỗn hợp khí
(sau hấp thu lần một) từ thiết bị trao đổi nhiệt 2.
Hỗn hợp khí ra khỏi lớp xúc tác 3 có nhiệt độ 420÷450
0
C sẽ đi qua thiết bị trao
đổi nhiệt 2 với dòng hỗn hợp khí (sau hấp thu lần một), sau đó đi qua thiết bị trao đổi
nhiệt số 3 để tới tháp hấp thụ lần 1, tác nhân làm nguội ở thiết bị trao đổi nhiệt 3 là không
khí khô sau tháp sấy. Mức chuyển hóa 3 đạt 96%. Dòng hỗn hợp khí sau hấp thu lần một

có nhiệt độ từ 80÷85
0
C sẽ đi qua 2 thiết bị trao đổi nhiệt 2 và 1 sau đó đi qua lớp xúc tác
4. Nhiệt độ dòng khí vào xúc tác đạt 440÷460
0
C.
Mức chuyển hóa chung khoảng 99,82%. Nhiệt độ hỗn hợp khí SO
3
ra tháp chuyển
hóa 445÷455
0
C. Dòng hỗn hợp khí này được làm nguội đi qua thiết bị trao đổi nhiệt để
quá nhiệt hơi nước và thiết bị làm lạnh khí SO
3
để đến tháp hấp thụ lần 2. Thiết bị làm
lạnh khí SO
3
là thiết bị dạng ống chùm, tác nhân trao đổi nhiệt là không khí tạo bởi quạt
làm nguội.
1.4.4.Công đoạn hấp thụ SO
3
thành H
2
SO
4
:
Không khí ẩm được thổi từ quạt qua tháp sấy và được sấy khô bằng acid nồng độ
98.5 ± 0.5% H
2
SO

4
sau đó khí ra tháp đi ra nhiệt ở thiết bị trao đổi nhiệt ở công đoạn
chuyển hóa và vào lò đốt ở công đoạn đốt lưu huỳnh.
Khí SO
3
được hấp thụ trong hai tháp hấp thụ lần 1 và lần 2 sau khi được hạ nhiệt
độ ở công đoạn chuyển hóa đến nhiệt độ thích hợp cho các công đoạn hấp thụ.
Acid cấp cho tháp bằng bơm. Để đạt hiệu Suất hấp thụ cao, acid tưới ở các tháp
được làm nguội và điều chỉnh nhiệt độ ở các thiết bị và trước khi vào tháp sấy và hấp thụ.
Nhiệt độ acid vào tháp sấy 66
0
C, vào tháp hấp thụ 1 là 82
0
C, vào tháp hấp thụ 2 là 79
0
C.
Page 10
Báo cáo thực tập kỹ thuật
Bơm nước cấp cho các thiết bị trao đổi nhiệt acid đồng thời tuần hoàn nước cho
tháp giải nhiệt nước.
Nhiệt độ hỗn hợp khí SO
3
vào tháp hấp thu mono lần 1 là khoảng 160÷170
0
C, vào
tháp hấp thụ mono lần 2 là khoảng 130÷140
0
C.
Nhiệt độ hỗn hợp khí SO
3

vào tháp hấp thu mono lần 1 là khoảng 160÷170
0
C, vào
tháp hấp thụ mono lần 2 là khoảng 130÷140
0
C.
Các tháp hấp thụ mono có cấu tạo giống như tháp sấy. Hỗn hợp khí SO
3
đi từ dưới
tháp lên và được tưới bằng acid sunfuric 98,5 ± 0,5% H
2
SO
4
từ trên máng tưới chảy
xuống. Khí SO
3
kết hợp với nước trong acid làm cho acid có nồng độ và nhiệt độ cao
hơn. Acid tưới được pha loãng bằng nước (trích từ hệ thống cấp nước giải nhiệt acid) tại
bồn tuần hoàn để duy trì nồng độ ổn định ở khoảng 98,5 ±0,5% H
2
SO
4
. Sản phẩm acid
sunfuric được bơm từ bồn tuần hoàn qua thiết bị làm lạnh acid sấy và qua thiết bị làm
lạnh thành phần rồi về bồn chứa acid sản phẩm. lưu kho acid cho các phân xưởng sản
xuất: acid từ bồn chuyển về bồn chứa acid lớn và các phân xưởng khác bằng cụm bồn
acid chung chuyển và bơm.
2.Phèn Nhôm:
2.1. Giới thiệu:
Công thức chung của phèn nhôm sunfat là Al

2
(SO
4
)
3
.nH
2
O, thường gặp dạng
Al
2
(SO
4
)
3
.18H
2
O chứa 15% Al
2
O
3
. Tùy theo điều kiện sản xuất, có thể thu được nhiều
loại tinh thể nhôm sunfat hydrat hóa khác nhau trong đó giá trị của n có thể là
18,24, Nếu chỉ có nhôm sunfat thì là phèn đơn và khi cho thêm Kali sunfat hoặc Amon
Sunfat thì gọi là phèn kép.
Khi cho thêm kali sunfat vào quá trình phản ứng, ta thu được nhôm kali sunfat có
công thức phân tử là Al
2
(SO
4
)

3
.K
2
SO
4
.24H
2
O hay AlK(SO4)
2
. 12H
2
O. Trường hợp dùng
amôn sunfat, thu được phèn kép nhôm amôn (ammonia alum) có công thức phân tử là
Al
2
(SO
4
)
3
.(NH
4
)2SO
4
.24H
2
O hay Al(NH
4
)(SO
4
)

2
.12H
2
O.
Ở Việt Nam, tiêu chuẩn chất lượng của phèn chua được công bố bởi đơn vị sản
xuất, chỉ tiêu chất lượng chủ yếu là hàm lượng Al
2
O
3
(Al
2
O
3
< 10,3%)
Page 11
Báo cáo thực tập kỹ thuật
2.2. Chỉ tiêu chất lượng sản phẩm phèn chua của nhà máy Tân Bình 2:
Tên hóa chất Tên chỉ tiêu Mức chỉ tiêu
Nhôm Sunfat kỹ thuật loại 17%
Al
2
O
3
(phèn đơn)
Công thức: Al
2
(SO
4
)
3

. 14H
2
O
Sản xuất từ nguyên liệu Hydroxyt
Nhôm và Axit Sunfuric kỹ thuật.
Công dụng: Sản phẩm dùng trong
ngành sản xuất giấy, lọc nước, ….
Ngoại quan
Al
2
O
3
Cặn không tan
Fe
2
O
3
H
2
SO
4
tự do
As
2
O
3
Dạng tấm, mảnh có kích
thước không xác định. Có
màu trắng hay vàng đục.
Min 17 %

Max 0,1 %
Max 0,02 %
Max 0,1 %
Max 0,0001%
Nhôm Kali (hoặc Amon) Sunfat kỹ
thuật (phèn kép)
Công thức hóa học :
-Phèn Kali Sunfat :
Al
2
(SO
4
)
3
.K
2
SO
4
. 24H
2
O
-Phèn Amôn Sunfat :
Al
2
(SO
4
)
3
.(NH
4

)
2
SO
4
. 24H
2
O
+ Phèn Kali Sunfat: Sản xuất từ
nguyên liệu Hydroxyt Nhôm, Axit
Sunfuric, và Kali Sunfat
+ Phèn Amôn Sunfat: Sản xuất từ
nguyên liệu Hydroxyt Nhôm, Axit
Sunfuric và Amôn Sunfat
Công dụng: Sản phẩm dùng trong công
nghệ xử lý nước, chế biến hải sản.
Ngoại quan
Al
2
O
3
Cặn không tan
Fe
2
O
3
pH dung
dịch 5%
Dạng cục, miếng có kích
thước không xác định.
Min 10,3 %

Max 0,1 %
Max 0,2 %
3 - 4
Page 12
Báo cáo thực tập kỹ thuật
2.3. Sản xuất phèn nhôm:
Phèn đơn nhôm sunfat được sản xuất từ axit sunfuric và một vật liệu chứa nhôm
như đất sét, cao lanh, quặng bôxit, nhôm hydroxit. Một vài cơ sở nhỏ sản xuất phèn chua
từ axit sunfuric và nhôm phế liệu.
Khi sử dụng nhôm hydroxit, sản phẩm thu được có chất lượng tốt nhất: hàm lượng
nhôm oxit Al
2
O
3
có thể đạt tới 17% đồng thời hàm lượng sắt oxit Fe
2
O
3
có thể dưới
0,04%. Khi dùng nguyên liệu chứa nhôm khác, chất lượng sản phẩm thường thấp hơn và
tiêu hao nguyên vật liệu thường cao hơn.
Ở miền Bắc nước ta, sản xuất phèn đơn thường đi từ cao lanh; còn ở miền Nam,
lại sử dụng nguyên liệu nhôm hydroxit và chất lượng các loại phèn nhôm sản xuất trong
nước tương đương với chất lượng các sản phẩm cùng chủng loại của nước ngoài. Để sản
xuất phèn kép, người ta cho thêm Kali sunfat hoặc Amon sunfat vào quá trình phản ứng.
Phần 2: NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI KCN NAM TÂN UYÊN BÌNH DƯƠNG
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY
1. Lịch sử hình thành:
1.1. Khu công nghiệp Nam Tân Uyên Bình Dương:
Page 13

Báo cáo thực tập kỹ thuật
- Địa chỉ khu công nghiệp: Ấp 4, xã Khánh Bình, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương
- Vị trí địa lý: Nằm trên trục đường giao thông ĐT 746 và ĐT 747B có mặt cắt ngang là
38 mét dành cho 06 làn xe để đi các thành phố lớn.; Cảng Cát Lái: 30 km; Cảng ICD Sóng
Thần: 16 km; Cảng sông Thạnh Phước: 06 km; Cách sân bay Tân Sơn Nhất khoảng 32
km; Cách Quốc lộ 13 khoảng 10 km; Cách TP.HCM khoảng 28 km; Thành phố mới Bình
Dương: 06 km.
- Tổng vốn đầu tư: 335 tỷ đồng
- Diện tích đất công nghiệp cho thuê: 204,06 ha
- Tính chất khu công nghiệp:
- Hạ tầng kỹ thuật: Hạ tầng giao thông hoàn chỉnh, mạng lưới giao thông khép kín với các
tuyến đường được thiết kế hài hoà tạo mỹ quan cho KCN. Mặt đường được thảm bê tông
nhựa nóng rộng từ 14- 35m, tải trọng chuẩn H30. Hạ tầng hoàn chỉnh về điện, nước,
thông tin liên lạc. Có các tiện tích nhà ở công nhân, ngân hàng…
1.2. Nhà máy xử lý nước thải KCN Nam Tân Uyên Bình Dương:
Trạm xử lý nước thải Khu công nghiệp Nam Tân Uyên là Bộ phận của Công ty Cổ
phần Khu công nghiệp Nam Tân Uyên với công suất thiết kế 2000m3/d, đưa vào hoạt
động giữa năm 2009.
Quy trình xử lý nước thải là sự kết hợp của quá trình hóa lý và sinh học. Nước thải
đầu vào có COD khoảng 500 - 600 mg/L, nước thải sau xử lý đạt cột A TCVN
5945:2005, Kf=0.9, kq=1.
 Chức năng, nhiệm vụ của trạm:
- Quản lý, vận hành và bảo trì hệ thống xử lý nước thải
- Quản lý nước thải tại nguồn phát sinh
Page 14
Báo cáo thực tập kỹ thuật
- Phân tích môi trường
- Nghiên cứu, ứng dụng các biện pháp xử lý nước thải mới
- Giúp các doanh nghiệp trong khu công nghiệp xử lý nước thải, khí thải; hướng dẫn các
doanh nghiệp thực hiện theo các quy định bảo vệ môi trường của nhà nước

Trạm luôn đổi mới, nghiên cứu tìm những giải pháp để vận hành hệ thống xử lý
nước thải tập trung để nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn xả thải nhưng chi phí vận hành ở
mức thấp nhất (công nghệ sản xuất sạch hơn). Ngoài nước thải, trạm còn áp dụng nhiều
giải pháp xử lý mùi phát sinh từ nước thải, bùn thải như: trồng cây xanh trong khuôn viên
nhà máy, hấp thụ mùi tạo một môi trường xanh, sạch đẹp, thoáng mát.
Để quản lý tôt hệ thống xử lý nước thải, Trạm thực hiện quản lý tại nguồn phát sinh
nước thải bằng các biện pháp sau: xây dựng các hố ga đấu nối nước thải nằm bên ngoài
hàng rào các doanh nghiệp, lắp đặt đồng hồ đo lưu lượng, van, ngoài ra các nguồn phát
sinh nước thải có hàm lượng chất nguy hại cao như xi mạ, mực in, xử lý chất thải nguy
hại thì tại các hố ga đấu nối có đặt một lớp than tổ ong để hấp phụ chất bẩn.
2. Thành phần và tính chất nước thải đầu vào:
Nước thải của các nhà máy trong KCN có nồng độ ô nhiễm cao. Thành phần tính chất
nước thải rất khác nhau và được xử lý cục bộ đạt tiêu chuẩn TCVN 5945 – 2005, mức C
trước khi xả vào hệ thống thoát nước chung của KCN.Tuy nhiên trên thực tế nước thải
sản xuất sau tiền xử lý thường không đạt tiêu chuẩn qui định.
Do vậy để nhà máy xử lý nước thải tập trung KCN vận hành ổn định và đảm bảo chất
lượng nước thải đầu ra lấy thông số thiết kế là nước thải với nồng độ các chất ô nhiễm
đầu vào theo tiêu chuẩn TCVN 5945 – 2005 mức C, riêng chỉ tiêu BOD chọn giá trị
thiết kế 500 mg/l, COD chọn giá trị thiết kế 600 mg/l.
Bảng1 : Tiêu chuẩn chất lượng nước thải đầu vào của Trạm xử lý nước thải
Page 15
Báo cáo thực tập kỹ thuật
TT Thông số Đơn vị
TCVN 5945 – 2005
- mức C
1 Nhiệt độ
0
C 45
2 pH - 5 đến 9
3 Mùi - -

4 Độ mầu (Co-Pt ở pH = 7) - -
5 BOD
5
(20
0
C) mg/l 500
6 COD mg/l 600
7 Chất rắn lơ lửng mg/l 200
8 Asen mg/l 0.5
9 Thuỷ ngân mg/l 0.01
10 Chì mg/l 1.0
11 Cadimi mg/l 0.05
12 Crom (VI) mg/l 0.5
13 Crom (III) mg/l 2
14 Đồng mg/l 5
15 Kẽm mg/l 5
16 Niken mg/l 2
17 Mangan mg/l 5
18 Sắt mg/l 10
19 Thiếc mg/l 5
20 Xianua mg/l 0.2
21 Phenol mg/l 1
22 Dầu mỡ khoáng mg/l 10
23 Dầu động thực vật mg/l 30
Page 16
Báo cáo thực tập kỹ thuật
TT Thông số Đơn vị
TCVN 5945 – 2005
- mức C
24 Clo dư mg/l -

25 PCBs mg/l 0.05
26 Hoá chất BVTV lân hữu cơ mg/l -
27 Hoá chất BVTV Clo hữu cơ mg/l -
28 Sunfua mg/l 1
29 Florua mg/l 15
30 Clorua mg/l 1000
31 Amoni (tính theo Nitơ) mg/l 15
32 Tổng Nitơ mg/l 60
33 Tổng Phôtpho mg/l 8
34 Coliform MPN/100ml -
35 Tổng hoạt độ phóng xạ α Bq/l -
36 Tổng hoạt độ phóng xạ β Bq/l -
( Nguồn: Số liệu theo HST cung cấp)
Page 17
Báo cáo thực tập kỹ thuật
Chương 2: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ
1. Sơ đồ quy trình công nghệ:
Page 18
Báo cáo thực tập kỹ thuật
2. Thuyết minh quy trình xử lý:
Page 19
Báo cáo thực tập kỹ thuật
Page 20
Nước từ các nhà máy trong KCN sau khi xử lý cục bộ tại nhà máy sẽ được thu gom
theo mạng lưới thu gom nước thải của KCN về trạm xử lý nước tập trung.
1.1. Song chắn rác thô:
Trước khi chảy xuống bể gom nước thải chảy qua song chắn rác thô dạng song
chắn rác tự động. Song chắn rác thô được đặt tại đầu vào bể gom nhằm loại bỏ các
cặn rác kích thước lớn trong nước thải có khả năng gây tắc nghẽn đường ống và thiết
bị cơ khí trong hệ thống xử lý. Kích thước giữa các khe của song chắn rác là 10mm.

1.2. Bể gom :
Bể thu gom là công trình chuyển tiếp giữa điểm phát sinh nước thải và trạm xử lý.
Bể thu gom có nhiệm vụ tiếp nhận, trung chuyển nước thải tới các công trình đơn vị
phía sau.
Bể thu gom được thiết kế đảm bảo thu gom toàn bộ lượng nước thải phát sinh của
cả khu công nghiệp. Phần không tự động chảy sẽ được bố trí các trạm bơm để bơm
nước thải về bể gom của nhà máy xử lý nước thải tập trung.
Nước thải từ bể thu gom được bơm nước thải WPT01-01/02/03, hoạt động luân
phiên để bơm lên máy tách rác tinh trước khi vào bể tách dầu và lắng cát.
1.3. Máy lược rác tinh:
Nước thải từ bể gom được bơm lên máy tách rác tinh nhằm loại bỏ rác có kích
thước > 2mm. Lượng rác thu được có thể được thu gom tập trung, vận chuyển đến
trạm xử lý chất thải rắn có chức năng xử lý.
Máy tách rác được thiết kế, chế tạo đồng bộ và kết cấu gọn nhẹ, cho phép lắp đặt
nhanh chóng và có thể hoạt động độc lập với các hạng mục khác của hệ thống xử lý
nước thải. Hầu hết các chi tiết cấu tạo của máy tách rác bằng Inox, cho phép hoạt
động ổn định lâu dài trong những môi trường khắc nghiệt cũng như hoạt động liên tục
theo thời gian.
1.4. Bể tách dầu và lắng cát (T – 02)
Nước thải tập trung về hệ thống xử lý không chỉ có nước thải sản xuất mà còn có
nước thải sinh hoạt từ nhà về sinh, nhà ăn,…đặc biệt là nước thải chứa hàm lượng
dầu mỡ tương đối cao từ các khâu bảo trì bảo dưỡng các thiết bị máy móc rỉ ra ở các
nhà máy. Nếu không có biện pháp xử lý thích hợp nó sẽ ức chế hoạt động của các vi
sinh vật trong nước, gây tắc nghẽn đường ống, giảm công suất hoạt động của bơm.
Bể tách mỡ có nhiệm vụ tách và giữ dầu mỡ lại trong bể trước khi dẫn vào hệ
thống xử lý, tránh nghẹt bơm, đường ống và làm giảm quá trình xử lý sinh học phía
Báo cáo thực tập kỹ thuật
KẾT LUẬN
Hiện nay, xử lý môi trường được coi như là một trong những mục tiêu hàng đầu.
Vì thế, vấn đề cần quan tâm nhất tại nhà máy hóa chất Tân Bình 2 và trạm xử lý nước

thải Nam Tân Uyên là việc xử lý chất thải phát sinh từ các quy trình sản xuất.
Page 21
Báo cáo thực tập kỹ thuật
Đối với nhà máy hóa chất Tân Bình 2, do sản phẩm sau quá trình sản xuất H2SO4
gồm nước thải, khí thải, và cả chất thải rắn, nên cần được xử lý một cách riêng biệt.
Ngoài việc hợp đồng để xử lý chất thải rắn ở nơi khác, thì hệ thống xử lý nước thải và khí
thải của nhà máy, cần được bảo trì và sửa chữa thường xuyên. Thêm vào đó, do nhà máy
đang có dự án nâng cấp dây chuyền sản xuất, nên cũng cần có dự án nâng cấp hệ thống
xử lý kèm theo.
Đối với trạm xử lý nước thải KCN Nam Tân Uyên, hệ thống cũng cần phải được
bảo trì thường xuyên, sửa chữa khi gặp sự cố, để bảo đảm xử lý liên tục, và chất lượng
nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn xả thải. Ngoài ra, trạm cũng đang có dự án nâng cấp
công suất, do số lượng các công ty đầu tư vào KCN Nam Tân Uyên ngày càng nhiều, dẫn
đến sự gia tăng về khối lượng nước thải.
Với việc đề xuất thực hiện như trên, và những định hướng trong tương lai, sẽ góp
một phần không nhỏ vào việc bảo vệ môi trường xung quanh trở nên sạch hơn, tạo tiền đề
cho các dự án xử lý tiếp theo, đảm bảo cho phát triển kinh tế luôn song song với bảo vệ
môi trường.
Page 22

×